Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Điều tra về nhận thức và chiến lược học kính ngữ tiếng Nhật của sinh viên Đại học Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.34 KB, 3 trang )

Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

Kỷ yếu khoa học

ĐIỀU TRA VỀ NHẬN THỨC VÀ CHIẾN LƯỢC HỌC KÍNH NGỮ TIẾNG NHẬT
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HÀ NỘI
Trần Phương Thảo*, Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Trường Đại học Hà Nội
*Tác giả liên lạc:
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu điều tra về nhận thức của sinh viên Khoa tiếng Nhật
Đại học Hà Nội đối với việc học và sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật; điều tra về tình hình
sử dụng các chiến lược học kính ngữ của nhóm đối tượng này. Trên cơ sở kết quả của hai
điều tra này, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp học kính ngữ cho sinh viên học tiếng Nhật tại
Việt Nam. Điều tra được thực hiện với đối tượng là 289 sinh viên của cả 4 khối học. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi và các câu hỏi phỏng vấn rồi đưa ra kết quả điều
tra theo phương pháp phân tích định lượng và định tính. Thơng qua điều tra, chúng tơi đã
phân tích và nắm được suy nghĩ của sinh viên Khoa Tiếng Nhật Đại học Hà Nội đối với việc
học và sử dụng kính ngữ; nắm được tình hình sử dụng các chiến lược học kính ngữ của nhóm
đối tượng này.
Từ khóa: Kính ngữ tiếng Nhật, nhận thức của sinh viên, chiến lược học tập.
AWARENESS AND STRATEGIES STUDYING JAPANESE LANGUAGE OF HA
NOI UNIVERSITY STUDENTS
Tran Phuong Thao*, Nguyen Thi Ngoc Diep
Ha Noi University
*Corresponding author:
ABSTRACT
This research aims to investigate the perceptions of students of the Japanese Language
Department of Hanoi University for learning and using the Japanese language; investigate
the use of the learning strategies of this group. Based on the results of these surveys, the
authors proposed solutions to study the language of Japanese students in Vietnam. The


survey was conducted with 289 students from all four groups. The study used questionnaire
survey and interview questions. Then, the survey results are presented in a qualitative and
quantitative manner. Throughout the survey, we have analyzed and grasped the thoughts of
students of the Hanoi University of Language Studies for the study and use of the language;
understand the use of rhetoric techniques of this group.
Keywords: Japanese language, the perceptions of students, learning strategies.
TỔNG QUAN
Việt Nam và Nhật Bản ngày càng trở thành
đối tác quan trọng của nhau trong nhiều lĩnh
vực Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực người
Việt tại các công ty Nhật Bản ở Việt Nam
cũng như ở Nhật ngày càng tăng cao. Trong
điều kiện đó, nhu cầu về học tập và giảng dạy
tiếng Nhật tại Việt Nam tăng đột biến, phát
triển mạnh về số lượng người học, cơ sở đào
tạo, bậc học. Tuy nhiên, năng lực tiếng Nhật
của người học tại Việt Nam chưa thật sự tốt,
đặc biệt là kĩ năng sử dụng kính ngữ.
Nhóm tác giả cũng gặp nhiều khó khăn trong
q trình học và sử dụng kính ngữ. Nhóm tác
giả đã thực hiện nghiên cứu này để có thể

hiểu được suy nghĩ và chiến lược học kính
ngữ của sinh viên. Ngồi những kiến thức về
kính ngữ được các thầy, cơ truyền dạy trong
những giờ học trên lớp, nhóm tác giả mong
muốn có thể tìm ra và đề xuất được phương
pháp học hiệu quả, nhằm giúp ích cho bản
thân và chia sẻ với các bạn học của mình.
Việc này đồng thời cũng sẽ giúp nâng cao ý

thức tự học kính ngữ cũng như ngoại ngữ nói
chung.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu thực hiện với 3 câu hỏi nghiên
cứu như sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Sinh viên có suy nghĩ

586


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

như thế nào về môi trường học và môi trường
giao tiếp đối với việc học và sử dụng kính
ngữ của mình?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Sinh viên có suy nghĩ
như thế nào về kính ngữ?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Sinh viên có những
chiến lược học kính ngữ như thế nào?
Nhóm tác giả sử dụng phần mềm IBM SPSS
Statistics 20 để xác định số lượng đối tượng
điều tra trên tổng số 569 sinh viên của Khoa
tiếng Nhật Trường Đại học Hà Nội. SPSS
(Statistical Product and Services Solutions) là
phần mềm thống kê, thường được dùng trong
nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong tâm lý
học và xã hội học. SPSS chủ yếu được sử
dụng để phân tích thơng qua kiểm định phi
tham số, thống kê mơ tả, kiểm định trung
bình… Sau khi chạy thuật toán trên SPSS, để

con số thống kê đưa ra sai số ở mức thấp
(0.5), số lượng đối tượng điều tra nhóm tác
giả cần thực hiện được xác định là 48 sinh
viên năm thứ nhất, 86 sinh viên năm thứ hai,
80 sinh viên năm thứ ba, 74 sinh viên năm
thứ tư.
Điều tra được nhóm tác giả thực hiện dưới
hai hình thức: điều tra thơng qua bảng hỏi và
điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp. Đối
tượng điều tra thông qua bảng hỏi bao gồm:
48 sinh viên năm thứ nhất, 86 sinh viên năm
thứ hai, 80 sinh viên năm thứ ba, 74 sinh viên
năm thứ tư. Đối tượng điều tra thông qua
phỏng vấn trực tiếp bao gồm 20 sinh viên từ
năm thứ nhất đến năm thứ tư (05 sinh viên
mỗi khối).

Kỷ yếu khoa học

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nhận thức của sinh viên về kính ngữ
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các sinh
viên đều có nhận thức rằng kính ngữ là quan
trọng, cần thiết trong giao tiếp và công việc.
Tuy nhiên, phần lớn các sinh viên đều chưa
có tinh thần tự học cao cũng như phương
pháp học hiệu quả để nâng cao khả năng học
kính ngữ và sử dụng kính ngữ trong thực tế.
Qua việc phân tích câu hỏi nghiên cứu số 1
liên quan đến suy nghĩ của sinh viên về môi

trường học và môi trường giao tiếp đối với
việc học và sử dụng kính ngữ, chúng tơi nhận
thấy rằng, thời lượng và chương trình giảng
dạy kính ngữ trên lớp chưa đủ.
Qua việc phân tích câu hỏi nghiên cứu số 2
về suy nghĩ của sinh viên về kính ngữ, chúng
tơi nghĩ rằng, sinh viên mỗi khối học cần có
thời gian, giáo trình và phương pháp học
khác nhau để phù hợp với trình độ và nhận
thức của mỗi khối.
Qua việc phân tích câu hỏi nghiên cứu số 3
về thủ thuật học kính ngữ của sinh viên,
chúng tơi thấy rằng các sinh viên đều có nhận
thức về tầm quan trọng cuả việc tự học kính
ngữ. Tuy nhiên, sinh viên chưa thực sự có
hứng thú đối với kính ngữ cũng như chưa có
tinh thần quyết tâm tự học cao.
Đề xuất giải pháp
Nhóm tác giả cũng đã có những đề xuất về
phương pháp nhằm nâng cao nhận thức về
kính ngữ, nâng cao năng lực tự học và khả
năng sử dụng kính ngữ trong thực tế của sinh
viên.

Đề xuất đối với giáo viên
Đề xuất đối với sinh viên
- Tạo cho sinh viên mơi trưởng để có nhiều - Tích cực tự học kính ngữ ngồi các giờ học
hơn các cơ hội rèn luyện và sử dụng kính trên lớp.
ngữ tốt hơn ngay trong các giờ học
- Chủ động tìm nhiều mơi trường phù hợp,

khác nhau để có cơ hội rèn luyện và sử dụng
kính ngữ.
- Tập trung và kĩ năng nghe, nói, thực hành
hơn là lý thuyết và sách vở.
- Thực hành luyện tập kính ngữ một cách chủ
động và tích cực.
- Nâng cao tinh thần tự học và ý chí tự học.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Ở nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành
điều tra, phân tích và nắm được suy nghĩ của
sinh viên Khoa Tiếng Nhật Đại học Hà Nội

đối với việc học và sử dụng kính ngữ; nắm
được tình hình sử dụng các phương pháp học
kính ngữ của nhóm đối tượng này.
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các sinh

587


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

viên đều có nhận thức rằng kính ngữ là quan
trọng, cần thiết trong giao tiếp và công việc.
Tuy nhiên, phần lớn các sinh viên đều chưa
có tinh thần tự học cao cũng như phương
pháp học hiệu quả để nâng cao khả năng học
kính ngữ và sử dụng kính ngữ trong thực tế.
Nhóm tác giả cũng đã có những đề xuất về
phương pháp nhằm nâng cao nhận thức về

kính ngữ, nâng cao năng lực tự học và khả
năng sử dụng kính ngữ trong thực tế của sinh
viên.
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam do
sinh viên thực hiện điều tra về tình hình sử
dụng các phương pháp học kính ngữ. Nhóm
tác giả hi vọng nghiên cứu này sẽ giúp nhiều
người học tiếng Nhật tại Việt Nam nắm được
và sử dụng hiệu quả các phương pháp và giải
pháp, từ đó nâng cao năng lực sử dụng kính
ngữ của mình. Đồng thời, chúng tôi cũng
mong muốn rằng, nghiên cứu này sẽ giúp cho

Kỷ yếu khoa học

giáo viên ở các cơ sở đại học đào tạo chuyên
ngữ và sinh viên học chuyên ngành giảng dạy
tiếng Nhật nắm được rõ hơn suy nghĩ của
sinh viên về kính ngữ, giờ học kính ngữ, các
hoạt động học tập liên quan đến kính ngữ, từ
đó có thể hỗ trợ sinh viên trong việc thực
hiện các giải pháp học kính ngữ một cách
hiệu quả hơn.
Ở những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi
mong muốn mở rộng đối tượng điều tra là
người học tại các cơ sở đào tạo tiếng Nhật
trên tồn quốc để có cái nhìn tồn cảnh hơn
về chiến lược học kính ngữ của người học tại
Việt Nam. Chúng tôi cũng mong muốn sẽ
thực hiện điều tra xem những chiến lược học

kính ngữ tiếng Nhật có ảnh hưởng như thế
nào đối với năng lực tự học của sinh viên, có
mang lại hiệu quả đối với việc nâng cao năng
lực sử dụng kính ngữ của sinh viên hay
khơng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỒN THỊ HÀ. 2015. ハノイ大学の日本語敬語使用の考察―ベトナムの日系企業にお
ける電話対応を中心に, luận văn thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Nhật tại Đại học Hà Nội.
GI HARUMI. 2014. 日本人と外国人日本語学習者の敬語使用に関する考察―アンケッ
ト調査結果の分析を中心に, 山口国文(37), 64-52.
NGUYỄN SONG LAN ANH. 1999. Kính ngữ với đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật Đối
chiếu với đại từ trong tiếng Việt, Hà Nội.

588



×