MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ..................................................................................5
CHƯƠNG I:.......................................................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ..........................................................................................................................................................6
1.Tổng quan về thanh toán quốc tế.............................................................................................................6
1.1.Khái niệm thanh toán quốc tế................................................................................................................6
1.2.Các yếu tố cấu thành thanh toán quốc tế..............................................................................................6
1.2.1.Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế.................................................................................................6
1.2.1.1.Ngân hàng trung ương.....................................................................................................................6
1.2.1.2.Ngân hàng thương mại....................................................................................................................7
1.2.1.3.Các chủ thể khác..............................................................................................................................8
1.2.2.Tiền tệ dùng trong thanh toán quốc tế...............................................................................................8
1.2.3. Các công cụ thanh toán quốc tế........................................................................................................9
1.2.4.Các phương thức thanh toán quốc tế.................................................................................................9
1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế............................................................................................................12
1.3.1. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại.................................................................................................12
1.3.2. Đối với các ngân hàng thương mại..................................................................................................13
1.3.3. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.......................................................................................14
2.Khái quát về môi trường pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế...................................................14
2.1. Tầm quan trọng của môi trường pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế................................14
2.2.Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán quốc tế trên thế giới...............................................16
2.2.1.Luật và công ước quốc tế..................................................................................................................16
2.2.2.Luật các quốc gia...............................................................................................................................17
2.2.3.Văn bản dưới luật..............................................................................................................................20
2.3.Cơ chế đảm bảo thực thi và giải quyết tranh chấp...............................................................................25
CHƯƠNG II.................................................................................................................................................29
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI TRUNG QUỐC...29
1. Tổng quan hoạt động thanh toán quốc tế tại Trung Quốc.....................................................................29
1.1. Đôi nét về hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Trung Quốc.......................29
1.2.Các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu tại Trung Quốc.....................................32
1.2.1.Trả tiền trước....................................................................................................................................32
1.2.2.Tín dụng chứng từ.............................................................................................................................32
1.2.3.Nhờ thu kèm chứng từ......................................................................................................................32
1.2.4.Ghi sổ................................................................................................................................................33
2. Thực trạng môi trường pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Trung Quốc............................33
2.1. Hệ thống văn bản pháp luật Trung Quốc về thanh toán quốc tế........................................................33
2.1.1. Các văn bản luật..............................................................................................................................33
2.1.1.1. Các nguyên tắc chung cho Pháp Luật Dân sự của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa..............33
2.1.1.2. Luật hợp đồng...............................................................................................................................34
2.1.1.3. Luật của nước CHNNDTH về việc lựa chọn luật áp dụng đối với những mối quan hệ dân sự có
yếu tố nước noài........................................................................................................................................36
2.1.1.4. Luật ngân hàng thương mại..........................................................................................................38
2.1.1.5. Luật công cụ chuyển nhượng ......................................................................................................38
2.1.2. Văn bản dưới luật............................................................................................................................43
2.1.2.1. Các văn bản dưới luật liên quan đến công cụ chuyển nhượng.....................................................43
2.1.2.2. Các văn bản về quản chế ngoại hối...............................................................................................46
2.1.2.3. Quy định về việc xét xử những tranh chấp liên quan đến thư tín dụng........................................49
2.2. Cơ chế đảm bảo thực thi và giải quyết tranh chấp..............................................................................53
2.2.1. Cơ chế đảm bảo thực thi..................................................................................................................53
2.2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp............................................................................................................55
CHƯƠNG III................................................................................................................................................58
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.....................................................................................................58
1.Môi trường pháp lý trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Việt Nam...................................................58
1.1.Hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam........................................................................................58
1.2.Môi trường pháp lý trong thanh toán quốc tế tại Việt Nam................................................................60
1.2.1.Hệ thống pháp luật Việt Nam về thanh toán quốc tế........................................................................60
1.2.2.Cơ chế đảm bảo thực thi và giải quyết tranh chấp............................................................................63
2.So sánh với Trung Quốc và một số giải pháp rút ra cho Việt Nam..........................................................67
2.1.So sánh với Trung Quốc về môi trường pháp lý trong thanh toán quốc tế..........................................67
2.2.Một số giải pháp rút ra cho Việt Nam..................................................................................................68
2.2.1.Hoàn thiện hệ thống luật pháp về TTQT, trước hết là phương thức thư tín dụng L/C......................68
2.2.2.Hoàn thiện các phương thức thanh toán quốc tế, đặc biệt là UCP...................................................69
2.2.3.Các NHTM tham gia TTQT phải ban hành và thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh quy chế quy định
TTQT chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể...................................................................................................................69
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế
đó; ra nhập WTO năm 2007- đó là một bước tiến trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta, kế tiếp con đường mở cửa mà Đảng và Nhà nước đã lựa
chọn từ 1986. Hợp tác trao đổi với các nước là tất yếu nếu chúng ta muốn phát
triển nền kinh tế quốc dân vì nó giúp Việt Nam: phát huy được lợi thế cạnh
trạnh, tận dụng được nguồn vốn, công nghệ cũng như trình độ quản lý của các
nước phát triển, giao lưu, hợp tác văn hoá giữa các nước với nhau và có cơ hội
tiếp cận sự tiến bộ văn minh trên thế giới.
Để hoạt động ngoại thương phát triển thì thanh toán quốc tế giữ một vị trí vô
cùng quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuận tiện hơn trong
việc thanh toán, từ đó kích thích quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các
nước với nhau. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế
trong đó có môi trường pháp lý của hoạt động này. Môi trường pháp lý với hệ
thống luật, văn bản hướng dẫn thực thi hệ thống ấy là nhân tố có thể tạo thuận lợi
cho một hoạt động và cũng có thể gây ra những hạn chế không cần thiết đối với
chính hoạt động đó. Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực
trong việc đổi mới, cải thiện hệ thống luật pháp cũng như hoàn thiện môi trường
pháp lý giúp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tuy nhiên vẫn không thể
tránh khỏi nhiều thiếu xót trong việc làm luật, thực thi luật cũng như những bất
cập trong quá trình áp dụng các điều luật, tập quán quốc tế vào việc thực hiện
hoạt động này. Do đó việc nghiên cứu, tham khảo, học hỏi từ các quốc gia có
môi trường pháp lý vững chắc, hiệu quả trong thanh toán quốc tế có thể là một
biện pháp tốt cho nước ta. Và trong những quốc gia đó phải kể đến Trung Quốcmột cường quốc đang vươn mình mạnh mẽ trở thành nền kinh tế đứng thứ hai
trên thế giới; trong thành công đó của Trung Quốc có sự đóng góp không nhỏ
1
của môi trường pháp lý hiệu quả trong thanh toán quốc tế giúp việc xuất nhập
khẩu của nước này diễn ra rất thuận lợi.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài“Nghiên cứu môi trường
pháp lý trong thanh toán quốc tế tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là môi trường pháp lý trong thanh toán
quốc tế và phạm vi nghiên cứu là tại Trung Quốc, trên cơ sở đó so sánh với Việt
Nam và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và tìm tòi cách trình bày ý kiến giúp đạt hiệu quả tốt, trong
khoá luận có sử dụng tập hợp các phương pháp duy vật biện chứng, phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh… cùng với việc tham khảo sách báo, tài liệu có liên
quan.
4. Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của của đề tài này được trìnhbày
thành ba chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết về thanh toán quốc tế và môi trường pháp lý trong
hoạt động thanh toán quốc tế
Chương II: Thực trạng môi trường pháp lý trong thanh toán quốc tế tại
Trung Quốc
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Mặc dù trong quá trình thực hiện khoá luận, tác giả đã hết sức tìm tòi và
nghiên cứu, song kiến thức còn hạn chế và đây là một đề tài khá mới mẻ, khó
khăn trong việc lấy tư liệu nên không thể tránh khỏi thiếu xót và sai lầm, mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn.
2
************************
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS-TS. Đặng Thị Nhàn đã nhiệt
tình hướng dẫn, xem xét, đóng góp ý kiến trong suốt quá trình để tác giả hoàn
thành khoá luận này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm đến: Ban Giám Hiệu, các thầy
cô thuộc khoa Tài Chính Ngân Hàng, Đại Học Ngoại Thương Hà Nội đã cung
cấp các kiến thức nền tảng và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài.
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
NHTM
NHTW
Tiếng Việt
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Trung ương
Tiếng Anh
Commercial Bank
Central Bank
TTQT
Thanh toán quốc tế
International Payment
CCCN
Công cụ chuyển nhượng
Negociable Instrument
XNK
Xuất nhập khẩu
Export and Import
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam
Cộng Hoà Nhân Dân Trung
Hoa
The Social Republic of Viet
Nam
L/C
Thư tín dung
Letter of Credit
UCP
Các quy tắc thực hành thống
nhất về thư tín dụng
Uniform Customs and
Practice for Documentary
Credit
CHXHCNVN
CHNDTH
ICC
Phòng thương mại Quốc tế
PBOC
Ngân hàng Nhân dân Trung
Hoa
CBRC
Uỷ ban điều hành ngân hàng
Trung Quốc
SAFE
Cục quản lý ngoại hối Nhà
nước
CIETAC
Uỷ ban trọng tài kinh tế và
thương mại quốc tế Trung
Quốc
4
People Republic of China
The International Chamber of
Commerce
The People Bank of China
The China Banking
Regulatory Commission
The State Administration of
Foreign Exchange
China International
Economic and Trade
Arbitration Commission
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
STT
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Hình 1
Tên hình
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 2007
đến năm 2011
Khối lượng thanh toán quốc tế do 4 ngân hàng thương mại
lớn nhất Trung Quốc thực hiện trong năm 2010
Doanh số TTQT trong hoạt động ngoại bảng của ngân
hàng Nông nghiệp Trung Quốc từ năm 2009 đến 2011
Khối lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Trung Quốc
do các chi nhánh trong nước và nước ngoài thực hiện năm
2010
5
Trang
31
31
32
32
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
******************
1. Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.
Khái niệm thanh toán quốc tế
Với xu thế hội nhập hiện nay, các quốc gia ngày càng tăng cường hợp tác với
các nước trên thế giới để tiếp tục tồn tại và phát triển. Trong tổng thể các mối
quan hệ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật…
thì quan hệ kinh tế (ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo và là cơ sở cho các mối
quan hệ khác.
Những mối quan hệ này làm phát sinh nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa
các chủ thể tham gia quan hệ ở các nước khác nhau, nhưng do sự xa cách về mặt
địa lý, khác biệt về chính trị, văn hoá nên các chủ thể này không thể tự mình thực
hiện việc thanh toán trên phạm vi quốc tế. Do đó đã hình thành việc thanh toán
qua các ngân hàng thương mại- một trung gian tài chính quan trọng của nền kinh
tế.
Vậy, TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền
tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này
với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức kinh tế,
thông qua quan hệ giữa ngân hàng của các nước liên quan.
1.2.
Các yếu tố cấu thành thanh toán quốc tế
1.2.1. Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế
1.2.1.1. Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương tham gia vào TTQT với tư cách là người thay mặt
Chính phủ ký kết và thực hiện các Hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế và là
6
Ngân hàng của các ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và TTQT. Với tư cách đó,
NHTW thực hiện các nhiệm vụ như:
+ Chủ trì lập và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế
+ Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối
+ Thay mặt Chính phủ ký kết các Điều ước quốc tế, luật quốc tế về tiền tệ và
tín dụng
+ Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế
+ Tổ chức hệ thống thanh toán qua Ngân hàng và thực hiện các dịch vụ thanh
toán trong và ngoài nước
+ Quản lý và cung ứng các công cụ lưu thông tín dụng sử dụng trong thanh
toán quốc nội và quốc tế
+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng
1.2.1.2. Ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại chính là chủ thể chủ yếu của TTQT: có mạng lưới
rộng khắp toàn quốc, nắm hầu hết của cải xã hội dưới hình thức bằng tiền và có
mạng lưới đại lý ở hầu hết các quốc gia đối tác trên phạm vi toàn cầu. NHTM
hoạt động trên 3 chức năng chủ yếu:
Chức năng trung gian tín dụng: huy động được các nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi hình thành trong xã hội để phân phối lại cho nền kinh tế quốc dân theo
nguyên tắc tín dụng.
Chức năng trung gian thanh toán: tiền gửi vào ngân hàng của các chủ thể
trong nền kinh tế thường được lưu trữ trong hệ thống tài khoản và thông qua hệ
thống tài khoản này, các chủ tài khoản có thể uỷ thác cho ngân hàng nắm giữ tài
khoản thu hộ chi hộ các khoản tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh của mình
với các chủ tài khoản mở tại ngân hàng khác ở trong và ngoài nước.
7
Chức năng tạo ra những công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt
thực hiện có hiệu quả chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ: những công
cụ lưu thông tín dụng như séc, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được đã
được ngân hàng sáng tạo ra dựa trên cơ sở nghiệp vụ tiền gửi và cho vay.
1.2.1.3. Các chủ thể khác
Tham gia vào hoạt động TTQT còn có các chủ thể khác như các pháp nhân,
thể nhân hoạt động trong các lĩnh vực phi ngân hàng như kinh doanh xuất nhập
khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu lao động và chuyên gia, du lịch, vận tải, giao
nhận, bảo hiểm, đầu tư và các hoạt động ngoại giao, quân sự, giao lưu văn hoá,
nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và xã hội.
Các chủ thể này là người uỷ thác cho ngân hàng thu hộ những khoản phải thu
hoặc ra lệnh cho ngân hàng chi các khoản phải chi cho nước ngoài.
1.2.2. Tiền tệ dùng trong thanh toán quốc tế
Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của
một nước nào đó. Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định tiền
tệ. Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong hợp
đồng ngoại thương và hiệp định ký kết giữa các nước. Đồng thời điều kiện này
cũng quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Người ta có thể chia
thành hai loại tiền sau:
- Đồng tiền tính toán: để tính ra lượng tiền tệ chính thức dùng trong thanh
toán, các bên có thể thoả thuận với nhau chọn một đồng tiền khác làm chuẩn giá
trị cho hàng hoá và từ đó tính ra số ngoại tệ dùng thanh toán cho nhau. Thường
người ta có xu hướng chọn một đồng tiền ổn định cao làm đồng tiền tính toán.
- Đồng tiền thanh toán: Là loại tiền để chi trả nợ nần, hợp đồng mua bán
ngoại thương. Đồng tiền thanh toán trước tiên phải là đồng tiền tự do chuyển đổi,
có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu, của nước xuất khẩu hoặc có thể là đồng
tiền quy định thanh toán của nước thứ ba.
8
1.2.3. Các công cụ thanh toán quốc tế
Các công cụ tín dụng ra đời là sản phẩm riêng có của các quan hệ tín dụng
tương ứng:
Quan hệ tín dụng thương mại sản sinh ra công cụ tín dụng thương phiếu
(Commercial bill) gồm có Hối phiếu thương mại (Bill of exchange) và Kỳ phiếu
thương mại (Promissory note).
Quan hệ tín dụng ngân hàng sản sinh ra các công cụ tín dụng ngân hàng như
Hối phiếu ngân hàng (Bank draft), séc (Check), Chứng chỉ tiền gửi (Certificate
of deposit), Thư tín dụng (Letter of credit), Thư bảo lãnh (Letter of guarantee),
Biên lai tín thác (Trust receipt), Thẻ tín dụng (Credit card)…
Quan hệ tín dụng đầu tư sản sinh ra Cổ phiếu (stock), trái phiếu (bond) và các
chứng từ phái sinh (derivative documents) như Quyền mua cổ phần (right
certificate), chứng quyền (warrant), hợp đồng quyền chọn (option contract) và
hợp đồng tương lai (future contract)…
Những công cụ tín dụng nào có thể thay thế cho tiền mặt chấp hành chức
năng phương tiện lưu thông tiền tệ thì được gọi là công cụ lưu thông tín dụng
như thương phiếu, séc, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng…, hay còn gọi
là công cụ chuyển nhượng (Negotiable instruments).
1.2.4. Các phương thức thanh toán quốc tế
Có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng ngày này, và nổi
bật trong số đó là:
• Phương thức chuyển tiền
Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa
điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng.
Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý
của mình ở nước người thụ hưởng.
9
Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:
- Chuyển tiền bằng điện
- Chuyển tiền bằng thư
Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện
nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.
Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước
người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng và
tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thanh
toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái
của nước đó.
Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc
tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch
vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi
thường…
• Phương thức nhờ thu
Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho
người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người
nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:
- Người xuất khẩu
- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân hàng
quốc gia của người nhập khẩu)
- Người nhập khẩu
Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:
10
- Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các
chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng),
đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu
do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại
quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác
cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là
người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới
trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là
người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của
người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
• Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoã thuận mà trong đó một ngân
hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ
3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi
người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định
đề ra trong thư tín dụng.
Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buốc phải hình
thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức
thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽ không giao hàng và
như vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ không hình thành được. Tín
dụng thư là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở tín dụng thư cam kết trả tiền
cho người xuất khẩu, nếu như họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với thư tín dụng đã mở.
11
Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải
căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu
cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại
hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi thanh
toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi.
• Phương thức ghi sổ
Đây thực chất là một hình thức mua bán chịu. Phương thức này áp dụng trong
mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn
thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp
đồng ngoại thương (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ. Nhà nhập
khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ
nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán
cho người ghi sổ.
Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ).
Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc
chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn
hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Để bảo đảm an
toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo
lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc…
Ngoài những phương thức kể trên, các nhà xuất nhập khẩu còn có thể sử dụng
các phương thức khác như bảo lãnh, tín dụng dự phòng hay thư uỷ thác mua.
1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế
1.3.1. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại
Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, cuối cùng để khép kín một chu trình
mua bán hàng hoá hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các
quốc gia khác nhau.
12
Thanh toán quốc tế là cầu nối trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nếu không
có hoạt động thanh toán quốc tế thì cũng không có hoạt động kinh tế đối ngoại.
Do đó, nó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Việc tổ chức TTQT
được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tâm và
đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh
tế đối ngoại, đặc biệt là hoạt động ngoại thương.
Đồng thời, hoạt động TTQT góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng ngoại thương. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của
các đối tác xa nhau nên việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán
của người mua gặp nhiều khó khăn. Nếu tổ chức tốt công tác TTQT thì sẽ giúp
cho các nhà kinh doanh hàng hoá XNK hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển hơn nữa.
Tóm lại, có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có được mở rộng hay không một
phần nhờ vào hoạt động TTQT có tốt hay không. TTQT tốt sẽ đẩy mạnh hoạt
động XNK, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp nâng
cao chất lượng hàng hoá.
1.3.2. Đối với các ngân hàng thương mại
Trước hết, hoạt động TTQT giúp ngân hàng thu hút them được khách hàng có
nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng phát triển thêm quy mô,
tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Thứ hai, thông qua hoạt động TTQT, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động
tài trợ XNK cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quản lý được
nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ TTQT với ngân hàng.
Thứ ba, giúp ngân hàng thu được một nguồn ngoại tế lớn từ đó ngân hàng có
thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ ngân hàng
quốc tế khác.
Thứ tư, hoạt động TTQT giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thông qua
lượng tiền ký quỹ. Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của từng khách
13
hàng cụ thể. Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát sinh một cách
thường xuyên và ổn định. Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng
có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm chí có
thể sử dụng để kinh doanh, đầu tư ngắn hạn để kiếm lời.
Hơn thế nữa, hoạt động này còn giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng trển cơ sở nâng cao uy tín của ngân hàng.
1.3.3. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Đối với nhà xuất khẩu: TTQT giúp cho việc thanh toán được thuận tiện, an
toàn hơn so với nhận tiền mặt, đặc biệt đối với các hợp đồng có giá trị lớn. Mặt
khác, doanh nghiệp còn nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng thông qua hình thức
chiết khấu chứng từ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu thu hồi vốn kịp thời của
doanh nghiệp.
Đối với nhà nhập khẩu: TTQT giúp cho việc thanh toán được dễ dàng hơn,
tiết kiệm các chi phí về vận chuyển, bảo quản, hạn chế rủi ro so với việc thanh
toán trực tiếp bằng tiền mặt. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp không đáp
ứng được nhu cầu tài chính để đáp ứng các yêu cầu giao dịch với đối tác thì ngân
hàng có thể tài trợ cho doanh nghiệp thông qua hình thức như: cho vay, bảo lãnh
thanh toán mở L/C… để giao dịch vẫn có thể diễn ra thuận tiện.
Mặt khác, bên cạnh hình thức tài trợ về tín dụng, doanh nghiệp còn được các
ngân hàng bảo vệ quyền lợi, nhận được sự tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ về mặt kỹ
thuật từ phía các ngân hàng nhằm đạt được các thoả thuận có lợi nhất về các điều
khoản thanh toán.
2.
Khái quát về môi trường pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế
2.1. Tầm quan trọng của môi trường pháp lý đối với hoạt động thanh toán
quốc tế
Xét trên góc độ quốc tế, môi trường pháp lý trong TTQT bao gồm hệ thống
luật lệ nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia trong hoạt động
14
TTQT gồm có điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế và
cơ chế đảm bảo việc thực thi và xử lý vi phạm, tranh chấp trong hoạt động này.
Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 80 quốc gia chưa có luật riêng về
TTQT. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nước đã xây dựng được cho mình một hệ
thống luật để điều chỉnh như Mỹ, Anh, Áo, Canada, Colombia… Và vai trò của
môi trường pháp lý đối với hoạt động TTQT được thể hiện như sau:
Một là, tạo cơ sở pháp lý để hạn chế rủi ro và giải quyết tranh chấp trong
thanh toán quốc tế.
Nếu không có các quy chế thống nhất, cụ thể, rõ ràng thì mỗi chủ thể có thể
vin vào đặc điểm của nước mình mà cố tình vi phạm. Chính nhờ các quy ước
TTQT như UCP, URC, SWIFT và hệ thống ngôn ngữ thống nhất nên các bên
tham gia đều phải chấp hành nghiêm chỉnh.
Hai là, tạo cơ sở pháp lý để các bên trong nước thực hiện nghĩa vụ và giải
quyết tranh chấp.
TTQT, trong phạm vi một nước, khi thực hiện thường có chủ thể tham gia,
nên khi có tranh chấp hoặc rủi ro, thì có thể có nhiều bên trong nước bị ảnh
hưởng cả vật chất và trách nhiệm pháp lý. Vì vậy môi trường pháp lý đối với
hoạt động TTQT có vai trò rất lớn đối với các bên liên quan trong nước. Nó xác
định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên trong nước
tham gia TTQT.
Ba là, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tốt TTQT.
Trong mọi trường hợp khi xảy ra tranh chấp, rủi ro, NHTM đều phải có mặt
và chịu trách nhiệm tương ứng, nếu môi trường pháp lý không rõ ràng, NHTM sẽ
luôn phải đối mặt với các hậu quả xảy ra. Trong bối cảnh đó, NHTM sẽ hạn chế,
thậm chí đóng của hoạt động TTQT.
15
2.2.
Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán quốc tế trên thế giới
2.2.1. Luật và công ước quốc tế
Thanh toán quốc tế được coi là khâu quan trọng nhất trong một hợp đồng xuất
nhập khẩu nên tất nhiên nó chịu sự điều chỉnh của các bộ luật liên quan đến
thương mại quốc tế, và một trong số đó là công ước của Liên hợp quốc về mua
bán hàng hoá quốc tế năm 1980 bao gồm 4 phần, 101 điều áp dụng cho các quốc
gia thành viên.
Vào năm 1996, Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (United
Nations Commission on International Trade Law – UNCITRAL) đã soạn thảo
công ước Liên hợp quốc về các bảo lãnh độc lập và Tín dụng dự phòng (United
Naitons Convention on Independent Guarantee and Standby Letter of Credit).
Tuy nhiên hiện nay công ước này vẫn chưa có hiệu lực thi hành vì theo quy định
ở điều 28 mục 1 của công ước này thì công ước này cần phải có 5 lần phê chuẩn
thông qua và chỉ có hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày phê chuẩn cuối cùng.
Về các công cụ thanh toán quốc tế chủ yếu như hối phiếu, kỳ phiếu và séc,
trên thế giớicó các luật điều chỉnh như sau:
Thứ nhất là luật về hối phiếu, kỳ phiếu và séc quốc tế do uỷ ban luật thương
mại quốc tế của Liên hợp quốc ban hành, kỳ họp 15, New York, từ ngày 26
tháng 7 đến 6 tháng 8 năm 1982, tài liệu số A/CN ngày 18/2/1982 trong đó quy
định phạm vi áp dụng, hình thức, phương tiện thanh toán, cách diễn đạt hối
phiếu, quyền hạn trách nhiệm, chuyển nhượng các phương tiện thanh toán này.
Về séc, bộ luật quy định quyền hạn, trách nhiệm của người cầm séc, người
phát hành séc, cách xuất trình và truy đòi của séc, các loại séc trong thanh toán
như séc gạch chéo, séc thanh toán vào tài khoản…Luật này được hầu hết các
quốc gia đều tham gia và mang tính chất toàn thế giới.
Thứ hai là luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange,
viết tắt là ULB 1930). ULB là công ước quốc tế mang tính chất khu vực thuộc
châu Âu, nhưng văn bản này được nhiều nước trên thế giới áp dụng. ULB quy
16
định rõ về hình thức và nội dung lập hối phiếu (người ký phát, người trả tiền,
người hưởng lợi, người chuyển nhượng, người cầm hối phiếu) và các vấn đề về
chấp nhận, ký hậu, chuyển nhượng, bảo lãnh hối phiếu.
Thứ ba là công ước Liên Hợp Quốc 1988 về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế
(International Bill of Exchange and International Promissory Note – United
Nations Convention 1988) gồm 9 chương, 90 điều nêu ra những quy định dành
cho hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế.
Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế (Uniform law check, viết tắt ULC
1931) cũng được nhiều nước áp dụng. Công ước này ra đời vào năm 1931 do
nhiều nước như Đức, Anh, Pháp, Thuỵ Điển, Hà Lan họp tại Geneve để ký công
ước quốc tế về Séc.
2.2.2. Luật các quốc gia
a) Luật quản chế ngoại hối
Về quản chế ngoại hối, không phải quốc gia nào cũng có một bộ luật riêng
(như Hàn Quốc, Malaysia) mà thường nằm dưới dạng các văn bản dưới luật để
điều chỉnh trong từng giai đoạn, thời điểm vì nó thuộc chính sách quản lý ngoại
hối mà mỗi quốc gia theo đuổi.
Như Hàn Quốc ban hành đạo luật về giao dịch ngoại hối gồm 6 chương, 30
điều quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến mua, bán, trao đổi ngoại tệ…
Văn bản này thường xuyên được sửa đổi nhằm phù hợp với chính sách ngoại hối
của Hàn Quốc.
b) Luật công cụ chuyển nhượng
Các quốc gia đều có luật điều chỉnh riêng cho từng công cụ thanh toán và sau
đây là hai bộ luật điển hình:
• Luật Hối phiếu Anh quốc 1882
Ban hành năm 1882, Đạo luật hối phiếu Anh Quốc trở thành bộ luật đầy đủ
nhất điều chỉnh hối phiếu. Bộ luật gồm 4 phần, 100 điều trong đó phần đầu là sơ
17
bộ, phần hai với 70 điều quy định về hối phiếu, phần ba đưa ra các quy định cho
séc, còn phần 4 thìdành cho kỳ phiếu.
Trong khoản 1, điều 3, phần 2 đạo luật này định nghĩa “Hối phiếu là một
mệnh lệnh vô điều kiện của một người ký phát cho một người khác, yêu cầu
người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến
một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một
người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho
người cầm hối phiếu”
• Luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ
Lần đầu tiên được ban hành vào năm 1952, bộ luật trải qua nhiều lần sửa đổi
nhưng cấu trúc thì cơ bản vẫn gồm 9 chương điều chỉnh rất nhiều mảng khác
nhau trong thương mại bao gồm cả mua bán hàng hoá, ngân hàng và chứng
khoán áp dụng tại tất cả 50 bang Hoa Kỳ. Mục đích của UCC chỉ nhằm giải
quyết những vấn đề mà các bên không thoả thuận hoặc quên không thoả thuận
khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá. Trên thực tế người bán và người mua phần
lớn chỉ thoả thuận về số lượng, giá cả, đôi khi có thêm phương thức giao hàng và
kỳ hạn thanh toán. Chỉ khi các vấn đề phát sinh, các bên mới thoả thuận đến
những nội dung chi tiết hơn như giao hàng ở đâu hoặc nghĩa vụ của người mua
khi hàng bị nghi vấn có vấn đề. UCC được đánh giá là đã trả lời được hầu hết
các vấn đề thuộc loại như vậy. Các bên có toàn quyền thoả thuận về mọi vấn đề
và không bị ràng buộc bởi UCC, nghĩa là cả khi thoả thuận của các bên khác với
quy định của UCC thì những thoả thuận này vẫn có giá trị áp dụng. Nghĩa vụ của
các bên trong UCC được mô tả rất chung. Nó chỉ dừng ở thuật ngữ “hợp lý” hoặc
“thông thường được chấp nhận trong thực tiễn kinh doanh”. Nếu giữa người bán
và người mua không thống nhất với nhau về cách thực thi công việc và mâu
thuẫn phải đưa ra Toà án hoặc Trọng tài. Lúc này, Toà án hoặc Trọng tài sẽ được
toàn quyền chi tiết hoá nội dung luật áp dụng.
18
Trong bộ luật này, chương 3 là chương quy định về các công cụ chuyển
nhượng, bao gồm 6 phần:
Phần 1: Các quy định chung và định nghĩa
Phần 2: Chuyển giao, chuyển nhượng và ký hậu
Phần 3: Thực hiện công cụ chuyển nhượng
Phần 4: Trách nhiệm các bên
Phần 5: Từ chối
Phần 6: Miễn trừ và thanh toán
Theo điều 3, phần 1 Luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ bản sửa đổi năm
1995 đưa ra một khái niệm chung về công cụ chuyển nhượng gồm hối phiếu, kỳ
phiếu, séc, giấy gửi tiền. Khái niệm chỉ rõ “Phương tiện chuyển nhượng có nghĩa
là một lệnh hoặc một lời hứa thanh toán một số tiền nhất định có hoặc không
kèm lãi suất hoặc các chi phí khác cho Người cầm phiếu”… ”Một phương tiện là
một kỳ phiếu, nếu nó là một lời hứa và là một hối phiếu, nếu nó là một lệnh”…
”Lệnh là một yêu cầu thanh toán bằng văn bản do người yêu cầu phát hành. Yêu
cầu này có thể gửi cho bất cứ ai, bao gồm cả người đưa ra yêu cầu hoặc được gửi
cho một hay nhiều người”.
Mặc dù mỗi nước đều ban hành luật điều chỉnh CCCN riêng, nhưng nhìn
chung trên thế giới đang song song tồn tại hai hệ thống luật chính điều chỉnh về
CCCN nói chung, đó là: Geneva Legal System và Anglo-American Legal
System. Hệ thống Geneva Legal System là hệ thống luật chịu ảnh hưởng của
Công ước Geneva 1930 điều chỉnh hối phiếu, kỳ phiếu và Công ước Geneva
1931 điều chỉnh Séc bao gồm các nước vốn là thành viên cùa Công ước, các
nước XHCN Đông Âu trước đây như Ba Lan, Hungary, Albani, Bulgari,
Rumani… và các nước mới dành được độc lập kể từ sau đại chiến thế giới thứ 2
nguyên là thuộc địa của những nước thành viên Công ước này gồm: Việt Nam,
Indonesia, Mông Cổ, Đài Loan, Hàn Quốc, Oman, Thái Lan, Yemen… Còn hệt
19
hống Anglo-American Legal System lại là hệ thống luật điều chỉnh về CCCN
chịu ảnh hưởng của luật Anh-Mỹ bao gồm luật của Anh, Hoa Kỳ, các nước vốn
là thuộc địa của Anh, Mỹ trước đây như Hồng Kông, Ấn Độ, Singapore, Isarel,
Malaysia, Scotland, Ireland… Về cơ bản thì hai hệ thống luật này là tương tự
nhau, tuy nhiên vẫn có những nội dung khác nhau tạo nên những điểm riêng biệt
cho từng hệ thống.
c) Luật về bảo lãnh
Một vài quốc gia đã ban hành những luật, những quy định về nghiệp vụ bảo
lãnh. Những quy định này định nghĩa, mô tả nội dung bảo lãnh, điều kiện thanh
toán và quy định trách nhiệm của các bên trong một nghiệp vụ bảo lãnh. Chẳng
hạn như Uniform Commercial Code ở Mỹ; Luật bảo lãnh của Anh; Chương 665674 Luật thương mại quốc tế (International Trade Code) của Cộng Hoà Séc và
Slovakia; Chương 252-255 Luật hợp đồng thương mại quốc tế (International
Commercial Contract Act 1976) ở Đức; Chương 1087 của Luật nghĩa vụ (Law of
Obligations) của Yugoslavia; những quy định về bảo lãnh ở Hà Lan, Ả Rập…
2.2.3. Văn bản dưới luật
Hoạt động thanh toán quốc tế được điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật
quốc tế, công ước quốc tế và cả luật quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, đa số các
phương thức thanh toán quốc tế chưa có một văn bản luật quốc tế nào trên thế
giới có hiệu lực để điều chỉnh mà thay vào đó là các thông lệ, tập quán quốc tế
do Phòng thương mại quốc tế ICC ban hành, đó là:
• Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs
and Practice for Documentary Credit, viết tắt UCP)
ICC được thành lập năm 1999 với mục đích ban đầu là thúc đẩy thương mại
quốc tế vào thời điểm mà chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ đang đe doạ
nghiêm trọng đến hệ thống thương mại thế giới. Thông qua việc tác động tới tất
cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế quốc tế bao gồm thương mại, công nghiệp,
vận tải và tài chính, ICC cố gắng cải thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữa các
20
nước và giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế, thiết lập các mối giao tiếp quốc tế
giữa các nền kinh tế và các tổ chức để trên cơ sở đó giữ gìn nền hoà bình và củng
cố tình hữu nghị giữa các dân tộc. Với tinh thần đó, UCP được ban hành đã làm
giảm bớt bất đồng do mỗi quốc gia cố gắng áp dụng một nguyên tắc riêng về
Thư tín dụng và đã đạt được mục tiêu là tạo ra một bộ quy tắc hợp đồng từ đó
thiết lập sự thống nhất trong thực hành tín dụng chứng từ. Nhờ vậy, những xung
đột pháp luật không đáng có giữa các quốc gia sẽ được đẩy lùi khi thanh toán
bằng phương thức này. Với việc UCP được chấp nhận rộng rải trên cả các nước
có hệ thống kinh tế và pháp luật rất khác biệt đã khẳng định sự thành công của
quy tắc này.
Tuy nhiên, đây là sản phẩm của một tổ chức quốc tế tư nhân chứ không phải
là cơ quan, chính phủ, do các chuyên gia thuộc khu vực tư nhân soạn thảo nên.
Hơn 60 năm hình thành và sửa đổi, với bản UCP đầu tiên được phát hành
năm 1933 nhằm khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh Tín dụng chứng từ
giữa các quốc gia, UCP đã qua 6 lần sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình phát
triển kinh tế, tài chính, ngân hàng… Văn bản mới nhất là UCP 600 có hiệu lực từ
ngày 1/7/2007 với 39 điều khoản quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên
liên quan.
So với UCP 500, UCP 600 có một số thay đổi cơ bản như: thứ nhất, UCP 600
đã bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các
thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500; thứ hai, thuật ngữ “thời gian hợp
lý” cho việc từ chối hoặc chấp nhận các tài liệu đã được thay thế bằng khoảng
thời gian cố định là “5 ngày làm việc ngân hàng”; thứ ba, UCP 600 bổ sung them
các quy định mới cho phép chiết khấu tín dụng thư trả chậm; và thứ tư, theo UCP
600, các ngân hàng có thể chấp nhận tài liệu bảo hiểm có các nội dụng dẫn chiếu
đến các điều khoản miễn trừ.
Vì chỉ là tập quán quốc tế nên UCP không mang tính chất ràng buộc đối với
các bên liên quan mà các bên có thể lựa chọn để điều chỉnh giao dịch thanh toán
bằng Tín dụng chứng từ của mình hoặc không. Chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu
21
áp dụng UCP thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên
tham gia. Tuy nhiên, một khi đã dẫn chiếu phải nêu rõ cụ thể bản UCP nào được
áp dụng vì tất cả bốn bản UCP đều còn nguyên giá trị, phiên bản sau chỉ khắc
phục chứ không phủ quyết phiên bản trước. Đặc biệt, các bên có thể thoả thuận
thực hiện hoặc không thực hiện một số điều khoản quy định trong UCP hoặc
cũng có thể bổ sung thêm một số điều khoản mà UCP không đề cập. Ví dụ điều
18a UCP 600 quy định “Hoá đơn thương mại không cần phải ký” nhưng quy
định này không phù hợp với thông lệ giao dịch thương mại của doanh nghiệp
Việt Nam, có thể dẫn đến rủi ro cho người nhận và người giao hàng nên khi
doanh nghiệp mở L/C khi áp dụng UCP 600 có thể không áp dụng điều 18a này.
• Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín
dụng (International Standard Banking Practice for Examination of Documents
under Document Credit, viết tắt ISBP)
Tại cuộc họp tháng 5/2000, Uỷ ban kỹ thuật và thực hành ngân hàng của
phòng thương mại quốc tế đã thành lập nhóm công tác để soạn thảo văn bản
“Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ” xuất trình
theo phương thức TDCT được ban hành kèm UCP. Đến tháng 10/2002 Uỷ bản
ngân hàng của ICC đã thông qua tập quán này với ISBP phiên bản 645 ban hành
kèm UCP 500 và ISBP 681 ban hành kèm UCP 600.
ISBP ra đời nhằm cụ thể hoá những quy định trong UCP, thể hiên sự nhất
quán với UCP cũng như các quan điểm và quyết định của Uỷ ban ngân hàng của
ICC. ISBP không sửa đổi mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với
những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ. Nhờ vậy, thông qua
ISBP, những thanh toán viên kiểm tra chứng từ ở các ngân hàng, đặc biệt là ngân
hàng thanh toán trên toàn thế giới sẽ dễ dàng tìm thấy tiếng nói chung hơn, thống
nhất hơn trong nghiệp vụ.
22