Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 182 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT
NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ
SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais
Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN
LA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC


Hà Nội – 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT

NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN VĂN DƯƠNG



NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU
HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH
THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus
zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 9 42 01 20

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Khuất Đăng Long
2. PGS.TS. Lê Xuân Quế

Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của luận án, tôi xin cam đoan: Luận án “Nghiên
cứu thành phần mọt hại ngô sau thu hoạch và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh
thái đến sự phát triển loài mọt Sitophilus zeamais Motschulsky trong kho bảo quản
ở Sơn La”. Là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Khuất Đăng Long và PGS.TS. Lê Xuân Quế, các tài liệu tham khảo
đều được trích nguồn. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố ở bất kì cơng trình nào trước đây./.
Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm
2021
Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Văn Dương



LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận án này, tơi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Khuất Đăng Long và PGS.TS. Lê Xuân Quế, những người đã hết lịng tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận án, tạo cơ hội cho tôi được nâng cao kiến thức trong nghiên cứu lĩnh vực
Sinh thái học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Đào tạo Sau đại học và Lãnh đạo Học Viện
Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; phịng
Sinh thái Cơn trùng Viện Sinh thái và Tài ngun Sinh vật đã nhiệt tình giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi q trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện
về mặt cơ sở vật chất, tài liệu chuyên môn cũng như chia sẻ, động viên để tơi hồn
thành tốt nghiên cứu của mình.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, tập thể cán bộ và
giảng viên nhà trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian để tơi tập trung học tập,
hồn thành Luận án.
Cuối cùng, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân trong gia đình,
đồng nghiệp, những người bạn đã bên cạnh, chia sẻ, ủng hộ trong suốt thời gian học
tập của tôi./.
Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm
2021
Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Văn Dương



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 2
4. Điểm mới của luận án............................................................................................ 3
5. Cấu trúc của luận án.............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................ 4
1.1. Nghiên cứu cơn trùng gây hại nông sản bảo quản trong kho trên thế giới. .4
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần lồi cơn trùng gây hại nông sản trong kho bảo
quản....................................................................................................................... 4
1.1.2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các lồi hại chính cho nông
sản trong kho bảo quản......................................................................................... 6
1.1.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản
.............................................................................................................................. 7
1.1.4. Các biện pháp phịng chống cơn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản. .8

1.1.5. Nghiên cứu về mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky trên thế giới.....15
1.2. Nghiên cứu côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho ở Việt Nam........24
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần lồi cơn trùng gây hại nơng sản trong kho......24
1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của các lồi hại chính
cho nơng sản trong kho bảo quản........................................................................ 27
1.2.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản
............................................................................................................................ 29
1.2.4. Các biện pháp phịng chống cơn trùng gây hại nơng sản trong kho bảo quản 30

1.2.5. Nghiên cứu về mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky ở Việt Nam......34
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 39
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................. 39

2.1.1. Thời gian nghiên cứu................................................................................ 39


2.1.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................. 39


2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 41
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 41
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 41
2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 42
2.4. Dụng cụ thí nghiệm........................................................................................ 42
2.4.1. Vật liệu nghiên cứu................................................................................... 42
2.4.2. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất thí nghiệm....................................................... 42
2.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 45
2.5.1. Phương pháp điều tra thành phần mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản.....45
2.5.2. Phương pháp điều tra thành phần và hoạt động của tập hợp ong ký sinh đến
mọt hại kho và lồi mọt ngơ Sitophilus zeamais................................................. 46
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt ngơ Sitophilus zeamais
....................................................................................................................................47
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt ngơ Sitophilus zeamais
....................................................................................................................................48

2.5.5. Phương pháp nghiên cứu tập tính đẻ trứng của Sitophilus zeamais...........49
2.5.6. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự
phát triển của Sitophilus zeamais........................................................................ 50
2.5.7. Phương pháp xử lý mẫu vật và số liệu...................................................... 55
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................56
3.1. Thành phần mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La.......................56
3.1.1. Thành phần và tỷ lệ các lồi mọt hại ngơ hạt trong kho bảo quản ở Sơn La
............................................................................................................................ 56

3.1.2. Vị trí theo phân loại học các lồi mọt hại ngơ hạt trong kho bảo quản ở
Sơn La................................................................................................................. 57
3.1.3. Khóa định loại bằng hình ảnh các lồi mọt hại ngơ hạt trong kho bảo
quản ở Sơn La..................................................................................................... 60
3.2. Đặc điểm hình thái và sinh học của mọt ngơ Sitophillus zeamais................78
3.2.1. Đặc điểm hình thái ấu trùng của Sitophillus zeamais................................78
3.2.2. Kích thước và hình thái các pha phát triển của Sitophillus zeamais..........80


3.2.3. Thời gian các pha phát triển của Sitophillus zeamais................................83


3.2.4. Thời gian sống của trưởng thành và sức đẻ trứng của mọt cái Sitophillus zeamais

86
3.2.5. Tập tính đẻ trứng của mọt trưởng thành Sitophilus zeamais......................87
3.3. Đặc điểm sinh thái học của mọt ngô Sitophillus zeamais.............................93
3.3.1. Diễn biến số lượng trưởng thành Sitophillus zeamais trong hai kiểu kho. 93
3.3.2. Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự phát triển mọt ngô Sitophillus zeamais......96
3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của mọt ngô Sitophillus
zeamais............................................................................................................... 98
3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến mọt ngô Sitophillus zeamais...............100
3.3.5. Đặc điểm lựa chọn thức ăn của mọt ngô Sitophillus zeamais..................107
3.3.6. Thành phần và hoạt động của tập hợp ong ký sinh đến mọt ngô Sitophilus zeamais

114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 119
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 122
PHỤ LỤC............................................................................................................. 134



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Địa điểm điều tra nghiên cứu ở Sơn La................................................ 39
Bảng 3.1. Thành phần và tỷ lệ các lồi mọt trong các kho bảo quản ngơ ở Sơn La
56
Bảng 3.2. Kích thước chiều ngang đầu của ấu trùng S. zeamais........................... 79
Bảng 3.3. Kích thước các pha phát triển của mọt ngô S. zeamais.........................81
Bảng 3.4. Thời gian các pha phát triển của S. zeamais......................................... 85
Bảng 3.5. Thời gian sống và sức đẻ trứng của S. zeamais.................................... 86
Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ (%) trứng tích lũy trung bình trong 10 ngày của mọt ngô
S. zeamais mô tả theo thực nghiệm và lý thuyết 88
Bảng 3.7. Thời gian các pha phát triển của S. zeamais......................................... 96
Bảng 3.8. Tỷ lệ sống sót các pha phát triển của S. zeamais ở ba điều kiện ẩm độ
o

và nhiệt độ 25 C

97

Bảng 3.9. Thời gian các pha phát triển của Sitophillus zeamais ở hai điều kiện nhiệt
độ

98

Bảng 3.10. Tỷ lệ sống sót của các pha phát triển của S. zeamais ở nhiệt độ khác
nhau 99
Bảng 3.11. Theo dõi sự xuất hiện mọt trưởng thành S. zeamais ở các nồng độ ôxy
khác nhau........................................................................................... 100
Bảng 3.12. Mô tả hoạt động sống của trưởng thành S. zeamais theo thời gian

trong mơi trường khơng có ơxy.......................................................... 101
Bảng 3.13. Thời gian sống sót của mọt trưởng thành S. zeamais trong mơi trường
khơng có độ ơxy................................................................................. 104
Bảng 3.14. So sánh số lượng cá thể các loài mọt trên 3 loại thức ăn (Mai Sơn,
Sơn La 3–5/2019)............................................................................... 108
Bảng 3.15. So sánh số lượng cá thể các loài mọt trên 3 loại thức ăn trong kho bảo
quản ngô bắp (Mai Sơn, Sơn La 3–5/2019).......................................113
Bảng 3.16. Thành phần loài ong ký sinh thường gặp của các lồi mọt hại ngơ hạt
được bảo quản trong kho ở Sơn La 2015–2016.................................. 115
Bảng 3.17. So sánh số lượng trưởng thành các loài ong ký sinh từ mọt hại ngô
hạt bảo quản trong kho ở Sơn La theo các tháng năm 2016...............117


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Hình ảnh X - quang về sự di chuyển và tương tác của nhiều ấu trùng
Sitophilus zeamais Motschulsky trong một hạt ngơ

19

Hình 2.1. Điểm điều tra thu mẫu tập trung ở Sơn La........................................ 41
Hình 2.2.

Một số thiết bị sử dụng trong quá trình nghiên cứu..............................43

Hình 2.3.

Sơ đồ cấu tạo hệ thống đo ôxy, ẩm độ, nhiệt độ, điểm sương MSI.......44


Hình 2.4. Hệ thống đo nhiệt ẩm, điểm sương ơxy kết nối với máy tính..................44
Hình 2.5. Phân tích mẫu vật trong phịng thí nghiệm, Trường Đại học Tây Bắc
tháng 12/2017

45

Hình 2.6. Hình ảnh bình mơi trường PET được thiết kế trong phịng thí nghiệm....53
Hình 3.1.

Mọt cà phê Araecerus fasciculatus................................................. 65

Hình 3.2.

Hình thái ngồi của Anthicus floralis................................................... 65

Hình 3.3.

Hình thái ngồi của Họ Bostrychidae................................................... 66

Hình 3.4.

Hình thái ngồi của lồi Murmidius ovalis........................................... 67

Hình 3.5.

Hình thái ngồi của mọt thuộc giống Cryptolestes............................... 67

Hình 3.6.

Hình thái phần vịi kéo dài của giống Sitophilus.................................. 68


Hình 3.7.

Hình thái ngồi của 2 lồi mọt thuộc giống

Sitophilus a–Sitophilus

oryzae; b–Sitophilus zeamais

69

Hình 3.8.

Hình thái ngồi của lồi Typhaea stercorea.......................................... 72

Hình 3.9.

Một số đặc điểm hình thái ngồi.......................................................... 72

Hình 3.10. Hình thái ngồi 2 lồi thuộc 2 giống.................................................... 74
Hình 3.11. Hình thái ngồi của 2 lồi thuộc giống Lophocateres và Tenebroides
77
Hình 3.12. Tương quan giữa tuổi và chiều ngang đầu........................................... 80
Hình 3.13. Hình thái mọt ngơ Sitophilus zeamais trưởng thành..............................82
Hình 3.14. Trứng của mọt ngơ Sitophilus zeamais................................................. 82
Hình 3.15. Hình thái ngồi của ấu trùng và nhộng.................................................. 83
Hình 3.16. Diễn biến tỷ lệ trứng trung bình thực tế tích lũy trong 10 ngày.............89


Hình 3.17. Mơ tả tỷ lệ (%) trứng trung bình được tích lũy trong 10 ngày vào

khoảng thời gian trứng đẻ cao nhất (từ 55 đến 95 ngày) ....................... 90
Hình 3.18. Mơ tả tỷ lệ (%) trứng trung bình tích lũy trong 10 ngày của mọt ngô
S. zeamais trong khoảng thời gian từ 10–35 ngày ................................. 90
Hình 3.19. Mơ tả tỷ lệ (%) trứng trung bình tích lũy trong 10 ngày của mọt ngô
S. zeamais trong khoảng thời gian từ 45–85 ngày ................................. 91
Hình 3.20. Mơ tả tỷ lệ (%) trứng trung bình tích lũy trong 10 ngày của mọt ngơ
S. zeamais trong khoảng thời gian từ 105–145 ngày............................. 92
Hình 3.21. Diễn biến số lượng trưởng thành mọt ngô S. zeamais ............................ 94
Hình 3.22. So sánh số lượng mọt trưởng thành xuất hiện....................................... 101
Hình 3.23. Tỷ lệ mọt ngơ S. zeamais chết theo thời gian ....................................... 104
Hình 3.24. So sánh tỷ lệ chết của mọt ngơ S. zeamais ............................................ 106
Hình 3.25. So sánh tỷ lệ hao hut ngô hạt bảo quản ................................................. 107
Hình 3.26. So sánh tỷ lệ các lồi mọt trên 3 loại thức ăn (Mai Sơn, Sơn La 3–
5/2019) ................................................................................................. 109
Hình 3.27. So sánh tỷ lệ (%) các lồi mọt trên ngơ hạt .......................................... 110
Hình 3.28. So sánh tỷ lệ (%) các loài mọt trên gạo hạt dài ..................................... 110
Hình 3.29. So sánh tỷ lệ (%) các lồi mọt trên hạt đậu tương ................................ 111
Hình 3.30. So sánh vị trí số lượng (%) các lồi mọt hại ngơ hạt trong kho ở Sơn La,
2016...................................................................................................... 114
Hình 3.31. Các loại lồi ong ký sinh mọt hại ngơ và lồi Sitophilus zeamais ............ 116
Hình 3.32. So sánh vị trí số lượng ong ký sinh trên các lồi mọt hại ngơ hạt ................ 117
Hình 3.33. So sánh số lượng ong ký sinh vũ hóa từ mọt hại ngơ hạt bảo quản trong
kho ở Sơn La theo thời gian ................................................................ 118


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, trong

đó, lúa và ngơ là hai cây lương thực quan trọng không thể thiếu trong chiến lược
phát triển nông nghiệp. Hai cây lương thực chủ yếu này đảm bảo nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
Ở Việt Nam, cây ngơ có vị trí quan trọng được xếp sau cây lúa. Cây ngô được coi là
cây chủ đạo trong chương trình xố đói giảm nghèo cho các tỉnh miền núi. Ngoài phục vụ
nhu cầu lương thực, các sản phẩm từ cây ngơ cịn được sử dụng để chế biến thành nhiều
sản phẩm có giá trị cao hơn như sản xuất bánh kẹo, rượu, bia, thức ăn gia súc,…

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013, tổng
sản lượng lương thực có hạt ước tính đạt 49,3 triệu tấn, tăng 558,5 nghìn tấn so với
năm trước. Trong đó, sản lượng lúa cả năm ước đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn
tấn, sản lượng ngơ ước đạt 5,2 triệu tấn, tăng 8,3% [1]. Với số lượng lương thực lớn
như vậy, việc bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch là một yêu cầu cấp
thiết, trong khi phần lớn người sản xuất chủ yếu bảo quản sản phẩm lương thực sau
thu hoạch theo phương thức truyền thống, điều này không chỉ làm hao hụt một lớn
về số lượng mà còn làm giảm đáng kể chất lượng của nơng sản trong các kho bảo
quản do các lồi cơn trùng gây hại cho nông sản sau thu hoạch.
Để duy trì được chất lượng và giảm tổn thất nơng sản trong kho bảo quản, cần
tìm ra được những biện pháp hiệu quả phịng chống các lồi cơn trùng hại nơng sản
nói chung và hại ngơ hạt nói riêng sau thu hoạch và bảo quản trong kho.
Trong bảo quản các nông sản, ngồi mục đích làm giảm sự thất thốt về số
lượng và chất lượng (giá trị dinh dưỡng), việc áp dụng những biện pháp phịng
chống cần đảm bảo khơng độc cho sản phẩm được bảo quản mà cịn khơng gây ô
nhiễm cho môi trường trong kho.
Đối với nông sản như ngơ hạt, một số lồi cơn trùng phát sinh và gây hại ngay
trong kho bảo quản; một số loài xâm nhiễm từ ngoài đồng ruộng, đi theo sản phẩm
sau thu hoạch để phát triển và tiếp tục gây hại trong kho. Đối với một số nông sản


2


được bảo quản sau thu hoạch ở dạng hạt như lúa, ngô và đậu đỗ, trong điều kiện
thuận lợi, một số loài mọt phát triển mạnh, sinh sản nhanh gây thất thoát một lượng
lớn, làm giảm đáng kể chất lượng của các loại hạt, đặc biệt đối với hạt giống, mọt
hại làm giảm hoặc mất hẳn khả năng nẩy mầm của hạt giống.
Trong số các lồi cơn trùng hại ngơ hạt bảo quản trong kho, nhóm mọt hại
chiếm ưu thế và gây tổn thất rất lớn. Cho đến nay, ở Việt Nam, đã có một số cơng
trình nghiên cứu về sâu hại nông sản trong kho bảo quản. Đối với tỉnh Sơn La, chưa
có cơng trình nào đề cập một cách đầy đủ về nhóm cơn trùng hại nơng sản sau thu
hoạch đặc biệt là ngô hạt cũng như các biện pháp phòng chống chúng.
Hiện nay, trong số những biện pháp phịng chống sâu mọt hại nơng sản trong kho
bảo quản, biện pháp truyền thống vẫn chỉ là phơi hoặc sấy khô trước khi được đưa vào
kho bảo quản, biện pháp xơng hơi hố học thường hạn chế sử dụng nhằm đảm bảo an
toàn và vệ sinh thực phẩm, biện pháp sinh học gần như rất ít được sử dụng do ít đạt
hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, đến nay vẫn chưa có biện pháp phịng chống
nào tối ưu để giảm những tổn thất do côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho gây ra.

Từ yêu cầu của bảo quản nông sản sau thu hoạch, chúng tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu thành phần mọt hại ngô sau thu hoạch và ảnh hưởng của một số
yếu tố sinh thái đến sự phát triển của loài mọt Sitophilus zeamais Motschulsky
trong kho bảo quản ở Sơn La” làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phịng chống
mọt hại ngơ hạt trong kho bảo quản sau thu hoạch.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thành phần mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La; ảnh
hưởng của một số yếu tố sinh thái đến đặc điểm phát triển của lồi mọt ngơ
Sitophilus zeamais Motschulsky làm cơ sở khoa học cho các biện pháp thích hợp
bảo quản ngơ hạt trong các kho bảo quản.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Bổ sung dẫn liệu về thành phần các lồi mọt hại ngơ hạt ở tỉnh Sơn La và

xây dựng khóa định loại các lồi mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản.
+ Bổ sung một số dẫn liệu khoa học cơ bản về đặc điểm sinh học và sinh thái


3

học của mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky
+ Cung cấp dẫn liệu mới về ảnh hưởng của điều kiện nghèo ôxy đến mọt ngô
Sitophilus zeamais Motschulsky
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp bảo
quản ngô hạt trong kho, giảm thiểu thất thốt do mọt ngơ gây ra và bảo vệ môi
trường kho bảo quản nông sản.
4. Điểm mới của luận án
- Lần đầu xác định thành phần loài và xây dựng khóa định loại bằng hình ảnh
cho 24 lồi côn trùng hại trong kho bảo quản ngô hạt ở Sơn La.
- Bổ sung một số dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học và sinh thái học của mọt

ngô Sitophilus zeamais Motschulsky.
- Lần đầu cung cấp dẫn liệu về ảnh hưởng của điều kiện nghèo ôxy trong bảo
quản ngơ hạt đến tập tính hoạt động và sự phát triển của mọt ngô Sitophilus zeamais
Motschulsky ở Sơn La.
5. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 117 trang, ngoài phần mở đầu 3 trang, kết luận và đề nghị 2
trang, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Tổng
quan các vấn đề nghiên cứu 35 trang; Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương
pháp nghiên cứu 17 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 60 trang. Có
17 bảng, 33 hình.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu côn trùng gây hại nông sản bảo quản trong kho trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần lồi cơn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản

Côn trùng vượt qua tất cả các loài sinh vật hại khác về số lượng cá thể và số
lượng loài, chúng cạnh tranh với con người về nguồn lương thực, lan truyền bệnh
cho con người, cho cây trồng và gia súc. Đặc điểm nổi bật của cơn trùng gây hại là
sự thích nghi cao với các điều kiện sống trên trái đất, chúng có thể tồn tại và hoạt
động trong cả điều kiện khô hạn [2].
Những nghiên cứu về côn trùng gây hại cây trồng nơng nghiệp đã có từ khá
sớm, cũng từ kết quả nghiên cứu về côn trùng, con người mới tìm được những biện
pháp phịng chống cơn trùng gây hại.
Côn trùng không chỉ gây hại cho cây trồng trên đồng ruộng, nhiều lồi cịn
gây hại nơng sản sau thu hoạch được bảo quản trong kho. Côn trùng hại nông sản
trong kho làm giảm hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Trong nhiều trường hợp,
chúng gây mục nát hạt ngũ cốc dự trữ hoặc làm cho hạt giống mất khả năng nẩy
mầm.
Trên thế giới đã những nghiên cứu về côn trùng hại kho, thường tập trung
vào những thống kê thành phần lồi. Có thể tìm thấy trong các cơng trình về hạt dự
trữ (Cotton, 1937); về dịch hại sản phẩm bảo quản của Cotton & Wilbur (1974);
thành phần côn trùng ở Australia (Snelson et al., 1987) [3]; côn trùng hại hạt và sản
phẩm hạt dự trữ của Cotton (1963) [4]; thành phần cơn trùng trên thóc và gạo dự trữ
ở Thái Lan của Nakakita et al., (1991) [5]; thành phần cơn trùng gây hại trên thóc
gạo ở Indonesia của Hall & McFatane, (1961) [6]. Ngồi ra, có thể kể đến các cơng
trình nghiên cứu về thành phần lồi và sinh thái học cơn trùng trên hạt đóng bao
(Graham, 1970; Smith, 1963; Prevett, 1964), cơng trình nghiên cứu về sinh thái học
côn trùng trong các kho ngũ cốc (Richards & Woodroffe, 1968), về côn trùng hại

kho của nông dân (Markham, 1981: dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7].


5

Theo Cotton & Wilbur (1974), côn trùng gây hại cho hạt dự trữ trong kho
trên thế giới gồm 43 loài được chia làm 2 nhóm: nhóm cơn trùng gây hại chủ yếu
gồm 19 lồi và 24 lồi thuộc nhóm cơn trùng gây hại thứ yếu nhưng thường xuyên
xuất hiện trên hạt dự trữ (dẫn theo Snelson et al., 1987) [3].
Ở Indonesia, trên thóc và gạo dự trữ đã thống kê được 17 loài thuộc 12 họ và 2 bộ

(Hall & Mcfarlane, 1961 [6]; Prakash, 1980 [8]). Film & Hagstrum (1990) [9] đã
ghi nhận được 41 lồi cơn trùng trong sản phẩm lương thực dự trữ ở một số nước
trên thế giới. Nakakita et al., (1991) [5] đã ghi nhận được 36 lồi cơn trùng thuộc 17
họ và 2 bộ gây hại trong thóc và gạo bảo quản ở Thái Lan năm 1991.
Theo kết quả điều tra phối hợp giữa các nhà khoa học Indonesia thuộc Trung
tâm sinh học nhiệt đới vùng Đông Nam Á (Seameo–Biotrop) và Viện Tài nguyên
thiên nhiên (NRI) cũng như các tác giả Sukprakarn & Tauthong (1998), Nilpanit &
Sukprakarn (1990) Nakakita (1994), thành phần côn trùng hại kho nông sản thuộc
bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ cánh vảy (Lepidoptera) ở Indonesia, Thái Lan,
Malaysia, Philippines và một số nước khác thuộc khu vực Đơng Nam Á có 174 lồi
thuộc 38 họ, trong đó bộ cánh cứng (Coleoptera) có 153 loài thuộc 34 họ, chiếm
87,93%; bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 21 lồi thuộc 4 họ khác nhau, chiếm 12,07%.
Kết quả trên cho thấy, khu vực Đơng Nam Á có thành phần côn trùng hại kho nông
sản tương đối phong phú và đa dạng hơn nhiều so với Mỹ cũng như các nước khác
trên thế giới (theo Hà Thanh Hương, 2007) [10]. Reichmuth (2000) đã ghi nhận
được 55 lồi cơn trùng trên sản phẩm lưu trữ ở Đức [11].
Theo Olsson Christian (1999) [12], côn trùng gây hại trên sắn gồm các lồi
mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis), mọt ngơ (Sitophilus zeamais), mọt nhỏ
đục hạt (Rhizopertha dominica), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt tre

(Dinoderus minutus).
Đối với ngơ được bảo quản đã có khá nhiều nghiên cứu về thành phần côn
trùng gây hại, đáng chú ý hơn cả là ở Mexico (Rojas, 1998) [13], tác giả đã tiến
hành điều tra và xác định được 17 lồi cơn trùng gây hại cho ngơ bảo quản, thuộc 9
họ và 2 bộ. Trong số đó, các lồi chính gây hại là mọt ngơ (Sitophilus zeamais), ngài
mạch (Sitotroga cerealella) và mọt nhỏ đục hạt (Rhyzopertha dominica).


6

Snelson (1987) [14] phát hiện ở Australia những côn trùng gây hại chính ngơ,
lúa, lúa mì gồm mọt đục hạt (Rhyzopertha dominica), mọt bột đỏ (Tribolium
castaneum), mọt gạo (Sitophilus oryzae), mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt răng
cưa (Oryzaephilus surinamensis). Theo Arbogast & Throne (1997) [15] có 43 lồi
cơn trùng thuộc 26 họ và 4 bộ gây hại trong kho ngô ở Nam Carolina (Hoa Kỳ).
Olsson Christian (1999) [12] đã thống kê được cơn trùng chính gây hại trú
ngụ chủ yếu là mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt bột đỏ (Tribolium castaneum),
mọt tre (Dinoderus minutus) và ngài mạch (Sitotroga cerealella).
Khi nghiên cứu sản phẩm lương thực dự trữ ở một số nước trên thế giới,
Freeman (1980) đã ghi nhận được 41 lồi cơn trùng. Sau đó, một nghiên cứu khác
của Bengstong (1997) đã chỉ rõ các lồi cơn trùng gây hại kho chủ yếu là Sitophilus
spp., Rhizopertha dominica, Tribolium castaneum, Sitotroga cerealella và Ephestia
cautella phân bố khắp thế giới và đặc biệt các vùng khí hậu ấm áp, trong đó có 200
lồi dịch hại ngũ cốc cất giữ trong kho [16].
Theo Bolin (2001), kết quả điều tra cơ bản của trường Đại học Oklahoma chỉ
ra các loại côn trùng chiếm ưu thế gây hại kho gồm Rhizopertha dominica,
Cryptolestes spp., Tribolium castaneum và ngài Ấn Độ Plodia interpunctella [17].
Cho đến nay, trên thế giới đã có những thành cơng trong việc việc bảo quản
nơng sản sau thu hoạch, điều này đã giảm được thiệt hại về cả số lượng và chất
lượng do côn trùng gây ra và kiểm soát được sự phát triển của chúng trong kho bảo

quản. Tuy nhiên, với sự thay đổi điều kiện mơi trường và nguồn thức ăn, để thích
nghi, các lồi cơn trùng hại kho cũng có sự thay đổi về thành phần, mật độ và hình
thức gây hại. Ngồi ra, do sự thơng thương và trao đổi hàng hóa ngày càng tăng
giữa các nước, khả năng du nhập các lồi cơn trùng từ các sản phẩm nơng nghiệp
ngày càng cao. Vì vậy, việc nghiên cứu về thành phần lồi cơn trùng gây hại trong
các kho nơng sản vẫn luôn được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
1.1.2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các lồi hại chính cho nơng sản
trong kho bảo quản
Đã có những nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các lồi mọt cơn
trùng hại chính trong kho nơng sản. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của côn trùng
hại kho như: mọt gạo (Sitophilus oryzae), Prvett (1960) cho biết, khi đẻ trứng, mọt


7

gạo dùng vòi khoét lỗ trên bề mặt hạt rồi đẻ trứng sau đó chúng tiết ra chất nhầy bịt
miệng lỗ để bảo vệ trứng. Mỗi lần đẻ một trứng, có khi từ 2–3 trứng (dẫn theo Vũ
Quốc Trung, 1978) [18]. Zacher (1964) cho biết, trung bình một cá thể cái có thể đẻ
được 380 trứng, cao nhất là 576 trứng. Thời gian phát triển của mọt gạo chủ yếu
º

phụ thuộc vào nhiệt độ. Từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt độ 27,2 C là 25,5 ngày;
º

ở nhiệt độ 17 C là 92 ngày, tuổi thọ của mọt gạo kéo dài khoảng 8 tháng (dẫn theo
Bùi Công Hiển, 1995) [7].
Đối với mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica), kết quả nghiên cứu của
Potter & Brich cho thấy, mọt đục hạt nhỏ đẻ trứng trực tiếp vào hạt và dùng chất
nhầy để bảo vệ trứng. Sâu non lột xác 3 lần, thời gian phát triển của ấu trùng khoảng
28– 71 ngày (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978) [18]. Theo Zacher (1964), ở điều kiện

o

o

29 C thời gian hồn thành một vịng đời chỉ kéo dài 4 tuần; ở nhiệt độ 21 C, chúng
hoạt động kém hơn và hầu như khơng có khả năng sinh sản (dẫn theo Bùi Công Hiển,
1995) [7].

Đối với mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F.) khó phân biệt trưởng
thành đực cái một cách rõ ràng, con cái có những đốm mờ trên mặt đốt bụng thứ 3
và thứ 4, đốt thứ 5 đồng màu. Con đực có tất cả các đốt bụng màu như nhau và đậm
hơn con cái (Stemley & Wilbur, 1966) [19].
Như vậy, có thể nói, cho đến nay, những nghiên cứu về sinh học, sinh thái
học của các lồi cơn trùng hại kho nơng sản chưa nhiều, thường có những nghiên
cứu sâu về một số lồi hại quan trọng đối với nơng sản trong kho.
1.1.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản
Nông sản bảo quản bị sâu mọt tấn công gây thiệt hại lớn về số lượng và chất
lượng. Đó cũng là một trong số những ngun nhân dẫn đến tình trạng giảm và thất
thốt một lượng lớn lương thực ở một số nơi trên thế giới. Subrahmanyan (1962) đã
chỉ ra rằng, tổng lương thực của thế giới đã có thể tăng lên đến 25–30% nếu tránh
được mất mát nông sản sau thu hoạch (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7].
Tổn thất sau thu hoạch của các loại nơng sản thường ít được đánh giá một
cách đầy đủ. Số liệu công bố thường tập trung về tổn thất về khối lượng, trong khi
hầu như rất ít số liệu thiệt hại về mặt chất lượng của các nông sản được lưu trữ.


8

Sắn khô là một trong các loại nông sản rất khó dự trữ do dễ bị tấn cơng bởi
các lồi cơn trùng gây hại trong kho và yếu tố khí hậu làm cho số lượng và chất

lượng sắn bảo quản bị giảm nhanh. Lượng mất mát của sắn khô trong quá trình bảo
quản đã được đánh giá lên đến 16% về khối lượng sau 2 tháng dự trữ ở Malaysia
[20].
Ở Ấn Độ đã có báo cáo cho rằng đem nhúng nước ấm nơng sản trước bảo quản
có thể bảo quản trong 9 tháng mà chỉ mất đi 3% khối lượng, so với mất 5% nếu dự trữ
nơi bình thường. Tuy nhiên, đối với sắn lát phơi khô, sự mất mát khoảng 12–14% khi
dự trữ trong kho. Tổn thất khối lượng sắn lưu trữ ở Ghana khoảng 8% ở hộ nông dân và
21% ở các kho tập trung sau 8 tháng bảo quản (Stumpf, 1998) [21].
Những con số thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp
quốc (FAO) năm 1973 đã chỉ ra rằng không lâu nữa, nguồn cung cấp lương thực của
thế giới sẽ không đủ để chống lại nạn đói do thiệt hại mùa màng. Trong đó, con số cụ
thể đã chỉ ra ít nhất có 10% lương thực sau thu hoạch bị mất mát do dịch hại kho, và
thiệt hại có thể tới 30% phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới (Hall, 1970) (dẫn theo

Snelson et al., 1987) [3].
Tại Hoa Kỳ, theo Pawgley (1963) tổn thất hạt bảo quản mỗi năm được báo cáo
khoảng 15–23 triệu tấn, trong đó, từ 9–16 triệu tấn do côn trùng, gần 7 triệu tấn do chuột.

Ở các nước thuộc châu Mỹ-Latinh, theo đánh giá, ngũ cốc và đậu đỗ đã thu hoạch bị
tổn thất tới 25–50%; ở một số nước châu Phi, khoảng 30% tổng sản lượng nông
nghiệp bị mất đi hàng năm (dẫn theo Vũ Quốc Trung và nnk., 1991) [22].
Đối với thóc và gạo, tổn thất sau thu hoạch tại một số nước châu Á như
Malaysia là 17%, Nhật Bản là 5% và Ấn Độ là 11 triệu tấn/năm (dẫn theo Vũ Quốc
Trung và nnk., 1991) [22].
1.1.4. Các biện pháp phịng chống cơn trùng gây hại nơng sản trong kho bảo quản

Đã có rất nhiều biện pháp được áp dụng trên thế giới để phịng chống cơn
trùng gây hại nơng sản trong kho bảo quản, trong đó điều chỉnh các yếu tố về khí
hậu (điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, thơng khí, phơi khơ,…), từ đó chọn lựa khu vực xây
dựng kho tàng, dạng kho, hướng kho, loại hình bảo quản, biện pháp phịng chống,

thời gian phòng chống cho hợp lý sẽ giúp phòng chống côn trùng hại kho.


9

Một số biện pháp có liên quan đến kiểm dịch thực vật, biện pháp sinh học,
cơ học vật lý và hóa học.
Biện pháp kiểm dịch thực vật là biện pháp mang tính bắt buộc, có sự thỏa
thuận trên cơ sở khoa học. Đó là việc ban hành và thực hiện các quy định mang tính
pháp lý về điều kiện nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, giống cây trồng và vật thể
khác thuộc diện kiểm dịch thực vật nhằm hạn chế sự du nhập và lây lan của các lồi
cơn trùng gây hại nguy hiểm đối với hạt ngũ cốc nói riêng và sản xuất nơng nghiệp
nói chung. Việc ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật để ngăn chặn sự
du nhập và lây lan của các loài dịch hại nguy hiểm rất cần thiết đối với mỗi quốc gia
trong hoạt động thương mại quốc tế hoặc thương mại trong nước.
Biện pháp sinh học là hướng nghiên cứu đang được ưu tiên khuyến khích
nhờ những ưu điểm của nó. Theo định nghĩa của tổ chức đấu tranh sinh học quốc tế
(IOBC, 1971), biện pháp sinh học là sử dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm
hoạt động sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do các sinh
vật hại gây ra” (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [23].
Trong phạm vi rộng hơn, phòng chống sinh học cũng bao gồm việc sử dụng
các hoạt tính sinh học có nguồn gốc tự nhiên, các chất xua đuổi hoặc dẫn dụ, những
chất có thể được sử dụng trong quản lý phịng chống tổng hợp cơn trùng gây hại
trong kho, trong một số trường hợp, những kỹ thuật này cịn được gọi là các kỹ
thuật cơng nghệ sinh học (Reichmuth, 2000). Cũng theo Reichmuth (2000) [11],
biện pháp sinh học có tính chọn lọc cao và có ưu điểm phịng chống hiệu quả một
lồi dịch hại mà khơng ảnh hưởng đến các lồi cơn trùng có ích khác.
Một số các kết quả nghiên cứu về biện pháp sinh học phịng chống cơn trùng
gây hại trong kho có thể tìm thấy trong các cơng trình của một số tác giả như Nakakita
et al., (1991) [5] đã ghi nhận được ba lồi ong ký sinh ở cơn trùng hại trong các kho

lương thực ở Thái Lan, đó là Theocolax elegans (Westwood), Proconus sp. và Bracon
hebetor (Say); một số loài bắt mồi như kiến (4–5 lồi), bọ xít Xylocoris flavipes Reuter,
Scenopinus fenestralis (Linnaeus) và bọ cạp giả Chelifer sp.
Reichmuth (2000) [11] cho biết bọ xít Xylocoris flavipes ăn trứng, ấu trùng và


10

nhộng nhiều lồi cơn trùng gây hại trong kho như: Plodia interpunctella, Corcyra
cephalonica, Ephestia cautella, Acanthoscelides obtectus, Dermestes maculatus,
Sitophilus zeamais, Cryptolestes ferrugineus, Sitophilus granarius, Tribolium
confusum, Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne và Sitotroga cerealella.
Cũng theo Reichmuth (2000) [11], ong Trichogramma evanescens ký sinh trứng
nhiều lồi cơn trùng gây hại trong kho như Plodia interpunctella, Ephestia
kuehniella, Corcyra cephalonica, Ephestia cautella, Acanthoscelides obtectus,
Dermestes maculatus.
Các cơng trình nghiên cứu về ong ký sinh ở cơn trùng gây hại trong kho trên
thế giới còn nhiều hạn chế do thường chỉ tập trung vào việc điều tra, ghi nhận thành
phần lồi hoặc nhân ni trong phịng thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu tại Frankfort (Mỹ), Sedlacek et al., (1998) [24] ghi nhận
có 7 lồi ong ký sinh của cơn trùng hại kho, trong đó có 3 lồi thuộc họ
Pteromalidae, 3 loài thuộc họ Bethylidae và 1 loài thuộc họ Braconidae.
Cũng như những nghiên cứu về ong ký sinh ở côn trùng gây hại trong kho.
Các nghiên cứu về sinh vật gây bệnh cho côn trùng hại kho cũng có nhiều hạn chế.
Phần lớn các lồi cơn trùng gây hại trong kho thuộc bộ cánh Cứng (Coleoptera),
chúng thường bị các loài sinh vật gây bệnh như nấm, tuyến trùng,
vi khuẩn, virus … gây bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu mới chỉ tập trung
vào nhóm vi khuẩn gây bệnh.
Nghiên cứu về sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringensis để phòng chống sâu hại


kho cũng được đề cập khá sớm (Berliner, 1911; McGaughey, 1980; Subramanyan &
Culkomp, 1985; Sukprakarn, 1990) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995 và Phạm Văn
Lầm, 1995) [7], [23].
Berliner (1911) đã phân lập được vi khuẩn Bacillus thuringiensis từ ấu trùng
của Ephestia kuehniella Zeller tại Thuringia. Người ta đã phát hiện được 525 lồi
thuộc 13 bộ cơn trùng bị nhiễm vi khuẩn Bacillus thuringiensis, trong đó nhiều nhất
là bộ cánh vảy (318 lồi), sau đó là bộ hai cánh (59 loài), bộ cánh cứng (34 loài) và


11

cịn lại là các bộ khác (khoảng 1–12 lồi), (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [23].
McGaughey (1980) cho biết việc xử lý trên lớp hạt bề mặt (khoảng 10cm) với

một lượng nhỏ chế phẩm Bacillus thuringiensis đã hạn chế khoảng 81% quần thể
ngài Ấn Độ (Plodia interpunctella) và ngài bột (Ephestia cautella) và kết quả đã
hạn chế sự ăn hạt của chúng tới hơn 92% (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7].
Subramanyan & Cutkomp (1985) báo cáo về vai trò của Bacillus
thuringiensis trong phịng chống các lồi ngài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) gây
hại trong kho. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành tại Hoa Kỳ với các loài như
Plodia interpunctella, Ephestia cautella, E. kuehniella và Sitotroga cerealella. Kết
quả cho thấy chỉ cần sử dụng chế phẩm này với liều lượng dưới 10mg/kg đã hạn chế
được sự gây hại của chúng trong kho ngũ cốc (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7].
Sukprakarn (1990) báo cáo về việc sử dụng Bacillus thuringiensis để phòng
chống ngài gạo (Corcyra cephalonica) trong các kho bảo quản gạo ở Thái Lan (dẫn
theo Bùi Công Hiển, 1995) [7].
Có nhiều quan điểm khác nhau về biện pháp cơ học và vật lý. Theo quan
niệm của Banks (1981), sử dụng yếu tố vật lý làm thay đổi môi trường trong kho
làm bất lợi đối với sự phát triển của côn trùng gây hại hoặc không cho chúng tiếp
cận được với hàng hóa bảo quản (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7].

Golob & Webley (1980) đã tổng kết các kết quả nghiên cứu thử nghiệm và áp
dụng thuốc thảo mộc ở nhiều nơi trên thế giới với các lồi thực vật khác nhau, trong
đó đáng kể nhất là việc tạo ra các chế phẩm thuốc thảo mộc từ cây xoan Ấn Độ
(Azadirachta india), cỏ mạt (Acorus calamus), cây ruốc cá (Derris spp.), cây thuốc
lá, thuốc lào… Các tác giả đã nêu lên những sản phẩm cụ thể được dùng để ngăn
ngừa cơn trùng gây hại từ 47 lồi thực vật khác nhau, trong đó có 40 lồi đã được sử
dụng dưới dạng các chiết xuất (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7].


Philipin, các sản phẩm từ cây xoan Ấn Độ cũng được sử dụng trong bảo quản

thóc trong các kho dự trữ thu được kết quả đáng khả quan ở nồng độ 1–2%, trộn lá
xoan Ấn Độ với thóc, xử lý 20% dịch chiết trong các túi bảo quản hoặc sử dụng lá xoan
Ấn Độ khô đặt giữa nền kho và trong các túi bảo quản cũng cho kết quả tương


12

tự. Xử lý khối hạt với 5% dịch chiết từ hạt xoan Ấn Độ hoặc 20% dịch chiết lá xoan
có tác dụng phịng chống cơn trùng phá hại trong 6 tháng [25].
Đã có rất nhiều tài liệu ghi nhận tác dụng gây ngán ăn của các dẫn xuất từ
cây xoan Ấn Độ đối với các bộ côn trùng khác nhau. Những thí nghiệm đầu tiên
được tiến hành tại Ấn Độ với Schistocera gregaria và kết quả thu được rất khả quan
ở nồng độ 10–40µg/l. Ở Ấn Độ và Pakistan đã dùng cây xoan Ấn Độ để trừ sâu hại,
hơn 60% nông dân ở các nước này đã trộn lá xoan Ấn Độ với hạt ngũ cốc để bảo
quản và hơn 80% những người trồng cây bạch đậu khấu dùng hạt cây xoan Ấn Độ
bón vào đất trừ tuyến trùng [25].
Những chất có trong một số lồi thực vật có khả năng tác động làm thay đổi
tập tính của cơn trùng. Có thể là có mùi vị xua đuổi cơn trùng; mùi vị hấp dẫn cơn
trùng (bẫy bả) hoặc có độc tố đối với côn trùng nên được sử dụng trong phòng

chống tổng hợp. Các nghiên cứu còn kết luận rằng, các hợp chất cũng có hiệu quả
như các tác nhân phịng chống và một số chất cịn có thể được sử dụng như thuốc
xông hơi. Hiệu quả của các chất chiết xuất từ thực vật đối với côn trùng hại kho là
hóa chất tổng hợp. Các lồi dịch hại khác nhau và các pha phát triển khác nhau của
cùng một lồi dịch hại có phản ứng khơng giống nhau đối với một chất chiết xuất
nhất định. Lượng hợp chất tinh khiết trong một chất chiết xuất từ thực vật có thể
khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lý và giống cây.
Ở Trung Quốc, thuốc thảo mộc Gu Chong Jing (GCJ) đã được sản xuất và
đưa vào sử dụng rộng rãi trong các kho bảo quản lương thực dự trữ tại tỉnh Quảng
Tây, Quảng Đông và nhiều tỉnh khác đạt hiệu quả tốt (Lin et al., 2003) [26].
Các biện pháp kỹ thuật được xử lý trong việc bảo quản lưu trữ nơng sản
trong kho có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Vệ sinh
kho tàng sạch sẽ trước khi nhập hàng, sắp xếp và bố trí hàng hóa bảo quản trong
kho gọn gàng, ngăn nắp và giữ cho kho sạch trong suốt q trình bảo quản có tác
dụng loại bỏ nguồn lây nhiễm côn trùng gây hại cho các lô hàng lưu trữ tiếp theo.
Côn trùng trong kho thường sống trong các phần hàng hóa cịn sót lại sau khi


×