Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi trường cho chiến sĩ mùa hè xanh và người dân tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.61 KB, 4 trang )

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Kỷ yếu khoa học

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG SỔ TAY HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CHIẾN SĨ MÙA
HÈ XANH VÀ NGƯỜI DÂN TỈNH VĨNH LONG
Võ Hồng Anh*, Lâm Vĩnh Sơn
Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc:
TĨM TẮT
Sổ tay hướng dẫn cơng tác bảo vệ và xử lý các vấn đề môi trường cho chiến sĩ
mùa hè xanh và người dân tỉnh Vĩnh Long được xây dựng dựa trên thực tế khảo
sát tình hình, hiện trạng môi trường sống của hộ dân nông thôn, cụ thể là 3 xã
Thành Lợi, Tân Quới, Tân Bình thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Sổ tay
đánh mạnh các vấn đề môi trường xoay quanh đời sống hằng ngày, sinh hoạt và
làm việc của người dân nông thôn hiện nay. Mặc dù sổ tay mang tính chất tổng
hợp tài liệu nhưng qua đó tuyên truyền, đẩy mạnh, nâng cao nhận thức của người
dân nông thôn trong công tác bảo vệ mơi trường.
Từ khóa: Sổ tay hoạt động mơi trường, nước sạch, chất thải rắn, chất thải chăn
nuôi.
RESEARCH, DESIGN AND BUILDING HANDWRITING GUIDELINES
FOR PROTECTION AND ENVIRONMENTAL TREATMENT FOR
GREEN SUMMER AND VINH LONG PROVINCE PEOPLE
Vo Hong Anh*, Lam Vinh Son
Ho Chi Minh City University of Technology
*Corresponding Author:
ABSTRACT
Guideline for the protection and handling of environmental issues for green
summer volunteer and people who live in Vinh Long province is based on the
actuality living conditions of local people, specific in 3 communes Thanh Loi,


Tan Quoi and Tan Binh communes of Binh Tan district, Vinh Long province. This
guideline clarifies environmental issues which related to daily lives, activities
and work of rural people nowaday.
Although the handbook is general documentary it propagandizes, promotes and
highten the awareness of environmental problem for rural people living in Vinh
Long Provine.
Keywords: Environmental handbook, clean water, solid waste, livestock waste.
TỔNG QUAN
Đề tài nghiên cứu đánh giá hiện trạng
nguồn nước, chất thải rắn và chất thải
chăn nuôi, các phương pháp xử lý hiện
tại và khả năng ô nhiễm ảnh hưởng đến
các thành phân môi trường (đất, nước,
khơng khí) và đời sống hộ dân tại các
hộ dân nông thôn, hiện trạng môi
trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long cụ

thể tại 3 xã Thành Lợi, Tân Quới, Tân
Bình, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Đồng thời nghiên cứu về các hoạt động
của chiến sĩ mùa hè xanh đã từng thực
hiên tại các điểm nơng thơn và hình
thức thực hiện cụ thể. Từ đó đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao công tác vệ
sinh môi trường nước, quản lý chất thải
rắn và chất thải chăn nuôi tại 3 xã

662



Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Thành Lợi, Tân Quới, Tân Bình, huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Sử dụng
phương pháp khảo sát thực tế bằng
phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp
người dân và dùng phần mêm Excel
phân tích dữ liệu. Mục tiêu của đề tài
chính là đáng giá mức độ sử dụng nước
an tồn, quản lý chất thải rắn và chất
thải chăn nuôi quy mơ hộ gia đình. Đề
tài thu được kết quả cụ thể như sau:
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
- Tìm hiểu các vấn đề môi trường khu
vực người dân sinh sống
- Tìm hiểu lối sống sinh hoạt, ý thức,
phong tục tập quán của người dân về
vấn đề môi trường: nước sinh hoạt,
chất thải sinh hoạt, chất thải chăn
nuôi…..
- Đánh giá sơ bộ hiện trạng môi trường
nông thôn tại địa phương
- Đề xuất các giải pháp và thiết kế sổ
tay hướng dẫn nhằm cải thiện vệ sinh
môi trường và nâng cao ý thức người
dân địa phương nói riêng, người dân
nơng thơn nói chung
Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp luận
Khi xã hội phát triển mạnh mẽ, con
người đã nhận thức được sự ảnh hưởng
của việc ô nhiễm môi trường đến cuộc
sống của mình, và họ ra sức khắc phục
hậu quả. Tuy nhiên, đó chỉ là cách sửa
chữa tạm thời vì chính con người là
nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng. Vì vậy,
để mơi trường trở nên tốt đẹp hơn thì ý
thức bảo vệ mơi trường sẽ là công cụ
giải quyết vấn đề này một cách hiệu
quả nhất.
Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
phải thông qua hình thức giáo dục mơi
trường, truyền thơng mơi trường đến
với tất cả mọi người. Việc giáo dục môi
trường phải gắn liền với các yếu tố

Kỷ yếu khoa học

thực tiễn, hình thành thói quen tự
nguyện bảo vệ mơi trường, từ đó hình
thành nên các hoạt động tình nguyện
về mơi trường và là bước tiến tốt để
việc bảo vệ môi trường được bước
nhanh hơn.
Để vừa đảm bảo sự phát triển xã hội
cùng với sự phát triển bền vững là vấn
đề thách thức, ưu tiên hàng đầu của

nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Vì vậy hơn lúc nào hết các hoạt động
bảo vệ mơi trường thơng qua hình thức
truyền thơng mơi trường đang được
các nước hưởng ứng như một chiến
lược toàn cầu.
 Phương pháp cụ thể
Nghiên cứu tổng hợp tất cả các tài liệu
liên quan đến đề tài như các đề tài
nghiên cứu hiện trạng, các đề án, các
bài báo.
Phương pháp kế thừa: Trên cơ sở tổng
hợp, phân tích và xử lý tất cả các thơng
tin, tài liệu có liên quan đã thu thập
chọn lọc các thông tin cần thiết đáp
ứng mục tiêu đề tài. Đây là một trong
những phương pháp quan trọng của đề
tài.
Phương pháp thực tế: Lập phiếu khảo
sát cho người dân, nhằm đánh giá tầm
nhìn, nhận thức và tầm quan trọng của
các hoạt động về môi trường.
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia:
Tham khảo ý kiến chuyên môn về đánh
giá thực trạng và xin ý kiến một số biện
pháp nâng cao công tác.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
* Đặc điểm cá nhân
Khảo sát trên địa bàn 3 xã có 90 phiếu
tương ứng với 90 hộ dân sinh sống tại

huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long chủ
yếu khảo sát về hiện trạng dùng nước
và phân loại rác sinh hoạt, rác từ hoạt
động nông nghiệp như thuốc BVTV,
các chất thải chăn nuôi tại hộ gia đình
nên tỷ lệ năm nữ là xấp xỉ như nhau
(nam: 54,4%; nữ: 45,6)

663


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Tuổi của nơng dân được phân thành 3
nhóm: 18-30, 31-45 và 46-60. Trong
đó, nhóm tuổi 31 – 45 chiếm tỷ lệ cao
nhất (Thành Lợi: 46,7%; Tân Quới:
43,3%; Tân Bình: 50%). Nhóm tuổi
trong độ tuổi lao động trẻ 18 – 30 cịn
thấp (Thành Lợi: 25,6%; Tân Quới:
23,3%; Tân Bình: 30%), tuy nhiên đây
được xem là một bất lợi là do độ tuổi
này mang luồng canh tác mới, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn
đầu tư phương pháp mới, làm thay đổi
thói quen, suy nghĩ và mở rộng thêm
kiến thức mới cho hộ dân trong khu
vực.
Địa bàn nghiên cứu chủ yêu sống dựa
vào làm nông và chăn nuôi gia súc

(Làm nơng: Thành Lợi: 43,3%; Tân
Quới: 53,3%; Tân Bình: 46,7% - Chăn
ni: Thành Lợi: 36,7%; Tân Quới:
26,6%; Tân Bình: 30%) ngành nghề
khác chiếm tỷ lệ thấp (Thành Lợi:
20%; Tân Quới: 10%; Tân Bình: 30%)
cho thấy được mức độ ảnh hưởng của
hộ dân tại khu vực đến môi trường như:
Ảnh hưởng do thuốc BVTV, chất thải
chăn ni, mùi phát sinh,...
Trình độ học vấn trên phổ thơng cịn
thấp chiếm tỷ lệ 6,7%, chủ yếu là trình
độ trung học (Thành Lợi: 67,8%; Tân
Quới: 70%; Tân Bình: 63,3%), điều đó
cho thấy rằng các hộ dân tại 3 xã vẫn
còn hạn chế về nhận thức, kĩ năng và
kiến thức làm ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng tìm hiểu phương pháp mới
việc bảo vệ mơi trường.
Theo đánh giá, người dân chủ yếu sử
dụng, hoạt động sinh hoạt hằng ngày
tùy thuộc vào quán tính, kĩ năng truyền
miệng, làm theo những người xung
quanh mình. Nếu đúng, thì các hoạt
động đó sẽ trở thành thói quen tơt; nếu
sai thì họ vơ tình tự mình tập cho mình
thói quen làm ảnh hưởng đến cuộc
sống của chính mình.
* Tình hình sử dụng nước
Qua khảo sát điều tra tình hình sử dụng


Kỷ yếu khoa học

nước tại 3 xã huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long cho thấy tỷ lệ hộ dân sinh
sống tại khu vực sử dụng nước máy
còn thấp (43%), tỷ lệ cịn lại sử dụng
nước giếng, nước sơng và nước mưa.
Bên cạnh đó, các hoạt động thuộc quy
trình xử lý nước cơ bản lại ít được hộ
dân quan tâm, cụ thể tỷ lệ hộ dân biết
về quy trình (Nguồn nước  Lắng 
Lọc  Khử trùng  Lưu trữ) chỉ
chiếm 54%, 36% cịn lại thì khơng biết
đến.
Đánh giá cụ thể từng bước trong quy
trình xử lý nước tại hộ gia đình tại 3 xã
thì các hộ dân cịn chưa thực hiện đủ
giai đoạn xử lý nước và chiếm tỷ thấp
* Tình hình quản lý chất thải rắn
Hình thức thu gom rác của các hộ dân
tại 3 xã cũng khơng có gì xa lạ, chủ yếu
gom vào 1 túi nilon để tiện lợi và chiếm
tỷ kệ cao nhất (55,6%), Gom vào thùng
rác chuyên dụng chỉ chiếm tỷ lệ 18,9%,
còn lại là 18,9% gom hết vào 1 thùng
xốp (25,6%) và sau đó để người thu
gom rác đến thu gom và xử lý (18,9%).
Bên cạnh đó, hiện trạng hộ dân tự xử
rác tại cũng diễn ra khá nhiều hình thức

như: Đổ xuống sơng (33.3%), vứt ra
ruộng vườn (15,6%), đốt hết (32,2%).
KẾT LUẬN
Tình trạng sử dụng nước và xử lý chất
thải rắn, chất thải chăn ni của hộ dân
3 xã thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long cịn mang tính tự phát, mặc dù đã
được cải thiện nhiều trong việc trong
các hoat động mục tiêu quốc gia
(MTQG) vể nước sạch và vệ sinh nông
thôn.
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy hoạt
động quản lý chất thải rắn và chất thải
chăn nuôi; nhận thức và hành vi của
một bộ phận người dân về bảo vệ mơi
trường cịn nhiều hạn chế. Chủ yếu là
tại hộ gia đình, sử dụng các phương
pháp truyền thống, đơn giản, có gì xài
đó. Vì nhận thức cịn hạn chế nên các

664


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

hộ dân chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt
mà quên đi hậu quả lâu dài từ những

Kỷ yếu khoa học


hành động nhỏ lẻ của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
LÊ HUY BÁ (2000). Độc học Môi trường. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh.
LÊ HUY BÁ (2002). Báo cáo khoa học – Sở KHCN & Môi Trường tỉnh Tây Ninh
– Khoa Môi Trường – Trường ĐHDL KTCN TP.HCM.
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG (2009). Quy hoạch
bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2020.
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THẢO (2015), Chuyên đề tốt nghiệp - Nghiên cứu
hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học.

665



×