Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BÀI TẬP LỚN Kinh tế quốc tế CHỦ ĐỀ: Phân tích ngắn gọn về các xu hướng vận động chính của nền kinh tế thế giới và chọn một xu hướng để phân tích sự tác động của xu hướng đó lên chính sách đối ngoại (ngoại giao và kinh tế) của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.05 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

BÀI TẬP LỚN
CHỦ ĐỀ: Phân tích ngắn gọn về các xu hướng vận động
chính của nền kinh tế thế giới và chọn một xu hướng để
phân tích sự tác động của xu hướng đó lên chính sách đối
ngoại (ngoại giao và kinh tế) của Việt Nam
NHÓM I – Kinh Tế Quốc Tế (219) _ 5
Cao Trường Anh - 11180081
Đinh Nguyễn Long Khánh - 11182407
Nguyễn Anh Thơ – 11184687
Nguyễn Thị Mai Thư – 11184765
Nguyễn Thị Huệ - 11162099
Nguyễn Thị Khánh Huyền – 11182322
Nguyễn Việt Hùng - 11182026

1


MỤC LỤC
I.Lời mở đầu:............................................................................................................................. 4
II.Nội dung................................................................................................................................. 5
1. Nền kinh tế thế giới là gì? Các xu hướng vận động chính của kinh tế thế giới. 5

1.1 Nền kinh tế thế giới:.......................................................................................................5
1.2 Các xu hướng vận động chính của nền kinh tế thế giới:..................................................5
2. Xu hướng tồn cầu hóa khu vực hóa, quốc tế hóa:

7


2.1. Khái qt xu hướng:......................................................................................................7
2.2. Q trình phát triển trở thành xu hướng: 7
3. Ảnh hưởng tổng qt đến nền kinh tế tồn cầu, trong đó có nền kinh tế Việt Nam:

9

3.1. Đối với thế giới:.............................................................................................................9
3.2. Đối với Việt Nam.........................................................................................................10
4. Tác động đến chính sách ngoại giao 12

4.1. Khái niệm:...................................................................................................................12
4.2. Các hoạt động của chính sách đối ngoại:.....................................................................12
4.3. Xu hướng tồn cầu hóa tác động đến chính sách đối ngoại:.........................................12
5. Tác động đến chính sách kinh tế

15

5.1 Khái niệm:....................................................................................................................15
5.2. Thương mại quốc tế.....................................................................................................15
5.3. Đầu tư quốc tế:............................................................................................................. 21
III. Lời kết:............................................................................................................................... 26
IV: Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................27

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn năm 2011-2019[4]
Hình 5.2.a: cơ cấu vốn đầu tư tồn xã hội ( 1995-2017) và cơ cấu đóng góp GDP của các ngành kinh tế (20052017) [5]

2



Hình 5.2.b: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn FDI thực hiện giai đoạn 1991-2018

DANH MỤC VIẾT TẮT
WTO: World Trade Organization - tổ chức Thương mại Thế giới
KHKT: Khoa học kỹ thuật
FDI: Đầu tư quốc tế
IMF: Qũy tiền tệ quốc tế
TMQT: Thương mại quốc tế
WB: ( world bank) Ngân hàng thế giới.
CEPT (Common Effective Preferential Tariff) hiệp định được kí kết bởi các nước thành viên
ASEAN năm 1992.
ASEAN: (Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
KT-XH: Kinh tế xã hội
DN: Doanh nghiệp

3


I.Lời mở đầu:
Bước sang thế kỉ XXI, đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức
không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và
phát triển mà không chịu sự tác động ấy. Đây cũng là thời kỳ diễn ra qúa trình biến đổi từ một
nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu,từ sự phát
triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Những thành tựu khoa học
và cơng nghệ đã cho thấy lồi người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sang
nền sản xuất tinh thần –cơ sở vật chất của xã hội tương lai.
Những năm đầu của thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới phát triển theo 3 xu hướng chính là
Xu hướng phát triển mang tính bùng nổ của cách mạng khoa học và cơng nghệ, Xu thế tồn cầu
hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới, Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối
thoại, từ biệt lập, tách biệt sang hịa bình, hợp tác để tạo ra sự ổn định cho phát triển với sự ưu

tiên cho các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Ba xu thế này giữ vai trò chủ yếu trong việc định
hướng sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung, sự phát triển kinh tế của từng quốc gia
nói riêng.
Đặc biệt, tồn cầu hố đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng. Tính tất
yếu của tồn cầu hố trước hết được biểu hiện ở tính tất yếu kinh tế. Tồn cầu hố kinh tế là
khía cạnh quan trọng nhất của tồn cầu hố. Trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế tồn cầu hóa
nền kinh tế thế giới có sự tham gia mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ.
Sự gia tăng mạnh mẽ của tồn cầu hóa kinh tế kéo theo nó là những cơ hội thách thức mới cho
các quôc gia khi tham gia vào đó. Việt Nam đang trong qua trình phát triển kinh tế thị trường
và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc đẩy mạnh tham gia vào hội nhập thế giớ là một nội dung
và khía cạnh vơ cùng quan trọng hiện nay.
Chính vì vậy mà nhóm chọn đề tài phân tích sự tác động của xu hướng tồn cầu hóa,
khu vực hóa và quốc tế hóa lên chính sách đối ngoại (ngoại giao và kinh tế) của Việt Nam.

4


II.Nội dung
1. Nền kinh tế thế giới là gì? Các xu hướng vận động chính của kinh tế thế giới.
1.1 Nền kinh tế thế giới:
Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên thế thới có mối liên
hệ hữu cơ và qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ
kinh tế của chúng
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, của phân công lao động quốc tế và của việc phát triển quan hệ của lực lượng
sản xuất, của phân công lao động quốc tế và của việc phát triển quan hệ kinh tế quốc tế [1]
1.2 Các xu hướng vận động chính của nền kinh tế thế giới:
Nền kinh tế thế giới ngày nay đang chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau, cả
nhân tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị cũng như các nhân tố tự nhiên. Từ những năm 80 của
thế kỷ XX, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã chịu sự tác động của một loạt xu hướng

mới trong đó nổi bật lên là 3 xu hướng chính sau:
Xu hướng phát triển mang tính bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ.
Các cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ có đặc điểm nổi bật là tập trung vào dây
chuyền cơng nghệ, quy trình sản xuất, thời gian đưa ra một phát minh, sáng chế rất nhanh,
phạm vi áp dụng của sáng chế rất rộng, lan tỏa vào khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế,
chính trị văn hóa… do đó, tác động của xu hướng này làm thay đổi cơ cấu cách ngành sản xuất
sâu sắc và mạnh mẽ hơn, thể hiện ở một số hướng sau:
+Các ngành công nghiệp “cổ điển” giảm dần tỷ trọng và vai trị. Các ngành có hàm
lượng khoa học- công nghệ cao tăng nhanh, đặc biệt là các ngành dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản
xuất.
+Cơ cấu nền kinh tế trở nên “mềm hóa”, khu vực kinh tế phi hình thức được mở rộng,
nền “kinh tế tượng trưng” có quy mô lớn hơn nền “kinh tế thực” nhiều lần.
+Cơ cấu lao động theo ngành nghề có sự thay đổi sâu sắc, xuất hiện nhiều nghề mới với
sự đan kết của nhiều lĩnh vực khoa học- cơng nghệ.
Xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới.
5


Thể chế kinh tế thế giới chuyển biến theo hướng thị trường hóa nền kinh tế của từng
quốc gia, quốc tế hóa thể chế kinh tế thị trường; theo hướng nhất thể hóa và tập đồn kinh tế
khu vực (thành lập và phát triển các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết kinh tế khu vực dưới
dạng khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, khu vực đầu tư tự do, liên minh kinh tế,...).
Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập, tách biệt sang hịa bình, hợp tác để
tạo ra sự ổn định cho phát triển với sự ưu tiên cho các nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế kéo theo sự gia tăng của thương mại quốc tế nhanh hơn, cao
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng làn sóng gia nhập các cơng ty xun quốc gia. Tuy
nhiên, q trình tồn cầu hóa diễn ra một mặt đưa tới cơ hội mới cho sự phát triển, một mặt đặt
các quốc gia đối mặt với các vấn đề toàn cầu. Mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ, trách nhiệm và
quyền hạn, nhiệm vụ và quyền lợi, lợi ích trong việc cùng tham gia giải quyết các vấn đề
chung. Đồng thời xu thế này buộc mỗi quốc gia phải cân nhắc, lựa chọn và tham gia các liên

kết với các cấp độ khác nhau.
Tuy nhiên tồn cầu hóa cũng đưa đến những thách thức ở nhiều góc độ cũng như gia
tăng rủi ro kinh tế (khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực, sự sụt giảm của thương mại toàn
cầu,...) cũng như gây nên mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị và xã hội. Những quốc qua có
tiềm lực lớn, có điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh quốc tế sẽ tìm cách khai thác q trình
tồn cầu hóa và cài đặt các lợi ích của họ. Các quốc gia phát triển chậm hơn không thể bị động
theo sau, cũng không thể tham gia vào q trình tồn cầu hóa một cách bị động, “nóng vội” và
chủ quan, lại khơng được “chần chừ”, do dự. Do đó, họ phải chuyển từ đối đầu sang đàm thoại,
tách biệt sang hịa bình, hợp tác để cùng phát triển.
Ba xu thế này giữ vai trò chủ yếu trong việc định hướng sự phát triển của nền kinh tế thế
giới nói chung, sự phát triển kinh tế của từng quốc gia nói riêng. Nó giữ vai trị chủ yếu vì
chúng phản ánh động lực của sự phát triển (xu thế thứ nhất), trạng thái của sự phát triển ( xu thế
thứ 2) và phương thức của sự phát triển ( xu thế thứ 3).
Xu thế phát triển mới buộc các doanh nghiệp Việt Nam luôn luôn đổi mới, trú trọng
nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ. Số doanh nghiệp mới dựa vào sáng chế, công nghệ
mới, nhất là doanh nghiệp khoa học và công nghệ tăng lên nhanh. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa
thực sự có những cuộc cách mạng công nghệ đem lại sự phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó, khi
thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì các quốc gia chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ
biệt lập, tách biệt sang hịa bình, hợp tác để tạo ra sự ổn định cho phát triển với sự ưu tiên cho
các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Xu thế này chính là phương thức của sự phát triển. Tuy
nhiên với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa và
6


quốc tế hóa đóng vai trị quan trọng làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp khoảng
cách khơng gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của nền kinh
tế.Đồng thời cũng mang lại nhiều đặc điểm nổi bật chưa từng xuất hiện trong lịch sử. Do đó,
sau đây bài luận này sẽ đi sâu vào phân tích sự tác động của xu hướng tồn cầu hóa, khu vực
hóa và quốc tế hóa lên chính sách đối ngoại (ngoại giao và kinh tế) của Việt Nam. [2]


2. Xu hướng toàn cầu hóa khu vực hóa, quốc tế hóa:
2.1. Khái quát xu hướng:
Tồn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế
thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay
các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mơ tồn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế,
tồn cầu hố hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa
thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các
dịng chảy tư bản ở quy mơ tồn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, cơng nghệ,
thơng tin, văn hóa. Xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn
ra với tốc độ cao, với quy mô ngày càng lớn, với phạm vi ngày càng rộng, đang tác động mạnh
mẽ vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia, khu vực và thế giới nói chung.
Xu thế tồn cầu hóa kinh tế thế giới gia tăng với biểu hiện mới về vai trò ngày càng lớn
của Tài chính – Tiền tệ; sự gia tăng của thương mại quốc tế nhanh hơn, cao hơn tốc độ tăng
trưởng kinh tế; việc gia tăng làn sóng sáp nhập các công ty xuyên quốc gia; nền văn minh nhân
loại chuyển mạnh và nhanh sang nền văn minh thứ ba là nền kinh tế tri thức, trong đó con
người và tri thức đóng vai trị quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Công nghệ thông tin
phát triển làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất và đời sống , đưa đến sự tác động ngày càng
lớn của kinh tế chính trị và xã hội.
2.2. Quá trình phát triển trở thành xu hướng:
Tồn cầu hóa khơng phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ở thế kỷ XV và
diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX. Trong thời đại hiện nay, tồn cầu hóa mang một nội
dung với những nét đặc thù mới. Một số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là tồn cầu hóa tư
bản chủ nghĩa. Bởi lẽ, q trình đó đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản, đặc
biệt là các nước tư bản lớn.
Về phương diện kinh tế, trước hết, tồn cầu hố tạo ra một sự thay đổi căn bản trong
hoạt động kinh tế của con người, làm thay đổi tính chất và vị trí của thị trường. Nếu như trước
7


đây, thị trường mang tính quốc gia thì hiện nay, thị trường đã mang tính quốc tế. Do q trình

tồn cầu hố, các quốc gia nhanh chóng bị cuốn hút và trở thành một bộ phận phụ thuộc của
nền kinh tế thế giới hoặc quốc tế. Ngồi tính tồn cầu của thị trường hàng hố và dịch vụ, tài
chính và tiền tệ cũng mang tính chất tồn cầu. Một yếu tố khác khơng kém quan trọng làm cho
thị trường có tính tồn cầu là cơng nghệ điện tử mới của thơng tin và viễn thơng. Chính cơng
nghệ mới đó khơng chỉ mang tính kinh tế, mà cịn mang tính chính trị và xã hội sâu sắc.
Về mặt xã hội, những nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đã và đang mang lại những thay
đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc. Sự
phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế,...đang là những vấn đề làm
đau đầu các quốc gia dân tộc.
Về mặt chính trị, người ta thường nhắc tới những thách thức nghiêm trọng của tồn cầu
hố đối với chủ quyền quốc gia. Điều đó được lý giải bằng sự tác động của kinh tế đối với
chính trị. Sự hội nhập về kinh tế tăng lên sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị. Trong bối cảnh
tồn cầu hố hiện nay, người ta thường nói về sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc
hơn là đề cập đến sự độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó. Có thể nói, khơng có và khơng thể
có một quốc gia đứng độc lập hồn tồn tách biệt với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu
hố. Do đó, những hiệp định thương mại đa phương được thể chế hoá trong WTO tất yếu hạn
chế khả năng hành động một cách đơn phương của các chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích cục
bộ của họ.
Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới phát triển trên cơ sở xuất hiện ngày càng
nhiều những vấn đề kinh tế tồn cầu, địi hỏi phải có sự phối hợp chung để giải quyết các vấn
đề đó.
Những vấn đề cấp bách đặt ra là:
Vấn đề chiến tranh và hồ bình: Chính sách đối đầu buộc các quốc gia phải tăng cường
chi phí quốc phịng rất lớn và tác động rất xấu đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là
các quốc gia đang phát triển. Do đó, cuộc đấu tranh cho hồ bình chống chiến tranh, cắt giảm
vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của cả nhân loại, của mọi quốc gia và các phong trào tiến
bộ.
Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái: Đây là vấn đề đang được đặt ra như một vấn đề
tồn cầu nghiêm trọng. Sự phát triển của cơng nghiệp hố, đơ thị hố cùng với sự gia tăng dân
số qúa nhanh ở nhiều quốc gia làm cho chất thải độc hại ngày càng lớn. Trái Đất đang và sẽ bị

ô nhiễm nặng.
8


Hệ thống tín dụng quốc tế: Hệ thống tín dụng quốc tế có liên quan đến mọi quốc gia,
được tất cả các nước quan tâm. Nền kinh tế thế giới đang bị đe doạ đẩy tới bờ vực thẳm của
những cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều con nợ, nhất là các
nước đang phát triển khơng có khả năng trả nợ, nếu các nước này đang phá sản thì mọi quốc
gia khác cũng chịu những tổn thất nặng nề và không thể lường trước được.
Vấn đề thương mại quốc tế cũng ngày càng trở nên gay gắt vì các quốc gia, kể cả các
nước đang phát triển ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới, và tổ chức thương
mại thế giới WTO đã ra đời vào ngày 1.1.1995 để giải quyết những xu hướng tự do hố thương
mại
Những vấn đề tồn cầu nghiêm trọng khác như vấn đề dân số, lương thực, khai thác đại
dương ngày càng được đặt ra và thừa nhận là cấp bách, song về cơ bản chúng chưa được giải
quyết và biểu hiện ngày càng nghiêm trọng.
3. Ảnh hưởng tổng quát đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có nền kinh tế Việt Nam:
3.1. Đối với thế giới:
a, Tích cực :
Tồn cầu hóa góp phần thúc đẩy, phát triển các ngành kinh tế cũng như kinh tế – xã hội
của mỗi quốc gia và toàn thế giới thơng qua q trình mở rộng thị trường, bn bán, giảm bớt
sức ép về thuế.
Gia tăng các nhân tố sản xuất như vốn (cả vốn cố định, vốn con người) và KHKT được
khuyến khích qua việc tự do hóa lưu thông vốn, chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống
thơng tin liên lạc tồn cầu hiệu quả, hạ chi phí về giao dịch quốc tế và chi phí sản xuất.
Thông qua sự gia tăng đầu tư vốn và công nghệ thông tin, các quốc gia nhận đầu tư sẽ có
điều kiện để học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý, phát triển kinh tế, KHKT, tạo việc làm, nâng
cao nhận thức và mức sống của dân cư.
Trong quá trình tham gia tồn cầu hóa giúp các nước cải thiện, nâng cao chất lượng kết
cấu hạ tầng, chất lượng môi trường, cải thiện được mức lương của người lao động, hoàn thiện

về luật pháp, chống tham nhũng, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp, hiệu quả hơn.
Kết quả là tất cả các nước tham gia vào quá trình tồn cầu hóa đều có sự tăng trưởng
kinh tế cao hơn, các điều kiện bảo đảm cuộc sống tốt hơn, các nguồn lực cho phát triển kinh tế
– xã hội được cải thiện. Tồn cầu hóa mang lợi cho tất cả các nước, cho những người, những
công ty tham gia ở mức độ khác nhau.
9


b, Tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tích cực, những lợi ích tồn cầu hóa cũng có một số biểu hiện
tiêu cực cần được hạn chế
Tồn cầu hóa làm mai một, xói mịn bản sắc giá trị truyền thống văn hóa địa phương.
Thơng qua WTO các nước phát triển khơng sẵn lịng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của các
nước đang phát triển, với các điều kiện cao về lao động, vệ sinh môi trường đã làm rào cản đối
với các nước đang phát triển tham gia vào quá trình tồn cầu hóa.
Các nước đang phát triển để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa thường khai thác xuất
khẩu các tài nguyên khoáng sản sơ chế, giá các mặt hàng này ngày càng cao, càng xuất khẩu
nhiều các nước đang phát triển càng thiệt thịi về lợi ích kinh tế. Các hàng hóa xuất khẩu của
các nước đang phát triển thường có hàm lượng cơng nghệ thấp, giá thành rẻ và thường phải
nhập thiết bị công nghệ giá cao nên dẫn đến thâm hụt ngoại thương cao.
Trong q trình đón nhận vốn viện trợ, đầu tư hợp tác, các nước đang phát triển do thiếu
kinh nghiệm tổ chức quản lý, hệ thống luật pháp chưa hồn thiện và khơng quản lý được tham
nhũng, các dự án đầu tư kém hiệu quả dẫn đến nợ nước ngoài càng gia tăng. Thực tế các nước
giàu được hưởng lợi từ tồn cầu hóa nhiều hơn các nước đang phát triển, vì các nước phát triển
chiếm gần 80% giá trị thương mại xuất khẩu và hơn 70% vốn đầu tư FDI trên toàn cầu.

3.2. Đối với Việt Nam
Việt Nam bắt đầu tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới từ
năm 1986. Nhờ chủ trương đổi mới, mở cửa, Việt Nam đã thu được những thành tựu hết sức to
lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói
đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt
Nam chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hiện đại hóa, tiến hành cơng nghiệp hố, hiện
đại hố rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong môi trường hội nhập và cạnh tranh
quốc tế. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu.
Cùng với thách thức về kinh tế, toàn cầu hóa đang đặt ra cho nước ta những thách thức
lớn về mặt xã hội.

10


Nạn thất nghiệp và thiếu việc làm. Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở
nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh
giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Chính sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất,
nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều cơ sở sản xuất phải tiến hành tinh giản biên chế.Tình
trạng đó làm tăng thêm đội ngũ những người khơng có việc làm hoặc có việc làm không đầy
đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị cịn ở mức khá
cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn cịn rất nghiêm trọng.
Trong những năm tới, q trình hội nhập sẽ địi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao
hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt cơng
nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp khơng những khơng giảm mà cịn có nguy cơ tăng cao.
Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự
phân hoá giàu nghèo. Sự phân hóa giàu nghèo là kết quả tất yếu của cơ chế thị trường. Trong
nền kinh tế thị trường, người nào lao động giỏi, biết tính tốn, nhạy bén thì giàu lên một cách
chính đáng; trái lại, người nào lười lao động, khơng có vốn, khơng biết làm ăn thì nghèo đi.
Nhưng ở Việt Nam, trong những năm qua, ngoài số người giàu có một cách hợp pháp, cịn có
khơng ít những kẻ giàu lên nhờ những hành vi tham nhũng, buôn gian bán lận, làm ăn theo kiểu
chụp giật trong giai đoạn tranh tối, tranh sáng của cơ chế thị trường. Điều đáng lo ngại là, số
người giàu lên theo kiểu này khơng ít. Vì thế khơng phải ngẫu nhiên mà tham nhũng đã được
xem như là quốc nạn ở Việt Nam. Nếu như cách làm giàu hợp pháp là rất đáng khuyến khích

thì cách làm giàu bất hợp pháp cần phải nhanh chóng được loại bỏ. Bởi lẽ, hành vi đó khơng
những bịn rút tiền của, làm suy yếu nền kinh tế, mà còn làm đảo lộn các giá trị xã hội. [3]
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế quốc tế, các hoạt động
tội phạm có yếu tố nước ngồi cũng phát triển mạnh mẽ. Đó là hiện tượng người nước ngồi
phạm tội ở Việt Nam và người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài. Một số loại tội phạm nguy
hiểm trước đây chưa từng thấy ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện, như tội buôn bán phụ nữ và trẻ
em qua biên giới Trung Quốc và Campuchia, tội vận chuyển và bn bán chất ma t từ nước
ngồi vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước khác, tội rửa tiền, bắt cóc con tin. Do mở rộng
giao lưu, việc xuất nhập cảnh vào Việt Nam thuận lợi hơn trước nên nhiều tên tội phạm gây án
ở nước ngoài rồi tìm cách chạy vào Việt Nam để ẩn náu, thậm chí nhiều tên cịn tiếp tục gây án
tại Việt Nam. Trái lại, một số tên tội phạm đã gây ra những vụ án nghiêm trọng ở Việt Nam rồi
tìm cách chạy trốn ra nước ngồi hịng lẩn tránh sự trừng trị của pháp luật Việt Nam. Trong
những năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phát hiện được hàng trăm vụ phạm tội
do người nước ngoài từ hơn 20 quốc tịch khác nhau gây ra ở Việt Nam và hàng chục người Việt
Nam gây án ở nước ngoài được xử lý và dẫn độ về Việt Nam.
11


Ngoài thách thức về kinh tế và xã hội, Việt Nam cịn phải đối mặt với thách thức khơng
nhỏ về văn hóa. Khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo chung của các nước đang
phát triển.
Đảng và nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với
phương châm “ Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng
thế giới phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”. Với phương châm đó Đảng và Nhà nước
ta khơng ngừng thay đổi chính sách để có thể phù hợp, hội nhập trên thế giới.

4. Tác động đến chính sách ngoại giao
4.1. Khái niệm:
Chính sách ngoại giao là bao gồm các chiến lược do nhà nước lựa chọn để bảo vệ lợi ích

của quốc gia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trường quan hệ quốc tế. Các phương
pháp được sử dụng một cách chiến lược để tương tác với các quốc gia khác.
4.2. Các hoạt động của chính sách đối ngoại:
Từ 1991 đến nay, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam diễn ra cùng lúc
trên 4 mặt trận
Một là, tạo dựng và củng cố mơi trường hịa bình, ổn định cho cơng cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi góp phần vào công cuộc phát
triển đất nước, mở rộng hợp tác kinh tế.
Ba là, nâng cao vị thế nước nhà trên trường quốc tế.
Bốn là, chủ động tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

4.3. Xu hướng tồn cầu hóa tác động đến chính sách đối ngoại:
a, Tích cực
Tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy việc tham gia vào phân cơng lao
động quốc tế, tranh thủ được lợi ích của việc phân bổ nguồn tài lực hợp lý trên bình diện quốc
tế từ đó phát huy cao độ nhân tố sản xuất hữu dụng của từng quốc gia.Tự do hóa luân chuyển
12


hàng hóa dịch vụ và vốn với việc hạ thấp hàng rào thuế quan, đơn giản hóa trong khâu thủ tục ,
cắt giảm kiểm sốt hành chính sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, đầu tư, tăng lượng , giảm thất
nghiệp, và tăng thêm lợi ích cho người tiêu dùng.Tồn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới,
tăng nhanh vòng quay vốn và tạo điều kiện để đa dạng hóa các loại hình đầu tư nhờ đó vừa
nâng cao hiệu quả vừa hạn chế rủi ro đầu tư.Tồn cầu hóa thúc đẩy q trình chuyển giao cơng
nghệ,chuyển giao vốn kỹ năng quản lý, qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nước phát triển
đồng thời giúp các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội phát triển.
Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá.Lần đầu tiên trong
lịch sử, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Uỷ viên Thường

trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; tất cả các nước lớn đều coi trọng vai trị của Việt Nam ở
Đơng Nam Á. Đã ký Hiệp định khung về hợp tác với EU (năm 1995); năm 1999 ký thoả thuận
với Trung Quốc khung khổ quan hệ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai”; tháng 5-2008 thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt
Nam – Trung Quốc; ngày 13-7-2001, ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam –
Hoa Kỳ; tuyên bố về quan hệ đối tác tin cậy và ổn định lâu dài với Nhật bản (năm 2002). Việt
Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới.
Tháng 10-2007, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm uỷ viên không thường trực
Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009.
Tham gia các tổ chức quốc tế.Năm 1993, Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức
tài chính tiền tệ quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thê giới (WB), Ngân hàng
phát triển châu Á (ADB); sau khi gia nhập ASEAN (tháng 7-1995) Việt Nam đã tham gia Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tháng 3-1996, tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu
(ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; tháng 11-1998, gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); ngày 11-1-2007, Việt Nam được kết nạp là thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiêp thu khoa học công nghệ và kỹ năng
quản lý. Về mở rộng thị trường: Nước ta đã tạo dựng được quan hệ kinh tế thương mại với trên
180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 74 nước áp dụng qui chế tối huệ quốc; thiết lập và
ký kết hiệp định thương mại hai chiều với gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Nếu năm 1986 kim
ngạch xuất khẩu chỉ đạt 789 triệu USD, đến năm 2007 đạt 48 tỷ USD; năm 2008 đạt khoảng
62,9 tỷ USD.Việt Nam đã thủ hút được khối lượng lớn đầu tư nước ngoài. Năm 2007, thu hút
đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt 20,3 tỷ USD; năm 2008 đạt khoảng 65 tỷ USD.Hội nhập
kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội để nước ta tiếp cận những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ trên thế giới. Nhiều công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến được sử
dụng đã tạo nên bước phát triển mới trong các ngành sản xuất. Đồng thời, thông qua các dự án
13


liên doanh hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kinh

nghiệm quản lý sản xuất hiện đại.
Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh
tranh. Trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý,
nâng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại và phát
triển. Tư duy làm ăn mới, láy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo và đội ngũ các doanh
nghiệp mới năng động, sáng tạo, có kiến thức quản lý đang hình thành. Những kết quả trên đây
có ý nghĩa rất quan trọng: đã tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài kết hợp với các nguồn lực
trong nước hình thành sức mạnh tổng hợp, góp phần đưa đến những thành tựu to lớn. Góp phần
giữ vững và củng cố độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia
và bản sắc văn hoá dân tộc; nâng cao vị thế và phát huy vai trò nước ta trên trường quốc tế.
b, Tiêu cực
Tồn cầu hóa với những định chế như WTO đã hạn chế năng lực điều hành của nhà
nước, khơng chỉ trong quan hệ với bên ngồi mà cịn ở các chính sách trong nước. Hầu hết các
đạo luật chúng ta thông qua trong những năm gần đây là nhằm sửa đổi cách điều hành đất nước
phù hợp với thông lệ quốc tế - tức là theo khn mẫu chung, khơng được quyền có ngoại lệ.
Bản báo cáo của Ban công tác WTO về việc Việt Nam gia nhập WTO liệt kê rất rõ, rất chi tiết
các cam kết của Việt Nam mà nhìn ở một góc độ nào đó, là sự thu hẹp việc can thiệp của nhà
nước vào hoạt động kinh doanh. Ví dụ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, Việt
Nam bắt đầu yêu cầu doanh nghiệp phải bán doanh thu bằng ngoại tệ cho nhà nước từ năm
1998 nhưng sau đó phải hạ dần tỉ lệ này xuống, cịn 50% năm 1999, 40% năm 2001, 30% năm
2002 và còn 0% kể từ năm 2003. Trong đàm phán, đã có nước nhắc lại chuyện này và yêu cầu
Việt Nam cam kết không làm trái với các qui định của WTO và IMF. Các nhà đàm phán các
nước, xuất phát từ lợi ích của dòng chảy tài chính tự do của các công ty đã thu hẹp khả năng
chống đỡ của nhà nước, mà nó từng phát huy tác dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu
Á. Thậm chí, có những cam kết mà để thực hiện phải sửa đổi nhiều luật lệ. Hiện tượng thu hẹp
vai trò nhà nước trong điều hành kinh tế không chỉ xảy ra ở những nước chuyển đổi như Việt
Nam mà còn ở các nước phát triển.
c, Đánh giá:
Quan tâm đến phát triển kinh tế luôn là một hướng đi đúng đắn của mỗi quốc gia. Có thể
thấy, sau Đổi mới, Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối

ngoại. Có thể thấy được rõ ràng, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và sau Đổi mới mạnh mẽ và
tích cực hơn thời kỳ trước Đổi Sau năm 1986. Toàn cầu hóa với những áp lực của nó sẽ thúc
đẩy các quốc gia tăng cường, củng cố hơn nữa vai trị, vị trí của mình để chống chọi lại với sự
14


cạnh tranh khốc liệt trên các phương diện đời sống chính trị, kinh tế xã hội. Chính vì thế chính
phủ đã có những thay đổi kịp thời trong đường lối chính sách cho phù hợp cụ thể : tiến hành
đàm phán, ký kết các điều ước, các hiệp ước quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương
với các quốc gia khác để hình thành nên hành lang pháp lý, những cách xử sự chung cho các
quốc gia trong hoạt động kinh tế. Để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đàm phán, ký kết rất
nhiều hiệp định như. Có thể thấy tồn cầu hóa đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới những chính sách
kinh tế đối ngoại của Việt Nam nhưng có thể thấy được các chính sách hồn tồn chủ động
trong việc phát triển kinh tế và hội nhập, tránh dẫn đến tình trạng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tồn
cầu hóa gây nên các tác động xấu đến nền kinh tế nước nhà.

5. Tác động đến chính sách kinh tế
5.1 Khái niệm:
Chính sách kinh tế là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định của
chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế nhằm đạt được mục đích hướng tới. Chính sách kinh tế
thường bị chi phối từ các chính Đảng, nhóm lợi ích có quyền lực trong nước, các cơ quan quốc
tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới hay tổ chức thương mại thế giới [9].
Trong các quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất và có
vai trị như một chiếc cầu nối liên kết hoạt động kinh tế của các quốc gia, biến nền kinh tế thế
giới thành một guồng máy hoạt động có hiệu quả hơn. Kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế
khác cuối cùng đều được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế.Có thể nói thương mại
quốc tế có vai trị khơng nhỏ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế các quốc gia
trên thế giới.
Đầu tư quốc tế phát triển sau thương mại quốc tế nhưng ngày nay giữ một vị trí quan
trọng khơng kém. Đầu tư quốc tế giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế - xã hội trong

nước, giúp các nước chậm và đang phát triển có nguồn vốn đầu tư để đẩy mạnh tốc độ phát
triển nền kinh tế
5.2. Thương mại quốc tế
5.2.1 Khái niệm
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng
hóa vơ hình) giữa các quốc gia, tn theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích
cho các bên.
5.2.2 Chính sách quốc tế điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế
15


Sau khi khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như:IMF, WB, ADB, từ
ngày 28/7/1995, Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), từ ngày 1/1/1995 đã bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên theo chương trình CEPT
để thực hiện AFTA… Tháng 12/1994 Việt Nam gửi đơn xin gia nhập tổ chức Thương mại quốc
tế (WTO) và đã gửi tới “Bị vọng lục” giới thiệu chính sách thương mại Việt Nam.Tháng
3/1996, Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên sang lập diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM)
và đặc biệt vào ngày 14/11/1998 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á-Thái bình Dương (APEC).
Trong thời gian qua Việt Nam đã thực sự tham gia vào vòng quay của xu hướng quốc tế
hóa, điều này đã tác động tới chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.
• Giai đoạn trước năm 2000: Việt Nam thực hiện cơng nghiệp hố khơng rõ ràng nhưng
có xu hướng thay thế nhập khẩu và cởi bỏ dần các hạn chế xuất khẩu, thực hiện hồn thiện các
chính sách tài chính, thuế như mở cửa sàn giao dịch ngoại hối vào năm 1991, ban hành thuế
xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh thu, thuế lợi nhuận vào năm 1990.Chính sách
xuất nhập khẩu và các quy định về thương mại được thông thống hơn theo đó các doanh
nghiệp tư nhân được trực tiếp tham gia vào thương mại quốc tế vào năm 1991 và thành lập các
khu chế xuất. Tuy nhiên, một số hàng hoá vẫn bị giới hạn xuất khẩu ở một số ít cơng ty và các
tổng cơng ty xuất khẩu vẫn phải đăng ký nhóm hàng hố xuất khẩu với cơ quan quản lý nhà
nước.

Tính đến năm 2000, các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế ở Việt Nam vẫn
chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Chính sách thương mại quốctế của Việt Nam có xu
hướng thay thế nhập khẩu. Đặc điểm nổi bật trong việc hồn thiện chính sách TMQT của Việt
Nam ở giai đoạn này là khơng có một lịch trình giảm thuế cụ thể. Việt Nam vừa muốn thực
hiện cơng nghiệp hố thay thế nhập khẩu vừa muốn hướng vào xuất khẩu. Xu hướng hướng
vào xuất khẩu được ưu tiên hơn thể hiện ở việc thơng thống hơn thủ tục xuất khẩu và thủ tục
nhập khẩu như bãi bỏ hầu hết các giấy phép nhập khẩu chuyếnvào năm 1995, dỡ bỏ quyền
kiểm soát bn bán gạo vào năm 1997, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có
doanh nghiệp FDI. Kể từ năm 1998,các doanh nghiệp FDI được xuất khẩu những hàng hố
khơng có trong giấy phépđầu tư. Các lệnh cấm nhập khẩu tạm thời hàng tiêu dùng hay cấm
nhập khẩu đường vào năm 1997 trong chính sách TMQT của Việt Nam khơng hồn tồn nhằm
bảo hộ thị trường nội địa.
• Giai đoạn 2001- 2006: Việt Nam có xu hướng hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, dường
như mục tiêu và phương pháp cơng nghiệp hố chưa được thống nhất giữa các cấp, các ngành
dẫn đến tình trạng đi theo chứ chưa chủ động hội nhập.
16


Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khá chậm vào những năm 2001 - 2002,
đã vươn lên đạt mức trên 20%/năm từ 2003 tới nay. Kết quả là kim ngạch XK hàng hóa đã tăng
gấp 2,64 lần trong thời gian 5 năm, từ 15 tỉ USD năm 2001 lên 39,6 tỉ USD năm 2006. Tốc độ
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá hàng năm thời kỳ 2000-2006 là 19,3%, được xếp
vào mức cao nhất khu vực, chỉ sau Trung Quốc. Nhìn chung, nền kinh tế quốc dân đã được
định vị theo hướng xuất khẩu và độ mở cửa là tương đối rộng.
Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN,
Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, Kim ngạch xuất khẩu vào tất cả
các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật
tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị
trường Mỹ. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là
1065,3 triệu USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm

2001. Kết quả này có được là nhờ Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ kí kết vào năm 2000 và có
hiệu lực vào cuối năm 2001.
• Giai đoạn 2007 đến nay: Khi gia nhập WTO năm 2007, quy mô kinh tế của đất nước
còn khá khiêm tốn, Việt Nam nằm trong nhóm nước thu nhập thấp; năm 2016 khi tham gia
AEC và các FTA mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình (thấp), là một
trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng đứng
hàng đầu thế giới, là nước thu hút FDI ổn định nhất trong ASEAN.
Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ. Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch
xuất, nhập khẩu, mở rộng thị trường, đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất, nhập khẩu. Việt
Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập
khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lần GDP. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã
chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là xuất siêu.
Theo Báo cáo "Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia
Hiệp định đối tác tồn diện, tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP)” của Bộ Công Thương,
2011-2018 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, trong đó,
tăng trưởng xuất khẩu đã vượt mục tiêu đề ra với mức tăng trong 8 năm gấp 2,51 lần, từ 96,91
tỷ USD năm 2011 lên 243,48 tỷ USD năm 2018. Xét về quy mô thị trường xuất khẩu, nếu năm
2011 chỉ có 24 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó có 3 thị trường trên
10 tỷ USD) thì đến năm 2018, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong
đó, 4 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 7 thị trường trên 5 tỷ USD). Nhờ đó, Việt Nam
đã nhanh chóng cải thiện vị thế để chiếm thứ hạng cao trên bản đồ xuất nhập khẩu thế giới. Nếu
như năm 2007, Việt Nam đứng thứ hạng 50 thì đến 2017, đã vươn lên vị trí thứ 27 về xuất
khẩu.
Trong giai đoạn 2011-2018, hàng hóa Việt Nam tiếp tục khai thác nhập khẩu vào các thị
trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Tính đến nay,
17


hàng hóa của Việt Nam đã có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, thị trường

châu Á ln duy trì tỷ trọng khoảng từ 51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam;
thị trường châu Mỹ và khu vực thị trường châu Âu duy trì trong khoảng 20-23%, châu Phi và
châu Đại Dương thấp hơn so với 3 khu vực còn lại, tổng cộng hai khu vực này đạt khoảng 4%.
Xuất khẩu năm 2018 đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2017. Năm 2018 là
năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam có xuất siêu và đạt gần 6,8 tỷ USD, gần gấp 3 lần so với thặng dư
năm 2017 (2,11 tỷ USD). Với việc duy trì xuất siêu trong năm 2018, Việt Nam đã đạt xuất siêu
trong 6 năm kể từ 2012 - 2018 và chỉ duy nhất năm 2015 có cán cân thương mại thâm hụt. Kết
quả này đã góp phần làm tích cực cán cân thanh tốn và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác
của nền kinh tế.
Trong bối cảnh cịn nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của nền kinh tế toàn
cầu, năm 2019, hoạt động xuất khẩu tiếp tục khởi sắc. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy,
11 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 241,42 tỷ USD, tăng 7,8% so
với cùng kỳ năm 2018 (dù vẫn thấp hơn mức tăng 22,1% của 11 tháng năm 2017 và 14,6% của
11 tháng năm 2018). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 74,72 tỷ USD, tăng 18,1%,
chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 55,6 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp
đến là thị trường EU đạt 38 tỷ USD, giảm 2,3%; Trung Quốc đạt 37,4 tỷ USD, giảm 0,6%; thị
trường ASEAN đạt 23,4 tỷ USD, tăng 2,4%; Nhật Bản đạt 18,6 tỷ USD, tăng 7,6%; Hàn Quốc
đạt 18,4 tỷ USD, tăng 10,1%.

18


Biểu đồ 1: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn
năm 2011-2019[4]

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Đáng chú ý, hàng hóa Việt Nam tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở

rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các Hiệp định thương mại
tự do (FTA) đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, ký kết. Việc không ngừng cải cách thủ
tục hành chính, tạo hành lang thơng thống cho doanh nghiệp (DN) hoạt động đã và đang là
động lực rất lớn phát triển các DN xuất khẩu trong nước, cũng như thu hút mở rộng đầu tư và
xuất khẩu sản phẩm của các DN. Cùng với tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao, 11 tháng đầu năm
2019, cả nước đã xuất siêu 9,11 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (7,58 tỷ USD).
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 4 năm 2020, tổng trị giá xuất nhập
khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 40,1 tỷ USD, giảm 13,4% so với tháng trước; trong đó
tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm 18,4% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 20,4
tỷ USD, giảm 7,9%. So với cùng kỳ năm 2019, trị giá xuất khẩu của cả nước giảm 3,5% và trị
giá nhập khẩu giảm 2,4%.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 82,94 tỷ USD, tăng 4,7% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 26,45 tỷ USD, tăng 12,1%; khu
vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 56,49 tỷ USD, tăng 1,5%. Về thị trường hàng
hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm
với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc

19


đạt 13,1 tỷ USD, thị trường EU đạt 10,7 tỷ USD, ASEAN đạt 8,2 tỷ USD, Nhật Bản 6,7 tỷ
USD.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 79,89 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ
năm trước. Mặt hàng có trị giá nhập khẩu cao như : điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại;
vải; sắt thép; chất dẻo;... Trong 4 tháng qua, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của
Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 22,7 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp
theo là thị trường Hàn Quốc15,5 tỷ USD; ASEAN 9,9 tỷ USD; Nhật Bản 6,4 tỷ USD, tăng
10,9%; Hoa Kỳ đạt 4,7 tỷ USD; EU đạt 4,5 tỷ USD;...
Với diến biến trên, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4/2020 ước
tính thâm hụt 700 triệu USD. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 4 tháng đầu

năm 2020 ước đạt 162,8 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Cán cân thương mại
hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 ước tính xuất siêu hơn 3 tỷ USD. [6]
Là thành viên của WTO, Việt Nam đã được hơn 70 đối tác công nhận là nền kinh tế thị
trường, nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu
cầu cao về chất lượng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ... Khơng chỉ tác động mạnh mẽ,
tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, gia nhập
WTO chính là “mở cánh cửa lớn” để Việt Nam bước vào “sân chơi” toàn cầu. Gia nhập WTO,
Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ theo các thỏa thuận đa phương
và song phương.
5.2.3 Tác động đến Thương mại quốc tế
a, Tích cực:
Một là, mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy xuất khẩu, phát huy được lợi
thế so sánh là sản xuất nông nghiệp và sản xuất những mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Việt
Nam chủ yếu tâp trung xuất khẩu những mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, những mặt
hàng thô sơ chưa qua sơ chế (dầu thô, than đá..) và sau này là những mặt hàng sử dụng nhiều
lao động như dệt may, giầy dép…
Hai là, giao lưu hàng hóa thơng thống hơn do hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị dỡ
bỏ. Hệ thống thuế được thay đổi phù hợp với các cam kết mà Việt Nam tham gia. Điều này thể
hiện ở việc biểu thuế hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với hệ thống
phân loại hàng hóa và mã số của Tổ chức Hải quan thế giới và hệ thống biểu thuế quan hài hòa.

20


Đối với thuế nhập khẩu, Việt Nam cam kết ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế
nhập khẩu với 10600 dịng thuế sẽ có mức thuế bình qn giảm khoảng 3% - từ 17,4% còn
13,4%. Mặt hàng nống nghiệp là mặt hàng chủ lực của Việt Nam cũng bị cắt giảm từ 23,5%
xuống còn 20,9% trong vong 5 năm. Với mặt hàng cơng nghiệp là từ 16,8% xuống cịn 12,6%
trong thời gian 5-7 năm.
Ba là, TMQT tác động mạnh đến tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH. GDP

bình quân đầu người tăng từ 2.109 USD (năm 2015) lên 2.587 USD (năm 2018), khoảng 7.650
USD theo sức mua tương đương. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt
Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong năm 2007, tăng trưởng GDP đạt 8,46% (mức cao
nhất trong vịng 11 năm trước đó). Tuy nhiên, 4 năm sau đó, do ảnh hưởng từ những biến động
của kinh tế thế giới, nên tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011 - 2013 giảm xuống còn 5,6%.
Đáng chú ý những năm tiếp theo, kinh tế khởi sắc hơn. Cụ thể, năm 2014 đạt 5,98%, năm 2015
đạt 6,68%; 2016 đạt 6,1%, năm 2017 GDP đạt 6,81%, năm 2018 đạt 7%, quy mô nền kinh tế
đạt khoảng 240 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 2.540 USD, mức tăng trưởng cao nhất trong
vịng 10 năm qua (2008-2018).
Bốn là, tồn cầu hóa làm cho hoạt động TMQT của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia
tăng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia
XNK. Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất
khẩu, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lần GDP. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt
Nam đã chuyển sang cân bằng XNK, thậm chí là xuất siêu kể từ khi gia nhập WTO. Việt Nam
hiện đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên của
WTO, Việt Nam đã được 71 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm dần có
chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Liên
minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ...

b, Tiêu cực:
Một là, các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam để đẩy nhanh q trình cơng
nghiệp hóa thường khai thác xuất khẩu các tài ngun khoáng sản sơ chế, giá các mặt hàng này
ngày càng cao, càng xuất khẩu nhiều các nước đang phát triển càng thiệt thịi về lợi ích kinh tế.
Các hàng hóa xuất khẩu thường có hàm lượng cơng nghệ thấp, giá thành rẻ và thường phải
nhập thiết bị công nghệ giá cao nên dẫn đến thâm hụt ngoại thương cao.

21


Hai là, thương mại quốc tế phát triển dẫn đến sự di chuyển lao động giữa các nước trở

nên rộng rãi, nhiều người sang nước ngoài làm việc với mong muốn nhận được một mức lương
cao hơn, dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong nước. Chính sự di chuyển nơi làm việc này vơ
tình du nhập lối sống và văn hố ngoại lai khơng phù hợp với thuần phong, mỹ tục của người
Việt, làm sai lệch các chuẩn mực đạo đức, văn hoá truyền thống. Hay người lao động nước
ngoài vào Việt Nam làm việc, họ mang theo văn hoá của dân tộc và đất nước họ. Cùng với
những yếu tố văn minh, hiện đại; đồng thời họ cũng mang theo lối sống, văn hố độc hại khơng
phù hợp với thuần phong, mỹ tục và bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

5.3. Đầu tư quốc tế:
Các quy định về ưu đãi thu hút FDI được cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật sau: Luật
Đầu tư 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) sửa đổi 2013, Luật Thuế xuất khẩu, nhập
khẩu 2016, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều quy định
về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ
chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn; Luật Sử dụng đất phi
nơng nghiệp 2010...
+ Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm đầu tư quốc tế. cách hiểu đơn giản nhất Đầu tư
quốc tế là quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực
hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia.
+ Thực trạng đầu tư của FDI
 Năm 2018 đánh dấu sự kiện 30 năm Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Thống kê cho thấy , giai đoạn 1988-2004,tổng vốn đăng ký ở Việt Nam đạt 57,85 tỷ
USD, vốn FDI thực hiện hiện đại 31.21 tỷ USD. Trng giai đoạn 2005-2018, vốn FDI
đăng ký đại gần 360 tỷ USD, đặc biệt năm 20018, sau khi VN tham gia Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), vốn đăng ký FDI cao với 71.7 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2007
 Tuy nhiên, từ năm 2009, sau khi khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 diễn ra, tiếp đến là
khủng hoảng nợ công châu Âu (năm 2010), FDI vào Việt Nam sụt giảm đáng kể. Cùng
với việc đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô từ năm 2012, FDI vào Việt Nam cũng
đã tăng trưởng trở lại, trong đó giai đoạn 2005-2018, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 160
tỷ USD, tăng khá so với giai đoạn 1988-2004. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005-2018,


22


vốn FDI thực hiện bình quân hàng năm là 45%, thấp hơn giai đoạn 1991-2004 với vốn
FDI thực hiện bình quân là 53,96%.
 Trong giai đoạn 2005-2017, Việt Nam đã thu hút được trên 20.000 dự án, vốn đầu tư
bình quân khoảng 7 triệu USD/dự án. Riêng năm 2018, ghi nhận những thành công nổi
bật của Việt Nam trong thu hút FDI, với tổng vốn đầu tư cấp mới, tăng thêm và cả vốn
đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần là trên 35,46 tỷ USD. Theo Cục Đầu tư nước ngoài
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) (2018), vốn đầu tư nước ngoài giải ngân đã đạt mức kỷ lục, với
19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong năm 2018 có 112 quốc gia và
vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư
là 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu
tư đăng ký 7,2 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng thứ
3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư...

Hình 5.2.a: cơ cấu vốn đầu tư tồn xã hội ( 1995-2017) và cơ cấu đóng góp GDP của các
ngành kinh tế (2005-2017) [5]
Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Hội nghị
Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển đánh giá, Việt Nam nằm trong 12 quốc gia thành
công nhất về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay, có gần 26.000 doanh
nghiệp (DN) FDI đang hoạt động ở Việt Nam, với số vốn cam kết đầu tư trên 330 tỷ USD đến
từ gần 130 quốc gia và đối tác. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Các đối tác đã cam kết viện trợ hơn 3 tỷ USD cho Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020. Việt
Nam từng bước trở thành một trong những công xưởng của thế giới về cung ứng hàng điện tử,
dệt may, da giầy, điện athoại di động...
a, Tích cực
23



Một là, góp phần bổ sung vốn đầu tư xã hội: Vốn FDI là nguồn bổ sung vốn quan trọng
trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Vốn FDI thực hiện năm 2018 đạt gần 20 tỷ USD là
con số lớn, chiếm gần 1/4 tổng vốn đầu tư tồn xã hội và góp phần 20% giá trị GDP.

Hình 5.2.b: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn FDI thực hiện giai đoạn 1991-2018

Hai là, Thúc đẩy xuất khẩu, góp phần giúp cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư
trong những năm gần đây. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI chỉ là 27% so với xuất khẩu cả
nước (năm 1995), thì đến năm 2017, tỷ trọng này đã lên đến 72,5%.
Ba là, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại. Giai đoạn đầu khi FDI tăng là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 đã làm FDI giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế
Việt Nam theo đó cũng sụt giảm rõ nét trong giai đoạn này. Khi FDI có xu hướng tăng trở lại
thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng được cải thiện, cụ thể trong giai đoạn 2000-2007, tốc độ
tăng trưởng đạt bình quân 7,625%. Năm 2008, FDI tăng mạnh, sau khi Việt Nam chính thức là
thành viên của WTO, nhưng tăng trưởng của Việt Nam lại sụt giảm. Nguyên nhân là do chính
sách kiềm chế lạm phát và suy thối kinh tế tồn cầu.
Bốn là, góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ: FDI có thể coi là kênh quan trọng để
phát triển công nghệ. Qua khu vực FDI, Việt Nam có điều kiện tiếp cận với cơng nghệ tiên tiến
24


của thế giới phát triển các ngành sử dụng công nghệ hiện đại như: Điện tử, cơ khí, cơng nghiệp
phần mềm, cơng nghệ sinh học... Đồng thời FDI cịn góp phần thúc đẩy phát triển các khu chế
xuất, khu công nghiệp với trình độ khoa học cơng nghệ tiến tiến hiện đại, tạo ra những ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Năm là, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện chất lượng nguồn nhân
lực: Theo kết quả tổng điều tra lao động việc làm năm 2017 của Tổng cục Thống kê, nếu năm
1995 cả nước mới có khoảng 330 nghìn lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI, thì năm

2007 đã tăng lên khoảng 1,5 triệu người và đến cuối năm 2017 tăng lên gần 4 triệu lao động
(chiếm 26% tổng số lao động khu vực doanh nghiệp ). Ngoài lao động trực tiếp, doanh nghiệp
FDI còn gián tiếp tạo ra rất nhiều việc làm với khoảng 5 - 6 triệu lao động.
b, Tiêu cực
Bên cạch nhưng kết quả tích cực, cũng phải nhìn lại những hạn chế, thách thức khó khăn
để có thể thấy tác động hai mặt mà FDI mang lại cho nền kinh tế Việt Nam như sau:
+ Nhiều dự án FDI tập chung ở một vài công đoạn trong cách ngành sử dụng nhiều lao
động để gia công; Đầu tư của khu vực FDI vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao cơng nghệ
nguồn cịn hạn chế.
+ Nhiều Doanh nghiệp FDI có biểu hiện lạm dụng chính sách ưu đãi, cơ chế “chuyển
giá” để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước và tình trạng kinh doanh thiếu minh
bạch, cạnh tranh khơng lành mạnh.
+ Trong q trình kinh doanh ở Việt Nam, nhiều Doanh nghiệp FDI chỉ tập trung vào
khai thác tài nguyên thiên nhiên, gây tàn phá mơi trường tự nhiên, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm
tiếng ồn, ô nhiễm bụi…
+ Liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước chưa đạt kỳ vọng, tỷ lệ “ nội địa
hóa” trong một số ngành cơng nghiệp thấp, giá trị tăng trên một đơn vị sản phẩm không cao.

Như vậy, FDI là ngoại lực quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế, nhưng nếu không
quản lý, sử dụng không hiệu quả sẽ phải đối diện với những tác động xấu ảnh hưởng đến quy
hoạch, làm mất cân đối cơ cấu đầu tư, cơ cấu vùng gây ô nhiễm môi trường và tiếp thu khoa
học- công nghệ lạc hậu.

25


×