Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN sử dụng pp CNTT vào giảng dạy toán lớp 1 cúc new

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.09 KB, 12 trang )

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến :
- Sử dụng một số phương pháp ứng dụng cơng nghệ thơng tin khi dạy tốn
cho học sinh lớp 1 để nâng cao chất lượng dạy học tại trường Tiểu học Bắc Sơn.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Mơn Tốn lớp 1
3.Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Cúc
Ngày/tháng/năm sinh: 19/03/1991
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH Bắc Sơn
Điện thoại: DĐ: 0356.223.060
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường TH Bắc Sơn
Địa chỉ: Thôn 2 – Xã Bắc Sơn – Huyện An Dương – Thành phố Hải Phịng.
Điện thoại: 0356.622.3060
I. MƠ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
1. Mô tả giải pháp đã biết
Môn Tốn lớp 1 là mơn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả
một bộ mơn khoa học. Mơn Tốn lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của
Toán học. Người thầy giáo từ khi chuẩn bị cho tiết dạy đầu tiên đến khi nghỉ hưu
không lúc nào dứt nổi nỗi trăn trở về những điều mình dạy và nhất là mơn Tốn lớp 1
là một bộ phận của chương trình mơn Tốn ở tiểu học. Chương trình nó kế thừa và
phát triển những thành tựu về dạy Toán lớp 1 nên nó có vai trị vơ cùng quan trọng
khơng thể thiếu trong mỗi cấp học.
* Dạy học mơn Tốn ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:
- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các
số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20, về tuần lễ và
các ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt hồ mặt đồng hồ; làm quen với một số hình
học phẳng (hình vng, hình trịn, hình tam giác, hình chữ nhật)và hình khối (khối
lập phương, khối hộp chữ nhật); vị trí, định hướng trong khơng gian.
-1-




- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số
trong phạm vi 100; cộng trừ và không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ
dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm). Nhận biết hình
học phẳng: hình vng, hình trịn, hình tam giác, hình chữ nhật và các hình khối:
khối lập phương, khối hộp chữ nhật); vị trí, định hướng trong khơng gian.. Giải một
số dạng bài Toán đơn giản về cộng trừ; bước đầu biết biểu đạt bằng lời, bằng ký hiệu
một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành. Tập so sánh, phân tích, tổng
hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan
hệ với đời sống thực tế của học sinh.
- Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học Tốn.
Là một người giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 và đặc biệt là dạy mơn Tốn theo
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cấp tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng. Tơi
rất trăn trở và suy nghĩ nhiều để học sinh làm sao có thể nâng cao chất lượng dạy –
học, nâng dần trình độ tiếp thu của học sinh.
Theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thực hiện chương trình sách giáo
khoa mới khi học xong lớp Một các em phải biết:
- Tính cộng và trừ trong phạm vi 100.
- Đo độ dài đoạn thẳng trong phạm vi 20 cm.
- Tuần lễ và các ngày trong tuần lễ.
- Biết đọc giờ trên mặt đồng hồ.
- Nhận biết hình học phẳng, hình khối.
- Giải một số bài tốn đơn về cộng, trừ.
- Biết so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi
những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh. Đối với lớp 1
được đưa vào chương trình với mức độ yêu cầu từ thấp đến cao, từ tư duy cụ thể đến
tư duy trừu tượng giúp hình phát triển phẩm chất và năng lực của người học, nhưng
khơng xem nhẹ vai trị của kiến thức; luôn xuất phát từ trực quan, gắn với thực tiễn,
mức độ phân hoá đa dạng, đảm bảo phục vụ cho tất cả các đối tượng HS sử dụng.

Trong giáo dục xưa và nay, bảng phấn là một phương tiện dạy học trực quan cơ
bản, thân thuộc nhất với mỗi người giáo viên. Đó là dụng cụ, thiết bị mà giáo viên
-2-


dùng để truyền tải kiến thức hoặc giúp học sinh ôn luyện lại những kiến thức đã được
truyền đạt. Điều này góp phần rất lớn trong sự nghiệp giáo dục của đất nước.
2. Ưu điểm của giải pháp:
Bảng phấn là một phương tiện nhìn quen thuộc tiện lợi và rất cần thiết để dạy
học. Giáo viên có thể xây dựng từng ý chính của bài dạy trên bảng từng bước một
trong khi vừa dùng lời giảng chi tiết. Cách thức sử dụng bảng phấn có thể coi như
một chỉ dẫn hoặc thước đo về hiệu quả giảng dạy của giáo viên có sự sáng tạo. Bảng
phấn chiếm vị trí hàng đầu trong bảng kê các đồ dùng vì nó ln có sẵn, khơng địi
hỏi tài nghệ đặc biệt, rẻ tiền, có thể viết, vẽ, sửa đổi hoặc thêm bớt một cách dễ dàng.
3. Hạn chế của giải pháp
Thực tế cho thấy rằng để dạy tốt mơn Tốn lớp 1 bằng việc học truyền thống đối
với học sinh lớp 1, giáo viên phải sử dụng rất nhiều đồ dùng trong một tiết dạy. Từ
khâu kẻ vẽ, soạn đồ dùng trên lớp rất mất nhiều thời gian mà hiệu quả chưa cao dẫn
đến giáo viên ngại sử dụng đồ dùng trực quan thường dạy chay. Hơn nữa trong quá
trình thao tác hướng dẫn bài học, một bộ phận học sinh không quan sát được rõ ràng
do vị trí đứng của giáo viên che khuất mục tiêu hướng dẫn. Giáo viên mất nhiều thời
gian viết bảng trong khi nội dung dạy học và khối lượng thông tin lớn. Với phương
tiện dạy học truyền thống bảng – phấn và cách truyền đạt kiến thức chỉ dùng lời nói
kém sinh động sẽ khó thu hút được sự chú ý học sinh từ đó học sinh sẽ khó tiếp thu
kiến thức dẫn đến chất lượng học tập không cao.
Trên cơ sở nhận biết các thực trạng nêu trên cùng với thực tế kinh nghiệm của 4
năm liên tục được phân công giảng dạy ở lớp Một và được tập huấn, giảng dạy
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thực hiện chương trình sách giáo khoa mới,
tơi đã mạnh dạn tìm hiểu và áp dụng các phương pháp soạn giảng hợp lý và sáng tạo,
vẫn dựa vào cấu trúc của bài giảng truyền thống nhưng có sự hỗ trợ đắc lực và hiệu

quả của CNTT mà điển hình nhất là phần mềm trình chiếu PowerPoint.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
I. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
Đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc
quyết định chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia trong xu hướng phát triển của thế
-3-


giới hiện nay. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và
phương pháp giáo dục - đào tạo với nhiều mơ hình, biện pháp khác nhau nhằm mở
rộng quy mơ, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách tồn diện, dạy
làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học
tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan,
trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng.
Nhờ thế mạnh dễ quan sát theo dõi, trực quan, sinh động, dữ liệu phong phú, lưu
trữ và sử dụng dễ dàng, thông qua việc giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng công nghệ
thông tin, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện
phương pháp và kĩ năng logic, khả năng quan sát phỏng đốn, tìm tịi. Giờ học của
các em phải diễn ra một cách hứng thú, nhẹ nhàng, sinh động, cụ thể nhằm tích cực
hố các hoạt động nhận thức của học sinh. Như vậy có thể nói dạy - học ở tiểu học là
một công việc hết sức quan trọng đối với người dạy và người học. Nhờ đó, học sinh
có một cơng cụ, một chiếc chìa khố vàng để mở cửa chân trời khoa học. Đó là
phương tiện mang theo trong suốt cuộc đời học sinh và trong cả thực tế cuộc sống.
Đến nay giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực, bởi
nó tạo ra một khơng khí học tập sơi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực
sự làm chủ trong tiết học. Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn
nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần click chuột là
có. Thực ra, muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải
chịu bỏ cơng tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần
phải:

- Nâng cao nhận thức về tin học phục vụ cho công nghệ thông tin trong dạy
học:
Những năm trước đây, đại bộ phận giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học nhận
thức về tin học rất hạn chế, họ cho rằng máy tính chỉ như một cái máy đánh chữ, giúp
giáo viên soạn bài, có cũng được, khơng có thì viết bằng tay, họ chưa thể hình dung
được máy vi tính có vai trị như thế nào, đặc biệt là đối với quá trình học.
Nhưng thực tế đã cho thấy rằng máy tính có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ đắc
lực cho giáo viên trong giảng dạy như:
-4-


+ Tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học.
+ Truyền đạt nội dung dạy học, khối lượng thơng tin tới học sinh dễ dàng, sinh
động, tự mình chủ động thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở bất kì nơi nào có
máy tính.
+ Điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết
quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao.
+ Thu hút sự tích cực tham gia hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tự
tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo một
cách phong phú và đa dạng, tạo nguồn cảm hứng, sự say mê học tập của học sinh.
Tuy nhiên biết sử dụng máy vi tính nhưng khi áp dụng bằng giáo án điện tử là
điều không đơn giản.
Các năm học trước, giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi có dạy bằng giáo án
điện tử, nhưng bài giảng đều do giáo viên sưu tầm, soạn và chỉnh sửa giáo án rồi
trình chiếu, sử dụng. Phần lớn giáo viên ngại dạy bằng cơng nghệ thơng tin vì cho
rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị bài giảng. Để tạo ra những hình ảnh đẹp, sống động
trên các slide địi hỏi phải mất nhiều thời gian đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh, tư
liệu, phù hợp với nội dung bài dạy. Ngoài cách biết tạo phần mềm Power Point giáo
viên cần có tính sáng tạo thẩm mỹ sự nhảy bến về tư liệu nhất là phải đam mê. Chính
vì những khó khăn đó mà giáo viên chỉ ứng dụng trong các tiết thao giảng, dự giờ ít

sử dụng trong các tiết dạy thông thường. Hiện tại mấy năm gần đây bản thân tôi sử
dụng giáo án điện tử khi lên lớp thường xuyên. Trong năm học 2020 - 2021 này tôi
đã dạy bằng công nghệ thông tin khi lên lớp đối với mơn Tốn ở lớp 1A4 trường tiểu
học Bắc Sơn mà tôi trực tiếp giảng dạy. Để được giáo án điện tử như vậy thì cũng có
những kiến thức cơ bản sau:
- Học cách sử dụng máy vi tính thành thạo.
Để làm được điều này tơi đã mày mò, nghiên cứu, học hỏi trên mạng internet
nhằm trang bị kiến thức cho mình. Trong suốt q trình cơng tác tôi đã không ngừng
học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp và giáo viên tin học. Vì vậy, hiện tại tơi đã nắm bắt
được tương đối đầy đủ kiến thức tin học phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học của mình nhất là mơn Tốn.
-5-


- Học cách sử dụng phần mềm Power Point.
Để xây dựng được các slide chuyên nghiệp bằng Power Point không phải chuyện
dễ dàng đối với người bắt đầu. Tuy nhiên, quyết tâm sử dụng tốt phần mềm Power
Point, tôi đã tìm hiểu rất kỹ cách áp dụng xây dựng cho slide của mình thêm chuyên
nghiệp, phục vụ cho việc dạy học cũng như học tập của mình. Việc sử dụng Power
Point phải thành thạo. Các hình ảnh minh họa đưa vào bài giảng giáo viên phải thiết
lập được các hiệu ứng làm cho bài giảng sinh động, mới mẻ.
Ví dụ: Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau ở bài tập 1: Nếu để nguyên bài dạy
theo sách giáo khoa thì chỉ là những hình ảnh tĩnh nhưng khi sử dụng Power Point
trong giảng dạy sẽ là những hình ảnh động mỗi con bướm bay về tương ứng với một
bông hoa. Lúc này Power Point sẽ làm bạn tốt của chúng ta để minh họa cho bài học
tăng tính thuyết phục, sinh động và dễ hiểu.
- Biết cách truy cập Internet
Hiện tại trên internet có rất nhiều hình ảnh, âm thanh, video để phục vụ cho bài
giảng của mình vì vậy chúng ta cần biết cách truy cập internet để tìm hình ảnh với
bài học làm tiết dạy phong phú và sinh động hơn.

- Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt các file âm thanh.
- Biết cách kết nối máy tính với máy chiếu (projector) hoặc màn hình Tivi.
- Học cách sử dụng phần mềm Violet:
Ngồi phần mềm PowerPoint, tơi cịn học cách sử dụng phần mềm Violet. Violet
có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp
đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏi Tin học
và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các
sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế
giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font Tiếng Việt ln đảm bảo
tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet. Áp dụng
Violet vào phần luyện tập dưới dạng trò chơi sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh.
Trị chơi có thể diễn ra đầu, giữa hoặc cuối tiết học. Trị chơi có thể giải quyết được
một hoặc nhiều bài tốn. Trị chơi này cịn giúp học sinh tính tốn và phản xạ nhanh,
từ đó phát triển tư duy cho học sinh.
-6-


Trong mơn Tốn, những con số, những dấu cộng, trừ, nhân, chia quá nhỏ nên khi
thiết kế giáo án điện tử không đơn giản chút nào. Bởi vậy khi thiết kế bài giảng cần
chú ý những điều sau:
- Cần chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền cho phù hợp. Không nên
chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được sự chú ý của học sinh, cũng không
nên chọn màu sắc quá lòe loẹt hoặc quá nhiều màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối
mắt.
- Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide.
- Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch
chân chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho học sinh chỉ chú ý xem,
không chú ý đến kiến thức của bài.
- Hiệu ứng chuyển trang cũng nên chọn cho phù hợp, không nên chọn hiệu ứng
quá nhanh hay quá chậm hoặc quá sống động ảnh hưởng đến sự tập trung vào bài học

của học sinh.
- Khi sử dụng phần mềm Violet, cần chọn bài toán phù hợp với nội dung kiến
thức của bài để học sinh chơi trị chơi. Khơng nên chọn bài q khó, bởi vì phần trị
chơi này học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn.
Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng công nghệ thơng
tin vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là
không. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi bài học, mỗi mơn học nói chung và mơn
Tốn nói riêng mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên. Tuy nhiên
nếu đáp ứng được các nhu cầu trên thì thật tuyệt vời. Tại sao tơi lại đặt ra các yêu cầu
như trên? Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một người khơng có khái niệm gì về
cơng nghệ thơng tin liệu họ có bật máy tính lên và chọn cho mình một chương trình
làm việc? Liệu họ có biết được tài liệu của mình ở đâu trên máy tính? Cách copy tài
liệu từ nơi này sang nơi khác hay xóa một tài liệu nào đó khi khơng cịn
dùng?...Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý
muốn của mình.
Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên
bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các giáo án điện tử được trình bày trên màn
-7-


chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PC, Power Point và nhiều phần
mềm ứng dụng. Power Point là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo
các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần
thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, thiết nghĩ giáo viên nào cũng
có thể làm được. Hình ảnh minh họa đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi
người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh
động, mang lại khơng khí học tập, giảng dạy mới mẽ. Các hiệu ứng này là gì? Đó
chính là các hoạt ảnh của các đối tượng( văn bản, hình ảnh…) được thiết lập có thứ
tự. Có thể dịng chữ này xuất hiện trước dòng chữ kia hay khi dòng chữ này xuất hiện
từ dưới lên, khi từ trên rơi xuống…chẳng hạn trong giờ học toán khi tổ chức trị chơi,

giáo viên cho học sinh đốn kết quả trước, sau đó mới hiển thị kết quả trên màn hình
nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh. Ngoài ra, đặc điểm này giúp giáo viên tiết
kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên
giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu
hơn.
Đối với mơn Tốn, mỗi bài học hay mỗi bài tốn ta đưa lên màn hình lớn sẽ
giúp học sinh chú ý hơn, những từ ngữ trọng tâm trong bài ta có thể đổi màu hoặc
gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn, từ đó giải bài tốn một cách dễ dàng. Hoặc
khi tóm tắt đề bài, ta có thể dùng những hình ảnh phù hợp với nội dung( như: con gà,
con cá, bơng hoa…những hình ảnh này có thể lấy trên mạng internet hay scan từ
sách giáo khoa cũng được) cách tóm tắt đó sẽ giúp học sinh dễ hiểu và làm bài tốt
hơn. Những bài tốn về hình học ta có thể tơ màu phần cần thiết, cắt ghép hình để
tìm xem trong hình đó có bao nhiêu hình vng, hình tam giác, biểu diễn nhiều cách
ghép khác nhau…đều thao tác được trên máy và toàn thể học sinh đều quan sát được.
Cùng một lúc giáo viên đưa các đáp án lên bảng sẽ rất vất vả và mất thời gian nhưng
dạy bằng giáo án điện tử thì chỉ cần thiết kế trong một Slide là có đủ các đáp án của
bài.
2. Cách thiết kế giáo án điện tử một số bài giảng Tốn lớp 1.
Bài15: Vị trí, định hướng trong không gian (SGK trang 96)
Bài này tôi thiết kế gồm 6 Slide. Sau đây là một số Slide chính trong bài:
-8-


+ Slide thứ nhất và thứ hai: Tôi thiết kế như sách giáo khoa để đưa học sinh đến
kiến thức của bài.

+

Slide thứ ba chứa nội dung bài tập 1.
- Học sinh làm nối tiếp theo dãy. Mỗi học sinh làm một phần.


+ Slide thứ tư chứa nội dung bài tập 2.
Bài tập này tôi cho học sinh thảo luận nhóm
2, sau khi học sinh làm xong, đại diện của nhóm
nêu đáp án, tơi đưa kết quả ra để học sinh đối
chiếu xem có bao nhiêu bạn làm đúng như trên
bảng.

+ Slide thứ năm chứa nội dung bài tập 3.
Bài tập này tôi cho học sinh làm vào vở, sau
khi học sinh làm xong, lên bảng chia sẻ đáp án,
tôi đưa kết quả ra để học sinh đối chiếu xem có
bao nhiêu bạn làm đúng như trên bảng.

+ Slide thứ sáu: Là phần trị chơi “Rung
chng vàng” củng cố kiến thức của bài: Giáo
-9-


viên có 2 vịng chơi tương ứng với 2 câu hỏi. Sau khi giáo viên đưa câu hỏi, mỗi thí
sinh dự thi có 15 giây suy nghĩ để lựa chon đáp án đúng trong các đáp án đã có sẵn
trên màn hình. Sau đó ghi nhanh kết quả vào bảng con. Học sinh giơ bảng, giáo viên
đưa đáp án, em có bảng đúng sẽ giơ cao bảng và hơ “yeah”. Hs nào chiến thắng cả
hai vòng thi sẽ là người chiến thắng và Rung được chng vàng. Trị chơi này rất vui
nhộn, học sinh rất thích thú, tạo cho các em tính nhanh nhẹn mà chính xác.
Nhờ thế mạnh của việc ứng dụng CNTT dạy toán cho học sinh lớp 1 sẽ giúp học
sinh dễ quan sát theo dõi, trực quan, sinh động và từng bước phát triển năng lực tư
duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng logic, khả năng quan sát phỏng đốn, tìm tịi
từ đó sẽ góp phần khắc sâu kiến thức. Không những vậy giờ học của các em được
diễn ra một cách hứng thú, nhẹ nhàng, sinh động, cụ thể nhằm tích cực hố các hoạt

động nhận thức của học sinh tạo sự hứng thú, say mê, u thích.Chính vì vậy CNTT
là phương tiện mang theo trong suốt cuộc đời học sinh và trong cả thực tế cuộc sống.
* Kết luận:
Sử dụng một số phương pháp ứng dụng cơng nghệ thơng tin khi dạy tốn cho học
sinh lớp 1 trường Tiểu học Bắc Sơn giúp nâng cao chất lượng dạy học.
* Khuyến nghị:
- Đối với giáo viên:
+ Phải có kiến thức chắc chắn về Tốn. Khi chuẩn bị bài, phải nắm chắc yêu cầu
bài dạy, xác định rõ mục tiêu bài dạy, nắm được nội dung hình thức cũng như yêu
cầu của bài tập để từ đó có những định hướng vận dụng phương pháp dạy học, tổ
chức hoạt động học tập của học sinh sao cho có hiệu quả.
+ Mỗi giáo viên phải dành thời gian cho việc lập kế hoạch bài dạy một cách chu
đáo.
+ Phương pháp trên cần phối hợp với một số phương pháp tích cực khác để góp
phần làm phong phú đa dạng đổi mới nâng cao chất lượng dạy học trong mơn Tốn.
+ Ln thay đổi hình thức dạy học cho phù hợp với nội dung từng bài.
+ Tạo một số trò chơi học tập còn hỗ trợ cho việc học của học sinh.
- Đối với học sinh:

-10-


+ Khi làm bài tập các em phải đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài rồi
mới bắt tay vào làm bài.
+ Thường xuyên giao lưu trực tiếp với các bạn trong lớp, trong trường sau mỗi
bài học Tốn để nắm chắc kiến thức.
II. Tính mới, tính sáng tạo:
a. Tính mới:
+ Tạo mơi trường hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ thông tin cho học
sinh ngay tại lớp học.

+ Tăng cường phương pháp tổ chức thực hiện phương pháp thực hành trải
nghiệm cho học sinh.
b. Tính sáng tạo
+ Tạo môi trường học tập trực quan, sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh.
III. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Với những giải pháp nghiên cứu trên tôi nhận thấy đây là những giải pháp phù
hợp khi dạy học mơn Tốn lớp 1. Nội dung giải pháp đã được nhân rộng tới 100%
các lớp trong trường và áp dụng nhân rộng trong toàn ngành giáo dục Tiểu học.
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
a. Hiệu quả kinh tế:
- Sử dụng thiết kế điện tử nên tiết kiệm kinh phí trong việc phô tô tài liệu ,tranh
ảnh phục vụ cho bài học.
- HS sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo, hứng thú trong học các
bảng cộng và trừ, u thích học Tốn.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
- Đã thực hiện tốt, đáp ứng được kĩ năng sử dụng CNTT trong dạy học. Thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra.
c. Giá trị làm lợi khác:
- Giáo viên và nhà trường có những tiết dạy hay đạt kết quả cao trong các hội thi.
- Hs u thích mơn học, có hứng thú trong học tập, phát huy tính chủ động sáng
tạo của học sinh.

-11-


CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Bắc Sơn, ngày 19 tháng 2 năm 2021

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


Tác giả sáng kiến

(xác nhận)
..........................................................................
..........................................................................
.........................................................................

Vũ Thị Cúc

-12-



×