Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Những thành tựu chính của văn minh trung hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.01 KB, 5 trang )

Những thành tựu chính của văn minh Trung Hoa
a. Hội họa
- Ngay từ thời đại đồ đá mới, người Sơn Đỉnh động đã dùng khoáng thạch màu
hồng đỏ (chu sa) sơn lên các công cụ bằng đá, bằng xương cho đẹp. Trên đồ
gốm họ cũng vẽ những bức tranh trông rất đẹp mắt.
- Thời Chiến quốc, người ta cũng đã biết dùng đường nét để tạo hình, tự xác định
phong cách hội họa riêng.
- Đời Hán, người ta vẽ trên lụa, trên tường, đấtnung và tượng đá.
- Bích họa (tranh vẽ trên tường) cũng nhiều. Những nha thự, cung điện lớn đều
có bích họa.
- Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều hội họa chịu ảnh hưởng nghệ thuật Phật giáo.
- Thời Đường, các họa gia vẽ người là chủ yếu. Ngô Đạo Tử, Diêm Lập Bản,
Trương Tuyên, Chu Phòng là các bậc thầy về môn này.
- Thời Minh, Thanh: đề tài phần lớn là thiên nhiên. Tranh sơn thủy, mai, lan, trúc
thạch hoa lá cỏ cây được thể hiện nhiều.
b. Điêu khắc
- Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc đã có từ lâu đời và chiếm địa vị khá đặc
biệt trong nền nghệ thuật nước này.
- Cách đây 6000 năm, người Trung Quốc đã biết dùng ngọc để chế thành đồ trang
sức để đeo trước cổ. Đây là kỹ thuật ngọc điêu sớm nhất ở Trung Quốc cũng
như trên thế giới.
- Thuật điêu khắc đá (thạch điêu) cũng có từ cuối đời Thương. Những tác phẩm
nổi tiếng như cặp tượng “Tần Ngẫu” thời Tần, tượng “Lạc sơn đại phật” thời
Tây Hán (pho tượng cao nhất thế giới), tượng Phật “Nghìn mắt, nghìn tay”.


Tượng “Lạc sơn đại phật”
- Ngoài ra, người Trung Hoa còn điêu khắc trên ngà, trên gỗ (mộc điêu) cả trên
gạch với những kĩ thuật điêu luyện được nhữn gđôi bàn tay vàng thực hiện.
c. Kiến trúc
- Trung Quốc còn là một nước có nền kiến trúc phát triển rực rỡ với nhiều cơng


trình kiến trúc độc đáo có tầm cỡ quốc tế.
- Có thể chia lịch sử kiến trúc Trung Quốc thành các giai đoạn như:
 Giai đoạn I (từ 475 tr.CN đến 221 tr.CN) là cao trào kiến trúc lần thứ nhất;
cơng trình tiêu biểu là thành Trường An và Vạn Lý Trường Thành.


Thành Trường An

Vạn Lý Trường Thành

 Giai đoạn II (từ năm 221 tr.CN đến năm 907), trong đó thời Tùy là đỉnh cao
mới của nền kiến trúc Trung Hoa. Ở giai đoạn này, các qui luật kiến trúc đã
hình thành và ổn định, cơng trình tiêu biểu là chùa Phật Quang ở Ngũ Đài
sơn, tháp chùa Giang Thiên trên ngọn Kim sơn, các thành phố như Lạc
Dương, Thành Đô v.v...

Thành Lạc Dương cổ


Thành Đô Trung Quốc
 Giai đoạn III (từ năm 907 đến năm 1368), đặc trưng của giai đoạn này là
hình thức khéo léo tinh vi, nhà cửa, chùa chiền, vườn tược đều được chú ý
trang trí cẩn thận, xây dựng cơng phu; cơng trình tiêu biểu là Điện Màu Ni
(Hà Bắc), các tháp Xá Lợi, Tây hạ (Nam Kinh), tháp chùa Thiên Minh (Bắc
Kinh), tháp Giang Thiên (Giang Tô).


Tử Cấm Thành
 Giai đoạn IV (từ 1368 – 1849) là giai đoạn kiến trúc Đường Tống được nâng
cao lên một mức cao hơn; cơng trình tiêu biểu là quần thể kiến trúc nổi tiếng

Cố cung, Viên minh viên.
- Kiến trúc cổ đại Trung Quốc có đặc điểm là thường dùng vật liệu kết cấu bằng
gỗ, bố trí thành quần thể kiến trúc, ở giữa là sân, bốn pjia1 là nhà vây lại, lấy
gian nhà làm đơn vị cơ bản. Cung điện, đền chù, miếu mạo đều xây dựng theo
một dạng như vậy, chỉ khác về qui mô, kiểu dáng mà thôi. Gia công nghệ thuật
ngay trên cấu kiện của kiến trúc như tạo dáng hình cong với những phù điêu các
con vật quý, tạo cho bộ mặt kiến trúc TrungQuốc một vẻ độc đáo. Sự bố trí các
màu trong một bố cục tương phản tôn tạo lẫn nhau, sự phản ánh đời sống tâm
linh của người Trung Quốc như: lịng tin vào thánh thần, tơn thờ trời đất, thuyết
Âm dương, Ngũ hành... đã ảnh hưởng đến hình thức và nội dung các cơng trình
kiến trúc cổ xưa, tạo nên đặc điểm trong kiến trúc Trung Quốc.
- Những cơng trình kiến trúc nổi tiếng: Cố cung, thành Lạc Dương cổ Thành Đô
Trung Quốc.



×