Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế Tập đoàn Xerox

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.66 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-----------***-----------

BÀI NGHIÊN CỨU CUỐI KỲ
Học phần:
Kinh doanh Quốc tế

TẬP ĐỒN XEROX
Họ và tên sinh viên:
STT:
Mã sinh viên:
Lớp:
Khóa:
Giảng viên:
Số trang: 16,5

Hà Nội, tháng 10 năm 2021


Tập đoàn Xerox

2


Tập đồn Xerox

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 3
NỘI DUNG................................................................................................................... 4
1. TĨM TẮT CHUNG BÀI NGHIÊN CỨU..............................................................4


2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ Q TRÌNH QUỐC TẾ HĨA
CỦA CƠNG TY...........................................................................................................4
2.1. Lịch sử hình thành..................................................................................................4
2.2. Q trình quốc tế hóa..............................................................................................6
3. ĐIỀU KIỆN MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI HIỆN TẠI CƠNG TY PHẢI ĐỐI
MẶT.............................................................................................................................. 9
3.1. Môi trường vĩ mô....................................................................................................9
3.2. Môi trường ngành.................................................................................................11
3.3. Thách thức chiến lược mà cơng ty đang gặp phải.................................................12
4. KIỂM TỐN NGUỒN LỰC CƠNG TY.............................................................12
4.1. Nguồn lực hữu hình..............................................................................................12
4.2. Nguồn lực vơ hình................................................................................................15
5. CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA CƠNG TY........................................................16
5.1. Chiến lược hiện tại của cơng ty.............................................................................16
5.2. Đánh giá tính bền vững.........................................................................................17
6. PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC..............................................17
6.1. Cơ cấu tổ chức......................................................................................................17
6.2. Q trình kiểm sốt của tập đồn..........................................................................18
6.3. Sứ mệnh và tầm nhìn:...........................................................................................19
7. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VÀ ĐỀ XUẤT QUÁ TRÌNH HÀNH ĐỘNG...19
7.1. Những vấn đề cấp bách nhất.................................................................................19
7.2. Đề xuất quá trình hành động:................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................21

3


Tập đồn Xerox

NỘI DUNG

1. TĨM TẮT CHUNG BÀI NGHIÊN CỨU
Xerox Corporation là một tập đoàn toàn cầu của Hoa Kỳ, hoạt động tại hơn 160 quốc
gia và vùng lãnh thổ, doanh thu đạt 7,022 tỷ USD năm 2020, hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ và dịch vụ, cung cấp một loạt các giải pháp giúp các doanh nghiệp triển
khai các chiến lược quản lý tài liệu thông minh hơn và tìm ra cách làm việc tốt hơn
bao gồm: máy in màu, máy in màu đen trắng, máy ép kỹ thuật số, thiết bị văn phòng
đa chức năng, máy photocopy kỹ thuật số; bên cạnh đó, Xerox cũng cung cấp phần
mềm và dịch vụ hỗ trợ liên quan đến việc lưu trữ và sử dụng tài liệu. Trụ sở của Xerox
đặt tại Norwalk, Connecticut. Đây là thành phố đông dân thứ sáu của tiểu bang
Connecticut, tiểu bang phía đơng bắc của Hoa Kỳ. Tập đồn Xerox hiện có khoảng
24.700 nhân viên, với khoảng 12.800 nhân viên làm việc tại Hoa Kỳ và 11.900 nhân
viên có quốc tịch khác làm việc tại những nước đặt chi nhánh hoặc liên doanh với
công ty. Trong đó, có khoảng 3.300 là nhân viên bán hàng trực tiếp. Nhân sự trong tập
đoàn chủ yếu là những người trẻ, chủ yếu trong độ tuổi từ 22 đến 45 với nam giới
chiếm tỷ lệ khoảng 75%.
Bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu sâu Tập đồn Xerox về lịch sử phát triển; q trình và đặc
điểm khi tập đồn bắt đầu tham gia vào q trình quốc tế hóa, tồn cầu hóa; những yếu
tố ảnh hưởng đến năng lực cũng như chiến lược kinh doanh;…
2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ Q TRÌNH QUỐC TẾ HĨA
CỦA CƠNG TY
2.1. Lịch sử hình thành
Tập đồn Xerox được thành lập năm 1906 tại Rochester, New York, tiền thân là Công
ty Nhiếp ảnh Haloid (Haloid Photographic Company), sản xuất và kinh doanh giấy
ảnh, thiết bị chụp ảnh.
Bước ngoặt đến vào năm 1935, khi Joseph C. Wilson, được coi là “người sáng lập
Xerox”, tiếp quản lại cơng ty từ cha mình, mở ra một thời kỳ hồng kim cho cơng ty
Haloid cũng như Tập đoàn Xerox sau này.
Năm 1938, Chester Carlson phát minh ra quy trình in hình ảnh bằng kim loại phủ
quang dẫn tích điện và bột mực khơ. Năm 1945, Chester hợp tác với Viện Nghiên cứu
Lưu trữ Battelle (Battelle Memorial Instite) nhằm phát triển phát minh của mình. Sau

4


Tập đồn Xerox
đó, đến năm 1947, Haloid đã ký một thỏa thuận với Battelle để phát triển nó như một
sản phẩm thương mại.
Năm 1955, công ty đã cho ra mắt máy xerographic (hay chính là máy photocopy) tự
động đầu tiên Copyflo.
Năm 1956, công ty Haloid liên doanh với Rank Organization Plc và lập ra một chi
nhánh được thành lập tại Anh. Điều này mở đường cho Xerox tiếp cận thị trường châu
Âu.
Công ty đổi tên thành Haloid Xerox Inc năm 1958 và sau là Tập đoàn Xerox năm
1961.
Năm 1959, Haloid Xerox cho ra đời Xerox 914, được coi là sản phẩm thành công nhất
mọi thời đại. Đây là máy photocopy giấy thường đầu tiên, thành công đến mức cuối
năm 1961, doanh thu công ty đạt 60 triệu USD và tăng vọt lên 500 triệu USD vào năm
1965.
Vào những năm 1960, Xerox thống lĩnh trên thị trường máy photocopy, đạt doanh số 1
tỷ USD vào năm 1968, trở thành 1 trong 100 tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ.
Năm 1962, Xerox thành lập Công ty TNHH Fuji Xerox Nhật Bản, mở rộng thị trường
Châu Á – Thái Bình Dương.
Năm 1970, Trung tâm nghiên cứu PARC được thành lập, đóng góp rất lớn vào công
nghệ thông tin và phần cứng
Giai đoạn 1970 – 1985 mặc dù đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận kỷ lục vào năm
1973, 1974, 1975 và lợi nhuận trong giai đoạn này tăng từ 1.6 tỷ USD lên 8 tỷ USD
nhưng vướng phải một số vụ tranh chấp pháp lý như vụ kiện IBM vi phạm bằng sáng
chế vào năm 1970; Điều tra vi phạm chống độc quyền với Tập đoàn Xerox của Ủy
ban Thương mại Liên Bang và năm 1980, thời hạn bảo hộ bằng sáng chế về máy
photocopy hết hiệu lực, Xerox phải chia sẻ những sáng chế của mình với các đối thủ
khác và thị phần giảm nghiêm trọng từ 85% năm 1974 xuống còn 40% năm 1985.

Giai đoạn 1986 – 1990 ghi nhận sự trở lại của Xerox. Năm 1988, tập đoàn trải qua một
cuộc tái cơ cấu trị giá 275 triệu USD, cắt giảm 2.000 việc làm, thu hẹp sản lượng máy
đánh chữ,… Năm 1990, tập đoàn bắt đầu tái cơ cấu ban lãnh đạo của công ty. Năm
1993, Xerox bắt đầu tái cấu trúc lại các đơn vị kinh doanh của công ty. Thời kỳ này,
Xerox cho ra đời hàng loạt những cải tiến và sản phẩm máy photocopy màu khiến
5


Tập đoàn Xerox
doanh thu mảng này tăng lên 1,5 tỷ USD, đồng thời chuyển dịch dần sang sản phẩm
liên quan đến tài liệu kỹ thuật số, giúp cho doanh thu của mảng kỹ thuật số tăng lên
6,7 tỷ USD năm 1997.
Sau khoảng thời gian này đánh dấu sự sụp đổ dần dần của Tập đồn Xerox, do sự xấu
đi vì tình hình tài chính khiến cho vị trí các nhân sự quản lý có sự thay đổi. Chính sự
hỗn loạn này khiến Xerox phải gánh khoản nợ 18,64 tỷ USD năm 2000 và buộc phải
bán đi các công ty con cũng như các nhà máy của mình. Những năm 2010, công ty ghi
nhận sự tăng trưởng do sự phục hồi kinh tế sau cuộc Đại suy thoái năm 2009 nhưng
sau đó giảm dần và đánh mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh chính. Năm 2019,
Xerox đã đề ra chiến lược mới để phát triển lại tập đoàn. Năm 2021, liên doanh Fuji
Xerox tan rã khi tập đoàn đang trên đà tái giành lại thị phần và phát triển những sản
phẩm mới về phần cứng và dịch vụ lưu trữ, xử lý tài liệu
2.2. Quá trình quốc tế hóa
Q trình thâm nhập thị trường trong q trình quốc tế hóa của Tập đồn Xerox có 2
đặc điểm chính:
• Thời điểm gia nhập thị trường:
Thời điểm gia nhập của Xerox vào các thị trường nước ngồi của Xerox nhìn chung
khá sớm (1953 – 1980s), ngay từ lúc thị trường còn rất nhỏ và giàu tiềm năng. Lúc
này, nhu cầu và xu hướng sử dụng máy photocopy bắt đầu phát triển trên toàn cầu.
Điều này giúp tập đoàn đạt được doanh thu kỷ lục, nắm bắt tâm lý khách hàng và thiết
lập được một thương hiệu mạnh, tạo ra một lợi thế cạnh tranh khá lớn so với những

đối thủ đi sau. Mặc dù có thể gặp một số nguy cơ như rủi ro thất bại trong kinh doanh,
chi phí khai phá của người đi trước nhưng Xerox đã không gặp phải những rủi ro này.
Lý do cho sự thuận lợi này là do lợi thế được tạo ra từ việc sở hữu và bảo hộ bằng sáng
chế khiến cho Xerox trở thành một cơng ty khơng có đối thủ trên thị trường máy
photocopy, vì khơng ai có quyền sản xuất loại sản phẩm này ngồi Xerox.
• Phương thức thâm nhập thị trường:
◦ Cơng ty con thuộc sở hữu tồn bộ:
Ví dụ như Canada. Khi đó, Tập đồn Xerox có thể kiểm sốt tồn bộ hoạt động kinh
doanh cũng như lợi nhuận ở thị trường này. Lý do cho việc lựa chọn cách thức thâm
nhập này ở Canada vì đây là một thị trường tương đồng và khá quen thuộc so với thị
6


Tập đồn Xerox
trường Hoa Kỳ, vì vậy những rủi ro về thị trường, chi phí dễ dàng được kiểm sốt; bảo
vệ được công nghệ sản xuất máy photocopy
◦ Nhượng quyền:
Ở đây, Xerox đã áp dụng phương thức nhượng quyền với thị trường Châu Á – Thái
Bình Dương vì thời điểm đó, châu Á là một thị trường rất nhỏ đối với các sản phẩm
photocopy, dân số đơng nhưng nhìn chung là lạc hậu so với khu vực Bắc Mỹ và Châu
Âu, rất thiếu ổn định về chính trị, vậy nên Xerox không muốn đầu tư quá nhiều vào thị
trường rủi ro này.
Nhượng quyền cũng gây ra một số bất lợi đối với Xerox như không tận dụng được hết
lợi thế về kinh tế, địa điểm để thu được tối đa lợi nhuận ở một thị trường. Thứ hai,
Xerox phải chia sẻ bí mật cơng nghệ về máy photocopy, đây là một trong những năng
lực cốt lõi của Tập đoàn Xerox, điều đó khiến tập đồn này có thể gặp phải rủi ro về
cạnh tranh trong tương lai.
◦ Liên doanh:
Xerox hầu như liên doanh trên tất cả các thị trường chính mà tập đồn này nhắm tới.
Các cơng ty liên doanh này sẽ dễ hàng nắm bắt và thấu hiểu tâm lý khách hàng và hệ

thống kinh doanh ở thị trường mà nó thâm nhập do có sự tham gia của đối tác địa
phương. Có thể kể đến như Rank Xerox, liên doanh này nắm bắt tâm lý khách hàng rất
tốt nên đã có một chiến lược tiếp thị bằng việc triển lãm sản phẩm trên xe lửa khá độc
đáo. Thứ hai, chi phí và rủi ro khi thâm nhập thị trường mới sẽ được san sẻ giữa các
đối tác của liên doanh. Và thứ ba, riêng đối với thị trường Nhật Bản, chính phủ nước
này yêu cầu khi gia nhập thị trường này thì bắt buộc phải liên doanh với một doanh
nghiệp địa phương, vì vậy liên doanh là cách duy nhất để Xerox thâm nhập vào thị
trường này.
• Quá trình:
Tập đồn Xerox là một tập đồn tồn cầu hoạt động trên 160 quốc gia và vùng lãnh
thổ, tuy vậy vì vậy ta có thể chia thị trường của Xerox thành 3 khu vực chính là Bắc
Mỹ, EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) và Châu Á – Thái Bình Dương.
◦ Năm 1953: Cơng ty Xerox Canada được thành lập, đây là một thị trường có những
đặc điểm tương đồng với thị trường Hoa Kỳ về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa –
xã hội, cơng nghệ, tài nguyên nên có thể dễ dàng gia nhập và phát triển tại thị trường
7


Tập đoàn Xerox
này. Hiện nay, Xerox là nhà cung cấp giải pháp nơi làm việc hàng đầu với 30% thị
phần.
◦ Năm 1956, liên doanh giữa Tập đoàn Xerox và Tổ chức Rank của Vương quốc Anh
gọi là Rank Xerox được thành lập với tỷ lệ cổ phần là 50:50, sau đó Xerox mua lại cổ
phần dần dần và cuối những năm 1990 hòa tất việc mua lại liên doanh, trở thành 1
cơng ty con của Tập đồn Xerox. Sự kiện năm 1956 mở đường cho sự phát triển của
các nhà máy và hệ thống bán hàng, phân phối sản phẩm của Xerox đến thị trường
Châu Âu. Đầu tiên, thị trường Tây Âu vốn đã dễ dàng tiếp cận với xu hướng sử dụng
máy photocopy nên khi dịch vụ photocopy làm điên đảo thế giới thì lợi nhuận của
Rank Xerox cũng như vậy. Sau đó, cơng ty muốn phát triển thị trường sang khu vực
Đông Âu và Liên Xô nên đã sử dụng một chiến lược tiếp thị độc đáo, đó là sử dụng

đoàn tàu và sau này thêm cả xe tải, xe buýt,… được chế tạo đặc biệt để trưng bày sản
phẩm của Xerox đi triển lãm khắp 9 quốc gia Đông Âu, thu lại đơn đặt hàng khoảng 3
triệu Bảng Anh. Sau đó, Rank Xerox tiếp tục mở rộng thị trường Châu Phi và Trung
Đông
◦ Năm 1962, liên doanh Fuji Xerox giữa liên doanh Rank Xerox và Fujifilm
Holdings với tỷ lệ 50:50 nhằm phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm máy
photocopy và các dịch vụ về tài liệu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Xerox sau đó đã nhượng bí quyết sản xuất xerographic của mình cho Fuji Xerox. Đổi
lại, Fuji Xerox phải trả cho Xerox phí bản quyền tương đương 5% doanh thu rịng từ
bán hàng mà Fuji Xerox thu được từ hoạt động bán các máy photocopy dựa trên công
nghệ của Xerox.
Năm 1982, Fuji Xerox mở rộng thị trường sang Australia, New Zealand, Singapore và
Malaysia bằng cách mua lại quyền phân phối từ Tập đồn Xerox và thành lập Cơng ty
Fuji Xerox Châu Á – Thái Bình Dương ( Fuji Xerox Asia Pacific Pte) có trụ sở tại
Singapore.
◦ Năm 1983, liên doanh Modi Xerox được thành lập giữa sự hợp tác của ModiCorp,
Rank Xerox và cổ đông tư nhân với tỷ lệ 40:40:20, có nhiệm vụ sản xuất và phân phối
sản phẩm đến thị trường Ấn Độ
• Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Xerox
◦ Giai đoạn trước 1975:
8


Tập đồn Xerox
Xerox là cơng ty độc quyền trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm máy
photocopy do tập đồn này có được năng lực cốt lõi là dẫn đầu về công nghệ với
những bằng sáng chế vững chắc về xerographic và thời gian bảo hộ bằng sáng chế lên
tới 20 năm. Vào năm 1970 – 1978, Xerox đã kiện IBM vì vi phạm bằng sáng chế khi
cho ra mắt 1 chiếc máy xerography và Xerox đã thắng kiện với chi phí bồi thường từ
IBM lên đến 25 triệu USD. Giai đoạn này, Xerox đã áp dụng chiến lược khác biệt hóa

trong q trình kinh doanh sản phẩm của mình
Vì vậy, Xerox khơng phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, không phải đối mặt
với áp lực giảm chi phí nên họ bn bán với mức giá khá cao trên thị trường.
Sản phẩm của Xerox phục vụ nhu cầu toàn cầu và được đánh giá khá cao tại hầu hết
quốc gia phát triển. Vì vậy, tập đồn này khơng phải đối mặt với áp lực thích nghi với
địa phương.
Chính những đặc điểm này khiến Xerox áp dụng Chiến lược Quốc tế trong chiến lược
kinh doanh quốc tế của tập đoàn.
◦ Giai đoạn 1975 – 1980:
Xerox phải đối mặt với những rủi ro pháp lý:
Bị điều tra bởi Ủy ban Thương mại Liên bang về chống độc quyền. Sau đó, Xerox
buộc phải chia sẻ các bằng sáng chế của mình cho các đối thủ trên thị trường, đặc biệt
là những đối thủ tiềm năng đến như Canon (Nhật Bản), Olivetti (Italia),…
Năm 1980, thời hạn bảo hộ bằng sáng chế bắt đầu hết hiệu lực, các nền tảng về cơng
nghệ khơng cịn là của riêng Xerox nữa
◦ Giai đoạn sau năm 1980:
Xerox đối mặt với thách thức từ các đối thủ cạnh tranh bắt đầu xuất hiện sau khi phải
chia sẻ bằng sáng chế của mình: Máy của những cơng ty khác có những đặc điểm kỹ
thuật tương đồng nhưng chi phí sản xuất thậm chí chỉ bằng một nửa so với Xerox; thị
phần của tập đoàn sụt giảm mạnh xuống còn 40% năm 1985 từ mức 85% năm 1974.
Lúc này Xerox phải đối mặt với áp lực giảm chi phí cao nhưng . Vì vậy, sau đó tập
đồn này đã chuyển sang chiến lược Tiêu chuẩn hóa tồn cầu trong chiến lược kinh
doanh quốc tế.

9


Tập đồn Xerox
3. ĐIỀU KIỆN MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI HIỆN TẠI CƠNG TY PHẢI ĐỐI
MẶT

3.1. Mơi trường vĩ mơ
• Chính trị:
◦ Chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ và biện pháp trả đũa của các quốc gia
khác: Các chính sách bảo hộ gia tăng tác động đến thương mại toàn cầu. Xerox là một
tập đoàn Hoa Kỳ nên một mặt được hưởng lợi khá lớn về sản xuất tại Hoa Kỳ từ chính
sách này, nhưng cũng gặp phải bất lợi khi kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Bên
cạnh đó, chính quyền đã rút khỏi Hiệp định Thương mại Đối tác xun Thái Bình
Dương và có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cũng như quan hệ hợp tác của Tập
đoàn Xerox với đối tác nước ngoài.
◦ Sự kiện Brexit: Sự kiện Brexit có ảnh hưởng lớn đến thị trường Châu Âu, là một
thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong q trình kinh doanh của Tập đồn Xerox
◦ Là một tập đoàn toàn cầu, Xerox buộc phải tuân theo những quy định khác biệt
của nước sở tại, có những rủi ro khi hoạt động ở những khu vực bất ổn chính trị như
Trung Đơng, Châu Phi.
• Kinh tế:
◦ Đại dịch Covid 19: Covid 19 khiến kinh tế trở nên trì trệ, các cơng ty phải cắt
giảm cơng việc cũng như nhân sự, khiến cho nhu cầu về các sản phẩm của Xerox sụt
giảm mạnh; bên cạnh đó, chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến cho các công ty cung ứng
về nguyên vật liệu cũng như tài chính cho Xerox và các nhà máy tạm ngừng hoạt động
và chậm trễ trong giao hàng.
◦ Biến động trên thị trường tiền tệ: Sự bất ổn về chính trị và kinh tế gia tăng trên
toàn cầu gây ra những biến động mạnh trên thị trường tiền tệ. Xerox hợp nhất các báo
cáo tài chính của mình bằng USD nên sẽ phải chịu rủi ro về dịch chuyển về tài sản và
thu nhập của các cơng ty con nước ngồi.
◦ Thuế quan: Các chính sách bảo hộ thương mại của các nước ảnh hưởng tiêu cực
đến giá thành sản phẩm do thuế tăng lên như thuế xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Xerox
cũng được hưởng lợi do sự tăng lên của các hiệp định thương mại làm cho mức thuế
quan ở một số thị trường giảm xuống.
• Xã hội:
10



Tập đoàn Xerox
◦ Nhu cầu ngày càng tăng với những sản phẩm máy photocopy ở thị trường mới nổi:
Thu nhập và tiêu dùng tăng lên mạnh mẽ ở những thị trường đang phát triển, các công
ty ngày càng gia tăng khiến cho nhu cầu in ấn ở những nước này tăng cao.
◦ Nhu cầu với những sản phẩm xử lý dữ liệu tăng và máy photocopy giảm ở những
nước phát triển: Ở những nước phát triển, các công ty áp dụng những tiến bộ để làm
việc hoàn toàn trên nền tảng online khiến việc sử dụng giấy tờ cứng trở nên giảm sút.
Họ chủ yêu lưu trữ trên các hệ thống máy chủ nên nhu cầu về sử dụng các dịch vụ xử
lý tài liệu kỹ thuật số gia tăng. Đây chính là thị trường tiềm năng cho Tập đồn Xerox
◦ Ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao: các công ty chú trọng đến việc giảm
lượng giấy sử dụng, vì vậy như cầu về tài liệu bản cứng và photocopy ngày càng giảm.
• Cơng nghệ:
◦ Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số: thời đại công nghệ 4.0 đánh dấu sự phát
triển vượt bậc của IOT khiến cho nhu cầu về xử lý tài liệu online tăng cũng như nhu
cầu về tài liệu cứng giảm.
◦ Cải tiến kỹ thuật: Các sản phẩm ngày càng được cải tiến với chất lượng tốt hơn
cũng như sản xuất trên các dây chuyền tốt hơn khiến cho tính năng sản phẩm tăng lên
nhưng giá thành giảm xuống, làm tăng áp lực cạnh tranh cho Xerox
• Luật pháp:
Những thay đổi về các quy định về thuế, chính sách thương mại từ những ảnh hưởng
do các sự kiện chính trị như Bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ, Sự kiện Brexit tác động
cả tiêu cực lẫn tích cực đến Xerox.
• Mơi trường:
Xerox phải tuân thủ và cam kết cắt giảm 35% lượng khí thải cũng như chất thải ra môi
trường hướng đến mục tiêu giảm 60% khí nhà kín vào năm 2030, tái sử dụng tới 98%
những thành phần vật tư được khách hàng trả lại để bảo vệ môi trường, hướng đến
mục tiêu phát triển bền vững.
3.2. Mơi trường ngành

Phân tích mơi trường ngành của Tập đồn Xerox dựa trên mơ hình 5 áp lực cạnh tranh
của Micheal Porter:
• Khách hàng:
11


Tập đồn Xerox
Xerox có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, điều này khiến khách hàng của họ là
các tập đồn, cơng ty, trường học,… có nhiều lựa chọn khi mua sản phẩm, đặc biệt là
các đối thủ đến từ Nhật Bản như Sharp hay Canon, họ chào bán với mức giá rất thấp
so với các đối thủ khác trên thị trường nên khả năng thương lượng của khách hàng rất
cao.
• Nhà cung cấp:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp các nguyên liệu thô cho Xerox và
các đối thủ cạnh tranh. Hầu hết các nguyên liệu thô như mực in, hộp mực, các chi tiết
máy,... đều có nguồn gốc từ Trung Quốc với chi phí rất rẻ. Điều này mang lại lợi ích
cho Xerox trong việc tìm kiếm và đàm phán tìm nguồn nguyên liệu tốt hơn với chi phí
rẻ hơn và khiến cho áp lực từ nhà cung cấp đến Xerox là thấp.
• Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
So với trước đây thì khả năng xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới là rất cao, nhất
là ở những nước đang phát triển khi họ tiếp cận được cơng nghệ và có điều kiện sản
xuất. Xerox đã mất thị phần vào tay các đối thủ khác tham gia thị trường sau Xerox
một thời gian dài. Vì vậy khả năng các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường khá
cao.
• Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Các đối thủ cạnh tranh chính là: Canon, HP, Konicaminolta, Ricoh,…. Cường độ cạnh
tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt khi các công ty khác gia nhập thị trường.
Các đối thủ cạnh tranh sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để đánh bại đối thủ như
Canon sử dụng chiến lược chi phí thấp hay Epson sử dụng các hộp mực khổng lồ vào
sản phẩm của mình.

• Các sản phẩm thay thế:
Ngày nay, một số chương trình nhằm nâng cao nhận thức về mơi trường xanh và ít
giấy, thêm vào đó là sự tiến bộ của khoa học công nghệ khiến cho khách hàng chuyển
sang tài liệu dạng mềm và kỹ thuật số. Nó cũng ít tốn kém và dễ dàng quản lý hơn cho
khách hàng. Vì vậy có một mối đe dọa đến việc kinh doanh máy photocopy cũng như
là một lợi thế với việc kinh doanh dịch vụ lưu trữ và xử lý tài liệu của họ.
3.3. Thách thức chiến lược mà công ty đang gặp phải
• Những thay đổi về chính trị như Bảo hộ thương mại của các quốc gia; Sự kiện Brexit
12


Tập đoàn Xerox
hay tác động của Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tập đồn
• Khả năng giải quyết các vấn đề kinh doanh như sự sụt giảm doanh thu, giảm chi phí
và tăng năng suất để tái đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh của mình
• Khả năng phát triển thành cơng và sản xuất những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu
khách hàng về chất lượng, giá thành sản phẩm để cạnh tranh với những đối thủ trên thị
trường
4. KIỂM TOÁN NGUỒN LỰC CƠNG TY
4.1. Nguồn lực hữu hình
Tập đồn Xerox là một tập đoàn toàn cầu trong lĩnh vực máy tính, thiết bị văn phịng
với hơn 100 năm phát triển, vì vậy nguồn lực hữu hình của tập đồn khá dồi dào. Dưới
đây là một vài chỉ số về nguồn lực hữu hình của Xerox năm 2020.
• Tài sản: 14,7 tỷ USD
MỤC
Tiền mặt
Khoản phải thu
Tài sản lưu động
Bất động sản
Tài sản cố định vơ hình

Hàng tồn kho
Tổng tài sản

SỐ TIỀN
2,6 tỷ USD
883 triệu USD
5,8 tỷ USD
407 triệu USD
4,1 tỷ USD
843 triệu USD
14,7 tỷ USD

• Doanh thu: 7,022 tỷ USD

• Sản xuất và cung cấp: Các cơ sở sản xuất được đặt trên khắp thế giới.
13


Tập đoàn Xerox
◦ Cơ sở lớn nhất, sản xuất máy in và các thành phần quan trọng : Webster, NY
◦ Sản xuất vật liệu, linh kiện: Dunalk, Ireland; Venray, Hà Lan; Ontario, Canada;…
◦ Đối tác hoạt động thuê ngoài: Flex Ltd.; Jabil Inc.
◦ Đối tác chuỗi cung ứng: Reserve Logistic

• Nguồn nhân lực: 24.700 người, trong đó có 3.300 nhân viên bán hàng chính.

Trong giai đoạn những năm 2010, Tập đoàn Xerox ghi nhận doanh thu lớn sau cuộc
Đại suy thối năm 2009 do các cơng ty bắt đầu khối phục lại sản xuất và có nhu cầu in
ấn, tuy vậy, sau đó doanh thu giảm dần cũng với sự sụt giảm về tỷ trọng trong thị
trường:

Doanh thu hằng năm toàn cầu của Tập đoàn Xerox giai đoạn 2008 – 2020
Đơn vị: tỷ USD

14


Tập đoàn Xerox

Doanh thu hằng năm của Tập đoàn Xerox giai đoạn 2015 – 2020 theo khu vực
Đơn vị: triệu USD

Tỷ trọng trong thị trường máy in trên toàn thế giới giai đoạn 2015 - 2021

15


Tập đồn Xerox

4.2. Nguồn lực vơ hình
Với sự hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto, Xerox đã cho ra đời nhiều
bằng sáng chế, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tập đồn. Họ có thể sử
dụng những sáng chế này để áp dụng vào sản phẩm hoặc bán lại bằng sáng chế cho các
công ty khác.
Năm 2020, Xerox được trao 831 bằng sáng chế về thiết kế cũng như sáng tạo. Tính
đến 31/12/2020, Xerox nắm giữ 8.587 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ. Các bằng sáng chế
này có thời hạn 20 năm kể từ ngày được cấp, đó chính là một nguồn lợi vơ cùng lớn
cho cơng việc kinh doanh của tập đồn khi họ có thể áp dụng chúng vào sản phẩm của
mình hoặc thương mại hóa các bằng sáng chế.
5. CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA CƠNG TY
5.1. Chiến lược hiện tại của cơng ty

• Chiến lược kinh doanh:
Hiện nay, Tập đoàn Xerox đang thực hiện chiến lược kinh doanh theo cả 2 chiến lược:
Chiến lược khác biệt hóa và chiến lược chi phí thấp:
◦ Chiến lược chi phí thấp: Áp dụng cho những sản phẩm truyền thống của Xerox
như máy photocopy, máy fax,… Trước đây, do đạt được lợi thế về bằng sáng chế nên
Xerox khơng có áp lực cạnh tranh, vì vậy, Xerox giữ nguyên cách sản xuất với chi phí
và giá thành vô cùng cao nhưng vẫn đạt được doanh thu kỷ lục. Tuy vậy, sau khi các
đối thủ gia nhập thị trường, nhất là những đối thủ từ Nhật Bản với chi phí rẻ hơn đến
16


Tập đoàn Xerox
50%, Xerox đã mất dần thị phần vào tay đối thủ. Hiện nay, công ty cần giành lại thị
phần bằng việc cắt giảm những chi phí khơng cần thiết, làm đội giá thành lên cao.
◦ Chiến lược khác biệt hóa: Áp dụng cho cả sản phẩm truyền thống cũng như sản
phẩm kỹ thuật số của họ. Với sản phẩm kỹ thuật số, Xerox ln nghiên cứu và tìm ra
những giải pháp tốt nhất để bổ sung vào phần mềm của mình, giúp tối ưu hóa cơng
việc sắp xếp, quản lý tài liệu của khách hàng. Bên cạnh đó, sản phẩm kỹ thuật số cũng
góp phần làm tăng doanh số của các sản phẩm truyền thống khi họ tích hợp phần mềm
vào hệ thống của máy photocopy của chính mình, giúp cho sản phẩm của Xerox khác
biệt với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
• Chiến lược kinh doanh quốc tế:
Trong giai đoạn hiện nay, Tập đoàn Xerox vẫn áp dụng chiến lược Tiêu chuẩn hóa tồn
cầu bởi 2 lý do:
◦ Áp lực thích nghi với địa phương thấp: về cơ bản, các tính năng của máy
photocopy, fax,… cũng như các phần mềm công nghệ là như nhau trên toàn thế giới.
Việc thay đổi để thích ứng với từng địa phương là khơng cần thiết và quá tốn kém.
◦ Áp lực giảm chi phí cao: thị trường đang dần bão hòa với hàng loạt các đối thủ
như Canon, Ricoh,… những tính năng sản phẩm thì không thay đổi, nhưng do được áp
dụng dây chuyền sản xuất, tiến bộ cơng nghệ, do đó giá của các sản phẩm ngày càng rẻ

đi. Nếu không cải tiến quy trình để giảm chi phí thì Xerox sẽ bị đào thải khỏi thị
trường.
• Vào năm 2019, Xerox đề ra 1 chiến lược 3 năm để cải thiện chất lượng, giá cả của
sản phẩm và dịch vụ, đó chính là:
◦ Phát triển hoạt động cốt lõi của công ty
◦ Mở rộng hoạt động kinh doanh Dịch vụ và Phần mềm
◦ Tận dụng cơ hội trong thị trường SMB (thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ)
◦ Chuyển đổi trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng
◦ Thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh doanh.
5.2. Đánh giá tính bền vững
Các chiến lược của Xerox trong giai đoạn này là những chiến lược bền vững vì:
◦ Giải quyết đúng vấn đề đang tồn tại của Xerox là sản phẩm có chất lượng tốt
17


Tập đoàn Xerox
nhưng giá thành quá cao.
◦ Thị trường truyền thống máy photocopy đang dần bão hòa, Xerox cần phải tìm
một lĩnh vực mới để tham gia trước khi máy photocopy khơng cịn là nơi tạo ra lợi
nhuận lớn.
◦ Tập trung vào nhu cầu cũng như trải nghiệm của khách hàng, đây là nhân tố bền
vững nhất, có thể giúp Xerox lấy lại niềm tin của khách hàng cũng như thị phần trên
thị trường.
6. PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
6.1. Cơ cấu tổ chức
• Phân cấp quản lý theo chiều dọc:
Xerox lựa chọn kết hợp hình thức Quản lý tập trung, mọi quyết định được đưa ra ở cấp
quản lý cao nhất (trụ sở chính của tập đồn) và hình thức Phân cấp quản lý, những
quyết định thơng thường được đưa ra ở những cấp quản lý thấp hơn ở những thị
trường xa hơn như Châu Âu hay Châu Á – Thái Bình Dương.

Sự kết hợp này mang lại lợi ích lớn khi Xerox vừa có thể đảm bảo các quyết định sẽ
được đưa ra phù hợp mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp, tránh sự trùng lặp nhưng
cũng vừa có thể giúp các chi nhánh của cơng ty thích ứng nhanh với sự thay đổi của
thị trường, giúp tăng cường việc kiểm sốt.
• Phân cấp quản lý theo chiều ngang:
Xerox lựa chọn hình thức tổ chức khu vực địa lý tồn cầu. Hình thức này khơng phù
hợp vì sản phẩm của Xerox giống nhau trên toàn thế giới nhưng Tập đoàn lại thành lập
các chi nhành theo khu vực địa lý. Cấu trúc này làm gia tăng chi phí điều hành và gây
ra sự trùng lặp trong hoạt động của các công ty ở từng nước.
Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Xerox

18


Tập đồn Xerox

6.2. Q trình kiểm sốt của tập đồn
Chiến lược “Lãnh đạo thông qua chất lượng”
Hiện nay, Xerox đang tập trung cải tiến quy trình và chất lượng sản phẩm để có thể
cạnh tranh với các đối thủ của mình. Vì vậy, họ đã áp dụng cơ chế kiểm soát đầu ra
của sản phẩm. Các nhà quản lý của mỗi bộ phận chịu trách nhiệm quả lý các đơn vị cá
nhân của họ để đạt được kết quả như dự kiến. Hệ thống phản hồi do ban lãnh đạo lập
ra có khả năng hỗ trợ q trình hoạt động một cách hiệu quả. Ban lãnh đạo đã liên kết
kết quả hoạt động của thước đo tăng trưởng và lợi nhuận của công ty với điểm đánh
giá cạnh tranh. Điểm đánh giá cạnh tranh này được sử dụng như một công cụ đo lường
sự xuất sắc trong quản lý và vận hành giữa các đơn vị. Bên cạnh đó, điểm này cũng
giúp đo lường dịch vụ, sản phẩm, phương thức kinh doanh với các đối thủ cạnh tranh.
Từ đó giúp Xerox liên tục được cải tiến và nâng cao chất lượng, phù hợp với tiêu
chuẩn của thị trường.
6.3. Sứ mệnh và tầm nhìn:

• Sứ mệnh: "Mục đích chiến lược của chúng tơi là giúp mọi người tìm ra những cách
tốt hơn để thực hiện công việc tuyệt vời - bằng cách không ngừng dẫn đầu về công
nghệ tài liệu, sản phẩm và dịch vụ nhằm cải thiện quy trình làm việc và kết quả kinh
doanh của khách hàng." (Xerox, 2015)
19


Tập đồn Xerox
• Tầm nhìn: “Để giúp các doanh nghiệp chia sẻ kiến thức thơng qua con người và
cơng nghệ.”
• Phân tích: Sứ mệnh và tầm nhìn của Xerox cho ta thấy quyết tâm giành lại thị phần
và dẫn đầu thị trường sản xuất và cung cấp sảm phẩm, dịch vụ in ấn trên thị trường;
tăng cường hoạt động R&D để bắt kịp xu thế công nghệ, áp dụng sản phẩm, từ đó tạo
được lợi thế về khác biệt hóa; bên cạnh đó cải thiện quy trình làm việc để có thể tối ưu
hóa, giảm bớt chi phí sản xuất, cải thiện hiệu quả kinh doanh. Tập đoàn Xerox hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào yếu tố công nghệ và con người.
7. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VÀ ĐỀ XUẤT QUÁ TRÌNH HÀNH ĐỘNG
7.1. Những vấn đề cấp bách nhất
Những vấn đề cấp bách nhất chính là những thách thức chiến lược mà công ty đang
gặp phải, đã được nêu ở trên (mục 3.3).
7.2. Đề xuất q trình hành động:
• Sản xuất hiệu quả:
Vấn đề chính mà Xerox phải đối mặt là sự sẵn có của các sản phẩm giá rẻ trên thị
trường của các đối thủ cạnh tranh. Vấn đề này có thể được xử lý nếu tổ chức thích ứng
với chiến lược sản xuất chi phí thấp bằng cách thiết lập nhà máy sản xuất của họ ở
những khu vực địa lý có chi phí sản xuất thấp như Trung Quốc. Mặc dù thực tế là
Xerox đã có mặt trên tồn cầu, nhưng chi phí sản xuất của Xerox vẫn cịn cao. Hầu hết
các đối thủ đang sản xuất sản phẩm của họ tại Trung Quốc trong khi Xerox có nhà máy
sản xuất tại Mỹ và các khu vực địa lý khác có chi phí sản xuất cao. Chiến lược này có
thể hỗ trợ tổ chức về sản xuất với chi phí thấp và tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

• Đa dạng hóa dịng sản phẩm:
Xerox nên giới thiệu loại sản phẩm có thể cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và giới thiệu thiết bị in như vậy có thể
được sử dụng bởi người dùng cá nhânvà những người ở nhà hoặc cho những công ty
không yêu cầu in quy mô lớn. Nghiên cứu cho thấy điều này với Xerox vì các chương
trình môi trường xanh ngày nay đang là xu hướng và ngành công nghiệp đang cố gắng
chuyển từ bản cứng sang bản kỹ thuật số. Xerox nên nhận ra sự thay đổi đang phát
triển này trong ngành in và nên đưa ra các thiết bị nhẹ, đáp ứng nhu cầu in ấn thấp của
các công ty.
20


Tập đồn Xerox
• Nhận thức được tầm quan trọng của Marketing:
Xerox luôn bỏ qua nhu cầu tiếp thị để phát triển và tiếp thị sản phẩm của họ trên thị
trường. Ban đầu, Xerox thành công và được coi là từ đồng nghĩa với photocopy nhưng
sau sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, Xerox dần đánh mất sự nổi
tiếng đó và khơng thể thu hút được khách hàng. Tên thương hiệu này chỉ được coi là
máy photocopy, mặc dù Xerox đã cố gắng xâm nhập vào hệ thống thơng tin dẫn đến sự
thất bại của dịng sản phẩm đó bởi Xerox. Vì vậy, Xerox nên học hỏi từ các đối thủ
cạnh tranh của họ và thực hiện phương pháp tiếp thị tổng thể để làm sống lại hình ảnh
thương hiệu và nâng cao giá trị thương hiệu được cảm nhận trong tâm trí khách hàng.

21


Tập đoàn Xerox

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.

Tập đoàn Xerox. 2021. 2020 Annual Report. Hoa Kỳ
Tập đoàn Xerox. 2020. 2019 Annual Report. Hoa Kỳ
Tập đoàn Xerox. 2019. 2018 Annual Report. Hoa Kỳ
Tập đoàn Xerox. 2020. 2020 Corporate Social Responsibility Goals and

Progress Sumary. Hoa Kỳ
5. Tập đoàn Xerox. 2020. 2020 Corporate Social Responsibility Goals and
Progress Sumary. Hoa Kỳ
6. Tập đoàn Xerox. 2019. 2019 Corporate Social Responsibility Goals and
Progress Sumary. Hoa Kỳ
7. Tập đoàn Xerox. 2018. 2018 Corporate Social Responsibility Report. Hoa Kỳ
8. Tập đoàn Xerox. 2017. 2017 Global Citizenship Report. Hoa Kỳ
9. Tập đoàn Xerox. 2016. 2016 Global Citizenship Repor. Hoa Kỳ
10. Yazdanifard, R & Habib, R. M. A . 2017. The Underlying reasons behind Xerox
Strategic Management failures and possible. International Journal of
Management, Accounting and Economics, vol. 4, no. 8, p.p 796 - 810
11. Hill, Charles W. L. 2014. Kinh doanh quốc tế hiện đại, 8th ed. Dịch. Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. TP. HCM: NXB Kinh tế TP.HCM
12. Xerox. 2021. xem 5.10.2021, < />13. Xerox Holdings. 2021. Xem 5.10.2021, < />14. Xerox Corporation. 2021. Xem 6.10.2021,
< />15. Silbey, J. 2019. How Xerox’s Intellectual Property Prevented Anyone From
Copying Its Copiers. xem 6.10.2021,
< />16. Xerox Holdings Corporation. 2021. Xem 7.10.2021,
<ay/company/xerox-holdings-corporation>
17. Xerox Corporation. 2021. Xem 7.10.2021,
< />18. Xerox Corporation. 2018. Xem 7.10.2021,
< />19. Mlitz, K. 2021. Xerox’s global annual net income from 2008 to 2020 (Biểu đồ).

Xem 8.10.2021, < />20. Mlitz, K. 2021. Xerox’s global annual revenue from 2015 to 2020, by region
(Biểu đồ). Xem 8.10.2021,
22


Tập đoàn Xerox
< />21. Alsop, T. 2021. Printer share by vendor worldwide from 2015 to 2021 (Biểu
đồ). Xem 8.10.2021, < />
23



×