Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

KỸ NĂNG làm VIỆC NHÓM CHO học SINH TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.22 KB, 25 trang )

Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Khoa Tâm lý – Giáo dục

THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ:

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC

SVTH

: Trần Thị Thủy Tiên

LỚP

: 14CTXH

GVHD : Th.S Lê Thị Duyên

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 12 năm 2016


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Trẻ em là búp măng non trên cành, là mầm xanh tưới mát tâm hồn của mỗi người
và cũng chính là những thế hệ tương lai của đất nước, những người sẽ giúp cho xã hội
thay đổi và phát triển không ngừng. Vì vây, việc giáo dục các em từ khi con nhỏ là rất


cần thiết, nó ảnh hưởng đến nhân cách, thái độ rồi thậm chí đến hành vi sau này của
trẻ. Vậy nên, chúng ta thấy việc hình thành và trau dồi các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ
là điều vô cùng cần thiết bởi kỹ năng sống chính là những hành trang cơ bản để các em
bước vào đời như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bản vệ bản thân, kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng làm việc nhóm…
Trong đó, việc phát triển kỹ năng làm việc nhóm ở trẻ có tầm quan trọng và rất
có ích cho sự phát triển về lâu dài của các em, giúp cho mọi việc mà các em làm sau
này trở nên dễ dàng hơn.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để người lớn có thể giúp các em phát triển
kỹ năng làm việc nhóm ngay từ khi rất sớm. Vì những trẻ được dạy cách làm việc
nhóm ngay từ khi còn nhỏ sẽ trở nên cởi mở hơn đối với việc phải hợp tác với người
khác, tránh được việc chỉ biết đến cái tôi của mình, sẽ lưu giữ được những kỹ năng này
khi lớn lên và bước ra ngoài xã hội trong tương lai.
II. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, việc tổ chức làm việc theo
nhóm ngày càng phổ biến. Làm việc nhóm cũng là một trong những cách giúp học
viên học tập chủ động hơn và có kết quả hơn. Sự hợp tác trong công việc, học tập là
một trong những phương pháp tốt nhất để đi đến thành công. Vì vậy, làm việc nhóm là
sự cộng hưởng tốt nhất cho mọi người.
Nếu chúng ta tìm kiếm trong trang Google cụm từ “làm việc nhóm”, thì chúng ta
sẽ có hàng nghìn kết quả về làm việc nhóm. Điều này chứng tỏ kỹ năng làm việc theo
nhóm ngày càng phổ biến trên khắp thế giới và cần thiết cho mọi người.
Khi nhắc đến làm việc nhóm, chúng ta thường nghĩ đến các trò chơi thể thao.
Tuy nhiên, hoạt động nhóm được áp dụng không chỉ trong thể thao. Các em được tham
gia vào rất nhiều những hoạt động đòi hỏi về kỹ năng làm việc nhóm. Trong lớp học,
3


các em hay được yêu cầu cùng bạn hoàn thành một nhiệm vụ nào đó và kể cả khi chơi
các trò chơi thì hầu hết các trò chơi cũng cần đến sự hợp tác giữa các thành viên trong

một nhóm.
Vì khi là một thành viên trong nhóm điều này sẽ giúp các em phát triển được các
kỹ năng xã hội như biết lắng nghe ý kiến của người khác, giải quyết mâu thuẫn trong
nhóm, động viên đồng đội, và thậm chí là khích lệ tinh thần mọi người khi nhóm phạm
sai lầm. Tất cả những kỹ năng đó sẽ là công cụ hữu hiệu để các em có thể dễ dàng kết
bạn ở trường và ở nhà.

NỘI DUNG
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu về kiến thức
- Trình bày được thế nào là nhóm và làm việc nhóm
- Nêu được các biểu hiện của người có kỹ năng làm việc nhóm
- Trình bày và phân tích được vai trò của bản thân trong làm việc nhóm
- Liệt kê một số tình huống gây khó khăn trong làm việc nhóm
- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhóm
- Nêu được quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
2. Mục tiêu về kỹ năng
- Xử lý được các tình huống khi nhóm gặp khó khăn
- Có kỹ năng tư duy tích cực và giao tiếp trong làm việc nhóm
- Có kỹ năng ra quyết định và kỹ năng kiên định
- Có kỹ năng hình thành và phát triển nhóm, kỹ năng tổ chức công việc
3. Mục tiêu về thái độ
- Có thái độ tôn trọng và trách nhiệm khi tham gia vào hoạt động nhóm
- Có thái độ tích cực đối với những tình huống gây khó khăn
- Học sinh sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thử thách trong làm việc nhóm
4


II. Nội dung của chủ đề
1. Các khái niệm

- Nhóm là một tập hợp cá nhân cùng hoạt động, chia sẻ với nhau để đạt được
mục đích nhất định. Phải có từ 2 thành viên trở lên, có thời gian làm việc chung nhất
định, cùng chia sẻ hay thực hiện chung một nhiệm vụ và hoạt động theo những quy
định chung của nhóm.
- “Làm việc nhóm” được thành lập để giải quyết và thực hiện công việc nào đó
có mục tiêu rõ ràng mà một cá nhân không thể hoàn thành. Nếu những công việc đơn
giản, có thể giải quyết bởi 1 cá nhân, không đòi hỏi phải phối hợp, không cần phối hợp
nhiều kỹ năng thì không cần thiết tới thành lập nhóm.
- “Làm việc nhóm” là môi trường tốt để bạn có thể phát triển kiến thức, kỹ năng
và kinh nghiệm làm việc từ việc học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Nói một cách khoa học thì “làm việc nhóm” là kỹ năng tương tác giữa các thành viên
trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả
các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế
làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc
sống.
2. Biểu hiện của người có kỹ năng làm việc nhóm
- Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm
- Tôn trọng những quy định chung, những điều đã cam kết
- Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành
viên khác trong nhóm.
- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, biết lắng
nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.
- Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình
hoạt động.
- Biết cùng nhau đồng cam cộng khổ, vượt qua những khó khăn để hoàn thành
mục đích, mục tiêu hoạt động chung.

5



- Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm về những sản phẩm
do nhóm tạo ra.
3. Những khó khăn khi làm việc nhóm
- Đôi khi cá nhân phải “hy sinh” những lợi ích, ham muốn của riêng mình vì lợi
ích chung của tập thể. Trường hợp có một số cá nhân “quá hiền” và nhóm trưởng thiếu
quan tâm thì cá nhân này sẽ chịu thiệt thòi.
- Trong hoạt động nhóm, nếu không khéo quản lý thường dễ phát sinh chia bè
phái
- Các vấn đề riêng tư của cá nhân thường bị tiết lộ vì mỗi thành viên thường chia
sẻ thông tin cho nhau, nếu vì mục đích không lành mạnh thì những thông tin ấy sẽ gây
nên những chuyện không hay, làm phát sinh mâu thuẫn nội bộ của nhóm.
- Thường nể nang các mối quan hệ
- Không chịu đưa ra ý kiến, thích thụ động
- Ngồi làm chuyện riêng không để ý đến công việc của nhóm
- Không dứt khoác, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau
- Làm riêng mà ăn chung
- Nhóm cần có sự tổ chức chặt chẽ nên cá nhân thường cảm thấy bị rang buộc
trong một số hoàn cảnh.
- Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều nhóm khác nhau, sẽ có mục tiêu khác nhau,
đồng thời cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Chính vì vậy, từng cá nhân phải
tìm hiểu về nhau trong nhóm, tìm hiểu điểm mạnh – yếu của nhau để từ đó cùng nhau
thỏa thuận quy tắc hoạt động chung cho phù hợp.
4. Ý nghĩa của kỹ năng làm việc nhóm
- Giúp cho mỗi cá nhân chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm làm việc, kinh
nghiệm sống và kinh nghiệm xã hội
- Giúp hỗ trợ bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh tinh thần, trí tuệ và thể chất,
vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả hơn trong công việc chung.à k
- Giúp cá nhân sống hài hòa, tránh xung đột trong quan hệ với người khác


6


- Môi trường nhóm thích hợp là yếu tố quan trọng tạo sự hưng phấn trong công
việc và suy nghĩ cho mọi thành viên.
- Sau thời gian tham gia hoạt động nhóm, từng thành viên cảm thấy họ tự lớn lên
về nhiều mặt như: kinh nghiệm, kiến thức hay kỹ năng.
- Lợi ích của mỗi cá nhânđều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lần nhau, vì thế,
phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không vận hành đơn lẻ
5. Quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
Bước 1: xác định mục tiêu nhóm: giúp định hướng các hoạt động của các thành
viên trong nhóm nhằm đạt được muc tiêu
Bước 2: Xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân trong nhóm
Bươc 3: Sử dụng các kỹ năng thích hợp để giải quyết các vấn đề trong nhóm
nhằm đạt được hiệu quả
Bước 4: Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm và kết quả hoạt động nhóm. Sau quá
trình hoạt động, xem có đạt được mục tiêu của nhóm hay không.
III. Đối tượng giáo dục của chủ đề
Chủ đề được thiết kế dành cho đối tượng là học sinh Tiểu học
IV. Phương pháp và phương tiện sử dụng
1. Phương pháp
- Thảo luận nhóm
- Bài tập tình huống
- Đặt câu hỏi, trả lời
- Sắm vai
- Xem tranh
2. Phương tiện
- Các tình huống thảo luận
- Tranh ảnh, video minh họa
- Các câu đố

7


- Giấy A4, bút lông
- Giấy màu
- Bảng con
V. Hướng dẫn tổ chức hoạt động
Bước 1: Khám phá
Hoạt động: Trò chơi “ Tôi tin bạn”
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh khởi động và giới thiệu vào chủ đề
- Thấy tich cách của mỗi cá nhân
b) Phương tiện: Khẩu trang hay khăn để bịt mắt
b) Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trò chơi:
+ Chia làm hai nhóm gồm (Nhóm A) sẽ là những bạn đã chơi lâu với nhau, còn
(Nhóm B) là những bạn mới chơi với nhau.
+ Các bạn nhóm A đứng vào 1 góc, bịt mắt lại. Giáo viên kéo nhóm B sang 1
góc xa, rồi phổ biến luật chơi sao cho các bạn A không nghe thấy.
+ Rồi các bạn nhóm B lần lượt mỗi người chọn một bạn trong nhóm A
+ Đến nắm tay bạn ấy và dắt đi lung tung, càng làm bạn ấy mất phương hướng
càng tốt
+ Điều lưu ý là phải tuyệt đối giữ im lặng, dù người bị dẫn đi có hỏi gì “Ai vậy ?
Dắt đi đâu vậy trời ?” thì người dẫn cũng không được nói 1 lời nào
+ Sau 3 phút dẫn các bạn nhóm A trở lại vị trí ban đầu và cho các bạn nhóm A
phát biểu cảm xúc, sau đó đoán xem ai là người đã dẫn mình đi nãy giờ.
- Học sinh chơi trò chơi
- Giáo viên hướng dẫn thảo luận lớp:
+ Các em đã chơi trò chơi như thế này lần nào chưa?
+ Sau khi chơi xong các em cảm thấy như thế nào?

8


+ Qua trò chơi, các em rút ra được bài học gì?
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu nội dung bài học.
c) Kết luận
- Qua trò chơi các em sẽ biết đặt niềm tin vào người khác, nhất là những thành
viên mới của nhóm, để họ không cảm thấy lạc lỏng và thiếu sự tin tưởng khi mới gia
nhập, dẫn đến việc xa cách, làm việc không hiệu quả, dễ dẫn đến mâu thuẫn và mất
đoàn kết.
- Thông qua quá trình hoạt động nhóm thì tính cách của mỗi cá nhân sẽ được bộc
lộ rõ, qua đó sẽ giúp các em hiểu và thân quen với nhau hơn.
Bước 2: Kết nối
1. Hoạt động 1: Khái niệm nhóm và làm việc nhóm
a) Mục tiêu
Trình bày được thế nào là nhóm và làm việc nhóm
b) Cách tiến hành
- Giáo viên giới thiệu chung về bài học
- Giáo viên tiến hành hoạt động:
+ Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu trả lời
+ Học sinh sẽ tham gia trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra trong phiếu trả lời
với 4 đáp án là A, B, C, D (câu hỏi đính kèm ở phần phụ lục)
- Học sinh tiến hành trả lời câu hỏi trong vòng 5 phút
- Giáo viên thu lại phiếu trả lời, nhận xét và kết luận
c) Kết luận
Giáo viên kết luận lại:
- Nhóm là một tập hợp cá nhân cùng hoạt động, chia sẻ với nhau để đạt được
mục đích nhất định. Phải có từ 2 thành viên trở lên, có thời gian làm việc chung nhất
định, cùng chia sẻ hay thực hiện chung một nhiệm vụ và hoạt động theo những quy
định chung của nhóm.


9


- “Làm việc nhóm” được thành lập để giải quyết và thực hiện công việc nào đó
có mục tiêu rõ ràng mà một cá nhân không thể hoàn thành. Nếu những công việc đơn
giản, có thể giải quyết bởi 1 cá nhân, không đòi hỏi phải phối hợp, không cần phối hợp
nhiều kỹ năng thì không cần thiết tới thành lập nhóm.
- “Làm việc nhóm” là môi trường tốt để bạn có thể phát triển kiến thức, kỹ năng
và kinh nghiệm làm việc từ việc học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Nói một cách khoa học thì “làm việc nhóm” là kỹ năng tương tác giữa các thành viên
trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả
các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế
làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc
sống.
2. Hoạt động 2: Biểu hiện của người có kỹ năng làm việc nhóm
a) Mục tiêu
- Nêu được các biểu hiện của người có kỹ năng làm việc nhóm
- Có thái độ tôn trọng và trách nhiệm khi tham gia vào hoạt động nhóm
b) Cách tiến hành
- Giáo viên giới thiệu về hoạt động “ Sáng tạo của em ”.
+ Chia lớp thành 4 nhóm.
+ Yêu cầu: Các nhóm sử dụng dụng cụ như giấy A4, nơ, chai nước, ruy băng,
giấy dán màu hay bất cứ thứ gì các em có để cùng nhau làm ra các sản phẩm theo chủ
đề tự chọn dựa theo trí tưởng tượng của các em.
+ Thời gian cho mỗi đội là 15 phút.
- Sau khi hết 15 phút, các em sẽ trình bày quá trình làm ra sản phẩm của nhóm
mình
- Giáo viên sẽ quyết định nhóm nào làm đẹp nhất dựa vào sản phẩm cũng như
tinh thần làm việc nhóm.

- Giáo viên nhận xét và tổng kết lại các biểu hiện của người có kỹ năng làm việc
nhóm
c) Kết luận
- Biểu hiện của người có kỹ năng làm việc nhóm
+ Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm
+ Tôn trọng những quy định chung, những điều đã cam kết

10


+ Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành
viên khác trong nhóm.
+ Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, biết lắng
nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.
+ Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình
hoạt động.
+ Biết cùng nhau đồng cam cộng khổ, vượt qua những khó khăn để hoàn thành
mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
+ Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm về những sản
phẩm do nhóm tạo ra.
3. Hoạt động 3: Những khó khăn gặp phải khi làm việc nhóm
a) Mục tiêu:
- Liệt kê một số tình huống gây khó khăn khi làm việc nhóm
- Xử lí được các tình huống khi gặp khó khăn
- Có thái độ tích cực với những tình huống gây khó khăn
b) Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm:
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
+ Giáo viên cho học sinh xem video: Những khó khăn khi làm việc nhóm

(Đường link video đính kèm ở phụ lục)
+ Xem tới phút thứ 1:10 thì tạm dừng.
+ Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tình huống khác nhau, các nhóm có thời gian
10 phút thảo luận để giải quyết các tình huống yêu cầu bằng cách sắm vai. (Tình
huống đính kèm phụ lục)
- Sau khi hết thời gian thảo luận, từng nhóm lên sắm vai theo tình huống của
nhóm mình.
- Sau đó, giáo viên cho xem tiếp đoạn video còn lại
11


- Giáo viên nhận xét hoạt động sắm vai của các nhóm và kết luận
c) Kết luận
- Những khó khăn khi làm việc nhóm:
+ Đôi khi cá nhân phải “hy sinh” những lợi ích, ham muốn của riêng mình vì lợi
ích chung của tập thể. Trường hợp có một số cá nhân “quá hiền” và nhóm trưởng thiếu
quan tâm thì cá nhân này sẽ chịu thiệt thòi.
+ Trong hoạt động nhóm, nếu không khéo quản lý thường dễ phát sinh chia bè
phái
+ Các vấn đề riêng tư của cá nhân thường bị tiết lộ vì mỗi thành viên thường chia
sẻ thông tin cho nhau, nếu vì mục đích không lành mạnh thì những thông tin ấy sẽ gây
nên những chuyện không hay, làm phát sinh mâu thuẫn nội bộ của nhóm.
+ Thường nể nang các mối quan hệ
+ Không chịu đưa ra ý kiến, thích thụ động
+ Ngồi làm chuyện riêng không để ý đến công việc của nhóm
+ Không dứt khoác, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau
+ Làm riêng mà ăn chung
+ Nhóm cần có sự tổ chức chặt chẽ nên cá nhân thường cảm thấy bị ràng buộc
trong một số hoàn cảnh.
- Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều nhóm khác nhau, sẽ có mục tiêu khác nhau,

đồng thời cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Chính vì vậy, từng cá nhân phải
tìm hiểu về nhau trong nhóm, tìm hiểu điểm mạnh – yếu của nhau để từ đó cùng nhau
thỏa thuận quy tắc hoạt động chung cho phù hợp.
- Một số cách ứng phó khi gặp khó khăn:
+ Cần có một buổi hội ý để các thành viên nói ra ý kiến của mình, sau đó đưa ra
ý kiến chung và bắt đầu hợp tác với nhau
+ Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm trong công việc chung của nhóm
+ Sự đoàn kết luôn là điều cần phải duy trì trong làm việc nhóm. Một khi tất cả
các thành viên là một khối thống nhất, việc hoàn thành mục tiêu sẽ dễ hơn bao giờ hết.

12


+ Cần phải nhận ra gốc rễ các vấn đề, tìm hiểu từng thành viên để biết chuyện gì
đang xảy ra, vấn đề gì với họ và xin ý kiến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
+ Dành thời gian để nói chuyện với từng người giúp bạn hiểu rõ hơn về các thành
viên trong nhóm. Bạn sẽ hiểu hơn về các thành viên khác trong nhóm, hiểu được các
vấn đề cá nhân giữa họ và giải quyết được với tinh thần xây dựng. Bạn sẽ nắm rõ
những gì đang xẩy ra với những người cùng làm việc với mình và quan trọng hơn đây
cũng là cách xây dựng tinh thần đồng đội trong nhóm.
+ Xử sự với người gây ra vấn đề lưu ý sự công minh trong nhóm. Những điều lưu
ý:
• Hãy nói thật những gì bạn thấy được.
• Hãy nhìn vấn đề từ góc độ của nhóm.
• Hãy lợi dụng vấn đề làm đòn bẩy chuyển đổi.
• Luôn lạc quan khi giải quyết vấn đề.
• Cần là giải quyết vấn đề hơn là làm đình trệ công việc của bạn.
• Không nên cố chấp với người quá quắt.
• Chớ nóng nảy với bất kỳ ai trong nhóm.
• Đừng sao lãng mục tiêu của toàn nhóm.

• Đừng vội nhờ đến sự giúp đỡ bên ngoài.
• Đừng phớt lờ trước những căng thẳng khiến vấn đề trở nên tệ hại hơn
+ Giải quyết mâu thuẫn: hãy tạo điều kiện để một hay cả hai bên trình bày với
bạn để có hứơng xoa dịu tình hình. Cải thiện cách hành xử, tránh mang tính chất khiển
trách hoặc phê phán.
+ Coi những vấn đề liên quan đến công việc như những cơ hội để cả nhóm học
hỏi và cải thiện. Hãy diễn giải vấn đề để cả nhóm nhận ra chúng và học hỏi. Có thể cử
một người giải quyết vấn đề và báo cáo lại diến biến quá trình giải quyết và kết quả
giải quyết ra sao.
4. Hoạt động 4: Ý nghĩa của làm việc nhóm

13


a) Mục tiêu
- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhóm
- Có kỹ năng tư duy tích cực và giao tiếp trong làm việc nhóm
- Biết cách hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành công việc được giao một cách
tốt nhất.
b) Cách tiến hành
- Giáo viên tổ chức cho lớp chơi trò chơi: “Chuyền bóng”.
+ Có 5 đội, mỗi đội sẽ có 5 người
+ Đứng theo một hàng dọc, em đứng đầu sẽ được phát một quả bóng, và khi giáo
viên hô “Bắt đầu” thì các em sẽ lần lượt chuyền bóng từ trên xuống dưới.
+ Người cuối cùng nhận được bóng phải chạy lên đầu hàng và hô “Xong” thì lúc
đó sẽ được tính điểm. Đội nào về cuối cùng sẽ bị phạt.
- Khi các đội đã bị phạt xong, giáo viên nhận xét
- Giáo viên tổ chức hoạt động tiếp theo: Những cách ứng phó với tai nạn thường
gặp
+ Chia lớp thành 4 nhóm.

+ Giáo viên sẽ đặt câu hỏi cho từng nhóm (Câu hỏi được đính kèm ở phụ lục)
+ Các nhóm có thời gian là 10 phút để thảo luận và thống nhất câu trả lời của
nhóm mình, sau đó ghi vào bảng và giơ lên.
- Sau khi các nhóm đã hoàn thành xong câu trả lời của mình, giáo viên nhận xét
và kết luận ý nghĩa của làm việc nhóm.
c) Kết luận
Ý nghĩa của làm việc nhóm:
- Giúp cho mỗi cá nhân chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm làm việc, kinh
nghiệm sống và kinh nghiệm xã hội
- Giúp hỗ trợ bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh tinh thần, trí tuệ và thể chất,
vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả hơn trong công việc chung.

14


- Giúp cá nhân sống hài hòa, tránh xung đột trong quan hệ với người khác
- Môi trường nhóm thích hợp là yếu tố quan trọng tạo sự hưng phấn trong công
việc và suy nghĩ cho mọi thành viên.
- Sau thời gian tham gia hoạt động nhóm, từng thành viên cảm thấy họ tự lớn lên
về nhiều mặt như: kinh nghiệm, kiến thức hay kỹ năng.
- Lợi ích của mỗi cá nhân đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lần nhau, vì thế,
phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không vận hành đơn lẻ.
Thông qua hai hoạt động nhóm vừa rồi, các em đã thể hiện được tinh thần đoàn
kết và gắn bó, cũng như tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, nếu khi làm việc nhóm các em
biết cách hợp tác, đoàn kết với nhau sẽ tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn để hoàn
thành tốt công việc.
5. Hoạt động 5: Quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
a) Mục tiêu
- Nêu được quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
- Hình thành được kỹ năng ra quyết định và kỹ năng kiên định

b) Cách tiến hành
- Giáo viên tổ chức hoạt động: “Truyền tin”
+ Sẽ có 4 đội chơi, mỗi đội 4 học sinh
+ Các đội sẽ đứng thành hàng dọc
+ Giáo viên sẽ nói từ khóa cho người đầu tiên của mỗi đội (từ khóa đính kèm ở
phụ lục)
+ Sau khi nhận được từ khóa, người đầu tiên sẽ nhanh chóng truyền tin bằng cách
nói thầm vào tai của người thứ 2. Lần lượt cho đến người cuối cùng.
+ Người cuối cùng sẽ lên bảng và viết đáp án của mình
+ Kết thúc trò chơi, đội nào có được nhiều đáp án nhất dàng chiến thắng
+ Lưu ý: Chỉ được nói thầm, không được nói thành tiếng. Đội nào phạm quy sẽ
bị mất lượt chơi
- Giáo viên nhận xét
15


- Giáo viên tổ chức hoạt động thứ hai: “Đoán ý đồng đội”
+ Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh
+ Sau khi chia nhóm xong thì mỗi nhóm của từng đội sẽ lên thi. Các nhóm sẽ hội
ý nhau ai sẽ là người đứng đầu tiên để xem từ mà các anh chị chuẫn bị sẵn
+ 5 bạn trong một nhóm sẽ đứng thành 1 hàng dọc.
+ Người đứng đầu tiên là người được nhìn từ khóa mà quản trò cho xem, sẽ vẽ
vào bảng đáp án mà mình hình dung trong đầu. (từ khóa được đính kèm ở phụ lục)
+ Sau khi vẽ xong sẽ quay lại, đập vai người thứ 2, người thứ hai có nhiệm vụ là
nhìn vào bức vẽ của người thứ nhất và vẽ lại theo những gì mà mình thấy được. Cứ
như vậy, đưa cho người thứ 3 xem. Người cuối cùng của mỗi nhóm sẽ không vẽ mà
nhìn vào bức vẽ của người thứ 3 và nói ra đáp án.
+ Mỗi nhóm sẽ có 3 phút để vẽ và nói ra đáp án. Lưu ý là chỉ có bạn đứng ở cuối
thì mới được nói, còn 3 bạn đứng trước chỉ được vẽ mà không được nói gì hêt.
+ Nếu hết thời gian 3 phút mà người cuối cùng không nói ra được đáp án giống

như đáp án của người quản trò thì đội đó sẽ thua.
- Giáo viên tổng kết lại 2 hoạt động và nêu ra quy trình để rèn luyện kỹ năng làm
việc nhóm.
c) Kết luận
Quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
Bước 1: xác định mục tiêu nhóm: giúp định hướng các hoạt động của các thành
viên trong nhóm nhằm đạt được muc tiêu
Bước 2: Xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân trong nhóm
Bươc 3: Sử dụng các kỹ năng thích hợp để giải quyết các vấn đề trong nhóm
nhằm đạt được hiệu quả
Bước 4: Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm và kết quả hoạt động nhóm. Sau quá
trình hoạt động, xem có đạt được mục tiêu của nhóm hay không.
- Sự cần thiết của rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
Bước 3: Thực hành/Luyện tập
a) Mục tiêu
Giúp các em học sinh được thực hành kỹ năng làm việc nhóm
b) Cách tiến hành
- Giáo viên đưa ra các tình huống khác nhau trong cuộc sống về làm việc nhóm

16


- Yêu cầu các em lên thực hành thông qua hoạt động sắm vai cách xử lý các tình
huống đó
- Giáo viên hướng dẫn và khen ngợi các em.
c) Kết luận
Các em đã thu hoạch và có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý khi có
những khó khăn trong làm việc nhóm
Bước 4: Vận dụng
a) Mục tiêu

Học sinh được vận dụng những kỹ năng làm việc nhóm trong các tình huống
thực tiễn từ cuộc sống
b) Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh:
+ Kể lại các câu chuyện, tình huống về kỹ năng làm việc nhóm mà em biết và
chia sẻ với người khác
+ Phân tích trong câu chuyện, tình huống đó
+ Nếu là em ở trong câu chuyện đó, em sẽ xử lý như thế nào?
- Giáo viên có thể cho học sinh sắm vai để thể hiện
c) Kết luận
- Giáo viên tổng kết lại những điều cần ghi nhớ trong chủ đề
- Những kỹ năng đã được thực hành và vận dụng

Lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
Đối với bản thân

Hệ thống bài tập

Tiêu chí đánh giá

- Nói lên điều mình nghĩ

- Mỗi ngày viết ra 3 điều

- Những điều đó ảnh hưởng

- Có thái độ cởi mở

mình làm được và 3 điều


như thế nào đến cuộc sống

mình chưa làm được.

hằng ngày của bạn.(tích

- Có tư duy tích cực

cực hay tiêu cực)

- Luôn sẵn sàng giúp đỡ

- Học được những gì, bản
17


người khác

- Tham gia các câu lạc bộ

thân đã có những thay đổi

- Hãy là chính mình

bổ ích hay các hoạt động

tích cực như thế nào sau

tình nguyện để rèn luyệnvà


khi tham gia câu lạc bộ đó

- Biết ngừng đúng lúc

cọ xát,mở rộng giao tiếp và

- Giữ bí mật những điều

quan hệ bạn bè vào những

riêng tư

giờ rảnh sau buổi học. Có
thể là 3 buổi trong một

- Sức khỏe và tinh thần cải

tuần.

thiện như thế nào

- Mỗi ngày yêu bản thân
mình hơn, từ việc chăm sóc
tốt sức khỏe như rèn luyện
thể thao và tinh thần như
làm những việc mình thích
để thấy thoải mái, sống
lành mành hơn.

- Viết có đầy đủ không và


- Học cách biết suy nghĩ và có bỏ qua ngày nào không
giữ bí mật của mình như

để có biện pháp cải thiện.

viết nhật ký hằng ngày
những việc mình đã làm từ
quan hệ với bạn bè, gia
đình và các mối quan hệ
khác.

KẾT LUẬN
Làm việc nhóm là có đủ khả năng hoàn thành một nhiệm vụ hoàn chỉnh trong khi
mỗi cá nhân chỉ có thể hoàn thành một phần việc nào đó. Thông qua đó các thành viên
tự rút ra cho mình những gí tốt nhất để học hỏi lẫn nhau cũng như cải thiện thái độ và
cách ứng xử của mình.
Khi lớn lên các em thường có cảm giác sợ trách nhiệm, không dám làm, đặc biệt
là những công việc ngoài phạm vị được giao được quy định, vì thế không phát huy hết

18


khả năng của mình, nhưng mà nếu các em tham gia làm việc nhóm sẽ có những công
việc vượt ngoài khả năng của mình, dám xung phong nhận những công việc khó sẽ
giúp các em trưởng thành hơn và khẳng định bản thân.
Chương trình “Kỹ năng làm việc nhóm” dành cho trẻ là học sinh Tiểu học cung
cấp những kiến thức cơ bản đầu tiên cho các em về cách làm việc nhóm hiệu quả.
Giúp các em hiểu được khái niệm “làm việc nhóm”, những kỹ năng cơ bản của việc
làm việc nhóm, những ưu điểm vượt trội của kỹ năng làm việc nhóm đối với trẻ trong

cuộc sống.
Chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng các chương trình đào tạo kỹ năng
sống cho nhà trường – học sinh – phụ huynh. Thông qua các câu chuyện sinh động,
các hoạt động thực hành, làm việc nhóm, đóng vai,…trẻ thực sự có cơ hội trải nghiệm
và ứng dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.

PHỤ LỤC
* Hình ảnh trò chơi: “Tôi tin bạn”

19


* Câu hỏi của hoạt động 1: Khái niệm về nhóm và làm việc nhóm
Câu 1: Em hiểu như thế nào là nhóm?
A. Là một tập hợp cá nhân cùng hoạt động, chia sẻ với nhau để đạt được mục
đích nhất định.
B. Là một cá nhân tự hoạt động riêng lẻ.
C. Là một tập hợp gồm nhiều người cùng hoạt động, chia sẻ với nhau để đạt
được mục đích cá nhân.
D. Là một tập hợp các cá nhân làm những công việc yêu thích của mình.
Câu 2: Theo em, nhóm thường có đặc điểm gì?
A. Từ 2 thành viên trở lên, có thời gian làm việc khác nhau.

20


B. Có nhiều nhất 2 thành viên, cùng chia sẻ hay thực hiện chung một nhiệm vụ.
C. Từ 2 thành viên trở lên, có thời gian làm việc chung nhất định, cùng chia sẻ
hay thực hiện chung một nhiệm vụ để đạt các mục tiêu của nhóm.
D. Các thành viên có hoạt động không hoạt động theo quy định của nhóm.

Câu 3: Thế nào là kỹ năng làm việc theo nhóm?
A. Làm việc nhóm được thành lập để giải quyết và thực hiện công việc nào đó có
mục tiêu rõ ràng mà một cá nhân có thể hoàn thành mà không cần sự phối hợp.
B. Là môi trường tốt để bạn có thể phát triển cá tính, bộc lộ tính cách và kinh
nghiệm của mình trong cuộc sống.
C. Là khả năng cá nhân không thể hoạt động một cách tích cực, hiệu quả, gắn bó
trong nhóm để đạt một mục đích.
D Làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm,
nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên.
Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau thì mới có thể đạt
được mục đích nhất định.
Câu 4: Theo em, thì đối với sự phát triển của xã hội thì việc có kỹ năng làm việc
nhóm là có cần thiết hay không?
A. Không cần thiết
B. Có cũng được không cũng được
C. Rất cần thiết
D. Bình thường
* Hình ảnh hoạt động 2: “Sáng tạo của em”

21


* Đường link video hoạt động 3: Những khó khăn của làm việc nhóm
/>* Tình huống thảo luận hoạt động 3: Những khó khăn của làm việc nhóm
Tình huống 1: Bạn H chuyển từ nơi khác về trường tới lớp 5/2, vốn là học sinh
giỏi và năng nổ nên được cô giáo quan tâm cho vào nhóm với các em học sinh giỏi
trong lớp để hoàn thành một bài tập quan trọng. Khi thảo luận nhóm thì các thành viên
tỏ ra tích cực làm việc khi có mặt H nhưng thực ra không phải như vậy và nguy cơ
không thể hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm là rất cao, ai cũng có lí do cho rằng
tại người khác, đỗ lỗi cho nhau. Em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào ?

Tình huống 2: Khi được thảo luận nhóm về bài tập Địa mà cô giáo, bạn L là
nhóm trưởng nên phân công nhiệm vụ cho các ban. Nhưng hầu như không có ai quan
tâm, bạn T thì chơi t, bạn V đọc truyện tranh, còn bạn N và M thì ngồi nói chuyện
riêng.Vậy nên chỉ có một mình bạn L thì không thể hoàn thành hết được. Em sẽ làm gì
trong tình huống đó.
Tình huống 3: K vốn là một người nhút nhát và rụt rè nên khi tham gia thảo luận
nhóm em thường im lặng và không đưa ra ý kiến của mình, tùy theo các bạn muốn làm
gì thì làm. Các bạn khác cũng không quan tâm đến K. Theo em, em sẽ làm gì để K
tham gia tích cực vào quá trình làm việc nhóm hơn?
Tình huống 4: Bạn P với bạn M vốn có xích mích với nhau từ trước, nên khi
được cô giáo chia chung nhóm cùng với 2 bạn khác, P và M luôn tỏ ra không thích và
không hợp tác trong công việc nhóm, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi, bất
đồng ý kiến. Điều này đã làm ảnh hưởng đến bầu không khí nhóm, cũng như nhiệm vụ
phải hoàn thành. Theo em, em sẽ làm như thế nào?

22


* Hình ảnh hoạt động 4: Ý nghĩa của làm việc nhóm
a) Hoạt động: “Chuyền bóng”

b) Những câu hỏi về cách phòng tránh tai nạn
Có 4 chủ đề:
- Nhóm 1: Chủ đề BỊ BỎNG.
Câu 1: Khi thấy một ấm nước hay thức ăn đang sôi trên bếp thì các em sẽ làm gì
để tránh bị bỏng?
Câu 2: Khi không may bị bỏng ở nhà mà không có người lớn bên cạnh thì các
em sẽ làm gì để đỡ đau hơn?
- Nhóm 2: Chủ đề là GIẬT ĐIỆN.
Câu 1: Khi các em vừa mới tắm hay rửa tay xong, mà có người nhờ em cắm điện

quạt hay tivi dùm thì các em có làm không? Vì sao?
Câu 2: Các em đã được bố mẹ hướng dẫn như thế nào về cách phòng tránh điện
khi ở nhà?
- Nhóm 3: Chủ đề ĐUỐI NƯỚC.
Câu 1: Khi đi ra biển hoặc hồ bơi cùng với bố mẹ thì em cần làm gì để đảm bảo
an toàn cho bản thân mình?
Câu 2: Theo các em, việc khởi động cơ thể trước khi bơi có cần thiết hay không?
Nếu không thh tại sao không? Nếu có thh tại sao có?
- Nhóm 4: Chủ đề BẮT CÓC
Câu 1: Khi đang đợi bố mẹ đến đón mà có người lạ đến và cho em kẹo, nói là
hôm nay bố mẹ bận việc nên nhờ cô (chú) đến đón dùm thì các em sẽ xử lý như thế
nào? Có đi theo họ không?
Câu 2: Khi đang đi trên đường, hoặc đang chơi một mình mà em phát hiện có
người lạ đi theo mình, hoặc là cứ nhìn chằm chằm vào mình thì các em sẽ làm gi?
* Hoạt động 5: Quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
23


a) Từ khóa hoạt động: “Truyền tin”
- Nhóm 1: bụi phấn, cầu lông, hoa điểm mười, động Phong Nha, cái khăn trải bàn
- Nhóm 2: đồng phục, bóng đá, búp măng non, Vịnh Hạ Long, máy tính xách tay
- Nhóm 3: ghế đá, đá cầu, khăn quàng đỏ, Ngũ Hành Sơn, bàn chải đánh răng
- Nhóm 4: trống trường, nhảy dây, mũ ca nô, chùa Linh Ứng, đồng hồ báo thức
b) Từ khóa hoạt động: “Đoán ý đồng đội”
- Nhóm 1: con voi, quả thơm
- Nhóm 2: con trâu, quả dâu

24



Chữ kí xác nhận của cán bộ
chấm thi

Điểm kết luận của bài thi

Bằng số

Bằng chữ

CB chấm thi 1

25

CB chấm thi 2


×