Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án chuẩn môn Bóng chuyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.93 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU

Bóng chuyền là một mơn thể thao quần chúng được đơng đảo mọi người
ưa thích, trong tập luyện và thi đấu chủ yếu dùng cẳng tay và các ngón tay trực
tiếp đánh vào bóng.
Mơn Bóng chuyền xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1895. Do một
giáo viên thể dục hiệu trưởng trường YMCA Hôlyuốckơ Marachusét, tên là
Uylyam Mcgân nghĩ ra. Ơng này đã dùng lưới quần vợt mắc cao 6 bộ (1 bộ
0,3248m, 6 bộ  1,95m) và dùng ruột quả bóng rổ làm vật chuyền qua lưới,
nhưng vì nhẹ q khó chuyền nên đã dùng cả quả bóng rổ. Sau này qua nhiều
lần nghiên cứu cải tiến quả bóng chuyền gần giống như quả bóng chuyền mà
chúng ta đang sử dụng ngày nay. Vào năm 1897 lần đầu tiên xuất bản luật bóng
chuyền ở Mỹ.
Bóng chuyền xuất hiện ở nước ta vào năm 1922 lúc đầu nó chỉ phổ biến ở
một số học sinh người Hoa ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phịng. Do đặc
điểm là một mơn thể thao quần chúng cho nên nó thu hút được rất nhiều người
tham gia tập luyện, đặc biệt là ở những nơi đông người như: Các cơ quan, xí
nghiệp, các trường Đại học và cao đẳng, các đơn vị trong lực lượng vũ trang…
gần đây được sự quan tâm của nhà nước Bóng chuyền nước ta đã phát triển rất
mạnh và đã đạt được thứ hạng nhất định trong khu vực.
Ở trường ta phong trào tập luyện và thi đấu Bóng chuyền diễn ra rất sơi
nổi và thường xun, có thể nói phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nó
được đơng đảo cán bộ, học viên, chiến sỹ, cơng nhân viên tích cực tham gia tập
luyện.ở trường ta các giải Bóng chuyền diễn ra rất sôi nổi thu hút rất nhiều
người xem. Có thể nói rằng Bóng chuyền là một mơn thể thao góp phần vào việc
rèn luyện và nâng cao sức khoẻ cho bộ đội .
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền thường xun, đúng khoa học sẽ góp
phần hồn thiện sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo, tính tập thể cao.
Ngồi ra nó cịn củng cố và hoàn thiện chức năng của các hệ cơ quan trong cơ
thể như: Hệ tuần hồn, hệ hơ hấp, hệ bài tiết…
1




I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MƠN BĨNG CHUYỀN

- Bóng chuyền là một môn thể thao mà trong tập luyện và thi đấu chủ yếu
đánh bóng bằng tay như: Cẳng tay, bàn tay.
- Hoạt động kỹ thuật của mơn Bóng chuyền là hoạt động khơng có chu kỳ.
Trong thi đấu Bóng chuyền kỹ chiến thuật ít lặp lại mà nó ln thay đổi biến hố
đa dạng.
- Bóng chuyền là mơn thể thao có tính đối kháng cao, thể hiện rõ và mãnh
liệt nhất ở khâu đập bóng và chắn bóng trên lưới. Nhưng ít va chạm vì có lưới
và đường giữa sân ngăn cách hai bên.
- Mơn Bóng chuyền cịn thể hiện tính tập thể cao, nó địi hỏi phải đồn kết
chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Trang thiết bị đơn giản, dễ tập, trong thi đấu tính hấp dẫn cao, chính vì thế
nó thu hút được nhiều người tham gia tập luyện và rất phổ biến ở nước ta.
II. TƯ THẾ CHUẨN BỊ CHUNG, TƯ THẾ ĐÁNH BÓNG VÀ DI ĐỘNG

1. Tư thế
Trong quá trình tập luyện và thi đấu các cầu thủ thường thực hiện ở nhiều
tư thế khác nhau, đó là tư thế chuẩn bị chung và tư thế đánh bóng.
a) Tư thế chuẩn bị chung
Là tư thế đứng của các cầu thủ trên sân thuận lợi và hợp lí nhất, để quan sát
phán đoán tốt, di động kịp thời theo mọi hướng tới những vị trí cần thiết trên sân.
Kỹ thuật như sau:
Đứng chân trước chân sau khoảng cách giữa hai chân rộng bằng hoặc hơn
vai một chút (chân sau hơi kiễng). Trọng tâm hạ thấp bằng cách hai gối hơi
khuỵu và dồn nhiều hơn vào chân trước, hai đầu gối hơi xoay vào trong, lưng
hơi cúi bụng hóp, đầu thẳng tự nhiên với thân người, mắt quan sát hướng bóng
tới, hai tay co tự nhiên sao cho khuỷu tay ở ngang hông, hai cẳng tay gần song

song với đùi của chân cùng bên, thoải mái và sẵn sàng di chuyển để thực hiện kỹ
thuật đánh bóng nhanh nhất và hợp lý nhất.
b) Tư thế đánh bóng
2


Được hình thành sau khi di động để tiếp cận với bóng hoặc cũng có thể
ngay từ tư thế chuẩn bị chung chuyển sang tư thế đánh bóng.
Dựa vào mức độ khuỵu gối của các cầu thủ người ta chia tư thế đánh bóng
làm ba loại: Cao, trung bình, thấp.
- Tư thế đánh bóng thấp: Vận dụng cho những đường bóng đến thấp có tốc
độ nhanh và mạnh (thấp dưới thắt lưng).
- Tư thế đánh bóng trung bình: Vận dụng cho những đường bóng trung bình
và có tốc độ vừa phải (ngang thắt lưng).
- Tư thế đánh bóng cao: Vận dụng cho những đường bóng đến cao và có tốc
độ chậm (ngang tầm đầu hoặc trên đầu) chuyền hai cơ bản.
Tuỳ thuộc vào từng tình huống, đặc điểm của đường bóng đến mà vận dụng
các tư thế đánh bóng nào cho thích hợp và hợp lý.
2. Di động
Là phương pháp di chuyển của đấu thủ từ vị trí này sang vị trí khác, là khâu
trung gian nối liền giữa tư thế chuẩn bị chung và tư thế đánh bóng.
Di động có các phương pháp chính như: chạy, bước, ngã…tuỳ từng tình huống
cụ thể mà vận dụng các phương pháp di động sao cho thích hợp và nhanh nhất.
a) Chạy
Được sử dụng khi bóng đến xa vị trí chuẩn bị, khi chạy hai chân guồng đều
cự ly các bước trung bình, chân hơi khuỵu ở khớp gối, mắt theo dõi bóng, hai
tay co tự nhiên và chuyển động phù hợp, đến bước cuối cùng tay nhanh chóng
trở về tư thế đánh bóng.
b) Bước
- Bước thường

Vận dụng khi bóng rơi khơng xa vị trí chuẩn bị, trong q trình di động bằng
bước thường tư thế thân người gần như ở tư thế đánh bóng, mắt theo dõi bóng,
hai tay co tự nhiên, kết thúc giai đoạn di động cũng là lúc tư thế đánh bóng được
hình thành.
- Bước chéo
Là phương pháp di chuyển hai chân bước chéo nhau, nếu muốn di chuyển
sang trái thì chân phải bước chéo sang trái rồi chân trái bước tiếp. Trọng tâm
thân người nhanh chóng chuyển sang chân vừa bước và ngược lại, bước chéo
vận dụng cả trong tấn cơng và phịng thủ. Trong khi di động mắt vẫn ln quan
sát bóng và trở về tư thế đánh bóng ở bước cuối cùng. Trường hợp này vận dụng
3


khi bóng đến khơng xa bên phải hoặc khơng xa bên trái, tư thế chuẩn bị chếch
phía trước mặt.
- Bước lướt
Là phương pháp di chuyển sang phải hoặc sang trái bằng một hay nhiều
bước. Muốn di chuyển về bên nào thì chân bên đó nhấc lên trước và di chuyển
bên đó, chân kia đạp đất bước theo đà lướt sang cùng bên. Cứ như vậy có thể di
chuyển bằng một hay nhiều bước tuỳ thuộc vào vị trí bóng đến gần hay xa.
Trong q trình di chuyển trọng tâm ln hạ thấp, hạn chế nhấp nhơ, mắt quan
sát bóng, tư thế thân người thoải mái, khơng gị bó, bước cuối cùng nhanh chóng
trở về tư thế đánh bóng.
III. KỸ THUẬT ĐỆM BĨNG BẰNG HAI TAY CƠ BẢN TRƯỚC MẶT

Đệm bóng là kỹ thuật khi thực hiện sử dụng cẳng tay để đánh bóng đi. Đệm
bóng là kỹ thuật phịng thủ, khi thực hiện ta thấy đường bóng đến và đi ở phía
trước mặt gần như cùng quỹ đạo chuyển động nhưng ngược chiều nhau.
- Tác dụng của kỹ thuật đệm bóng
+ Đỡ được những đường bóng nhanh, mạnh khi đối phương tấn cơng sang.

+ Đỡ được những đường bóng ở xa thân người.
+ Kết cấu động tác đơn giản dễ thực hiện.
+ Nâng cao ý trí và lịng dũng cảm cho người tập.
Kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay cơ bản trước mặt được chia làm 3 giai đoạn:
1. Tư thế chuẩn bị
- Tư thế chuẩn bị:
Người tập đứng ở tư thế trung bình, hai chân đứng
rộng bằng hoặc hơn vai một chút, hai tay co tự nhiên
ở hai bên thân, mắt quan sát bóng. Khi xác định được
điểm rơi của bóng ở tầm thích hợp thì đưa hai tay ra
đón bóng.Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo nhau
và nắm lại, hai ngón cái song song và kề nhau hoặc
hai bàn tay để sát nhau và duỗi tự nhiên(Hình 1).
Hình 1
4


2. Thực hiện kỹ thuật
Khi bóng đến cịn cách thân người khoảng 1- 2m thì chủ động duỗi chân
nâng trọng tâm thân người và hai tay lên cao, sao cho khi tiếp xúc với bóng ở
tầm ngang thắt lưng và cách thân người khoảng gần bằng chiều dài cánh tay. Khi
hai tay tiếp xúc với bóng thì cổ tay gập xuống phía dưới để kéo căng các nhóm
cơ cẳng tay, kết hợp hóp bụng giữ chắc bả vai và khớp khuỷu. Hai tay thẳng
chắc điểm tiếp xúc của tay với bóng ở đoạn giữa của cẳng tay và tiếp xúc ở dưới
bóng, khi tiết xúc duỗi hơng nâng tay để đẩy bóng đi (Hình 2).

Hình 2

- Nếu góc độ của đường bóng đến lớn thì góc độ của tay đệm bóng nhỏ.
- Nếu góc độ của đường bóng đến nhỏ thì góc độ của tay đệm bóng lớn.

Tuỳ đặc điểm góc độ đường bóng đến và độ cao của đường bóng muốn
chuyền đi mà quyết định góc độ của tay đệm bóng cho phù hợp.
3. Kết thúc động tác
Khi bóng rời khỏi tay cũng là lúc toàn thân gần như duỗi thẳng hoàn toàn,
hai tay tiếp tục nâng theo hướng bóng đi một đoạn ngắn và cao gần như song
song với mặt đất, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị chung để sẵn sàng
thực hiện các động tác tiếp theo.
* Sai phạm thường mắc
- Tư thế chuẩn bị và tư thế đánh bóng chưa đúng.
- Chưa kết hợp được lực nhịp nhàng của toàn thân.
- Điểm tiếp xúc của tay với bóng chưa đúng và chưa chính xác.
- Không trở về tư thế chuẩn bị chung.
KẾT LUẬN

Kỹ thuật đệm bóng gồm nhiều kỹ thuật khác nhau. Đây là kỹ thuật chủ yếu
được sử dụng để phòng thủ và đỡ bước một. Là kỹ thuật cơ bản và dễ thực hiện,
5


khi thực hiện thuần thục kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay cơ bản trước mặt người
học sẽ phát triển sang các kỹ thuật đệm bóng khác cao hơn.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

- Nghiên cứu nắm chắc phần lý thuyết mà giáo viên giới thiệu.
- Tích cự tập luyện các tư thế, các phương pháp di động và kỹ thuật đệm
bóng bằng hai tay cơ bản trước mặt.
Ngày26 tháng 07 năm 2020

NGƯỜI BIÊN SOẠN


Giảng viên

Hoàng Văn Lập

6



×