Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIỂU LUẬN MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT đề TÀI môn học nhảy dây và kiểu nhảy dây chụm hai chân không bước đệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.44 KB, 14 trang )

lOMoARcPSD|11346942

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG–AN NINH VÀ
GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT (I)

KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

TÊN ĐỀ TÀI: Môn học Nhảy Dây và Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân
Không Bước Đệm

Họ và tên sinh viên: Trần Thiên Đạt
Mã sinh viên: 3120560019
Lớp: DKP1201
Nhóm: 47

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2021


lOMoARcPSD|11346942

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG–AN NINH VÀ
GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT (I)


KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

TÊN ĐỀ TÀI: Môn học Nhảy Dây và Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân
Không Bước Đệm

Họ và tên sinh viên: Trần Thiên Đạt
Mã sinh viên: 3120560019

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2021
MỤC LỤC


lOMoARcPSD|11346942

Trang
Giới thiệu môn học................................................................................................ 1
Chương 1: Nhảy Dây trong Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không
Bước Đệm....................................................................................................... 2
1.1. Các giai đoạn thực hiện Nhảy Dây trong Kiểu Nhảy Dây Chụm
Hai Chân Không Bước Đệm......................................................................... 2
1.2. Kỹ thuật Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Khơng Có Bước Đệm............ 2
Chương 2: Mơn Học Nhảy Dây ở Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân
Không Có Bước Đệm..................................................................................... 8
2.1. Những sai lầm nào trong quá trình học..................................................... 8
2.2. Cách sửa chữa những sai lầm thường mắc................................................ 8
Chương 3: Tác dụng của Môn học Nhảy Dây đến người học.......................... 9
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 11


lOMoARcPSD|11346942


GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục Xã hội Chủ
nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức và hồn
thiện thể chất. Từ đó học sinh - sinh viên có sức khỏe dồi dào, có thể chất cường
tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một cách
đắc lực. Cùng với các mặt hoạt động khác, q trình Giáo dục thể chất cịn giúp cho
học sinh - sinh viên hoàn thiện nhân cách và các phẩm chất khác, nhằm đáp ứng đòi
hỏi của cuộc sống và nghiệp vụ chuyên môn.

1


lOMoARcPSD|11346942

Chương 1: Nhảy Dây trong Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không
Bước Đệm
1.1. Các giai đoạn thực hiện Nhảy Dây trong Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai
Chân Không Bước Đệm
Gồm 4 giai đoạn:
+Giai đoạn 1: Thực hiện kỹ thuật so dây.
+ Giai đoạn 2: Thực hiện kỹ thuật chao dây.
+ Giai đoạn 3: Thực hiện kỹ thuật vào dây.
+ Giai đoạn 4: Thực hiện kỹ thuật nhảy dây.
1.2. Kỹ thuật Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Khơng Có Bước Đệm
Giai đoạn 1: Kỹ thuật So dây.
- Hai tay cầm hai đầu dây, chân phải hoặc chân trái dẫm lên đầu dưới dây
(dây đặt sát mặt đất).
- Cách xác định:

+ Cách 1: Hai tay cầm ngay tay cầm của sợi dây để ngang hướng từ trong
ngực ra.
+ Cách 2: Hai tay cầm ngay tay cầm của sợi dây để tay cầm của sợi dây
hướng dọc lên trên vai.

2


lOMoARcPSD|11346942

Tay cầm

Ngang
ngực

Đầu dưới
dây

Ảnh minh họa so dây ngang ngực.
Giai đoạn 2: Kỹ thuật chao dây
-Tư thế chuẩn bị: hai tay cầm hai đầu dây(dây sát đất).

Ảnh minh họa.

3


lOMoARcPSD|11346942

-Động tác: Chao dây sáng trái, chao dây sang phải chủ yếu xoay cổ tay, hai

tay chuyển động theo hình số 8 ngang, dây được quất ra trước mặt kéo xuống dưới,
sang trái, ra sau, lên cao, rồi ra trước mặt, sang phải...
+ Nhịp 1:Chao dây sang bên trái, qua trước mặt, hai cẳng tay gần như sát
nhau, tay phải trên, tay trái dưới.

Ảnh minh họa.
+ Nhịp 2: Chao dây sang bên phải, hai tay gần như song song.

Ảnh minh họa.
4


lOMoARcPSD|11346942

+ Nhịp 3: Chao dây trang bên trái, động tác như nhịp 1.

Ảnh minh họa.
+ Nhịp 4: Dây để ở phía trước (sát chân) chuẩn bị nhảy qua dây.

Ảnh minh họa.
5


lOMoARcPSD|11346942

Giai đoạn 3: Kỹ thuật vào dây
Sau kỹ thuật chao dây là kỹ thuật vào dây:
-Tại động tác cho dây chuyển động từ trái sang phải và từ phải trang trái thì ở
động tác cuối cùng để kết thúc kỹ thuật chao dây thì vào thời điểm này động tác tay
sẽ cao hơn khoảng 15cm đến 20 cm cho dây ra mạnh hơn khi chao dây ra phía giữa

ở ngay trước của thân người với mục đích chính là tạo ra lực mạnh để có đà quay
dây ra sau.
- Sau động tác tay dùng lực đưa dây ra trước bằng hai tay thì lúc này hai tay
tách ra hai bên hông của thân người và khi sợi dây sát mặt đất thì bật hai chân qua.

Ảnh minh họa
Giai đoạn 4: Kỹ thuật nhảy dây chụm hai chân không bước đệm
- Tư thế chuẩn bị(nếu có): Đứng thẳng hai tay cầm hai đầu dây, dây để sát
đất phía sau.
-Khi thực hiện Nhảy dây thì vị trí tay khi nhảy dây cần phải:
+ Giữ khuỷu tay gần thần mình và đảm bảo cho cổ tay chỉ hơi thấp hơn
khuỷu tay một chút.
+ Sử dụng cổ tay và cẳng tay để thực hiện mỗi nhịp nhảy.
+ Sử dụng căng tay và cổ tay xoay dây với vòng nhỏ, thực hiện động tác
quay sợi dây nhảy đều nghĩa là không được dang tay ra quá rộng hoặc quá hẹp.
Khoảng cách giữa khuỷu tay và hông là từ 7 cm tới 10 cm.

6


lOMoARcPSD|11346942

Ảnh minh họa
- Khi thực hiện kỹ thuật nhảy dây thì các thao tác thực hiện ở chân cần phải
thực hiện như sau:
+ Thực hiện bật 2 chân cao vài xăng ti mét so với mặt đất(3 cm hoặc 2cm).
+ Với mỗi nhịp nhảy, chân khi nhảy không chạm dây.
+ Nhảy càng cao, năng lượng của cơ thể càng tiêu hao nhiều hơn và tiếp đất
nhiều hơn.
+ Hai chân phải tiếp đất nhẹ nhàng bằng cách dồn trọng lượng vào giữa đôi

chân để giảm tác động mạnh lên gân và các khớp xương, cố gắng càng nhẹ nhàng
càng tốt.

Ảnh minh họa
7


lOMoARcPSD|11346942

- Khi thực hiện kỹ thuật nhảy dây về thời gian và số lần nhịp nhảy: cần phải
tập tăng dần lên để tăng sức bền bản thân lên.

Chương 2: Môn Học Nhảy Dây ở Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Khơng Có
Bước Đệm

2.1. Những sai lầm trong q trình học
- So dây không đúng cách.
- Chao dây đã thực hiện chưa đúng làm dây không tiếp xúc đất.
- Dùng dây bị xoắn, khi vào dây bị vướng.
- Khuỷu tay và cổ tay dang quá xa thân người.
- Quay dây bằng cả hai cánh tay.
- Hai vai bị gòng lên khi quay dây để thực hiện nhảy dây.
- Nhảy dây quá cao khi qua dây.
- Trùng gối quá sâu.
- Tiếp xúc đất bằng cả bàn chân.
- Nín thở khi nhảy.
2.2. Cách sửa chữa những sai lầm thường mắc
- So dây không đúng cách:
Cách 1: Một chân giẫm lên giữa sợi dây nhảy và hai tay người nhảy dây sẽ
cầm vào tay cầm của sợi dây nhảy nằm ngang tại vị trí ngực của người sẽ thực hiện

nhảy dây.
Cách 2: Một chân giẫm lên giữa sợi dây nhảy và hai tay người nhảy dây sẽ
cầm vào tay cầm của sợi dây nhảy dựng theo hướng dọc sao cho tay cầm của sợi
dây nhảy bằng vai của người thực hiện nhảy dây.
- Chao dây đã thực hiện kỹ thuật chưa đúng làm dây không tiếp xúc đất:
Kỹ thuật chao dây phải ra được hình số 8 nằm ngang, cổ tay và cẳng tay phải uyển
chuyển.
- Dùng dây bị xoắn, khi vào dây bị vướng: không sử dụng sợi dây nhảy quá
cũ, kiểm tra sợi dây nhảy trước khi thực hiện nhảy dây nghĩa là khâu chuẩn bị phải
thật tốt, thật kỹ lưỡng. Và tập so dây lại.

8


lOMoARcPSD|11346942

- Khuỷu tay và cổ tay dang quá xa thân người: quá trình học cần phải chú ý,
mỗi lần khi thực hiện nhảy dây người học cần phải tập trung chú ý đến từng bước
trong kỹ thuật cho tới khi nhuần nhuyễn kỹ thuật. Khuỷu tay và thân người cách
nhau khoảng 7 – 10cm.
- Quay dây bằng cả cánh tay: Quay dây bằng cổ tay và cẳng tay. Người học
thường hay sai vậy sẽ sữa chữa như sau: tập quay dây bằng tay khơng nghĩa là
khơng có sợi dây nhảy bằng cách nhảy từng nhịp một, sau đó 3 nhịp trong một lần
nhảy và 5 nhịp trong một lần nhảy, cứ như vậy tăng dần lên tới khi kỹ thuật nhảy
khơng cịn sai phạm nữa.
- Hai vai bị gịng lên khi quay dây để thực hiện nhảy dây: khơng gịng vai khi
thực hiện nhảy dây. Tập các bài tập thể lực liên quan về tay – Vai như là hít đất, tạ
tay.
- Nhảy chân quá cao khi qua dây: Người học hãy tập bật 2 chân khơng có sợi
dây nhảy, tập nhảy theo ý muốn của bản thân mình. Tập bật 2 chân tại chỗ cao 20

cm từ một nhịp bật trong 1 lần rồi tăng dần lên với 10 nhịp liên tục trong 1 lần, bật 2
chân tại chỗ cao 10 cm từ 1 nhịp bật trong 1 lần rồi tăng lên 10 nhịp liên tục trong 1
lần, tương tự như vậy bật cao tại chỗ 5 cm, 3 cm, 2cm.
- Trùng gối quá lâu: Lý do vì sao bị trung gối quá lâu? Do chưa nắm kỹ thuật
thì hãy luyện tập từng bước của kỹ thuật thật chính xác. Trùng gối quá sâu do thể
lực của bản thân yếu về sức bật thì người học phải tăng cường các bài tập thể lực để
tăng cường sức bật của đôi chân như là bật 2 chân tại chỗ không dây, bật 2 chân qua
các chướng ngại vật, bật cóc.
- Tiếp xúc đất bằng cả bàn chân: luôn phải ghi nhớ và tập luyện kỹ thuật cho
đúng và cho tới khi nhuần nhuyễn kỹ thuật để khơng cịn sai nữa và các bài tập thể
lực liên quan tới chân dể tăng sức chịu đựng cơ bắp.
- Nín thở khi nhảy dây: Khi nhảy dây hơi thở cần dược để tự nhiên, khơng
được cố ý điều khiển hơi thở. Tập hít thở nhẹ nhàng khi khơng nhảy dây. Hãy tập
bình tĩnh trong mọi việc đừng để trạng thái quá căng thẳng làm ảnh hưởng tới nhịp
tim và hơi thở.
Chương 3: Tác dụng của Môn học Nhảy Dây đến người học
- Đốt cháy mở thừa: Với người muốn giảm cân, nhảy dây là một bài tập hữu
hiệu mà họ nên thử. Theo các nhà khoa học, nhảy dây trong 30 phút giúp cơ thể tiêu
hao 450 calo, nhảy dây liên tục trong 10 phút tương đương với chạy chậm 30 phút
hoặc khiêu vũ thể thao 20 phút. Các chuyên gia thể thao nhận định việc thực hiện
80-100 nhịp nhảy/phút tương đương với chạy bộ 10km hoặc đạp xe 30km/h. Ngoài
ra, nhảy dây đòi hỏi bạn phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với bơi lội hoặc tập
aerobic. Có thể coi đây là cách tập luyện mất ít thời gian nhưng lại tiêu hao khá
nhiều năng lượng, giúp đẩy nhanh tốc độ đốt cháy các chất béo trong cơ thể.
- Tốt cho tim mạch: Nhảy dây có thể được coi như là một bài tập tim mạch
rất hữu hiệu giống như chạy bộ, đạp xe hay chơi bóng... Khi bạn thực hiện các động
tác nhún và bật nhảy liên tiếp, bạn sẽ kích thích cơ tim hoạt động nhanh và mạnh
9

Downloaded by Quang Tr?n ()



lOMoARcPSD|11346942

hơn, để bơm máu mang oxy tới các tế bào ở từng cơ quan. Nếu thường xuyên thực
hiện bài tập nhảy dây, bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh và tránh được nguy cơ đau
tim, đột quỵ.
- Luyện tập sức bền: Nhảy dây tưởng chừng rất đơn giản và nhẹ nhàng,
nhưng nếu bạn tăng tốc thì đây sẽ là một bài tập sức bền rất hiệu quả. Bởi khi tăng
tốc độ nhảy dây, lượng calo trong cơ thể bạn bị đốt cháy, nhịp tim tăng, nhịp thở
tăng. Mỗi ngày bạn hãy thử nhảy dây nhanh trong thời gian lâu hơn, xen kẽ với
những lúc nhảy tốc độ bình thường để thấy sức bền của mình tăng lên.
- Giúp xương chắc khỏe: Khi nhảy dây, phần xương quanh bàn chân và mắt
cá chân sẽ được tăng cường độ chắc khỏe. Nhảy dây giúp tăng mật độ xương và
ngăn ngừa bệnh loãng xương hiệu quả. Theo hiệp hội loãng xương Ấn Độ thì nhảy
dây từ 2 – 5 phút mỗi ngày có thể giúp xương chắc, khỏe hơn và ngăn ngừa bệnh
loãng xương.
- Mang lại tâm trạng thoải mái: Các hoạt động thể chất nói chung đều mang
lại những cảm xúc tích cực cho người tập luyện, giải tỏa căng thẳng cả về thể chất
lẫn tinh thần. Khi chúng ta vận động, não bộ sẽ sản sinh ra Endorphin, một chất dẫn
truyền thần kinh có cơng dụng tạo ra cảm giác phấn chấn, thư giãn, giảm stress và
đau đầu hiệu quả.
- Hỗ trợ tăng chiều cao:Hoạt động nhảy dây là một cách để tăng chiều cao
bởi khi hoạt động này diễn ra sẽ kích thích hormone HGH - một loại chất giúp tăng
trưởng chiều cao, phát triển cơ thể về kích thước. Đây cũng là chất giúp tăng chiều
cao, đặc biệt con người trong tuổi dậy thì.
+Nhảy dây cũng là cách để phát triển các sụn khớp, kích thích bộ phận này
phát triển, kéo dài cơ thể hơn và từ đó tăng chiều cao lên.
- Giúp thông minh hơn: Tập luyện bộ mơn này ảnh hưởng tích cực đến sự
phát triển của cả bán cầu não trái và phải của bạn, giúp tăng cường nhận thức khơng

gian, cải thiện trí nhớ, làm tăng sự tỉnh táo và tập trung.

10

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. />2. Lý thuyết GDTC1.

11

Downloaded by Quang Tr?n ()



×