Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH hải dương ( HADUCO), tàu hải dương 89

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.5 MB, 62 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN HÀNG HẢI

‫ﺺ‬‫ﺺ‬

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD : CHUNG NGHĨA
SVTH : NGUYỄN HOÀNG PHÚC
LỚP : HH16B
MSSV : 1651010100


Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 03, năm 2020


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trường Đại Học
Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp em củng cố kiến thức nền tảng từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó, nhờ sự giúp đỡ của các thầy trong khoa Hàng
Hải em đã có được cơ hội đi thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH Hải Dương
( HADUCO), cụ thể là tàu HẢI DƯƠNG 89. Qua chuyến đi thực tế trên thì em đã học
hỏi được nhiều kiến thức và tiếp cận được nhiều thủy thủ lành nghề.
Được sự giúp đỡ của các sỹ quan và thủy thủ trên tàu, em đã cố gắng hoàn thiện
bài báo cáo tốt nghiệp này tốt nhất. Trong bài báo cáo này, em trình bày những hiểu biết
thực tế gần 2 tuần thực tập. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khách quan và cũng như


lần đầu làm việc trên tàu, thời gian tương đối ngắn, sự khác biệt đôi chút về lý thuyết và
thực tế…mà có những phần trong đề cương thực tập tốt nghiệp do khoa đưa ra, em vẫn
cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự thơng cảm và giúp đỡ để em có thể rút kinh
nghiệm.
Lời sau cùng, Em xin đặc biệt chân thành cảm ơn các thầy và các anh thuyền viên
trên tàu HẢI DƯƠNG 89 đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp
này một cách tốt nhất. Em xin chúc các thầy và các anh trên tàu cũng như gia đình lời
chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Phúc

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Chữ ký

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................5
1.1. Giới thiệu ngắn gọn về công ty quản lí tàu và tàu HẢI DƯƠNG 89..................5
1.2. Thơng số chính của tàu HẢI DƯƠNG 89............................................................5
1.3. Phân cấp và quốc tịch tàu......................................................................................7
1.4. Ảnh chụp với tàu và thuyền viên trên tàu............................................................8
CHƯƠNG II. QUẢN LÍ AN TỒN – LAO ĐỘNG VÀ THUYỀN VIÊN...................9
2.1. Công tác làm quen tàu mới..................................................................................9
2.2. Bảng phân công nhiệm vụ MUSTER LIST......................................................14
2.3. Bảng phân công công việc trên tàu ( Working arrangement )........................15
2.4. Hệ thống quản lí an tồn và lao động hàng hải của tàu...................................17
2.5. Cơng tác huấn luyện, thực tập, diễn tập trên tàu HAI DUONG 89................18
CHƯƠNG 3. TRANG THIẾT BỊ TRÊN TÀU............................................................20
3.1. trang thiết bị cứu sinh.........................................................................................20
3.2. Trang thiết bị cứu hỏa........................................................................................25
3.3. Trang thiết bị buồng lái......................................................................................29
3.4. Trang thiết bị thông tin liên lạc..........................................................................43
3.5. Công tác làm hàng của tàu.................................................................................47
3.6. Trang thiết bị neo, buộc tàu...............................................................................51
CHƯƠNG 4: HÀNH HẢI..............................................................................................55
4.1. Hành hải địa văn.................................................................................................55
4.2. Hành hải thiên văn..............................................................................................57
4.3. Chuyến đi thực tế từ Thương cảng đến giàn khoan Cửu Long.......................57
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG TÀU..........................................................59
KẾT LUẬN.....................................................................................................................60

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 5



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu ngắn gọn về công ty quản lí tàu và tàu HẢI DƯƠNG 89
1.1.1. Giới thiệu ngắn gọn về công ty TNHH HẢI DƯƠNG (HADUCO)
Công ty TNHH Hải Dương được thành lập năm 2000. Chuyên quản lý, khai
thác và cung cấp các tàu dịch vụ, tàu kéo, tàu DP, tàu trực mỏ, tàu chống cháy, tàu
khảo sát, dịch vụ khoan,…
Hiện nay đội tàu của Cơng ty có khoảng 30 tàu, có thể kể tới như: HAI
DUONG 101, HAI DUONG 09, HAI DUONG 12, HAI DUONG 16, SEA
MEADOW 02, HAI DUONG 79, HAI DUONG 89, HAI DUONG 39, SEA
MEADOW 05, SEA MEADOW 06,.... Theo chiến lược phát triển thì trong những
năm năm kế tiếp cơng ty sẽ đóng mới và mua mới tàu để đưa vào khai thác.
Tên giao dịch quốc tế: HADUCO
Trụ sở: Số 4 Lê Quý Dôn, phường 1, tp Vũng tàu, Bà Rịa Vũng Tàu
Điện thoại: + 84 2543616061
Fax: + 84 2543530432
1.1.2. Giới thiệu chung về tàu HẢI DƯƠNG 89
Tàu HẢI DƯƠNG 89 là tàu dịch vụ dầu khí phục vụ cho cơng tác cung ứng
ngoài khơi ( offshore supply ship ) như chở người làm việc trên giàn, nước ngọt,
thực phẩm, vật tư, dầu,…Tàu chạy chuyên tuyến Đông Nam Á, Bắc Á và Đông Á.
1.2. Thơng số chính của tàu HẢI DƯƠNG 89

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 6



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

Hình 1.1 Tàu HẢI DƯƠNG 89
Tên tàu

HAI DUONG 89

Số IMO

9625188

Hô hiệu

XVXF7

MMSI:

574004370

Chủ sở hữu

Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải
Dương ( HADUCO)

Năm đóng


2011

Đăng kiểm

ABS/VR

Cảng đăng ký

SAI GON

Treo cờ

VIET NAM

Chiều dài toàn bộ (LOA)

59.25(m)

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

Chiều rộng (Breadth)

14.95(m)


Chiều sâu (Depth Moulded)

6.10(m)

Mớn nước thiết kế (Draft design)

4.95(m)

Dung tích đăng ký tồn phần (GRT)
1678
Dung tích đăng ký có ích (NRT)
Trọng tải (Deadweight)

503
1400(Mtons)

Kích thước boong (Deck dimension)

302M2

Chân vịt mũi

2×515kw

Neo

2×1310KG

1.3. Phân cấp và quốc tịch tàu

1.3.1. Vùng hoạt động
Tàu HAI DUONG 89 hoạt động trong các khu vực thuộc các nước Đông Nam Á,
Đông Á, Bắc Á. Là tàu dịch vụ dầu khí chuyên cung ứng xa bờ và tàu thường xuyên tiếp
cận các giàn khoan trên vùng biển Việt Nam, Thái Lan và Singapore…
1.3.2. Công ước, quy định mà tàu phải tuân thủ
Tàu mang quốc tịch Việt Nam và chạy các tuyến thuộc khu vực Đông Nam Á, Đông
Á, Bắc Á nên phải tuân thủ đầy đủ các công ước và quy định của Tổ chức Hàng hải thế
giới IMO và quốc gia mà tàu mang cờ ký kết.

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

1.4. Ảnh chụp với tàu và thuyền viên trên tàu.

Hình 1.2. Ảnh chụp với thuyền viên trên tàu

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA


Hình 1.3. Ảnh chụp với tàu
CHƯƠNG II. QUẢN LÍ AN TỒN – LAO ĐỘNG VÀ THUYỀN VIÊN
2.1. Công tác làm quen tàu mới
Sinh viên thực tập sau khi xuống tàu được sĩ quan chỉ dẫn lối đi, phịng ở, vị trí và
chức năng của từng phòng. Hướng dẫn làm quen với bảng phân cơng nhiệm vụ MUSTER
LIST, vị trí tập trung trong trường hợp khẩn cấp, chú ý an toàn trên tàu, thời gian làm
việc cùng các thủy thủ, trạm MUSTER STATION khi có báo động, vị trí đặt các báo
động cháy, bình chữa cháy, các trang thiết bị cứu sinh như phao trịn, bè cứu sinh… có
trên tàu theo sơ đồ FIRE CONTROL & SAFETY PLAN.
2.1.1 Sơ đồ bố trí thiết bị cứu sinh và cứu hỏa

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 2.1 Safety plan
Thiết bị cứu hỏa:
SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 11

GVHD: CHUNG NGHĨA


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Thiết bị cứu sinh:

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 12

GVHD: CHUNG NGHĨA


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 13

GVHD: CHUNG NGHĨA


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.2 Vị trí tập trung MUST STATION

Hình 2.2 - Vị trí Muster station

Hình 2.3 - Cửa thốt hiểm có trên tàu

SVTH: NGUYỄN HỒNG PHÚC

TRANG: 14

GVHD: CHUNG NGHĨA



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

2.2. Bảng phân công nhiệm vụ MUSTER LIST
Bảng phân công nhiệm vụ thuyền viên (Muster list) là bảng phân công nhiệm vụ
công việc cụ thể cho từng thuyền viên trên tàu phù hợp với chức danh trên tàu đối với
từng sự cố. Trên tàu HAI DUONG 89, nó được dán ở hành lang các cabin trên boong và
máy, ở từng phòng ở thuyền viên đảm bảo tất cả thuyền viên đều có thể tiếp cận.
Các tình huống khẩn cấp bao gồm: bỏ tàu, người rơi xuống nước, cứu hỏa, chống
dầu tràn, máy lái sự cố. Trong đó, nhiệm vụ của sinh viên thực tập và hành khách trong
từng trường hợp khẩn cấp được quy định như sau:
+ Bỏ tàu: Mang theo áo phao, tập trung tại Muster station, theo lệnh chỉ huy
+ Người rơi xuống nước: Theo lệnh/ hướng dẫn của Thuyền trưởng
+ Cứu hỏa: Mang theo áo phao, tập trung tại Muster station, theo lệnh chỉ huy
+ Chống tràn dầu: Theo lệnh/ hướng dẫn của Thuyền trưởng hoặc sỹ quan thay thế
+ Máy lái sự cố: Theo lệnh/ hướng dẫn của Thuyền trưởng hoặc sỹ quan thay thế

Hình 2.4 Muster list đặt ở hành lang

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA


Hình 2.5. Muster list đặt ở phịng ngủ thuyền viên
2.3. Bảng phân cơng công việc trên tàu ( Working arrangement )
2.3.1 Chức danh, nhiệm vụ của thuyền viên
Một số chức trách và nhiệm vụ của thuyền viên trên tàu:
+ Thuyền trưởng: thực hiện đầy đủ các yêu cầu của công ty, đảm bảo an tồn
cho con tàu, con người và hàng hóa trên tàu. Liên tục kiểm tra giám sát chỉ đạo các
công việc hàng ngày, chấn chỉnh các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ, tổ chức họp tàu
ít nhất một tháng một lần các bộ phận, ghi nhận các ý kiến đóng góp, chỉ ra các tồn tại
cần khắc phục, tăng cường tính tập thể đồn kết cùng nhau làm việc. Là người trực
tiếp điều động tàu cập/rời cầu, cập/rời giàn…
+ Đại phó/sỹ quan boong: thực hiện đầy đủ các yêu cầu của công ty, thực hiện
mệnh lệnh của thuyền trưởng, chịu trách nhiệm về các tài liệu chứng chỉ giấy tờ tàu,
qn xuyến cơng tác hành khách, hàng hóa... Kiểm tra đôn đốc bảo dưỡng bảo quản
trang thiết bị tàu, giám sát các công việc của thuyền viên trên boong…
+ Máy trưởng: thực hiện đầy đủ các yêu cầu của công ty, thực hiện mệnh lệnh
của thuyền trưởng. Giám sát, vận hành các công việc buồng máy, thực hiện đầy đủ
công tác vận hành bảo dưỡng kiểm tra… đảm bảo bộ phận máy ln trong tình trạng
sẵn sàng làm việc. Chỉ đạo bộ phận máy hỗ trợ công tác bốc xếp hàng hóa.

SVTH: NGUYỄN HỒNG PHÚC

TRANG: 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

+ Thủy thủ / thợ máy: thực hiện đầy đủ các yêu cầu của công ty, nhiệm vụ,

mệnh lệnh của sỹ quan/ thuyền trưởng, đồn kết cùng nhau làm việc tạo khơng khí tập
thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc…Trực tiếp thực hiện bảo dưỡng, bảo trì trên tàu…

2.3.2 Phân cơng ca trực khi tàu hành trình
Bảng bên trên nêu rõ các ca trực tương ứng với các chức danh trên tàu cả bộ
phận boong và máy khi tàu hành trình hoặc tàu ở tại cảng. Ta thấy trên tàu sử dụng ca
trực 6 tiếng ngồi giờ hành chính.
Đối với Thuyền trưởng và Máy trưởng, sẽ chọn ngày để trực ca thay cho C/O và 2/O
hoặc 2/E và 3/E, mỗi người một ngày trong một tuần. Các ngày khác làm trong thời
gian 07:30-11:30 &13:00-17:00

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

2.4. Hệ thống quản lí an tồn và lao động hàng hải của tàu
Cơng ty TNHH Hải Dương có 11 chính sách gồm: chính sách về sức khỏe, an tồn
và mơi trường; chính sách về chất gây nghiện, thức uống có cồn và hút thuốc; chính sách
về dừng làm; chính sách về lao động trên biển; chính sách tiết kiệm năng lượng; chính
sách về an ninh; chính sách khơng quấy rối và khơng thù địch; chính sách chống tham
nhũng; chính sách về mối quan hệ lao động trong cơng ty; chính sách làm việc với chất
tẩy rửa cơng nghiệp; chính sách khơng sử dụng amiăng
Cuốn sổ tay hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường và lao động hàng hải
(gọi tắt là sổ tay an toàn) được đặt ở 3 vị trí khác nhau trên tàu bao gồm buồng lái, buồng
máy và phịng câu lạc bộ.


Hình 2.6 - Mục lục sổ tay hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe. mơi trường và lao
động hàng hải
Mục đích của Hệ thống quản lý an toàn là đảm bảo an toàn trên biển, ngăn ngừa
thương vong, tổn thất về người và tài sản. Tránh ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu:
+ Cung cấp các thao tác về hoạt động an tồn và một mơi trường làm việc an tồn
để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra trên tàu.
+ Hồn thiện kỹ năng quản lý an toàn của cán bộ nhân viên trên bờ và thuyền viên.
Nội dung của hệ thống này bao gồm 4 phần chính:
+ Các tài liệu hỗ trợ trong việc quản lý hệ thống an tồn
SVTH: NGUYỄN HỒNG PHÚC

TRANG: 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

+ Các chính sách/điều khoản (policy): có tổng cộng 11 chính sách như đã đề cập
ở trên
+ Các phương pháp/thủ tục (Procedure): Phương thức trong giao tiếp (Procedure
for Communication); Phương pháp huấn luyện và đào tạo (Procedure for training and
education); phương pháp bảo trì (Procedure for ship maintenance); phương pháp làm
hàng (Procedure for Cargo handling); Phương pháp trực ca (Procedure for watch
keeping)…
+ Các hướng dẫn liên quan (Instruction): Hướng dẫn khai thác hệ thống DP
(Instruction for DP operation); Hướng dẫn an toàn khi làm việc với hóa chất
(Instruction for safety working with chemicals), Hướng dẫn trong công tác buộc tàu

(Instruction for mooring operation)…
2.5. Công tác huấn luyện, thực tập, diễn tập trên tàu HAI DUONG 89
Trên tàu HAI DUONG 89 luôn tiến hành công tác huấn luyện, thực tập, diễn tập
đầy đủ. Kế hoạch được chuẩn bị trước bởi người quản lý an tồn của cơng ty trước khi
bước qua năm mới và tới lúc tàu thực hiện sẽ đánh dấu vào kế hoạch đó ngày thực hiện
thực tập huấn luyện.
Có 17 loại thực tập khác nhau như trong hình kế hoạch bên dưới, một số loại có
thể kể đến như: diễn tập bỏ tàu, cứu hỏa, lái sự cố, người rơi xuống nước, vào khơng gian
hạn chế, cứu thương, tìm kiếm và cứu nạn, mất điều động…

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 20

GVHD: CHUNG NGHĨA


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

Hình 2.7 kế hoạch huấn luyện, thực tập và diễn tập năm
CHƯƠNG III. TRANG THIẾT BỊ TRÊN TÀU

3.1. trang thiết bị cứu sinh
Việc bố trí các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên tàu dựa theo FIRE CONTROL và
SAFETY PLAN

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

Hình 3.1 sơ đồ life saving và fire control plan
3.1.1 Xuồng cấp cứu

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

Hình 3.2 - Xuồng cấp cứu và hệ thống cần cẩu nâng hạ xuồng cáp cứu
Trên tàu HAI DUONG 89 trang bị một xuồng cấp cứu dạng hở, được hạ bằng
hệ thống cần cẩu.. Xuồng được đặt ở vị trí phía mạn trái của tàu, trên boong sinh hoạt
thứ 1. Chỉ chở được tối đa 15 người nên chỉ dùng để cấp cứu người bị nạn, không dùng
để rời bỏ tàu.

3.1.2 Bè cứu sinh

Hình 3.3

SVTH: NGUYỄN HỒNG PHÚC

bè cứu sinh của tàu

TRANG: 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: CHUNG NGHĨA

Hình 3.4 bộ nhả thủy tĩnh của tàu
Bè cứu sinh được hạ khi rời bỏ tàu. Có tổng cộng 6 chiếc bè cứu sinh được chia
đều mỗi mạn 3 cái, mỗi cái có thể chở được 25 người. Là loại bè cứu sinh tự thổi kín
hồn tồn. Trên mỗi bè đều có ghi thơng số của bè bao gồm số lượng người có thể chở,
độ cao lắp đặt, khối lượng cho phép, …. Mỗi bè được trang bị một bộ nhả thủy tĩnh,
khi tàu bị chìm, bộ nhả thủy tĩnh sẽ hoạt động, cắt đứt dây và hộp đựng bè nổi lên khỏi
mặt nước, sau đó bè sẽ bung ra khỏi hộp bởi dây néo.
3.1.3 Áo phao cứu sinh
Số lượng: 58 cái
Vị trí: Buồng lái, Phòng ở thuyền viên và hành khách, các boong sinh hoạt,
phòng điều khiển buồng máy.
3.1.4 Phao tròn
Phao tròn: 2 cái
Phao trịn có dây: 2 cái
Phao trịn có dây và đèn: 2 cái

Phao trịn có đèn và khói: 2 cái

SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHÚC

TRANG: 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 3.5 phao trịn có dây
3.1.5

GVHD: CHUNG NGHĨA

Hình 3.6 phao trịn có dây và đèn

Trang thiết bị cứu sinh khác

Thiết bị phát đáp radar
+ Số lượng: 2 cái
+ Vị trí: Buồng lái
Phao định vị vị trí sự cố EPIRB
+ Số lượng: 1 cái
+ Vị trí: Buồng lái

Hình 3.7 SART và EPIRB
SVTH: NGUYỄN HỒNG PHÚC

TRANG: 25



×