Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Cấp cứu nghẹn ở người lớn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.47 KB, 5 trang )

Cấp cứu nghẹn ở người lớn
Nghẹn là sự tắc nghẽn khí quản dẫn đến khó hoặc không thể thở, làm không khí
không vào phổi được. Biểu hiện của một người đang bị nghẹn rất âm thầm, ban đầu
mặt chuyển sang đỏ khi họ cố gắng để hít thở, chộp lấy cổ và miệng, và cuối cùng mặt
thất sắc và môi tím đi. Nếu không chữa trị kịp thời, người đó sẽ bất tỉnh và có thể chết.
Nghẹn ở người lớn thường là nguyên nhân của sự ăn quá nhanh hoặc ăn trong lúc làm
việc.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ NGHẸN Ở NGƯỜI LỚN
Kiểm tra trong miệng để lấy ra những thứ dễ lấy nhưng đừng vội vàng mà phải
cẩn thận để tránh lùa những thứ ấy vào cổ họng, khuyến khích nạn nhân tiếp tục ho
nếu có thể. Nếu nạn nhân biểu hiện mệt lã hoặc ngưng thở hoặc ho khan, hãy vỗ lưng
5 lần. Nếu vỗ lưng cũng không tác dụng thì thực hiện động tác vòng tay xiết bụng 5
lần rồi vỗ lưng.
VỖ LƯNG
Giúp nạn nhân cúi người càng nhiều càng tốt, bạn phải chuẩn bị hỗ trợ khi cần
thiết. Dùng lòng bàn tay đập vào lưng nạn nhân 5 lần giữa hai xương bả vai, kiểm tra
xem vật nghẹn trong miệng đã bị đánh bật ra chưa.
Khi một người bị nghẹn thì những hành động bình tĩnh và kịp thời có thể cứu
sống họ. Dùng lòng bàn tay vỗ vào giữa hai xương bả vai.
Uốn cong người nạn nhân về phía trước và đứng sau hỗ trợ
ẤN BỤNG
Nếu nạn nhân tiếp tục ho nhưng không đánh bật được vật nghẹn, bạn đứng hoặc
quỳ sau lưng họ và vòng cả hai tay lên phần trên của bụng. Chắc chắn rằng nạn nhân
đã chúi người về phía trước. Xiết chặt nắm tay và đặt nó ở vị trí giữa bụng và phía
cuối của xương ức. Nắm chặt nắm tay bằng bàn tay kia. Kéo mạnh và bất thình lình
lên trên và vào trong 5 lần. Mục đích là giải phóng vât nghẹn sau mỗi lần xiết bụng.
Nếu vật nghẹn vẫn chưa văng ra, kiểm tra lại miệng nạn nhân xem có thể móc
tới và lấy vật đó ra hay không. Nếu không tiếp tục làm xen kẽ 5 lần vỗ lưng và 5 lần
xiết bụng. Tiếp tục quá trình đó 3 lần và sau đó gọi cấp cứu.
Nắm tay lại và sau đó đặt ngón cái lên vị trí giữa vùng bụng và ngay dưới
xương ức của bệnh nhân


Đặt tay kia bao quanh nắm tay và kéo vào phía trong và lên trên.
Dùng hai bàn tay đan vào nhau để ép ngực nạn nhân xuống
Cấp cứu ngộ độc hoá chất diệt côn trùng
Khi phun hóa chất tồn lưu (thường là lân hữu cơ), sẽ diệt được gián, bọ chét, ve,
mạt và các loại côn trùng truyền bệnh, nhưng người không dùng các trang bị phòng hộ
lại có thể ngộ độc. Dưới đây là các biện pháp cứu chữa khẩn cấp người nhiễm độc loại
hóa chất này.
Biểu hiện ngộ độc
Nhiễm độc hóa chất trừ sâu thường xảy ra cấp tính qua đường da và tiêu hóa,
với các biểu hiện sau:
- Người bệnh có dấu hiệu chung là rất yếu và rất khó chịu.
- Da bị kích thích, cảm giác bỏng rát, toát mồ hôi nhiều, sạm da.
- Mắt ngứa và cũng có cảm giác bỏng rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, co hoặc
giãn đồng tử.
- Có cảm giác bỏng rát ở miệng và họng, tiết nước bọt nhiều, nôn mửa, đau
bụng và tiêu chảy.
- Nhức đầu, chóng mặt, co giật, choáng váng, nói líu lưỡi, không có ý thức.
- Ho nhiều, tức ngực, khó thở và thở khò khè.
Cấp cứu
Bệnh nhân đã ngừng thở: Cần hô hấp nhân tạo.
Nếu nhận thấy bệnh nhân không uống thuốc trừ sâu thì có thể hô hấp nhân tạo
bằng thổi miệng:
- Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa cổ, một tay giữ sau gáy, tay khác đặt lên trán
và dùng ngón cái, ngón trỏ giữ mũi không cho không khí ra. Dùng miệng mình thổi
vào miệng bệnh nhân.
- Thổi mạnh để làm phồng phổi. Nếu bệnh nhân phục hồi được hô hấp thì ngực
phập phồng, khi đó không cần thổi và để bệnh nhân thở ra. Thổi mạnh lần nữa và cứ
như thế 10-12 lần/phút, mỗi lần trong vòng 5 giây.
- Hô hấp nhân tạo cần kiên trì cho đến khi cứu được bệnh nhân.
Bệnh nhân uống hóa chất:

Sử dụng phương pháp hô hấp nhân tạo bằng máy.
Hóa chất trừ sâu vào mắt:
Cần rửa ngay bằng lượng nước lớn trong thời gian 5 phút. Để bệnh nhân nằm
ngửa, dùng ngón trỏ và ngón cái banh mắt nạn nhân, tay kia cầm ca nước dội nhiều lần
vào mắt cho trôi hóa chất.
Bệnh nhân nhiễm độc da:
Cởi ngay quần áo nhiễm độc trên người bệnh nhân và chuyển bệnh nhân ra khỏi
nơi nhiễm độc. Tắm cho bệnh nhân bằng dội nước và xà phòng trong vòng 10 phút.
Nếu không có nước, lau da bằng quần áo và giấy để làm sạch hóa chất.
Sau khi sơ cứu, không nên cho bệnh nhân hút thuốc và uống sữa, có thể cho
uống nước. Cần gửi ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để điều trị đặc hiệu theo
chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

×