MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP PHẦN QUY LUẬT DI TRUYỀN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 9
I. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUI LUẬT PHÂN LY CỦA MENDEN
Trong giới hạn chương trình lớp 9 với bài toán lai một cặp tính trạng (một gen qui
định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn) trước khi hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập,
GV nên cho HS viết 6 SĐL mẫu để HS xác định được tỉ lệ phân li KG và KH ở thế hệ con.
VD: Ở một loài thực vật gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp. Hãy xác
định tỉ lệ phân li KG và KH ở thế hệ con của các phép lai sau:
P1: AA x AA
P2: AA x Aa
P3: AA x aa
P4: Aa x Aa
P5: Aa x aa
P6: aa x aa
1. Bài toán thuận:
- Đặc điểm: Là dạng bài toán đã biết tính trạng trợi, lặn, biết kiểu hình của P. Từ đó qui
ước gen và xác định kiểu gen của P rồi lập sơ đồ lai.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Dựa vào đề bài, qui ước gen trội, gen lặn.
+ Bước 2: Từ kiểu hình của P => xác định kiểu gen của P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở đời F.
Bài tập 1:
Ở một loài động vật, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho con đực lông
đen giao phối với con cái lông trắng thì kết quả phép lai đó sẽ như thế nào.
Giải
+ Quy ước gen: A lông đen, a lông trắng.
+ Cá thể đực lông đen có kiểu gen là: AA hoặc Aa.
+ Cá thể cái lơng trắng có kiểu gen là: aa.
+ Sơ đồ lai P.
P1
AA (lông đen) x aa (lông trắng)
G
A
a
F1
Aa – 100% lông đen
P2
Aa (lông đen) x aa (lông trắng)
G 1A : 1a
a
F1
1Aa (lông đen) ;
1aa (lông trắng)
Bài tập 2
Ở đậu Hà lan, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.
a. Hãy qui ước gen và viết các kiểu gen có thể có cho mỗi kiểu hình ở cặp tính trạng về
chiều cao cây.
b. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây:
- Bố thân cao, mẹ thân thấp.
- Bố mẹ đều có thân cao.
Giải
a.Qui ước gen và kiểu gen.
- Gen A qui định thân cao; a qui định thân thấp.
=> Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân cao là: AA hoặc Aa.
=> Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân thấp là: aa.
b. Sơ đồ cho mỗi phép lai.
* Phép lai 1:
P: Bố thân cao x mẹ thân thấp
- Bố thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa.
- Mẹ thân thấp mang kiểu gen aa.
Vậy có 2 sơ đồ lai có thể xảy ra là:
P1
P2
Bố AA (thân cao) x mẹ aa (thân thấp).
G
A
a
F1
Aa – 100% (thân cao)
Bố Aa (thân cao) x mẹ aa (thân thấp)
G
A; a
a
F1
1 Aa (thân cao) ; 1aa (thân thấp)
* Phép lai 2:
Bố và mẹ đều có thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa. Vậy có thể có các sơ đồ lai sau:
P1 AA x AA; P 2 AA x Aa;
P 3 Aa x Aa
- P1 AA (thân cao) x AA (thân cao)
GT A
A
F1
AA – 100% thân cao
- P2
AA (thân cao) x Aa (thân cao); KH : 100% thân cao
GT
A
1A ; 1a
F1
1AA (thân cao) ; 1Aa (thân cao)
Kiểu hình: 100% thân cao
- P3
Aa (thân cao)
x
Aa (thân cao)
GT
1A;1a
1A;1a
F1
1AA
: 2 Aa : 1aa
Kiểu hình
3 thân cao : 1 thân thấp
Bài tập 3
Ở bị tính trạng khơng sừng trợi hoàn toàn so với tính trạng có sừng.
Khi cho giao phối hai bị thuần chủng con có sừng với con khơng sừng đ ược F1. Tiếp tục cho
F1 giao phối với nhau được F2.
a. Lập sơ đồ lai của P và F.
b. Cho F 1 lai phân tích thì kết quả như thế nào?
Giải
Theo đề bài qui ước: gen A qui định không sừng.
gen a qui định có sừng.
a. Sơ đồ lai của P và F 1.
Bị P thuần chủng khơng sừng mang kiểu gen AA.
Bị P thuần chủng có sừng mang kiểu gen aa.
- Sơ đồ lai của P:
P t/c
AA (không sừng) x aa (có sừng)
GT
A
a
F1
Aa – 100% bị khơng sừng
- Sơ đồ lai của F 1: F 1 x F1.
F1
Aa (không sừng) x Aa (không sừng).
GT
1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình
3(không sừng) : 1 (có sừng).
b. Cho F 1 lai phân tích.
F1 có kiểu gen Aa lai với bị mang tính trạng lặn có kiểu gen là aa.
Sơ đồ lai:
F1
Aa (khơng sừng) x aa (có sừng).
G
1A ; 1a
a
F1
1Aa :
1aa
Kiểu hình:
1 bị khơng sừng : 1 bị có sừng.
Bài tập 4
Ở mợt loài thực vật, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với hoa vàng.
Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng được F1 rồi tiếp tục cho F 1 giao phấn với
nhau.
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F 2.
b. Làm thế nào để biết được cây hoa đỏ ở F 2 là thuần chủng hay không thuần chủng?
Giải thích và lập sơ đồ minh hoạ.
Giải
a. Theo đề bài quy ước: gen A qui định hoa màu đỏ
gen a qui định hoa màu vàng
Sơ đồ lai từ P đến F 2.
Cây P có màu hoa đỏ mang kiểu gen AA hay Aa.
Cây P có hoa màu vàng mang kiểu gen aa.
Vậy sẽ có 2 trờng hợp xảy ra.
* Trường hợp 1: Nếu cây P hoa màu đỏ có kiểu gen AA ta có sơ đồ lai:
P
AA (hoa đỏ) x aa (hoa vàng)
GP
A
a
F1
Aa – 100% hoa đỏ
* Trường hợp 2: Nếu cây P hoa màu đỏ có kiểu gen Aa ta có sơ đồ lai:
Sơ đồ minh hoạ:
P
Aa (hoa đỏ) x aa (hoa vàng)
GT 1A : 1a
a
F2 1A : 1aa
Kiểu hình một hoa đỏ, một hoa vàng.
b. Để xác định kiểu gen của cây hoa đỏ F2 chúng ta sử dụng phép lai phân tích (lai cây hoa đỏ
với cây hoa vàng)
- Nếu con lai phân tích đồng tính, tức có 1 kiểu hình là hoa đỏ. Chứng tỏ cây hoa đỏ ở
F2 tạo ra 1 loại giao tử 1A, tức có kiểu gen thuần chủng AA.
- Nếu con lai phân tích phân tính, tức có 2 kiểu hình là hoa đỏ và hoa vàng. Chứng tỏ
cây hoa đỏ ở F 2 tạo ra 2 loại giao tử 1A và 1a, tức có kiểu gen khơng thuần chủng Aa.
2. Bài toán nghịch.
* Là dạng toán dựa vào kết quả kiểu hình ở thế hệ con để xác định kiểu gen, kiểu hình
của P và lập sơ đồ lai.
* Lưu ý: Trong bài toán này đề bài thường sử dụng cụm từ “Biện luận và viết sơ đồ
lai” Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết bản chất của công việc “biện luận” chính là
phải xác định được tính trạng trội – lặn và xác định được kiểu gen của các cơ thể đem lai để
từ đó viết sơ đồ lai.
* Cách làm:
- Bước 1: Xác định tính trạng trội – lặn. Để xác định tính trạng trội lặn cần dựa vào
một trong kết quả sau:
+ Pt/c khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản lai với nhau cho F 1 đồng tính thì
tính trạng biểu hiện ở F 1 là tính trạng trội.
+ P tự thụ phấn hoặc giao phấn ở thế hệ con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 :1 (75% :
25%) thì kiểu hình chiếm 75% là tính trạng trội.
+ P tự thụ phấn hoặc giao phấn (P có kiểu hình giống nhau) ở thế hệ con có hiện tượng
phân tính (hoặc xuất hiện kiểu hình khác P mà không phải do đột biến) thì kiểu hình của P là
tính trạng trội.
- Bước 2: Qui ước gen.
- Bước 3: Dựa vào đề bài để xác định kiểu gen của các cơ thể đem lai.
- Bước 4: Viết sơ đồ lai.
* Lưu ý: Ở bước 3 để xác định kiểu gen của các cơ thể đem lai chúng ta thường dựa vào kết
quả của “6 sơ đồ lai mẫu” để xác định.
Bài tập 1
Trong một phép lai giữa hai cây cà chua quả đỏ, thu được kết quả ở con lai như sau:
305 cây cho quả đỏ: 100 cây cho quả vàng.
Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên, biết rằng 1 gen quy định một tính trạng
trội lặn hoàn toàn.
Giải:
Xét tỉ lệ kiểu hình của con lai
Quả đỏ
= 305 = 3
Quả vàng
100
1
Tỉ lệ 3 : 1 tuân theo kết quả của định luật phân tính của Men Đen.
Vậy tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Qui ước gen: A qui
định cây hoa đỏ; a qui định vàng.
- Tỉ lệ 3 : 1 (4 tổ hợp giao tử = 2x2) chứng tỏ P có kiểu gen di hợp Aa.
- Sơ đồ lai:
P
Aa (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ)
GT 1A;1a
1 A; 1a
F1
1AA: 2 Aa : 1aa
Kiểu hình
3 hoa đỏ : 1 hoa vàng.
Bài tập 2
Trong một gia đình bố mắt nâu, mẹ mắt nâu. Trong số các con sinh ra có con gái mắt
xanh, hãy xác định kiểu gen của bố mẹ. Biết một gen qui định một tính trạng, trội lặn hoàn
toàn. Biện luận, lập sơ đồ lai minh hoạ.
Giải
Bố, mẹ mắt nâu, con gái mắt xanh chứng tỏ mắt xanh là tính trạng lặn, mắt nâu là tính
trạng trội.
Gọi gen A qui định tính trạng mắt nâu.
gen a qui định tính trạng mắt xanh.
Con gái có kiểu gen aa nhận mợt giao tử a từ bố và 1 giao tử a từ mẹ => kiểu gen của
bố, mẹ là Aa.
Sơ đồ lai P Bố Aa (mắt nâu) x mẹ Aa (mắt nâu)
GT
1A;1a
1A;1a
F1
1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình 3 mắt nâu : 1 mắt xanh.
Bài tập 3
Dưới đây là bảng thống kê các phép lai được tiến hành trên cùng một
giống cà chua.
Kết quả ở F1
STT
1
2
3
4
Quả đỏ
Quả đỏ
Quả đỏ
Quả đỏ
Kiểu hình của P
x quả vàng
x quả vàng
x quả vàng
x quả vàng
Quả đỏ
50%
100%
75%
100%
Quả vàng
50%
0%
25%
0%
Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.
Giải
1. Xét phép lai thứ 2.
P: Quả đỏ x Quả vàng => F 1 : 100% Quả đỏ.
P mang cặp tính trạng tương phản, F 1 đồng tính (mang tính trạng của bố hoặc
mẹ) => quả đỏ là tính trạng trội so với quả vàng và P phải thuần chủng về cặp tính trạng đem
lai.
Qui ước:
Gen A: quả đỏ; gen: a quả vàng.
P thuần chủng mang kiểu gen AA, quả vàng aa.
Sơ đồ lai:
P:
AA (quả đỏ) x aa (quả vàng)
GT
A
a
F1
Aa : 100% quả đỏ
2. Xét phép lai 1:
Sơ đồ lai:
P:
Aa (quả đỏ) x aa (quả vàng)
GT A;a
a
F1
1Aa (quả đỏ) : 1 quả vàng (aa)
2. Xét phép lai 3:
P quả đỏ x quả đỏ => F 1 : 75% quả đỏ ; 25% quả vàng.
Quả đỏ : quả vàng = 3 : 1 phù hợp với tỉ lệ phân tính của Men Đen.
=> 2 cây quả đỏ P đều có kiểu gen dị hợp Aa (quả đỏ)
Sơ đồ lai:
P
Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
GT 1A; 1a
1A;1a
F1
1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình
3 quả đỏ : 1 quả vàng.
3. Xét phép lai 4:
P quả đỏ x quả đỏ 6 F1: 100% quả đỏ.
F1 đồng tính quả đỏ (A-) suy ra ít nhất có 1 cây quả đỏ P cịn lại có kiểu gen AA hoặc
Aa.
Vậy có 2 phép lai: P AA x AA và P Aa x AA
Trường hợp 1: P
AA (quả đỏ) x AA (quả đỏ)
GT
A
A
F1
AA – 100% quả đỏ
Trường hợp 2: P
AA (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
GT
A
A a
F1
1AA; 1Aa : 100% quả đỏ
*Lưu ý:
Ngoài các dạng bài trên GV cần phân biệt cho HS khái niệm tự thụ phấn và giao phấn
để từ đó biết cách viết SĐL khi đề bài cho tự thụ phấn hay giao phấn.
- Bài toán giao phấn:
+ Trường hợp 1: Các cơ thể đem giao phấn chỉ có 1 KG:
VD: Ở mợt loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen nằm trên NST thường
qui định, trội lặn hoàn toàn. Cho cây t/c hoa màu đỏ lai với cây t/c hoa màu trắng được F 1
100% hoa màu đỏ. Cho các cây F 1 giao phấn với nhau, hãy xác định tỉ lệ phân li KG, KH ở F 2.
+ Trường hợp 2: Các cơ thể đem giao phấn có từ 2 KG trở lên.
. Cách 1: Phải tìm đủ tất cả các kiểu giao phấn có thể xảy ra, trong đó hệ số KG
của các cặp bố mẹ có KG giống nhau được tính ở cả phần đực và cái của SĐL (bình phương
hệ số).
. Cách 2: Tính chung tỉ lệ các giao tử của các KG trong một SĐL.
VD: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao do gen B qui định trội hoàn toàn so với
tính trạng thân thấp do gen b qui định. Đem lai cây thân cao với cây thân thấp thu được F 1:
50% cây thân cao, 50% cây thân thấp. Tiếp tục cho các cây F 1 giao phấn tự do ngẫu nhiên với
nhau, kết quả thu được ở F 2 như thế nào? Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường.
- Bài toán tự thụ phấn:
+ Trường hợp 1: Các cơ thể cho tự thụ phấn có KG giống nhau (chỉ có 1 KG).
VD: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen nằm trên NST thường
qui định, trội lặn hoàn toàn. Cho cây t/c hoa màu đỏ lai với cây t/c hoa màu trắng được F 1
100% hoa màu đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, hãy xác định tỉ lệ phân li KG, KH ở F 2.
+ Trường hợp 2: Các cơ thể cho tự thụ phấn có KG khác nhau (có 2KG trở lên). Trong
trường hợp này GV cần lưu ý cho các học sinh là khi tự thụ phấn thì giao tử đực và giao tử cái
là của cùng một cây (cùng KG) nên hệ số của cây bố mẹ chỉ được tính một lần.
VD: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen nằm trên NST thường
qui định, trội lặn hoàn toàn. Cho một cây hoa đỏ tự thụ phấn được F 1 thu được F 1 có cả các
cây hoa màu đỏ và các cây hoa màu trắng. Tiếp tục cho các cây hoa đỏ ở F 1 tự thụ phấn, hãy
xác định tỉ lệ phân li KG và KH ở F 2. Biết sức sống của các cá thể và độ hữu thụ của các giao
tử là như nhau, khơng có đợt biến xảy ra và màu sắc hoa không chịu tác động của mơi trường.
II/ LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG – QUI LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP CỦA MENDEN
Trong phạm vi bài toán một gen qui định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, các gen
phân li độc lập. Cách viết SĐL theo các bước sau:
B1: Viết KG của các cơ thể P đem lai
B2: Viết các loại giao tử: Dùng qui tắc nhân đa thức hoặc sơ đồ phân nhánh.
B3: Viết các tổ hợp giao tử của thế hệ con: Số tổ hợp giao tử = tích số các loại giao tử
đực với các loại giao tử cái. Sau đó thống kê các loại KG và KH ở thế hệ con.
1. Bài toán thuận:
- Đặc điểm của bài: Là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, một gen qui định một
tính trạng và các gen phân li đợc lập, kiểu hình của P. Từ đó qui ước gen và xác định kiểu gen
của P rồi lập sơ đồ lai.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Dựa vào đề bài, qui ước gen trội, gen lặn.
+ Bước 2: Từ kiểu hình của P => xác định kiểu gen của P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở đời F.
Bài tập 8
Ở cà chua cây cao là trội hoàn toàn so với cây thấp, lá chẻ trội hoàn toàn so với lá
nguyên, các gen nằm trên NTS thường khác nhau. Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P
đến F2 khi cho cà chua thuần chủng thân thấp, lá chẻ lai với giống cà chua t/c thân cao , lá
nguyên.
Giải
B1
Qui ước gen A qui định thân cao; B qui định lá chẻ.
a qui định thân thấp; b qui định lá nguyên.
B2
Theo điều kiện bài ra các gen phân li độc lập với nhau.
B3
Cà chua cây cao, lá nguyên thuần chủng có kiểu gen: AAbb
Cà chua cây thấp, lá chẻ thuần chủng có kiểu gen: aaBB
B4
Sơ đồ lai:
P t/c
Aabb (cao, nguyên) x aaBB (thấp, chẻ)
GT
Ab
aB
F1
AaBb (100% cây cao, lá chẻ)
F1 x F1
AaBb (cao, chẻ) x (AaBb (cao, chẻ)
GT
AB; Ab; aB; ab
AB; Ab; aB, ab
♂
AB
Ab
Ab
Ab
♀
AB
AABB AABb AaBB AaBb
Ab
AABb AAbb AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
Aabb
Ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Ở F2 : có 9 kiểu gen.
Kiểu gen khái quát 9(A – B); 3(A – bb); 3(aaB –); 1(aabb)
Kiểu hình
9 cao, chẻ : 3 cao, nguyên : 3 thấp, chẻ : 1 thấp, nguyên
Bài tập 9
Ở đậu Hà Lan: gen T qui định hoa tím, gen t qui định hoa trắng.
gen B qui định hạt bóng, gen b qui định hạt nhăn.
Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu hoa về hình dạng nằm trên 2 cặp NST
khác nhau và không xuất hiện tính trạng trung gian.
a. Tổ hợp 2 cặp tính trạng về màu hoa và hình dạng ở đậu Hà Lan có bao nhiêu kiểu
hình. Hãy liệt kê các kiểu hình đó.
b. Viết các kiểu gen có thể có cho mỗi loại kiểu hình trên.
c. Viết các kiểu gen thuần chủng và kiểu gen không thuần chủng qui định hai cặp tính
trạng nói trên.
Giải
a. Số kiểu hình.
- Xét riêng cặp tính trạng về màu sắc hoa, có 2 kiểu hình là hoa tím và hoa trắng.
- Xét riêng cặp tính trạng về hình dạng hạt, có 2 kiểu hình lá hạt bóng và hạt nhẵn.
=> Tổ hợp 2 cặp tính trạng trên có 4 kiểu hình khác nhau.
*Lưu ý: Ở phần này GV có thể cung cấp kiến thức nâng cao phần qui luật phân li độc lập của
Menden: “ Tổ hợp sự kiện chung = Tích xác suất của các sự kiện độc lập”
Ví dụ: Số loại kiểu hình chung = Tích số các loại kiểu hình của các tính trạng có trong các cơ
thể đem lai.
b. Kiểu gen có thể có cho mỗi loại kiểu hình:
- Kiểu hình hoa tím, hạt bóng có kiểu gen: TTBB, TTBb, TbBB, TtBb.
- Kiểu hình hoa tím, hạt nhẵn có kiểu gen TTbb; Ttbb.
- Kiểu hình hoa trắng, hạt có kiểu gen ttBB, ttBB.
- Kiểu gen cây hoa trắng hạt nhẵn là: ttbb.
c. Kiểu gen thuần chủng bao gồm:
TTBB; TTbb; ttBB; ttbb
Kiểu gen không thuần chủng:
TtBB; TTBb; Ttbb; ttBb; TtBb
2. Bài toán nghịch:
- Đặc điểm nhận dạng: Bài cho biết kết quả phân li kiểu hình ở F, yêu cầu biện luận và
viết SĐL.
- Cách làm: Đề bài cho biết các gen phân li độc lập.
* Bước 1:Xác định tính trạng trội - lặn:
+ Nếu đề bài cho thế hệ con có tỉ lệ 9:3:3:1 => kiểu hình chiếm 9/19 mang 2 tính trạng
trợi cịn kiểu hình chiếm 1/16 mang 2 tính trạng lặn.
+ Nếu đề bài cho biết một loại kiểu hình chiếm 9/16 là kiểu hình mang 2 tính trạng
trội, 2 tính trạng tương phản với nó là các tính trạng lặn.
+ Nếu đề bài cho biết một loại kiểu hình chiếm 1/16 là kiểu hình mang 2 tính trạng lặn,
2 tính trạng tương phản với nó là các tính trạng trợi.
+ Trường hợp đề bài cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con khác các tỉ lệ trên thì chúng ta phải
xét riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng rồi xác định tính trạng trội – lặn giống phép lai
một cặp tính trạng.
* Bước 2: Qui ước gen
* Bước 3: Dựa vào tỉ lệ đề bài cho để xác định kiểu gen của các cơ thể đem lai.
* Bước 4: Viết sơ đồ lai.
Bài tập 10
Cho hai cây có kiểu hình cây cao, lá chẻ giao phấn với nhau, ở thế hệ lai thu đư ợc 64
cây cao lá chẻ; 21 cây cao lá nguyên, 22 cây chân thấp, lá chẻ; 7 cây thấp lá nguyên. Biết rằng
1 gen qui định một tính trạng mỗi gen nằm trên một NST thường khác nhau.
Giải
+ Theo đề bài ra kết quả phân li kiểu hình của F 1 là 9 cao – chẻ : 3 cao - nguyên : 3
thấp – chẻ : 1 thấp – nguyên. Theo định luật phân li độc lập của Menden các tính trạng thân
cao – lá chẻ là trội hoàn toàn so với thấp nguyên.
+ Qui ước: Gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp.
Gen B qui định lá chẻ, gen a qui địnhlá nguyên.
+ Theo bài ra F 1 có 16 tổ hợp giao tử (16=4x4) => các cây cao – lá chẻ đem lai đều cho
4 loại giao tử khác nhau => các cây cao – lá chẻ đem lai đều mang 2 cặp gen dị hợp AaBb.
Sơ đồ lai:
P
AaBb (cao, chẻ) x AaBb (cao, chẻ)
GT AB, Ab; aB, ab
AB; Ab; aB, ab
F1
Kẻ bảng penét
Kiểu gen khái quát 9(A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb
Kiểu hình 9 (cao,chẻ) : 3(cao – nguyên) : 3(thấp, chẻ): 1(thấp, nguyên).
Bài tập 11
Cho giao phấn giữa hai cây P thu được F1 có kết quả như sau:
- 180 cây quả đỏ, hoa thơm.
- 178 cây quả đỏ, hoa không thơm.
- 182 cây quả vàng, hoa thơm.
- 179 cây quả vàng, hoa không thơm.
Biết rằng hai cặp tính trạng màu quả và mùi hoa di truyền độc lập với nhau, quả đỏ,
hoa thơm là do gen trội qui định và không xuất hiện tính trạng trung gian.
Biện luận và lập sơ đồ lai.
Giải
Theo đề bài, qui ước.
Gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng, B qui định quả thơm, b qui định hoa
khơng thơm.
F1 có tỉ lệ kiểu hình là 180 : 178 : 182 : 179 1 : 1 : 1 : 1
* Phân tích từng tính trạng ở con lai F 1.
- Về tính trạng màu quả.
Quả đỏ
180 + 178
385
1
=
=
=
Quả vàng
182 + 179
361
1
P1 có tỷ lệ 1:1 của phép lai phân tính
=> P:
Aa
x
aa
Về tính trạng mùi hoa
Hoa thơm
180 + 182
362
1
=
=
=
Hoa khơng thơm
179 + 178
357
1
F1 có tỷ lệ 1:1 của phép lai phân tính.
=> P : Bb
x
bb
* Tổ hợp 2 tính trạng
P: ( Aa
x
aa ) ( Bb x bb)
Ở F2 có tỷ lệ kiểu hình là: 1:1:1:1 = 4 tổ hợp là:
+ 4 = 2x2 tức là mỗi cơ thể đem lai cho hai giao tử là dị hợp một cặp gen.
+ 4 = 4x1 tức là một cơ thể có 4 giao tử (dị hợp và 2 cặp gen) 1 cơ thể cho một giao tử
(cơ thể thuần chủng).
- Trường hợp 1:
P:
Aabb( quả đỏ, hoa không thơm ) x aaBb (vàng thơm )
GT
Ab ; ab
aB; ab
F1
1 AaBb
1Aabb
1aaBb
1aabb
1 (đỏ thơm) : 1 (đỏ không thơm) : 1 (vàng, thơm) ; 1 (vàng không thơm).
- Trường hợp 2:
P
Aa Bb (đỏ thơm) x
aabb (vàng không thơm)
GT
AB ; Ab ;
aB ; ab
ab
F1
1Aa Bb
1 Aabb ;
1aaBb ;
1 aabb
(đỏ; thơm) (đỏ; không thơm)
(vàng; thơm)
(vàng; không thơm)
Bài tập 12
Ở chuột, hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng về màu lông và hình dạng đuôi đều
nằm trên NST thường và phân li độc lập với nhau.
Khi cho giao phối hai dịng cḥt thuần chủng có lơng xám, đi cong với lơng trắng,
đi thẳng thu được F1.
a. Lập sơ đồ lai của P đến F 1
b. Tiếp tục giao phối giữa F 1 với cḥt khác, thu được F2 có kết quả như sau:
37,5% chuột lông xám, đuôi cong.
37,5% chuột lông xám, đuôi thẳng.
12,5% chuột lông trắng, đuôi cong.
12,5% chuột lông trắng, đuôi thẳng.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F 1.
Biết lông xám và đuôi cong là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với lông trắng, đuôi thẳng.
Giải
Theo bài ra quy ước gen A lông xám, a lông trắng.
B đuôi cong, b đuôi thẳng.
a. Sơ đồ lai P đến F 1.
Cḥt P t/c lơng xám, đi cong có kiểu gen AABB.
Cḥt P t/c lơng trắng, đi thẳng có kiểu gen aabb.
Sơ đồ P t/c
AABB (xám, đuôi cong) x aabb (trắng, đuôi thẳng).
GT
AB
ab
F1
AaBb (xám, đuôi cong) = 100%
b. Giải thích và sơ đồ lai của F 1.
F2 có tỉ lệ 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% = 3 : 3 : 1 : 1
* Phân tích từng cặp tính trạng ở F 2.
- Về màu lông:
Lông xám
37,5% + 37,5%
75%
3
=
=
=
Lơng trắng
12,5% + 12,5%
25%
1
Suy ra F 2 có tỉ lệ của định luật phân li 3 trội : 1 lặn
=> F1 dị hợp 1 cặp gen.
F1 :
Aa x Aa
- Về hình dạng đuôi:
Đuôi cong
37,5% + 12,5%
50%
1
=
=
=
Đuôi thẳng
37,5% + 12,5%
50%
1
Suy ra F 2 có tỷ lệ của phép lai phân tính 1 trội : 1 lặn
F1 : Bb x
bb
* Tổ hợp hai cặp tính trạng.
(Aa x Aa) (Bb x bb)
Do đó F 1 có kiểu gen AaBb.
Vậy cḥt lai với F 1 mang kiểu gen Aabb (lông xám, thẳng).
Sơ đồ lai:
F1 AaBb (xám, duôi cong) x Aabb(xám, đuôi thẳng)
GT
AB, Ab, aB, ab,
Ab
ab
AB
AABb
Xám cong
AaBb
Xám cong
Ab, ab
Ab
AAbb
Xám, thẳng
Aabb
Xám, thẳng
aB
AaBb
Xám, cong
aaBb
trẳng, cong
ab
Aabb
Xám, thẳng
Aabb
Trắng, thẳng
Tỷ lệ kiểu hình F 2 :
3 lông xám, đuôi cong: 3 lông xám, đuôi thẳng
1 lông trắng , đuôi cong : 1 lông trắng, đuôi thẳng.
* Lưu ý: Đề riêng.
III. DI TRUYỀN LIÊN KẾT.
- Định nghĩa: Là hiện tượng các gen không alen nằm trên cùng một NST nên phân li và
cùng tổ hợp với nhau theo NST trong quá trính giảm phân tạo giao tử và quá trình thụ tinh tạo
hợp tử .
- Hai cặp tính trạng di truyền liên kết hoàn toàn với nhau thì sự di truyền tư ơng tự như
lai 1 cặp tính trạng .
F1 x F 1 -> F 2 phân li kiểu gen là 1:2 :1
phân li kiểu hình là 3:1 (dị hợp đều: AB/ab x AB/ab).
phân li kiểu hình là 1: 2: 1 (dị hợp chéo: Ab/aB x Ab/aB).
Bài tập 13
Khi lai giữa hai dòng đậu (1 dòng hoa đỏ đài ngả và dòng hoa xanh đài cuốn) người ta
thu được các cây lai đồng loạt có hoa xanh đài ngả.
a. Những kết luận có thể rút ra từ kết quả phép lai này là gì ?
b. Cho các cây F 1 giao phấn với nhau đã thu được .
98 cây hoa xanh, đài cuốn.
104 cây hoa đỏ , đài ngả.
209 cây hoa xanh, đài ngả .
Có thể rút ra kết luận gì từ phép lai này ? Viết sơ đồ lai từ P đến F 2
Giải
a. Mỗi tính trạng tuân theo định luật tính trội ở C.
F1 : 100% hoa xanh, đài ngả.
Vậy những kết luận có thể rút ra từ phép lai này là:
- Hoa xanh là tính trội: gen trội A, hoa đỏ là tính trặng lặn gen a.
- Đài ngả là tính trạng trội gen B, đài cuốn là tính trạng lặn gen b.
- F1 dị hợp tử có 2 cặp gen và P thuần chủng.
- F2 có
Hoa xanh
98 + 208
3
=
=
Hoa đỏ
104
1
Đài ngả
104 + 209
3
=
=
Đài cuốn
98
1
b. Xét chung 2 tính trạng.
- F1 x F 2 -> P 2
- F2 : ( 3: 1 ) ( 3: 1 ) ≠ kết quả đề bài: (98: 209 : 104) (1 : 2 : 1)
Như vậy 2 cặp gen không phân li độc lập .
- F2 = ( 1:2:1 ) gồm 4 kiểu tổ hợp về giao tử ♂ và ♀ của F 1, chứng tỏ F 1 chỉ tạo 2
loại giao tử số lượng bằng nhau -> 2 cặp gen phải liên kết hoàn toàn trên một cặp NST tư ơng
đồng theo kiểu lien kết đối (gen trội liên kết với gen lặn).
Sơ đồ: Hoa đỏ đài ngả t/c
x
hoa xanh, đài cuốn t/c.
aB
Ab
x
aB
Ab
GT
aB
Ab
F1
F1
♂
GT
Ab
(100% hoa xanh, đài ngả).
aB
Hoa xanh, đài ngả x ♀ hoa xanh, đài ngả.
Ab
Bb
aB
aB
(Ab ; aB)
(Ab ; aB)
F2 :
Ab
Ab
aB
;2
;1
Ab
aB
aB
3 kiểu hình: 1 hoa xanh, đài cuốn.
2 hoa xanh, đài ngả.
1 hoa đỏ, đài ngả.
Bài tập 14
Cho cây quả tròn, ngọt giao phấn với cây quả bầu dục, chua đư ợc F 1 đồng loạt quả
tròn, ngọt. Cho F 1 tự thụ phấn được F 2 phân li theo tỉ lệ 3 : 1 (3 cây quả tròn, ngọt: 1 cây bầu
dục, chua).
Biện luận và viết sơ đồ lai cho biết một gen qui định một tính trạng và có cấu trúc NST
khơng thay đổi trong giảm phân.
Giải
F1 đồng loạt quả tròn, ngọt mang tính trạng một bên của thế hệ cha mẹ, tuân theo qui
luật tính trợi của Men Đen : trịn, ngọt là hai tính trạng trội, bầu dục và chua là 2 tính trạng
lặn.
1
Qui định gen A quả tròn ; a qui định quả bầu dục gen B qui định quả ngọt; b qui định
quả bầu dục.
Thế hệ P thuần chủng, F 1 dị hợp 2 cặp gen, F 2 (3 : 1) phân tính gồm 4 kiểu tổ hợp về
giao tử đực và cái của F 1 => F1 dị hợp về 2 cặp gen chỉ tạo ra 2 loại giao tử có số lư ợng tương
đương nhau nghĩa là 2 cặp gen phải liên kết hoàn toàn.
AB
ab
AB (tròn, ngọt) x ab (chua, bầu dục)
P t/c
GT
AB
ab
AB
ab (tròn, ngọt)
F1
Kiểu hình: 100% (tròn, ngọt)
AB
AB
ab (tròn, ngọt) x ♀ ab (chua, bầu dục)
F1 ♂
GT
(AB ; ab)
(AB ; ab)
AB
AB
ab
F2
1. AB : 2 ab : 1. ab
Kiểu hình: 3 cây tròn, ngọt : 1 cây bầu dục, chua.
Trên đây là một số bài tập về qui luật di truyền của Men Đen và của Moocgan trong
chương trình sinh học 9. Bản thân tôi nhận thấy rằng muốn làm thành thạo bài tập thì học sinh
phải nắm chắc các khái niệm, thuật ngữ di truyền của Men Đen và đặc biệt các kiến thức lí
thuyết.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp học sinh giải bài tập phần
qui luật di truyền. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
Lập Thạch, tháng 2 năm 20012
Người viết
Phạm Mạnh Hùng
MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN PHẦN ĐỊNH LUẬT MENDEN
I. LAI 1 CẶP TÍNH TRẠNG.
Bài 1. Ở đậu hà lan, đặc điểm hình dạng của hạt do một gen qui định.
Cho giao phấn giữa 2 cây đậu, thu được F1.
Cho các cây ở F1 tiếp tục giao phấn với nhau thu được các kết quả sau:
- Kết quả 1: F1 Hạt trơn X hạt trơn -> F2 có 735 hạt trơn và 247 hạt nhăn.
- Kết quả 2: F1 hạt trơn X hạt trơn -> F2 đều hạt trơn.
- Kết quả 3: F1 hạt trơn X hạt nhăn -> F2 đều hạt trơn.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2 cho mỗi trường hợp trên.
Hãy rút ra nhận xét về kiểu gen, kiểu hình của cây P đã sử dụng và lập sơ đồ lai minh hoạ.
Bài 2: Ở 1 loài thực vật, cho biết tính trạng hình dạng hạt do 1 cặp gen quy định.
Dưới đây là kết quả ghi chép từ 3 phép lai khác nhau:
- Phép lai I: Bố ? x Mẹ ? -> F1: 280 hạt tròn : 92 hạt dài.
- Phép lai II: Bố hạt tròn x Mẹ ? -> F1: 175 hạt tròn : 174 hạt dài.
- Phép lai III: Bố ? x Mẹ hạt dài -> F1: 100% hạt trịn.
a. Xác định tính trạng trợi lặn về tính trạng hình dạng hạt của loài thực vật nói trên.
b. Xác định KG, KH của bố , mẹ và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.
Bài 3: Ở người, gen qui định nhóm máu có 3 alen: I A, IB trội hoàn toàn so với, I 0.
a. Bố và mẹ sinh được 4 người con mang 4 nhóm máu khác nhau thì KG, KH của Bố, Mẹ
như thế nào? Lập sơ đồ lai minh hoạ.
b. Trong 1 nhà hộ sinh, có 2 trẻ sơ sinh: 1 có nhóm máu O, 1 có nhóm máu B. Do sơ suất
những người hộ lý đã nhầm lẫn Bố, Mẹ của chúng.Bằng kiến thức đã học, hãy xác định chính
xác Bố và Mẹ của mỗi đứa trẻ. Biết : 1 cặp bố mẹ có nhóm máu AB và O. 1 cặp Bố, Mẹ có
nhóm máu A và B.
Bài 4. Cho cḥt đi thẳng giao phối với chuột đuôi cong F1 thu được chuột đi thăng và
đi cong có tỉ lệ ngang nhau. Tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau:
Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2
Có bao nhiêu kiểu giao phối ở F1 có thể có và tỉ lệ phần trăm của mỗi kiểu giao phối F1 trên
tổng số các phép lai ở F1 là bao nhiêu?
Tính chung các tổ hợp lai F1 thì tỉ lệ phần trăm của từng kiểu gen xuất hiện ở F2 là bao nhiêu
Cho biết cặp tính trạng đã nêu do 1 cặp gen nằm trên cặp NST thường qui định và đuôi cong
là trội so với đuôi thẳng.
Bài 5. Đem lai 1 cặp cá chép kính với nhau, khi thu hoạch thu được hai dạng cá chép kính và
chép vải với tỉ lệ 2:1.
Xác định số cá con thu được. Biết rằng cá chép kính đẻ 10000 trứng và tỉ lệ sống của trứng là
100%, cá con tốc độ lớn như nhau và không bị tử vong: kiểu gen của cá chép kính là Aa, kiểu
gen của cá chép vảy là aa, kiểu gen AA dạng cá không vảy và tổ hợp này làm cho trứng
khơng nở.
Hãy chọn cặp bố mẹ có kiểu hình như thế nào để sản lượng cá cao nhất? Tại sao lại chọn như
vậy?
Bài 6. Ở Người, tính trạng tóc xoăn là trợi so với tính trạng tóc thẳng
Vợ chồng ơng B đều tóc xoăn sinh đứa con trai tóc thẳng. Họ thắc mắc vì sao đứa con trai
khơng giống họ. Bạn hãy giải thích cho họ và xác đinh kiểu gen của từng người trong gia đình
ơng B
Ơng D có tóc thẳng và có đứa con gái tóc xoăn . Hãy xác định kiểu gen của vợ chồng ông D
và con gái ông, lập sơ đồ lai minh hoạ.
Hai đứa con của gia đình trên lớn lên kết hôn với nhau.
Hãy xác định xác suất để thế hệ tiếp theo có đứa trẻ tóc xoăn hoặc tóc thẳng là bao nhiêu phần
trăm
Biết hình dạng tóc do 1 gen nằm trên NST thường qui định.
Bài 7. Ở cà chua, người ta chú ý đến cặp tính trạng hình dạng quả được biểu hiện thành 2 kiểu
hình là quả tròn và quả dài.
Có 3 nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm trên cùng một giốngcà chua
* Nhóm thứ nhất: cho 2 cây cà chua P lai với nhau, F1 xuất hiện 107 quả tròn và 110 cây quả
dài.
* Nhóm thứ 2: giao phấn giữa 2 cây thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 tạp
giao với nhau thu được F2 có 452 cây cho quả trịn và 151 cây quả dài
* Nhóm thứ 3: do sơ xuất trong lúc thống kê số liệu, người ta chỉ còn nhớ kiểu gen của cây bố
là dị hợp tử và cây con đều có dạng quả tròn
Biết tính trang do 1 gen qui định, hãy biện luận và lập sơ đồ lai của 3 nhóm thí nghiệm trên.
Bài 8. Sự di truyền của các nhóm máu A, B, AB, O ở người được qui định bởi các gen sau:
Kiểu gen I A IA và IAIO qui định máu A
Kiểu gen I BIB và IBIO qui định máu B
Kiểu gen I AIB qui đinh máu AB
Kiểu gen I OIO qui định máu O
Có hai anh em sinh đơi cùng trứng, vợ người anh có máu A, con cái của họ có máu A và AB.
Vợ người em có nhóm máu B, con cái của họ có nhóm máu A, B, AB.
Xác định kiểu gen của 2 anh em, vợ người anh và vợ người em
Xác định kiểu gen của người con có nhóm máu A
Những người con có nhóm máu B nếu lấy vợ hoặc chồng có nhóm máu O thì con cái của họ
có nhóm máu như thế nào?
Bài 9: Cho lai giữa chuột lông đen thuần chủng với chuột lông trắng thuần chủng, F 1 thu được
toàn chuột lông đen. Biết rằng tính trạng màu sắc lông chuột do một cặp gen quy định.
a) Xác định tính trạng trội lặn.
b) Cho chuột F 1 lai với chuột lông trắng thì thế hệ lai sẽ như thế nào?
c) Nếu kết quả 1 phép lai giữa 2 giống cḥt nói trên cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 75%
chuột lông đen : 25% chuột lông trắng, thì kiểu gen và kiểu hình của những con chuột
bố mẹ đem lai như thế nào?
II.LAI HAI VÀ NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG.
Bài 1: Cho 2 kiểu gen AAbb và aaBB giao phấn với nhau dược F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn
với nhau được F2.
a. Không cần kẻ bảng hãy xác định tỷ lệ phân ly KG ở F2.
b. Biết A qui định lá dài, a qui định lá ngắn. B qui định hoa đỏ, b qui định hoa trắng.
Hãy xác định tỷ lệ phân ly KH ở F2.
c. Nếu ở F2 thu được 200 cây lá ngắn – hoa trắng, thì số lượng cây của các KH còn lại ở
F2 là bao nhiêu?
Bài 2. Ở 1 loài thực vật, giao phấn giữa 2 cây t/c thu được F1 đồng loạt có KH giống nhau.
Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau F2 có kết quả.
- 176 cây thân cao- hạt tròn: 59 cây thân cao- hạt dài: 58 cây thân thấp- hạt tròn: 19 cây
thân thấp - hạt dài.
a. Xác định tính trạng trội lặn và qui ước gen cho các tính trạng nói trên.
b. Lập sơ đồ lai từ P -> F2.
Bài 3. Ở 1 loài thực vật, các tính trạng quả tròn, hoa vàng là trội hoàn toàn so với các tính
trạng quả dài- hoa trắng. Các gen nằm trên các NST khác nhau.
Trong 1 phép lai phân tích của 1 cây F1 người ta thu được 4 kiểu hình có tỉ lệ ngang nhau.
a. Xác định KG, KH của cây F1 nói trên.
b. Cây F1 nói trên có thể được tạo ra từ những phép lai nào?
Bài 4. Ở chuột, chân dài- đuôi cong là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với các tính trạng chân
ngắn, đuôi thẳng. 1 gen qui định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường.
a. Cho chuột chân dài- đuôi cong giao phối với chuột chân ngắn- đi thẳng thu được F1
đồng loạt có KH giống nhau. tiếp tục cho F1 giao phối với nhau . Hãy lập sơ đồ lai từ p -> F2
và xác định tỉ lệ phân li KG và KH ở F2.
b. Phải chọn cơ thể có KG và KH như thế nào để khi cho giao phối với chuột F1 được F2
phân li KG theo tỉ lệ : 3 : 3 : 1 : 1.
- Viết sơ đồ lai có thể có phù hợp với tỷ lệ nêu trên.
Bài 5. Ở 1 loài thực vật, người ta cho rằng mỗi tính trạng do 1 gen qui định và các gen nằm
trên các NST khác nhau.
Khi thực hiện 1 số phép lai ở loài trên thu được kết quả như sau:
Kiểu hình của P
Kiểu hình ở F1
Cao,tròn Cao,dài
Thấp,tròn Thấp,dài
1. Cao, tròn X thấp,tròn
405
135
403
132
2. Cao, tròn X Cao, dài
269
270
91
89
3. Cao, tròn X thấp, tròn
835
277
0
0
4. Cao, tròn X thấp, dài
532
0
528
0
5. Cao, dài X thấp, tròn
221
225
223
222
Biện luận, xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.
Bài 6: Khi lai hai giống t/c của một loài thực vật được F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau
ở F2 thu dược 3202 cây, trong đó có 1801 cây thân cao- quả đỏ. biết rằng các tính trạng tương
ứng là cây thấp - quả vàng. Biết tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập.
a. Xác định KG và KH của P, viết sơ đồ lai từ P-> F2.
b. Xác định số cá thể (trung bình) của từng loại KH có thể có ở F2.
Bài 7: Cho giao phấn giữa 2 cây P, thu được ở F1 có 1520 cây , trong đó có 95 cây thân thấphạt trắng. cho biết 1 gen qui định 1 tính trạng, các gen nằm trên các NST khác nhau. Hai tính
trạng tương phản là thân cao -hạt vàng.
a. Xác định KG, KH của P và lập sơ đồ lai để xác định số lượng cây trung bình của các KH
còn lại ở F1.
b.Chọn cây có KG và KH như thế nào để khi lai với cây P nói trên cho tỉ lệ 12,5% số cây có
KH thân thấp-hạt trắng.
Bài 8: Ở mợt loài thực vật: khi lai hai cây thuần chủng với nhau thu được 100% quả bầu dục,
ngọt. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 giả thiết thu đượctỉ lệ sau đây: 6 bầu dục,
ngọt: 3 tròn, ngọt: 3 dài, ngọt: 2 bầu dục, chua: 1 tròn, chua: 1 dài, chua
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 (biết mỗi gen quy định một tính trạng)
Bài 9: Ở chuột, hai cặp tính trạng về màu thân và hình dạng lông do hai cặp gen nằm trên hai
cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định.
a) Cho giao phối giữa chuột thuần chủng thân xám lông xù với chuột thuần chủng thân
đen lông thẳng thu được F1 đồng loạt thân xám lông xù. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai.
b) Trong một phép lai khác, người ta cho giao phối giữa hai chuột P và thống kê qua
nhiều lứa đẻ, thu được ở con lai F1 có:
- 25% cḥt thân xám lơng xù.
- 25% chuột thân xám lông thẳng.
- 25% chuột thân đen lông xù.
- 25% chuột thân đen lông thẳng.
Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai chuột P và lập sơ đồ lai.
Bài 10: Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D),
hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.
Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng
hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín ṃn và hạt trịn. Khơng viết sơ đồ lai (hoặc
kẻ bảng) hãy xác định :
a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?
b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?
Bài 11: Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp,
hoa trắng được F 1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F 1 giao phấn với nhau thu được F 2 gồm 603
cây thân cao, hoa đỏ; 199 cây thân thấp, hoa trắng.
a. Hãy biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. Viết sơ đồ lai từ P đến
F2.
b. Cho cây F 2 mang hai tính trạng trội lai phân tích. Hãy xác định kết quả lai.
Bài 12. Ở 1 loài côn trùng, cho một cơ thể F1 lần lượt giao phối với 3 cơ thể khác thu được
kết quả sau:
- F1 giao phồi với cơ thể thứ nhất thu được 6,25% thân đen, lơng ngắn cịn lại các kiểu
hình khác
- F1 giao phồi với cơ thể thứ hai thu được 75% thân xám, lông dài và 25% thân xám,
lông ngắn.
- F1 giao phấn với cơ thể thứ 3 thu được 75% thân xám, lông dài và 25% thân đen,
lông dài
Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng nằm trên NST thường
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai của mỗi phép giao phối trên
Bài 13. Giao phấn giữa hai cây thu được F1 đồng loại giống nhau. Tiếp tục giao phấn F1 với
nhau, F2 thu được 5120 cây trong đó có 320 cây thấp, lá ngắn.
a. Biện luận và lập sơ đồ lai. Xác định số lượng cây của mỗi kiểu hình còn lại ở F2
b. Cho F1 giao phấn với 1 cây khác, thu được kết quả lai như sau:
296 cây cao, lá dài - 294 cây cao, lá ngắn - 98 cây thấp lá dài - 99 cây thấp lá ngắn
Biện luận và lập sơ đồ lai. Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng và nằm trên NST
khác nhau.
Bài 14. Cho 2 cây giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, F2
thu được 3600 cây, trong đó có 2025 cây hạt tròn, chín sớm. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen
qui định, hai tính trạng tương phản còn lại là hạt dài chín muộn: không xuất hiện tính trạng
trung gian, các gen phân li độc lập.
Xác định kiểu gen, KH của P. Lập sơ đồ lai và tính số câu của mỗi kiểu hình ở F2.
Để thu được tỉ lệ KH ở con lai F2 là 3:3:1:1 thì F1 có thể lai với cơ thể như thế nào?
Lập sơ đò lai minh hoạ
Bài 15. Cho cây thân cao quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả vàng được F1 có kết quả như
sau:
96 cây thân cao, quả đỏ: 95 cây thân cao, quả vàng: 30 cây thân thấp, quả đỏ:31 cây
thân tấp quả vàng
Cho các cây F1 là thân cao, quả đỏ và thân thấp, quả đỏ giao phấn với nhau thu được
F2 có tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, quả đỏ: 37.5% cây thân thấp, quả đỏ:12,5% cây thân cao,quả
vàng: 12.55 cây thân thấp quả vàng
Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Phải chọn cặp lai như thế nào để thế hệ con lai có tỉ lệ: 25% cây thân cao, quả đỏ: 25%
cây thân cao, quả vàng:25% thân thấp, quả đỏ:25% thân thấp, quả vàng. Cho biết mỗi tính
trạng do 1 gen qui định
Bài 16. Cho 2 thứ lúa thuần chủng hạt trịn, chín ṃn và hạt dài chín sớm giao phấn với nhau
thu được F1. Tiếp tục cho F1 tạp giao, F2 thu được tổng số 12300 cây, trong đó có 825 cây hạt
dài, chín muộn.
Biện luận và lập sơ đồ lai và xác định số cây trung bình cho mỗi kiểu hình còn lại ở F2
Cho F1 lai phân tích thu được 5000 cây, Xác định số lượng cây trung bình cho mỗi
kiểu hình ở con lai.
Biết mỗi gên nằm trên 1 NST, qui định 1 tính trạng.
Bài 18: Có các phép lai:
- Phép lai 1: P: Quả đỏ - lá dài x Quả vàng – lá dài.
F1: 92 quả đỏ, lá dài: 31 quả đỏ, lá ngắn: 91 quả vàng, lá dài: 30 quả vàng, lá ngắn.
- Phép lai 2: P : Quả đỏ, lá dài x quả đỏ, lá ngắn.
F1: 120 quả đỏ, lá dài: 119 quả đỏ, lá ngắn: 40 quả vàng, lá dài: 41 quả vàng, lá ngắn.
- Phép lai 3: P : Quả đỏ, lá ngắn x quả vàng, lá dài.
F1: 60 quả đỏ, lá dài: 61 quả đỏ, lá ngắn: 59 quả vàng, lá dài: 60 quả vàng, lá ngắn.
Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen qui định, các gen nằm trên các NST khác nhau.
Biện luận và viết SĐL cho mỗi phép lai.
Bài 19: Giao phấn giữa 2 dòng thuần chủng thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2 có
2448 cây, trong đó có 153 cây có quả dài, hoa trắng.
Cho biết hai tính trạng tương phản là: quả tròn hoa đỏ, khơng có hiện tượng di truyền
tính trạng trung gian và các gen phân li độc lập.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P - > F2. Xác định số lượng cây ở mỗi kiểu hình còn lại ở
F2.
Bài 20: Ở một loài chuột, tương phản với tính trạng thân đen lông ngắn là thân xám, lông dài.
Giao phối 2 chuột P mang các tính trạng tương phản với nhau, F1 đồng loạt có thân xám lơng
ngắn. Cho 4 chuột đực F1 giao phối riêng rẽ với 4 chuột các khác nhau, thu được các kết quả
sau:
- Với chuột cái thứ nhất thu được 12,5% số chuột F2 có thân đen, lơng dài.
- Với chuột cái thứ 2 thu được 50% số cḥt F2 thân xám, lơng ngắn và 50% cịn lại là
thân xám, lông dài.
- Với chuột cái thứ 3 thu được F2 có 50% thân xám, lơng ngắn và 50% thân đen, lông
ngắn.
- Với chuột cái thứ tư thu được F2 có 25% số cḥt thân đen, lơng dài.
Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, các gen nằm trên các NST khác nhau.
Biện luận và viết SĐL cho mỗi kết quả trên.
Bài 21: Khi cho cây thân cao, quả vàng, lá chẻ giao phấn với cây thân, thấp, quả đỏ, lá,
nguyên thu được F1 đồng loạt các cây thân cao, quả đỏ, lá chẻ. Cho F1 giao phấn với cây
chưa biết kiểu gen thu được F2 có 8 lớp KH với số lượng cây cho mỗi KH lần lượt là: 135:
136: 134: 135: 45: 44 : 46: 45.
Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng , các gen phân li độc lập.
a. Hãy xác định KG, KH của P, của F1 và cây lai với F1.
b. Viết SĐL từ P -> F2.
Bài 22: Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 4 lớp KH. Do sơ xuất của việc thống kê, người ta chỉ
ghi lại được số liệu của 1 KH là cây thấp, hạt dài chiếm tỉ lệ 6,25%.
Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, các gen phân li độc lập. tương phản với các cây
thân thấp, hạt dài là các cây thân cao, hạt trịn.
Hãy biện ḷn và viết SĐL của F1 nói trên.
Bài 23: Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 3202 cây trong đó có 4 lớp kiểu hình. Do sơ xuất
của việc thống kê người ta chỉ ghi lại được số cây có KH là hạt trịn, màu trắng là 601 cây.
Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, các gen phân li độc lập. tương phản với các
tính trạng hạt tròn, màu trắng là các tính trạng hạt dài, màu đỏ.
Hãy biện luận và viết SĐL cho F1 nói trên.
Bài 24: Cho 1 cá thể F1 lai với 3 cá thể khác:
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai có 6,25% cây thấp, hạt dài.
- Với cá thể thứ 2 được thế hẹ lai có 12,5% cây thấp, hạt dài.
- Với cá thể thứ 3 được thế hệ lai có 25% cây thấp hạt, dài.
Cho biết mỗi gen nằm trên 1 NST qui định 1 tính trạng. tương phản với cây thấp, hạt
dài là cây cao, hạt tròn.
Biện luận và lập SĐL cho mỗi trường hợp trên.
III.LIÊN KẾT GEN.
Bài 1: Cho lai hai thứ cây cà chua t/c thân cao quả đỏ với thân lùn quả vàng ở F1 thu được
toàn cây thân cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thế hệ F2 nhận được tỉ lệ phân tính 75% cây
thân cao, quả đỏ: 25% cây thân lùn, quả vàng.
a. Xác định qui luật di truyền chi phối phép lai trên.
b. Viết SĐL từ P -> F2.
c. Muốn ở F2 có ít KG, KH nhất thì phải cho F1 lai với cây có KG, KH như thế nào?
Biết 1 gen qui định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường.
Bài 2: Cho giao phấn 2 giống cây cà chua t/c. quả tròn , kháng bệnh kém với quả bầu dục,
kháng bệnh cao. Thu được toàn quả tròn, kháng bệnh cao. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2
phân li KH theo tỉ lệ: 151 cây quả tròn, kháng bệnh kém: 301 cây quả tròn, kháng bệnh cao:
149 cây quả bầu dục, kháng bệnh cao.
Xác định qui luật di truyền chi phối phép lai và viết SĐL từ P- > F2. biết quá trình
giảm phân tạo giao tử đực và cái là giống nhau.
Bài 3. Ở 1 loài thực vật, gen qui định hình dạng quả và gen qui định vị quả cùng nằm trên 1
NST, mỗi gen qui định 1 tính trạng.
Cho 4 cây đều mang 2 tính trạng trợi là quả trịn, ngọt lần lượt giao phấn với quả dài,
chua thu được các kết quả ở F1 như sau:
Kết quả 1: F1 có 50% quả trịn, ngọt : 50% quả trịn, chua.
Kết quả 2: F1 có 50% quả trịn, ngọt : 50% quả dài , ngọt.
Kết quả 3: F1 có 50% quả tròn, ngọt : 50% quả dài, chua.
Kết quả 4: F1 có 50% quả trịn, chua: 50% quả dài, ngọt.
Xác định KG của cây P mang 2 tính trạng trợi nói trên và lập sơ đồ lai cho mỗi kết quả
nói trên.
Bài 4: Cho lai giữa cá thể mắt to, màu đỏ với cá thể mắt nhỏ, màu trắng thu được F1 đồng
loạt có mắt to, màu vàng.
Tiếp tục cho F1 tạp giao, F2 thu được kết quả: 25 cá thể mắt to, màu đỏ: 52 cá thể mắt
to, màu vàng: 26 cá thể mắt nhỏ, màu trắng.
Cho biết gen nằm trên NST thường, mỗi gen qui định 1 tính trạng, mắt đỏ là trội so với
mắt trắng.
a. Xác định qui luật di truyền chi phối từng tính trạng và cả 2 tính trạng nêu trên.
b. Lập SĐL từ P - > F2.
Bài 5: Lai giữa 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thu được F1 đồng loạt giống nhau. Cho F1 tiếp
tục tạp giao với nhau, F2 cho 2 kết quả sau:
- Kết quả 1 có 75% xám, dài:25% đen ngắn
- Kết quả 2 có 70% xám, cánh dài và 20% đen, ngắn:5% xám ngắn và 5% đen, dài.
Biện luận và lập sơ đồ lai và giải thích cho mỗi kết quả trên
Cho F1 lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng và
các gen ln có hiện tượng liên kết hoàn toàn trên NST thường và ruồi đực luôn không đổi
cấu trúc NST trong giảm phân.
Bài 6: a. Giao phần giữa hai cây thuần chủng thu được F1, cho F1 tiếp thục tự thụ phấn được
F2 gồm 2 lọai kiểu hình là 752 cây có quả trịn ngọt và 249 cây quả dài, chua.
b. Giao phấn giữa 2 cây thuần chủng thu được F1.F1 tiếp tục tự thụ phấn thu được F2
gồm 3 loại kiể hình là: 253 cay quả trịn, chua: 504 cây có quả trịn ngọt và 248 cây quả dài,
ngọt
Xác định kiểu gen và kiểu hình của P và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên
c. Cho F1 trong phép lai 1 thụ phấn với cây F1 trong phép lai 2 thì kết quả như thế
nào? Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng và các gen ln có hiện tượng liên kết hoàn toàn trên
NST thường, các cơ thể mang lai nói trên đều thuộc cùng 1 loài.
MỘT SỐ ĐỀ THI HSG LỚP 9 VÀ ĐỀ THI VÀO TRƯỜNG CHUYÊN
PHẦN QLDT CỦA CÁC TỈNH
Thái Bình 2009-2010: Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ
với cây thân thấp, hoa trắng được F 1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F 1 giao phấn với nhau
thu được F 2 gồm 603 cây thân cao, hoa đỏ; 199 cây thân thấp, hoa trắng.
a. Hãy biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. Viết sơ đồ lai từ P
đến F2.
b.Cho cây F 2 mang hai tính trạng trội lai phân tích. Hãy xác định kết quả lai.
Nghệ An 2008-2009: Ở một loài thực vật: khi lai hai cây thuần chủng với nhau thu được
100% quả bầu dục , ngọt. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 giả thiết thu đượctỉ lệ sau
đây: 6 bầu dục, ngọt: 3 tròn, ngọt: 3 dài, ngọt: 2 bầu dục, chua: 1 tròn, chua: 1 dài, chua
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2( biết mỗi gen quy định một tính trạng)
Triệu Sơn – Thanh Hóa 2011-2012: Ở thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội so với gen a quy
định hoa trắng.Người ta lai hai thứ hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F 1 có 1001 cây hoa đỏ
và 1000 cây hoa trắng. Cho các cơ thể F 1 giao phấn với nhau được F 2 thống kê kết quả của cả
quần thể có tỉ lệ 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ.
a.Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 ?
b.Nếu cho các cây ở F 2 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả F 3 sẽ như thế nào?