TR NG .…………………ƯỜ
KHOA……………………….
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
Tình hình tội phạm ma túy ở địa phương
1
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ: 2
4
PHẦN II:QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN NƠI THƯC TẬP
4
1.Thực trạng tội phạm ma túy diễn ra ở địa phương: 4
PHẦN III: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC: 13
PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
QUAN NƠI THỰC TẬP TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG
NGỪA TỘI PHẠM MA TÚY Ở ĐỊA PHƯƠNG: 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ:
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe,
làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an ninh xã hội và an ninh quốc gia.
2
Để phòng ngừa ngăn chăn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này, bằng việc ban hành ra các
văn bản pháp luật để tiến tới ngăn chặn và phòng ngừa loại tội phạm nguy hiểm
này. Cùng với Nhà nước thì các tổ chức chính trị, xã hội cùng kết hợp với nhau
trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy có hiệu quả cao nhất trên mọi
phương diện.Vì tội phạm ma túy tác động tiêu cực đối với xã hội trên các lĩnh
vực : kinh tế , chính trị , văn hóa, sức khỏe con người, hạnh phúc gia đình, trật
tự xã hội…
Không chỉ trên phương diện trong nước, Nhà nước Việt Nam còn thực
hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song phương trên lĩnh vực phòng,
chống ma túy với các nước trên thế giới.
Với tệ nạn ma túy ngày càng nhức nhối, gia tăng, nó làm cho xã hội nước ta
ngày một kiệt quệ. Với những lý do cơ bản trên và những điều am hiểu ít nhiều
về tệ nạn này, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, giáo trong trường và cơ quan tòa
án nơi thực tập . Em xin phép được chọn đề tài: Tình hình tội phạm ma túy ở địa
phương” để làm khóa luận cho riêng mình, em kính mong được sự đóng góp ý
kiến của thầy, cô trong trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
PHẦN II:QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN
NƠI THƯC TẬP
1.Thực trạng tội phạm ma túy diễn ra ở địa phương:
a/Tình hình tội phạm về ma túy là hiện tượng xã hội tiêu cực,trái pháp luật
hình sự được thể hiện tổng hợp các tội phạm về ma túy xẩy ra trên địa bàn và
trong khoảng thời gian nhất định.
Trong số liệu thống kê của ngành Tòa án trong 02 năm (2003-2004) thì
tình hình tội phạm ma túy diễn ra như sau:
Năm 2003: Trong cơ cấu tội phạm cả năm, thì tội phạm về hình sự là 49%; tội
phạm dân sự: 51%; còn các tội phạm về các lĩnh vực khác: Hành chính, kinh tế,
lao động: chiếm 0%.
Trong đó thì tội phạm về ma túy chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tội phạm
về hình sự , chiếm 23%/49%: trong đó phạm tội chủ yếu: tội tàng trữ trái phép
chất ma túy: với 14 vụ và 15 bị cáo; tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy:
01 vụ-01 bị cáo.
Trong đó các bị cáo đưa ra xét xử gồm có: 02 bị cáo là nữ; tuổi chưa
thành niên (dưới 18 tuổi) có 03 bị cáo; từ 18 tuổi trở lên có 18 bị cáo. Người đại
diện hợp pháp có 03 người.
Năm 2004:
Trong cơ cấu tội phạm cả năm, thì tội phạm về hình sự là 46%; tội phạm
dân sự: 53%; còn các tội phạm về các lĩnh vực khác: lao động: chiếm 1%; các
lĩnh vực hành chính, kinh tế: 0%
Trong đó thì tội phạm về ma túy chiếm tỷ lệ vẫn còn cao trong cơ cấu tội phạm
về hình sự , chiếm 20%/46%: trong đó phạm tội chủ yếu: tội tàng trữ trái phép
chất ma túy: với 09 vụ và 10 bị cáo; tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy:
02 vụ-02 bị cáo; tội mua bán trái phép chất ma túy 01 vụ- 01 bị cáo
4
Trong đó các bị cáo đưa ra xét xử gồm có: 01 bị cáo là nữ; tuổi chưa thành niên
(dưới 18 tuổi) có 02 bị cáo; từ 18 tuổi trở lên có 10 bị cáo. Người đại diện hợp
pháp có 02 người.
Với số liệu thống kê trên, ta thấy tỷ lệ tội phạm ma túy năm 2004 so với
năm 2003 có chiều hướng giảm dần nhưng không đáng kể, với lại tội phạm xẩy
ra ngày càng tinh vi xảo quyệt hơn. Ta thấy được tỷ lệ phạm tội ở tầng lớp thanh
thiếu niên có chiều hướng gia tăng;Mà những năm trước thì chủ yếu là:thuốc
phiện,hêrôin,thì nay còn xuất hiện cả thuốc lắc và methamphetamine. Mặc dù
các cơ quan Tư pháp ra các bản án thích đáng, nghiêm minh đúng pháp luật,
nhưng tội phạm vẫn không giảm, tỷ lệ tái phạm sau khi đi cải tạo về vẫn còn
(thậm chí chúng còn ma mãnh hơn so với trước).
Vì địa phương là nơi tập trung dân cư khá phức tạp, với tuyến đường sắt
Bắc Nam và quốc lộ 1A chạy dọc qua,phía Bắc tiếp giáp với Nam Định, phía
Nam giáp với Bỉm sơn(Thanh hóa)còn phía Tây giáp với Hòa bình,các tỉnh
thành trên là những điểm nóng của Việt Nam về tội phạm ma túy.Do vậy mà
trong công tác quản lý địa bàn còn gặp nhiều vướng mắc, nhất là trong việc quản
lý tội phạm về ma túy.
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tội phạm ma túy bao gồm:
Do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến số người nghiện
trong xã hội ngày càng tăng, điều này đồng nghĩa việc tăng nhu cầu sử dụng các
chất ma túy. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng trái phép chất ma túy đã làm tăng hoạt
động buôn bán ma túy và những dịch vụ ăn theo.Hàng năm Tòa án cũng đã tiến
hành đưa ra xét xử các tội:sử dụng trái phép chất ma túy, còn tội về tàng trữ và
sản xuất thì ít.(tội này có khoảng 02-03 vụ trong 01 năm). Đây là hoạt động thu
được lợi nhuận bất chính rất lớn nên nó kích thích tâm lý làm giàu nhanh chóng
một bộ phận con người trong xã hội tham gia tăng lên.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng_Nhà nước: Địa phương,cùng
đoàn thể nhân dân tham gia tích cực trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm
ma túy nên các tội phạm về ma túy được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Hiệu
5
quả hoạt động điều tra khám phá các tội phạm ma túy ngày càng cao,hạn chế bỏ
lọt tội phạm. Do vậy mà nguồn “hàng”(ma túy) ở các tỉnh thành lân cận một
phần nào được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Pháp luật hình sự của nhà nứơc ta có chiều hướng mở rộng phạm vi các
tội phạm về ma túy. Đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự và
Quốc hội cũng đã ban hành luật phòng chống ma túy năm 2000.
Diễn biến tình hình tội phạm trên địa bàn xẩy ra khá phức tạp, đặc biệt là tội
phạm ma túy, do đó để phục vụ công tác: phòng ngừa- giáo dục các cơ quan
cũng đã tiến hành xét xử công khai mỗi năm 02 đến 03 vụ lưu động để kịp thời
ngăn chặn và phòng ngừa và được quần chúng nhân dân rất đồng tình ủng
hộ,góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật cho nhân dân.
b. Đặc điểm nhân thân người phạm tội ma túy xẩy ra trên địa bàn:
Người phạm tội về ma túy diễn ra ở đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội
khác nhau,nhưng theo số liệu thống kê của nghành Tòa án thì chủ yếu là thanh
thiếu niên(đặc biệt thanh niên từ:18-30 tuổi)chiếm tỷ lệ rất đông.Vì xuất phát
của họ chính là vụ lợi,lười lao động,thời gian dảnh rỗi tụ tập ăn chơi, đua
đòi,cho nên khi nhìn thấy kiếm tiền một cách dễ dàng là nhảy vào,còn lại là một
số ít phạm tội vì động cơ khác nhưng không đáng kể.
Mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc hiểu biết pháp luật yếu kém,
không biết được tác hại của ma túy. Một phần các bị cáo phạm tội do hoàn cảnh
gia đình: bố mẹ bỏ nhau dẫn đến con cái không có sự chăm sóc của cha mẹ nên
đi vào con đường phạm tội, cộng thêm sự tác động của bạn bè xấu lôi kéo dụ dỗ,
thấy lợi trước mắt mà đi vào con đường buôn bán,tàng trữ ma túy.
Đa số tội phạm ma túy trên địa bàn xuất phát từ những gia đình khó khăn, bố
mẹ, vợ chồng, anh chị em trong gia đình bất hòa với nhau từ đó mà trong suy
nghĩ của họ đã bị thấm nhuần thói hư tật xấu nên sa ngã vào con đường phạm tội
ngày một nhanh.
Ví dụ: Vào hồi 8h ngày 02/03/2006. Tòa án nhân dân thị xã Tam Điệp xét
xử bị cáo: Phạm Văn Cường sinh năm 1987. Trú tại: xã Yên Bình thị xã Tam
6
Điệp-Ninh Bình. Bị viện kiểm sát nhân dân thị xã Tam Điệp truy tố về tội “Tàng
trữ, sử dụng trái phép chất ma túy” Nội dung chính của vụ án xẩy ra như sau:
Vào ngày 07/12/2005, đối tượng sử dụng chất ma túy là Cường và Trưởng, đèo
nhau vào khu vực đền Dâu (thuộc địa phận tổ 16, phường Nam Sơn, thị xã Tam
Điệp) vào đó Trưởng và Cường bắt xe đi vào thị xã Bỉm Sơn( Thanh Hóa) mua
ma túy về sử dụng. Khi về đến địa phận phường Nam Sơn- thị xã Tam Điệp 02
người xuống xe vào ăn phở( lúc này Trưởng đi đâu Cường không hề biết) khi
công an vào kiểm tra và thu giữ được 0,12 chất bột mầu trắng, qua giám định kết
luận thì đó chính là Hêrôin.
Với bản án tòa tuyên cho kẻ phạm tội Phạm Cao Cường 24 tháng tù giam,
áp dụng theo khoản 1 điều 194 Bộ luật hình sự Việt Nam là hoàn toàn thích
đáng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
2. Nguyên nhân tội phạm ma túy trên địa bàn:
Trước tình hình tội phạm về ma túy diễn ra ngày càng gia tăng, Nhà nuớc
đầu tư nhiều tiền của và công sức để đấu tranh ngăn chặn tội phạm ma túy,
nhưng tình hình chuyển biến chậm và còn nhiều diến biến phức tạp với những
nguyên nhân sau:
a/ Nguyên nhân khách quan:
+Lợi nhuận do sản xuất và buôn bán ma túy ngày càng cao là nguyên
nhân,động lực thúc đẩy gia tăng tội phạm về ma túy:
Tội phạm ma túy là một hiện tượng xã hội tiêu cực, mang yếu tố truyền thống,
xã hội kinh tế và quốc tế. Gọi là yếu tố truyền thống vì nó có từ lâu đời, lan
truyền qua nhiều thế hệ, trở thành một thói quen ở một bộ phận nhân dân. Nó có
yếu tố xã hội vì nó có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, liên quan tới nhiều tầng lớp
xã hội từ: Già trẻ, trai, gái, cán bộ, học sinh,sinh viên v.v…. Yếu tố kinh tế vì nó
đã trở thành thị trường ma túy có: cung-cầu và các hoạt động phục vụ cho quy
luật cung-cầu đó, và nó không chỉ phát triển trong nước mà đã hình thành các
băng nhóm buôn lậu xuyên quốc gia và lan tràn như một “đại dịch trên thế giới”.
7
Do vậy mà trên địa bàn cũng đã tồn tại những nơi tàng trữ, buôn bán ma
túy, nhưng với số lượng không nhiều, đối tượng hoạt động rất tinh vi núp dưới
nhiều hình thức; có những gia đình cả nhà phạm tội về ma túy, nhưng vì siêu lợi
nhuận mà họ không hề sợ trước pháp luật, bố mẹ ở tù thì con làm thay. Vào tù ra
tội đối với họ diễn ra thường xuyên.
Nhìn chung trên địa bàn số lượng mà họ tàng trữ không đáng kể, cho nên
án của họ chủ yếu là từ 02 đến 07 năm là nhiều.
+ Nhà nước có chính sách thay thế cây thuốc phiện bằng các loại cây
trồng khác:
Với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Trên địa bàn thực hiện
theo Nghị quyết 06/CP(29/01/1993) về việc triệt để tận gốc ma túy trong nước.
ở địa phương không hề có: Gia đình hay cá nhân nào trồng cây thuốc phiện. Với
công tác tuyên truyền giáo dục nên mọi người thấy được tác hại của ma túy.
Trên địa bàn đất đai phì nhiêu, màu mỡ nên các cá nhân và hộ gia đình với sự
giúp đỡ của chính quyền địa phương nên họ chủ yếu tập trung vào canh tác:
trồng trọt và chăn nuôi, cho nên việc trồng cây thuốc phiện không diễn ra.
+ Địa phương với 03 phường 04 xã,là nơi tiếp giáp với 03 tỉnh Thanh
Hóa, Hòa Bình và Nam Định với quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy ngang
qua. Nên việc kiểm soát hoạt động: buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy còn gặp
nhiều khó khăn.
Địa phương là nơi tập trung những cơ quan ban nghành quan trọng( bộ
đội, các trưòng học dạy nghề, các công ty, nhà máy…) cho nên việc kiểm soát
dân số trên địa bàn nhiều lúc rất phức tạp. Phần lớn những tội phạm ma túy xuất
xứ từ 03 tỉnh thành này tràn vào vì đây là 03 tỉnh có số người sử dụng ma túy
nhiều. Các con buôn và kẻ nghiện ngập muốn lấy “ hàng” thì toàn vào 03 tỉnh
thành trên. Đáng lo ngại nhất đó là đối tượng phạm tội ngày một trẻ hóa, ma túy
dần dần xâm nhập vào các trường học, làm cho con em trên địa phương nghiện
ngập ngày một nhiều, phẩm chất đạo đức suy thoái trầm trọng, gây ra nhiều
hành vi rất nguy hiểm cho xã hội như: Cờ bạc, trộm cắp, mại dâm thậm chí cả
8
giết người. Như việc xẩy ra vào ngày 03/4/2006 trên địa bàn đã xẩy ra vụ án
mạng làm nhức nhối bao nhiêu người, đó là việc một học sinh trường trung học
phổ thông bán công thị xã Tam Điệp đã dùng dao đâm chết một học sinh trường
bổ túc văn hóa thị xã.
Với địa lý phức tạp như thế, nên các cơ quan bảo vệ Tư pháp đã bắt tay
vào công cuộc cùng với các đồng nghiệp tỉnh bạn cùng nhau phối-kết hợp để
dần dần tiến tới triệt để xóa sạch tệ nạn ma túy này.
+ Số người nghiện ma túy vẫn còn nhiều, tỷ lệ tái nghiện vẫn còn cao, tạo
ra nhu cầu ma túy lớn đã kích thích gia tăng tội phạm ma túy.
Theo thống kê của phòng lao động-thương binh xã hội số con nghiện thực
tế mà đưa đi cải tạo trên địa bàn là: 56 người(2005) là con số cụ thể còn thực tế
cao hơn nhiều, đáng chú ý là ma túy đã len lỏi vào các đối tượng là học sinh,
sinh viên trên địa bàn. Tỷ lệ nghiện ma túy còn rất trẻ, có những em chưa đủ 18
tuổi đã phải đưa đi cải tạo bắt buộc chữa bệnh. Trong đó các em sử dụng và
nghiện ma túy phần lớn là do bạn bè rủ rê nên tò mò, còn lại do hoàn cảnh gia
đình, do chán đời, đua đòi và những lý do khác. Qua nghiên cứu một số gia
đình có con em nghiện ma túy cho thấy, do xấu hổ với hàng xóm, cơ quan, bạn
bè nên nhiều gia đình đã không dám công khai nên nhiều gia đình đã mua thuốc
về cai nghiện hoặc đưa con em về những nơi xa xôi để cai nghiện. Thậm chí có
những gia đình có con em mình bị nghiện rất lâu rồi mà không hề biết.Vì vậy
mà con số thực tế người nghiện còn cao hơn rất nhiều.
Tệ nạn nghiện hút còn do một số người có lối sống thực dụng, thích ăn
chơi, đua đòi hoặc do bế tắc trong tình yêu, gia đình và cuộc sống, nhiều người
chọn ma túy để “ mua vui giải sầu”. Đây là biểu hiện của quá trình hình thành
nhân cách biến dạng, là nguyên nhân và điều kiện xuất hiện những hành vi lệch
chuẩn với các chuẩn mực giá trị xã hội nên sa vào nghiện hút ma túy và phạm
tội.
Một số người do thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy, tò mò muốn thử
cho biết nhưng khi đã thử rồi thi không thể thôi được nên đã thành nghiện. Một
9
số khác do không tự chủ được bản thân bị bạn bè lôi kéo cũng tham gia sử dụng
rồi thành nghiện. Khi cai nghiện song trở về cộng đồng tỷ lệ tái nghiện rất cao,
thậm chí còn nặng hơn trước. Chủ yếu là do: bạn bè lôi kéo, tác động xấu do xã
hội mang lại, không thích lao động và dẫn đến trìm ngập trong ma túy và lại
bước vào con đường phạm tội.
Ngoài ra công tác quản lý của gia đình, nhà trường và xã hội cũng như các
cơ quan chức năng còn nhiều khiếm khuyết, không đáp ứng được việc phòng
ngừa trước sự tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, cũng là điều kiện để tệ nạn
ma túy phát triển. Bọn tội phạm lợi dụng các điểm giải khát, quán karaôkê để
bán cho con nghiện, đồng thời chúng còn dùng thủ đoạn “thưởng chất ma túy”
cho người nghiện lôi kéo, rủ rê được người khác cùng sử dụng ma túy. Do vậy
mà số lượng người nghiện vẫn chưa đựơc ngăn chặn. Tỷ lệ tái nghiện còn
cao( dao động từ 70%-90%). Đặc biệt có những đối tượng đi cai 04-05 lần vẫn
nghiện, còn có những trường hợp: rạch bụng, cắt đứt ven tay để dọa cán bộ, để
tự sát.
+ Do thiếu sót từ quản lý gia đình và quản lý xã hội, do tác động của cơ
chế thị trường, nhiều gia đình chỉ lo việc làm giầu mà họ quên đi nghĩa vụ phải
chăm sóc con em mình, cho nên con em họ sa ngã vào con đường nghiện ngập
lúc nào mà họ cũng không biết, ngoài ra do sự tác động của đồng tiền nên một
số gia đình không giữ được tình thân ái, gương mẫu. Tham gia buôn bán, tàng
trữ ma túy hoặc nghiện hút thì làm sao mà là tấm gương tốt cho con cái noi theo
được. Vì vậy mà con cái họ dấn thân vào ma túy, trộm cắp, cờ bạc dẫn đến việc
phải tù tội khi tuổi còn rất trẻ.
b/ Nguyên nhân chủ quan:
+ Công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý xã hội của các cơ quan
chức năng còn nhiều yếu kém, để xẩy ra tình trạng buôn bán, tàng trữ, tổ chức
sử dụng trái phép chất ma túy gia tăng. Đây là môi trường xã hội tiêu cực dẫn
đến nhiều người nghiện hút ma túy và phạm tội, Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành chức năng, đoàn thể chưa
10
chặt chẽ, đặc biệt đấu tranh chống tội phạm ma túy hiệu quả chưa cao . Một số
điểm của địa phương vẫn còn nhiều thanh niên tụ tập chích hút. Thậm chí có
những điểm mà xilanh con nghiện vất rải rác sau khi chích hút xong. Trên địa
bàn 02 năm trở lại đây có những con nghiện chích hút quá liều dẫn đến sốc
thuốc mà chết, nhưng đấy không là bài học đối với những kẻ còn lại mà chúng
còn dấn sâu hơn không hề sợ sệt.
Ngoài lý do dẫn đến nghiện ngập ma túy, thì trong đó tình trạng thất
nghiệp, bế tắc trong cuộc sống nên nhiều người cũng đã lao vào con đường
nghiện hút. Đây là tiếng chuông cảnh báo đối với loài người và toàn xã hội trước
tệ nạn ma túy đáng ghê sợ này.
+ Công tác tuyên truyền giáo dục tác hại của ma túy còn hạn chế, nên ý
thức pháp luật của nhân dân còn yếu. Muốn hành động đúng pháp luật thì trước
hết con người phải có ý thức đúng về pháp luật. Vì vậy việc giáo dục pháp luật
có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội, do nhiều người chưa nhận thức được tác
hại của ma túy và các quy định của pháp luật nên vẫn còn lấn sâu vào nghiện hút
và phạm tội về ma túy.
Người nghiện ma túy không bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, trí tuệ
và lao động của họ mà còn phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, những con
nghiện chủ yếu là thất nghiệp và có tiền án, tiền sự. Vì qua thực tế công tác xét
xử ở tòa án có thể thấy những con nghiện tuổi đời rất trẻ, học hành dở dang,
không có công ăn việc làm, có những trường hợp mà bị cáo có tới 04 tiền án
( toàn về tội trộm cắp) cũng chỉ vì nguyên nhân không có tiền chích hút ma túy
và ăn chơi mà bị cáo chỉ hành nghề trộm cắp để lấy tiền tiêu sài và chích hút ma
túy. Không những thế mà ma túy là cầu nối truyền bệnh HIV, AIDS. Theo thống
kê tại trung tâm cai nghiện thì số con nghiện mà bị lây nhiễm HIV giai đoạn đầu
rất cao chiếm tới 40% vì thưòng những con nghiện hay dùng chung bơm kim
tiêm khi chích hút và quan hệ với gái mại dâm cho nên tình trạng lây nhiễm rất
phổ biến.
11
Địa phương triển khai tích cực chỉ thị 06/CT-TW của ban chấp hành trung ương
Đảng và kế hoặch số 1413/CN( Bộ Nôị Vụ; Bộ Giáo Dục-Đào Tạo; Bộ Lao
Động Thương Binh Xã Hội; Bộ Y Tế; Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản;
Hội Liên Hiệp Phụ Nữ) phối hợp liên ngành về phòng ngừa và đấu tranh chống
nghiện ma túy trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, kết hợp với các hoạt
động trên với việc giáo dục về tác hại của ma túy. Giáo dục pháp luật trong nhà
trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, cho nên tình hình về ma túy
cũng dần dần bước đầu được ngăn chặn vì nếu buông lỏng giáo dục thì tệ nạn
nghiện hút và tội phạm về ma túy lại có cơ hội phát triển. Có thể thấy một thực
tế là người dân sợ tội phạm hoặc sợ phiền hà nên không báo tin, tố giác tội phạm
cho các cơ quan chức năng mặc dù biết rõ hành vi phạm tội. Vì pháp luật có đi
vào cuộc sống nhân dân thì chức năng phòng ngừa của nó mới phát huy được.
+ Các cơ quan chức năng quản lý xuất nhập khẩu các chất ma túy, quản
lý các thuốc độc dược có tính chất gây nghiện và các tiền chất còn nhiều sơ hở.
Do nhu cầu y học, nghiên cứu khoa học cũng như sản xuất công nghiệp cho nên
vẫn phải xuất nhập khẩu một số chất ma túy và một số hóa chất, tiền chất có thể
sản xuất ma túy. Tuy nhiên có nhiều hóa chất và tiền chất còn trôi nổi trên thị
trường tự do, mặc dù số lượng không đáng kể, nhưng không kiểm soát chặt chẽ
thì tội phạm ma túy lợi dụng để sản xuất tung ra thị trường thì rất nguy hại cho
xã hội.
+ Cơ sỏ pháp luật về kiểm soát ma túy chưa đầy đủ, từ Trung Ương đến
địa phương cũng như vậy. Vì muốn làm tốt công tác: phòng ngừa, ngăn chặn và
đấu tranh có hiệu quả với tội phạm về ma túy thì vấn đề rất quan trọng là phải có
một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để các cơ quan bảo vệ
pháp luật hoạt động có hiệu quả cao, phát hiện và xử lý nghiêm khắc tội phạm.
Với tình hình trong nước và ngoài nước diễn ra như thế, cho nên Đảng- Nhà
nước ta đổi mới chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy. Thể hiện trong
việc Nhà nước ta tham gia công ước của Liên Hợp Quốc về kiểm soát ma túy,
Nhà nước tiếp tục sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự trong đó tội phạm về ma túy
12
được quy định thành một chương riêng ( chương XVIII với 10 điều luật cụ thể)
và tại kỳ họp thứ 8 quốc hội khóa X đã thông qua luật: Phòng chống ma túy. Có
thể thấy Đảng-Nhà nước ta thể hiện thái độ kiên quyết trừng trị nghiêm khắc các
tội phạm về ma túy.
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình hình tội phạm ma túy
không những diễn ra trong nước mà còn xẩy ra ở địa phương, ngoài ra nó còn có
nguyên nhân khác dẫn đến phạm tội ma túy ngày càng gia tăng.
PHẦN III: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP
ĐƯỢC:
Với thực trạng và nguyên nhân chủ yếu trên có thể thấy rằng tội phạm ma
túy ngày một gia tăng, ngày một lớn mạnh , chúng hoạt động tinh vi hơn, hiệu
quả hơn, thậm chí còn có những tổ chức tội phạm buôn bán ma túy xuyên quốc
gia chúng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình, không loại trừ
hành vi nào, có không ít những cán bộ ngành Tư pháp đã bị chúng mua chuộc,
lợi dụng tiếp tay cho con đường phạm tội của chúng đồng nghĩa với việc buôn
bán tàng trữ trái phép chất ma túy, thì tỷ lệ nghiện ma túy không hề giảm mà
ngày càng có chiều hướng tăng lên , với nhiều hình thức sử dụng: chích, hút,
hít… và với nhiều loại ma túy: Hêrôin, moocphin, thuốc lắc, … được chúng
tuồn ra thị trường đầu độc nhân loại( mà trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên).
Đứng trứơc tình hình phức tạp trên cấp ủy và chính quyền thực hiện Chỉ thị 06
của Ban chấp hành trung ương Đảng về tăng cường chỉ đạo công tác phòng
chống và kiểm soát ma túy và Chỉ thị 1411 của Chính phủ về mở đợt cao điểm
vận động phòng chống ma túy, chúng ta đã huy động được cả xã hội vào việc
đấu tranh phòng chống ma túy trên địa phương,thực hiện theo đường lối, chủ
trương,chính sách của Đảng-Nhà nước, địa phương đã dần dần tiến tới xóa bỏ tệ
nạn ma túy, khắc phục những khuyết điểm, để mang lại trật tự trị an cho xã hội,
đưa xã hội đi vào kỷ cương, nề nếp. Để thực hiện được các công việc đó thì
13
chính quyền sở tại cùng các ban nghành đoàn thể, tổ chức có những giải pháp
sau:
+/.Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phòng, chống ma túy: Các cơ quan
chức năng phối kết hợp cùng với các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể từ Trung
Ương đến địa phương, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu biết về tác hại
của ma túy, nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân để cho nhân dân tự
nguyện không tàng trữ, buôn bán, sủ dụng trái phép chất ma túy. Đặc biệt là thế
hệ trẻ, thế hệ trẻ là người chủ tương lai của đất nước, họ không thể kế tục và
phát triển sự nghiệp cách mạng của nước nhà nếu họ là những người nghiện
ngập, không có sức khỏe và trí tuệ, vì tệ nạn ma túy đang làm băng hoại thế hệ
trẻ, mà chủ yếu mới đầu là họ lạm dụng ma túy sau đó trở thành phạm tội ma
túy. Do đó đoàn thể cùng các cơ quan chức năng phải tuyên truyền, giáo dục để
cho lớp trẻ nhận thức và hành động đúng đắn, làm cho họ hiểu được những
chuẩn mực về đạo đức, những quy luật về pháp luật để có những xử sự và hành
động phù hợp trong thực tiễn cuộc sống. Nhận thức đúng thì có hành động đúng,
lớp trẻ hiểu được tác hại ghê gớm của ma túy sẽ tránh xa nó, không sa đà vào
nghiện hút và phạm tội. Chúng ta động viên lớp trẻ không tự bảo vệ mình mà
còn tham gia chủ động phòng ngừa, đấu tranh phòng chống ma túy. Lớp trẻ
cùng với gia đình, nhà trường, xã hội tích cực hưởng ứng cuộc vận động toàn
dân tham gia phòng, chống ma túy, cùng với việc động viên thì cơ quan chức
năng và đoàn thể tạo điều kiện để lớp trẻ được học hành, có nơi vui chơi giải trí,
văn hóa, văn nghệ và những họat động xã hội lành mạnh, cùng nhà trường, xã
hội, đoàn thể đẩy mạnh phong trào thi đua ở thế hệ trẻ: “rèn đức, luyện tài, vì
ngày mai lập nghiệp”. Động viên lớp trẻ tích cực hưởng ứng và tham gia vào
hiến chương của thanh niên vì một thế giới không ma túy, một xã hội không ma
túy, thế hệ trẻ không ma túy, trường học và đường phố không ma túy.
+/.Đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy và kiểm soát tiền chất ma
túy.
14
Được sự quan tâm của các ban nghành, đoàn thể trên toàn địa phương mà
các cơ quan Tư pháp cùng với quần chúng, nhân dân tham gia tích cực vào việc
đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy. Vì địa bàn là nơi tiếp giáp với những
tỉnh thành là điểm nóng về ma túy của cả nước là Hòa Bình, Thanh Hóa,Nam
Định. 03 tỉnh thành nay có số con nghiện nhiều và ma túy từ những địa bàn này
tràn sang, gây mất trật tự trị an cho quần chúng nhân dân. Trên tinh thần trách
nhiệm cao, quần chúng nhân dân cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật đã kịp
thời phát hiện và tố giác tội phạm, phát hiện được nhiều ổ tiêm chích của các
con nghiện, phát hiện được nhiều địa điểm nóng bỏng mà chúng hay giao
“hàng” cho các con nghiện. Không chỉ thế các tổ, thôn của các phường ,xã tích
cực tham gia đấu tranh: phòng, chống tội phạm ma túy ở mỗi khu vực của mình.
Họ không chỉ là những tuyên truyền viên mà còn là những chiến sĩ tự nguyện
trên mặt trận đấu tranh loại bỏ tệ nạn xã hội để mang lại trật tự cho địa phương,
cho Đất nước.
+/.Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản
lý sau cai nghiện ma túy.
Ở địa phương số người nghiện thực tế đã được cấp chính quyền sở tại bắt
hoặc đưa đi tập trung cai nghiện ở trung tâm cai nghiện thuộc sở: Lao động-
Thương binh xã hội quản lý. Nhìn chung số người vào đây cai nghiện đa số
phạm tội lần đầu, hình thức sử dụng là chích, hút, bệnh chưa hẳn là nặng lắm.
Qua thực tế thấy số đối tượng vào trung tâm sau một thời gian thì sức khỏe và
tinh thần của họ tương đối tốt. Với các bác sĩ tận tình chăm sóc không những cả
về bệnh tình và cả về tinh thần cho họ. Với mục đích chính là để cho họ sớm
khỏi bệnh, cắt cơn nghiện để khi ra ngoài xã hội trở thành một công dân có ích
cho xã hội. Vào trung tâm họ sống trong một môi trường lành mạnh, với những
công việc lao động nhẹ nhàng, những bài thể dục, thể thao bổ ích cho sức khỏe
của họ. Cuộc sống sinh hoạt điều độ, phù hợp, vào các buổi tối, ngày lễ họ đuợc
giao lưu văn hóa, văn nghệ, họ được lắng nghe ý kiến chính đáng, sự giác ngộ
tỉnh táo về tác hại của ma túy. Tóm lại những con người vào đây chữa bệnh sau
15
khi ra khỏi trung tâm sức khỏe của họ rất tốt, cơn nghiện cũng được dứt. Nhưng
thực tế đáng buồn sau khi họ trở về với cộng đồng, việc làm không có, lại thêm
bạn bè xấu tác động, lôi kéo, rủ rê chơi bời, đàn đúm, cơn thèm khát ma túy
trong đầu họ lại trỗi dậy, họ lại sử dụng ma túy, thậm chí còn nghiện nặng hơn.
Do vậy mà trong công tác quản lý sau cai nghiện của ta còn gặp rất nhiều khó
khăn và vướng mắc, nên tỷ lệ tái nghiện rất cao. Khi họ ra ngoài không có sự
quản lý của: Gia đình, nhà trường, xã hội, cuộc sống buông thả, ăn chơi đua đòi
thế là họ tiếp tục đi vào con đường hút chích. Vì thế mà tỷ lệ tái nghiện còn cao
thậm chí còn nặng hơn trước. Vấn đề đặt ra ở đây là phải có: chính sách, chủ
trương phù hợp cho đối tượng sau khi đi cai nghiện về để cho họ trở thành một
công dân tốt có ích cho xã hội. Hạn chế tối đa đi vào con đường phạm tội. Làm
được như vậy rất cần sự quan tâm đóng góp của: Gia đình, bạn bè, xã hội để cho
họ tỉnh ngộ, tránh xa với ma túy.
+/.Tổ chức phòng chống ma túy trong trường học:
Hàng năm: Công an cùng phối-kết hợp với nhà trường tuyên truyền, giáo
dục cho học sinh, sinh viên biết được tác hại của ma túy. Ngăn chặn “ma túy học
đường” xâm nhập vào cả trường học, vì đây là môi trường nhạy cảm, các em
đang tuổi trưởng thành, nóng vội, bồng bột, nếu không đấu tranh, phòng ngừa
tốt thì loại tội phạm len lỏi vào rất nhanh. Cần nêu cao các khẩu hiệu cho học
sinh, sinh viên biết được tác hại của ma túy và đồng thời cũng cần có sự giúp đỡ
tận tình của thầy cô và bạn bè trong việc đấu tranh, phòng-chống ma túy.
+/ Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các bài thuốc y học dân tộc và các bài
thuốc y học khác trong điều trị, cai nghiện ma túy và phục hồi chức năng cho
người nghiện ma túy. Vì từ ma túy nó phát sinh ra nhiều bệnh tật khác như:
viêm gan, phổi, dạ dày,… còn nguy hại hơn đến sức khỏe, tính mạng đó là lây
nhiễm HIV/AIDS. Trên tinh thần chung Đảng và Nhà nước ta đầu tư nhiều tiền
của, công sức cho các tổ chức khoa học, y bác sỹ đầu tư nghiên cứu tìm ra
những phương pháp chữa trị hữu ích với kết quả tốt nhất.
16
+/ Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tội phạm về ma túy và người
nghiện ma túy.
Vấn đề này xuất phát đầu tiên từ ý thức của mỗi cá nhân cụ thể, gia đình,
xã hội cùng với sự tuyên truyền giáo dục của các cơ quan trong việc đấu tranh
phòng- chống tội phạm ma túy. Mà trước hết đó là mỗi thôn xóm(tổ) trong
phường, xã có tinh thần trách nhiệm cao trong việc đấu tranh: Tố giác tội phạm
ma túy và những con nghiện trên địa bàn, không cho chúng hoạt động, buôn
bán, tổ chức tiêm chích, phải quản lý giám sát chặt chẽ,làm được việc này thì
các cán bộ phường xã cũng phải có chuyên môn nghiệp vụ rồi về triển khai
xuống cho tổ trưởng tổ dân phố. Và trong mỗi lần tập trung tại nhà văn hóa thì
các tổ trưởng có nhiệm vụ: tuyên truyền, phổ biến về tác hại của ma túy và đấu
tranh phòng chống ma túy cho người dân biết. Đi đến xây dựng một xã phường
trong sạch, lành mạnh không có tệ nạn ma túy xẩy ra.
+/ Tăng cường về hợp tác phòng chống ma túy và từng bước hoàn thiện
hệ thống pháp luật:
Tệ nạn này không chỉ giải quyết một cách đơn lẻ,một sớm một chiều mà
cần có sự đoàn kết, phối hợp giữa quần chúng nhân dân với các cơ quan bảo vệ
Tư pháp trong việc đấu tranh loại bỏ tội phạm ma túy. Cũng cần có những chính
sách khuyến khích, động viên những cá nhân, tập thể có thành tích trong việc
giữ gìn trật tự, trị an cho làng xã, đồng thời cùng với nhân dân tích tực tham gia,
đóng góp ý kiến để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp
luật về phòng chống ma túy nói riêng.
Trên đây là những biện pháp nghiệp vụ để phòng chống tội phạm ma túy.
Nó được thực thi tốt hay không đó là công việc của toàn Đảng, toàn dân ta trong
công việc đấu tranh xóa bỏ tệ nạn xã hội này, và nó phải được thực hiện một
cách triệt để, nghiêm minh từ cơ sở cho đến Trung Ương. Đưa xã hội đi vào nề
nếp, kỷ cương, có đời sống lành mạnh, thực hiện mục tiêu: “ dân giàu, nước
mạnh,xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.
17
PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOẠT
ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NƠI THỰC TẬP TRONG VIỆC
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM MA
TÚY Ở ĐỊA PHƯƠNG:
1. Đánh giá Năm 2003: Kết quả công tác xét xử của tòa án như sau:
Tổng số thụ lý: 91 vụ; đã xét xử và giải quyết: 86 vụ đạt tỷ lệ 96% (Số liệu từ
01/01/2003-30/11/2003) Trong đó:
Án Thụ lý(vụ) Đã xét xử (vụ) Bị cáo Đạt tỷ lệ
1.Hình sự 45 45 57 100%
2.Dân sự 11 10 21 91%
3.HN-GĐ 35 31 62 88%
Năm 2004: Kết quả công tác xét xử của tòa án như sau: Tổng số thụ lý: 99 vụ;
đã xét xử và giải quyết: 90 vụ đạt tỷ lệ 91% (Số liệu từ 01/01/2004-30/11/2004)
Trong đó:
18
Án Thụ lý(vụ) Đã xét xử (vụ) Bị cáo Đạt tỷ lệ
1.Hình sự 40 40 56 100%
2.Dân sự 21 21 27 100%
3.HN-GĐ 38 30 30 89%
Qua biểu đồ trên ta thấy: án hình sự có chiều hướng giảm từ 45 vụ xuống
40 vụ; nhưng án dân sự và hôn nhân-gia đình tăng lên, đặc biệt là án dân sự:
Năm 2003 có 11 vụ đến năm 2004 đã tăng lên 21 vụ.
Về đường lối xét xử: Hội đồng xét xử đã vận dụng đúng đường lối pháp luật,
đảm bảo quy trình tố tụng hình sự không có oan, sai; tạo điều kiện cho các luật
sư và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa được bảo đảm. Phiên tòa xét
xử thể hiện được tính trang nghiêm và phát huy tốt tinh thần thực hiện Nghị
Quyết Trung Ương 8 về cải cách Tư pháp và mở rộng việc tranh tụng tại phiên
tòa làm cơ sở cho quyết định của hội đồng xét xử nên năm 2003 có 03 vụ kháng
cáo- kết quả phúc thẩm: y án 02 vụ. Năm 2004 có 04 vụ kháng cáo, án phúc
thẩm đều y án.
Công tác thi hành án:
Năm 2003:
Tổng số bị án phải thi hành: 68 bị án
Quyết định phải thi hành: 68 bị án, đạt tỷ lệ 100%
Trong đó: ủy thác 10 bị án ra tỉnh ngoài, tù giam có thời hạn: 42 bị án; cải
tạo không giam giữ + án treo chuyển về cho xã, phường: 16 bị án.
Năm 2004:
Tổng số bị án phải thi hành: 49 bị án
Quyết định phải thi hành: 38 bị án
Trong đó: ủy thác 10 bị án ra tỉnh ngoài, đạt tỷ lệ 100%
Tù giam có thời hạn: 29 bị án; án treo: 08 bị án, Bị án cải tạo không giam
giữ: 01 bị án. Chuyển 100% các bị án phải chấp hành hình phạt: án treo, cải tạo
không giam giữ về cho ủy ban nhân dân các xã, phường thi hành.
19
Nhìn chung tòa án thực hiện vai trò xét xử công minh đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật không có oan sai và thực hiện đúng theo tinh thần Nghị
Quyết Trung Ương 8.
2. Nhận xét:
- Tích cực:
Tòa án với vai trò là cơ quan xét xử công minh đúng người, đúng tội,
không có oan sai và thực hiện đúng trên tinh thần Nghị quyết Trung Ương 8.
+/ Các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử đều có trình độ
học vấn về chuyên ngành và có thâm niên công tác cao trong ngành xét xử, và
không ngừng nâng cao về nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ để vận dụng tốt
trong công tác xét xử.
+/ Trong công tác xét xử có sự phối- kết hợp chặt chẽ các ngành hữu quan
và chính quyền địa phương tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết và đấu
tranh phòng chống tội phạm ma túy nói riêng và tội phạm xẩy ra trên địa bàn nói
chung. Làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ của
ngành.
- Hạn chế:
+/ Số lượng cũng như chất lượng thẩm phán của Tòa án cấp huyện(Thị)
nói chung còn thiếu so với yêu cầu, trình độ nâng cao nghiệp vụ nhiều bất cập
trong khâu đào tạo và bồi dưỡng vì những nguyên nhân chủ quan. Do vậy trong
quá trình phân công công việc xét xử đôi khi gặp trở ngại.
+/ Hội thẩm nhân dân trình độ về chuyên môn nghiệp vụ chưa được nâng
cao, kiến thức pháp luật đôi khi còn chưa nắm bắt cụ thể và chính xác, do vậy
trong công tác xét xử gặp nhiều khó khăn.
3. Kiến nghị:
- Nhìn chung, trên tinh thần Nghị Quyết Trung Ương 8 thì Tòa án thực
hiện tốt công việc xét xử của mình, đúng người, đúng tội, không có oan sai,
hàng năm Tòa án tổ chức đưa các vụ án điểm ra xét xử lưu động. Trên cơ sở đó
thì ngành Tòa án cần kết hợp với các ban ngành khác và vận động quần chúng
20
nhân dân tích cực tham dự vào các phiên tòa xét xử lưu động. Mục đích là để
cho dân biết nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, và cũng là để
răn đe đối với những kẻ coi thường pháp luật và cũng là bài học cảnh báo cho
bọn tội phạm ma túy và những con nghiện được biết. Pháp luật sẽ trừng trị
nghiêm khắc, minh bạch đối với loại tội phạm này.
- Đi cùng với công tác xét xử, ngành tòa án cần phải đẩy mạnh hơn nữa
phong trào đấu tranh: Phòng-chống tội phạm, đặc biệt là phải: Tuyên truyền-
giáo dục cho quần chúng nhân dân biết tác hại của ma túy, nó không chỉ là chất
gây nghiện mà nó còn là con đường dẫn đến phạm tội nguy hiểm cho xã hội:
Trộm cắp. lừa đảo, mại dâm; không chỉ thế nó còn là mầm độc gây ra bệnh tật
cho xã hội vì nó là mầm mống của đại dịch: HIV/AIDS.
- Sắp tới trên tinh thần Nghị Quyết Trung Ương 8 về cải cách Tư pháp thì
ngành Tòa án sẽ được nâng thẩm quyền xét xử lên. Do vậy để công việc xét xử
cho tốt, công minh, đúng người, đúng tội, thì ngành Tòa án phải chọn những
người đủ đức, đủ tài, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao để bổ nhiệm làm
Thẩm phán, muốn vậy thì ngành cũng phải nên chú trọng vào việc đào tạo cán
bộ, bố trí để cho Thẩm phán đi học các lớp đào tạo cao cấp, không những thế
ngành cũng nên xem xét, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ trẻ có đủ trình độ, phẩm
chất đạo đức tốt để đào tạo và sau này là đội ngũ kế cận của Tòa án.
- Trong xét xử thì Hội thẩm nhân dân thẩm quyền ngang Thẩm phán(chủ
tọa phiên tòa). Nhưng một thực tế Hội thẩm nhân dân nhiều khi chuyên môn
nghiệp vụ chưa kịp được đào tạo và nâng cao, nên trong công tác xét xử còn gặp
nhiều vướng mắc, đôi khi có những vụ án phức tạp, cầu kỳ thì lúc đấy sẽ là trở
ngại lớn cho Hội thẩm nhân dân cho nên khi bầu Hội thẩm nhân dân thì phải
nghiên cứư kỹ xem họ có am hiểu pháp luật không, có trình độ chuyên môn
không và cũng không ngừng việc đào tạo nâng cao trình động lý luận và thực
tiễn cho họ, để họ phục vụ tốt cho ngành tòa án.
- Tòa án là nơi xét xử, nhưng về cơ sở vật chất còn thiếu và chưa đầy đủ.
Do vậy ngành nên yêu cầu cơ quan ban ngành cấp trên hỗ trợ, bổ sung kinh phí
21
để phục vụ cho công việc xét xử được tốt hơn như việc cập nhật các thông tin
hàng ngày thì cần phải có máy móc, trang thiết bị, phương tiện truyền tải và nên
thành lập một thư viện sách riêng cho ngành nghiên cứu và cũng là để nâng cao
trình độ của mình trong công tác xét xử được tốt hơn.
Qua quá trình thực tập trong ngành, tuy rằng thời gian ngắn ngủi, nhưng
được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ trong cơ quan. Nên một
phần nào em thu thập được kiến thức cơ bản, mặc dù còn nhiều hạn chế và thiếu
sót nhưng cũng là bước đầu đi vào thực tế để sau này khi ra trường trở thành
một cán bộ Tư pháp để góp một phần công sức bé nhỏ vào trong công việc đấu
tranh phòng ngừa tội phạm. Trên thực tế địa bàn tệ nạn ma túy xẩy ra hàng ngày
và thường xuyên, là mối lo cho con người trước cuộc sống mất trị an: Trộm cắp,
cờ bạc, mại dâm, HIV/AIDS… đều từ ma túy mà ra. Trước nguy cơ đó và trong
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu. Em mạnh dạn xin chọn đề tài: “Tình hình tội
phạm ma túy ở địa phương”.
Báo cáo trên đây là tất cả những gì thu thập được trong 02 năm 2003-
2004 và cũng được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ ngành tòa án.
Kính mong được sự quan tâm, chỉ đạo của các thầy, cô trong trường để khi sinh
viên chúng em ra trường có kiến thức tốt để hoàn thành các công việc được
giao!
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2000.
2.Luật phòng chống ma túy năm 2000.
3. Tạp chí phòng chống ma túy các năm(2003-2004)
4. Hỏi đáp về phòng chống tệ nạn ma túy.
5. Báo cáo xét xử của ngành tòa án trong 02 năm 2003-2004.
6.Giáo trình:Tội phạm học (Đại học luật).
23