Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế công ty cổ phần xnk thủy sản an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.47 KB, 39 trang )

Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Mục lục
Giới thiệu công ty 2
Ngành nghề kinh doanh của DN (Theo giấy chứng nhận đăng kí số …) : 2
Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) 3
Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN : 3
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản : tính đến năm 2010 4
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI : 4
(Các) Ngành kinh doanh của doanh nghiệp : 4
Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành : 4
Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô (Mô hình PESTEL) 5
Đánh giá cường độ cạnh tranh (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) : 8
II.Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: 10
III. Quyền lực thương lượng giữa các nhà cung ứng: 11
IV.Quyền lực thương lượng với khách hàng 12
VI. Quyên lực tương ứng của các bên liên quan 15
Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS) : 18
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG : 19
Sản phẩm chủ yếu : 19
Thị trường : 19
Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN : 20
Xác định các lợi thế cạnh tranh (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) 27
Đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) 27
Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược) 28
LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP:
31
Chiến lược kinh doanh quốc tế + Phương thức triển khai quốc tế của doanh nghiệp 31
Chiến lược điển hình + Các chính sách triển khai (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời)
31
ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP : 34
Loại hình cấu trúc tổ chức (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) : 34


Tài liệu tham khảo 39
1
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Lớp : 1201SMGM1011
Nhóm : 3
PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ
Giới thiệu công ty
Tên đầy đủ DN : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
Tên viết tắt DN : AGIFISH Co.
Trụ sở : 1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Phước, Thành phố Long Xuyên,
Tỉnh An Giang, Việt Nam.
Ngày tháng năm thành lập : ngày 27 tháng 5 năm 2009
Loại hình doanh nghiệp : Sản xuất, thương mại
Tel : (84. 736) 852 939 – 853 368
Website: www. Agifish.com.vn
Ngành nghề kinh doanh của DN (Theo giấy chứng nhận đăng kí số …) :
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5203000009 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh An Giang cấp. Đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2001. Đăng
ký lần thứ 15 ngày 08 tháng 10 năm 2008.
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 4.01.1.001/GP do Bộ Thương
mại cấp ngày 29/05/1995.
. Mã số thuế: 16.00583588 -1.
Ngành nghề kinh doanh đăng ký
 . Sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm.
 Mua vật tư nguyên liệu , hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang
tính độc hại)
 Mua bán đồ uống các loại
 Sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản
 Sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản

 Lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa cấp nhiệt
 Lắp đặt hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm
2
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
 Lắp đặt hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí
 Chế tạo thiết bị cho nghành chế biến thực phẩm, thủy sản
 Nuôi thủy sản
 Lắp đặt điện trong nhà
 Lắp đặt ống cấp nước, thoát nước, bơm nước
 San lấp mặt bằng
 Xây dựng công trình dân dụng
 Xây dựng công trình công nghiệp
 Mua bán vật tư thiết bị cấp thoát nước trong nhà
 Mua bán vật tư thiết bị, dụng cụ hệ thống điện
 Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê
 Dịch vụ nhà đất
 Sản xuất, chế biến và mua bán dầu Biodiesel từ mỡ cá
 Đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê
Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU)
Sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy hải sản đông lạnh
Xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, thủy sản và bất động sản
Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN :
Công ty luôn xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố chứng minh thành
công cho công ty thời gian qua. Bên cạnh đó giá trị thương hiệu là yếu tố quyết
định cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Với tiêu chí lấy chất lượng làm
đầu, công ty luôn phấn đấu để xây dựng thương hiệu này càng vững mạnh theo
phương châm:
«
Năng suất - An toàn - Hiệu quả

»
 Tầm nhìn chiến lược :
Trở thành công ty xuất nhập khẩu hàng đầu việt nam và thương hiệu uy tín trên
thế giới. Trong đó cá BaSa là mặt hàng chủ lực, tạo thế phát triển bền vững.
Làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia. Mang thủy sản tươi
ngon và an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.
Xây dựng và hội nhập thương hiệu toàn cầu.
3
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Xây dựng tập đoàn agifish hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
 Sứ mạng kinh doanh :
Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng
cao với giá hợp lý. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần
nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho cổ đông
nói riêng và toàn xã hội nói chung
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản : tính đến năm 2010
 Tổng doanh thu : 1.780.585.590.352
 Doanh thu thuần : 1.699.411.875.174
 Lợi nhuận trước thuế : 1.424.732.663
 Lợi nhuận sau thuế : 2.185.032.037
 Tổng tài sản : 1.354.627.131.764
 Tổng nguồn vốn : 1.354.627.131.764
 Tỷ suất sinh lời :
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI :
(Các) Ngành kinh doanh của doanh nghiệp :
Tốc độ tăng trưởng năm 2008 : 18%
Tốc độ tăng trưởng năm 2009 : 15%
Tốc độ tăng trưởng năm 2010 : 23%

Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành :

 Mới xuất hiện
 Tăng trưởng
 Trưởng thành / Bão hòa
 Suy thoái
4
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô (Mô hình PESTEL)
Nhận dạng các nhân tố môi trường có tác động mạnh nhất (Hiện nay và trong
dài hạn) đến DN ?
1. Nhân tố chính trị - pháp luật :
Với vị trí là ngành mũi nhọn của nước ta, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ
trợ các doanh nghiệp trong ngành thủy sản : thuế (các doanh nghiệp được
hưởng ưu đãi thuế 15%), vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim
ngạch xuất khẩu.
Tại kỳ họp thứ 4, khóa XI (Từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm
2003), căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25
tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp
thứ 10, bộ luật thủy sản chính thức có hiệu lực.
Hiện nay, hệ thống tòa án của Việt Nam đã tương đối ổn định. Tình hình chính
trị của Việt Nam được xếp vào hàng đầu về ổn định chính trị. Đồng thời, quan
hệ chính trị của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới ngày càng tốt đã tạo
điều kiện cho các ngành xuất khẩu của nước ta ngày càng phát triển.
2. Nhân tố kinh tế :
5
Doanh nghiệp
Nhân tố
chính trị pháp
luật
Nhân tố

kinh tế
Nhân tố
công nghệ
Nhân tố
mối trường
sinh thái
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Với tổng chiều dài của bờ biển hơn 2.600km, dọc theo đó là 15 ngư trường (kể
cả 2 ngư trường ở vịnh Thái Lan), phần lớn có khả năng khai thác quanh năm,
đặc biệt với trên một triệu ha nuôi trồng, ngành thủy sản là một lợi thế của Việt
Nam. Bên cạnh đó, ngành thủy sản Việt Nam thu hút, giải quyết việc làm hơn
4 triệu lao động, chưa kể số lao động gián tiếp qua các khâu trung gian như
công nghiệp chế biến, các dịch vụ xuất khẩu, hệ thống thương mại, nhà hàng,
khách sạn, nghề đóng tàu thuyền đánh cá Giá trị sản lượng thủy sản hằng
năm đạt khoảng 120.000 tỉ đồng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và đạt
4,2 tỉ USD năm 2009 và dự kiến năm 2010 đạt khoảng 4,5 tỉ USD (chỉ đứng
sau dầu thô và dệt may). Với những gì đã và đang đóng góp, ngành thủy sản
Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai.
Thách thức trong quá trình phát triển cần phải giải quyết. Điển hình như:
phương tiện, kỹ thuật đánh bắt xa bờ với quy mô nhỏ và còn lạc hậu; hậu cần
ngành thủy sản còn thiếu đồng bộ. Trong khi đó, việc ứng dụng công nghệ sinh
học trong nuôi trồng thủy sản với mục tiêu tăng trưởng nhanh, chất lượng cao,
chủ động phòng trị dịch bệnh còn nhiều hạn chế; nguồn nguyên liệu thủy sản
cung ứng nhiều thời điểm thiếu ổn định bởi tác động của thị trường. Xuất khẩu
thủy sản tuy có gia tăng nhưng chịu nhiều sức ép cạnh tranh, chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm, quy kết bán phá giá của Mỹ và các nước Tây Âu gây
nhiều bất lợi cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các sự kiện về
biến đổi khí hậu, nước mặn thâm nhập (đặc biệt ở ĐBSCL) tác động không
nhỏ đến diện tích, sản lượng, chất lượng và tính ổn định của nuôi trồng thủy
sản, thậm chí làm tái nghèo đối với không ít hộ dân cư.

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng được cải thiện rõ rệt, đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao. Theo ước tính, nhu cầu thủy sản trong nước đạt
20kg/người/năm.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành
thủy sản Việt Nam, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển. Với nhu cầu
tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng.
3. Nhân tố công nghệ
6
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Trên tiến trình gia nhập kinh tế quốc tế, ngành thủy sản Việt Nam đã được tiếp
xúc với những công nghệ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản tiên tiến của các
nước công nghiệp phát triển đã góp phần giúp cho ngành thủy sản có những
hướng đi mới.
Để nâng cao chất lượng cũng như tăng sản lượng nhằm góp phần tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn yêu cầu các địa phương xác định những sản phẩm chủ lực quốc gia để
phát triển, kiên quyết chỉ đạo thực hiện theo quy hoạch. Bộ cũng yêu cầu
ngành thủy sản không chú trọng phát triển bề nổi mà phát triển theo chiều sâu,
tạo sản phẩm chất lượng “sạch”, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo đó,
năm 2011 sẽ là năm khởi đầu cho quá trình đẩy mạnh ứng dụng các quy trình
công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như: Viet GAP, Global GAP…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Theo chiến lược của ngành
thủy sản, giai đoạn 2016 – 2020, sẽ đưa thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng
hóa lớn, quản lý theo phương pháp chuỗi để tăng giá trị sản phẩm, đảm bảo sản
phẩm có thương hiệu, uy tín, có khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, với chỉ tiêu xuất
khẩu 8 tỷ USD vào năm 2020, ngành thủy sản Việt Nam hoàn toàn có thể thực
hiện được nếu quy hoạch được vùng nuôi, thực hiện tốt chuyển giao công
nghệ, đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi, kiểm soát và ứng dụng giống mới,

quản lý tiêu chuẩn về môi trường, điều tiết theo quy luật và làm tốt công tác dự
báo. Bên cạnh đó, chú trọng mối liên kết chuỗi từ sản xuất - doanh nghiệp -
xuất khẩu để nâng giá trị và khẳng
định vị thế của ngành.
Mặt khác, các địa phương cũng phải thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi
“sạch” để sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế đồng nghĩa với việc tăng cường
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng
thủy sản.
7
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
TS. Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy sản khẳng định:
Khoa học công nghệ có vai trò quan trọng, mang tính quyết định để tăng giá trị
gia tăng cho ngành. Do đó, việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chọn
giống… để tăng sản lượng, tăng giá trị là việc làm mang tính cấp bách, đưa
ngành thủy sản phát triển bền vững trong thời gian tới.
4. Nhân tố môi trường sinh thái :
Việt Nam với hơn 3.200 km đường biển, hơn 1.4 triệu ha mặt nước nội địa nên
có nhiều tiềm năng về biển. Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, môi
trường, khí hậu thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản, mang lại năng suất
nuôi trồng cao, chất lượng thịt cá thơm ngon, , đặc biệt là ngạch cá da trơn đã
được khẳng định trên thị trường.
Đánh giá cường độ cạnh tranh (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) :
I. Đe dọa gia nhập mới và sự tồn tại các rào cản gia nhập ngành:
Thủy sản là một ngành có thế mạnh của Việt Nam. Trong những năm qua hoạt
động xuất nhập khẩu thủy sản đã có những đóng góp to lớn trong GDP của
nước ta và đặc biệt là trong nhưng năm gần đây khi nước ta đã mở cửa hội
nhập thì thủy sản lại càng có nhiều cơ hội phát huy thế mạnh của mình. Tuy
nhiên bên cạnh những cơ hội mạng lại thì cũng gặp phải nhiều thách thức từ cả
trong nước và nước ngoài. Trong đó sự gia nhập mới trong ngành là một mối
đe dọa ngày càng được quan tâm lưu ý nhiều hơn.

Không chỉ riêng công ty XNK thủy sản An giang mà với tất cả các doanh
nghiệp tham gia vào ngành thủy sản luôn tồn tại những rào cản khi gia nhập
ngành. Đặc biệt là khi có các hoạt động xuất khẩu ra thị trường thế giới. Một
trong những rào cản lớn nhất khi công ty XNK thủy sản An giang khi xuất
khẩu tại nước ngoài đó chính là những chính sách của chính phủ các nước.
Công ty AN giang xuất khẩu mặt hàng thủy sản chủ yếu tập trung vào hai thị
trường chính là EU và Mỹ.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, thị trường EU vẫn là
nơi có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. khách
hàng EU không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy
8
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
sản mà họ còn muốn biết nguồn gốc ở vùng nào, khai thác có hợp pháp không,
chế độ, điều kiện nuôi trồng như thế nào.
Tiêu chuẩn GlobalGAP và quy định IUU đối với các mặt hàng thủy sản có
nguồn gốc tư nuôi trồng. Theo Luật truy xuất nguồn gốc từ khai thác thủy sản
(IUU) của liên minh châu Âu (EU) tất cả lô hàng hải sản muốn vào được thị
trường này phải chứng minh nguồn gốc (vùng biển khai thác, tàu khai thác…).
Đây là một trong những khó khăn khi doanh nghiệp này gia nhập vào thị
trường Eu bởi việc kiểm soát nguồn gốc từ hàng trăm tàu thuyền khai thác còn
hạn chế.
Đối với thị trường Mỹ là một thị trường khắt khe với những rào cản kỹ
thuật,phi thuế quan và bảo hộ. Đặc biệt là những rào cản về các basa của Việt
Nam. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản sang Mỹ phải gửi kế hoạch,
chương trình HACCP cho Cục thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nếu FDA
kết luận là đạt yêu cầu thì doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu. FDA sẽ
kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu, nếu phát hiện lô hàng không đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm thì sẽ bị từ chối nhập khẩu, sẽ bị trả về nước hoặc tiêu hủy
tại chỗ, mọi chi phí phát sinh do doanh nghiệp chịu, ngoài ra tên doanh nghiệp
được đưa vào mục “Cảnh báo nhanh” trên internet. Nếu 5 lô hàng tiếp theo của

doanh nghiệp bị giữ lại ở cảng nhập khẩu để kiểm tra theo chế độ tự động đảm
bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, doanh nghiệp làm đơn đề nghị thì sẽ được
FDA xóa tên khỏi mục cảnh báo nhanh.
Mặt khác, tại Việt nam khi các doanh nghiệp gia nhập thị trường cần phải đảm
bảo các luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chăn nuôi thủy sản giữ gìn tài nguyên
cũng như an toàn môi trường. Đây là một trong những rào cản mà chính phủ
VN chú trọng đẻ tạo nên môi trường chăn nuôi thủy sản có chất lượng mà
nguồn tài nguyên cũng như vệ sinh môi trường không bị ảnh hương nhiều.
Khi các rào cản này càng cao thì các doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị
trường này càng ít, từ đó mực độ cạnh tranh sẽ giảm đi. Vì vậy hiện nay để
nâng cao và tăng tính cạnh tranh tại các thị trường thế giới về nuôi trồng và chế
biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam, Doanh nghiệp An giang đã chuẩn bị tốt
9
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
trước yêu cầu của các nước nhập khẩu bằng cách xây dựng hệ thống sản xuất
khép kín, liên tục từ nhà xuất khẩu, nhà máy chế biến đến vùng nuôi. Đặc biệt
là tại vùng nuôi, họ phải truy xuất được nguồn cũng cấp con giống, loại thuốc
thý y đã sử dụng, thời gian nuôi, chỉ tiêu môi trường… bằng việc xin cấp giấy
chứng nhận Global Gap, SQF,… đây là tấm giấy thông hành tốt giúp thủy sản
Việt nam có thể tự tin gia nhập các thị trường khó tính như Mỹ và Eu.
II. Đe dọa từ các sản phẩm thay thế:
Trong cuộc sống ngày nay thì nhu cầu ăn uống và thưởng thức của con người
càng ngày tăng lên và không ngừng tăng lên. Vì vậy, ngành thủy sản càng có
cơ hội để phát triển nhưng bên cạnh đó chính nhu cầu tăng lên càng tăng thêm
về số lượng cũng như chũng loại các sản phẩm từ thủy sản định sẵn cho từng
thị trường mục tiêu
Sự tăng lên về nhiều số lượng, chủng loại, cách chế biến khác nhau cho sự lựa
chọn của người tiêu dùng điều đó khiến cho sự cạnh tranh trong ngành tăng lên
về sản phẩm thay thế, ví dụ như sản phẩm thủy sản đóng gói đang dần bị mất
vị thế khi có rất nhiều các laoij thủy sản được chế biến sẵn đóng gói, hoặc các

loại thủy sản dùng riêng cho các món ăn,….
Hiện nay, sản phẩm trong ngành thủy sản đang chịu ảnh hưởng bởi văn hoá
sống hay nói cụ thể hơn là mỗi người đều có mỗi phong cách,sở thích ăn uống
chế biến khác nhau vì thế mà sản phẩm xuất ra đa dạng và phong phú hơn,
hình thức và chất lượng chính điều đó làm hạn chế cho hoạt động xuất khẩu
thủy sản ra nước khác.
Và mối đe doạ từ sản phẩm thay thế trong ngành là do sự phát triển về khoa
học công nghệ tiên tiến nhanh làm lỗi mốt sản phẩm, chu kỳ sống của sản
phẩm càng ngày càng bị rút ngắn. Tiếp đó là sản phẩm thay thế ở thủy sản biểu
hiện rõ ảnh hưởng sự so sánh về chất lượng và giá cả của sản phẩm khác nhau
ví như cùng một loại mặt hàng nhưng tùy theo từng loại chưa chế biến hoặc đã
qua chế biến, các loại thủy sản hiếm hay không, chất lượng dinh dưỡng của
thủy sản mà có những mức giá khác nhau. Doanh nghiệp An giang luôn đổi
10
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
mới đảm bảo chất lượng, nghiên cứu những cách chế biến mớ phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng cũng như nâng cao được chất lượng và giảm giá bán.
Vì vậy, Thủy sản VN là ngành xuất hiện cũng khá lâu, nhưng ngày nay chịu
mọi đe doạ từ sản phẩm thay thế cũng rất lớn vì chính những đặc tính của
ngành.
III. Quyền lực thương lượng giữa các nhà cung ứng:
Vấn đề chính đặt ra cho ngành thủy sản hiện nay nói chung và công ty XNK
thủy sản An giang là làm sao mang các sản phẩm từ các nhà cung cấp tới tay
khách hàng thuận tiện nhất với giá thành hợp lý nhất.
Đầu tiên cần nói tới chính là khả năng đáp ứng nguyên vật liệu của các nhà
cung ứng tại từng khâu trong quá trình hoạt động để đảm bảo được quá trình
sản xuất kinh doah diễn ra một cách thông suốt và liên tục. Vấn đề này có thể
nhìn thấy rõ nhất ở khâu nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Các hộ nuôi trồng/
đánh bắt cần phải cung cấp nguyên liệu với đủ số lượng và chất lượng yêu cầu
cho nhà sản xuất. Các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản thường là các hộ nhỏ lẻ,

không có khả năng dự đoán sự vận động của thị trường trong dài hạn để có các
điều chỉnh hợp lý.
Một phần nữa là, một số hộ nông dân do chạy theo lợi ích đã sử dụng quá mức
các loại thuốc/ hóa chất làm ảnh hưởng tới chất lượng của nguyên
liệu thủy sản. Ví dụ như tôm, thường bị nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh
cấm sử dụng. Đây là tình trạng chạy theo năng suất mà quên đi chất lượng.
Chất lượng của nguyên liệu thủy sản còn bị ảnh hưởng do không đủ kho lạnh
để bảo quản. Với các đơn vị đánh bắt nhỏ lẻ, việc xây dựng kho lạnh đủ tiêu
chuẩn có thể là quá khả năng. Để giải quyết được vấn đề cho khâu này cần có
sự liên kết hỗ trợ từ các khâu khác trong chuỗi cung ứng.
Việc chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng cũng rất quan trọng. Năng lực của
các khâu trong chuỗi cung ứng là có hạn, do vậy họ cần có được thông tin tốt
về thị trường và nhu cầu sản phẩm để có những phản ứng và giải pháp kịp thời.
Nếu bộ phận xuất khẩu có thể cung cấp những thông tin chính xác về nhu cầu
thị trường, bộ phận chế biến sẽ có thời gian chuẩn bị năng lực để sản xuất, và
11
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
bộ phận cung cấp nguyên liệu sẽ có thời gian để chuẩn bị nguồn nguyên liệu
tốt hơn.
Nếu thông tin không tốt, có thể xảy ra hai tình huống tại bộ phận cung cấp
nguyên liệu: khi nhu cầu nguyên liệu tăng cao, khâu đánh bắt không thể đáp
ứng được; khi nhu cầu giảm, nhưng đánh bắt quá nhiều sẽ làm cho giá nguyên
liệu sụt giảm gây thiệt hại cho khâu cung cấp nguyên liệu.
Cả hai tình huống đều dẫn đến thiệt hại. Thông tin tốt sẽ giúp các mắt xích
trong chuỗi phối hợp đồng bộ hơn, và từ đó giảm được rất nhiều lượng dự trữ/
tồn kho không mong muốn trong chuỗi. Đối với chuỗi cung ứng
các sản phẩm thủy sản, điều này càng quan trọng hơn vì các sản phẩm này
không thể dự trữ được lâu.
Mặt khác cần phải có được sự cam kết vững chắc giữa các thành viên trong
chuỗi. Khi các thành viên trong chuỗi hợp tác với nhau, họ phải có được sự

cam kết vững chắc, đảm bảo các bên tuân thủ hợp đồng đã ký, không vì lợi ích
trước mắt mà vi phạm hợp đồng. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định
của chất lượng sản phẩm đầu ra - một trong những vấn đề cốt yếu
của sản phẩm thủy sản ViệtNam.
Để giải quyết vấn đề về chất lượng, có thể áp dụng thủ tục kiểm tra chất lượng
100%. Tuy nhiên, thực hiện việc này sẽ rất tốn kém và không phải lúc nào
cũng làm được. Nếu các thành viên trong chuỗi cam kết đảm bảo chất lượng tại
khâu của mình, không để sản phẩm chất lượng kém chuyển sang khâu sau, thì
sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong chuỗi cung ứng
các sản phẩm thủy sản.
Do hầu hết nguồn cung ứng cho công ty an giang là các trang trại chăn
nuôi nhỏ lẻ và hoạt động manh mún, nên quyền lực thương lượng giữa
nhà cung ứng và công ty là không cao.
IV.Quyền lực thương lượng với khách hàng
Thủy sản được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành
12
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
thủy sản Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có
tiềm lực phát triển khá mạnh.
Thị hiếu của khách hàng đa dạng, phức tạp, khó nắm bắt, và luôn thay đổi. Và
đặc biệt là trong ngành thủy sản. Khách hàng ngày nay đã trở nên thông minh
và mạnh mẽ hơn nhờ vào lượng thông tin mà họ tiếp thu qua mạng internet và
nhiều kênh truyền thông khác nhau. Việc đánh giá các nhà cung cấp đã được
mở rộng qua nhiều yếu tố trung gian như catalog, mạng internet và phương tiện
khác. Khách hàng có nhiều cơ hội để so sánh, lựa chọn chính xác về giá cả,
chất lượng, dịch vụ giữa nhiều nhà cung cấp khác nhau. Họ có xu hướng lựa
chọn những nhà cung cấp có dịch vụ hoàn hảo hơn, thúc đẩy các doanh nghiệp
phải chú ý đến chất lượng dịch vụ cung ứng của mình. Vì vậy để đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp thủy

sản Việt Nam.
Khi tấn công vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và doanh nghiệp thủy sản AN giang phải nghiên cứu thị hiếu, sở thích của
khách hàng. Vì đây là một thị trường lớn với nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt
là sự khách nhau giữa các nền văn hóa, khẩu vị cũng như cách ăn uống khác
nhau nên áp lực cạnh tranh đối với thủy sản Việt Nam là rất lớn. Cho dù phải
chịu nhiều ảnh hưởng t khủng hoảng kinh tế toàn cầu và áp lực cạnh tranh
nhưng ngành thủy sản Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu rất ấn tượng.
Do đặc điểm của các sản phẩm thủy sản rất đặc biệt, thực phầm có vòng
đời không quá dài, lượng tiêu thụ lớn nên quyền lực thương lượng của
khách hàng là không lớn.
V. Cạnh tranh nội tại trong ngành:
• Tăng trưởng của ngành:
Ngành thủy sản hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc
độ tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã thiết lập
được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản.
13
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát
triển và hiện nay đang là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, năm 2007
Việt Nam đứng thứ 7 trong top 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam qua các năm như sau : Năm 2005 đạt
2,737 tỷ USD; Năm 2006 đạt 3,358 tỷ USD tương đương tăng 22,7% so với
năm 2005; Năm 2007 đạt 3,762 tỷ USD tương đương tăng 12,2% so với năm
2006; Năm 2008 đạt 4,562 tỷ USD tương đương tăng 21,26% so với năm
2007. Con số này giúp cho ngành thuỷ sản là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam và xếp hàng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, đồng thời
khẳng định thuỷ sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho xã
hội. Theo Tổng cục hải quan, năm 2010 thủy sản xuất khẩu đạt 5,03 tỷ USD,

tăng 18,3% so với năm 2009, vượt kế hoạch năm khoảng 7,5%. Trong đó sản
phẩm tôm chiếm 42,1%, cá tra-basa chiếm 28,3%, thủy hải sản khác chiếm
29,6%.
→ Ngành dệt may có sự tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, lợi
nhuận thu được rất lớn → nhiều doanh nghiệp không chỉ doanh nghiệp
nội địa mà cả doanh nghiệp nước ngoài muốn nhảy vào cùng xâu xé vùng
đất màu mỡ này→mức độ cạnh tranh cao→cường độ cạnh tranh cao→các
doanh nghiệp cần phải hoạch định chiến lược một cách hợp lý để đứng
vững và phát triển kinh doanh.
• Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Số lượng doanh nghiệp đầu tư và thành công tại thị trường nội địa gia tăng. Có
thể kễ đến những doang nhiệp lớn mạnh như : Công Ty XNK thủy sản Cửa
long an giang, Công ty cổ phần Minh phú ( tỷ trọng 5,7 %), Công ty cổ phần
Hùng Vương, Công ty thủy sản phương nam,…
Số lượng lớn các doanh nghiệp trong ngành→ mức độ cạnh tranh cao.
• Sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh: Do sản phẩm thủy sản rất là rất đa dạng
nên các doanh nghiệp trong ngành cũng rất đa dạng, mỗi doanh nghiệp chuyên
về một mặt hàng, một sản phẩm nào đó→ cường độ cạnh tranh giảm.
• Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ:
14
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Đặc trưng của sản phẩm thủy sản là loại sản phẩm có yêu cầu phong phú, đa
dạng tùy thuộc vào thị hiếu, văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo, địa lý, khí
hậu, về giới tính, tuổi tác và thu nhập của người tiêu dùng.
Sản phẩm thủy sản phải đảm bảo được những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm, vì vậy phải thường xuyên thay đổi công nghệ kỹ thuật các phương thức
chế biến hợp lý, tuân theo những tiêu chuẩn của nhà nước. Bên cạnh đó nhà
sản xuất phải tạo ra được một nhãn hiệu sản phẩm của riêng mình. Nhãn hiệu
sản phẩm theo quan điểm xã hội thường là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng
hoá và uy tín của nhà sản xuất.

→ Nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng về chủng loại và chất
lượng sản phẩm đối với sản phẩm thủy sản là rất cao, đa dạng và luôn
biến đổi, do đó mức độ cạnh tranh trong ngành rất cao với những doanh
nghiệp có cùng phân đoạn thị trường mục tiêu. Còn đối với những doanh
nghiệp hướng tới những thị trường mục tiêu khác nhau thì mức độ cạnh
tranh là không đáng kể.
• Khối lượng các chi phí cố định và lưu kho:
Chi phí cố định: các doanh nghiệp thủy sane tốn nhiều chi phí cố định cho máy
móc nhà xưởng,… do đó để bù đắp lại họ thường sản xuất với quy mô lớn và
xuất một số lượng lớn sản phẩm →cạnh tranh giành thị phần rất mạnh mẽ.
Chi phí lưu kho: do các sản phẩm thủy sản là những sản phẩm khosneen yêu
cuầ rất cao về việc đảm bảo được quá trình bảo quản đúng kỹ thuật, vòng đời
sản phẩm không dài → các doanh nghiệp phải có những chiến lược rõ ràng để
sản phẩm không bị tồn đọng gây hư hỏng→cường độ cạnh tranh tăng.
VI. Quyên lực tương ứng của các bên liên quan
• Chính phủ.
Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã thực hiện những chính sách hỗ trợ
để phát triển ngành thủy sản của nước ta và các doanh nghiệp. Chính phủ vừa
phê duyệt để đầu tư cho ngành thủy sản theo Đề án Phát triển nuôi trồng thủy
sản đến năm 2020. Theo đó, tổng mức đầu tư 40.000 tỷ đồng sẽ được chia đầu
tư theo 2 giai đoạn: từ 2011 - 2015 là 25.000 tỷ đồng; từ 2016 - 2020 là 15.000
15
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
tỷ đồng. Mục tiêu đặt ra đến năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,6
triệu tấn, với diện tích 1,1 triệu ha và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4 tỷ
USD. Giải quyết việc làm cho khoảng 3 triệu lao động. Đến năm 2020, sản
lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, với diện tích 1,2 triệu ha và giá trị
kim ngạch xuất khẩu đạt 5 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5
triệu người.
Bên cạnh Luật Thủy sản, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách

phát triển khai thác hải sản, trong đó có các chính sách hỗ trợ. Các chính sách
hỗ trợ nêu trên, một mặt, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển khai thác hải
sản, mặt khác, tăng cường quản lý hoạt động khai thác trên biển, chú trọng
phát triển khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển như : giảm
50% thuế cho các tàu ra khơi xa, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất,……
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có một số biện pháp khác nhằm khuyến
khích xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng thủy sản nói riêng. Chẳng hạn,
Việt Nam có thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Ngân hàng
Phát triển Việt Nam có cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, với lãi
suất ưu đãi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đánh giá việc vay vốn theo các hợp
đồng này là không dễ.
• Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) là tổ chức tự
nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam, nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp,
giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy
sản Việt Nam, phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy
sản, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên.
Với vai trò hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam, Hiệp hội VASEP đã và đang tiến hành nhiều hoạt động đa dạng
như:
• Tăng cường phát triển và xây dựng mối quan hệ hệ hội viên.
• Xây dựng mối liên kết với nông, ngư dân sản xuất nguyên liệu.
16
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
• Thành lập các ủy ban ngành hàng và tăng cường hoạt động các ủy ban đi
sâu vào chuyên ngành
• Làm cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý Nhà
nước. Xử lý kịp thời các kiến nghị của hội viên, phổ biến và hướng dẫn hội
viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước

• Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế thông qua việc tham gia
các hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế. Xuất bản ấn phẩm đối ngoại: Bản
tin tiếng Anh: VASEP News và tạp chí tiếng Anh VIETFISH
INTERNATIONAL.
• Cung cấp thông tin thương mại kịp thời cho hội viên thông qua việc phát
hành đều đặn Bản tin Thương mại Thuỷ sản hàng tuần, Tạp chí Thương mại
Thủy sản hàng tháng, Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản hàng quý và cập nhật thông
tin trên cổng thông tin điện tử của Hiệp hội.
• Cung cấp thông tin về doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
thông qua các việc phát hành cuốn Danh bạ Hội viên hàng năm và Bản đồ các
nhà máy chế biến thuỷ sản và các ấn phẩm khác.
• Xây dựng cơ sở dữ liệu: xây dựng và thường xuyên nâng cấp cổng
thông tin điện tử của Hiệp hội nhằm hỗ trợ hội viên và các đối tác tra cứu
thông tin nhanh nhất, cập nhật nhất và dễ dàng nhất, cổng thông tin điện tử của
Hiệp hội là diễn đàn của doanh nghiệp.
• Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan và đối tác, tổ chức các hội
nghị, hội thảo trong nước bàn các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát chất lượng,
tạo nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất và xuất khẩu.
• Phối hợp với đối tác, tổ chức các Hội thảo, diễn đàn tại các hội chợ nước
ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm thủy sản Việt Nam.
• Tổ chức công tác XTTM và phát triển thị trường
• Tổ chức Hội chợ Quốc tế Thủy sản VIETFISH trong nước hàng năm.
• Tổ chức công tác đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực.
17
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
• Tham gia tư vấn và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và thực
thi các chủ trương, chính sách của nhà nước.
• Giới thiệu khách hàng cho hội viên
Hầu hết các hội viên chính thức của VASEP là các doanh nghiệp chế

biến và xuất khẩu thủy sản đều đạt tiêu chuẩn ngành và đặc biệt chiểm trên
80% tổng số doanh nghiệp được cấp code vào EU.
 Đánh giá: Ngành thủy sản là ngành rất hấp dẫn đới với các
doanh nghiệp Việt Nam và có mức cường độ cạnh tranh lớn
Đánh giá :
 Cường độ cạnh tranh mạnh
 Cường độ cạnh tranh trung bình
 Cường độ cạnh tranh thấp
 Ngành hấp dẫn
 Ngành không hấp dẫn
Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS) :
Mặt hàng cá tra đông lạnh, một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu
chính của Việt Nam, là khả năng cạnh tranh bằng giá rẻ của nông sản Việt
Nam
Do tỷ lệ quan trọng của nông sản và thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của Việt
Nam chiếm lớn nên chính phủ VIệt Nam rất quan tâm đến việc đẩy mạnh phát
triển và hỗ trợ.
Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi
dào, thế mạnh của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động
sẵn có và rẻ tiền.
18
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG :
Sản phẩm chủ yếu :
Sản phẩm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được nhiều
người biết đến, nổi tiếng trên thị trường thế giới với chất lượng thơm ngon, và
đã liên tục được công nhận là : « Hàng Việt Nam chất lượng cao » từ năm
2003 đến 2009.
Sản phẩm của công ty đa dạng, phong phú được khách hàng ưa chuộng
và đánh giá rất cao với các mặt hàng chủ lực như :

Cá tra- cá basa
Sản phẩm giá trị gia tăng
Thuốc thú y thủy sản
Thị trường :
Thị trường nội địa :
Công ty Agifish có vị thế đặc biệt trong ngành thủy sản (sản xuất cá Tra,
cá Basa), là đơn vị đầu tiên trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất,
chế biến và xuất khẩu cá Basa, cá Tra fillet Agifish đã và đang tiêu thụ với
hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra với hệ thống phân phối rộng khắp
50 tỉnh thành trong cả nước.
Doanh thu và số lượng giá trị gia tăng sản phẩm trong nước trong năm
2008 như sau :
 Số lượng : 2.789 tấn tăng lên 140%
 Doanh thu : 86.106 tỷ đồng tăng lên 166%
Thị trường nước ngoài :
Sản phẩm của Agifish ngày càng có uy tín cao trên thị trường và là một
trong những thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới. Agifish đã có nhiều
khách hàng từ hầu hết các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc,
Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản
Doanh thu và số lượng giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu trong năm
2008 như sau :
 Số lượng : 717 tấn tăng lên 141%
19
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
 Doanh thu : 2.089 triệu USD tăng lên 120%
Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN :
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là tập hợp một chuỗi các hoạt động có liên kết
theo chiều dọc nhằm tạo lập và gia tăng giá trị cho công ty.
Bao gồm hai hoạt động chính : Hoạt động cơ bản và hoạt động bổ
trợ

 Hoạt động cơ bản : Sản xuất, Hậu cần, Marketing, Tài chính,
1. Sản xuất :
a, Quy trình sản xuất :
Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình
sản xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000), Safe
Quality Food 2000 (SQF 2000), Global Standard For Food Safety (BRC), ISO
17025:2005, ISO 14001:2004
b, Hạ tầng và quy mô sản xuất :
AGIFISH chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ để sản
xuất quy mô lớn với chất lượng cao. Năm 2011, doanh nghiệp đã cải tạo, nâng
cấp nhà máy đông lạnh AGF7: phá bỏ nhà máy cũ, xây dựng nhà máy mới trên
diện tích cũ.
Điểm mạnh của Agifish chính là có nền tảng của một doanh nghiệp tốt,
có cơ sở hạ tầng hiện đại để đẩy mạnh xuất khẩu. Chính điều này đã tạo nên sự
thành công của doanh nghiệp.
Ngoài ra doanh nghiệp còn tập trung củng cố, bảo trì, nâng cấp toàn diện về
thiết bị sản xuất, kho lạnh, mặt bằng sản xuất để nâng cao chất lượng sản
phẩm. AGF còn trú trọng vào phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng mới từ cá
tra, cá basa ; các sản phẩm mới sử dụng phụ phẩm từ cá tra, cá basa như dầu
bio-diesel, gelatin, bột nêm và dầu cá tinh chất. Nhờ đó sản xuất hàng giá trị
gia tăng tiếp tục có mức tăng trưởng khá so với năm 2007 đạt tổng sản lượng
3.506 tấn, trong đó:
Doanh số và sản lượng hàng GTGT xuất khẩu như sau:
 Sản lượng 717 tấn tăng 141%
20
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
 Doanh số 2,089 triệu USD tăng 120%
Doanh số và sản lương hàng GTGT nội địa như sau:
 Sản lượng 2.789 tấn tăng 140%
 Doanh số 86,106 tỷ đồng tăng 166%

2. Hậu cần :
a, Hậu cần đầu vào :
Công ty có lượng đầu vào nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất
lượng nhờ vào việc phát triểm các vùng nuôi nguyên liệu. Dự kiến năm 2011,
AGIFISH sẽ dành 300 tỷ đồng đầu tư vùng nuôi cá tra nguyên liệu 30 ha, đầu
tư nhà máy thức ăn cho cá 60.000 tấn/năm, đầu tư trại cá giống theo tiêu chuẩn
global GAP. Để có vốn AGIFISH dự kiến tăng vốn điều lệ từ 128,5 tỷ đồng lên
180 tỷ đồng bằng bán cổ phiếu cụ thể :
- Phát triển vùng nuôi cá của công ty dự kiến 60 ha, ở Thốt Nốt – Cần Thơ
28 ha và ở Thoại Sơn – An Giang 32 ha. Trị giá đầu tư 80 tỷ được xây dựng
theo tiêu chuẩn Global GAP với sản lượng hàng năm trung bình 22.000 tấn.
-Liên kết nuôi trồng với các nhà nuôi trồng có điều kiện nuôi tốt ở An
Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp khoảng 55 ha, ước sản lượng đạt 20.000 tấn.
-Hợp tác bên ngoài: 20.000 tấn.
-Ngoài ra, Agifish còn được sự hỗ trợ nguyên liệu từ công ty mẹ Hùng
Vương khi cần.
Là doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả
ngiên cứu và nuôi trồng giống nhân tạo cá basa và cá tra thành công tạo ra
bước ngoặt phát triển nghề nuôi cá và chế biến cá trong khu vực đồng bằng
sông Cửu Long. Dó cũng là cách để AGIFISH có thể duy trì và nâng cao khả
năng cung cấp nguyên liệu đầu vào đủ và bền vững.
b, Hậu cần đầu ra :
Khả năng duy trì thị trường đầu ra của AGIFISH sau khi được công ty
Hùng Vương mua lại đã được cải thiện rất nhiều. Các thị trường truyền thống
được củng cố bền vững và gắn bó hơn ; các thị trường mới thì được phát triển
mạnh hơn như ở Nga, hay Nam Mỹ.
21
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
3. Marketing :
Ngoài việc thường xuyên chăm lo cho các thị trường truyền thống,

AGIFISH cũng rất tích cực đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những
thị trường mới và thị trường chất lượng cao thông qua các hội chợ thủy sản
quốc tế; quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
Không chỉ quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh, XNK, Công ty
Agifish luôn quan tâm đến hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Trong thời gian vừa
qua đoàn cán bộ, nhân viên Công ty Agifish do Tổng Giám đốc Nguyễn Văn
Ký dẫn đầu vừa đến thăm và tặng quà hỗ trợ cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng
lũ lụt của huyện An Phú và huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Mỗi huyện được
công ty hỗ trợ 100 triệu đồng, 3.000 quyển tập học sinh và 500 áo phao. Đối
với người lao động, trong cơn “bão giá” vừa qua, lãnh đạo Công ty đã thống
nhất tăng mức hỗ trợ lương, khẩu phần ăn và trợ cấp xăng… nhằm giúp công
nhân có điều kiện vượt qua “bão giá”. Với 3.500 công nhân, Agifish dự kiến số
tiền hỗ trợ khoảng 12 tỷ đồng/năm. Thời gian qua, Công ty Agifish cũng đã
dành hàng trăm triệu đồng để xây nhà tình nghĩa, hỗ trợ sửa nhà, trợ cấp khó
khăn và trợ cấp để trị chữa bệnh hiểm nghèo. Bằng các hoạt động như vậy,
hình ảnh một doanh nghiệp năng động, quan tâm đến cộng đồng sẽ luôn in đậm
trong tâm trí của cộng đồng.
4. Tài chính :
Nếu xét riêng về mặt tài chính của AGF trước năm 2010 thì có thể nói là
không được thực sự tốt. Tuy vậy đến năm 2010, sau khi công ty thuộc về
quyền điều hành của công ty cổ phần Hùng Vương thì nguồn lực tài chính của
công ty được bổ sung lên rất nhiều. Thay vì phải dồn quá nhiều vốn vào đầu tư
vào các khoản tài chính dài hạn như trước đây thì công ty đã có thêm được
nguồn tài chính tương đối lớn để bổ sung cho các hoạt động chính và trực tiếp
tạo ra lợi nhuận cho công ty là sản xuất chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra thì cơ
cấu sử dụng vốn cũng được định hình lại và phát huy kết quả tốt.
Chúng ta có thể thấy, giai đoạn 2004-2007 là thời hoàng kim của
Agifish. Theo báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm, năm 2004 công ty đạt lợi
22
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM

nhuận sau thuế 18 tỉ đồng trên vốn điều lệ 41,8 tỉ đồng; năm 2005 là 22,4 tỉ
đồng - 43,88 tỉ đồng; năm 2006 là 46,6 tỉ đồng - 78,88 tỉ đồng; năm 2007 là
39,9 tỉ đồng - 128,6 tỉ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và trên
vốn chủ sở hữu của AGF là niềm mơ ước của không ít doanh nghiệp, năm
2004 là 2,05-20,57%, năm 2005 là 2,84-21,97%. Hai năm 2006-2007, tuy các
chỉ số trên có giảm xuống, nhưng vẫn ở mức cao so với các doanh nghiệp cùng
ngành.
Thế nhưng từ năm 2008 các chỉ số tài chính của AGF bắt đầu xuống
dốc. Sau những đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn và thu về số thặng dư vốn cổ
phần tới 385,5 tỉ đồng, gấp ba lần vốn điều lệ, AGF lâm vào tình trạng “khổ vì
lắm tiền”. Thay vì tập trung cho sản xuất kinh doanh cốt lõi, mở rộng thị
trường xuất khẩu sang những quốc gia mới khi Mỹ tăng và duy trì mức thuế
cao đánh vào cá da trơn từ Việt Nam, Agifish mở sang đầu tư tài chính và góp
vốn vào những công ty liên doanh, liên kết.
Kết thúc năm tài chính 2008, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh,
đạt 16,9 tỉ đồng và phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính gần 20 tỉ
đồng. Theo báo cáo tài chính quí 4-2009 (chưa kiểm toán), lợi nhuận sau thuế
năm ngoái của công ty là 14,4 tỉ đồng, thấp nhất trong nhiều năm qua. Tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và trên vốn chủ sở hữu giảm một cách đáng
lo ngại, tương ứng năm 2008 là 0,84% - 2,72%; năm 2009 là 0,99% - 2,29%.
Quản trị doanh nghiệp không được đổi mới, không theo kịp với cuộc
cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản đã khiến AGF mất vị
thế “ngôi sao”. Theo bảng cân đối kế toán đến 31-12-2009, lợi nhuận gộp từ
bán hàng và cung cấp dịch vụ của AGF giảm mạnh từ 297 tỉ đồng năm 2008
xuống 106 tỉ đồng năm 2009, trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
vọt từ 19,8 tỉ đồng năm 2008 lên 35,5 tỉ đồng năm 2009.
Nhóm Chỉ Số Tài Chính Của Công Ty 2008-2010
Nhóm chỉ số 2008 2009 2010
Sức khỏe tài
chính

23
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Tỷ suất thanh
toán tiền mặt
0.03 0.03 0.07
Tỷ suất thanh
toán nhanh
0.08 0.09 0.07
Tỷ suất thanh
toán hiện thời
0.97 1.16 1.06
Vốn vay dài
hạn/vốn CSH
0.07 0.01 0.00
Vốn vay dài
hạn/tổng tài sản
0.03 0.01 0.00
Vốn vay/vốn
CSH
0.85 0.76 0.93
Vốn vay/tổng tài
sản
0.39 0.4 0.43
Công nợ ngắn
hạn/ vốn CSH
1.07 0.92 1.15
Công nợ ngắn hạn
/ tổng tài sản
0.49 0.48 0.53
Nợ phải trả/vốn

CSH
1.15 0.93 1.17
Nợ phải trả/ tổng
tài sản
0.53 0.48 0.54
Hiệu quả quản lý
ROE% 1.99 2.32 6.75
ROCE% 8.74 8.66 15.75
ROA% 1.13 1.13 3.29
Vòng quay phải
thu KH
10.83 4.30 5.22
Thời gian TB thu
tiền KH
33 84 69
Vòng quay HTK 7.98 4.80 4.89
Thời gian TB
xử lý HTK
45 75 74
Vòng quay phải
trả nhà cung ứng
23.44 13.30 17.98
24
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Hiệu quả lợi
nhuận
Tỷ lệ lãi gộp% 15.22 7.94 11.40
Tỷ lệ lãi EBITDA
%
4.66 7.42 8.22

Tỷ lệ lãi EBIT % 2.75 4.28 5.88
Tỷ lệ lãi trước
thuế %
0.62 1.35 3.03
Tỷ lệ lãi thuần % 0.55 1.08 2.48
Tính đến hết quý 2 năm 2011, tổng tài sản đã lên đến 1.653.255.694.126
vnđ. Trong đó đầu tư vào tài sản dài hạn là 550.479.852.425 vnđ. (tổng tài sản
năm 2005 là 251.633.250, tổng tài sản năm 2006 là 468.269.225)
 Hoạt động bổ trợ : Nhân sự, Công nghệ, Hệ thống thông tin,
1. Quản trị thu mua:
Các doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản nói chung và Agifish nói
riêng ở Việt Nam hầu hết nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đều thu mua từ
An Giang và Đồng Tháp. Ngoài ra, công ty Agifish là doanh nghiệp đẩu tiên
(và cũng là duy nhất) của ngành thủy sản có mô hình sản xuất kinh doanh khép
kín từ khâu sản xuất cá giống, phát triển sinh sản nhân tạo, nuôi cá bè, chế biến
thủy sản đông lạnh xuất khẩu và chế biến tận dụng các phụ phẩm của cá Tra và
Basa . Do vậy, có thể tiết kiệm đáng kể các chi phí cho nguyên vật liệu thông
qua khâu trung gian.
2. Phát triển công nghệ:
Công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng,quyết định trong việc xây
dựng lợi thế cạnh tranh. Xác định đúng tầm quan trọng của công nghệ, Agifish
luôn chú trọng đầu tư đổi mới, phát triển công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại.
Nhập khẩu các dây truyền máy móc,công nghệ sản xuất hiện đại.Công ty đã
xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP
25

×