Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIAI ĐOẠN NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.12 KB, 9 trang )

HỌC VIÊN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
PHÂN VIỆN MIỀN NAM

CHỦ ĐỀ: GIAI ĐOẠN NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG NHẤT
CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI THU HOẠCH:
KẾT THÚC MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
KHĨA K29B (NĂM HỌC 2021-2022)

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01/2022


Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng. Tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ
phận vơ giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: "Tư tưởng Hồ
Chí Minh là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn nửa thể kỷ
qua. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con
đường cách mạng Việt Nam, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị rất to lớn đối với
Đảng và dân tộc ta, không chỉ trong giai đoạn kháng chiến cứu quốc mà còn ở cả thời kỳ xây
dựng và phát triển đất nước hiện nay. Để có thể vận dụng tốt và linh hoạt tư tưởng Hồ Chí
Minh trong thời đại cơng nghệ số 4.0 như hiện nay, đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu rõ về tư
tưởng của Người, khơng chỉ ở khía cạnh nội dung mà cịn cả nguồn gốc và q trình hình
thành, phát triển các tư tưởng ấy, đặc biệt là những nội dung quan trọng nhất của tư tưởng
Hồ Chí Minh. Chính vì vây, bài thu hoạch này lựa chọn đề tài “giai đoạn những nội dung
quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh” hình thành và phát triển để phân tích sâu hơn về
tác động của bối cảnh lịch sử và giá trị của những tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn


này.
1. Những nội dung chính của Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp cách mạng của ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, hệ thống hóa. Hệ thống
tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát
triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của văn hóa dân tộc Việt Nam, tư tưởng cách mạng
Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Marx - Lenin, tư tưởng văn hóa phương
Đơng, văn hóa phương Tây và phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.


Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản
Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin, được chính thức đưa ra từ Đại hội VII (1991) của
Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính thống ở
Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng
sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và coi tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc
Việt Nam.
Đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đạo đức và
phong cách; là quan điểm và tấm gương mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản trung thành
và kiên định lý tưởng cách mạng, ln đặt lợi ích của Đảng, dân tộc và nhân dân lên trên hết,
luôn tận trung với nước, tận hiếu với dân; ln cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư; là
phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, phong cách làm việc dân chủ, khoa học; phong
cách ứng xử văn hóa, nhân văn, trọng nghĩa tình, nói đi đơi với làm, sống giản dị, hịa đồng
với thiên nhiên,v.v.. tự mình nêu gương về đạo đức cách mạng, thể hiện sinh động, tự nhiên,
đầy cảm hóa trong cơng tác và ứng xử hằng ngày.
1.2. Các nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong Văn kiện Đại hội IX (04/2001), tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định gồm 9 nội dung

cơ bản:
- Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại.
- Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì
dân.
- Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
- Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Tư tưởng về quốc phịng tồn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.


- Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân.
- Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
1.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng để Đảng Cộng sản Việt Nam xây
dựng đường lối cách mạng đúng đắn, tổ chức lực lượng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam
giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sáng lập nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong
các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và những
thành tựu quan trọng về mọi mặt trong hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trên hành trình kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Ý nghĩa lịch sử và giá trị lý luận, thực tiễn của tư
tưởng đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia và trở thành một phần giá trị của văn hóa nhân
loại. Việt Nam đang đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối

cảnh thuận lợi và thách thức đan xen, nhất là khi tình hình thế giới, khu vực và trong nước
đang diễn biến khó lường cùng những khó khăn, phức tạp trong đời sống xã hội. Thực tế, hệ
thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, con đường, phương pháp đấu tranh
cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ xã hội mới ở Việt Nam là cơ sở cho đường
lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 90 năm xây dựng và phát triển; đồng
thời, những thành tựu đã đạt được về mọi mặt ở Việt Nam là không thể phủ nhận; không chỉ
phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng trong thời đại cách mạng
vơ sản mà cịn phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với giải
phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi trường tồn cùng
dân tộc và thời đại vì đã thấm sâu vào quần chúng nhân dân, được minh chứng qua thực tiễn


cách mạng Việt Nam và ngày càng tỏa sáng, in sâu trong trái tim, khối óc của hàng triệu
triệu con người.
1.4. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo các nhà nghiên cứu, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ nhiều yếu tố, tuy nhiên
có thể tổng hợp thành các nguồn gốc cơ bản như sau:
Thứ nhất, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu
trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đồn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái Việt
Nam. Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa u nước là
dịng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Thứ hai, tinh hoa văn hố nhân loại, bao gồm cả phương Đơng và phương Tây. Cùng với
chủ nghĩa u nước, Hồ Chí Minh cịn chịu ảnh hưởng của văn hố phương Đơng. Người
cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng,
thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá, tư tưởng
dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân
của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc)....
Thứ ba, chủ nghĩa Mác – Lênin. Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng

7-1920 và trở thành người cộng sản vào cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư
tưởng của Người. Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh
nhìn nhận, đánh giá phân tích tổng kết các học thuyết, tư tưởng, đường lối các cuộc cách
mạng một cách khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để đề ra con
dường cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận
cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ tư, tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh. Lý luận tư tưởng bao giờ
cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố
khách quan. Tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết và nhạy bén với
cái mới được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nhờ
vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau,


giữa biết bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái qt
hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.5. Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
- Giai đoạn từ lúc nhỏ đến khi ra đi tìm đường cứu nước trước tháng 6/1911
- Giai đoạn tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản
(1911 - 1920).
- Giai đoạn tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản (1920-1930)
- Giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp những khó khăn, thử thách và sự kiên định của Người
về cách mạng Việt Nam (1930-1941)
- Giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thời kỳ
phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh (1941-1969).
2. Sự hình thành và phát triển của những nội dung quan trọng nhất của tư tưởng Hồ
Chí Minh
Trong các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh ở mục 1.5 nêu trên, giai
đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho tới khi
Người nhắm mắt được các nhà nghiên cứu đánh giá là thời kỳ của những nội dung quan
trọng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết hợp những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

(trước hết là chủ nghĩa yêu nước) với tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây cũng
như chủ nghĩa Mác – Lênin ở các giai đoạn trước, từ năm 1941 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã kế thừa, vận dụng linh hoạt và nâng lên một tầm cao mới các tư tưởng của
mình để phù hợp với tình hình thực tiễn bấy giờ ở Việt Nam.
Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ 8 của Đảng.
Quan điểm chủ đạo của hội nghị này là nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc coi đó là nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng. Người kêu gọi: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao
hơn hết thảy. Chúng ta phải đồn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đảng cứu
giống nịi rút khỏi nước sơi lửa nóng”. Đồng thời, ngày 19-5-1941, Hồ Chí Minh sáng lập ra
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, không phân biệt dân tộc, giai
cấp, đảng phái, tôn giáo v.v... nhằm đoàn kết mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc giành


độc lập dân tộc. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 8 và Chương trình của Việt Minh
cùng với Kính cáo đồng bào của Hồ Chí Minh ngày 6-6-1941, là những chủ trương, chính
sách hợp lịng dân đã quy tụ toàn dân dưới ngọn cờ của Đảng do Hồ Chí Minh lãnh đạo, đưa
Cách mạng tháng Tám 1945 đến thắng lợi.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tun ngơn
độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hồ ra
đời. Đó là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đảng cầm quyền về nhà nước của dân, do dân, vì dân có bước phát triển mới.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ tự lập tự cường
của dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh ở một nước
thuộc địa nửa phong kiến.
Nhân dân ta hưởng độc lập chưa được bao ngày thì thù trong giặc ngoài câu kết với nhau
đẩy nước nhà lâm vào cảnh “nghìn cân treo sợi tóc”… Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, nhân dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai
với chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
Tháng 2-1951, cuộc kháng chiến đang trên đà thắng lợi, Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành
trung ương đảng quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Đại hội

khẳng định đường lối do Hồ Chí Minh vạch ra từ ngày thành lập Đảng, tiếp tục lãnh đạo
nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là
chính”.
Đường lối đúng đắn mà Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng vạch ra đã dắt dẫn nhân dân
ta tiến lên làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, mở đầu quá trình sụp đổ
của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi tồn thế giới. Hồ bình được lập lại nhưng đất nước
bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Nắm vững bản chất của chủ
nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã sớm xác định kẻ thù chính của cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là chủ nghĩa đế quốc Mỹ; đồng thời vạch ra đường lối
cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: miền Nam tiếp tục thực hiện cách mạng
dân tộc, dân chủ; miền Bắc đã được hồn tồn giải phóng, từng bước tiến dần lên chủ nghĩa
xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới sự lãnh đạo của


Đảng Cộng sản đã thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản. Trong
điều kiện ấy tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Trước thất bại của chiến tranh đặc biệt, năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược chiến
tranh cục bộ. Chúng ào ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam, tăng cường chiến tranh
phá hoại bằng khơng qn và hải qn trên miền Bắc, hịng khuất phục quân và dân ta.
Trước hành động leo thang xâm lược hết sức tàn bạo của đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến
tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường
đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm
chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị
tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết khơng sợ! Khơng có gì q hơn độc lập, tự do. Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, đồng bào và chiến sĩ cả nước phát huy cao độ chủ nghĩa
anh hùng cách mạng giữ vững lòng tin tưởng tuyệt đối với Người và Trung ương Đảng, nêu
cao quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ.

Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho tồn Đảng, tồn dân, toàn quân ta
bản Di chúc thiêng liêng. Trong Di chúc, Người đã nói lên niềm tin tất thắng vào sự nghiệp
chống Mỹ cứu nước; tổng kết sâu sắc những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng
Việt Nam; đồng thời đề ra những phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh
nhằm thực hiện mục tiêu: “Xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Di chúc là
những lời căn dặn cuối cùng đầy nhiệt huyết, thắm đượm tình người của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đó khơng chỉ là một di sản tư tưởng vơ cùng quý báu của dân tộc mà còn cả của toàn
nhân loại.
Như vậy với những yếu tố nền tảng mà Người đã tích lũy trong q trình hoạt động cách
mạng của mình cùng với bối cảnh lãnh đạo trực tiếp cách mạng chống phát xít Nhật, thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được trau đồi, phát triển và hoàn
thiện. Thành quả lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh chính là thắng lợi vẻ vang của Đảng và


dân tộc ta trước quân xâm lược và kết tinh tiêu biểu nhất của những tư tưởng ấy chính là bản
Di chúc có giá trị rất lớn của Người. Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa hơn nửa thế kỷ,
song tư tưởng và cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân song rất đỗi vĩ đại của Người
đã là một tấm gương sáng cổ vũ các dân tộc u chuộng hịa bình, tự do, cơng lý trên thế
giới tham gia cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, hịa bình và tiến bộ xã hội. Thực tiễn những
thành tựu đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất
nước, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam đã chứng
minh sự kiên định, nắm vững và vận dụng sáng tạo, đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển bức thiết của cách mạng Việt
Nam và phù hợp với quy luật phát triển của thời đại của Đảng Cộng sản Việt Nam là hồn
tồn đúng đắn.
Chính vì vậy, việc tiếp tục giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh; việc kiên định mục
tiêu, con đường phát triển độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng
sản Việt Nam không chỉ là yêu cầu tất yếu khách quan của Đảng, soi đường cho sự nghiệp

cách mạng của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi mà cịn góp phần giữ vững bản chất của
một Đảng chân chính, cách mạng. Những năm gần đây, Đảng ta đã phát động học tập và làm
việc theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhận được sự hưởng ứng của các Đảng viên,
đoàn viên thanh niên và đặc biệt là những người trẻ tuổi. Di chúc của Người thực sự là một
kim chỉ nam để bản thân mỗi chúng ta tự rèn luyện, giữ vững được đạo đức cách mạng và
trang bị đủ tâm và tầm để hội nhập với sự phát triển vũ bão của thế giới.
Tài liệu tham khảo
www.hochiminh.vn, Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Báo Quân đội nhân dân, Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ cách mạng trong tình hình mới.
Tạp chí Ban Tun giáo Trung ương, Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh là khơng thể phủ nhận!



×