Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÂY CẨM CHƯỚNG VÀ NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM NGỌN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 25 trang )

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÂY CẨM CHƯỚNG
VÀ NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM NGỌN


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cây hoa cẩm chướng ................................................................................ 2
Hình 2: Sâu vẽ bùa ................................................................................................ 5
Hình 3: Bệnh thối thân .......................................................................................... 7
Hình 4: Bệnh lở cổ rễ ............................................................................................ 8
Hình 5: Nhà mạ ................................................................................................... 10
Hình 6: Luống mạ ............................................................................................... 11
Hình 7: Ngọn đạt chuẩn ...................................................................................... 11
Hình 8: Cho giá thể vào vỉ .................................................................................. 12
Hình 9: Xếp vỉ lên sàn ......................................................................................... 13
Hình 10: Cấy Cây vào vỉ ..................................................................................... 13
Hình 11: Chăm sóc cây sau khi cấy .................................................................... 14
Hình 12: Vỉ cây cẩm chướng giống .................................................................... 15


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Phần 1: TỔNG QUAN ..................................................................................................2
1.1. Giới thiệu về công ty ............................................................................................2
1.2. Giới thiệu về cây hoa cẩm chướng .......................................................................2
1.3. Đặc điểm thực vật của cây cẩm chướng...............................................................2
1.3.1. Rễ ..................................................................................................................2
1.3.2. Thân ..............................................................................................................2
1.3.3. Lá ..................................................................................................................3
1.3.4. Hoa ................................................................................................................3
1.3.5 Quả và hạt ......................................................................................................3
1.3.6 Dinh dưỡng cần thiết cho cây ........................................................................3


1.4. Điều kiện sinh thái cây cẩm chướng: ...................................................................4
1.5. Các bệnh thường gặp trong sản xuất giống cây cẩm chướng và phương pháp
hạn chế.........................................................................................................................5
1.5.1. Sâu, nhện hại và biện pháp phòng trừ ...........................................................5
1.5.2. Bệnh hại chính và biện pháp phịng trừ ........................................................7
1.6. Vai trò, ứng dụng và giá trị kinh tế của cây cẩm chướng ....................................9
1.6.1. Vai trò ...........................................................................................................9
1.6.2. Giá trị kinh tế ................................................................................................9
1.7. Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng bằng cành..........................................................9
Phần 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................10
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .........................................................................10
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................10
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................10
2.3.1. Thiết kế nhà mạ ...........................................................................................10
2.3.2 Nhận giống từ phịng mơ, đem cấy giống F1 ..............................................10
2.3.3. Kỹ thuật cắt ngọn từ cây F1 .......................................................................11
2.3.4. Cấy giống và chăm sóc đến khi xuất ..........................................................12
Phần 3: KẾT QUẢ, KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ .............................15
3.1. Kết quả. ..............................................................................................................15
3.2. Kết luận. .............................................................................................................17
3.3. Hạn chế. ..............................................................................................................17
3.4. Kiến nghị. ...........................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................18
PHỤ LỤC .....................................................................................................................19


MỞ ĐẦU
Hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.) Là một loài hoa được trồng phổ
biến tại Việt Nam có giá trị thương mại cao, nổi tiếng trên thế giới (chỉ đứng sau hoa
hồng) bởi đặc tính đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại. Hoa cẩm chướng thuộc

loài cây thân thảo, cây dễ trồng, dễ nhân giống và đặc biệt nhu cầu về hoa lúc nào
cũng lớn do đó đây là loại cây được chú trọng và phát triển.
Ở nước ta, trước đây hoa cẩm chướng được trồng làm cảnh trang trí, đến năm
1975 chúng ta đã bắt đầu sử dụng hoa cẩm chướng với nhứng giống hoa nhập từ nước
ngoài. Cho đến nay, hoa cẩm chướng đã trở thành một lồi hoa được trồng phổ biến và
góp phần khơng nhỏ không nhỏ vào ngành rau hoa quả của nước ta. Các nghiên cứ
nhân giống vơ tính in vitro cây hoa cẩm chướng cũng đã được tiến hành ở một số
phịng thí nghiệm.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây xuất khẩu hoa tươi đã trở thành một
ngành sản xuất có thu nhập cao và ổn định cho người sản xuất. Trong điều kiện hiện
nay, nhu cầu về nguồn giống là một vấn đề được bà con nông dân và các các doanh
nghiệp trồng và xuất khẩu hoa tươi quan tâm. Để có thể đáp ứng được các yêu cầu khó
tính của thị trường nhập khẩu này thì chất lượng hoa xuất khẩu địi hỏi mẫu mã đẹp,
kích thước đồng đều, đặc biệt là sạch bệnh. Vì vậy, để có được những giống hoa sạch
bệnh thì hướng ứng dụng cơng nghệ cao, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến;
áp dụng cơng nghệ nhà lưới có mái che sáng đang được áp dụng rộng rãi ở một số cơ
sở sản xuất như Đà Lạt và một số vùng khác. Các quy trình vi nhân giống đã được
phát triển trên nhiều đối tượng cây, trong đó có cây cẩm chướng.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, có nguồn cung cấp giống to lớn, chất lượng cao.
Do đó, phương pháp giâm ngọn có thể đáp ứng được nhu cầu trên đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Đó cũng là lý do nhóm lựa chọn đề tài “TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN
XUẤT GIỐNG CÂY CẨM CHƯỚNG VÀ NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG
PHÁP GIÂM NGỌN” với mục đích: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cẩm chướng
và nhân giống ở đơn vị thực tập.
Mục tiêu đề tài:
Nắm được cách tiến hành, quy trình sản xuất giống cây cẩm chướng và nhân
giống bằng phương pháp giâm ngọn.
Đánh giá kỹ năng làm việc của sinh viên thực tập và công nhân tại công ty.
Tiếp cận, hoàn thiện các kỹ năng và cách làm việc ở nơi thực tập.
1



Phần 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Trung tâm Giống và vật tư Nông Nghiệp Lâm Đồng
Trụ sở chính: 284 Phù Đổng Thiên Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Ngày thành lập: 22-1-2018
1.2. Giới thiệu về cây hoa cẩm chướng
Hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.) thuộc họ
cẩm chướng (Caryophyllaceae). Có nguồn gốc từ khu vực
Địa Trung Hải, Nam châu Âu (Blamey & Gray-Wilson
1989; Huxley 1992). Hiện nay, được trồng nhiều ở
Columbia, Italia, Mehico, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan,
Mỹ,Trung Quốc.
Cây cẩm chướng là một lọa cây thân thảo lâu năm
Chiều cao cây từ 50 – 100 cm. Mùa ra hoa từ tháng 5 đếm
tháng 10, hoa cẩm chướng có 300 lồi, chủ yếu có hoa cẩm
chướng, cẩm chướng bao râu, cẩm chướng thiếu nữ. Lồi
cẩm chướng thơm có 1000 loài về biến chủng (Blamey &
Gray-Wilson 1989; Huxley 1992).
1.3. Đặc điểm thực vật của cây cẩm chướng
Hình 1: Cây hoa cẩm

1.3.1. Rễ
Cẩm chướng có bộ rễ chùm, phát triển rất mạnh vào
vụ chính để hút nước, dinh dưỡng. Chiều dài của rễ 15-

chướng

Nguồn: Internet


20cm. Khi vun gốc, cây cẩm chướng sẽ ra rễ phụ ở các đốt thân. Rễ phụ cùng với rễ
chính tạo thành bộ rễ khoẻ mạnh để giữ cây và hút thức ăn nuôi cây tươi tốt, ra hoa
nhiều, đẹp và thơm (Huxley 1992; Flora of NW Europe 2007).
1.3.2. Thân
Cẩm chướng thuộc loài cây thân thảo, nhỏ, mảnh mai, thân mang nhiều đốt và dễ
gãy ở các đốt, trên mỗi đốt mang lá và mầm nách. Thân cẩm chướng thường có màu
xanh nhạt, bao phủ 1 lớp phấn trắng xung quanh có tác dụng quan trọng chống thoát
hơi nước và bảo vệ cây khỏi bị sâu bệnh hại (Huxley 1992; Flora of NW Europe
2007).

2


1.3.3. Lá
Lá dài, mọc từ các đốt thân. Lá mọc đối xứng, phiến lá dày, hình mũi mác, mép
lá khơng có răng cưa. Mặt lá nhẵn, khơng có độ bóng. Trên mặt lá có phủ một lớp
phấn trắng, mỏng và mịn. Lớp phấn trắng có tác dụng làm giảm bốc hơi nước (Huxley
1992; Flora of NW Europe 2007).
1.3.4. Hoa
Hoa mọc 3 – 7 chùm trên cành hoặc mọc đơn, có hình tán, có mùi thơm, đài hoa
hình ống có 5 cánh, tràng hoa hình quạt, phía trong nhăn nheo nhưng màu sắc thì đa
dạng như đỏ, vàng, hồng, tím,... và có nhiều màu khác nhau trên một hoa (Huxley
1992; Flora of NW Europe 2007).
Hoa cẩm chướng có 2 dạng là hoa đơn và hoa chùm.
Dạng hoa đơn, trên một cành thì có một hoa, nằm ở đầu cành, cịn dạng hoa
chùm thì trên một cành có nhiều hoa, kích thước hoa cũng nhỏ hơn dạng hoa đơn.. Nụ
hoa có đường kính 2 - 2,5cm. Hoa khi nở hồn tồn có đường kính khoảng 5 - 8cm
(Huxley 1992; Flora of NW Europe 2007).
1.3.5 Quả và hạt

Quả nang mở, quả hình trụ có một đầu nhọn, trong quả có 5 ngăn hạt. Mỗi quả có
từ 300-600 hạt (Huxley 1992; Flora of NW Europe 2007).
Hạt cẩm chướng: hạt cẩm chướng nhỏ, nằm trong quả có màu đen, hình dẹt và
hơi cong (Huxley 1992; Flora of NW Europe 2007).
1.3.6 Dinh dưỡng cần thiết cho cây
Là một loại cây dễ trồng và chăm sóc nếu cây thiếu dinh dưỡng sẽ còi cọc, dễ bị
sâu bệnh phá hoại, kém phát triển. Nên việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây là vô
cùng quan trọng (Nguyễn Duy Minh 2004).
Đạm: có tác dụng thúc đẩy q trình sinh trưởng và phát triển của cây, tham gia
vào cấu tạo diệp lục. thiếu đạm cây sinh trưởng và phát triển kém, lá vàng úa, nếu
thiếu trầm trọng thì cây sẽ ngừng phát triển. Tuy nhiên nếu thừa đạm thì cây sẽ mọc
um tùm, lá nhiều và yếu ớt, dễ phát sinh bệnh (Phan Thị Lài và cộng sự 2008).
Lân: giúp rễ phát triển tốt, là tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sau
này. Thiếu lân lá thường có màu tím, màu tím từ mép lá vào bên trong.

3


Kali: giúp cho cây cứng cáp, tạo điều kiện cho cây hút đạm và lân tốt hơn, điều
hòa các chất dinh dưỡng. Nếu thiếu kali thì lá già trở nên vàng sớm, là bị khô từ mép
lá sau lan rộng ra toàn bộ lá.
Canxi: giúp cho cây chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, thiếu canxi trên lá non
sẽ xuất hiện những đốm màu xanh nhạt, có thể dẫn tới bị chết khô.
Các nguyên tố vi lượng: cây cần các lọa phân này với số lượng nhỏ nhưng không
thể thiếu và cũng không thể thay thế được. Thông thường thì cây ít thiếu các ngun tố
vi lượng, tuy nhiên khi cây bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngồi như nhiệt độ, độ
ẩm,... thì có thể cây sẽ bị thiếu các nguyên tố vi lượng. Khắc phục bằng cách phun bổ
sung vi lượng qua lá, hoặc pha loãng tưới vào gốc cho đến khi cây phát triển lại bình
thường (Phan Thị Lài và cộng sự 2008).
1.4. Điều kiện sinh thái cây cẩm chướng:

Yêu cầu về ánh sáng: Là yếu tố rất cần thiết cho sự sinh trưởng và pháttriển của
cây. Ánh sáng đem lại năng lượng cho phản ứng quang tổng hợp tạo ra vật chất hữu
cơ. Ánh sáng thích hợp từ: 1500-3000 lux. Ánh sáng tối thích từ: 2000-2500 lux.
Trong quá trình phát triển của các cơ quan sinh sản nếu cường độ ánh sáng cao
(>3000lux) sẽ làm cây ra hoa sớm và ngược lại nếu cường độ ánh sáng yếu (<1000lux)
thì quá trình ra nụ, nở hoa muộn (Jlang Qing Hai và cộng sự 2004; G Nugent 1991).
Yêu cầu về nhiệt độ: Cây cẩm chướng có nguồn gốc ơn đới nên ưa khí hậu mát
mẻ. Nhiệt độ ban ngày thích hợp đối với hoa Cẩm chướng là từ 17-250C. Nhiệt độ
chênh lệch giữa ngày và đêm khơng q 10oC thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt,
vượt quá ngưỡng nhiệt này thì cây sinh tưởng, phát triển kém (Phan Thị Lài và cộng
sự 2008).
Yêu cầu về độ ẩm: Độ ẩm tương đối của khơng khí và đất có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự quang hợp và hô hấp của cây cẩm chướng. Nếu độ ẩm ổn định sẽ tạo điều kiện
cho cây hút dinh dưỡng và muối khoáng thuận lợi, cây sinh trưởng tốt, năng suất và
phẩm chất hoa cao. Độ ẩm thích hợp từ 60-70% (ngày, đêm). Độ ẩm tối thích là 70%
(ngày, đêm) (Hans Wolfgang Behm 1966).
Yêu cầu về đất: Cây cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp, có nhiều mùn, giàu
dinh dưỡng, độ thoáng cao, giữ ẩm tốt, sau cơm mưa nước phải rút nhanh, trời nắng
hạn đất khơng chóng khơ. Thích hợp với đất có độ pH từ 5,5-6,5(Hans Wolfgang
Behm 1966)
4


Yêu cầu về dinh dưỡng: Theo kinh nghiệm của các vùng trồng hoa chuyên canh,
thì 1 sào trồng hoa cẩm chướng cần lượng dinh dưỡng trong một vụ như sau: Phân
chuồng đã hoai mục (bón lót): 1.000kg; phân đạm, lân, kali được chia ra và bón làm 3
đợt, tùy theo từng loại đất mà ta điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp (Phan Thị lài
và cộng sự 2008).
1.5. Các bệnh thường gặp trong sản xuất giống cây cẩm chướng và phương pháp
hạn chế

Hiện nay, các thuốc bảo vệ thực vật đăng ký trong danh mục thuốc bảo về thực
vật được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cẩm chướng
cịn rất ít.
1.5.1. Sâu, nhện hại và biện pháp phòng trừ
1.5.1.1. Sâu đất(Agrotis spp.)
Đặc điểm gây hại; loại sâu này thường cắn ngang gốc, đặc biệt là cây mới trồng.
chúng thường hoạt dộng vào ban đêm nên cần phun thuốc vào các buổi chiều tối sau
khi đã tưới đất thật ẩm.
Biện pháp phòng trừ: có thể tham khảo các hoạt chất: Diazinon, Abamectin…
1.5.1.2. Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang)
Đặc điểm gây hại:sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu
tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non.
Biện pháp phòng trừ: dùng các biện pháp thủ công: dùng bã chua ngọt, ngắt bỏ ổ
trứng, diệt trừ sâu non, tiêu hủy các bộ phận bị hư hại.; có thể tham khảo các hoạt chất
hóa học để phòng trừ: Abamectin, Emamectin,…
1.5.1.3. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton)
Sâu vẽ bùa thường gây hại chồi và lá non,
ngay khi lá non vừa ra,ấu trùng Ăn phần mô
mềm(Tế bào nhu mơ diệp lục) Trong lá,ăn đến đâu
biểu bì phịng đến đấy,tạo thành đường có hình
dạng ngoằn nghèo. Những lá bị sâu vẽ bùa gây hại
bị co lại, biến dạng,quăn queo ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của chồi non và quá
trình quang hợp của lá ảnh hưởng đến sinh trưởng
Hình 2: Sâu vẽ bùa

và năng xuất của cây.
5



Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp canh tác: Quan sát vườn thường xuyên khi cây ra đợt đọt non, tỉa
cành cho thống cây và bón phân hợp lý cho cây
- Biện pháp sinh học:sử dụng thiên địch như kiến Vàng(oecophylla smaradina)
và ong ký sinh thuốc họ Ichneumonidea. Hoặc sử dụng chế phẩm từ thảo mộc như ớt
tỏi.
1.5.1.4. Nhện hại (Tetranychus urticae)
Đặc điểm gây hại:Nhện chích hút lá làm lá trở nên quăn queo, biến dạng, cây
sinh trưởng kém.
Biện pháp phòng trừ: Giữ nhà lưới ln thống mát, tưới phun tăng độ ẩm cho
nhà lưới trong những ngày nắng nóng; Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để
phòng trừ như: Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate
Emamectin benzoate…
1.5.1.5. Rầy mềm (Myzus persicea)
Đặc điểm gây hại: Thường sinh sống trên lá và ngọn non của cây, chúng chích
hút nhựa cây làm ngọn cây khơng phát triển bình thường được.
Biện pháp phịng trừ:Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ:
Emamectin benzoate, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran…
1.5.1.6. Bọ trĩ: (Frankliniella occidentalis)
Đặc điểm gây hại;Bọ trĩ xuất hiện nhiều khi cây bắt đầu ra hoa, làm hoa khơng
nở, méo mó và bạc màu lỗ chỗ. Lây lan rất nhanh nhờ bay được và kích thước nhỏ nên
rất khó trị.
Biện pháp phịng trừ: Nhà lưới ln thống mát, dọn sạch cỏ rác xung quanh khu
vực nhà lưới, tưới mát cho nhà lưới trong những ngày nắng nóng; Có thể tham khảo sử
dụng các hoạt chất để phòng trừ: Imdacloprid, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran,
Emamectin benzoate.

6



1.5.2. Bệnh hại chính và biện pháp phịng trừ
1.5.2.1. Bệnh thối thân (Fusarium graminearum)
Đặc điểm gây hại: Thân bị thối ngay trên bề
mặt đất. Rễ và gốc bị thối, ngọn héo và chết. Có các
đám bào tử nấm màu hồng hiện diện trên các mô bị
phân huỷ; Bào tử nấm có trong đất và trong xác
thực vật, bào tử phát tán thơng qua nước tưới; điều
kiện mơi trường nóng, độ ẩm cao, bón quá nhiều
đạm sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.
Biện pháp phòng trừ: Đất trồng sạch bệnh,
trồng cây khỏe, sạch bệnh, tiêu hủy cây bệnh ngay
khi phát hiện để khơng lây lan sang cây khác;

Hình 3: Bệnh thối thân

Không tưới quá nhiều nước, vệ sinh đồng ruộng
sạch sẽ;Phòng bằng cách phun thẳng vào gốc cây Fulhumaxin 5.15SC, 5.65SC,
6.15SC ngồi ra có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Thiophanate –
methyl, Benomyl, Iprodione phun theo liều lượng khuyến cáo
1.5.2.2. Bệnh héo rũ Fusarium (Fusarium oxysporum)
Đặc điểm gây hại: Các nhánh héo rũ chuyển sang màu vàng và nghiêng về một
phía ở giai đoạn đầu. Mạch dẫn bị mất màu và chuyển sang màu nâu đậm. Hệ thống rễ
vẫn nguyên vẹn. Ở các giai đoạn sau, thân phát triển các vết thối khô;Cây và đất bị
nhiễm nấm Fusarium oxysporum. Bào tử lan trong nước, phát triển mạnh ở nhiệt độ
nóng ẩm cao hơn 25oC.
Biện pháp phòng trừ:, dùng giống khỏe, nhổ bỏ cây bệnh, sạch bệnh,xử dụng đất
sạch để trồng. Điều chỉnh pH đất = 6,5 – 7,0;Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất
để phòng trừ: Benomyl, Mancozeb 8% + Methalaxyl, Iprodione,
1.5.2.3. Bệnh héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas caryophylli
Đặc điểm gây hại: Ngọn cây hoặc các nhánh cây riêng rẽ héo đột ngột, gốc cây bị

nứt, rễ bị thối, mạch dẫn mất màu và chuyển sang màu vàng, lớp vỏ ngoài dễ dàng bị
tách ra khỏi thân và mềm nhũng; Vi khuẩn lan truyền thông qua nước tưới, xác cây và
rác thải mang mầm bệnh. Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ cao và nóng ẩm (Onozaki,
T., Ikeda, H., Yamaguchi, T., and Himeno, M. 1998).

7


Biện pháp phòng trừ:Sử dụng cây giống sạch bệnh, xử đất sach để trồng. Vệ sinh
ruộng sạch sẽ, sát trùng dụng cụ; Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng
trừ: Copper Hydroxide, Kasugamycin, Bismerthiazol.
1.5.2.4. Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)
Đặc điểm gây hại: Thân bị héo ngay bề mặt đất,
vết thối phát triển từ bên ngoài vào. Tồn bộ cây héo và
chết. Có thể nhìn thấy hạch nấm màu đen bằng kính lúp
hoặc khi độ ẩm đất cao có lớp sợi nấm như bột trắng.
Bào tử nấm Rhizoctonia solani có sẵn trong đất, xác
thực vật. Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm và nhiệt độ
cao.
Biện pháp phòng trừ: Xông hơi môi trường ra rễ
và đất, không tưới quá nhiều;Có thể tham khảo sử dụng
các hoạt chất để phịng trừ: Iprodione, Benomyl,
Fosetyl Aluminium Carbendazim, Pencycuron
Hình 4: Bệnh lở cổ rễ

1.5.2.5. Bệnh rỉ sắt (Uromyces dianthi)

Đặc điểm gây hại: Các nốt nhỏ chứa nhiều bào tử màu nâu trên lá và thân cây.
Bệnh nặng làm cho lá khô, cháy. Bào tử có sẵn trong khơng khí, phát triển mạnh trong
điểu kiện thời tiết nóng ẩm. Chỉ lan truyền trên cây sống nhờ gió, nước mưa hoặc nước

tưới.
Biện pháp phịng trừ: Sử dụng cây giống sạch bệnh, cắt bỏ lá bệnh; Có thể tham
khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Benomyl, Hexaconazole,
Diniconazole, Carbendazim...
1.5.2.6. Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea).
Đặc điểm gây hại: Các bào tử màu xám có lơng hình thành trên hoa trong điều
kiện thời tiết nóng ẩm. Bào tử nấm có sẵn trong khơng khí, trong xác thực vật và phát
triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm.
Biện pháp phịng trừ:Cắt bỏ các hoa già, nhà lưới thống mát, giảm độ ẩm; Có
thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Carbendazim, Flusilazole
Ningnanmycin, Propineb, Iprodione, Thiophanate-Methyl.

8


1.6. Vai trò, ứng dụng và giá trị kinh tế của cây cẩm chướng
1.6.1. Vai trò
Cây hoa cẩm chướng là lồi cây có hoa dùng trồng chậu hay trồng bồn, tạo khóm
hoa trang trí vườn, nhà ở, cơng viên. Hoa cẩm chướng cịn là lồi cắt cành có giá trị
thương mại cao, xuất khẩu đi nhiều thị trường trên thế giới. Ở trong nước hoa cẩm
chướng có mặt tại hầu hết các chợ hoa, shop hoa,... nó được sử dụng nhiều trong cắm
hoa nghệ thuật, trang trí nhà, quán cà phê, nhà hàng…
1.6.2. Giá trị kinh tế
Cẩm chướng là loại hoa đang được ưa chuộng ở Việt Nam và là cây hoa có hiệu
quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây thị trường Cẩm chướng có sức tiêu thụ lớn
bởi sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, hoa đẹp và rất lâu tàn. Hoa Cẩm chướng có
nhiều ưu điểm là sản lượng cao, cành hoa nhỏ gọn, hoa có nhiều màu sắc, bắt mắt, dễ
vận chuyển. Hoa có thể trồng trong chậu làm hoa cảnh hoặc làm hoa cắt tuỳ theo yêu
cầu của người sử dụng. Đặc biệt hoa Cẩm chướng là loại cây trồng có năng suất cao và
giá trị xuất khẩu lớn do vậy cây Cẩm chướng nằm trong cơ cấu chuyển dịch cây trồng

trong sản xuất nơng nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xố đói giảm nghèo.
1.7. Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng bằng cành
Chồi không quá già cũng không quá non, dài 8 – 10 cm sau khi cắt tỉa, được sử lý
thuốc kích rễ (NAA, IBA, IAA với nồng độ 1000 ppm ngân từ 3-5 giây) hoặc được
chấm vào thuốc kích dạng bơt như: Rootone,... sau khí được xử lý, chồi được cắm vào
giá thể với mật độ 2,5 x 2.5 cm (hoặc 3x3 cm). Che mát và giữ độ ẩm ổn định bằng
cách phun sương 2- 3 lần/ngày. Có thể giâm hom vào vỉ xốp, giữ ở nơi râm mát và giữ
ẩm thường xuyên ở 85%. Nhiệt độ thích hợp từ 17-25oC. có thể sử dụng đất, cát, xơ
dừa,... làm giá thể. (Nguyễn Duy Minh 2004).
Cành giâm sau 25-5 ngày là có thể đem trồng. Chọn những cây có bộ rễ không
quá dài từ 2-3 cm để trồng là tốt nhất, không nên để cành giaamra rễ quá dài và khơng
nên trồng những cây có bộ rễ qua yếu sẽ làm chất cây con, khi đem trồng cây sẽ lâu
hồi phục (Nguyễn Duy Minh 2004).

9


Phần 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện: từ ngày 18-2-2019 đến ngày 4-3-2019.
Địa điểm thực hiện: Trung tâm Giống và vật tư nông nghiệp Lâm Đồng. Số 284
Phù Đổng Thiên Vương, Thành Phố Đà Lat, Lâm Đồng.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Cây Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.)
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Tham khảo tài liệu: Tìm đọc và tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài
Tham gia thực tập trực tiếp tại trung tâm: Tham gia thực tập thực tế tại vườn
ươm của trung tâm.
2.3.1. Thiết kế nhà mạ
Khung nhà bằng sắt hoặc ống thép

mạ kẽm. Cột bê tông,tre, cột gỗ. Mái
nhà lợp bằng nilon chuyên dụng màu
trắng, đảm bảo đủ ánh sáng, hạn chế tia
tử ngoại, có lớp che nắng bằng lưới cản
quang 50%. Xung quanh sử dụng lưới
chống côn trùng màu trắng, 50- 70 lỗ/
cm2. Có hệ thống tưới nước bằng vịi
Hình 5: Nhà mạ

phun tay hoặc tự động.
2.3.2. Nhận giống từ phịng mơ, đem cấy giống F1

Sử dụng giống ni cấy mơ vì có số lượng cây giống lớn, sạch bệnh và đồng nhất
về tính trạng.
Giống được đem xuống từ phịng mơ được đem trồng dưới nhà mạ.
Cây giống được trồng: cách nhau 3-5 cm. Chiều sâu: sao cho bầu giá thể chứa
cây ở vừa ở dưới lớp mặt của đất.
Trồng trong nhà kính: cây hoa cẩm chướng có thể phát triển tốt ở nhiệt độ 18-25
độ, nếu vượt qua ngưỡng này thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém.

10


Cây được cấy xuống
luống giá thể sạch (với tỉ lệ
đất xơ dừa 1:1), giá thể phải
làm kỹ, nhỏ mịn, lên luống
phẳng, thông thường luống
rộng 80cm, mặt luống 60cm,
đất trồng hoa cẩm chướng là

đất

tơi

xốp



nhiều

mùn,thống khí để giữ ẩm và
Hình 6: Luống mạ

chất dinh dưỡng tốt cho cây.

Độ chua đất (pH) thích hợp là 6-7. Thường xuyên kiểm tra pH (1 lần / tuần) của
đất để đảm bảo pH phù hợp cho vườn mà phát triển
Độ ẩm từ 60-70%, tối thích là 70%. Độ ẩm tương đối của khơng khí và đất ảnh
hưởng trực tiếp đến sự quang hợp và hô hấp của cây cẩm chướng, nếu độ ẩm được ổn
định sẽ tạo điều kiện cho cây hút dinh dưỡng và muối khoáng thuận lợi, cây sinh
trưởng và phát triển tốt. Tiến hành phun sương 4 lần / ngày (bằng tay hoặc máy) để
duy trì độ ẩn của đất và khơng khí.
Ánh sáng: ánh sáng thích hợp 1500-110000 lux, tối thích 2000-2500 lux. Có mái
che bằng lưới đen để ránh trường hợp ánh sáng quá cao.
Khi cây được trồng xuống luống và được chăm sóc trong vịng 1 tháng thì có thể
cho ngọn, sau đó cứ cách 20 ngày thì có thể thu ngọn 1 lần.
Lưu ý: mỗi luống mới đem trồng đều phải ghi lại ngày bắt đầu cấy giống và tên
giống để theo dõi quá tình sinh trưởng và phát triển.
2.3.3. Kỹ thuật cắt ngọn từ cây F1
Khi ngọn đạt khoảng 4-6 cm hoặc đủ 4 cặp lá

(tính ln cặp lá ngọn), chọn ngọn trên cây mẹ
không bị sâu bệnh, khơng dị dạng xanh tốt có chiều
dài từ 8-10 cm; 6-8 lá; đường kính thân: 0,4 0,5cm, sau đó dùng dao cắt ngang.Cắt ngọn ngay
dưới đốt thân để đảm bảo ngọn có thể phát triển sau
khi đem cấy.
11

Hình 7: Ngọn đạt chuẩn


2.3.4. Cấy giống và chăm sóc đến khi xuất
Sử dụng cây mẹ F1 làm giống, ta lấy ngọn đủ 4 cặp lá từ cây mẹ, bỏ bớt lá gốc,
chọn cây mẹ F1 sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh và sạch bệnh.
2.3.4.1. Làm giá thể
Giá thể bao gồm đất sạch, xơ dừa sạch, phân lân và phân vi sinh với tỉ lệ
10:6:1/20 (xơ nhựa 10 lít) cho 60-70 vỉ (mỗi vỉ 209 lỗ).
Cho hết tất cả nguyên liệu vào máy trộn: trộn đến khi giá thể đều (khoảng 15
phút).
2.3.4.2. Làm vỉ
Chuẩn bị vỉ cấy: ghi ngày cấy, tên giống cấy.
VD: Giống đỏ nhật cấy ngày 20 tháng 2 được ghi như sau ĐN 20/2.
- Kỹ thuật làm vỉ: phủ một lớp giá thể lên vỉ sau đó dùng ngón tay nén vừa phải
giá thể, tiếp tục phủ thêm một lớp giá thể miết nhẹ trên bề mặt vỉ,đảm bảo tất cả các lỗ
đều có giá thể.

Hình 8: Cho giá thể vào vỉ

12



- Xếp vỉ lên sàn.
+ Vỉ được xếp sát nhau trên sàn.

Hình 9: Xếp vỉ lên sàn
+ Tưới nước lên vỉ (độ ẩm 80-90%).
- Phun hỗn hợp dung dịch kích thích rễ theo tỉ lệ phù hợp (gồm chế phẩm sinh
học cao cấp EMINA,KELPAK).
- Cấy giống vào vỉ: kỹ thuật cấy. Cấy cây vào chính giữa lỗ giá thể, cấy không
quá sâu cũng không quá cạn,đảm bảo cây thẳng không bị ngã đổ.

Hình 10: Cấy Cây vào vỉ

13


2.3.4.3. Chăm sóc cây sau khi cấy
Sau khi cấy xong, di chuyển cây vào nhà lồng có che lưới đen, tiến hành tưới
đẫm nước bằng cách tưới phun sương trực tiếp hoặc phun lên cây, trong 7-10 ngày đầu
tưới 5-7 lần/ngày, để luôn đảm bảo độ ẩm giá thể đạt 90%, sau đó giảm dần lần tưới 45 lần/ ngày (ẩm độ giá thể đạt 70-80%). Nếu giâm bằng cát thì số lần tưới ít hơn, (4-5
lần sau đó giảm còn 3-4 lần/ ngày).
Cây ra rễ sau 20 ngày sau đó chuyển qua
sàn mới, đặt cây trong nhà kính khơng có phủ
lưới cản quang (nơi chăm sóc cây đã có rễ).
Ngày tưới nước 2 lần đảm bảo độ ẩm
cho vỉ cây đạt khoảng 70 đến 80%.
Sau khi cấy và chăm sóc cây được một
tháng thì tiến hành dặm cây (loại bỏ cây chết,
khơng có rễ và cây bị bệnh). Tiếp tục chăm
sóc và sau hai tuần thì xuất cây.
2.3.4.4. Xuất cây giống.

Tiêu chuẩn cây xuất vườn
Sau khi giâm khoảng 2 tháng cây xanh
tốt; sạch bệnh khơng có biểu hiện ra nụ, có

Hình 11: Chăm sóc cây sau khi cấy

chiều cao: 8-10cm; số lá: 6 -8 cặp lá; đường kính thân: 0,4-0,5cm; rễ dài 1-3 cm, số
lượng rễ đạt trên 4 rễ ra đều xung quanh là có thể xuất giống.
Nên nhổ cây vào những ngày râm mát hay vào buổi chiều. Để vận chuyển đi
xa xếp vào thùng cacton, đục lỗ xung quanh thùng để đảm bảo được thơng thống.

14


Phần 3: KẾT QUẢ, KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết quả.

Hình 12: Vỉ cây cẩm chướng giống

Tổng số cây sống và chết xét trên 150 vỉ cây cẩm chướng
Số cây chết

Số cây sống

Cây công nhân cấy

4177

27173


Cây sinh viên cấy (đợt 1)

7291

24059

Cây sinh viên cấy (đợt 2)

5889

25461

Cây sinh viên cấy (đợt 3)

5241

26109

(Tổng số cây được cấy trên một vỉ giá thể là 209 cây)

15


Biểu đồ khảo sát tỉ lệ sống, chết sau khi cấy cây vào vỉ và chăm sóc 20 ngày.
Nhận xét:
+ Qua 3 đợt cấy số lượng cây chết có xu hướng giảm dần và thu được kết quả
như sau:
- Đợt 1 tỉ lệ cây chết 23%.
- Đợt 2 tỉ lệ cây chết 19%.

- Đợt 3 tỉ lệ cây chết 17%.
Trong đó tỉ lệ cây chết của cơng nhân cấy là 13%.
+ Nguyên nhân gây chết:
- Cách cấy cây của nhóm sinh viên không đồng đều, chưa đúng kỹ thuật.
- Kỹ năng, tay nghề còn yếu.
- Giá thể bị nén quá chặt gây úng nước, rễ khó hình thành.
- Ảnh hưởng của mơi trường: vi sinh, độ ẩm, khơng khí...
- Do tác động từ bên ngoài: động vật.
+ Càng về sau, số lượng cây chết do sinh viên cấy càng giảm do các thao tác như:
cho giá thể vào vỉ, tưới nước, tưới thuốc kích rễ, cấy cây vào vỉ được thành thạo và
đúng kĩ thuật hơn.
+ Ưu và nhược điểm của phương pháp giâm cành.
Ưu điểm: Chủ động giống; dễ chăm sóc; tỉ lệ sống cao(cây thích nghi tốt, bộ rễ
khỏe); chất lượng hoa tốt; thời gian nhân giống nhanh; cây tạo ra đồng loạt cùng kích

16


cỡ, độ tuổi; giữ được đặc tính, tính trạng của cây mẹ; cây trồng từ cành giâm sớm ra
hoa.
Nhược điểm: Qua nhiều thế hệ thì cây dễ bị thối hóa. Nếu sản xuất với quy mơ
lớn địi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và kỹ thuật cao.
3.2. Kết luận.
Qua q trình thực tập chúng tơi có rút ra được một số nhận xét:
Môi trường làm việc tại trung tâm rất năng động, đòi hỏi phải cá nhân phải biết
linh động, nhanh nhạy trước các vấn đề. Phải mạnh dạn nêu nên ý kiến của bản thân,
có tinh tần làm việc nhóm. Các kiến thức ln được trau dồi đặc biệt là khả năng ngoại
ngữ.
Quy trình nhân giống hoa tuân thủ nghiêm ngặt để giống xuất ra thi trường đảm
bảo chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Việc đánh giá tỷ lệ sống chết của cây chúng ta có thể tính tốn số lượng cây cần
cấy để đáp ứng đủ nhu cầ của nông dân, khách hàng. Bên cạnh đó cũng đưa ra phương
án giải quyết các vấn đề gây chết cây.
3.3. Hạn chế.
Một số vấn đề hạn chế:
Nguồn ngọn giống cung ứng không đủ cho sinh viên cấy, số lần cấy của mỗi sinh
viên cịn ít.
Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng còn hạn chế.
Một số vấn đề của trung tâm cịn mang tính bảo mật nên sinh viên gặp khó khăn
trong q trình thực tập.
3.4. Kiến nghị.
Sau khi hồn tất q trình thực tập nhóm xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Cần có đợt thực tập với thời gian lâu hơn để sinh viên có thể tiếp cận với mơi
trường tại đại điểm thực tập. Qua đó học hỏi được phong cách làm việc, yêu cầu cần
và có của địa điểm thực tập của công ty đối với nhân viên. Tạo tiền đề cho việc đứng
vào đôị ngũ nhân viên của công ty.
- Những kiến thức mà mỗi cá nhân có được là quan trọng, nhưng những nhà
tuyển dụng đòi hỏi mỗi cá nhân ngồi việc có kiến thức thì phải nhạy bén, khả năng
giải quyết vấn đề. Việc rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng sống, khả năng xử lý nhạy
bén, môi trường học tập năng động là việc cần thiết.
17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Blamey, M. & Grey-Wilson, C. (1989). Flora of Britain and Northem Europe.
Đặng Văn Đông (2005) Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao quyển 5 hoa
cẩm chướng, NXB Lao động – Xã hội.
Flora of NW Europe: Dianthus caryophyllus Archived 8 December 2007 at the
Wayback Machine.
G Nugent, T Wardley-Richardson, CY Lu (1991) Plant regeneration from stem

and petal of carnation (Dianthus caryophyllus L.), Plant cell reports.
Huxley, A., ed. (1992). New RHS Dictionary of Gardening. Macmillan.
Hans Wolfgang Behm: The flora around us. The colored book of flowers and
flowers ingardens and house. Berlin 1966.
Jlang Qing Hai, GS. TS Trần Văn Mão(Biên dịch) (2004) Hỏi đáp về kỹ thuật
nuôi trồng hoa và cây cảnh tập 2, NXB Nông nghiệp. Trang 98-110.
Trần Đình Long (1997) Chọn giống cây trồng, Giáo trình cao học nông nghiệp,
NXB Nông nghiệp.
Nguyễn Duy Minh (2004) Cẩm nang kỹ thuật nhân giống cây tập 1,2, NXB
Nông nghiệp.
Onozaki, T., Ikeda, H., Yamaguchi, T., and Himeno, M. (1998). Introduction of
Bacterial Wilt (pseudomonas caryophylli) resistance in Dianthus wild species to
carnation. In "ISHS Acta Horticulturae III: New Floricultural Crops. Considine, J.
eds, Acta Horticulturae, Perth, Western Australia. pp. 127-132
Phan Thị Lài, Chu Thị Thơm, Nguyễn Văn (2008) Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh,
NXB Hà Nội. Trang 44-127.

18


PHỤ LỤC (số liệu thô)

Stt
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37


Cây do công nhân cấy
Số cây hư trong
Số cây hư trong
Stt
1 vỉ(cây)
1 vỉ(cây)
29
76
9
12
77
18
20
78
21
21
79
11
38
80
4
5
81
23
14
82
18
6
83

28
36
84
24
8
85
13
20
86
17
14
87
25
44
88
11
16
89
14
14
90
6
12
91
21
13
92
6
23
93

8
12
94
38
5
95
29
62
96
13
24
97
10
51
98
13
37
99
17
27
100
16
42
101
16
46
102
23
55
103

28
34
104
60
23
105
11
62
106
20
24
107
23
5
108
41
37
109
28
27
110
18
42
111
15
46
112
25
19


38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67

68
69
70
71
72
73
74
75
Tổng số

55
34
23
14
29
17
28
23
41
12
15
14
29
48
8
38
14
9
19
43

13
31
13
49
39
52
31
25
53
17
22
12
21
14
6
15
5
17
1954

113
114
115
116
117
118
119
120
121
122

123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
Tổng số


43
97
11
25
44
14
29
30
21
17
23
19
83
24
8
32
28
42
35
40
80
29
25
50
16
46
71
73
65
55

27
52
88
39
24
19
46
32
2223


Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Cây do sinh viên cấy (đợt 1)
Số cây hư trong
Số cây hư trong
Stt
1 vỉ(cây)
1 vỉ(cây)
35
76
46
17

77
32
67
78
27
35
79
15
52
80
18
13
81
22
14
82
8
79
83
46
56
84
25
35
85
48
86
86
61
51

87
19
17
88
130
46
89
39
43
90
58
53
91
25
58
92
48
24
93
29
17
94
58
25
95
58
35
96
28
58

97
44
46
98
52
24
99
24
2
100
48
63
101
37
48
102
83
77
103
58
80
104
22
56
105
47
38
106
34
102

107
47
79
108
102
81
109
110
51
110
149
47
111
22
83
112
38

20

38
39
40
41
42
43
44
45
46
47

48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
Tổng số


19
107
28
20
19
84
94
75
72
30
49
128
65
38
27
137
25
93
87
46
74
92
71
54
26
48
20
25
37
118

59
15
19
63
75
9
19
35
3895

113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132

133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
Tổng số

49
48
93
72
59
137
48
19
24
6

17
23
49
15
21
37
20
33
41
37
18
22
54
39
28
43
57
49
62
35
47
27
13
62
19
73
95
48
3396



Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

29
30
31
32
33
34
35
36
37

38
Cây do sinh viên cấy (đợt 2)
39
Số cây hư trong
Số cây hư trong
Stt
1 vỉ (cây)
1 vỉ (cây)
40
18
76
99
41
27
77
42
42
19
78
40

43
34
79
57
44
45
80
12
45
61
81
25
46
32
82
25
47
14
83
3
48
17
84
16
49
32
85
52
50
43

86
71
51
12
87
19
52
10
88
24
53
23
89
9
54
36
90
38
55
56
91
52
56
28
92
27
57
28
93
10

58
39
94
34
59
30
95
47
60
17
96
51
61
23
97
4
62
45
98
50
63
73
99
59
64
64
100
61
65
18

101
37
66
47
102
14
67
17
103
38
68
63
104
43
69
72
105
77
70
42
106
41
71
64
107
22
72
92
108
10

73
103
109
15
74
103
110
41
75
87
111
43
75
112
54 Tổng số

21

66
113
86
114
26
115
34
116
54
117
2
118

33
119
56
120
73
121
51
122
17
123
29
124
20
125
78
126
93
127
38
128
44
129
52
130
48
131
19
132
41
133

4
134
18
135
25
136
92
137
36
138
77
139
18
140
27
141
84
142
65
143
40
144
21
145
35
146
11
147
9
148

22
149
20
150
3173 Tổng số

109
18
45
49
55
16
48
71
90
11
42
28
7
25
17
16
35
48
6
22
15
48
28
30

46
32
24
15
29
55
45
17
46
37
18
11
74
26
2716


Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Cây do sinh viên cấy (đợt 3)
38
Số cây hư trong
Số cây hư trong

39
Stt
1 vỉ (cây)
1 vỉ (cây)
40
14
76
35
41
17
77
30
42
42
78
43
43
12
79
18
44
30
80
17
45
26
81
20
46
53

82
32
47
37
83
105
48
53
84
19
49
24
85
29
50
16
86
35
51
29
87
31
52
31
88
25
53
24
89
42

54
43
90
36
55
17
91
27
56
16
92
22
57
25
93
31
58
23
94
6
59
22
95
17
60
20
96
17
61
44

97
11
62
48
98
18
63
31
99
9
64
15
100
21
65
13
101
33
66
9
102
59
67
38
103
32
68
11
104
41

69
6
105
42
70
18
106
87
71
45
107
39
72
21
108
73
73
17
109
40
74
103
110
21
75
106
111
70
71
112

103 Tổng số

22

86
113
45
114
24
115
28
116
36
117
12
118
62
119
133
120
15
121
44
122
7
123
18
124
10
125

33
126
17
127
29
128
61
129
34
130
9
131
12
132
19
133
8
134
20
135
38
136
25
137
81
138
12
139
24
140

47
141
81
142
59
143
83
144
17
145
11
146
26
147
24
148
4
149
13
150
2477 Tổng số

54
102
23
37
44
64
46
33

27
46
39
109
28
11
35
24
68
17
56
9
36
29
37
7
14
15
17
4
35
14
5
71
77
48
12
34
24
77

2764


×