SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường Tiểu học Gia Ray(Xuân Lộc)
XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
CỦA THẦY GIÁO TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY
Người thực hiện: VÕ TRẦN KHÁNH QUYẾN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: Nâng cao phẩm chất và năng lực của
thầy giáo trong nhà trường hiện nay
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2011 - 2012
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: VÕ TRẦN KHÁNH QUYẾN
2. Ngày tháng năm sinh: 10 – 11 - 1982
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Tổ 2 – Khu 7 – TT Gia Ray – Xuân Lộc – Đồng Nai
5. Điện thoại: 0909274422 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Gia Ray, Xuân Lộc, Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân khoa học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 & 5
Số năm có kinh nghiệm: 13
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Giáo dục đạo đức cho học sinh khối 4 & 5.
- Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ khối
- Nâng cao chất lượng rèn chữ, giữ vở cho học sinh 4 & 5
BM02-LLKHSKKN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xưa và nay, không ai còn phủ nhận vai trò quan trọng của thầy, cô giáo
trong xã hội. Tuy nhiên “cơ chế thị trường” đang tác động mạnh đến các mối quan
hệ có tính chất xã hội ở nhà trường: mối quan hệ giữa học sinh với thầy giáo, giữa
học sinh với học sinh, giữa thầy giáo với thầy giáo…Trong đó, mối quan hệ giữa
thầy – trò được coi là quan trọng trong giáo dục;đòi hỏi đáp ứng yêu cầu ngày
càng caovề phẩm chất và năng lực ở người thầy, cô giáo. Đây là vấn đề mà đội ngũ
giáo viên, những người quản lý giáo dục và dư luận luôn quan tâm.
Nghề dạy học đòi hỏi phẩm chất và năng lực rất cao ở người giáo viên. Vì
thầy giáo phải dạy học và giáo dục bằng chính nhân cách của mình. Phẩm chất và
năng lực là yếu tố vô cùng quan trọng giúp thầy giáo hoạt động có hiệu quả trong
giảng dạy và trong giáo dục. Người thầy giáo có phẩm chất và năng lực luôn được
đồng nghiệp, phụ huynh tín nhiệm, học sinh kính trọng và có ảnh hưởng đến học
sinh. Họ là người có uy tín và ảnh hưởng mạnh đến người khác. Cũng có thể nói
uy tín là toàn bộ cuộc sống của người thầy, cô giáo.
Nhiều năm nay, cả nước đang thi đua học tập và làm theo Tấm gương Đạo
đức Hồ Chí Minh thì năng lực và phẩm chất của người thầy trong nhà trường hiện
nay cần được đặt lên hàng đầu.Mỗi người giáo viên phải biết yêu cầu cao đối với
chính mình trong quá trình học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất và năng lực.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
A. Cơ sở lý luận
Hiện nay, không ít giáo viên có những biểu hiện lệch lạc trong dạy học: dạy ở
trường, dạy ở nhà. Họ muốn chứng tỏ năng lực của mình bằng nhiều thủ thuật
“ngoại giao, lấy lòng” với phụ huynh, với lãnh đạo… Họ thường tỏ thái độ bực
dọc, khó chịu với những học sinh yếu kém, đi học chưa chuyên cần… Họ chưa xây
dựng được tình cảm thân thiết với phụ huynh. Họ coi thường trong việc rèn nhân
cách của chính mình và phát triển nhân cách cho học sinh. Điều đáng nói là những
hiện tượng đó chưa được phê phán đến nơi đến chốn .Do đó nó có ít nhiều ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhân cách của người giáo viên tiểu
học bao gồm hệ thống các phẩm chất : năng lực tri thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu
của hoạt động dạy và học, giáo dục, tự hoàn thiện và hoạt động xã hội.
B. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Khác với các nghề nghiệp khác, nghề thầy giáo đòi hỏi cao ở tính khoa học,
tính nghệ thuật và tính sáng tạo.
. Người giáo viên phải hiểu được tâm lý học sinh, để hình thành và phát triển
nhân cách cho học sinh. Vì thế, lao động sư phạm của giáo viên phải mang tính kế
thừa có chọn lọc
. Công tác giáo dục và dạy học và giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải
khéo ứng xử sư phạm, vận dụng các phương pháp dạy học và giáo dục vào từng
BM03
-
TMSKKN
tình huống và con người cụ thể. Phải văn minh trong giao tiếp, tác động đến tâm lý
học sinh.Do đó phải tiến hành một cách nghệ thuật.
. Mỗi học sinh tiểu học là một nhân cách đang hình thành, khả năng phát
triển còn bỏ ngỏ, sự phát triển lại nhanh chóng.Vì vậy lao động của người giáo
viên không cho phép rập khuôn, máy móc mà đòi hỏi phải có nội dung phong phú,
cách thức tiến hành sáng tạo ở từng tình huống và cá nhân cụ thể.
1/ Hoạt động – hoạt động đặc trưng của người giáo viên tiểu học:
Hoạt động của người giáo viên tiểu học gồm: , hoạt động dạy, hoạt động
giáo dục, hoạt động tự hoàn thiện chuyên môn và nghiệp vụ và hoạt động xã hội.
trong đó hoạt động dạy học chính là đặc trưng của giáo viên tiểu học.
Việc dạy học mà xã hội đã giao phó cho người thầy giáo được tiến hành
bằng “phương pháp nhà trường” có quy trình kỹ thuật nhằm hình thành cho các em
những khái niệm khoa học , những tri thức và kỹ năng của các nhà sư phạm được
đưa vào nhà trường Chất lương của hoạt động dạy phụ thuộc vào tay nghề của
giáo viên.Nói cụ thể, muốn tiến hành có hiệu quả hoạt động dạy , người giáo
viên cần có những phẩm chất và năng lực nhất định.
2/ Một số phẩm chất của người giáo viên tiểu học:
Người giáo viên cũng là một công dân cho nên những phẩm chất đạo đức
chung cho bất cứ ai trong xã hội thì người giáo viên phải có.
Lý tưởng nghề dạy học bao gồm nhận thức về tầm quan trọng của nghề giáo
một cách sâu sắc nhất.có tình cảm yêu nghề một cách mãnh liệt nhất, thể hiện ở
công tác giáo dục và giảng dạy nó được nảy sinh, hình thành và phát triển
trong thực tiễn của mỗi giáo viên. Lý tưởng nghề nghiệp tạo nên một sức
mạnh tinh thần giúp giáo viên vượt lên khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Lý
tưởng đó thể hiện ở sự tận tụy với học sinh, hiểu được những niềm vui, nỗi buồn
của học sinh, ở tác phong làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Trong thực tế
không ít những thầy cô đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng học sinh.
Tư duy giáo dục. Tất cả những lời nói, việc làm, hành vi, cử chỉ của mình đều
được người giáo viên cân nhắc. Người giáo viên tiểu học là thần tượng của học
sinh, các em dễ tin, dễ nghe theo lời dạy của thầy. Vì thế người giáo viên tiểu
học phải kiên trì, gương mẫu, kiên trì, ân cần và tự chủ. Dù có gặp phải hoàn
cảnh khó khăn, dù có ở tâm trạng thế nào, khi đến lớp không nên để đồng nghiệp,
học sinh sự khó chịu của mình.
Cuối cùng, người giáo viên phải xây dựng được uy tín của mình trước học sinh
và phụ huynh.Uy tín thật của người giáo viên được xây dựng bằng phẩm chất
và năng lực sư phạm của mình. Không nên cố xây dựng uy tín của mình bằng
quyền uy hoặc một cách qua loa, giản đơn. Đối với học sinh tiểu học, uy tín thật
của người giáo viên là nhân tố cực kì quan trọng trong công tác dạy học và
giáo dục. Khi có uy tín với học sinh, các em sẽ tin, sẽ nghe và làm theo thầy
không một do dự, nghi ngờ.
3 / Năng lực sư phạm của người giáo viên tiểu học.
Bao gồm các nhóm năng lực: Dạy học, giáo dục và tổ chức hoạt động học
cho học sinh.
a/ Năng lực dạy học của giáo viên bao gồm các năng lực sau:
* Năng lực hiểu học sinh: Năng lực hiểu học sinh là năng lực thâm nhập vào
thế giới bên trong của các em. Năng lực này thể hiện được việc xác định được khối
lượng kiến thức và những biểu tượng đã có, xác định mức độ và khối lượng kiến
thức mới cần tổ chức để học sinh lĩnh hội. Đồng thời dựa vào quan sát tinh tế giáo
viên mới có thể xây dựng được những biểu tượng chính xác về học sinh khác nhau,
dự đoán được những thuận lợi và khó khăn cũng như mức độ căng thẳng cần thiết
khi học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực này yêu cầu người giáo
viên phải có trình độ hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, phải
có óc tưởng tượng phong phú mới hình dung được, dự đoán được những diễn biến
của tâm hồn học sinh, phải có năng lực quan sát sư phạm.
* Năng lực chế biến tài liệu: Năng lực chế biến tài liệu là năng lực gia công về
mặt sư phạm của giáo viên nhằm làm cho tài liệu thích hợp tối đa với trình độ, đặc
điểm và nhân cách học sinh của mình, để các em lĩnh hội được những yêu cầu tối
thiểu, nhưng lại tạo điều kiện cho những em có điều kiện lĩnh hội được những tri
thức khái niệm mức độ cao hơn đại trà. Năng lực này thể hiện ở chỗ biết đánh giá
đúng đắn tài liệu, xác lập mối quan hệ giữa kiến thức trong chương trình quy định
và trình độ nhận thức của học sinh biết xây dựng lại tài liệu để hình thành một cấu
trúc bài giảng vừa phù hợp với logic của nhận thức sư phạm, biết phát hiện ra
những khó khăn học sinh gặp phải khi lĩnh hội những kiến thức trong tài liệu đó.
Muốn có năng lực này người giáo viên phải có năng lực phân tích và tổng hợp các
yếu tố chủ yếu và thứ yếu, cái cơ bản và cái chi tiết, không phải chỉ có thế mà còn
thấy mối quan hệ giữa chúng, biết tổng hợp chúng theo cấu trúc có cơ sở khoa học
để trình bày: người giáo viên phải có óc thiết kế sư phạm để xây dựng trong đầu óc
trẻ cái thầy muốn tạo dựng; thầy giáo phải nhạy cảm với cái mới, giàu cảm xúc
sáng tạo, biết cảm thụ niềm vui trong nhận thức và sáng tạo sư phạm.
* Năng lực tổ chức hoạt động cho học sinh: Người giáo viên có năng lực này
là người giáo viên biết giao cho học sinh, hệ thống việc làm, biết tổ chức, hướng
dẫn các em tiến hành các việc làm đó, theo dõi, kiểm tra và đánh giá những hành
động của các em để kịp thời uốn nắn những sai sót (nếu có), giúp các em gặp khó
khăn để em nào cũng đạt kết quả. Thầy không làm thay trò, các em phải tự làm lấy,
vì thế tạo cho các em hứng thú, sáng tạo và thưởng thức “mùi vị” của thành công
nho nhỏ. Lời nói giàu hình ảnh, có biểu cảm, có ngữ điệu chính xác làm cho các
em lĩnh hội được những ý tưởng của thầy giáo.
* Năng lực hiểu biết sâu rộng: Người giáo viên cần có năng lực hiểu biết sâu
và rộng: Nắm vững nội dung, chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên và các
tài liệu hướng dẫn đối với các môn học, có năng lực tự bồi dưỡng để hoàn thiện tri
thức, có nhu cầu mở rộng vốn văn hóa chung và văn hóa sư phạm để tiến hành có
hiệu quả công tác dạy học và giáo dục.
b/ Năng lực giáo dục:
Năng lực giáo dục là năng lực hiểu được đối tượng giáo dục và làm cho học
sinh hiểu, nghĩ, nói và làm theo yêu cầu của xã hội. Nhóm các năng lực này gồm
có các năng lực sau:
* Năng lực hiểu nhân cách của học sinh tiểu học: Hiểu được những cái
đã hình thành và cơ chế, quá trình hình thành nhân cách. Mặt khác người giáo viên
cần hiểu những đặc điểm trí tuệ, nhu cầu, nguyện vọng .của học sinh.
* Năng lực cảm hóa học sinh: Năng lục cảm hóa học sinh là năng lực
biết dựa vào mục đích giáo dục, yêu cầu đào tạo, hình dung trước được cần phải
giáo dục cho học sinh tiểu học những phẩm chất, nhân cách nào và hướng hành
động của mình đạt tới hình mẫu của nhân cách như mục tiêu cấp tiểu học đã quy
định. Năng lực này thể hiện ở khả năng tiên đoán sự phát triển những phẩm chất
này hay phẩm chất khác, vừa nắm vững nguyên nhân dẫn tới sự phát triển, hình
dung được hiệu quả của các tác động giáo dục.
* Năng lực khéo xử sư phạm: Năng lực khéo xử sư phạm là khả năng sử
dụng một cách hợp lý nhất và hiệu quả nhất về mặt sư phạm các tác động cần phải
cân nhắc thận trọng. Năng lực này có các biểu hiện: nhạy bén về mức độ sử dụng
các tác động sư phạm ( khuyến khích, trừng phạt, ra lệnh…), quan tâm đầy đủ, chủ
đạo có tính đến đặc điểm riêng của từng học sinh.
c/ Năng lực tổ chức:
Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm là năng lực biết tổ chức, cổ vũ cho
học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của công tác dạy học và giáo dục ở trên
lớp, ngoài giờ lên lớp cho từng học sinh và tập thể học sinh. Năng lực này thể hiện
ở chỗ biết điều khiển lớp học, biết tổ chức cuộc sống của học sinh trong nhà
trường, biết tổ chức kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình với xã hội. Năng
lưc tổ chức hoạt động sư phạm thể hiện ở việc: vạch kế hoạch thực hiện, biết kiểm
tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch; biết sử đúng đắn các hình thức giáo dục và
phương pháp giáo dục một cách sáng tạo nhằm tác động đến toàn bộ đời sống tâm
hồn của học sinh.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Những vận dụng thực tế:
Ngoài những quan hệ trong cuộc sống gia đình, hằng ngày người học sinh
phải tiếp xúc khá nhiều các quan hệ có tính chất xã hội ở nhà trường, ở xã hội.
Những quan hệ giữa học sinh với thầy giáo, giữa học sinh với học sinh, giữa thầy
giáo với thầy giáo, giữa thầy giáo với phụ huynh… không phải là quan hệ ruột thịt,
mà là quan hệ xã hội, quan hệ chức năng…Do vậy nó cũng có những nét riêng
trong cách ứng xử.
Thông thường, quan hệ Thầy – Trò phụ thuộc nhiều vào phong cách tổ
chức dạy học và trình độ ứng xử sư phạm của thầy. Trong quá trình giáo dục thầy
giáo thường đứng trước nhiều tình huống sư phạm khác nhau, đòi hỏi cách ứng xử
phù hợp. Ứng xử sư phạm là một phần quan trọng của “tay nghề” đối với thầy
giáo. Cơ sở của sự khéo léo ứng xử sư phạm là lương tâm, là lòng tôn trọng và yêu
thương sâu sắc đối với học sinh.
1. Ứng xử của thầy giáo đối với học sinh:
Quan hệ giữa thầy và trò là quan hệ giữa người dạy và người học. Nhiệm vụ
trọng đại của người thầy la giáo dục và rèn luyện học sinh trở thành người có ích
cho xã hội. Trong quá trình giáo dục học sinh, người thầy phải có sự khéo léo ứng
xử. Ứng xử của người thầy chỉ có kết quả khi hiểu được đặc điểm của tập thể, của
lứa tuổi, của từng em và cần phải nắm được hoàn cảnh của từng em. Trên cơ sở đó
có cách ứng xử phù hợp với từng học sinh, với tập thể lớp. Mặt khác, người thầy
phải thực sự là tấm gương sáng về trí tuệ và đạo đức đối với học sinh. Nói cách
khác nếu người thầy không có phẩm chất và năng lực thì mọi cố gắng trong ứng xử
của thầy đều kém hiệu quả. Người thầy bị mất tác dụng trước học sinh thường do
những nguyên nhân sau:
+ Thỏa mãn với những tri thức đã có, không vươn lên trong học tập
chuyên môn.
+ Trong quan hệ thường ngày là người thờ ơ, thiếu trách nhiệm với
công việc chung.
+ Trong quan hệ với đồng nghiệp, với những người xung quanh thiếu
chân tình.
+ Trong gia đình là người thiếu trách nhiệm với bản thân.
Ứng xử của thầy với trò trong quan hệ Thầy – Trò được thể hiện trong
công tác giảng dạy, công tác giáo dục học sinh…
a/ Trong công tác giảng dạy:
Tính tích cực của học sinh trong giờ lên lớp không chỉ phụ thuộc vào trình độ
tinh thông khoa học và nghệ thuật sư phạm của giáo viên mà còn phụ thuộc vào
thái độ của giáo viên đối với học sinh. Sự dịu dàng, khéo léo, tế nhị, sự nghiêm
khắc khi cần thiết, sự ân cần thể hiện qua ánh mắt, nụ cười đều có ý nghĩa nhất
định đối với học sinh.Trong giờ lên lớp giáo viên cần giữ thái độ, nhịp độ vừa phải.
Không nên gay gắt, nói to, nhất là khi hỏi đáp học sinh…, khi giải thích, cũng cố
kiến thức. Sự bình tĩnh, kiên trì là rất cần thiết đối với giáo viên trong giờ lên lớp,
nhất là đối với học sinh chưa dạn dĩ, trả lời ấp úng, chưa rõ vấn đề. Giáo viên phải
biết kiên trì lắng nghe học sinh trình bày, cho dù việc đó làm mất thời gian. Không
nên nóng nảy mạt sát học sinh. Làm như vậy sẽ đưa đến chỗ học sinh không hợp
tác với giáo viên trong học tập.
Khi tiếp xúc với học sinh cũng như khi giao tiếp với học sinh trong giờ lên
lớp giáo viên nên chú ý mấy điểm sau:
* Nhịp điệu làm việc giáo viên nên vừa phải, không nên tỏ ra vội vàng, luống
cuống.
* Cần coi học sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học. Mọi hoạt
động của người thầy, từ việc xác định mục đích, yêu cầu của bài dạy đến việc sắp
xếp nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phải căn cứ vào đặc điểm
phát triển tâm lý nói chung và khả năng nhận thức của học sinh. Cần tạo điều kiện
cho học sinh tực giác, tích cực hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức. “ Người thầy
giáo tồi là người mang chân lý đến cho học sinh. Người thầy giáo giỏi là người
tổ chức cho học sinh tự tìm kiếm chân lí” (Kalinin).
Khi giáo viên mắc sai lầm thì phải thành thật xin lỗi học sinh.
Vẻ mặt của giáo viên quá lạnh lùng, hoặc sự vồn vã quá mức sẽ gây lúng
túng cho học sinh, điều đó sẽ không tạo ra không khí làm việc thân mật trong lớp.
Theo Makarencô ( nhà giáo dục Nga): Để có không khí làm việc thân mật trong
giờ lên lớp thì khi vào lớp người thầy phải có bộ mặt rạng rỡ, nhiệt tình nhìn
toàn lớp, nhìn từng người, ai cũng thấy được thầy để ý, được thầy quan tâm,
tất cả đều ở trong tầm mắt của thầy.
Khi vào lớp, quan sát cả lớp rồi chào các em, và có thái độ gần gũi với học
sinh từ đầu đến cuối giờ lên lớp.
Khi trả bài kiểm tra, học sinh nào đạt điểm tốt nên nêu gương, học sinh nào
điểm thấp nên động viên. Tùy từng em mà giáo viên đề ra yêu cầu cho phù hợp.
Khi nhận xét học sinh, giáo viên nên tế nhị, khéo léo khích lệ tính tích cực của
học sinh.
Sự khéo léo ứng xử của giáo viên làm tăng uy tín của giáo viên đối với
học sinh, làm cho các em lạc qan tin tưởng vào sự cố gắng của mình và quý
trọng giáo viên hơn. Lạc quan, tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh là rất
cần thiết. Không nên có định kiến với học sinh.
b/ Trong công tác giáo dục: Công tác giáo dục là vấn đề rất phức tạp của
người giáo viên, nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm. Cũng như trong công tác
giảng dạy, việc ứng xử của giáo viên đối với học sinh chỉ có hiệu quả khi có sự
hiểu biết học sinh, tôn trọng nhân cách của các em, khi có uy tính về chuyên
môn, về đạo đức và lối sống đối với học sinh và khi có kinh nghiệm nghề
nghiệp.
Trong quan hệ ứng xử, người thầy cần nhìn nhận, ứng xử với học sinh như
con cháu, anh em và bạn bè. Tuy nhiên với mỗi lứa tưổi, với mỗi học sinh cần
phải có cách ứng xử riêng.
Đối với học sinh Tiểu học, do còn nhỏ bé về mọi phương diện, trẻ có nhu
cầu được người lớn quan tâm giúp đỡ. Mọi hành vi của các em vẫn còn mang
màu sắc xúc cảm. Lúc còn nhỏ bố mẹ, cô mẫu giáo là thần tượng của các em. Mọi
lời nhận xét, đánh giá, khuyên bảo của thầy giáo, cô giáo dễ được các em chấp
nhận. Khi vui, khi buồn cũng như khi gặp khó khăn các em luôn hướng về thầy cô
giáo. Thầy giáo, cô giáo là là niềm tin là chỗ dựa của các em trong cuộc sống.
Các em nhìn thầy giáo cô giáo như một người trọng tài công minh nhất, đáng
tin cậy nhất – mọi chuyện các em đều “Thưa thầy ….” “ Thưa cô…” .
Thầy, cô giáo cần phải đối xử với học sinh tựa như với những đứa con,
đứa em của mình: yêu thương, độ lượng, bao dung, kiên trì, động viên, khích
lệ, công bằng …. Tránh để các em có ấn tượng không tốt đối với các thầy, các
cô nhất là trong những ngày đầu đến trường.
Khi phê bình, nhắc nhở học sinh cần quan sát thái độ, phản ứng của các em:
nét mặt, ánh mắt và đặc biệt là phản ứng của tập thể.
Sự khéo léo ứng xử trong công tác giáo dục, uốn nắn cho học sinh cần
chú ý:
Nhanh chóng làm cho các em mắc sai lầm chú ý đến việc học tập, tạo điều
kiện cho các em bình tĩnh và đánh giá khách quan lỗi lầm của mình.
Cố gắng tạo ra không khí thân mật, cảm thông giữa thầy và trò, không khí
này hết sức cần thiết. Cần tạo hoàn cảnh để các em cởi mở, thành thật, không nên
tiến hành cuộc hỏi chuyện với học sinh mắc lỗi trong phòng giáo viên hoặc nơi có
đông học sinh. Điều đó tạo cho học sinh ấn tượng khó sửa chữa.
Không nên có thái độ bàng quang khi học sinh thanh minh về một vấn đề
nào đó: giáo viên vừa nghe vừa ghi chép, vừa nghe vừa đọc báo, vừa nghe vừa
nói chuyện với người khác……Cách ứng xử này làm cho các em hiểu rằng thầy
giáo cô giáo không tôn trọng ( coi thường) mình. Từ đó sẽ tạo nên hàng rào tâm
lý giữa giáo viên và học sinh.
Khi nhắc nhở học sinh về một vấn đề nào đó, giáo viên cần có thái độ tự
chủ, nghiêm nghị bằng những câu hỏi nhẹ nhàng, nhưng mà lại là mệnh lệnh: “
Đừng có làm ồn”…
Không nên có thái độ chỉ trích hoặc thuyết giáo đạo đức dài dòng mà tạo
điều kiện cho các em tự nhận thức được việc làm, thái độ của mình.
Có thể nói rằng sự khéo léo ứng xủ sư phạm của giáo viên đối với học
sinh là một nghệ thuật sư phạm. Đó là một quá trình sử dụng linh hoạt - sáng
tạo những kiến thức sư phạm trong quá trình giáo dục, ứng xử với học sinh.
Sự khéo léo ứng xử của giáo viên bắt nguồn từ những phẩm chất tốt đẹp về lối
sống, đạo đức của giáo viên. Đó là lòng yêu thương hết mực học sinh, sự tôn
trọng nhân cách và tự do của các em, niềm tin tưởng mạnh mẽ vào bản chất
tốt đẹp và khả năng phát triển của học sinh, cùng những phẩm chất tốt đẹp
khác của giáo viên. Những phẩm chất đạo đức này giúp cho người giáo viên
cảm hóa được học sinh, gần gũi được với các em.
Muốn cảm hóa học sinh, thì quan hệ thầy trò phải có tình bạn. Trò phải
kính trọng thầy, yêu thầy. Ngược lại thầy cũng phải quý mến trò, yêu trò. Đã là bạn
bè thì phải tôn trọng học trò của mình. Chúng ta không thể tùy tiện muốn đối xử
với học sinh như thế nào là tùy chính kiến của nhà giáo dục. Lấy chân, thiện, mỹ
để giáo dục học sinh, phải làm cho học sinh biết lẽ phải. Thầy giáo phải là tấm
gương kiểu mẫu về tinh thần, tư tưởng và đạo đức đối với học sinh.
Thầy giáo phải thương yêu tất cả học sinh, dù có những học sinh chưa
ngoan hoặc chậm hiểu cũng không nên có thái độ phân biệt đối xử; phải có
tình yêu thương trẻ sâu sắc, rộng rãi, gạt bỏ ích kỉ, đố kị thì mới giáo dục trẻ;
chỉ có thương mà không nghiêm, học sinh dễ nhờn. ngược lại, chỉ nghiêm mà
không thương, trẻ sẽ sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm của
mình, như thế thì không thể uốn nắn tư tưởng tình cảm đúng đắn cho học
sinh được. Chính vì vừa có thương vừa có nghiêm mà thầy giáo dạy học sinh
có kết quả hơn là cha mẹ dạy con.
Để ứng xử có hiệu quả, trong quá trình giao tiếp con người phải sự dụng
các kênh thông tin và các phương tiện giao tiếp khác nhau. Đối với nghề sư phạm
vấn đề này càng trở nên cần thiết. Do vậy, để ứng xử có hiệu quả trong công tác
giáo dục cho học sinh, giáo viên cần tôn trọng các quy tắc sau:
Tôn trọng học sinh
Xác nhận và động viên, khuyến khích những tiến bộ của học sinh.
Lạc quan, tin tưởng vào học sinh.
Nghiêm khắc với học sinh.
Luôn lắng nghe học sinh.
2/ Ứng xử của thầy giáo đối với cha mẹ học sinh:
Con cái học hành tiến bộ, thành đạt là một trong những giá trị to lớn nhất
trong mỗi gia đình. Không có người cha, người mẹ nào không mong muốn con
mình ngoan, học hành chăm chỉ thành đạt. Những mong đợi này rất trùng khớp với
mong đợi của các thầy giáo, cô giáo. Do vậy việc kết hợp chặt chẽ với gia đình
trong việc giáo dục học sinh là rất cần thiết. Sự kết hợp với gia đình trong
công tác giáo dục nhằm thống nhất với nhau về mục tiêu, mục đích giáo dục,
nội dung và biện pháp giáo dục. giáo viên và phụ huynh phải xác định rõ
trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục học sinh. Chỉ có như vậy mới
tạo ra sức mạnh đồng bộ -thống nhất giữa giáo dục của gia đình và giáo dục
của nhà trường.
Sự kết hợp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh trong quá trình tiếp xúc
thường xuyên giữa giáo viên và cha mẹ học sinh. Trong quá trình tiếp xúc, giáo
viên cần lưu ý:
* Phải hiểu được những mong đợi của cha mẹ học sinh cũng như mình là
mong cho các em ngoan, học hành tiến bộ. Không nên phàn nàn với các bậc cha
mẹ
rằng các bác, các chú, các dì….không quan tâm đến việc học hành của con em,
rằng thiếu trách nhiệm đối với con cái… khi học sinh có khuyết điểm. thực ra
không môt ngưởi cha, người mẹ nào mong muốn như vậy. Và họ sẽ cảm thấy hổ
thẹn khi được nghe những điều không hay về con mình.
Mỗi khi trao đổi với cha mẹ học sinh về những tiến bộ hay những
khiếm khuyết của các em không nên quy cho gia đình mà cần phải thấy rằng
mình cũng phải có trách nhiệm trong mọi việc của học sinh.
Cần phải tôn trọng các bậc cha mẹ, nhất là phương pháp giáo dục con cái.
Mỗi gia đình có một hoàn cảnh, có một phong tục, đời sống và trình độ văn
hóa khác nhau. Khi tiếp xúc trao đổi với các bậc cha mẹ thầy , cô giáo phải hiểu
được điều đó, lựa lời mà nói cho tế nhị, tránh xúc phạm họ.
Sự tôn trọng gia đình và cách giáo dục gia đình không có nghĩa là để mặc
cho gia đình muốn giáo dục, uốn nắn học sinh thế nào cũng được. Người thầy giáo
có lương tâm sẽ khéo léo can thiệp vào việc giáo dục của gia đình, giúp các bậc
cha mẹ nhận thức những ưu và khuyết điểm của mình trong công tác giáo dục con
cái.
Một vấn đề quan trọng mà giáo viên cần lưu ý là phải giúp cha mẹ học
sinh hình thành niềm tin của mình vào khả năng và những tiến bộ của con cái.
Hãy nhìn con mình với con mắt lạc quan, tin tưởng nếu như chính các bậc cha
mẹ có sự thay đổi về phương pháp giáo dục con.
Khi phản ánh với cha mẹ học sinh về tình hình học tập và rèn luyện của con
cái họ, không nên nói quá nhiều đến khiếm khuyết của học sinh. Để các bậc cha
mẹ có thiện ý tin tưởng vào thầy giáo, cô giáo và vui vẻ tiếp nhận những phản ánh
của mình. Các thầy giáo, cô giáo nên nói những khả năng, tiến bộ trong học tập,
công tác và rèn luyện của con cái họ trước khi nói đến những khiếm khuyết của
con cái họ. Khi nói đến những khiếm khuyết của học sinh, đừng vội trách móc
các bậc cha mẹ, hãy nhận một phần lỗi về phía mình và đưa ra những lời
khuyên, những yêu cầu đối với các bậc cha mẹ để giáo dục ngăn ngừa những
thiếu sót của học sinh.
Sự trách móc, nhất là ở những chỗ đông người là điều cần tránh. Vì điều đó
đã đụng chạm đến lòng tự trọng của con người, và do vậy mà mối quan hệ thân
mật giữa giáo viên và cha mẹ học sinh không còn.
3/ Ứng xử của thầy giáo đối với thầy giáo:
Quan hệ giữa thầy giáo với thầy giáo trong nhà trường là quan hệ đồng
nghiệp. Do vậy trong ứng xử với đồng nghiệp cần có sự tôn trọng bình đẳng,
trách nhiệm và hòa hợp.
Sự tôn trọng nhau thể hiện ở cách xưng hô trong sinh hoạt chuyên môn,
trong giảng dạy, trong công tác. Không nên hạ thấp đồng nfghie6p5, đề cao mình
nhất là trước mặt học sinh.
Sự bình đẳng thể hiện trong sự phân công công tác, trong đánh giá giáo
viên, trong đãi ngộ. Sự bình đẳng ở đây không có nghĩa là cào bằng mà là sự công
bằng. Mỗi người đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ làm tròn chức năng của
mình.
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là một tập thể những người không
cùng độ tuổi, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng khác nhau. Giáo viên giàu kinh
nghiệm cần giúp đỡ những giáo viên ít kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, giáo
dục học sinh. Những giáo viên mới ra trường cần phải khiêm tốn học hỏi kinh
nghiệm những giáo viên lâu năm về công tác giảng dạy và giáo dục. Đối với người
giáo viên, kinh nghiệm nghề nghiệp là đều rất cần thết và cần phải không
ngừng học hỏi và tích lũy nó.
Trong giao tiếp cần cởi mở, chân tình.
Trong công việc cần tôn trọng giờ giấc chất lượng công việc.
Khi đồng nghiệp gặp khó khăn cần giúp đỡ chân tình.
Kết luận:
Trong nhà trường, thông qua học các nội dung cơ bản khoa học giáo dục những
kĩ năng dạy học, giáo dục, tự học, tự nghiên cứu đã dần dần dược hình thành ở
giáo viên. Trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ( giao tiếp, soạn giáo án,
tập giảng, thực tập., kiến tập… ) đã hình thành những phẩm chất và năng lực cơ
bản ban đầu.
Muốn có phẩm chất và năng lực sư phạm và nghệ thuật sáng tạo trong lao
động thì sự nỗ lực tự học tập, tự nghiên cứu của mỗi thầy cô giáo à việc tiến hành
hoạt động tự học bồi dưỡng thường xuyên ( chu kỳ ) theo chương trình của Bộ giáo
dục và đào tạo là rất cần thiết.
Trong mối quan hệ thầy trò là thầy giáo phải biết tôn trọng nhân cách kết hợp
với yêu cầu cao ở học sinh. Muốn vậy, trước hết thầy giáo phải biết yêu cầu cao
đối với chính mình, không buông thả tùy tiện, biết tự chủ trong những tình huống
sư phạm phức tạp, biết tự chiến thắng những thói hư tật xấu của mình không phù
hợp với yêu cầu nghề dạy học.
Hơn nữa, uy tín của người thầy là cốt lõi để tạo ra lối sống có văn hóa có đạo
đức. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường chính là góp phần
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình tâm lý – tác giả Bùi Văn Huệ - Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm -xuất bản năm 2004.
Giáo dục học Tiểu học – tác giả Đặng Vũ Hoạt & Phó Đức Hòa – Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm -xuất bản năm 200
NGƯỜI THỰC HIỆN
Võ Trần Khánh Quyến
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học:
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Họ và tên tác giả: Chức vụ:
Đơn vị:
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm
BM04-NXĐGSKKN
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh
nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Lưu ý:
- Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4;
quy định canh lề: Trên 2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ
Việt Nam UNICODE (Times New Roman); size chữ 14pt.
- Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM01-Bia SKKK), Lý
lịch khoa học (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN),
Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04-NXĐGSKKN).
- Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm như đĩa CD (không nhận
đĩa mềm), phim ảnh đóng gói trong 01 phong bì bên ngoài có dán nhãn theo mẫu
(BM 01-Bia SKKN), các mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm phải được đóng
thùng bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN).