Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động phản biện xã hội của báo chí trong các vụ việc liên quan đến bổ nhiệm “đúng quy trình” (nghiên cứu trường hợp Báo Tuổi trẻ và Dân trí)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.77 KB, 4 trang )

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Kỷ yếu khoa học

HOẠT ĐỘNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ TRONG CÁC VỤ
VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN BỔ NHIỆM “ĐÚNG QUY TRÌNH”
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BÁO TUỔI TRẺ VÀ DÂN TRÍ)
Nguyễn Văn Bảo Nhân*, Nguyễn Đăng Thiện, Lê Ngọc Hà
Trường Đại học An ninh Nhân dân
*Tác giả liên lạc:
TĨM TẮT
Phản biện xã hội của báo chí trong mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trong
các vụ việc tiêu cực, sai phạm liên quan đến bổ nhiệm “đúng quy trình” là một
vấn đề vơ cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu này, nhóm
tác giả đã đánh giá hiện trạng hoạt động phản biện xã hội của báo chí trong
các vụ việc liên quan đến bổ nhiệm “đúng quy trình bằng việc kết hợp các
phương pháp nghiên cứu khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động
nói trên chưa thực sự hiệu quả, đồng bộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra
được những nhân tố tác động đến hoạt động phản biện xã hội của báo chí trong
những vụ việc kể trên. Từ những kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã đưa
ra dự báo và đề xuất một số khuyến nghị mang tính gợi ý góp phần nâng cao
hiệu quả phản biện xã hội của báo chí trong những vụ viên liên quan đến bổ
nhiệm “đúng quy trình” trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian sắp
tới.
Từ khóa: Phản biện xã hội, báo chí, bổ nhiệm, đúng quy trình.
SOCIAL CRITICISM OF JOURNALISM IN CASES RELATED TO
APPOINT WITH THE “CORRECT PROCEDURE”
(CASE STUDY OF TUOI TRE AND DAN TRI NEWSPAPER)
Nguyen Van Bao Nhan*, Nguyen Dang Thien, Le Ngoc Ha
University of People’s Security
*Corresponding Author:


ABSTRACT
Social criticism of journalism in every aspect of social life, especially in violating
cases related to appoint with the “correct procedure” is a necessary issue in the
current period. In this study, the Authors assessed the status of social criticism of
journalism in cases related to appoint with the “correct procedure” by
combining many different research methods. The result indicates that these
activities are not effective and synchronous. In addition, the research reveals the
factors affecting the social criticism of journalism in these cases. Based on the
findings, the Authors propose predictions and some policy recommendations to
improve the quality of social criticism of journalism in cases related to appoint
with the “correct procedure” in the current period and in the near future.
Keywords: Social criticism, journalism, appoint, correct procedure.
TỔNG QUAN
Phản biện xã hội là một chức năng của
báo chí, thể hiện sứ mệnh và bổn phận
hay nghĩa vụ và trách nhiệm vốn có

của báo chí trong việc nêu ra ý kiến,
đánh giá, bình luận hay tranh luận của
xã hội, của cơ quan báo chí hoặc nhà
báo, thể hiện sự đồng tình, khơng

707


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

đồng tình hoặc bác bỏ một vẩn đề còn
chưa rõ ràng, chưa đúng đắn, chưa tạo
được sự đồng thuận xã hội trong chủ

trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước nhằm
góp phần xây dựng và hồn thiện chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp
luật đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì
vậy, cần tập trung nghiên cứu để cung
cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về
thực trạng sự tác động, mức độ hiệu
quả từ hoạt động phản biện xã hội của
báo chí đến các vụ việc liên quan đến
bổ nhiệm “đúng quy trình”. Đồng
thời, nghiên cứu này xây dựng những
gợi ý để nhận thức rõ hơn về thực
trạng và các nhân tố tác động đến hoạt
động kể trên, những hướng giải quyết
phù hợp góp phần cải thiện và nâng
cao hiệu quả phản biện xã hội của báo
chí trong các vụ việc liên quan đến bổ
nhiệm “đúng quy trình”.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ luôn là ưu tiên hàng đầu
trong chiến lược phát triển nguồn nhân
lực; là yêu cầu cấp bách và là đòi hỏi
của thực tiễn hiện nay. Có thể thấy,
mặc dù cơng tác cán bộ từng bước
được đổi mới về nội dung và phương
pháp tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những
hạn chế, bất cập, đặc biệt là trong khâu
bổ nhiệm. Dư luận xã hội có lẽ đã
khơng ít lần hồi nghi thậm chí là dị

ứng, “chán ngán” với cụm từ “đúng
quy trình” mà các cơ quan chức năng
và người có trách nhiệm vẫn thường
giải trình trước cơng luận. Thực tế đã
nổi lên các vụ bổ nhiệm sai phạm của
một số cá nhân cụ thể đã gây ra khơng
ít xơn xao trong dư luận như vụ bổ
nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh; ông Vũ
Minh Hồng; ơng Lê Phước Hồi Bảo;
bà Trần Vũ Quỳnh Anh... Trước tình
hình đó, báo chí, với vai trị là cơ quan
ngôn luận, đã tiến hành những hoạt
động nhằm phản biện đối với các vụ
việc nêu trên và đạt được những kết

Kỷ yếu khoa học

quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động
phản biện xã hội của báo chí trong các
vụ việc kể trên thực tế vẫn còn nhiều
hạn chế, vướng mắc, chưa đảm bảo
được sự toàn diện, đồng bộ, chưa thể
hiện hết tâm tư, nguyện vọng của
người dân. Đề tài là một câu trả lời hữu
ích đối với hoạt động phản biện xã hội
của báo chí trong những vụ việc liên
quan đến bổ nhiệm “đúng quy trình”.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu này kết hợp sử dụng nhiều
phương pháp như phương pháp

nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân
tích văn bản; phương pháp nghiên cứu
trường hợp; phương pháp tổng hợp
nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động
phản biện xã hội của báo chí trong các
vụ việc liên quan đến bổ nhiệm “đúng
quy trình”, cụ thể là nghiên cứu
trường hợp báo Tuổi trẻ (bao gồm báo
in và báo điện tử) và báo Dân trí (báo
điện tử).
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhóm tác giả nghiên cứu các văn bản
chính sách, pháp luật của Việt Nam về
báo chí, phản biện xã hội; các cơng
trình khoa học lý luận về báo chí, phản
biện xã hội, phản biện xã hội của báo
chí của các tác giả trong và ngồi nước
đã công bố nhằm khái quát, bổ sung
hệ thống lý thuyết về phản biện xã hội,
phản biện xã hội của báo chí. Đây là
những lý thuyết cơ sở cho đánh giá kết
quả khảo sát thực tế và tìm những giải
pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích văn bản
Trên cơ sở thống kê, lựa chọn các bài
viết tiêu biểu được đăng tải trên báo
chí, nhóm tác giả tiến hành phân tích
nội dung, hình thức thể hiện, những
ưu điểm, hạn chế của mỗi bài viết
phản biện xã hội và vấn đề cần đặt ra.

Phương pháp nghiên cứu trường
hợp
Đề tài nghiên cứu phản biện xã hội

708


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

trên hai tờ báo là báo Tuổi trẻ và báo
Dân trí qua khảo sát các tác phẩm báo
chí có nội dung về 4 vụ việc liên quan
đến bổ nhiệm “đúng quy trình” thu hút
được sự quan tâm của dư luận thời
gian qua, bao gồm các vụ bổ nhiệm:
Trịnh Xuân Thanh; Vũ Minh Hoàng;
Lê Phước Hoài Bảo; Trần Vũ Quỳnh
Anh.
Phương pháp tổng hợp
Trên cơ sở những dữ liệu thu thập
được, nhóm tác giả tiến hành phân tích
làm rõ những nội, hình thức phản biện
xã hội của hai tờ báo đó, từ đó đề xuất
khuyến nghị cần thiết.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua q trình nghiên cứu, nhóm tác
giả khơng chỉ làm rõ cơ sở lý luận về
phản biện xã hội của báo chí, những
quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước
ta trong phản biện xã hội của báo chí

mà nhóm tác giả còn nhận thấy một
thực trạng đang đặt ra hiện nay là hoạt
động phản biện xã hội của báo chí
trong các vụ việc liên quan đến bổ
nhiệm “đúng quy trình” chưa thực sự
hiệu quả. Bởi phần lớn các bài viết
trên các báo nhằm cung cấp thông tin
chung cho độc giả, các bài viết mang
tính phản biện mạnh mẽ chiếm chưa
đến một nửa tổng số bài.
Đơn cử như vụ việc liên quan đến bổ
nhiệm ơng Vũ Minh Hồng, trong
tổng số 12 bài viết trên báo Dân trí thì
có đến 8 bài viết đưa đến thông tin
xung quanh vụ việc nhưng lại chỉ có 4
bài viết chỉ rõ ra những bất thường
trong cơng tác bổ nhiệm đối với ơng
Vũ Minh Hồng cũng như nêu quan
điểm phản đối về vụ việc trên. Tương
tự trên báo Tuổi trẻ thì cũng chỉ có 4
bài viết mang tính phản biện trên tổng
số 9 bài viết về vụ việc nêu trên. Qua
đó có thể thấy các báo còn tồn tại tư
tưởng ngại phản biện. Điều này ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả phản biện xã

Kỷ yếu khoa học

hội trên các báo này mang lại. Hơn
nữa, tần suất xuất hiện các bài chưa

cao, chưa thể hiện được sự toàn diện,
chặt chẽ trong phản biện.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Từ những phân tích và kết quả nghiên
cứu, nhóm tác giả rút ra một số kết luận
cơ bản như sau: (1) Phản biện xã hội là
sự phản hồi của xã hội đối với hệ thống
lãnh đạo, quản lý thể hiện qua những
nhận xét, đánh giá, phân tích có căn cứ
và có sức thuyết phục. Phản biện xã hội
là một chức năng của báo chí, thể hiện
sứ mệnh và bổn phận hay nghĩa vụ và
trách nhiệm vốn có của báo chí trong
việc nêu ra ý kiến, đánh giá, bình luận
hay tranh luận của xã hội, của cơ quan
báo chí hoặc nhà báo, thể hiện sự đồng
tình, khơng đồng tình hoặc bác bỏ một
vẩn đề còn chưa rõ ràng, chưa đúng
đắn, chưa tạo được sự đồng thuận xã
hội trong chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Qua đó nhằm góp phần xây dựng
và hồn thiện chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật đáp ứng yêu cầu
của xã hội; (2) Thực tế trong thời gian
qua đã nổi lên một số vụ việc tiêu cực,
sai phạm liên quan đến bổ nhiệm
“đúng quy trình” thì báo chí, với vai
trị là cơ quan ngôn luận đã tiến hành
các hoạt động nhằm phản biện xã hội

đối với các vụ việc nêu trên. Tuy
nhiên, từ kết quả nghiên cứu và tình
hình thực tiễn thì có thể thấy rằng hoạt
động này vẫn còn tồn tại nhiều hạn
chế, chưa đem lại được hiệu quả cao.
Những nhân tố ảnh hưởng đến hiện
trạng này bao gồm nhận thức về vị trí,
vai trị của phản biện xã hội trong cơ
quan lãnh đạo báo chí; nguồn thơng
tin từ phía cơ quan chức năng; nhu cầu
của dư luận trước những vụ việc trên
cũng như nhân thân, chức vụ của
những người trong vụ việc.
Trên cơ sở những luận chứng khoa học

709


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

và tình hình thực tiễn vững chắc nhóm
tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động phản biện xã hội của báo chí
trong các vụ việc liên quan đến bổ
nhiệm “đúng quy trình”, cụ thể như
sau: (1) Nâng cao nhận thức về vị trí,
vai trị của phản biện xã hội trong cơ
quan lãnh đạo, quản lý báo chí; (2)
Hồn thiện mơi trường pháp lý tạo

điều kiện thực hiện tốt cơ chế phản
biện xã hội của báo chí trong các vụ
việc liên quan đến bổ nhiệm “đúng
quy trình”; (3) Mở rộng tính cơng
khai, dân chủ hóa đời sống xã hội đặc
biệt là dân chủ trong kinh tế, tài chính,

Kỷ yếu khoa học

trong công tác tổ chức cán bộ; (4) Xây
dựng đội ngũ nhà báo có tâm, đủ tầm,
có năng lực, trình độ, có đạo đức và
bản lĩnh nghề nghiệp; (5) Tăng cường
cộng tác viên dư luận xã hội để phát
hiện các vụ việc liên quan đến bổ
nhiệm “đúng quy trình”. Tập trung
làm tốt những vấn đề trên sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả phản biện xã hội
của báo chí trong các vụ việc nêu trên
trong giai đoạn hiện nay cũng như thời
gian sắp tới, xây dựng được một quy
trình, cách thức bổ nhiệm cán bộ một
cách cơng khai, minh bạch, vì sự tiến
bộ và phát triển của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUYỄN VĂN DỮNG. 2010. Vai trò phản biện xã hội của báo chí và dư luận
xã hội, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam số 15.
ĐINH, THU HẰNG. 2008. Phát huy vai trị phản biện xã hội của báo chí. Tạp
chí Lý luận và truyền thơng số 8.

TRẦN HÂU. 2009. Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát xã hội và phản
biện xã hội đối với các tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Chương
trình khoa học và công nghệ KX10.06-10.
LƯU VĂN KIỀN. 2001. Báo chí - cơng cụ sắc bén của cơng tác tư tưởng. Tạp
chí Cộng sản số 16.
NGUYỄN VĂN MINH. 2014. Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt
Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.
HỒ BÁ THÂM. 2009. Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền. NXB
Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
TRẦN ĐĂNG TUẤN. 2006. Phương thức thực hiện phản biện xã hội, Tạp chí
Cộng sản số 23.

710



×