Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: LẬP TRÌNH THỰC TẠI ẢO TÊN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU Mô phỏng đời sống văn hóa cộng đồng dân tộc Ê Đê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.79 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: LẬP TRÌNH THỰC TẠI ẢO

TÊN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mơ phỏng đời sống văn hóa cộng đồng dân tộc Ê Đê

GVHD: Ths. Vũ Minh Yến
Nhóm: 2
Sinh viên thực hiện:
Bùi Khắc Công

1141460198

Nguyễn Hương Hợp

1141460203

Vi Thị Ngọc

1141460218

Lớp: CNTT 3

Khóa: 11

Hà Nội – Năm 2019



2

Mục lục
Phần 1: Phần mở đầu...................................................................................................3
1.1 Giới thiệu về chủ đề nghiên cứu...........................................................................3
1.2 Giới thiệu công cụ................................................................................................3
Phần 2: Kết quả nghiên cứu........................................................................................5
2.1: Tìm hiểu về dân tộc Ê Đê....................................................................................5
2.1.1 Tổng quan về dân tộc Ê Đê........................................................................................................5
2.1.2 Nhà Dài của của dân tộc Ê Đê....................................................................................................6
2.1.3 Trang phục đặc trưng của người Ê Đê.....................................................................................12
2.1.3 Các hoạt động sinh hoạt, văn hóa của dân tộc Ê Đê...............................................................13

2.2: Dựng mơ hình....................................................................................................18
2.2.1 Mơ hình nhà..............................................................................................................................18
2.2.2 Mơ hình người..........................................................................................................................23

2.3: Lập trình điều khiển...........................................................................................24
2.3.1 Các chuyển động trong nhà......................................................................................................24
2.3.2 Chuyển động bên ngoài............................................................................................................30

Phần 3: Kiến thức lĩnh hội và bài học kinh nghiệm.................................................40
3.1 Kiến thức lĩnh hội...............................................................................................40
3.2 Bài học kinh nghiệm...........................................................................................40
3.3 Kết luận..............................................................................................................40


3

Phần 1: Phần mở đầu

1.1 Giới thiệu về chủ đề nghiên cứu
Người Ê Ðê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây
nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê Ðê đã phản ánh
lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân
gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê Ðê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại
những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta có giá trị đóng góp
khơng nhỏ vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.
Để truyền tải tốt nhất nhưng nét đẹp trong sinh hoạt đời sống
của người dân Ê Đê chúng ta không thể không kể đến sự hỗ trợ đắc lực
của ngôn ngữ VRML. VRML giúp chúng ta mơ phỏng lại các hình
ảnh, hoạt động của sự vật hiện tượng trong mơi trường 3D giúp người
xem có thể dễ dàng hiểu được nhưng phong tục tập quán của người Ê
Đê mà không cần tới tận nơi.
1.2 Giới thiệu công cụ
VRML (Virtual Reality Modeling Language) là ngôn ngữ mơ
hình hóa thực tại ảo, một định dạng tập tin được sử dụng trong việc mô
tả thế giới thực và các đối tượng đồ họa tương tác ba chiều, sử dụng
mơ hình phân cấp trong việc thể hiện tương tác với các đối tượng của
mơ hình, được thiết kế dùng trong môi trường Internet, Intranet và các
hệ thống máy khách cục bộ (local client) mà không phụ thuộc vào hệ
điều hành.
Các ứng dụng 3D của VRML có thể truyền đi một cách dễ
dàng trên mạng với kích thước khá nhỏ so với băng thông, phần lớn
giới hạn trong khoảng 100 - 200KB. Nếu HTML là định dạng văn bản


4

thì VRML là định dạng đối tượng 3D có thể tương tác và điều khiển
thế giới ảo.

Hiện nay, VRML có lợi thế là sự đơn giản, hỗ trợ dịch vụ
Web3D, có cấu trúc chặt chẽ, với khả năng mạnh mẽ, giúp cho việc
xây dựng các ứng dụng đồ họa ba chiều một cách nhanh chóng và chân
thực nhất.
VRML là một trong những chuẩn trao đổi đa năng cho đồ họa
ba chiều tích hợp và truyền thơng đa phương tiện, được sử dụng trong
rất nhiều lĩnh vực ứng dụng, chẳng hạn như trực quan hóa các khái
niệm khoa học và kỹ thuật, trình diễn đa phương tiện, giải trí và giáo
dục, hỗ trợ web và chia sẻ các thế giới ảo. Với mục đích xây dựng định
dạng chuẩn cho phép mơ tả thế giới thực trên máy tính và cho phép
chạy trên môi trường web, VRML đã trở thành chuẩn ISO từ năm
1997.


5

Phần 2: Kết quả nghiên cứu
2.1: Tìm hiểu về dân tộc Ê Đê
2.1.1 Tổng quan về dân tộc Ê Đê

Hình 2.1: Người dân tộc Ê Đê.

Người Ê Đê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây
nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê Đê đã phản ánh
lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân
gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê Đê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại
những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.
Ở Việt Nam, dân tộc Ê Đê đông thứ 12 trong tổng số 54 dân
tộc anh em. Ước tính có hơn 331.000 người Ê Đê cư trú tập trung chủ
yếu ở các tỉnh: Đắc Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai

tỉnh Khánh Hịa và Phú n.
Đặc điểm:
Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ. Theo chế độ
mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đàn
ông kết hôn và sinh sống tại nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản,


6

người con gái út được thừa kế nhà thờ cúng ông bà và có trách nhiệm
nuôi dưỡng cha mẹ già.
Khi một người con gái lấy chồng, ngôi nhà sẽ được tiếp tục nối dài
thêm cho gia đình mới. Nhìn vào các cửa sổ của ngơi nhà dài có thể
biết cơ gái Ê đê đã có gia đình hay chưa. Nếu cửa sổ được mở ra thì
người phụ nữ đó đã lấy chồng.
2.1.2 Nhà Dài của của dân tộc Ê Đê

Hình 2.2: Nhà Dài của người Ê Đê

Nhà Dài của người Ê Đê thuộc loại hình nhà sàn thấp, thường
dài từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người.
Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân
khác ở Tây Nguyên.
Người Ê đê khơng có nhà Rơng như các dân tộc khác ở Tây
nguyên ngôi nhà chung của buôn làng cũng là một ngôi nhà Dài truyền
thống nhưng to đẹp và hồnh tráng hơn.
Đặc điểm của nhà Dài:
Đặc điểm chính của nhà dài Ê Đê là thường rất dài vì là nơi ở
chung có khi của cả một dịng họ và thường xuyên được nối dài thêm
mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất. Vì vậy có

những huyền thoại nhà dài như tiếng chiêng ngân bởi vì đứng ở đầu


7

nhà đánh chiêng thì cuối nhà chỉ cịn nghe rất nhỏ, ra khỏi là mất ln,
khơng cịn nghe thấy gì nữa.
Nhà Dài truyền thống thường được xây dựng bằng vật liệu gỗ,
tre và nứa lợp mái tranh. Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt có sức
chịu đựng dãi dầu cùng năm tháng. Các đà ngang, địn dơng ln ln
bám ngun tắc được đẽo hồn tồn bằng tay, từ những cây gỗ nguyên
vẹn dài có thể tới trên chục mét. Nếu đếm chúng, ta có thể biết nhà đã
có thêm bao nhiêu lần được nối dài. Những lần nối dài thường là khi
trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất vì người Ê Đê theo
chế độ mẫu hệ, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và khơng có
quyền hành gì.
Đặc trưng nhận biết nhà Dài của dân tộc Ê Đê:

Hình 2.3: Phía trước nhà Dài.

Phía trước nhà Dài ln được đặt 2 cầu thang chúng không chỉ
là công cụ đi lại mà chúng còn là thể hiện đặc trưng cho nền văn hóa
mẫu hệ của dân tộc Ê Đê.


8

Hình 2.4: Cầu thang cái (thang ván).

Chiếc cầu thang cái được thiết kế theo hình một con thuyền

đang lướt sóng với ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên ngày xưa đã đi ngược
dịng sơng để về đây định cư. Số bậc trên thang thường là số lẻ 3, 5, 7
hoặc 9 vì theo quan niệm của họ là số đẹp. Trên các bậc được khắc 2
bầu vú của người phụ nữ tượng trưng cho chế độ mẫu hệ và bên trên là
vầng trăng khuyết tượng trưng cho sự chung thủy của người con gái.
Chính vì ý nghĩa của cây cầu thang này nên khi có khách chủ nhà sẽ
mời họ đi câu cầu thang cái này để tỏ lịng tơn trọng với khách quý.

Hình 2.5: Cầu thang đực


9

Cầu thang đực được làm nhỏ hơn cầu thang cái. Chúng chỉ
dùng cho người nhà đi lại khách không được đi nếu đi sẽ bị coi là
không tôn trọng và có ý xấu với chủ nhà.
Bên trong nhà được chia làm hai phần:
Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của
cả nhà dài là nơi chứa các vật dụng như bếp chủ, ghế khách, ghế chủ,
ghế dài (Kpan) có thể dài tới 20m được đẽo từ những thân cây rừng
nguyên vẹn kể cả chân, trên vách có treo cồng chiêng...

Hình 2.6: Ghế Kpan

Ghế Kpan là nơi ngồi đáng cồng chiêng và thường dành cho
khách ngồi.
Nửa cịn lại gọi là Ơk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở
của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được
coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ.
Phần về bên phải là hành lang để đi lại, về phía cuối là nơi

đặt bếp lửa... Nguyên bản trước đây bếp lửa của người Ê Đê thường
được đặt trực tiếp trên sàn, họ đóng một khung vng bằng gỗ cao
khoảng 10cm, đổ đất nện, sau đó đốt lửa trên đó cả ngày với mục đích
giữ lửa và để chống muỗi và các loại côn trùng khác.


10

Hình 2.7: Gian bếp nấu ăn của người Ê đê

Hình ảnh tổng quan xung quanh và bên trong nhà Dài của dân tộc
Ê Đê:

Hình 2.8: Mặt trước nhà


11

Hình 2.9: Mặt bên phải nhà.

Hình 2.10: Nhìn từ bên nhà trong ra ngoài


12

2.1.3 Trang phục đặc trưng của người Ê Đê

Hình 2.11: Trang phục dành cho nam của người Ê Đê

Trang phục truyền thống Nam của dân tộc Êđê bao gồm hai

yếu tố là áo và khố. Áo của người Nam có hai loại, áo dài trùm mông
và áo dài quá gối. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang
trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp và khỏe


13

Hình 2.12: Trang phục dành cho nữ của người Ê Đê
Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp
hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mơng khi mặc cho ra
ngồi váy. Váy là trang phục thường nhật. Đi cùng với áo của phụ nữ
Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm váy) quấn quanh thân.
2.1.3 Các hoạt động sinh hoạt, văn hóa của dân tộc Ê Đê
2.1.3.1 Lễ rước Kpan


14

Hình 2.13: Lễ rước Kpan.
Một trong những phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Ê
đê là Lễ rước K’pan. Lễ cúng được tiến hành với các khâu sau: Buôn
làng sẽ chọn ra những thanh niên cường tráng, cử họ đi vào rừng sâu
về hướng tây khi nào tìm được một cây thật lớn và ưng ý thì dừng lại
xin Yang (thần) cho phép được sử dụng cây. Sau đó họ dùng một chiếc
giáo cắm vào thân cây rồi trở về nhà, ba ngày sau họ quay lại nếu giáo
vẫn cịn cắm trên thân cây thì họ biết là Yang đã đồng ý cho sử dụng
cây để làm ghế K’pan
2.1.3.2 Lễ hội cồng chiêng
Vai trò của Cồng Chiêng mang một sức mạnh to lớn ảnh hưởng
mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt của các thế hệ người Ê đê. Đồng bào

Tây Nguyên coi cồng chiêng như là sức mạnh vật chất, sự giàu có của
cá nhân, gia đình, dịng họ và buôn làng.
Trong hệ thống các nhạc cụ của người dân tộc Ê đê, thì bộ
chiêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh. Trong


15

tiềm thức của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì Giàng là một vị
thần rất linh thiêng cao quý, ln phù hộ, che trở, bảo vệ cho dân làng

Hình 2.14: Lễ hội cồng chiêng.
2.1.3.3 Lễ cúng bến nước

Hình 2.15: Lễ cúng bến nước.


16

Lễ cúng bến nước là đặc trưng văn hóa Ê Đê. Từ bao thế hệ
nay, người Ê Đê ln có một truyền thống tốt đẹp là trân trọng nguồn
nước hơn cả hạt muối, hạt gạo. Họ cho rằng, những ngày trước khi
phải du canh du cư khắp nơi tìm mảnh đất an cư thì có thể nhịn đói cả
tuần nhưng khơng thể khơng có nước uống. Bởi vậy, khi tìm được một
nguồn nước trong lành thì cả bn làng phải hết lịng gìn giữ. Dù hơm
nay cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nước máy đã được dẫn về từng
buôn làng nhưng người Ê Đê vẫn lấy từ bến nước để chế rượu cần và
thờ cúng.
2.1.3.4 Lễ ăn cơm mới
Lễ ăn cơm mới tiếng Êđê “Hma Ngắt” là một nghi lễ của đồng

bào dân tộc Ê Đê Tây nguyên. Lễ ăn cơm mới được tổ chức sau mùa
thu hoạch vào dịp cuối năm âm lịch, lễ không diễn ra đồng loạt mà
tuần tự từng nhà, theo trật tự đã thỏa thuận trước.
Trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Ngun nói
chung và các dân tộc M’nơng, Mạ, Ê đê nói riêng, từ xa xưa, chiếc cối
giã gạo là vật dụng khơng thể thiếu trong các gia đình. Khơng biết
chính xác từ bao giờ, nhưng từ đời này truyền đời khác, chiếc cối giã
gạo đã gắn liền với đời sống của đồng bào. Trước đây, khi cuộc sống
còn nhiều khó khăn, hầu như gia đình nào cũng có chiếc cối giã gạo và
việc giã gạo nấu cơm cho các thành viên trong gia đình đều do người
phụ nữ đảm nhận.
Khi giã gạo, người phụ nữ thường đứng chụm hai bàn chân
khít vào nhau, khi nện chày xuống thì lưng người gập theo, khi rút
chày lên thì hít hơi lấy sức, thót bụng lại và ngực ưỡn ra trước.


17

Hình 2.16: Giã gạo


18

2.2: Dựng mơ hình
2.2.1 Mơ hình nhà

Hình 2.17: Mặt trước nhà

Hình 2.18: Mặt nhìn ngang bên phải nhà



19

Hình 2.19: Bên trong nhà dài

Hình 2.20: Cầu thang lớn

Hình 2.21: Cầu thang nhỏ


20

Hình 2.22: Ghế kpan của dân tộc ê đê

Hình 2.23: Bếp lửa


21

Hình 2.24: Cồng chiêng của dân tộc Ê đê

Hình 2.25: Bóng đèn


22

Hình 2.26: Bình nước nhỏ

Hình 2.27: Bình rượu lớn


Hình 2.28: Cây nêu của dân tộc ê đê


23

2.2.2 Mơ hình người

Hình 2.29: Người phụ nữ

Hình 2.30: Người nam


24

2.3: Lập trình điều khiển
2.3.1 Các chuyển động trong nhà
 Mở cửa trươc

Hình 3.1: Mở cửa trước
Sử dụng các khối hình hộp ghép lại thành khung. Chất liệu tre đan
được gán vào bằng ảnh. Chuyển động sử dụng CylinderSensor để mở.
Code mở cửa:

 Mở cửa sổ


25

Hình 3.2 Mở cửa sổ
Sử dụng các khối hình hộp ghép lại thành khung. Chất liệu tre đan

được gán vào bằng ảnh. Chuyển động sử dụng PlaneSensor để mở kiểu
trượt sang bên.
Code chuyển động:

 Lửa bùng cháy


×