Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu CHƯƠNG 9 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.95 KB, 13 trang )

CHƯƠNG 9
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với sản
xuất hàng hóa. Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn đã là vốn, tiền trở thành vốn khi
nó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông.
Vốn hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ sản xuất gồm: tư liệu sản
xuất, lao động, tri thức, khả năng, tổ chức, điều kiện tự nhiên,…Trong sản xuất
kinh doanh, vốn được hiểu là giá trị của các đầu vào. Đó là điều kiện vật chất cần
thiết để tiến hành kinh doanh.
2. Nguồn hình thành vốn trong các doanh nghiệp
Nguồn vốn trong các doanh nghiệp có thể hình thành gồm:
- Vốn do Nhà nước cung cấp.
- Vốn cổ phần do các thành viên đóng góp.
- Vốn liên doanh liên kết.
- Vốn vay ngân hàng hoặc các tổ chức kinh tế khác.
- Huy động thông qua thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu.
3. Các loại vốn trong doanh nghiệp
Căn cứ vào tác dụng và đặc điểm chu chuyển vốn trong quá trình sản xuất,
vốn của các doanh nghiệp được chia ra làm hai loại:
- Vốn lưu động: Là biển hiện bằng tiền của tài sản lưu động.
- Vốn cố định: Là biển hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định.
II. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG.
1. Khái niệm vốn lưu động
80
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản lưu động (giống,
thức ăn, phân bón hóa chất, nhiên liệu, vật rẻ tiền mau hỏng) và tài sản lưu thông,
thành phẩm, vốn kế toán, vốn tiền mặt,…Thành phẩm trên đường gửi đi, để đảm
bảo cho sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp tiến hành một cách bình thường.
2. Phân loại vốn lưu động và đặc điểm vốn lưu động trong nuôi trồng thủy


sản.
2.1. Căn cứ vào quá trình luân chuyển và tuần hoàn của vốn trong doanh
nghiệp người ta chia vốn lưu động làm 3 loại
- Vốn dự trữ sản xuất: Phục vụ cho quá trình dự trữ nguyên vật liệu
- Vốn sản xuất: Trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất
- Vốn lưu thông: Phục vụ cho quá trình lưu thông
2.2. Căn cứ vào phương pháp xác định vốn người ta chia vốn lưu động làm 2
loại
- Vốn lưu động định mức: Là số vốn tối thiểu cần thiết đảm bảo cho quá
trình sản xuất của doanh nghiệp tiến hành một cách bình thường người ta định
mức được.
- Vốn lưu động không định mức: Là số vốn lưu động phát sinh trong quá
trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có căn cứ để tính toán
định mức được. Ví dụ: thành phẩm trên đường gửi đi, vốn kết toán, vốn tiền mặt.
2.3. căn cứ vào nguồn hình thành của vốn người ta chia vốn lưu động làm 2
loại:
- Vốn lưu động tự có: Là vốn lưu động do Nhà nước cấp phát không phải
hoàn trả, hay do các thành viên trong doanh nghiệp đóng góp,…
- Vốn lưu động đi vay: Để đảm bảo sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có
thể vay vốn ở ngân hàng hoặc các tổ chức kinh tế khác.
2.4. Đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản
Vốn lưu động trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản có một số đặc điểm
cần lưu ý sau:
- Do chu kỳ sản xuất dài nên vốn lưu động chu chuyển tương đối chậm.
- Do sản xuất mang tính chất thời vụ nên nhu cầu về vốn lưu động của
doanh nghiệp không đều giữa các thời kỳ trong năm.
3. Xác định nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp
Nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào kế
hoạch sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm. Theo nguyên tắc kết hợp các yếu tố
đầu vào:

- Giống
- Thức ăn
- Phân bón và hóa chất
81
- Lao động,….
4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thông qua các chỉ
tiêu chủ yếu sau:
4.1. Chu chuyển vốn lưu động
Chu chuyển vốn lưu động là khoảng thời gian để vốn lưu động quay trọn một
vòng kể từ khi đưa vốn lưu động vào sản xuất cho đến khi tiêu thụ xong sản phẩm
và thu hồi vốn lưu động về dưới dạng tiền tệ.
Các chỉ tiêu của chu chuyển vốn lưu động:
+ Số lần chu chuyển vốn lưu động

V
M
L =
Trong đó: L : Số lần chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ
M : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ
VLĐ : Số vốn lưu động sử dụng trong kỳ
+ Số ngày của một lần luân chuyển vốn lưu động
L
N
T =
Trong đó: T : Số ngày của một lần luân chuyển
N : Số ngày của một kỳ kinh doanh
4.2. Hiệu suất hoàn trả vốn lưu động.

V

G
H
SL
=
4.3. Hệ số chiiếm dụng vốn lưu động
Gsl
Vld
H =
Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được rút ra từ bảng tổng kết tài sản
Vốn lưu động bình quân
tháng
=
V

s/d ngày đầu tháng+ V

s/d ngày cuối tháng
2

Vốn lưu động bình
quân quý
= V

s/d bình quân tháng 1+ …tháng 2 + …tháng 3
3

V

s/d bình quân Q1+ …Q2+ …Q3+ …Q4
4

82
Tổng mức luân chuyển là tổng hợp quy mô chu chuyển của vốn trên các
giai đoạn, bao gồm:
- Tổng tiền thu về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa = Sản lượng x Giá bán
- Giá trị đàn cá thịt chuyển thành cá bố mẹ tính theo giá thành
- Giá trị sản phẩm và dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh khác trong
doanh nghiệp.
Ý nghĩa của việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động: Tăng tốc độ
chu chuyển vốn lưu động nhằn mục đích tiết kiệm tương đối và tiết kiệm tuyệt đối
vốn lưu động
- Tiết kiệm tương đối vốn lưu động: Nhằm tăng kế hoạch sản xuất kinh
doanh mà lượng vốn lưu động không đổi
- Tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động: Không thay đổi kế hoạch sản xuất kinh
doanh mà lượng vốn lưu động giảm đi
5. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
kết hợp ngành có chu kỳ sản xuất dài và ngành có chu kỳ sản xuất ngắn để khắc
phục tính chất mùa vụ trong quá trình sử dụng vốn
- Không ngừng cải tiến và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm
rút ngắn chu kỳ sản xuất
- Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, tiết kiệm vốn,
giảm lượng vốn chiếm dụng trên một đơn vị sản phẩm
Giảm đến mức tối cần thiết vốn dự trữ cho sản xuất, tổ chức lưu thông hàng
hóa một cách nhanh nhất, làm cho vốn không bị ứ đọng, thanh toán kịp thời các
khoản nợ, giảm bớt các khoản chiếm dụng vốn.
III. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH
1. Khái niệm vốn cố định
83
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản cố định, nó tham gia
vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được chuyển từng phần vào giá trị sản

phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh dưới hình thức khấu hao
Vốn cố định là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản
xuất. Do tính chất sử dụng của nó cần phân loại vốn cố định theo hình thức phân
loại tài sản cố định
- Vốn cố định dùng vào sản xuất
- Vốn cố định không dùng vào sản xuất v.v…
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp có thể sử dụng
một số chỉ tiêu sau
a. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
K
Gsl
Hsl =
Gsl: Giá trị sản lượng của kỳ kinh doanh
K: tổng số vốn cố định
b. Hiệu suất sử dụng vốn cố định (theo lợi nhuận Hp)
K
P
Hp =
Hp: Hiệu suất sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận
P: Lợi nhuận của kỳ kinh doanh
c. Hệ số chiếm dụng vốn cố định
Gsl
K
H =
H: hệ số chiếm dụng vốn cố định
Gsl: Giá trị sản lượng của kỳ kinh doanh
K: tổng số vốn cố định
*Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thể sử dụng các chỉ tiêu
sau

a. Giá trị sản phẩm tăng tính theo đơn vị chi phí vật tư và lao động (Sp)
84
)00()11(
01
LCLC
GG
Sp
+−+

=
G
0,
G
1:
Giá trị sản lượng bình quân hàng năm trước và sau khi đầu tư xây
dựng cơ bản mới
C
0,
C
1
: Chi phí vật tư bình quân hàng năm trước và sau khi đầu tư xây dựng
cơ bản mới
L
0
, L
1:
Chi phí lao động bình quân hàng năm trước và sau khi đầu tư xây
dựng cơ bản mới
b. Tổng thu nhập tăng tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư xây dựng cơ bản
01

01
DtDt
BB
B


=
B
0,
B
1
: Tổng thu nhập trước và sau khi đầu tư
Dt
0
, Dt
1
: Vốn đầu tư cơ bản trước và sau khi đầu tư
c.Thời gian hoàn vốn đầu tư (Th) tính bằng năm
KHM
Dt
Th
+
=
Dt: là giá trị vốn đầu tư tăng thêm
M: Mức lãi hàng năm tăng thêm
KH: Mức khấu hao hàng năm tăng thêm
3. Các biện pháp chủ yếu để sử dụng vốn cố định hợp lý
- Đầu tư trang bị đồng bộ, tập trung dứt điểm
- Trong đầu tư xây dựng cơ bản phải điều tra quy hoạch, thiết kế đầy đủ
không để lãng phí vốn

- Rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào hoạt động để
thu hồi vốn
- Khai thác tối đa công suất và thời gian làm việc của tài sản cố định
- Thực hiện chế độ kiểm tra theo định kỹ, thực hiện khấu hao đầy đủ
IV. HẠCH TOÁN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm hạch toán kinh doanh
85
Hạch toán kinh doanh là quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp là công cụ và phương pháp
quản lý doanh nghiệp có kế hoạch và tiết kiệm
+ Yêu cầu của hạch toán kinh doanh là tính toán, phân tích, giám sát mọi
khoản thu, chi để kinh doanh có lãi và mở rộng sản xuất
2. Mục đích của hạch toán kinh doanh
Mục đích chung của hạch toán kinh doanh là nhằm tối đa hóa lợi nhuận
bằng cách tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và sản lượng
Mục đích cụ thể của hạch toán kinh doanh:
+ Nâng cao trình độ độc lập, phát huy tính năng động sáng tạo của chủ
doanh nghiệp trong việc lựa chọn đối tượng sản xuất kinh doanh, nhằm sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực về vật chất, tài chính, và lao động của doanh nghiệp
+ Tính đúng, tính đủ các khoản thu, không ngừng tăng năng suất và sản
lượng, tiết kiệm và giảm chi phí sản xuất, để sản xuất kinh doanh có lãi
+ Bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng tăng tích lũy để tái sản xuất mở
rộng, tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống của mọi thành viên trong doanh
nghiệp
3. Nguyên tắc của hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp
a. Tự bù đắp, tự trang trải chi phí sản xuất để kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn
và mở rộng sản xuất
+ Tự bù đắp, tự trang trải nhằm mục đích bảo toàn vốn- yếu tố đầu vào
quan trọng nhất của doanh nghiệp

+ Lãi trong sản xuất là nguồn tích lũy chủ yếu để tái sản xuất mở rộng,
nâng cao phúc lợi của doanh nghiệp và của toàn xã hội
+ Trong quá trình sản xuất, hạch toán giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt
chẽ, sử dụng đầy đủ và có hiệu quả vốn, bảo toàn và phát triển vốn. Có như vậy
doanh nghiệp mới mở rộng được sản xuất, tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế
thị trường
+ Thực hiện nguyên tắc này đồi hỏi phải xác định đúng giá thành sản
phẩm,trên cơ sở tính đúng tính đủ các loại chi phí sản xuất, đồng thời tìm mọi biện
pháp để khai thác hết tiềm năng của doanh nghiệp để hạ giá thành sản phẩm, nâng
cao năng suất lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm
b.Thực hiện giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế
quốc dân, chụi sự kiểm tra và giám sát của Nhà nước. Để đánh giá đúng kết quả
sản xuất kinh doanh, các cơ quan Nhà nước như: Tài chính, Ngân hàng v.v …phải
thông qua đồng tiền để tham gia giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
V. HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành
86
Khái niệm: Giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí sản xuất đã
được kết chuyển vào trong sản phẩm
Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí đã bổ ra để sản xuất trong kỳ,
bao gồm: thành phẩm và các loại sản phẩm dở dang
Giá thành sản phẩm thường bao gồm chi phí sản xuất đầu kỳ và một phần
chi phí sản xuất trong kỳ
Ý nghĩa: Giá thành là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trực tiếp
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nếu giá thành < Giá bán thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi
Nếu giá thành = Giá bán thì doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn

Nếu giá thành > Giá bán thì doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
2. Tính giá thành của ngành nuôi trồng thủy sản
a. Đặc điểm của sản phẩm thủy sản khi tính giá thành
- Sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản khi thu hoạch bao gồm cả sản
phẩm chính và sản phẩm phụ
- Sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản khi thu hoạch có nhiều phẩm cấp
khác nhau
- Một số đối tượng nuôi trồng thủy sản được nuôi thả ghép
- Có đối tượng thủy sản nuôi thả một vụ nhưng thu hoạch 2÷3 vụ
b. Đối tượng để tính giá thành: là toàn bộ sản lượng sản phẩm đã thu hoạch
c. Đơn vị tính giá thành
- Con giống: Đơn vị tính là con hoặc vạn con (Tôm, cá bột…)
- Sản phẩm tôm, cá thịt: Đơn vị tính là kg, tạ, tấn
d. Công thức chung để tính giá thành đơn vị sản phẩm
Q
Tc
Gt =
Gt: là giá thành đơn vị sản phẩm
Tc: là tổng chi phí
Q: số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
87
Tổng chi phí
(tổng giá thành)
=
Chi phí sản
xuất đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất trong kỳ
-

Chi phí sản xuất
chuyển kỳ sau
e. Các phương pháp tính giá thành
1. Trường hợp khi thu hoạch được cả 2 loại sản phẩm chính và phụ. Khi tính
giá thành chúng ta áp dụng công thức sau
Q
GpTc
Gt

=
Gt: là giá thành đơn vị sản phẩm
Tc: là tổng chi phí
Q: số lượng sản phẩm hoặc sản lượng sản phẩm
Gp: là giá trị sản phẩm phụ
2. Trường hợp sản phẩm khi thu hoạch có nhiều phẩm cấp
Ngoài việc tính giá thành bình quân, ta có thẻ vận dụng phương pháp hệ số
giá trị dinh dưỡng để tính giá thành đơn vị sản phẩm ở các cấp khác nhau
Ví dụ: Số liệu về chi phí cho nuôi cá của một doanh nghiệp như sau:
- Tổng chi phí sản xuất thực tế trong kỳ là:15.600.000 đ
- Số lượng sản phẩm thu được theo bảng sau
Loại phẩm
cấp
Sản lượng thực tế
(kg)
Hệ số giá trị dinh
dưỡng
Sản lượng quy
đổi (kg)
1.Cá loại 1 1.500 1,0 1.500
2.Cá loại 2 3.500 0,8 2.800

3.Cá loại 3 1.000 0,7 700
Tổng cộng 6.000 5.000
Giá thành bình
quân 1kg cá
=
15.600.000
= 2.600
6.000
Giá thành bình
quân 1kg cáloại 1
=
15.600.000
= 3.120 đ
5.000
Giá thành bình
quân 1kg cáloại 2
= 3.120 x 0,8 = 2.496 đ
Giá thành bình
quân 1 kg cáloại 3
= 3.120 x 0,7 = 2.184 đ
88
3. Tính giá thành sản phẩm của các đối tượng nuôi thả một vụ nhưng thu
hoạch 2
÷
3 vụ
Đối với các đối tượng nuôi trồng thủy sản, đến cuối năm chưa thu hoạch
xong( phải để lại năm sau), khi tính giá thành sản phẩm cần trừ bớt khoản chi phí
sản xuất của những sản phẩm chưa thu hoạch và được gọi là chi phí sản xuất
chuyển kỳ sau ( hay chi phí sản xuất dở dang). Chi phí sản xuất chuyển kỳ sau
được tính theo công thức:

Chi phí sản
xuất chuyển
kỳ sau
=
Chi phí sản
xuất đầu kỳ
+
C/p s/x
trong kỳ
+
C/p thu
hoạch số s/p
còn lại
x Sản phẩm
còn lại thu
hoạch tiếp ở
kỳ sau
S/p đã thu hoạch + S/p còn thu tiếp
Sản lượng còn lại thu tiếp ở kỳ sau được căn cứ vào tài liệu kiểm kê gíam
định sản lượng cuối năm để xác định
4. Tính giá thành sản phẩm của các đối tượng nuôi thả ghép
Đối với các đối tượng nuôi thả ghép ta không thể hạch toán chi phí sản xuất
riêng cho từng đối tượng được, do đó ta áp dụng phương pháp hệ số chi phí để tính
giá thành từng loại sản phẩm.
Ví dụ: Chi phí sản xuất cho nuôi trồng thủy sản của 1 doanh nghiệp nuôi
nước lợ là:100.000.000đ
Trong đó chi phí sản xuất tôm là: 60.000.000 đồng
chi phí sản xuất cá là: 30.000.000 đồng
chi phí sản xuất cua là: 10.000.000 đồng
Chi phí thực tế của doanh nghiệp là 105.000.000 đồng, sản lượng tôm thu

được là1.000 kg, sản lượng cá thu được là 2.000 kg, sản lượng cua thu được là 500
kg. Tính giá thành sản phẩm của 1 kg sản phẩm các loại.
Bài giải: Tính hệ số chi phí → tính tổng giá thành thực tế của sản phẩm →tính giá
thành đơn vị sản phẩm.
Hệ số chi phí =
Chi phí sản xuất thực tế
=
105.000.000
= 1,05
Chi phí sản xuất kế hoạch 100.000.000
Tổng giá thành thực tế
của sản phẩm
=
Tổng giáthành kế
hoạch của sản phẩm
x Hệ số chi phí
Giá thành đơn
vị sản phẩm
= Tổng giá thành thực tế của sản phẩm
Sản lượng sản phẩm
Giá thành 1 kg tôm là:
60.000.000 x 1,05 = 63.000 đồng/kg
1000
89
Giá thành 1 kg cá là:
30.000.000 x 1,05 = 15.750 đồng/kg
2000
Giá thành 1 kg cua là:
10.000.000 x 1,05 = 21.000 đồng/kg
500

VI. HẠCH TOÁN LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất cộng với
thuế của sản phẩm hàng hóa nuôi trồng thủy sản.
L = D - ( Ztb

+ T )
L: là lợi nhuận của doanh nghiệp
D: là doanh thu = Sản lượng x Giá bán
D = Q x G
Ztb: Giá thành toàn bộ của sản phẩm
T: là thuế
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Muốn đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp người ta
dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
%100×=
Tc
L
Tl

VldVcd
L
Tl
+
=
TL
:
là tỷ suất lợi nhuận
90
L: là lợi nhuận
Tc: là tổng chi phí sản xuất trong năm

Vcđ, Vlđ: là vốn cố định và vốn lưu động bình quân trong năm
Để so sánh mức sinh lợi của 1 đồng chi phí sản xuất và mức sinh lợi của
một đồng vốn người ta sử dụng công thức sau:
( )






+−






×=
∑ ∑∑
= ==
n
i
n
i
n
i
TiZittGittQittLNdn
1 11
LNdn: Tổng lợi nhuận doanh nghiệp
Qitt: Sản lượng hàng hóa tiêu thụ

Gitt: Giá cả hàng hóa tiêu thụ
Zitt: Giá thành hàng hóa tiêu thụ
Ti: Thuế của hàng hóa tiêu thụ
i: Số loại hàng hóa
VII. NỘI DUNG CỦA VIỆC TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ TRONG
DOANH NGHIỆP
Các doanh nghiệp Nhà nước khi hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh
và sản xuất kinh doanh có lãi được trích 60% lợi nhuận để lập các quỹ của doanh
nghiệp
Trong đó: 35% cho quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, 40% thì dùng lập
quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng (trong đó 2/3 lập quỹ phúc lợi, 1/3 lập quỹ khen
thưởng), 25 % còn lại lập quỹ dự phòng tài chính.
1. Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất
Dùng đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp:
- Cải thiện, thay thế máy móc, thiết bị cũ lạc hậu
- Sản xuất sản phẩm mới theo quy trình công nghệ mới
- Cải thiện điều kiện lao động cho công nhân
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho công nhân theo yêu
cầu phát triển sản xuất kinh doanh
2. Quỹ khen thưởng
91
- Khen thưởng cuối năm, 6 tháng cho cán bộ công nhân viên của doanh
nghiệp
- Khen thưởng đột xuất cho những người có thành tích cao trong sản xuất
kinh doanh, các điển hình tiên tiến
- Chi tặng phẩm thi đua
3. Quỹ phúc lợi
- Xây dựng thêm nhà ở, câu lạc bộ, vườn trẻ, các công trình văn hóa, thể
dục, thể thao phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên
- Cải thiện điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần cho cán bộ công nhân viên

- Trợ cấp khó khăn đột xuất, cho vay vốn mở mang kinh tế gia đình cán bộ
công nhân viên
- Nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên
4. Quỹ dự phòng tài chính
- Bảo đảm nguồn thu cho người lao đông trong trường hợp nguồn thu bị
giảm sút
92

×