Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu 7 việc không nên làm sau khi uống rượu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.88 KB, 3 trang )

7 việc không nên làm sau khi uống rượu
Thứ Bảy, 29/08/2009 cập nhật 08:41 GMT+7
Các chuyên gia sức khỏe Mỹ đã đưa ra lời khuyên về những việc nên làm và không nên làm sau
khi uống rượu để hạn chế ảnh hưởng không tốt của rượu đối với sức khỏe.

1. Uống nhiều cà phê

Do cà phê có tác dụng kích thích và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Uống nhiều cà phê sau khi uống
rượu sẽ gây ra tình trạng cơ thể thiếu nước trầm trọng, càng gây ra cảm giác khó chịu.

Lời khuyên: Uống trà (đặc biệt là hồng trà), uống nhiều nước sau khi ngủ dậy có tác dụng nâng
cao tinh thần hiệu quả.

2. Uống thuốc hạ sốt

Nếu uống thuốc hạ sốt (Hyroxy phenyl acetamide) ngay sau khi uống rượu có thể sản sinh ra
các độc tố dẫn đến viêm gan thậm chí gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, có thể dẫn tới tử
vong.

Lời khuyên: Nếu thấy người có triệu chứng sốt ngay sau khi uống rượu, không nên uống thuốc hạ sốt
ngay lúc đó, mà nên đợi đến sáng sớm ngày hôm sau khi đã tỉnh táo.


3. Ăn nhiều nạp xưởng và chân giò hun khói (giăm bông)

Thực phẩm chứa nhiều chất béo như: lạp xưởng và chân giò hun khói… cũng có tác dụng nhất
định trong việc giải rượu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều lại có tác dụng ngược lại. Bởi tại thời
điểm này, dinh dướng của những thực phẩm đó không thể hấp thụ. Đặc biệt, các chất béo sẽ
làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như quá trình “giã rượu”.

Lời khuyên: Chỉ ăn lượng nhỏ những thực phẩm béo nêu trên nếu thấy đói bụng. Tốt nhất nên ăn


trứng luộc, trứng muối, hay uống chút trà đặc. Homocysteine trong trứng phát huy tác dụng
hiệu quả trong việc phân giải nồng độ cồn (C2H5OH) trong rượu.

4. Vận động mạnh

Sau khi uống rượu, lượng nước trong cơ thể mất đi càng nhanh và nhiều, bởi nó được huy động
để điều hòa thân nhiệt, cân bằng nhiệt độ cơ thể do chất cồn sinh nhiệt. Lúc này mà vận động
mạnh hay chơi thể thao càng làm tăng nguy cơ mất nước trong cơ thể.

Lời khuyên: Tốt nhất nên nghỉ ngơi ,thư giãn ở những nơi thoáng mát nhưng tránh gió lùa vì có
thể dẫn tới cảm đột ngột.

5. Ăn đồ chiên, quay, rán

Những thực phẩm loại này thường khiến bạn nhất thời cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, chỉ cần
vài giờ sau sẽ có thể là cảm giác đau bụng, đầy bụng, khó chịu. Bởi lượng dầu mỡ quá nhiều,
gây cản trở quá trình tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày và ruột.

Lời khuyên: Nên ăn chút bánh bao hay các loại bánh ít đường, ít muối có thể cải thiện lượng
đường trong máu, làm giảm cảm giác buồn nôn khó chịu.

Ngoài ra nên ăn 1 vài quả chuối sau khi uống rượu để bổ sung lượng kali (K) kịp thời.

6. Uống thuốc giã rượu

Thuốc giã rượu hoặc những loại thuốc gây nôn nhằm mục đích nhanh chóng “ đánh bật” chất
cồn ra ngoài cơ thể. Những loại thuốc này chỉ tạm thời khiến chúng ta nhầm tưởng vì thấy tinh
thần tỉnh táo hơn. Tuy nhiên trên thực tế, làm như vậy càng kéo dài thời gian chất cồn hoành
hành trong cơ thể. Bởi những tác dụng phụ của thuốc sẽ còn lưu lại, phản ứng dữ dội hơn với
dạ dạy và đường ruột, khiến chúng nhanh chóng ngấm sâu vào các cơ quan trong cơ thể, càng

gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Lời khuyên: Uống nước lọc hay nước hoa quả (nước cam ép có độ chua vừa phải) nhằm duy trì
sự cân bằng lượng đường trong máu.

7. Ăn quá nhiều trước khi ngủ

Sau khi uống rượu, nếu thấy đói nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, ít béo để lót dạ. Tuy
nhiên không nên đi ngủ ngay sau khi ăn xong, bởi chất cồn sẽ ngấm dần vào thức ăn trong dạ
dày gây tiêu hóa kém hay đầy bụng, khó chịu.

Lời khuyên: Trước khi đi ngủ uống chút nước lọc giúp nhanh tỉnh rượu, tránh hiện tượng cháy khát cổ,
hay cảm giác khó chịu sau khi tỉnh giấc.
Theo Dân Trí

×