TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH TIỀN KỸ THUẬT SỐ DO NGÂN
HÀNG TRUNG ƯƠNG PHÁT HÀNH TẠI TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ
KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
TÊN
MSSV
Phạm Linh Giang
K1850111602
Phạm Nguyễn Thảo Nguyên
K185011616
Lê Thị Hoài My
K185011610
Nguyễn Thị Xuân
K185011633
Trần Thị Thanh Tuyền
K185011629
Giảng viên: Lưu Minh Sang.
Môn: Luật Ngân hàng.
BẢNG PHÂN CƠNG ĐÁNH GIÁ
TÊN
MSSV
NHIỆM VỤ
ĐÁNH GÍA
Phạm Linh Giang
K185011602
2.1+3.1+ Sửa nội
dung
100%
Phạm Nguyễn Thảo
K185011616
1.2+Abstract
100%
Lê Thị Hoài My
K185011610
1.1+3.2 (1 nửa 3.2)
100%
Trần Thị Thanh Tuyền
K185011629
3.2 (một nửa)+ Sửa
nội dung+ Làm TLTK
100%
Nguyễn Thị Xuân
K185011633
2.2 + Dẫn nhập+Sửa
thể thức
100%
Nguyên
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DẪN NHẬP
TỪ KHOÁ
1. Tổng quan về tiền kỹ thuật số do ngân hàng Trung ương phát hành
1
1.1. Khái niệm và bản chất của tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành
1
1.2 Đặc điểm của tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành
2
2. Khung pháp lý điều chỉnh tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành tại Trung Quốc
4
2.1 Khái quát về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát hành
4
2.1.1 Đặc điểm của tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát hành 4
2.1.2 Khung pháp lý điều chỉnh tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
phát hành
2.2 Thực tiễn áp dụng tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành tại Trung
Quốc
5
7
3. Quan điểm về tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành tại Việt Nam và một số khuyến
nghị phù hợp
9
3.1 Pháp luật Việt Nam hiện nay về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành
9
3.2 Một số khuyến nghị đặt ra cho Việt Nam trong xây dựng tiền kỹ thuật số do Ngân
hàng Trung ương phát hành
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu chữ viết tắt
Ý nghĩa
1
CBDC
Tiền điện tử ngân hàng trung
ương
2
DCEP
Tiền kỹ thuật số quốc gia
Trung Quốc
3
PBOC
Ngân hàng nhân dân Trung
Quốc
1
KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH TIỀN KỸ THUẬT SỐ DO NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG PHÁT HÀNH TẠI TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ KHUYẾN
NGHỊ CHO VIỆT NAM
LEGAL FRAMEWORK FOR ADJUSTING CENTRAL BANK DIGITAL
CURRENCY IN CHINA AND SOME RECOMMENDATIONS FOR
VIETNAM
Phạm Linh Giang, Phạm Nguyễn Thảo Nguyên, Lê Thị Hoài My, Nguyễn Thị
Xuân, Trần Thị Thanh Tuyền
Khoa Luật Kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
số 669 Đường Quốc lộ 1, Phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức.
DẪN NHẬP: Thời gian vừa qua Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm đồng nhân dân tệ số,
đánh dấu một bước lớn có giá trị đối với nền kinh tế tài chính hiện nay. Nhìn chung có thể
thấy các quốc gia hiện nay đều có xu hướng tiến hành nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số
do Ngân hàng Trung ương phát hành (CBDC). Việt Nam cũng không phải một nước ngoại
lệ, tuy nhiên để làm được điều này nước ta cần phải tham khảo kinh nghiệm một số nước đi
trước, mà theo chúng tơi điển hình là Trung Quốc. Do đó, bài viết này ra đời để phân tích
kinh nghiệm phát hành CBDC của Trung Quốc để từ đó đưa ra một số khuyến nghị phù hợp
cho Việt Nam.
ABSTRACT: In recent days, China has begun to test digital yuan, marked a valuable step
for the current financial economy. In general, it can be seen that various countries now tend
to develop the digital money introduced by the Central Bank (CBDC). Vietnam is not an
exception, but to do this, we need to refer to many previous countries' experience, particularly
as China. Therefore, this article was born to analyze China's CBDC experience in order to
release some appropriate recommendations for Vietnam.
TỪ KHOÁ: tiền kỹ thuật số, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành, khuyến
nghị
KEY WORDS: Digital currency, Central Bank Digital Currency, Recommendation
1. Tổng quan về tiền kỹ thuật số do ngân hàng Trung ương phát hành
1.1. Khái niệm và bản chất của tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương được biểu thị bằng thuật ngữ “Central Bank
Digital Currency”, hay còn được viết tắt là CBDC1 - được hiểu là một loại tiền định danh
phiên bản mã hóa của tiền giấy, hay được hiểu đơn giản CBDC là các biến thể kỹ thuật số
1
Cryptomcmillan,”Central Bank Digital Currency (CBDC)”, [ (truy cập ngày 19/08/2021).
2
của tiền Ngân hàng Trung ương. Đây là một dạng tiền điện tử dù dựa trên logic tương tự với
các loại tiền điện tử hiện có nhưng trách nhiệm sẽ khơng phải của một nhóm các tổ chức tư
nhân, mà sẽ thuộc về Ngân hàng Trung ương2, do Ngân hàng Trung ương của một quốc gia
hay vùng lãnh thổ có chủ quyền phát hành và kiểm sốt hồn tồn, mọi cơng dân đều có thể
sử dụng CBDC để thực hiện việc thanh toán kỹ thuật số, lưu trữ giá trị và có thể sử dụng được
trên quy mơ tồn cầu3. CBDC sử dụng công nghệ để đại diện cho tiền tệ chính thức của một
quốc gia dưới dạng kỹ thuật số. Trong thời gian gần đây, sự quan tâm đến các loại tiền điện
tử như Bitcoin và Ethereum,… ngày một gia tăng. Các loại tiền điện tử này hoạt động dựa
trên cơng nghệ blockchain và sự gia tăng của nó được coi là mối nguy hiểm có thể xảy ra đối
với hệ thống ngân hàng hoạt động dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, chẳng
hạn như Ngân hàng Trung ương. Bởi sự xuất hiện liên tục của các loại tiền điện tử mới đã
dấy lên sự lo ngại về nguy cơ lừa đảo và là cơ hội để các hacker thực hiện việc trộm cắp.
Chính vì nắm bắt được tình hình phát triển cũng như sự ảnh hưởng khó lường của các loại
tiền điện tử, các Ngân hàng Trung ương hàng đầu trên thế giới đã có nhiều cuộc nghiên cứu
nhằm phát hành phiên bản tiền điện tử của riêng họ để đảm bảo an toàn. Các loại tiền điện tử
được phát hành bởi các Ngân hàng Trung ương đó gọi là tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung
ương phát hành.4 Hiện nay nhiều quốc gia đã tiến hành việc áp dụng CBDC, điển hình như
Trung Quốc – là một trong những nước đầu tiên thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số do
Ngân hàng Trung ương phát hành - CBDC vào năm 20205.
1.2 Đặc điểm của tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành
Thứ nhất, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành chịu sự quản lý của Nhà
nước. Khác với những loại tiền kỹ thuật số khác, cụ thể là Bitcoin không chịu sự quản lý của
bất kỳ một chính phủ hay ngân hàng nào6 thì tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Nhà nước trung
ương phát hành chịu sự quản lý của ngân hàng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bên
cạnh đó, hoạt động phát hành tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương phát hành cũng sẽ
chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2
Banking hub, “Central Bank Digital Currency and its impact on the banking system”,
[ (truy cập ngày 19/08/2021).
3
Hedera Hashgraph, “What is a central bank digital currency (CBDC)?”, [ (truy cập ngày 19/08/2021).
4
Shobhit Seth, “Central Bank Digital Currency (CBDC)”, [ (truy cập ngày 19/08/2021).
5
Cryptomcmillan, tlđd.
6
Björn Segendorf (2014), “What is Bitcoin?”, Sveriges Riksbank Economic Review, tr.71,
[ (Truy cập
ngày 20/8/2021).
3
Thứ hai, là phương tiện thanh toán. Cũng giống như tiền giấy, tiền trong tài khoản thơng
thường thì tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành cũng có chức năng thanh
tốn và có thể thanh tốn cả trong các giao dịch bán lẻ mà không cần dùng đến tiền mặt.7
Thứ ba, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành là tiền pháp định. Tiền kỹ
thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành sẽ đảm bảo được 3 chức năng của tiền tệ là: dự
trữ, trao đổi và hạch toán. Đồng thời, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương của một quốc
gia phát hành sẽ thể hiện dưới dạng giá trị tiền pháp định của quốc gia đó. Cịn đối với các
loại tiền kỹ thuật số khác, việc có được trở thành tiền pháp định của một quốc gia hay khơng
cịn phải phụ thuộc vào các quy định pháp luật, sự công nhận của quốc gia đó.
Thứ tư, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành có độ an tồn cao.8 Tiền
kỹ thuật số nói chung đều khơng tồn tại dưới dạng vật chất vì số dư tiền sẽ được hiển thị trong
ví điện tử, các giao dịch đều thơng qua ví điện tử và khơng sử dụng tiền mặt nên việc làm giả
cũng trở nên khó hơn, tránh được các trường hợp lừa đảo như làm giả tiền giấy và sử dụng
tiền giấy giả để giao dịch.9 Hiện nay, các trường hợp sử dụng tiền giấy giả trong giao dịch
diễn ra thường xuyên nhưng một số người dân chưa đủ kiến thức để phân biệt giữa tiền giả
với tiền thật. Vì vậy, sự ra đời của tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành góp
phần giải quyết được vấn đề tiền giả trong lưu thông tiền tệ. Bên cạnh đó, tiền kỹ thuật số do
Ngân hàng Trung ương phát hành có thể cải thiện tính hiệu quả và độ an toàn của cả hệ thống
bán lẻ cũng như hệ thống thanh toán giá trị lớn.10 khi thực hiện giao dịch bằng tiền kỹ thuật
số do Ngân hàng Trung ương phát hành chúng ta có thể ẩn danh, bảo mật danh tính đối với
các chủ thể khác trong giao dịch vì thế mà các chủ thể khác sẽ không thể biết được các thông
tin cá nhân của chúng ta trừ khi các bên có thỏa thuận về trao đổi thông tin cá nhân như địa
chỉ, căn cước công dân, số điện thoại,... Tuy nhiên thông tin cá nhân của chúng ta sẽ không
ẩn danh đối với Ngân hàng hay các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, điều này giúp cho việc
kiểm soát, quản lý đối với tiền tệ được dễ dàng hơn so với các loại tiền kỹ thuật số thông
thường.
Cuối cùng, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành mang tính tập trung.
Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà
7
Aleksi Grym, Päivi Heikkinen, Karlo Kauko, Kari Takala (2017), “Central bank digital currency”,
[ (Truy
cập ngày 20/8/2021).
8
Phùng Trung Tập (2018), “Tiền ảo và những khía cạnh của tiền ảo”, Tạp chí kiểm sát số 15/2018 tại Cổng thông tin
điện tử của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, [ (Truy cập ngày 20/8/2021).
9
Al-Laham, Mohamad; Al-Tarawneh, Haroon; Abdallat, Najwan (2009), “Development of Electronic Money and Its
Impact on the Central Bank Role and Monetary Policy”, Issues in Informing Science and Information Technology,
Volume 6 - 2009, tr. 340,
10
Orla Ward, Sabrina Rochemont (2019), “Understanding Central Bank Digital Currencies (CBDC)”,
[Cs.pdf tr.9 (Truy cập ngày 20/8/2021).
4
nước và các cơ quan Nhà nước. Mặt khác, các giao dịch bằng tiền kỹ thuật số cũng được thực
hiện thông qua chuyển giao quyền sở hữu như tiền giấy nên việc sở hữu tiền kỹ thuật số cần
được quản lý bởi cơ quan Nhà nước, ngân hàng để tránh người sử dụng nhân bản tiền kỹ thuật
số để sử dụng nhiều lần. Vì vậy, đối với tiền kỹ thuật số có một hệ thống cơ chế xác minh tập
trung để kiểm tra các giao dịch và hệ thống này thường là tại nơi phát hành tiền như Ngân
hàng Trung ương.11
Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành vẫn sẽ có những khó
khăn, bất cập trong quá trình thực hiện giao dịch, sử dụng. Vì tiền kỹ thuật số nói chung cũng
như CBDC nói riêng đều chỉ có thể sử dụng thơng qua các thiết bị điện tử như điện thoại
thông minh, laptop,.. nên một số người không am hiểu về các thiết bị điện tử sẽ gặp cản trở
khi sử dụng đồng tiền này.
2. Khung pháp lý điều chỉnh tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành tại Trung Quốc
2.1 Khái quát về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát hành
Trong những năm gần đây, có thể thấy tiền kỹ thuật số điển hình như Bitcoin đang ngày
càng phát triển và chiếm vị thế trong thị trường tài chính tiền tệ. Theo đó, các quốc gia cũng
đã chú trọng và nghiên cứu về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương quốc gia phát hành
để đáp ứng sự thay đổi của xã hội. Và trong công cuộc nghiên cứu tiền kỹ thuật số, không thể
không nhắc đến Trung Quốc. Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm đồng nhân dân tệ số, hướng
tới việc trở thành quốc gia đầu tiên phát hành sử dụng tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung
ương phát hành.12
2.1.1 Đặc điểm của tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát
hành
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thực hiện việc nghiên cứu về tiền kỹ thuật số từ
năm 2014 và cho tới năm 2020, Chính phủ nước này đã bắt đầu thử nghiệm tiền tệ kỹ thuật
số tại rất nhiều thành phố lớn.13 Điều này cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu với thúc đẩy nền
kinh tế số từ rất sớm, đặc biệt là trong việc nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số. Đồng nhân
dân tệ số ra đời với mục tiêu đó là sẽ dần thay thế vị trí của tiền mặt và xa hơn đó là thách
thức đồng USD. Nhìn chung, sự ra đời của đồng nhân dân tệ số đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong nền tài chính quốc gia này. Để hiểu hơn về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc phát hành, chúng tơi sẽ tiến hành phân tích một số đặc điểm sau:
11
Björn Segendorf, tlđd, tr.72.
Trần Linh, “Kinh nghiệm phát hành tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương Trung Quốc”
[ />(Truy cập ngày 18/8/2021).
13
Xiang Zao, Qiang Cao (2021), “China’s National Digital Currency: An Overview of Digital Currency Electronic”,
Turkish Journal of Computer and Mathematics Education Vol (12)No.11, tr.4280.
12
5
Thứ nhất, hệ thống hoạt động của DCEP14 gồm có hai tầng. Tầng thứ nhất đó là Ngân
hàng Trung ương sẽ phân phối DCEP cho Ngân hàng thương mại. Sau đó ở tầng thứ hai, các
Ngân hàng thương mại này sẽ cung cấp DCEP cho các công ty, cá nhân (người dùng).15 Chúng
tôi cho rằng việc áp dụng hệ thống hoạt động hai tầng như trên là hợp lý trong việc quản lý
DCEP. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc là đất nước với hàng tỷ dân đồng thời kinh tế nước
này cũng đang đứng thứ hai trên thế giới.16 Với một bối cảnh nền kinh tế rộng lớn như vậy,
việc để Ngân hàng Trung ương trực tiếp cung cấp tiền kỹ thuật số cho người dùng là điều khó
khăn.
Thứ hai, DCEP có đặc điểm đó là ẩn danh một chiều.17 Gọi là ẩn danh một chiều bởi lẽ
các giao dịch bằng DCEP sẽ được ẩn danh giữa các bên trong giao dịch, tuy nhiên lại không
ẩn danh được với tổ chức phát hành ra DCEP tức là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Đối
với những giao dịch nhỏ, người dùng chỉ cần đăng ký số điện thoại (tại Trung Quốc số điện
thoại phải được liên kết với tên thật) là có thể giao dịch bằng DCEP.18 Cịn đối với những
giao dịch lớn hơn thì địi hỏi phải định danh đầy đủ.19 Vì lẽ đó mà giao dịch bằng DCEP
khơng ẩn danh với Nhà nước.
2.1.2 Khung pháp lý điều chỉnh tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương Trung
Quốc phát hành
Để tiến tới việc phát hành sử dụng tiền kỹ thuật số, Chính phủ nước này đã cơng bố dự
thảo luật về việc công nhận hợp pháp đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.20 Cụ thể, Điều 19 của dự
thảo đã khẳng định đồng nhân dân tệ bao gồm dạng vật chất và dạng kỹ thuật số. Như vậy,
đây là cơ sở pháp lý đầu tiên của nước này trong việc ghi nhận địa vị pháp lý của tiền kỹ thuật
số sau khi dự thảo được thông qua. Như vậy, nhân dân tệ số sẽ trở thành tiền pháp định tại
Trung Quốc và có thể được thực hiện chức năng thanh toán như tiền pháp định dưới dạng vật
chất. Cần phải lưu ý rằng, Trung Quốc chỉ chấp nhận đồng nhân dân tệ kỹ thuật số do Ngân
hàng Trung ương phát hành, không bao gồm loại tiền kỹ thuật số nào khác. Cụ thể tại Điều
14
Tên đầy đủ là: Digital Currency Electronic Payment (Tiền kỹ thuật số quốc gia Trung Quốc).
Ye Shi and Shucheng Zhou (2020), “Central bank digital currencies: Towards a Chinese approach, Business
Administration”, tr.54.
16
Thuỳ Dung, “Bảng xếp hạng top 10 nền kinh tế thế giới thay đổi như thế nào sau đại dịch?”
[ (Truy cập ngày 18/8/2021)
17
Ye Shi and Shucheng Zhou (2020), tlđd, tr.55
18
Christopher A.McNally, “The DCEP: Developing the Globe’s First Major Central Bank Digital Currency”
[ (Truy cập ngày 18/8/2021).
19
Trần Hùng Sơn, Huỳnh Thị Ngọc Lý, Hồ Hữu Tín, Nguyễn Thị Hồng Vân (2021), “Ảnh hưởng của việc phát hành
nhân dân tệ số: Một số nhận định ban đầu”, Báo cáo nhân dân tệ số của Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân
hàng trường Đại học Kinh tế - Luật.
20
Thông báo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc về Tham vấn công khai đối với Luật Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa về Ngân hàng Trung ương Trung Quốc” (Dự thảo sửa đổi trưng cầu ý kiến),
[ (Truy cập ngày 18/8/2021).
15
6
22 dự thảo đã khẳng định rõ, không một đơn vị hay cá nhân nào được phép tạo ra tiền tệ kỹ
thuật số thay thế đồng nhân dân tệ số. Đồng thời, các nhà làm luật cũng đưa ra mức xử phạt
đối với những hành vi vi phạm Điều 22 của dự thảo, bao gồm tịch thu toàn bộ lợi nhuận và
bị phạt tiền. Nghiêm trọng hơn, những chủ thể vi phạm có thể phải đối mặt với việc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.21 Mặc dù hiện nay dự thảo này vẫn chưa chính thức ban hành và có
hiệu lực, tuy nhiên có thể thấy Trung Quốc đã tiến hành khẳng định vị trí pháp lý của nhân
dân tệ số, tiến tới thay thế tiền mặt trong tương lai tại nước này. Chúng tôi cho rằng việc ghi
nhận địa vị pháp lý của đồng nhân dân tệ số sẽ giúp giảm các giao dịch bất hợp pháp cũng
như giảm rủi ro liên quan đến mất khả năng thanh toán hay phá sản ngân hàng. Bởi lẽ, DCEP
do Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc phát hành do đó ngân hàng phải có trách nhiệm
đối với DCEP do mình tạo ra. Chính phủ Trung Quốc có thể kiểm sốt các giao dịch ẩn danh
khi thanh toán bằng DCEP, nghĩa là các bên trong giao dịch có thể ẩn danh với nhau tuy nhiên
Ngân hàng Trung ương vẫn có thể xem xét tất cả các thông tin giao dịch. Việc này sẽ có hiệu
quả trong việc chống lại các giao dịch phi pháp, tham nhũng, hay rửa tiền,…22 Đây cũng là
ưu điểm của tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành hơn so với tiền kỹ thuật số
như Bitcoin hiện nay, rất khó để kiểm sốt được các giao dịch ẩn danh phi pháp. Tuy nhiên,
chúng tôi cho rằng đặc điểm này phải đối mặt với yếu tố pháp lý về bảo mật quyền riêng tư.
Liệu rằng quyền riêng tư của người dùng có được bảo vệ hay không khi sử dụng giao dịch
bằng tiền kỹ thuật số. Phải biết rằng, bảo mật quyền riêng tư là một trong những quyền cơ
bản của con người, đặc biệt là vấn đề quyền riêng tư trong bối cảnh công nghệ số gặp rất
nhiều bất cập. Do đó, phía Chính phủ Trung Quốc phải đưa ra hướng xử lý dữ liệu cẩn thận
để bảo vệ các thông tin giao dịch của người dùng.
Nhìn chung có thể thấy dù hiện nay có nhiều nước đã có quy định về tiền ảo, thế nhưng
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thể hiện sự hợp pháp hóa tiền kỹ thuật số do Ngân hàng
Trung ương phát hành thông qua dự thảo luật. Mặc dù khung pháp lý về đồng nhân dân tệ số
chưa chính thức được ban hành, tuy nhiên các nhà làm luật tại quốc gia này đã đặt ra các nền
tảng pháp lý cơ bản cho tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành. Đồng nhân dân
tệ số sẽ trở thành tiền kỹ thuật số pháp định đầu tiên, có chủ quyền và có chức năng như tiền
giấy. Đồng thời, quy định của dự thảo nhìn chung đã ghi nhận DCEP phải chấp hành các quy
21
CGTN, “China central bank's draft law provides legal basis for digital currency, outlaws all digital tokens”
[ (Truy cập ngày 18/8/2021).
22
Orrick, Herrington & Sutcliffe LLP, “China’s Digital Currency and What This Could Mean For Foreign Companies
and Financial Institutions in China” [ (Truy cập ngày 18/8/2021).
7
định tương tự về sản xuất hay lưu hành như tiền giấy.23 Việc ghi nhận trong luật sẽ tạo nên
cơ chế giảm thiểu rủi ro về tiền ảo như vấn đề đang gặp phải với Bitcoin.
2.2 Thực tiễn áp dụng tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành tại Trung
Quốc
Cùng với việc sửa đổi khung pháp lý phù hợp đối với DCEP, Trung Quốc đã tiến hành
thử nghiệm áp dụng DCEP. Quốc gia này chia thành nhiều đợt thử nghiệm, qua đó đã thu
được cả những kết quả tích cực và tiêu cực. Để thể hiện sự quyết tâm xây dựng tiền kỹ thuật
số vững chắc, an toàn và tạo ra hệ sinh thái lành mạnh, quốc gia này đã xây dựng những
phương án khác nhau để thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số. Như vậy, Trung Quốc đã trở thành
quốc gia đầu tiên có tiến độ nhanh nhất về CBDC. Do đó, chúng tơi sẽ đưa ra một số thực
tiễn áp dụng để có thể tham khảo những phương án cách thức áp dụng DCEP ở nước này.
Trước hết, để có thể đưa DCEP trở thành đồng tiền kỹ thuật số pháp định, cũng như tiến
hành được các cuộc thử nghiệm Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu từ rất sớm.
Cụ thể, vào năm 2014 Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện các nghiên cứu về tiền kỹ thuật số.
Sau đó tới năm 2017, nước này đã thành lập Viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số.24 Việc Trung
Quốc nghiên cứu để phát hành DCEP là một mốc đánh dấu cho sự phát triển và tầm nhìn của
quốc gia này. Đặc biệt là khi tiền mặt khơng cịn là sự lựa chọn tối ưu nhất của người dùng
tại Trung Quốc, họ đã bắt đầu sử dụng Alipay hay Wechat để thanh tốn thơng qua mã QR25.
Ngoài ra, bối cảnh đại dịch Covid - 19 khiến nhu cầu sử dụng tiền mặt giảm đi đáng kể. Do
đó việc cho ra đời và thử nghiệm DCEP ở Trung Quốc vừa đáp ứng được nhu cầu của người
dân cũng như phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.
Để phát hành tiền đồng tiền kỹ thuật số, PBOC đã thông qua 6 ngân hàng thương mại
quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc26. Đến tháng 5/20201, có thêm 1 ngân hàng tư nhân
tham gia là ngân hàng Thương mại Điện tử Chiết Giang27. Theo như chính sách Trung Quốc
đã xây dựng, tiền kỹ thuật số sẽ được phát hành theo mơ hình 2 tầng. Với số dân đứng đầu
thế giới, để đưa DECP tới rộng rãi người dân của quốc gia này, việc cho đa dạng các ngân
hàng tham gia phân phối là điều cần thiết. Không chỉ để cho các ngân hàng quốc doanh phát
23
Sở Công thương TP.HCM, “Đồng nhân dân tệ số: “Ẩn danh có thể kiểm soát”
[ />_SSirgzdjy3KW_enableXemTheoNgay=false] (Truy cập ngày 18/8/2021).
24
Dylan MH Loh, “ Digital Yuan: Politicisation of China’s CBDC” [ (Truy cập ngày 20/8/2021).
25
Hà Thu, Viễn Thơng, “Thanh tốn di động càn qt Trung Quốc” [ (Truy cập ngày 20/8/2021).
26
Lê Huy, “Trung Quốc hối thúc Alipay và các ngân hàng chặn các giao dịch tiền ảo” [ (Truy cập ngày
20/8/2021).
27
Chen Jia, “Digital RMB trial expands to include first private bank”, China Daily,
[ (Truy cập 20/8/2021).
8
hành, mà còn giao cho các ngân hàng tư nhân đã cho thấy rằng Trung Quốc rất quyết tâm đẩy
nhanh q trình thử nghiệm để có thể sớm ra mắt chính thức đồng tiền kỹ thuật số của mình.
Để DECP tiếp cận tới người dân, chính quyền của các thành phố tham gia vào cuộc thử
nghiệm sẽ tiến hành xổ số, chọn ra những người may mắn chiến thắng để tặng bao lì xì số.
Những người chiến thắng này, sẽ tải ứng dụng tiền kỹ thuật số để nhận thưởng và sử dụng
tiền này ở những nhà hàng, cửa hiệu hoặc những điểm giao dịch đã được công bố trước đó.28
Trung Quốc được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ giao dịch điện tử cao, tuy
nhiên, người tiêu dùng vẫn quen dùng Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent để
thanh toán điện tử, để thay đổi thói quen chi tiêu của khách hàng là khơng dễ dàng. Cần phải
có những tác động để người dân có cơ hội trải nghiệm và nhận ra được những lợi ích của
đồng nhân dân tệ số. Cách thức phát hành xổ số là hình thức rất ấn tượng, để người dân nhận
được một khoản tiền, thì sẽ sẵn lịng trải nghiệm hơn. Bước đầu thử nghiệm cũng cho thấy
những tín hiệu khả quan, khi đã có nhiều giao dịch được thiết lập, thu hút được số lượng lớn
người dân tham gia.
Mặt khác, việc liên kết với các doanh nghiệp là vơ cùng cần thiết, nếu người dân có tiền
trong ví nhưng lại bị giới hạn những món hàng có thể mua, hàng hố khơng đa dạng thì sẽ
khơng thoả mãn được nhu cầu của người dân. Khi càng có nhiều địa điểm, nền tảng chấp nhận
thanh toán bằng DECP thì sẽ càng có nhiều cơ hội để người tiêu dùng chấp nhận sử dụng loại
tiền này. Vì lẽ đó, ngày 5/12/2020, chi nhánh fintech của công ty JD Digits - ông trùm công
nghệ của Trung Quốc - chấp nhận đồng nhân dân tệ kỹ thuật số làm thanh toán cho một số
sản phẩm trên nền tảng mua sắm trực tuyến của mình29. Kết quả đó là nền tảng trực tuyến của
JD đã nhận được gần 20.000 đơn đặt hàng của DCEP trong 24 giờ đầu tiên.30 Thông qua
những thử nghiệm trên có thể thấy rằng, DECP của Trung Quốc bước đầu đã được đón nhận
một cách thoải mái của công dân nước này. Quốc gia này đã thu về được những kết quả để từ
đó tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh và hoàn thiện đồng tiền kỹ thuật số.
Như vậy, thông qua những thực tiễn trên các quốc gia có thể tham khảo để đưa ra lộ
trình phù hợp với bối cảnh quốc gia mình. Theo chúng tơi, cần phải có một nền tảng nghiên
cứu cũng như phát triển công nghệ để đảm bảo vận hành được CBDC. Đồng thời để đem
CBDC áp dụng được trong cuộc sống với tư cách pháp lý ngang với tiền mặt thì cần thực hiện
các cuộc thử nghiệm đối với người dân, tạo cho người dân được thói quen thanh tốn khơng
dùng tiền mặt. Bên cạnh đó cũng cần phải liên kết với các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá
28
Trần Hùng Sơn, Huỳnh Thị Ngọc Lý, Hồ Hữu Tín, Nguyễn Thị Hồng Vân (2021), tlđd, tr.9-11.
Zoey Zhang, “China’s Digital Yuan: Development Status and Possible Impact for Businesses”, China Briefing,
[ (Truy cập 20/8/2021).
30
Jdsupra, “China’s Digital Currency and What This Could Mean For Foreign Companies and Financial Institutions in
China” [ (Truy cập ngày
20/8/2021).
29
9
dịch vụ, thử nghiệm thanh toán bằng CBDC để dần trở thành thói quen của người tiêu dùng
bên cạnh hình thức thanh toán đang được áp dụng.
DECP là tiền pháp định do nhà nước phát hành, nên sẽ giảm bớt rủi ro hơn tiền do các
bên thứ ba phát hành. Đồng thời, tính ẩn danh của giao dịch, khơng tiết lộ với bên thứ ba như
ngân hàng, sử dụng được ngay cả khi khơng có kết nối internet là những ưu điểm khác biệt
so với những loại tiền ảo. Trung Quốc là một trong những quốc gia có các giao dịch thanh
tốn trực tuyến chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, việc chuyển đổi tiền giấy sang sử dụng tiền kỹ thuật
số có thể sẽ dễ dàng được người dân chấp nhận hơn. Trong thời gian đầu việc giải quyết sự
miễn cưỡng của công chúng trong việc bắt đầu sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số là không
phải dễ dàng. Tuy nhiên qua các cuộc thực nghiệm có thể thấy đã có những tín hiệu rất tốt,
và khi người dân thấy được những lợi ích từ việc sử dụng tiền kỹ thuật số thì sẽ sẵn sàng
chuyển đổi sang hình thức tiền này.
3. Quan điểm về tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành tại Việt Nam và một số khuyến
nghị phù hợp
3.1 Pháp luật Việt Nam hiện nay về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành
Dưới góc độ pháp lý, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý cụ thể về tiền kỹ
thuật số nói chung cũng như tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành. Tuy nhiên,
thông qua một số quy định pháp luật điển hình như tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2010, các nhà làm luật đã khẳng định chỉ có tiền giấy và tiền kim loại mới được xem là tiền
pháp định31. Điều này cho thấy, Bitcoin hay những dạng tiền kỹ thuật số khác không được
thừa nhận tại Việt Nam dưới danh nghĩa là tiền pháp định. Đồng thời, khung pháp lý về tiền
kỹ thuật số nói chung tại Việt Nam chưa được rõ ràng và đầy đủ. Nhà nước cũng đã đưa các
khuyến nghị, cảnh báo về các nguy cơ của tiền kỹ thuật số, bởi lẽ khi pháp luật chưa có quy
định nếu xảy ra tranh chấp sẽ dẫn đến việc không thể giải quyết một cách thoả đáng, phù hợp.
Dù vậy, trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày một phát triển và sự tiến bộ vượt bậc của công
nghệ, chúng ta có thể nhận thấy rằng tiền kỹ thuật số đang dần khẳng định vị thế của mình và
dự báo sẽ dần thay thế việc thanh toán bằng tiền mặt. Đặc biệt là hiện nay, rất nhiều người
Việt có xu hướng đầu tư lớn vào tiền kỹ thuật số điển hình là Bitcoin.32 Khơng những vậy,
nhiều nước trên thế giới đã tiến hành thử nghiệm nghiên cứu CBDC, điển hình như Trung
Quốc hay Singapore.33 Như vậy, Việt Nam cần phải đưa ra những quan điểm định hướng cụ
31
Khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
Cổng thông tin điện tử Phú Thọ, “Bùng nổ tiền ảo tại Việt Nam: lưu ý những "giăng bẫy" của tội phạm mạng “
[ (Truy cập ngày
18/8/2021).
33
Hoàng Linh, “Các nước châu Á đang chạy đua thí điểm tiền số pháp định như thế nào?” [ (Truy cập ngày
18/8/2021).
32
10
thể hay tiến hành xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để bắt kịp được xu hướng trên thế
giới cũng như bảo vệ được quyền lợi của người dân. Đặt ra một khung pháp lý minh bạch sẽ
giúp hạn chế được những thương vụ thực hiện phi pháp, cũng như tránh trường hợp người
kém hiểu biết bị lừa đảo về tài sản ảo nói chung.
Trên thực tế hiện nay, Chính phủ đã có những bước đầu trong việc đề ra định hướng
nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số. Cụ thể tại phần XI Phụ lục kèm theo Quyết định số
942/QĐ-TTg34 Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước nhiệm vụ phải nghiên
cứu xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên cơng nghệ chuỗi khối blockchain trong
thời gian từ 2021 - 2023.35 Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu
về tài sản ảo, tiền ảo.36 Điều này đã đánh dấu bước đầu tiên trong công cuộc xây dựng và phát
triển tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành. Việt Nam đang dần bắt kịp với xu
thế chung hiện nay của quốc tế trong việc nghiên cứu CBDC. Đây là một tín hiệu đáng mừng
để chúng ta có cơ sở giải quyết xử lý các vấn đề về tiền kỹ thuật số trong tương lai. Thế nhưng
cần phải nhìn nhận rằng vấn đề về tiền kỹ thuật số hay các vấn đề nói chung đối với kinh tế
cơng nghệ tại Việt Nam đang cịn tồn tại nhiều bất cập ngay từ trong quy định pháp luật.
Nguyên nhân dẫn đến bất cập trên có thể kể đến việc năng lực chuyên môn, khả năng về công
nghệ của nước ta chưa cao. Do đó để kiểm sốt, điều hành các giao dịch sử dụng tiền kỹ thuật
số có khả năng rủi ro rất lớn. Vì vậy mà đến thời điểm hiện nay, Chính phủ mới có động thái
trong việc đặt ra nghiên cứu về tiền kỹ thuật số. Và chắc chắn, để bước vào giai đoạn thử
nghiệm tiền kỹ thuật số chúng ta sẽ cần một thời gian rất dài về sau. Chúng tôi cho rằng vấn
đề pháp lý của tiền kỹ thuật số tại Việt Nam cần phải được xem xét lại thì mới có cơ sở để
điều chỉnh các vấn đề trong sử dụng tiền kỹ thuật số, đặc biệt là CBDC ở tương lai. Vì kinh
tế số, tài sản số là một xu hướng tất yếu trong tương lai, và để đáp ứng được nền kinh tế số
trên thì phải sử dụng tiền kỹ thuật số. Và để sử dụng được tiền kỹ thuật số thì chúng ta phải
nhanh chóng thúc đẩy việc nghiên cứu, hoàn thiện được hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật
số.
3.2 Một số khuyến nghị đặt ra cho Việt Nam trong xây dựng tiền kỹ thuật số do Ngân hàng
Trung ương phát hành
Nhìn chung, chúng tơi có thể khẳng định CBDC trong tương lai sẽ trở thành một phần
tất yếu của nền tài chính tiền tệ. Tuy nhiên, như đã trình bày ở mục 3.1 khung pháp lý và khả
năng ứng dụng công nghệ của nước ta hiện nay chưa cao. Do đó để xây dựng thử nghiệm
34
Quyết định số 942/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn
2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
35
Phần XI phụ lục kèm theo Quyết định số 942/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới
Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
36
M.P, “Bộ tài chính thành lập tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo" [ (Truy cập ngày 19/8/2021).
11
được CBDC là một thách thức trong thời gian tới, cần phải xem xét kĩ càng. Chúng tôi sẽ đưa
ra một số khuyến nghị cho Việt Nam để tiến tới xây dựng hồn thiện tiền kỹ thuật số nói
chung và CBDC nói riêng.
Thứ nhất, hiện nay Trung Quốc có thể xem là một tấm gương điển hình trong xây dựng
CBDC. Mặc dù vẫn chưa thật sự hồn thiện, nhưng có thể thấy quốc gia này đã đạt được
thành tựu nhất định trong nghiên cứu, ứng dụng tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương
phát hành. Vì lẽ đó, chúng tơi cho rằng Việt Nam có thể tham khảo hướng đi, cách làm của
Trung Quốc về CBDC. Một số định hướng có thể kể đến như là: xây dựng các lộ trình phù
hợp từ tiến hành nghiên cứu, thời gian thử nghiệm như cách Trung Quốc đã làm.37 Tất nhiên,
Chính phủ cần phải cân nhắc tham khảo những chính sách hợp lý để phù hợp với bối cảnh
Việt Nam.
Thứ hai, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành trong tương lai có thể
thay thế cho tiền mặt. Đây cũng là một trong những ý nghĩa lớn nhất của CBDC, bởi lẽ thực
tế hiện nay ngày càng nhiều tài sản số xuất hiện và rất cần đến tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay tại Việt Nam chưa có thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhiều như
cách mà Trung Quốc đã làm được trong một thời gian dài vừa qua (Trung Quốc áp dụng mã
QR để thanh toán trong hầu hết giao dịch, thậm chí tại vùng q cũng sử dụng thanh tốn qua
mã QR cũng như các hình thức điện tử khác38). Do vậy, nếu tương lai Việt Nam muốn áp
dụng và phát hành CBDC thì cần phải đưa ra một lộ trình dài để tạo nên thói quen cho người
tiêu dùng thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Thứ ba, để tiến tới áp dụng và thử nghiệm được CBDC ở nước ta trong tương lai thì cần
phải hết sức chú ý tới khung pháp lý. Tại mục 2.1 chúng tôi đã đưa ra vấn đề đó là tại Việt
Nam chưa có khung pháp lý về tiền kỹ thuật số, dẫn đén nhiều bất cập xảy ra. Trước hết, Việt
Nam cần phải nghiên cứu về khung pháp lý liên quan đến tiền kỹ thuật số. Tại Việt Nam hiện
nay, thuật ngữ tiền ảo và tiền kỹ thuật số được sử dụng mà khơng có sự phân biệt. Tuy nhiên,
chúng tôi cho rằng trong văn bản pháp lý nên sử dụng thuật ngữ tiền kỹ thuật số thay vì tiền
ảo. Bởi lẽ, từ ảo trong tiếng Việt thể hiện một sự khơng có thật, trong khi tiền kỹ thuật số lại
đang là xu hướng hiện nay. Do đó ở tương lai, nếu các nhà làm luật đưa ra khung pháp lý về
CBDC, chúng tôi cho rằng phải ghi nhận dưới danh nghĩa là đồng tiền kỹ thuật số do Ngân
hàng Nhà nước phát hành với giá trị là tiền pháp định để phân biệt với càng đồng tiền ảo.39
37
Thanh Hải, “Trung Quốc thử nghiệm tiền Nhân dân tệ kỹ thuật số và hàm ý chính sách đối với Việt Nam”
[ (Truy cập ngày 20/8/2020).
38
Thảo Cao, “Đằng sau cơn sốt ví điện tử ở Trung Quốc”, [ (Truy cập ngày 20/8/2021).
39
Phan Anh, “Tiền kỹ thuật số là một xu thế mở ra nhiều dịch vụ tiện ích thông minh”, [ (Truy cập ngày 20/8/2021).
12
Thứ tư, trong thời gian tới các Bộ ngành cần phải kết hợp nghiên cứu để chỉnh sửa khung
pháp lý về các hoạt động kinh doanh điện tử, các thanh toán qua di động hay các ngành kinh
doanh khác đang phát triển ở bối cảnh kinh tế số.40 Bởi lẽ khung pháp lý đối với những vấn
đề về thương mại điện tử, công nghệ ở nước ta chưa chặt chẽ. Trong khi đó, CBDC nếu ra
đời sẽ liên quan rất lớn đối với những mơ hình kinh doanh này.
Thứ năm, nghiên cứu hành lang pháp lý của các nước trên thế giới về CBDC, điển hình
là ở Trung Quốc như những gì đã trình bày tại mục trước. Trung Quốc đã xây dựng những
quy định tương đối chặt chẽ về tiền kỹ thuật số pháp định. Theo đó nước này đã khẳng định
được vị thế của CBDC ngang với tiền mặt. Đồng thời đặt ra các quy định nhằm đảm bảo hạn
chế được các giao dịch phi pháp đối với tiền kỹ thuật số, ví dụ như quy định cấm những tổ
chức, cá nhân khác phát hành tiền kỹ thuật số để thay thế cho nhân dân tệ số.41 Như vậy,
những đồng tiền kỹ thuật số không phải do Ngân hàng Trung ương phát hành thì hồn tồn
bị cấm trên lãnh thổ Trung Quốc. Nếu xảy ra vi phạm thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, điều này cho thấy Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp mạnh tay để phòng ngừa các
giao dịch phi pháp, rửa tiền thông qua những đồng tiền ảo. Việt Nam có thể đặt ra quy định
mang tính nghiêm khắc, răn đe như trên khi ban hành quy định về CBDC ở tương lai.
Thứ sáu, đối với nghiên cứu về CBDC ở góc độ pháp lý thì các nhà làm luật cần phải
cân nhắc để đưa ra những quy định nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng khi sử dụng
CBDC để thanh toán ở tương lai. Bởi lẽ nếu chấp nhận CBDC là đồng tiền số pháp định, thì
cần phải đảm bảo các thông tin giao dịch của người dùng được bảo vệ, tránh trường hợp vi
phạm quyền riêng tư cá nhân. Để bảo vệ được bảo mật riêng tư của người dùng thì pháp luật
là một cơng cụ hiệu quả. Chúng tôi kiến nghị Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ
tướng thì trong thời hạn từ 2021 - 2023 có thể phối hợp với các cơ quan ngành quản lý để tìm
hiểu, đặt ra các quy tắc quy định để bảo vệ quyền riêng tư khi sử dụng CBDC. Chúng tơi cho
rằng, để người dân có thể dần tiếp nhận CBDC ở tương lai thì đây là một vấn đề cần phải lên
kế hoạch từ trước. Chúng ta có thể ban hành các quy định về mức xử phạt hoặc trách nhiệm
của ngân hàng trong việc bảo đảm thông tin cá nhân giao dịch không bị sử dụng trái phép.
Cuối cùng, Chính phủ cần phải nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng cũng như
các lĩnh vực công nghệ tại nước ta. Bởi lẽ, để quản lý được các giao dịch sử dụng tiền kỹ
thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành thì cần một đội ngũ quản lý có khả năng, cũng
như một nền tảng cơng nghệ đủ để kiểm sốt và điều hành các giao dịch. Phải biết rằng CBDC
hoạt động dựa trên cơng nghệ, do đó nếu khơng đảm bảo cơng nghệ cao thì khó điều hành
40
Nguyễn Thế Bính (2021), “Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành và những vấn đề đặt ra với Việt
Nam”[ (Truy cập ngày 20/8/2021).
41
Điều 22, Dự thảo luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Ngân hàng Trung Quốc.
13
được CBDC (các giao dịch sẽ rất nhiều và lớn), và lúc này sẽ ảnh hưởng tới uy tín của chính
Ngân hàng Trung ương.42
Nhìn chung, đồng tiền kỹ thuật số đặc biệt là CBDC đang là một xu thế, không thể phủ
nhận đồng tiền này đã mang lại nhiều lợi ích và các dịch vụ thơng minh. Vì vậy, để tiếp cận
với nền công nghệ mới này, Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo và học hỏi một số kinh
nghiệm về đồng tiền kỹ thuật số nhân dân tệ của Trung Quốc. Qua đó, Việt Nam có thể cân
nhắc điều chỉnh khung pháp lý phù hợp cho đồng tiền này.
42
Trần Hùng Sơn, Hoàng Trung Nghĩa (2019), Ngân hàng Trung ương và tương lai của tiền kỹ thuật số, Nghiên cứu 02,
Viện phát triển công nghệ ngân hàng, trường Đại học Kinh tế - Luật, tr.38.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật Việt Nam
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
2. Quyết định số 942/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử
hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Văn bản pháp luật nước ngoài
3. Dự thảo luật Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về Ngân hàng Trung Quốc.
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
4. Phan Anh (2021), “Tiền kỹ thuật số là một xu thế mở ra nhiều dịch vụ tiện ích thông
minh”, [ (Truy cập ngày 20/8/2021).
5. Nguyễn Thế Bính (2021), “Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành và
những vấn đề đặt ra với Việt Nam”, [ (Truy cập ngày 20/8/2021).
6. Thảo Cao (2021), “Đằng sau cơn sốt ví điện tử ở Trung Quốc”,
[ />(Truy cập ngày 20/8/2021).
7. Thuỳ Dung, “Bảng xếp hạng top 10 nền kinh tế thế giới thay đổi như thế nào sau đại
dịch?” [ />(Truy
cập
ngày
18/8/2021)
8. Thanh Hải (2020), “Trung Quốc thử nghiệm tiền Nhân dân tệ kỹ thuật số và hàm ý
chính sách đối với Việt Nam”, [ (Truy cập ngày 20/8/2020).
9. Sở Công thương TP.HCM, “Đồng nhân dân tệ số: “Ẩn danh có thể kiểm soát”
[ />KW_urlTitle=&_101_INSTANCE_SSirgzdjy3KW_enableXemTheoNgay=false]
(Truy cập ngày 18/8/2021).
10. Lê Huy (2021), “Trung Quốc hối thúc Alipay và các ngân hàng chặn các giao dịch tiền
ảo”,[ (Truy cập ngày 20/8/2021)
11. Hoàng Linh (2021), “Các nước châu Á đang chạy đua thí điểm tiền số pháp định như
thế
nào?”,[ (Truy cập ngày 18/8/2021).
12. Trần Linh, “Kinh nghiệm phát hành tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương Trung
Quốc” [ (Truy cập ngày 18/8/2021)
13. M.P,“Bộ tài chính thành lập tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo"
[ (Truy cập ngày 19/8/2021).
14. Trần Hùng Sơn, Hoàng Trung Nghĩa (2019), “Ngân hàng Trung ương và tương lai của
tiền kỹ thuật số”, Nghiên cứu 02, Viện phát triển công nghệ ngân hàng, trường Đại học
Kinh tế - Luật, tr.38.
15. Trần Hùng Sơn, Huỳnh Thị Ngọc Lý, Hồ Hữu Tín, Nguyễn Thị Hồng Vân (2021),
“Ảnh hưởng của việc phát hành nhân dân tệ số: Một số nhận định ban đầu”, Báo cáo
nhân dân tệ số của Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng trường Đại học
Kinh tế - Luật.
16. Phùng Trung Tập (2018), “Tiền ảo và những khía cạnh của tiền ảo”.
[ (Truy cập ngày 19/8/2021).
17. Cổng thông tin điện tử Phú Thọ, “Bùng nổ tiền ảo tại Việt Nam: lưu ý những "giăng
bẫy" của tội phạm mạng”, [ (Truy cập ngày 18/8/2021).
18. Hà Thu, Viễn Thơng (2017), “Thanh tốn di động càn quét Trung Quốc”
[ (Truy
cập ngày 20/8/2021).
Tài liệu tham khảo tiếng anh
19. Al-Laham, Mohamad; Al-Tarawneh, Haroon; Abdallat, Najwan (2009),
“Development of Electronic Money and Its Impact on the Central Bank Role and
Monetary Policy” [Dịch: Phát triển của tiền điện tử và tác động của nó đối với vai trị
của Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ], Issues in Informing Science and
Information Technology, Volume (6), tr. 340.
20. Banking hub, “Central Bank Digital Currency and its impact on the banking
system”[dịch: Tiền tệ kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương và tác động của nó đối với
hệ thống ngân hàng] [ (Truy cập ngày 19/08/2021).
21. Björn Segendorf (2014), “What is Bitcoin?”, Sveriges Riksbank Economic Review,
tr.71,[ />400918_eng.pdf#page=73] (Truy cập ngày 19/8/2021)
22. CGTN, “China central bank's draft law provides legal basis for digital currency,
outlaws all digital tokens” [Dịch: Dự thảo luật của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
cung cấp cơ sở pháp lý cho tiền kỹ thuật số, cấm tất cả các mã thông báo kỹ thuật số]
,[ (Truy cập ngày 18/8/2021).
23. Chen Jia (2021), “Digital RMB trial expands to include first private bank” [Dịch: Bản
dùng thử nhân dân tệ số mở rộng cho ngân hàng tư nhân đầu tiên],
[ />(Truy cập 20/8/2021).
24. Christopher A.McNally, “The DCEP: Developing the Globe’s First Major Central
Bank Digital Currency” [Dịch: Phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
đầu tiên trên thế giới], [ (Truy cập ngày
18/8/2021).
25. Cryptomcmillan,”Central Bank Digital Currency (CBDC)” [Dịch: Tiền kỹ thuật số do
Ngân hàng Trung ương phát hành], [ (truy cập ngày 19/08/2021)
26. Dylan MH Loh, “Digital Yuan: Politicisation of China’s CBDC”
[ (Truy cập ngày 20/8/2021).
27. Hedera Hashgraph, “What is a central bank digital currency (CBDC)?” [Dịch: Tiền tệ
kỹ thuật số ngân hàng Trung ương là gì?], [ (Truy cập ngày 19/08/2021).
28. Orla Ward, Sabrina Rochemont (2019), “Understanding Central Bank Digital
Currencies (CBDC), [Dịch: Hiểu về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát
hành], Institute and Faculty of Actuaries, tr.9
29. Orrick, Herrington & Sutcliffe LLP, “China’s Digital Currency and What This Could
Mean For Foreign Companies and Financial Institutions in China” [Dịch: Tiền tệ kỹ
thuật số của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, và nó có ý nghĩa gì với cơng ty và tổ chức
tài chính nước ngồi tại Trung Quốc], [ />
digital-currency-and-what-this-7987963/] (Truy cập ngày 18/8/2021).
30. Shobhit Seth, “Central Bank Digital Currency (CBDC)” [Dịch: Tiền tệ kỹ thuật số do
Ngân hàngTrung ương phát hành], [ (Truy cập ngày 19/08/2021).
31. Xiang Zao, Qiang Cao (2021), “China’s National Digital Currency: An Overview of
Digital Currency Electronic” [Dịch: Tổng quan về tiền tệ kỹ thuật số] Turkish Journal
of Computer and Mathematics Education, Vol.12 No.11, tr.4280.
32. Ye Shi and Shucheng Zhou (2020), “Central bank digital currencies: Towards a
Chinese approach” [Dịch: Tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương: Hướng tới
cách tiếp cận của Trung Quốc], Business Administration, tr.54.
33. Zoey Zhang (2021), “China’s Digital Yuan: Development Status and Possible Impact
for Businesses” [Dịch: Đồng nhân dân tệ số: Phát triển và tác động cho doanh nghiệp]
[ (Truy cập 20/8/2021).