Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

(9,5 điểm ) bài tiểu luận triết mác lênin học kì cuối 2021 k47UEH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.99 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
BỘ MƠN NHỮNG NGUN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC -LÊNIN

Hình thức thi: tiểu luận khơng thuyết trình (TLOTT)
TÊN TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ
BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

: PHẠM THỊ KIÊN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: DƯƠNG THỊ THU QUỲNH

MSSV

: 31211025982

LỚP

: 21C1PHI51002325

GIẢNG ĐƯỜNG

: SÁNG THỨ 6



MỤC LỤC
PHẦN 1. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ BẢN
CHẤT CON NGƯỜI.
1.1-Khái niệm con người ......................................................................................trang 1
1.2-Bản chất của con người
1.2.1-Con người – thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội......trang 1
1.2.2-Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những mối
quan hệ xã hội...........................................................................................................trang 2
1.2.3- Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử..................................trang 3

PHẦN 2. . Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1-Ý nghĩa lý luận................................................................................................trang 3
2.2-Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................trang 4
2.3-Liên hệ bản thân..............................................................................................trang 5


PHẦN 1. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ BẢN
CHẤT CON NGƯỜI.
1.1-Khái niệm con người [1]
Con người là một thực thể tự nhiên – xã hội.Tiên đề vật chất đầu tiên quy định sự hình
thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên.
Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
+ Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở
khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ phát triển của chủ nghĩa duy
vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các lồi.
+ Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là
thân thể vô cơ của con người.
Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác độ sau đây:
+ Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, lồi người thì khơng phải chỉ có nguồn gốc

từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà cịn có nguồn gốc xã hội của nó, mà
trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả
năng vượt qua lồi động vật để tiến hóa và phát triển thành con người.
+ Hai là, xét từ giác độ phát triển và tồn tại của con người, lồi người thì sự tồn tại của nó
ln ln bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì
mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tỉnh thống nhất của
nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả
năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.
1.2-Bản chất của con người [2]
1.2.1-Con người – thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội
Tiếp thu một cách mang tính phê phán những quan điểm có tính hợp lý và khắc phục
những thiếu sót hạn chế quan niệm về con người trong lịch sử triết học trước đó, triết học
Mác khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã
1


hội. Trước hết, con người là sản phẩm của lịch sử tự nhiên. Như vậy, con người trước hết
là một tồn tại sinh vật, con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính
lồi. Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người.
Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người và thế giới loài vật là mặt xã hội, là quá
trình lao động của con người. Thứ hai, con người còn là sản phẩm của lịch sử xã hội và
chính lao động là nhân tố giữ vai trị quyết định cho q trình hình thành con người,
khẳng định con người có tính xã hội. Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động
sản xuất vật chất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ đời sống
của mình, hình thành phát triển ngơn ngữ và tư duy, xác lập các quan hệ xã hội.
Bởi vì, con người chỉ có thể tồn tại khi thỏa mãn những nhu cầu sinh học, nhưng không
phải bất cứ một sản phẩm vật chất nào cũng có sẵn trong tự nhiên mà chủ yếu đều do quá
trình sáng tạo của con người thông qua lao động. Bởi xã hội là phương thức cho con
người thoả mãn tốt hơn những nhu cầu sinh học ngày càng có tính hợp lý và văn minh

hơn. Chính vì vậy, con người ngày càng quan tâm đến quá trình cải tạo hiện thực khách
quan, cũng như chính lợi ích của cá nhân, tập thể, giai cấp hay của tồn bộ xã hội, khơng
phải do ý thức chủ quan của con người mà do chính điều kiện khách quan và các quy luật
khách quan quy định.
1.2.2-Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những mối
quan hệ xã hội.
Sự khác biệt ấy thể hiện con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt
xã hội hoặc bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội. Bởi vì, cả ba
mối quan hệ ấy, suy đến cùng đều mang tính xã hội giữa người và người là quan hệ bản
chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác của con người. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hịa những quan hệ xã hội.
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thốt ly khỏi điều
kiện, hồn cảnh lịch sử xã hội. Con người là cụ thể, sống trong một điều kiện lịch sử cụ
thể nhất định. Trong điều kiện lịch sử, cụ thể đó bằng hoạt động thực tiễn, con người sản
xuất ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại, phát triển về thể lực và trí lực.
2


1.2.3- Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
Con người là sản phẩm phát triển của tự nhiên và lịch sử phát triển của xã
hội. Song, điều quan trọng hơn cả là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử xã
hội. Với tính cách chủ thể của lịch sử, thông qua hoạt động thực tiễn, con người biến đổi
giới tự nhiên, biến đổi xã hội và bản thân mình. Trong quá trình cải biến giới tự
nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.
Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Hoạt
động sản xuất vật chất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức
dẫn đến sự biến đổi xã hội. Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà
là hệ thống mở tương ứng với điều kiện lịch sử của con người. Cho nên, có thể nói
rằng, sự vận động và phát triển của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và phát
triển của bản chất con người thông qua những mối quan hệ xã hội trong lịch sử.

PHẦN 2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN [3]
2.1-Ý nghĩa lý luận
“Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và bản chất con người là cơ sở
phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người biểu hiện:
-Trong nhận thức, đánh giá con người thì cần phải xem xét cả phương diện bản tính tự
nhiên lẫn phương diện bản tính xã hội, song trong đó, phải coi trọng hơn việc xem xét con
người từ phương diện bản tính xã hội. Mặt khác, trong việc xây dựng thái độ sống vừa
phải biết tính đến nhu cầu sinh học song cần coi trọng rèn luyện phẩm chất xã hội, tránh
rơi vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường.
-Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội nên để chúng ta hình thành được
con người, chúng ta phải chịu sự quy định của các yếu tố; sự hình thành và phát triển về
bản chất và nhân cách của con người chịu sự quy định bởi những điều kiện của kinh tế xã
hội. Cho nên điều kiện kinh tế xã hội nào thì quyết định con người trong mối quan hệ xã
hội như thế và trong những mối quan hệ xã hội kinh tế khác nhau thì bản chất con người
bộc lộ khác nhau. Nên cần chú trọng việc xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, với những
3


quan hệ xã hội tốt đẹp để có thể xây dựng, phát triển được những con người tốt đẹp, hoàn
thiện. Đồng thời, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng
đắn mối quan hệ xã hội - cá nhân, tránh khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã
hội con người là tổng thể các quan hệ xã hội”.1
Nhân cách con người là tổng hịa các giá trị . bởi vì trong q trình hình thành con
người, con người chỉ là yếu tố tri thức mà phải là yêu tố thuộc về đạo đức. Cho nên trong
quá trình hình thành các bản chất về con người, chúng ta cần chú trong tới lẫn đạo đức và
tri thức. Do đó, chúng ta phải chú trọng đến yếu tố giáo dục để chúng ta phát triển con
người một cách toàn diện, giống như Bác Hồ từng nói: “Có tài mà khơng có đức là người
vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Hình thành và phát triển nhân cách và bản chất chúng ta chịu sự quy định của yếu tố
văn hóa của xã hội. Văn hóa xã hội là tổng hịa các văn hóa cá nhân và mỗi cá nhân trong

quá trình sinh ra và lớn lên chịu sự tiếp nhận của các giá trị của chuẩn mực của văn hóa
xã hội quy định. Và mỗi xã hội trong một thời đại khác nhau có quy định dựa vào yếu tố
tri thức, về pháp luật, về đạo đức, về tơn giáo, về thẩm mĩ khác nhau thì có những quy
định khác nhau. Chính vì vậy cho nên con người được hình thành ở mỗi thời đại là khác
nhau.
2.2 – Ý nghĩa thực tiễn
Đảng ta đã quán triệt và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người
và bản chất con người cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong lãnh đạo đất
nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đất nước. Trong quá trình chúng ta nhận thức ngày
nay, để chúng ta phát triển bản chất con người với tư cách là một nguồn nhân lực cho xã
hội thì chúng ta phải
+Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách giáo dục về đạo đức, chú trọng
về vấn đề sức khỏe, giáo dục thẩm mĩ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao

“Quan điểm của [...] quan hệ xã hội” : phần ý nghĩa lý luận , trang 206, Tài liệu hướng dẫn môn Triết học
Mác – Lênin ( Trường Đại học UEH)
1

4


động. Có như vậy thì chúng ta mới tạo ra một con người toàn diện và con người toàn diện
sẽ thúc đẩy cho xã hội phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
+Hai là, có cơ chế chính sách đồng bộ và thu hút việc sử dụng nguồn nhân lực để chúng
ta phát triển cơ quan địa phương của vùng miền, sự phát triển của con người được đảm
bảo về quyền của con người, về phát triển xã hội vì con người.
+Ba là, chúng ta giải quyết tốt cái chính sách thu hút nguồn nhân lực, tức là chúng ta tạo
ra những cơ chế, chính sách để chúng ta thu hút nguồn nhân lực của chúng ta , nguồn
nhân lực ở trong nước, nguồn nhân lực ở nước ngoài để phát triển đất nước
+Bốn là, thực hiện tốt mối quan hệ giữa môi trường làm việc với thực tiễn nguồn nhân

lực kinh tế , xã hội đất nước ta. Bởi vì, con người được định hình bởi các yếu tố xã hội
cho nên để con người phát triển toàn diện về đức, về tài, về thẩm mĩ, về văn hóa, về trí tuệ
thì chúng ta phải tạo ra mơi trường làm việc kích thích người lao động trong q trình làm
việc. Cho nên chúng ta phải xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh phát triển và
có tính đột phá, đổi mới nhận thức của chúng ta.
2.3 - Liên hệ bản thân
Với cương vị là sinh viên của Trường Đại học UEH, chúng ta cần phải định hình nhân
cách, bản chất của chúng ta một cách thật rõ ràng trong suốt 3,5 năm; định hình chúng ta
là sản phẩm, là con người, là văn hóa, là nguồn nhân lực của UEH trong quá trình cung
cấp nguồn nhân lực cho quốc tế cũng như là trong cả nước.
Trong q trình mơi trường chúng ta học tập ở đây chúng ta không chỉ học tập về tri
thức mà chúng ta còn học tập về kĩ năng học tập, về phương pháp, về thể lực, về đạo đức.
Nói chung, chúng ta rèn luyện môi trường của chúng ta bằng cách tận dụng tất cả cơ
hội cũng như là những yêu cầu của nhà trường đặt ra để đảm bảo nguồn nhân lực về trình
độ kĩ năng độ chuyên nghiệp ở trình độ cao trong quá trình hình thành bản chất của chúng
ta, để chúng ta đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động việc làm trong nước, trong
khu vực và của thế giới.
5


---------------HẾT---------------

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] : Từ trang 204 đến 205 - Tài liệu hướng dẫn môn Triết học Mác – Lênin
(Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
[2] : />[3] : Sách “Nhân cách con người việt nam và sự phát triển bền vững nguồn nhân
lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay” - T.S Bùi Xuân Dũng ( Chủ biên),

T.S Phạm Thị Kiên ( kèm theo sự hướng dẫn của T.S Phạm Thị Kiên)

1



×