Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phẩm chất và năng lực của BIÊN tập VIÊN báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.3 KB, 12 trang )

Phần I. Lý Thuyết: Phẩm chất và năng lực của
biên tập viên báo chí, liên hệ.
I. Lời Mở Đầu
Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất
trong các loại hình hoạt động truyền thơng đại chúng hiện nay. Là một hình
thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh, nghĩa là
đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể.
Đối tượng tác động là số đông, thông tin công khai, đa dạng, phong
phú, dễ hiểu, dễ nhớ, thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu công chúng về các
hoạt động chính trị – xã hội, hoạt động kinh tế, dịch vụ…
Chất lượng của báo chí tùy thuộc vào trình độ, phẩm chất đội ngũ cán
bộ báo chí. Cán bộ xây dựng tổ chức, điều hành bộ máy tổ chức và ngược lại,
cán bộ chịu sự chi phối và điều hành của tổ chức. Cơ quan báo chí muốn
mạnh, trước hết phải xác định được chức năng, nhiệm vụ, đối tượng của tờ
báo, từ đó xây dựng một mơ hình tổ chức bộ máy cho phù hợp. Trong tổ chức
bộ máy tòa soạn tất cả các ban ( phòng), chức danh đều có vị trí và vai trị hết
sức quan trọng trong hoạt động báo chí.
Bản thân tơi đang là một sinh viên theo học chuyên ngành báo truyền
hình, khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền. Tơi
u thích chun ngành mình đang theo học và ln cố gắng học hỏi để sau
này sẽ có chun môn vững chắc, trở thành một biên tập viên truyền hình
giỏi, giúp cho những thơng tin đưa đến mọi người thêm phong phú, đa dạng.
Tơi ln tự tìm hiểu để tìm ra một con đường hồn thiện năng lực và nhân
cách để trở thành một biên tập viên tốt. Vậy nên trong mơn học “ biên tập văn
bản báo chí”, tôi quyết định chọn đề tài: “phẩm chất và năng lực của biên tập
viên báo chí và liên hệ”, và chỉ giới hạn đề tài nghiên cứu phẩm chất và năng
lực của biên tập viên báo chí.

1



Với đề tài này tơi có thể hiều sâu hơn về năng lực và phẩm chất cần có
của biên tập viên báo chí để xác định đúng hướng đi cho mình và phần đấu
cho tương lai.
Và một lý do nữa là giờ đây cơng tác biên tập báo chí ở nước ta khơng
chỉ có mặt tốt và cịn rất nhiều tồn tại đáng quan tâm. Vậy đề tài phẩm chất và
năng lực của biên tập viên báo chí trong thời điểm hiện tại là điều rất cần
thiết. Không chỉ với chúng ta - những sinh viên mà cả những người đang
đứng trong hàng ngũ biên tập viên cũng nên xem xét vấn đề này để có thể
hồn thiện mình.

II. Nội Dung
1. Khái niệm biên tập báo chí
Biên tập báo chí là một quá trình tổ chức lực lượng xã hội xây dựng
nên các tác phẩm báo chí, phân tích, đánh giá, sửa chữa và hoàn thiện tác
phẩm để đưa in ( hoặc phát ) đáp ứng một nhiệm vụ nhất định.
Biên tập báo chí xun suốt q trình hoạt động báo chí, nội dung cơng
tác biên tập rất phong phú, đa dạng từ khâu đề tài đến theo dõi ảnh hưởng của
báo chí đối với xã hội. Ta có thể khái quát thành 5 khâu công tác: đề tài và kế
hoạch đề tài, tổ chức và bồi dưỡng công tác viên, biên tập bản thảo, theo dõi
in và sửa bài, tuyên truyền giới thiệu và phát huy tác dụng của báo chí. Năm
khâu trên tạo thành một hệ thống hồn chỉnh, đồng bộ, liên quan chặt chẽ với
nhau trong quá trình biên tập báo chí.
2. Phẩm chất và năng lực của biên tập viên báo chí, liên hệ.
Bất cứ một cơng việc gì cũng địi hỏi hết sức khắt khe về năng lực và
phẩm chất của người làm công việc đó. Ví dụ: một chiến sĩ cơng an thì các
phải nắm vững chun mơn của mình, cần có phẩm chất trung với Đảng hiếu
với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Ln
làm trịn nghĩa vụ của người giữ gìn an ninh trật tự, xã hội; một nhà báo thì
phải nắm vững chun mơn, nghiệp vụ của mình, phải trung thực và chịu
2



trách nhiệm về những thơng tin mà mình đưa ra, tận tụy thực hiện những mục
tiêu về truyền thống, giúp nhân dân nắm bắt được những tin tức nóng hổi và
xác thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày…
Biên tập viên báo chí địi hỏi u cầu khắt khe về năng lực và phẩm
chất nghề nghiệp hơn vì đây là một công việc hết sứa nhạy cảm liên quan đến
mọi mặt đời sống xã hội.
2.1. Năng lực cần có của biên tập viên báo chí, liên hệ.
Nhà báo Hồng Phương – nguyên tổng biên tập tạp chí Nghề báo từng
nhận xét: “ người làm cơng tác biên tập địi hỏi phải có tri thức, vốn sống và
sự tỉnh táo, chin chắn. Tất cả các yếu tố đó đan xen, hào quyện vào nhau trong
quá trình biên tập, sử lý tác phẩm của phóng viên, cộng tác viên. Biên tập
viên là một trong những người gác cổng quan trọng nhất của tờ báo”.
Thử tưởng tượng xem nếu một bài báo quan trọng mà được biên tập
khơng kỹ càng, nhiều sai xót và đưa đến cơng chúng thì nó sẽ ảnh hưởng và
đem lại hậu quả đến mức nào? Rất có thể nó sẽ làm rối loạn xã hội, nghiêm
trọng hơn là ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước…Như vậy ta có thể thấy
biên tập khơng phải là một cơng việc bình thường mà rất quan trọng, hồn
thiện năng lực của biên tập viên là rất cần thiết.
Nhiệm vụ của người biên tập là sửa sai, gạn lọc và trau chuốt câu cú
cho bài viết tốt hơn, nhằm vào đối tượng của báo để làm cho bài viết giản dị,
dễ hiểu. Công việc của biên tập viên là phân câu quá dài thành những câu
ngắn, xén tỉa những đoạn văn lòng thòng, cắt bớt những chi tiết rườm rà và
thay thế những chữ khó hiểu bằng chữ dễ hiểu hơn. Người sửa bài cịn phải
tìm xem bài viết có điểm nào sai lầm về quan điểm thì gạt bỏ, sơ hở thì bổ
khuyết, tối nghĩa thì làm sáng tỏ, thiếu chính xác thì chỉnh chu. Người sửa bài
cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và hội ý với người viết. Bài sau khi được sửa sẽ
trở nên giản dị, trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn.


3


Để làm được những công việc trên, biên tập viên cịn cần có trí phán
đốn, tầm un bác, trình độ học vấn, óc biện luận, tính tị mị, trí tưởng
tượng, thận trọng, thắc mắc, nghi ngờ.
Người biên tập viên báo chí phải có sự hiểu biết trên tất cả các kinh tế,
văn hóa, chính trị, xã hội…cơ cấu tri thức của người biên tập viên gồm những
mặt sau:
+ Tri thức cơ sở văn hóa: tối thiểu ở bậc đại học của một khoa học
chuyên ngành ( văn, sử, luật học…)
+ Tri thức nghiệp vụ: phải năm vững những tri thức, thao tác cụ thể
trong các công đoạn biên tập: sửa chữa bản thảo, đối chiếu kiểm tra bản in
thử…
+ Tri thức chuyên môn liên quan đến phạm vi mà biên tập viên phụ
trách, trong một giới hạn nào đó, tri thức đó phải trên bậc đại học, ở bậc
chuyên gia như những người nghiên cứu sáng tác - ở ta là những bậc tiến sĩ
trở lên.
Phân tích biên tập là khả năng đặc biệt của cán bộ biên tập. Năng lực
đó thể hiện cách nhìn, khả năng phát hiện và đánh giá, vừa là khả năng thể
hiện, năng lực cấu trúc văn bản. Người biên tập viên hiện nay phải thích ứng
được những yêu cầu của thời đại, thích ứng, theo kịp được với trình độ văn
minh, trí tuệ của nhân loại. Thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện
chứng của họ phải luôn luôn được phát triển và mài sắc.
Nghiệp vụ biên tập theo quan niệm của các nhà nước xã hội chủ nghĩa
bao gồm các tri thức, năng lực về tổ chức bản thảo, sửa chữa bản thảo và hoàn
chỉnh bản thảo. Họ phải năm vững lý luận Mác- LêNin, đường lối chính sách
của Đảng trong mỗi liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý luận chung và sự
biểu hiện sinh động, đặc thù của những lý luận đó trong đời sống hàng ngày.
Đặc biệt, cơng việc biên tập địi hỏi ngươi biên tập viên phải có khả

năng cảm thụ thực tế, bao quát, phát hiện, nhạy bén những vấn đề cần phải
sửa chữa, phải có khả năng cảm thụ tiêu biểu của số đông người đọc. Kiến
4


thức chuyên môn của những biên tập viên phải thường xuyên được nâng cao,
bồi dưỡng, bổ sung, phát triển không ngừng.
Cơng tác biên tập báo chí địi hỏi sự chính xác, sự ngắn gọn, cơ đọng,
xúc tính đến từng câu, từng chữ vì đặc thù, yêu cầu của nghề báo là phải
đúng, phải nhanh, ngắn gọn…vì vậy yêu cầu biên tập viên báo chí rất khắt
khe, có trình độ chuyện mơn cao. Phải có kiến thức sâu rộng trên tất cả các
linh vực, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội…trình độ tri thức, óc học vấn cao,
phải là người quyết đốt dứt khốt khi sửa bài, gạch bài...
Ngồi những năng lực chuyên môn của bản thân, người biên tập cần có
sự hỗ trợ của các chuyên gia, của các cộng tác viên báo chí. Vì vậy, nếu như
trình độ chuyên sâu về một đề tài nào đó của biên tập viên khơng sâu bằng tác
giả thì họ phải có những kiến thức sâu rộng về tất cả các lĩnh vực đời sống xã
hội.
2.2. Phẩm chất cần có của biên tập viên báo chí, liên hệ.
Đối với bất kỳ nghề nghiệp nào thì ý thức nghề nghiệp cũng được đặt
lên hàng đầu. Ý thức con người có vai trị lớn lao trong việc xây dựng đạo
đức nghề. Một người làm gì cũng khơng có ý thức về cơng việc của mình sẽ
trở thành người vơ ý thức.
Biên tập viên phải có lịng tự hào nghề nghiệp phải u nghề của mình,
nghề biên tập báo chí giúp cho nhưng thơng tin tin đến với cơng được chính
xác nhất, ngắn gọn, hiệu quả nhất.
Cơng tác biên tập là cơng tác chính trị, dĩ nhiên người làm cơng tác
biên tập phải có trình độ tự giác chính trị cao. Người biên tập phải biết bảo vệ
một cách kiên quyết những lập trường, quan điểm đúng đắn, đồng thời biết
đấu tranh để thuyết phục tác giả, hướng dẫn bạn đọc.

Biên tập viên phải là người cơng tâm biết đặt lợi ích của đất nước, của
xã hội, của cơng chúng lên trên lợi ích và sở thích của cá nhân. Phải có thái độ
cơng bằng lấy lợi ích của cơng chúng của đất nước làm trọng tâm, mục tiêu cơ
bản là có những bản thảo tốt phục vụ nhu cầu phong phú của bạn đọc.
5


Người biên tập phải có thái độ bình tĩnh, kiên nhân biết chịu đựng tác
giả khó tính, khơng mất lịng trước những “ tật xấu” thường có của họ như: tự
ái, kiêu ngạo, cố chấp…Đồng thời, người biên tập phải rèn luyện cho mình
thái độ hịa nhã, tế nhị ln luôn chân thành với tác giả. Người biên tập là
người có tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chu đáo trong mọi công việc.
Biên tập viên là một nghề cao cả, đồng thời cũng là một nghề đòi hỏi ý
thức trách nhiệm to lớn. Biên tập góp phần cho những thơng tin đến với cơng
chúng thật chính xác, tạo dựng đời sống văn hóa, khai thác và truyền bá các
giá trị văn hóa, xây dựng nhân cách con người. Với những ý nghĩa đó, biên
tập có trách nhiệm vơ cùng to lớn đối với xã hội.
Biên tập không ý thức được những điều đó, có thể để lại những sai sót
ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển và ổn định của xã hội, ảnh hưởng đến vận
mệnh tương lai của tác gải và công chúng. Trách nhiệm cao cả trước đất nước,
trước xã hội và ngay cả trước công chúng địi hỏi biên tập viên báo chí phải
có năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Bởi phải có năng lực nghề
nghiệp mới nắm đúng sự phát triển của xã hội, nhu cầu phát triển của xã hội,
phát hiện đề tài, đánh giá đúng đề tài và nâng cao chất lượng tác phẩm…Đó là
những địi hỏi cao về ý thức trách nhiệm của những biên tập viên báo chí.
Lý tưởng nghề nghiệp là mơ hình phấn đấu suốt đời của một biên tập
viên. Không một khoa nào, trường đại học nào có thể đào tạo trong một khóa
học được ngay một biên tập viên có được một phẩm chất như vậy. Biên tập
viên phải ln tự hồn thiện mình trong thực tiễn công tác, cố gắng rèn luyệ
đạo đức, phẩm chất của mình để trở thành một biên tập viên giỏi và tốt.

3. Thực trạng của biên tập viên báo chí nước ta hiện nay, liên hệ.
3.1. Mặt tích cực
Nhìn chung, biên tập viên báo chí ở nước ta được đánh giá khá cao
trong tầm khu vực Đông Nam Á. Đội ngũ biên tập viên đã cố gắng làm cho
nền báo chí nước nhà có chỗ đứng trong khu vực, cũng như ngày càng nâng

6


cao chất lượng tác phẩm báo chí, làm thơng tin đến với cơng chúng được
chính xác nhất, hấp dẫn nhất và nhanh nhất.
Đội ngũ biên tập viên nhìn chung cũng đã tham gia những lớp về
nghiệp vụ chuyên môn biên tập, họ có nền tảng tiếp thu chủ nghĩa MácLeenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Những cán bộ biên tập đã tích cực tham gia
biên tập kỹ lưỡng những tác phẩm báo chí chính luận, mang tính chất quan
trọng của đất nước, góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền đường lối của
Đảng trong việc lãnh đạo đất nước.
Hiên nay tại các cơ quan báo chí những cán bộ biên tập đều là những
người khơng cịn trẻ, nên họ có kinh nghiệm và vốn sống hơn những người trẻ
tuổi. Hơn ai hết, họ có lập trường chính trị vững chắc ít bị rơi vào hoàn cảnh
cám dỗ, đen tối của các thế lực xấu muốn phá hoại tờ báo, muốn phá hoại nên
báo chí chí nước nhà và cao hơn nữa muốn phá hoại nền chính trị, văn hóa
của đất nước. Vì có kinh nghiệm nên họ dìu dắt cũng như định hướng công
việc phát triển phẩm chất nhân cách cho cán bộ biên tập trẻ chưa có nhiều
kinh nghiệm, làm cho đội ngủ biên tập, kế thừa có khả năng tốt, tiếp tục phát
huy sức mạnh tính chính xác của báo chí. Thế hệ biên tập viên trẻ hiện nay
năng động, nhanh nhẹn, biết phát huy những thế mạnh vốn có: được đào tạo
cơ bản, có ngoại ngữ tốt, khả năng sử dụng cơng nghệ tốt…
Nhờ có đội ngũ biên tập viên mà nền báo chí của nước nhà đi vào hệ
thống, nhưng khơng mất đi tính năng động. Góp phần đưa những thơng tin
đến cơng chúng chính xác hơn, ngắn gọn hơn, hiệu quả hơn.

3.2. Một số tồn tại
Bên cạnh những thành tựu trên biên tập viên báo chí nước ta cũng tồn
tại một số hạn chế, khiếm khuyết cần phải khắc phục, giải quyết triệt để.
Biên tập viên luôn là nghề mở cho tất cả những ai có năng lực. Tuy
nhiên, ở các cơ quan báo chí lực lượng biên tập viên có năng lực tốt tương đối
mỏng và yếu.

7


Sự xuất hiện của hàng loạt các bài báo sai be bét về chính tả, câu cú
lủng củng, bản dịch tối nghĩa, địa danh, tên riêng, nhầm lẫn…đã khiến độc giả
giật mình về lực lượng biên tập viên hiện nay.
Giống như bất kỳ một ngành nghề nào trong xã hội, trong những
“người gác cổng” cũng có những mảng sáng tối khác nhau. Bên cạnh những
biên tập viên có tay nghề cao và ý thức nghề nghiệp tốt, có những đóng góp
thực sự vào nghề thì cịn khơng ít những biên tập viên có ít năng lực, chun
mơn kém. Tuổi nghề hay tuổi đời con quá trẻ nên họ không thể “giải mã”
được những từ tối nghĩa, khó hiểu. Và vì khơng cẩn thận, khơng có thời gian,
hoặc hàng ngàn, hàng vạn những lý do khác, họ không tra cứu thông tin hay
bỏ qua dẫn đến những thông tin sai lệch đến với cơng chúng.
Báo chí của chúng ta thỉnh thoảng có những sai lầm cười ra nước mắt.
Chẳng hạn như vào năm 1994, nhân Cúp bóng đá thế giới diễn ra ở Mỹ, một
tờ báo đã có bài phỏng vấn thủ môn Lev Yasin của Liên Xô dự báo đội nào sẽ
đoạt cúp vơ địch, về tình hình bóng đá khu vực hiện nay, về ai sẽ là vua phá
lưới, thủ mơn nào hay nhất. Điều đáng nói là Lev Yasin đã chết gần mười năm
trước đó và người ta vẫn khơng thể nào hiểu được tại sao phóng viên có thể
hư cấu một bài viết như thế! Cịn với biên tập viên, nếu anh ta am hiểu về lĩnh
vực bóng đá thì sai lầm này đã khơng xảy ra.
Một lần khác, có phóng viên tường thuật một trận cầu giao hữu tại

Malaysia giữa đội bóng Tổng cục đường sắt Việt Nam và một đội bạn. Bài
báo tường thuật diễn biến của trận đấu theo đó thì đội bóng Đường sắt thắng
3-1, trong khi một ngày sau tin tức cho biết đội này đã thua 1-3. Nếu chỉ là sự
nhầm lẫn tỉ số thì cịn dễ hiểu vì do thơng tin vội vàng, nhưng việc mô tả diễn
tiến trận đấu với “những bàn thắng đẹp mắt của đội Việt Nam” và “khán giả
vui mừng hò reo trước chiến thắng của Việt Nam” ... thì quả thật là khơng
hiểu được. Tất nhiên là tòa soạn phải xin lỗi độc giả về cách làm việc của
nhóm phóng viên.

8


Các tờ báo chính trị lâu năm trong đội ngũ biên tập khơng có phóng
viên trẻ , họ cũng phải qua vài năm đào tạo. Những cũng có khơng ít những tờ
báo đội ngũ cán bộ biên tập viên trẻ tuổi, chu trình đạo tạo ngắn gọn hoặc tự
học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong q trình làm việc trực tiếp “ưu điểm của
người trẻ là sự nhảy cảm với ngôn ngữ đương đại, tiếp xúc với ngôn ngữ
đương đại, ngoại ngữ tốt và nhiệt thành, nhược điểm là thiếu kinh nghiệm, mà
kinh nghiệm ngôn ngữ cũng là kinh nghiệm sống”.
4. Phương hướng giải quyết
Tìm ra những thực trạng biên tập viên báo chí ở nước ta bấy lâu nay,
một yêu cầu bức thiết là tìm ra cách khắc phục những tồn tại và phát huy
những mặt mạnh đó.
Trước hết là vấn đề đạo tạo biên tập cần phải được chú trọng. Vậy một
số giải pháp khắc phục có thể chia thành các biện pháp sau.
4.1. Về phía nhà trường
Các trường Đại học chính quy về báo chí trên cả nước cần mở những
ngành học về đài tạo nghiệp vụ biên tập báo chí nâng cao năng lực, trình độ
của những biên tập viên báo chí.
Trước hết nâng cao chất lượng sinh viên ngành báo chí để khi ra

trường, họ có một nền tảng chun mơn vững chắc và sâu sắc để không bỡ
ngỡ khi mới đi làm thực tế. Cần có một hệ thống giáo dục chuyên ngành một
cách chuyên nghiệp hơn, năng động hơn giúp sinh viên vừa học vừa có thể
hình dung nghề nghiệp của mình trong tương lai của họ.
Nhà trường nên kết hợp với những cơ quan báo chí để sinh viên đi thực
tập nhiều hơn. Bằng cách này một sinh viên xuất sắc có thể tìm được một
cơng việc (tạm thời hoặc lâu dài) trong một cơ quan báo chí mà họ nhận thấy
phù hợp với năng lực của họ. Khi ra trường, họ sẽ dễ tìm được một việc làm
hơn và có thêm kinh nghiệm, nghề nghiệp.

9


Nâng cao trình độ đào tạo sau đại học cho các cử nhân ngành báo chí
nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có năng lực ngày càng cao khơng thua kém bất cứ
ngành nghề truyền thơng nào.
4.2. Về phía các cơ quan báo chí
Cơ quan báo chí là địa điểm cơng tác của các biên tập viên khi họ có
được bằng cấp về chuyên nghành. Yêu cầu đặt ra với những có quan báo chí
cũng rất khó khăn.
Trước hết các cơ quan báo chí phải tự hồn thiện chính mình để tạo nên
một môi trường làm việc tiềm năng để biên tập viên phát huy hết khả năng
của mình. Cơ quan báo chí phải là nơi mà biên tập viên phát huy được hết
mọi vốn trí tuệ, tính sáng tạo, nơi nuôi dưỡng niềm đam mê của họ đối với
những trang bản thảo.
Chọn người có kinh nghiệm trong ngành báo chí làm biên tập viên là
tốt nhất. Họ có thể là phóng viên từng có nhiều năm lăn lộn trong dòng thời
sự thuộc nhiều lĩnh vực để lấy tin và viết bài.
Cơ qua báo chí phải có mức tiền lương phù hợp với công sức mà những
biên tập viên bỏ ra. Phải tạo cho biên tập viên một môi trường làm việc năng

động hơn, cơ chế làm việc không quá căng thẳng tăng hiệu quả làm việc của
đội ngũ cán bộ biên tập.
Các cơ quan báo chí nên cử các biên tập viên của mình đi học bồi
dưỡng nghiệp vụ, chính trị để có thể nắm bắt được những thay đổi của xã hội,
nâng cao tay nghề, ý thức.
4.3. Về phía cơ quan chức năng
Nhà nước cần có sự quan tâm sâu sắc đến tất cả những cán cộ biên tập
viên báo chí bởi họ là những “người gác cổng chính của cơ quan báo chí”.
Cần phái xiết chặt cán bộ quản lý biên tập và tác phẩm để tạo ra sự
chuẩn mực cho các tác phẩm, làm trong sạch nâng cao chất lượng cho các tác
phẩm.

10


III. Kết Luận.
Biên tập viên là một nghề thú vị, mặc dù vậy cũng có vơ vàn những
khó khăn. Nghề biên tập vinh quang khi mỗi phóng viên tin tưởng vào chính
tài năng của mình, nhưng đồng thời biết học hỏi them kinh nghiệm của những
người đi trước để làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình.
Ngày nay nền chính trị, kinh tế, văn hóa phát triển mạnh đào tạo cán bộ
biên tập và bồi dưỡng nhân cách cho họ thực sự là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi
sự quan tâm của các cơ quan báo chí nói riêng và tất cả xã hội nói chung.
Nếu các bạn có ước mơ trở thành biên tập viên giỏi thì phải luôn luôn
rèn luyện phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho mình.

11


Phần II. Phần Thực Hành

Bài :Hiện tượng xuống cấp về chất xám ở miền núi.
Thể loại : phản ánh.
2.1. Nội dung chủ yếu
Nguyên nhân và thực trạnh chảy máu chất xám ở miền núi.
2.2.Tư tưởng chủ đề
Báo động thực trạng chảy máu chất xám. Sử dụng lao động sai với
ngành nghề mà họ theo học.
2.3. Sửa chữa bản thảo ( phần sau)
2.4. Nhận xét tổng hợp
Tác phẩm đã nêu lên hiện trạng khá cấp thiết, báo động hiện nay ở khu
vực miền núi, đó là tình trạng xuống cấp về chất xám. Tác phẩm đã đưa đến
cho công chúng nguyên nhân và thực trạng của hiện tượng chảy máu chất
xám ở miền núi. Báo động việc sử dụng lao động khơng đúng với ngành
nghề, chun nghành mà mình được đào tao nên hiệu quả của lao động không
cao và không được như mong muốn.
Tác phẩm đã đưa ra vấn đề mà buộc cơ quan chức năng vào cuộc để
xem xét hiện tượng chảy máu chất xám ở miền núi. Tuy nhiên, ở một số đoạn
câu cú lủng củng, sai chính tả cần phải được sửa chữa.
Đánh giá : chấp nhận đăng (nhưng cần xử lý phần số liệu - vì viết theo
báo cáo quá nhiều)

12



×