Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018
Kỷ yếu khoa học
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trần Mỹ Hạnh Duyên*, Nguyễn Thị Minh Trang,
Nguyễn Mai Thanh, Võ Thị Bích Vân
Trường Đại học Cần Thơ
*Tác giả liên lạc:
TÓM TẮT
Hiện nay, kỹ năng làm việc nhóm đã trở thành một trong những kỹ năng cơ bản
của người lao động trong xã hội mới. Để có được kỹ năng làm việc nhóm thành
thạo, người lao động cần được hình thành và phát triển ngay từ giai đoạn tiểu
học. Trên thế giới, vấn đề phát triển kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh tiểu học
đã được quan tâm và áp dụng vào dạy – học từ rất lâu. Tuy nhiên tại Việt Nam,
vấn đề này vẫn chưa nhận được sự đầu tư và nghiên cứu đúng mức. Trong đề tài,
chúng tôi đã nghiên cứu các nội dung lý thuyết về kỹ năng làm việc nhóm cho học
sinh tiểu học. Từ cơ sở lý luận đó, chúng tôi xây dựng các phiếu khảo sát dành
cho giáo viên, học sinh tiểu học nhằm tìm hiểu một số thơng tin về tầm quan trọng
của việc làm nhóm, lợi ích mà việc làm nhóm mang lại hay những khó khăn mà
học sinh gặp phải khi làm việc cùng nhau… đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh
giá các tiết dự giờ để xem giáo viên có giúp học sinh phát triển kĩ năng làm việc
nhóm trong tiến trình giảng dạy hay khơng.
Từ khóa: Học sinh tiểu học, kỹ năng, làm việc nhóm.
SOLUTIONS TO DEVELOP TEAMWORK SKILLS
FOR PRIMARY STUDENTS IN CAN THO
Tran My Hanh Duyen*, Nguyen Thi Minh Trang,
Nguyen Mai Thanh, Vo Thi Bich Van
Can Tho University
*
Corresponding Author:
ABSTRACT
At present, teamwork skills have become one of the basic skills of workers in the
new society. In order to have proficient teamwork skills, employees need to be
formed and developed from elementary school. In the world, developing
teamwork skills for primary pupils has been considered and applied in teaching
- learning for a long time. However, in Vietnam, this issue has not received
adequate investment and research. In the topic, we have studied the theoretical
contents of teamwork skills for primary students. Based on it, we created
questionnaires for primary school teachers to find out some information about
the importance of teamwork, the benefits that teamwork brings, and the
difficulties that students encounter when working together,... as well as the
development of criteria for evaluating, to see if the teacher helps students develop
teamwork skills in the teaching process.
Keywords: Primary school student, skills, teamwork.
TỔNG QUAN
Có rất nhiều tài liệu về kỹ năng, trong
đó kỹ năng được định nghĩa theo hai
khuynh hướng chính: (1) xem xét kỹ
291
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018
năng như là trình độ thực hiện hành
động, thiên về mặt kỹ thuật của thao tác
hành động. (2) xem xét kỹ năng
nghiêng về mặt năng lực hành động
của của con người trong điều kiện và
khoảng thời gian cụ thể. Song, kỹ năng
được định nghĩa phổ biến là năng lực
vận dụng có kết quả tri thức về phương
thức hành động đã được chủ thể lĩnh
hội để thực hiện những nhiệm vụ tương
ứng (Vũ Dũng, 2008). Nhóm được
hiểu như là một tập thể nhỏ được hình
thành để thực hiện một nhiệm vụ nhất
định trong một thời gian nhất định
(Trần Bá Hồnh, 2002). Nhóm được
chia thành hai loại: Nhóm chính thức
và Nhóm khơng chính thức (Đặng
Đình Bơi, 2010). Nhóm làm việc là
một dạng của nhóm chính thức – là một
nhóm có từ hai người trở lên, cùng có
chung chun mơn hoặc làm việc trong
các lĩnh vực có liên quan, gần gũi về
chun mơn; mục tiêu của nhóm làm
việc là hồn thành một công việc, tạo
ra sản phẩm; các thành viên tương tác,
bổ trợ cho nhau; nhóm làm việc giúp
thực hiện một cơng việc nào đó mà cá
nhân khó có thể làm được.
Từ các khái niệm trên, chúng tôi định
nghĩa kỹ năng làm việc nhóm là khả
năng tương tác, hỗ trợ, làm việc hiệu
quả giữa các thành viên để hoàn thành
một mục đích chung trong một thời
gian, khơng gian cụ thể dựa trên cơ sở
tơn trọng lợi ích chung của nhóm. Kỹ
năng làm việc nhóm theo nhiều tài liệu
là một hệ thống cấu trúc gồm các kỹ
năng bộ phận như: lắng nghe, thuyết
trình, thảo luận, giải quyết vấn đề, hợp
tác và chia sẻ. Một nhóm làm việc sẽ
trải qua một q trình bao gồm 5 giai
đoạn: Hình thành, bão táp, chuẩn hóa ,
thành công và kết thúc (B.W.
Tuckman, 1965). Để đảm bảo q trình
làm việc nhóm đạt được hiệu quả, cần
tn theo hệ thống các nguyên tắc và
đánh giá dựa trên các tiêu chí.
Kỷ yếu khoa học
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm cho
học sinh tiểu học là việc làm cần thiết
vì nhiều lí do. Khi làm việc nhóm, học
sinh có cơ hội được phát triển đồng
thời các kỹ năng bộ phận khác; có thể
hồn thành được sản phẩm học tập độc
đáo, đa ý tưởng; cải thiện được mối
quan hệ giữa các thành viên.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Bảng hỏi dành cho giáo viên: Nội dung
khảo sát nhằm tìm hiểu quan điểm của
giáo viên về tầm quan trọng của kỹ
năng làm việc nhóm; sự cần thiết của
kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh
tiểu học; đánh giá về kĩ năng làm việc
nhóm của lớp chủ nhiệm; chỉ ra được
mặt tích cực và tiêu cực từ dạy quá
trình giảng dạy, nêu được nguyên nhân
và hạn chế của việc phát triển kĩ năng
làm việc nhóm cho học sinh hiện nay;
đưa ra những giải pháp nhằm phát triển
kĩ năng làm việc nhóm; nhận định về
chương trình hiện nay liên quan đến
quá trình làm việc nhóm.
Bảng hỏi dành cho học sinh: Nội dung
khảo sát học sinh chủ yếu tìm hiểu về
khái niệm làm việc nhóm; tầm quan
trọng của làm việc nhóm đối với bản
thân học sinh; chỉ ra những yếu tố cần
thiết khi làm việc nhóm và yếu tố quan
trọng nhất để phát triển kĩ năng làm
việc nhóm; lợi ích, hiệu quả mà làm
việc nhóm mang lại và những khó khăn
học sinh thường gặp phải khi làm việc
nhóm.
Bảng tiêu chí dự giờ lớp 4 và lớp 5 ở
phân môn Tiếng Việt nhằm đánh giá
các hoạt động giảng dạy của giáo viên
có thực hiện được việc hình thành và
phát triển kĩ năng làm việc nhóm cho
học sinh tiểu học hay không.
Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Giải pháp phát triển kỹ
năng làm việc nhóm cho học sinh tiểu
292
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018
học tại thành phố Cần Thơ”, chúng tôi
không tuyệt đối hóa một phương pháp
nào mà tiếp cận vấn đề thông qua nhiều
phương pháp khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử
dụng để phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa tài liệu đề tài.
Phương pháp quan sát: Sử dụng để biết
cách thức giáo viên tổ chức tiết dạy;
các hoạt động giảng dạy cũng như đánh
giá tinh thần, thái độ của học sinh trong
quá trình học.
Phương pháp điều tra: Để khảo sát
nhận thức, đánh giá của giáo viên về
Kỷ yếu khoa học
việc phát triển kỹ năng làm việc nhóm
cho học sinh và khả năng làm việc
nhóm của học sinh, nhận thức của học
sinh về kỹ năng làm việc nhóm thơng
qua các bảng hỏi, chúng tôi đã sử dụng
phương pháp điều tra.
Phương pháp thống kê: Phương pháp
này được chúng tôi sử dụng nhằm
thống kê lại kết quả khảo sát chung
thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Các dữ liệu
phục vụ cho điều tra, nghiên cứu, đánh
giá thực trạng được xử lý và thể hiện
bằng đồ thị bởi phần mềm Excel và
Word.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả khảo sát
Hình 1. Biểu đồ thể hiện thái độ của giáo viên về tầm quan trọng của kỹ năng
làm việc nhóm
Qua khảo sát, chúng tơi thu về các số nhóm cho học sinh tiểu học nói riêng.
liệu thể hiện nhận thức của giáo viên Kết quả cho thấy khơng có sự chênh
về vấn đề phát triển kỹ năng làm việc lệch quá lớn giữa hai trường được khảo
nhóm nói chung và kĩ năng làm việc sát.
Hình 2. Biểu đồ sự đánh giá của giáo viên về kỹ năng làm việc nhóm của học
sinh lớp chủ nhiệm
293
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018
Ngoài ra, đề tài cũng đã thu về được
những kết quả biểu hiện sự đánh giá
khách quan từ giáo viên về kỹ năng
làm việc nhóm của chính học sinh lớp
chủ nhiệm. Kết quả cho thấy đa số giáo
viên trường tiểu học tại vùng trung tâm
đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của
Kỷ yếu khoa học
học sinh mình ở mức khá. Trong khi
đó, tại vùng ven thành phố, giáo viên
đánh giá học sinh ở mức giỏi. Hồn
tồn khơng có trường hợp kém và xuất
sắc. Điều này cho thấy rằng, giáo viên
vẫn chưa hoàn toàn tự tin vào kỹ năng
làm việc nhóm của học sinh mình.
Hình 3. Biểu đồ thể hiện nhận thức của HS về tầm quan trọng của kỹ năng làm
việc nhóm
Học sinh tiểu học tại vùng ven thành đúng hơn; làm việc nhóm rất vui vẻ,
phố và vùng trung tâm thành phố đều giao tiếp và hiểu bạn hơn; có thể giúp
đa số nhận thức được tầm quan trọng đỡ lẫn nhau trong học tập. Tuy nhiên,
của kỹ năng làm việc nhóm. Một số lý vẫn cịn số ít học sinh cho rằng làm
do các em cho rằng việc được tổ chức việc nhóm khơng quan trọng vì khơng
làm việc nhóm với nhau sẽ: giúp các cảm thấy hứng thú, lớp học trở nên mất
em làm được nhiều bài tập, nhanh và trật tự hơn.
Hình 4. Biểu đồ thể hiện các yếu tố tác động đến hiệu quả của q trình làm
việc nhóm
Kết quả thu về tại cả hai nơi đều không lắng nghe, tôn trọng, giúp đỡ và chia sẻ
có sự chênh lệch lớn. Cụ thể, đa số học được cho là những yếu tố chủ yếu tác
sinh tiểu học đều đã được hướng dẫn động đến q trình làm việc nhóm của
cách làm việc nhóm, các yếu tố như học sinh tiểu học.
294
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018
KẾT LUẬN
Việc hình thành và phát triển kỹ năng
làm việc nhóm cho HSTH cần phải có
sự hợp tác từ phía GV, chương trình
đào tạo và chính bản thân các HS.
Trong đó, vai trị của người GV là vơ
cùng quan trọng. Do đó, GV nên tìm
hiểu và trang bị cho mình những kiến
thức về DHHT và về kĩ năng làm việc
nhóm để áp dụng vào giờ dạy của mình
trong tất cả các môn học. Trong bài viết
này, chúng tôi mang đến một cái nhìn
tổng quan của thực trạng về vấn đề
Kỷ yếu khoa học
phát triển kĩ năng làm việc nhóm của
HSTH tại thành phố Cần Thơ trong bối
cảnh nền giáo dục Việt Nam đang trên
đà đổi mới. Đây là giai đoạn đầu của
q trình đổi mới đó, do đó q trình
nghiên cứu của chúng tơi sẽ là nền
tảng, cơ sở để thực hiện những nghiên
cứu về vấn đề này trong thời gian sắp
tới. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng đề
xuất một số giải pháp nâng cao kĩ năng
làm việc nhóm cho HSTH hiện nay nói
chung và HSTH thành phố Cần Thơ
nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶNG, ĐÌNH BƠI. 2010. Kỹ năng làm việc nhóm. Trường Đại học Nơng lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
LÊ VĂN TẠC. 2004. Một số vấn đề về cơ sở lý luận học hợp tác nhóm. Tạp chí
Giáo dục, số 81.
TRẦN BÁ HỒNH. 2002. Những đặc trưng của phương pháp tích cực. Tạp chí
Giáo dục, số 32.
VŨ DŨNG. 2008. Từ điển Tâm lý học. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội.
295