Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI THU HOẠCH TRÁCH NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THỰC SỰ CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.24 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP TCLLCT K18 – A20
------

BÀI THU HOẠCH KIỂM TRA HẾT HỌC PHẦN

Học viên: Phạm Quang Đức
Cơ quan công tác: UBND xã Nam Hồng, Huyện Đông Anh


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP: TCLLCT K18A-20
------

TRÁCH NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỰC SỰ CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

Học viên: Phạm Quang Đức
Cơ quan công tác: UBND xã Nam Hồng, Huyện Đông Anh


HÀ NỘI – NĂM 2021


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, nước nhà đang phải đương đầu với một trân
đại dịch tồn cầu và tình hình biển Đơng đầy diễn biến, những tấm gương
sáng về đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức có ảnh hưởng sâu sắc đến
uy tín của bộ máy nhà nước, đồng thời là nhân tố quan trọng có tác dụng cổ


vũ, lơi cuốn mạnh mẽ đối với nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu
chung của cách mạng.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề Nhà nước và pháp luật giữ
một vị trí đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng,
củng cố một nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân. Các tư tưởng Hồ Chủ
Tịch về Nhà nước thật sự to lớn, sâu sắc không chỉ được thể hiện trong các
bài viết, các bài phát biểu, trong các văn kiện quan trọng do Người trực tiếp
chỉ đạo xây dựng và ban hành mà cả trong hành động thực tiễn của Người
trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước.
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân là quan điểm nhất quán của Đảng, thể hiện bản chất, tính ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, vì vậy, việc thống nhất nhận thức và hành
động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là vấn đề căn bản nhất, bảo đảm cho
quan điểm của Đảng được hiện thực hóa trong những năm tới, góp phần thực
hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới. Tuy nhiên, quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đang phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức. Yêu cầu
đặt ra là Đảng phải luôn đảm bảo được tính chính đáng trong cầm quyền của
mình thể hiện uy tín, sự tin tưởng, sự cuốn hút của Đảng đối với Nhân dân;
tính hiệu quả trong lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đáp ứng u
cầu, lợi ích của Nhân dân. Do đó, trách nhiệm của các cán bộ, công nhân, viên
chức trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực
sự của dân, do dân, vì dân là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa to lớn. Đó chính
là lí do tôi chọn đề tài này.
4


NỘI DUNG
I.


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN, DO
DÂN, VÌ DÂN
1.1. Một

số khái niệm cơ bản

Trong Hiến pháp 2013, từ “Nhân dân” được viết hoa, điều này muốn
nhấn mạnh chủ thể quyền lực là Nhân dân, nguồn gốc quyền lực là Nhân dân.
1.1.1. Nhà

nước pháp quyền của dân

Nhân dân lập nên nhà nước thông qua phong trào cách mạng của nhân
dân, mà thành quả là cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công.
Địa vị của người dân từ chỗ là thuộc dân (không khác nào thân phận của
những người nô lệ) đã trở thành công dân (người làm chủ đất nước). Do đó
mà quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Biểu hiện rõ nhất trong thực tiễn
thông qua việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Thông qua bầu cử, nhân
dân trao quyền cho cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội. Phương
thức trao quyền là theo nguyên tắc ủy quyền có điều kiện. Để quay lại phục
vụ nhân dân phải có kiểm soát quyền lực. Nhà nước của nhân dân, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được ghi nhận bằng văn bản có giá trị
pháp lý cao nhất là Hiến pháp. Hiến pháp thực chất là phương tiện ghi nhận,
đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Giá trị của Hiến pháp chính là văn bản
ghi nhận quyền của Nhân dân, hạn chế sự lạm quyền của cơ quan nhà nước.
1.1.2. Nhà

nước pháp quyền do dân

Nhà nước do nhân dân: Là nhà nước do nhân dân làm chủ.

Hiến pháp 2013 quy định rõ "Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam do nhân dân làm chủ...”
Quyền làm chủ của nhân dân thể hiện trên các phương diện:
Các quyền về chính trị bao gồm: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến
nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý
dân, quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước.
Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội: Quyền sở hữu tư nhân và quyền
5


tài sản, quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, quyền lao động,
quyền học tập, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền bình đẳng của nam và
nữ,...
Quyền tự do cá nhân: Quyền được thông tin, quyền tự do tín ngưỡng,
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở, quyền bí mật đời tư, quyền tự
do đi lại, cư trú,...
Do Nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; do Nhân
dân giám sát hoạt động của nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước. Đây cũng
là trách nhiệm của Nhân dân (người làm chủ, là chủ) đối với nhà nước.
1.1.3. Nhà

nước pháp quyền vì dân

Nhà nước vì nhân dân là nhà nước
Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước
đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân;
Nhà nước có trách nhiệm với nhân dân, tồn bộ lợi ích nhằm phục vụ
nhân dân (Nhà nước phục vụ).
Một nhà nước vì dân khi và chỉ khi nhà nước đó là của dân, do dân tổ

chức ra, giao quyền và giám sát hoạt động của nhà nước
1.2. Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do

dân, vì dân
Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao
nhất là dân vì dân là chủ” ; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là
chủ” . Với Hồ Chí Minh, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền
lực nhà nước. Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do
nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích
của nhân dân. Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí,
nguyện vọng của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là
các ông quan cách mạng mà là công bộc của nhân dân. “Chúng ta hiểu rằng,
các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng, đều là công bộc
của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân
như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”.

6


Một nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân phải coi việc
phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân là mục tiêu,
phương hướng hoạt động của mình. Nhà nước ta là một nhà nước dân chủ trên
thực tế và trong hành động. Nhà nước vì dân nghĩa là nhà nước đó được tổ
chức và hoạt động theo một mục tiêu duy nhất, không ngừng cải thiện và
nâng cao đời sống của nhân dân. Cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân là
cơ sở hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và năng lực
đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh
các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp, bộ phận dân cư để luôn

được mọi người ủng hộ, xây dựng. Đồng thời là người hướng dẫn dân, nhà
nước phải còn biết kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích của
trung ương và lợi ích của địa phương, lợi ích của các ban, ngành, các chủ thể
xã hội.Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hố
thành một mục tiêu hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của chính
thể dân chủ cộng hồ ở nước ta - Hiến pháp 1946: “Xây dựng một chính
quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu - Hiến pháp 1946).
Đặc điểm này của Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến
pháp 1959, 1980, 1992 và 2013.
Quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khơng chỉ coi trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao
chất lượng quản lý, điều hành xã hội bằng pháp luật, mà còn thường xuyên
chăm lo xây dựng bộ máy Nhà nước, đặc biệt chú trọng rèn luyện nâng cao
đạo đức cách mạng, bồi dưỡng quan điểm quần chúng, thái độ phục vụ nhân
dân cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Tấm gương sáng về đạo đức của
cán bộ, cơng chức có ảnh hưởng sâu sắc đến uy tín của bộ máy nhà nước,
đồng thời là nhân tố quan trọng có tác dụng cổ vũ, lơi cuốn mạnh mẽ đối với
nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng.

7


II.

TRÁCH NGHIỆM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ
LIÊN HỆ BẢN THÂN

2.1. Trách

nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức


Cán bộ, cơng chức, viên chức ln tìm hiểu pháp luật, nắm vững các
quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật
Góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người khác.
Đấu tranh với những vi phạm pháp luật.
Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân theo quy định của pháp luật. Cụ
thể thực hiện quyền làm chủ theo quy định tại Điều 6, HP 2013: "Nhân dân
thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện
thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của
Nhà nước"
2.2. Liên
2.1.1. Thành

hệ bản thân trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ tại cơ sở
tựu
Trong suốt quá trình cơng tác, bản thân ln tích cực phấn đấu để thực

hiện mọi nghị quyết và chỉ thị của Đảng, gương mẫu chấp hành pháp luật của
Nhà nước và kỷ luật của các đoàn thể cách mạng của quần chúng mà mình
tham gia. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của
Đảng, học tập văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ; khơng ngừng nâng cao trình độ
chính trị, tư tưởng và năng lực cơng tác của mình. Hết lịng hết sức phục vụ
Đảng, phục vụ nhân dân. Đặt lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Gương mẫu trong lao động sản xuất, trong cơng tác, trong việc chấp hành chính
sách của Đảng và Chính phủ, trong việc bảo vệ tài sản của Nhà nước và của
tập thể; thực hành tiết kiệm, tích cực đấu tranh chống lãng phí, tham ơ. Thực
hành tự phê bình và phê bình; kiên quyết đấu tranh với mọi tư tưởng và hành
động có hại đến lợi ích chung của Đảng, của cách mạng.
Là một các bộ Đồn, tơi ln nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, hình
thành lập trường, quan điểm, tư tưởng vững vàng, kiên định trước mọi khó
khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân,

trước Đảng về việc làm của mình.
8


2.1.2. Hạn

chế
Năng lực, đạo đức của nhiều cán bộ, công chức, viên chức còn rất hạn

chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước. Một số cán
bộ, cơng chức, viên chức có năng lực cơng tác nhưng phẩm chất đạo đức còn
hạn chế trong việc thực hiện nhiêm vụ, công vụ gây ảnh hưởng xấu đến hình
ảnh của bộ máy cơng quyền. Lịng tin của người dân đối với cán bộ, công
chức dần bị lung lay do một số bộ phận tiêu cực, dẫn đến khâu xử lí cơng việc
cũng như tun truyền các chính sách của Đảng và nhà nước còn nhiều bất
cập.
Các cơ quan, đơn vị chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc giáo
dục tinh thần trách nhiệm, cũng như việc xử lý trách nhiệm đối với các trường
hợp vi phạm đạo đức công vụ chưa nghiêm nên chưa thật sự có tính răn đe,
làm gương.
Cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thường xuyên,
và còn mang tính hình thức. Nhiều cán bộ, cơng chức, viên chức thiếu nghiêm
khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
2.1.3. Kiến

nghị
Đảng cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức, lối

sống đối với cán bộ, công chức, viên chức kịp thời chỉnh đốn, uốn nắn những
lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức và hành động của cán bộ, công chức; nâng

cao vai trị, trách nhiệm và tính gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn
vị.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát về đạo đức cơng vụ đảm bảo tính
khách quan, cơng bằng, đồng thời đưa ra hình thức xử lý trách nhiệm nghiêm
khắc và phù hợp.
Khi xem xét, đề bạt, bố trí cán bộ cần làm rõ những dư luận không tốt
liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức trước khi quyết định.
Phát huy vai trị của Mặt trận trong cơng tác phản biện xã hội.
Nghiêm khắc trong việc giới thiệu để đua ra xét kỷ luật đối với người
đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự gương mẫu trong vấn đề

9


đạo đức, lối sống và trách nhiệm trong việc để ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị
Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
theo hướng cơng khai, dân chủ, có sự tham gia của dư luận xã hội và công
dân.
Cải cách hệ thống tiền lương nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán
bộ, công chức, để cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo các điều kiện thiết
yếu và nhu cầu cơ bản cho cuộc sống bản thân và gia đình; xây dựng các chế
độ, chính sách khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần đối với cán bộ,
công chức, viên chức làm việc tốt, tận tụy và trong sạch.
Xử lý nghiêm, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công
chức, viên chức nhằm giáo dục và chấn chỉnh cán bộ, công chức, viên chức,
đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các
cơ quan chức năng phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia xây
dựng và giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cơ
quan nhà nước.

Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, xây dựng đạo đức lối sống lành
mạnh, đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về đạo đức lối
sống.

10


KẾT LUẬN
Thực tiễn đã chứng minh, việc tu dưỡng rèn luyện, nâng cao đạo đức
cách mạng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, chống suy thoái đạo đức,
lối sống trong cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ quan trọng của công
tác xây dựng Đảng và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện
nay. Bản thân là một cán bộ Đồn tơi ln ý thức được trách nhiệm của mình
trong cơng việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức
kỷ luật và chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản
dị, gắn bó với nhân dân và góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh ta trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế của đất nước với nền kinh tế của
thế giới. Tôi sẽ phát huy những việc đã làm được, cũng như cải thiện, sửa
chữa, phê bình và tự phê bình nhưng việc chưa làm được, để nhà nước “thực
sự của dân, do dân và vì dân”.

11



×