Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀM THỊ LÊ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀM THỊ LÊ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Minh Huế

THÁI NGUYÊN - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn tồn trung thực, khách quan, khơng trùng lặp với các luận văn
khác. Thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
Đàm Thị Lê

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Minh Huế, người đã tận tâm, trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và q trình nghiên
cứu luận văn. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng
dạy lớp Thạc sỹ QLGD.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các
đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ học
sinh và học sinh các trường mầm non huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều
kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có được các thơng tin cần thiết, hữu
ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số
thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp
và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021

Tác giả luận văn
Đàm Thị Lê

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC,
NI DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ
KHĂN........6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................. 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước.............................................................................. 9
1.2. Khái niệm công cụ ............................................................................................... 11
1.2.1. Quản lý.............................................................................................................. 11
1.2.2. Giáo dục mầm non............................................................................................ 12

1.2.3. Chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non................................................................. 13
1.2.4. Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non ................................. 14
1.2.5. Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non vùng đặc
biệt khó khăn............................................................................................................... 15
1.2.6. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm
non............. 15
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm
non...... 16
1.3.1. Ngun tắc của hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non...............
16

iii


1.3.2. Mục tiêu, tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường
mầm non.......................................................................................................... 17

iii


1.3.3. Nội dung và yêu cầu của hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường
mầm non ..................................................................................................................... 19
1.3.4. Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường
mầm non.......................................................................................................... 27
1.3.5. Đánh giá hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non .................. 30
1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non vùng đặc
biệt khó khăn............................................................................................................... 34
1.4.1. Đặc trưng của hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non
vùng đặc biệt khó khăn ............................................................................................... 34
1.4.2. Vai trị của hiệu trưởng trong cơng tác quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng

trẻ ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn................................................ 36
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non
vùng đặc biệt khó khăn ............................................................................................... 36
1.4.4. Phương pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ.............................. 42
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng
trẻ ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn................................................ 44
Kết luận chương 1....................................................................................................... 47
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI
DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ
KHĂN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN ............................................................ 49
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 49
2.1.1. Khái quát về công tác giáo dục trẻ tại các trường mầm non vùng đặc biệt
khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn......................................................................... 49
2.1.2. Mục đích khảo sát ............................................................................................. 52
2.1.3. Khách thể khảo sát............................................................................................ 52
2.1.4. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 52
2.1.5. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả ............................................................ 52
2.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non
vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .................................................. 53
2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, ni
dưỡng trẻ ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .......
53
2.2.2. Thực trạng quán triệt các ngun tắc trong tổ chức chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở
trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
.............................. 56

iv


2.2.3. Thực trạng nội dung chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non vùng

đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........................................................... 58
2.2.4. Thực trạng thực hiện các hình thức chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm
non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn................................................
61
2.2.5. Thực trạng sử dụng phương pháp chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường
mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .................................. 64
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường mầm
non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........................................... 65
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .................................. 65
2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .................................. 68
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .................................. 69
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...................... 72
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng
trẻ ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ............
73
2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các
trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ..........................
77
2.5.1. Những ưu điểm ................................................................................................. 77
2.5.2. Những hạn chế .................................................................................................. 78
Kết luận chương 2....................................................................................................... 80
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI
DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN ......................................................................... 81
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp .......................................................................... 81
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục..................................................... 81

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 81
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 82
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................................... 82
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................................... 82

v


3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn................................. 82
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên của nhà
trường về năng lực tổ chức hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ đáp ứng bối
cảnh thực tiễn ............................................................................................................. 82
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về năng lực quản
lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ đáp ứng u cầu trng mầm non vùng
đặc biệt khó khăn ........................................................................................................ 86
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường để thực hiện có chất
lượng hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ................................................................ 88
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường hiệu quả phối hợp với gia đình trong hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non ............................................................. 90
3.2.5.Biện pháp 5: Thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ
chức, cá nhân có liên quan trong việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ ............................... 93
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................................. 95
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất....................... 96
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 96
3.4.2. Nội dung, cách thức khảo nghiệm .................................................................... 96
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 101
1. Kết luận................................................................................................................. 101
1.1. Về lý luận........................................................................................................... 101

1.2. Về thực trạng ..................................................................................................... 101
1.3. Đề xuất các biện pháp........................................................................................ 101
2. Khuyến nghị.......................................................................................................... 102
2.1. Đối với UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...................................................... 102
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ..................... 103
2.3. Đối với cán bộ quản lý các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 105

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL

:

Cán bộ quản lý

CL và TT

:

Công lập và Tư thục

CLQGDD

:

Chất lượng quốc gia dinh dưỡng


CNH-HĐH

:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CS-GD

:

Chăm sóc - Giáo dục

CSND

:

Chăm sóc ni dưỡng

ĐBKK

:

Đặc biệt khó khăn

GD

:

Giáo dục


GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

GDMN

:

Giáo dục mầm non

GV

:

Giáo viên

GVMN

:

Giáo viên mầm non

MG

:

Mẫu giáo


MN

:

Mầm non

NV

:

Nhân viên

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mạng lưới trường, lớp, học sinh mầm non trên địa bàn huyện
Ba Bể giai đoạn 2018-2020.............................................................51
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động chăm
sóc, ni dưỡng đối với sự phát triển trẻ ở trường mầm non
vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.......................54
Bảng 2.3. Thực trạng quán triệt các nguyên tắc trong tổ chức hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non vùng đặc biệt khó
khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ....................................................57
Bảng 2.4. Thực trạng nội dung chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm
non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...............59
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các hình thức chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở
trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn ...........................................................................................62

Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng phương pháp chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở
trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn ...........................................................................................64
Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở
các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn....................................................................................66
Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các
trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn ...........................................................................................68
Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các
trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn ...........................................................................................70
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, ni dưỡng
trẻ ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn .............................................................................72

5


Bảng 2.11. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động chăm sóc, ni
dưỡng trẻ ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn .............................................................74
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt
động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non vùng
đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn ..............................97
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non vùng
đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn ..............................98

vi



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ, Bác đã
từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là
ngoan”. Đây cũng là quan niệm của dân tộc ta về GD, chăm sóc, ni dưỡng trẻ
thơ. Chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc
của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh
ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ chăm sóc, ni
dưỡng hợp lý.
GDMN là mắt xích đầu tiên của hệ thống GD quốc dân, góp phần vào sự
nghiệp giáo dục, đào tạo ra những con người phát triển tồn diện khơng chỉ về
năng lực và phẩm chất đạo đức mà cịn có sức khoẻ tốt để sẵn sàng phục vụ đắc
lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược
phát triển GD giai đoạn hiện nay đã nhấn mạnh đến chất lượng GD tồn diện,
trong đó phát triển thể chất được đặt ra trong mối quan hệ tổng thể với các mặt
phát triển khác của con người. Cơ thể trẻ em lứa tuổi mầm non đang phát triển
rất nhanh về thể chất và tinh thần, đặc biệt trong thời kỳ bào thai và 5 năm đầu
của cuộc đời, do vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao. Ở giai đoạn này, cơ
thể của trẻ còn non yếu về chức năng các bộ phận cơ thể, nhất là chức năng tiêu
hố, là giai đoạn thích ứng với môi trường, nhạy cảm với bệnh tật và cũng là
giai đoạn tiền đề cho đảm bảo sức khoẻ và phát triển trí tuệ sau này, tác động
trực tiếp vào sự phát triển tồn diện của trẻ.
Thực tiễn cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ở vùng đặc biệt khó
khăn đang gặp nhiều rào cản, hạn chế, đời sống của bộ phận người dân chưa được
nâng cao, gia đình chưa quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ và chưa biết cách


1


ni con theo khoa học. Chính vì vậy, nhiều trẻ thấp cịi, nhẹ cân, ảnh hưởng
khơng nhỏ đến sự phát triển chung của trẻ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã
hội. Việc nghiên cứu quản lí hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ lứa tuổi MN
càng quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết: đó là điều chỉnh chế độ đầy đủ
chất dinh dưỡng, phù hợp; phối kết hợp giữa chăm sóc, ni dưỡng với GD để
tạo ra các hoạt động khác nhau; sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
trong chăm sóc, ni dưỡng và GD trẻ lứa tuổi mầm non.
Mặt khác trường mầm non cần tuyên truyền để các bậc cha mẹ cùng thấu
hiểu công tác CS-GD về sức khỏe, dinh dưỡng phù hợp cho trẻ mầm non để
cùng phối hợp trong chế độ chăm sóc sức khỏe cho trẻ hiện nay ở tại gia đình
cũng là việc làm cần thiết để các em khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Chiến
lược Quốc gia về Dinh dưỡng (CLQGDD) giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 22/02/2012. Bản
Chiến lược đã đề ra mục tiêu tổng quát là "Đến năm 2020, bữa ăn của người
dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ
sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần
nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm sốt có hiệu quả tình
trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên
quan đến dinh dưỡng”.
Xuất phát từ những lý do trên và với mong muốn nâng cao chất lượng
hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ em tơi chọn nghiên cứu đề tài“Quản lý
hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non vùng đặc biệt
khó khăn huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc,
ni dưỡng trẻ ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh

Bắc Kạn từ đó đề xuất các biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ mầm non tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non vùng đặc
biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, công tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được một
số kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở
các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn còn
nhiều hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên
nhân quản lý. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc,
ni dưỡng trẻ đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, khả thi để áp dụng trong công
tác quản lý sẽ nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và góp phần hồn
thành tốt mục tiêu chung của giáo dục mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, ni
dưỡng trẻ ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở
các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các
trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ
trong mối quan hệ với quản lý hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ ở
trường mầm non; dựa trên những căn cứ pháp lý về quản lý cơ sở giáo dục mầm
non vùng đặc biệt khó khăn trong bối cảnh đổi mới giáo dục mầm non nói
chung.
6.2. Khách thể điều tra
Đề tài khảo sát trên 10 CBQL (CBQL phịng giáo dục, hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng, tổ trường chun môn); 65 giáo viên trực tiếp thực hiện hoạt động
3


chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn, gồm: Trường Mầm non Yến Dương, Trường Mầm non Mỹ
Phương, Trường Mầm non Chu Hương, Trường Mầm non Hà Hiệu, Trường
Mầm non Phúc Lộc, Trường Mầm non Địa Linh, Trường Mầm non Cao
Thượng, Trường Mầm non Nam Mẫu, Trường Mầm non Quảng Khê, Trường
Mầm non Đồng Phúc.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, hệ thống hố, phân tích và khái
quát hóa các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt
động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non
vùng đặc biệt khó khăn nhằm thu thập thông tin trực tiếp trong hoạt động hàng
ngày của trẻ; các biểu hiện về thái độ và hành động của GV và CBQL trong
quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ, qua

đó đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non vùng đặc biệt khó khăn.
7.2.2. Phương pháp điều tra
Để có số liệu, thơng tin về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni
dưỡng trẻ ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn, chúng tơi đã sử dụng
bảng hỏi dành cho GV và CBQL trường mầm non về vấn đề này.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV để củng cố dữ liệu ở góc độ chuyên môn
sâu về tổ chức và quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non vùng đặc biệt khó khăn.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
Nghiên cứu sản phẩm của GV (sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng
trưởng, sổ tính khẩu phần ăn cho trẻ, sổ ghi nhật kí hàng ngày, sổ theo dõi cơng

4


tác y tế học đường,...) và sản phẩm của trẻ (học, chơi, thể lực, tinh thần... để
nghiên cứu về quá trình và kết quả quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra thu
thập được.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ
ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các
trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ
ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC,
NI DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Đầu thế kỷ XX, vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non đã nhận được
sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà giáo dục. Năm 1907, tiến sĩ Maria
Montessori đã thành lập trường mẫu giáo đầu tiên tại Roma. Ngay từ ngày đầu
thành lập trường, vấn đề chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ đã được bà hết sức
chú trọng. Điều này được thể hiện qua hệ thống quan điểm và phương pháp
giáo dục (phương pháp Montessori). Montessori đặt nền tảng tự do, nhu cầu và
hứng thú của trẻ lên trên hết. Khi các nhu cầu của trẻ được đáp ứng, trẻ phát
triển cân đối về thể chất, trí tuệ, tâm lý. Đặc biệt, trẻ được tạo động lực để có
hứng thú trong việc học và cư xử hoà nhã, lịch sự với mọi người. Phương pháp
Montessori sau đó được phát triển, mở rộng ở các nước châu Âu, Mỹ và các
nước khác trên thế giới. Hiện nay, phương pháp này được nghiên cứu ứng dụng
rộng rãi ở các trường MN, nhất là các trường MN tư thục và MN quốc tế ở các
thành phố lớn của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng CS-GD trẻ [8].
Trong cơng trình nghiên cứu “Chất lượng giáo dục mầm non”, tác giả
S.V.Nhikitina đã đưa ra quan điểm về chất lượng CS-GD trẻ MN, thực trạng
chất lượng CS-GD trẻ ở các vườn trẻ ở Liên bang Nga hiện nay, các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục mầm non. Theo bà, tiêu chí cơ bản để đánh giá
chất lượng CS-GD trẻ được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau [37]:

- Sức khỏe và sự phát triển thể chất;
- Nhận thức và sự phát triển ngôn ngữ;
- Phát triển xã hội và cá nhân;
- Phát triển nghệ thuật và thẩm mỹ;

6


Ngoài việc luận bàn về khái niệm chất lượng giáo dục mầm non, trong
cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả V.I.Slobodchikova nhấn mạnh việc sử
dụng tích hợp các phương pháp tiếp cận cơ bản để đánh giá chất lượng giáo
dục, các chỉ số và tiêu chí về chất lượng CS-GD trẻ ở trường mầm non. Tác giả
cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mầm non gồm
yếu tố bên trong và yếu tố bên ngồi [36].
Giáo dục MN ở Úc cũng được chính phủ hết sức quan tâm. Hiện nay,
chính phủ Úc cam kết chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trong chương
trình nghị sự. Giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ là ưu tiên chiến lược quan
trọng đối với Úc [34,35].
Về tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc trẻ, tác giả Robert. G. Mayer đã
nhấn mạnh “Tại sao phải đầu tư vào chương trình chăm sóc và phát triển trẻ
thơ từ những năm nhỏ tuổi, coi đây là một phần của chiến lược cơ bản, bởi vì
cũng như trước khi xây dựng tòa nhà, ta cần xây dựng một cái nền bằng đá
vững chắc trên cơ sở đó làm nền tảng xây nên tồn bộ cơng trình kiến trúc”
(dẫn theo [31]).
Trước khi một em bé vào trường tiểu học cũng cần cho nó một nền tảng
tương tự. Chính gia đình, cộng đồng và những giá trị văn hóa cộng đồng là
những nhân tố tạo nên nền tảng đó. Do đó từ lúc lọt lịng mẹ đến lúc 6 tuổi, trẻ
em cần được sự đầu tư, hỗ trợ để phát triển thể chất, tinh thần và hiểu biết xã
hội. Việc giáo dục trẻ em trong những năm học ở nhà trường có thành cơng hay
khơng một phần lớn là tùy thuộc vào những nền tảng có được trong những năm

đầu đời (dẫn theo [30]).
Tác giả Callahan Darragh (Trường Walden University- Mỹ) trong cơng
trình “Chất lượng trong dịch vụ ni dạy trẻ: vấn đề chất lượng chính là chìa
khóa để đánh giá và quyết định lựa chọn trên thực tiễn” đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của chất lượng CS-GD đối với sự phát triển toàn diện của trẻ [37].

7


Các tác giả La Valle Ivana, Smith Ruth trong cuốn sách “Vấn đề nuôi
dạy trẻ chất lượng cao, trong tương lai có nên áp dụng phổ biến?” đã bàn luận
về vấn đề CS-GD trẻ, xây dựng trường MN chất lượng cao và áp dụng mơ hình
này trong thực tiễn [39].
Ở Hàn Quốc, hoạt động chăm sóc hướng vào trẻ, dành cho trẻ sự chăm
sóc và dạy dỗ tốt nhất, đảm bảo cho trẻ có cơ hội vui chơi, hoạt động và giao
tiếp một cách tích cực, trẻ được tự do hoạt động, học tập theo sở thích cá nhân.
Giáo viên MN Hàn Quốc được linh hoạt lựa chọn mục tiêu, nội dung và cách
thức giáo dục phù hợp với trẻ và những điều kiện cụ thể của hoạt động này.
Trong trường MN ln có các góc chơi phong phú để trẻ có thể thực hiện các
hoạt động đa dạng theo sở thích của mỗi trẻ (dẫn theo [32]).
Ở Canada, việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ
là một điều kiện cần thiết để góp phần hình thành phát triển những yếu tố ban
đầu của nhân cách và đặt nền móng vững chắc cho việc học tập suốt đời của trẻ.
Bậc học này còn được coi là một bước khởi đầu công bằng trong cuộc sống cho
tất cả trẻ em và đóng góp cho cơng bằng xã hội và hội nhập. Giáo dục MN được
duy trì bằng các biện pháp có hiệu quả về tài chính, xã hội và sự hỗ trợ của cha
mẹ và cộng đồng. Tại Canada, các dịch vụ ECEC (EarlyChildhood Education
and Care- Chăm sóc và giáo dục mầm non) chính là nhà trẻ và chăm sóc trẻ em.
Để phát triển, nâng cao chất lượng GDMN, quốc gia này đã và đang thực hiện
nhiều giải pháp quản lý đa dạng và hiệu quả. Hầu hết các cơ sở chăm sóc trẻ em

được quy định theo pháp luật là do tư nhân điều hành,thường là trên một cơ sở
phi lợi nhuận của các nhóm cha mẹ, ban giám đốc tự nguyện, hoặc các tổ chức
phi lợi nhuận khác hoặc trên cơ sở lợi nhuận của cá nhân hoặc doanh nghiệp
(dẫn theo [32]).
Như vậy các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi, đã tập trung vào các
vấn đề như giáo dục, chăm sóc, ni dưỡng trẻ cả ở trường công lập và dân lập.
Các kết quả đã chỉ ra ý nghĩa và vai trò của chất lượng chăm sóc trẻ, giáo dục
trẻ và ni dưỡng trẻ thông qua các biện pháp của GV và CBQL nhà trường.
8


1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Tác giả Ngô Công Hồn với cơng trình Giao tiếp và ứng xử sư phạm đã
đưa ra các vấn đề lý luận về giao tiếp và ứng xử, q trình xã hội hóa trẻ em, sự
phát triển nhu cầu giao tiếp ở trẻ tuổi mầm non, những nguyên tắc ứng xử giữa
cô giáo và trẻ em trong q trình chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ (dẫn theo
[31]).
Bài báo "Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non
tư thục Vinschool Times City tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội” của tác giả Lê
Thị Xuân Lý (2017) đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc ni
dưỡng, hoạt động chăm sóc giấc ngủ; hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo
an toànhoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non tư thục Vinschool Times City
tại Quận Hai Bà Trưng[29]:đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctại trường mầm non tư
thục Vinschool Times City tại Quận Hai Bà Trưng.
Tác giả Phạm Thị Phương Loan (2017) với bài báo "Quản lý hoạt động
chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non công lập trên địa bàn Quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội”[30]đã nghiên cứu, đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nói chung và ở trường
mầm non công lập trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nói riêng.

Một số cơng trình nghiên cứu là đề tài luận văn như:
Tác giả Trần Khánh Vân (2015) với đề tài "Quản lý hoạt động chăm sóc,
ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”[32], kết
quả nghiên cứu về lý luận đã chỉ ra khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản
lý nhà trường; hoạt động ni dưỡng chăm sóc trẻ ở các trường mầm non; biện
pháp quản lý; quản lý hoạt động ni dưỡng chăm sóc trẻ ở trường mầm non;
từ đó phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ
ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và đề xuất 3 nhóm biện
pháp thực hiện đó là: Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về cơng tác chăm
sóc, ni dưỡng trẻ; Nhóm biện pháp nâng cao năng lực chăm sóc, ni dưỡng
trẻ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên; nhóm biện pháp bổ trợ.
9


Tác giả Triệu Thị Hằng (2016), nghiên cứu "Quản lý hoạt động chăm
sóc, ni dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng quận Đống Đa, Hà Nội
trong bối cảnh hiện nay”[11].Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các khái niệm như
quản lý; giáo dục mầm non; chăm sóc, ni dưỡng trẻ; Hoạt động chăm sóc,
ni dưỡng chăm sóc trẻ; Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng chăm sóc
trẻ, từ đó phân tích thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ tại
trường mầm non Hoa Hồng quận Đống Đa, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay và
đề xuất 5 biện pháp thực hiện gồm: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo
dục nâng cao nhận thức về cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trong trường mầm
non Hoa Hồng quận Đống Đa trong bối cảnh hiện nay; Nâng cao năng lực
chăm sóc, ni dưỡng trẻ cho đội ngũ giáo viên và nhân viên trong nhà trường;
Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại; Xây dựng và hồn
chỉnh chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm
non; Đẩy mạnh tuyên truyền về giáo dục mầm non và phổ biến kiến thức nuôi
dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi và
tính cần thiết được đánh giá ở mức cao.

Tác giả Nguyễn Thị Chắc (2019) nghiên cứu "Quản lý hoạt động chăm
sóc, giáo dục trẻ ở trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp công tác xã hội tỉnh Bắc
Kạn”[6], kết quả nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác
xã hội tỉnh Bắc Kạn và đề xuất 5 biện pháp thực hiện: Chỉ đạo xây dựng kế
hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn; Chỉ đạo
đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ; Đổi mới phương thức
kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và phản hồi thơng
tin để cải tiến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho CBQL và cán bộ tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn dựa vào năng lực;
Xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, khơng rào cản đối với trẻ;
10


Tác giả Trần Thị Quỳnh (2019) nghiên cứu "Quản lý hoạt động chăm
sóc trẻ ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”[31],
kết quả nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm
sóc trẻ ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề
xuất 5 biện pháp thực hiện: Tổ chức tuyên truyền kiến thức, kỹ năng chăm sóc
trẻ khoa học cho cha mẹ trẻ, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cộng đồng;
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các
trường mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý; Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ
phù hợp với thực tiễn của trường mầm non; Chỉ đạo bồi dưỡng, nâng cao năng
lực chăm sóc trẻ cho giáo viên, nhân viên trường mầm non; Chỉ đạo đổi mới
kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc trẻ.
Như vậy, có thể nói trong các nghiên cứu về GDMN và quản lý giáo dục
đã có một số cơng trình nghiên cứu về chương trình GD, về các hoạt động
chăm sóc, ni dưỡng trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các

trường mầm non cả công lập và tư thục nhưng đến nay chưa có cơng trình nào
đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường
mầm non thuộc vùng đặc biệt khó khăn với những đặc trưng về văn hóa, nhu
cầu giáo dục, điều kiện địa phương... theo hiểu biết của người nghiên cứu.
Những cơ sở khoa học trên là căn cứ khoa học để tác giả triển khai thực hiện
các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một hoạt động đặc biệt bao trùm lên các lĩnh vực của đời sống
xã hội, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Khái niệm quản lý được hiểu theo nhiều cách. Theo quan điểm kinh tế
học, tác giả F.W Taylor cho rằng “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính
xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”; hoặc
A. Fayon lại cho rằng “Quản lý là đưa xí nghiệp, cố gắng sử dụng các nguồn

11


lực (nhân, tài, vật lực) của nó”; H. Koontz thì cho rằng “Quản lý là một hoạt
động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động của cá nhân
nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) với thời gian, tiền bạc, vật
chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật,
cịn với kiến thức thì quản lý là một khoa học” [35].
Tác giả Phạm Minh Hạc viết “Quản lý là tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động (nói chung là khách thể
quản lý), nhằm thực hiện các mục tiêu dự kiến” [10].
Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cho rằng“Quản lý
là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối ưu các chức
năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra” [7].

Theo tác giả Nguyễn Thị Tính, “Quản lý là sự tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm
cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra” [33].
Mặc dù có cách định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý nhưng các tác
giả trên đều có điểm chung: Xem quản lý như một hoạt động đặc thù. Quản lý
bao gồm hai yếu tố cơ bản: Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Hai yếu tố này
quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý trong đó chủ thể quản lý là hạt
nhân tạo ra các tác động (cá nhân hoặc tổ chức có nhiệm vụ quản lý, điều khiển
hoạt động). Đối tượng quản lý là bộ phận chịu sự tác động của chủ thể quản lý.
Như vậy, chúng tôi quan niệm: Quản lý là sự tác động có định hướng, có
mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
được các mục tiêu đã định.
1.2.2. Giáo dục mầm non
Đề tài nghiên cứu khái niệm “giáo dục mầm non” theo tiếp cận là một
cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; một lĩnh vực đặc thù của quá trình
giáo dục con người nói chung.
Theo Luật Giáo dục (năm 2019): “Giáo dục mầm non là cấp học đầu
tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn
diện con
12


người Việt Nam, thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03
tháng tuổi đến 06 tuổi”
Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
em vào học lớp một. Trong khái niệm này, giáo dục mầm non được chỉ ra về
nội hàm trên các khía cạnh: Vị trí, vai trị và mục tiêu của giáo dục mầm non.
1.2.3. Chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non
Nuôi dưỡng là việc một người cung cấp những thứ cần thiết cho người

khác (người được nuôi dưỡng) nhằm tạo điều kiện để duy trì và phát triển cuộc
sống của người đó. Luật hơn nhân và gia đình quy định cha mẹ và con, ông bà
và cháu, anh chị em với nhau có nghĩa vụ ni dưỡng nhau khi một bên chưa
thành niên, ốm đau, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao
động và khơng có tài sản để tự ni mình. Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà
không cùng sống chung với người được nuôi dưỡng hoặc trốn tránh thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Ni dưỡng giúp đảm bảo
nhu cầu về dinh dưỡng để duy trì và phát triển cuộc sống của con người.
Ở lứa mầm non, trẻ đặc biệt cần được nuôi dưỡng bởi người lớn nhằm
giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để tồn tại, phát triển.
Chăm sóc và thực hiện chế độ dinh dưỡng có vai trị rất quan trọng trong
sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ của trẻ mầm non, bởi vì đây là
giai đoạn tăng trưởng thể chất rất mạnh mẽ, đặc biệt não bộ, hệ thần kinh của trẻ
phát triển vượt trội, nó quyết định quan trọng trong tồn bộ sự phát triển chung
của con người. Chính vì vậy cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ trong gia đình và
cơ sở giáo dục mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Cùng với hoạt động giáo dục, hoạt động chăm sóc trẻ mầm non là hoạt
động cơ bản của gia đình, nhà trường và xã hội. Hoạt động chăm sóc trẻ mầm
non là hoạt động đặc thù của người lớn đối với trẻ mầm non, là hoạt động trọng
tâm và có vai trị quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trước tuổi
học.
13


×