Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phản biện xã hội của báo in về dự án nhà máy thủy điện sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.86 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
************

BÙI XUÂN TIẾN

PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO IN VỀ DỰ ÁN
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
************

BÙI XUÂN TIẾN

PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO IN VỀ DỰ ÁN
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA

Chuyên ngành: Báo chí ho ̣c
Mã số
: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ DUY THÔNG

Hà Nội - 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan công trình này là của riêng tôi . Các số l iê ̣u nêu trong
luâ ̣n văn đề u trung thƣ̣c , có nguồn gốc rõ ràng . Nhƣ̃ng số liê ̣u , dẫn chƣ́ng
trong luâ ̣n văn đảm bảo đô ̣ tin câ ̣y, chính xác.
Tác giả luận văn

Bùi Xuân Tiến


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong khoa
Báo chí và Truyề n thông , Trƣờng ĐHKHXH &NV, Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà
Nô ̣i. Nhờ sự chỉ bảo dạy dỗ tận tình của các thầy, cô trong suốt quá trình
học tập, rèn luyện từ thời sinh viên đại học ch o đế n nay. Quá trình học tập,
rèn luyện đó giúp tôi nắm đƣợc những kiến thức cơ bản về chuyên ngành.
Đây là nền tảng cho tôi vận dụng để hoàn thiện luận văn này , đồ ng thời
giúp tôi những kiến thức vững chắc cho công việc viết báo hiê ̣n nay.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn là
PGS.TS Vũ Duy Thông , ngƣời đã cấ p ý tƣởng thƣ̣c hiê ̣n đề tài , đã hƣớng
dẫn tôi tận tình, luôn quan tâm, động viên tôi đƣa ra cho tôi những ý kiến
đóng góp xác đáng trong suốt quá trình làm luận văn.
Sau cùng, tôi xin gƣ̉i lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn để bảo vê ̣ trƣớc hô ̣i đồ ng khoa ho
. ̣c
Tôi xin bày tỏ lòng thành kính tri ân tới tấ t cả các thầ y cô , gia đình
và bạn bè vì tất cả sự quan tâm và hỗ trợ đó.
Trong quá trình thƣ̣c hiê ̣n luâ ̣n văn , chắ c chắ n sẽ còn nhƣ̃ng thiế u
sót, rấ t mong nhâ ̣n đƣơ ̣c nhƣ̃ng ý kiế n đóng góp của thầ y, cô và các ba ̣n.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Bùi Xuân Tiến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ DỰ ÁN
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA .............................................................. 5
1.1. Phản biện xã hội và vai trò của báo chí trong thực hiện chức năng phản
biện xã hội ..................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm phản biện và phản biê ̣n xã hội........................................... 5
1.1.2. Vai trò của phản biện xã hội ............................................................... 5
1.1.3. Vai trò của báo chí trong thực hiện hoạt động phản biện xã hội ....... 5
1.2. Báo in trong hoạt động phản biện xã hội ............................................... 5
1.2.1. Đặc trưng và vai trò của báo in trong hoạt động phản biện xã hội ... 5
1.2.2. Khái quát về các báo in được khảo sát ............................................... 5
1.3. Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La .......................................................... 5
1.3.1. Khái quát về Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La.................................. 5
1.3.2. Vai trò của Nhà máy thủy điện Sơn La ............................................... 5
Tiểu kết chƣơng1........................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ CÁCH THƢ́C PHẢN B IỆN XÃ HỘI CỦA
CÁC BÁO ĐƢỢC KHẢO SÁT ................................................................... 5
2.1. Chủ thể của hoạt động phản biện xã hội trên báo in .............................. 5
2.1.1. Đại biểu Quốc hội phản biện .............................................................. 5
2.1.2. Nhà báo phản biện .............................................................................. 5
2.1.3. Giới trí thức phản biện ........................................................................ 5
2.1.4. Độc giả phản biện ............................................................................... 5

2.1.5. Kết quả của phản biện......................................................................... 5
2.2. Cách thức và nội dung phản biện xã hội trên báo in .............................. 5
2.2.1. Số lượng tin bài phản biện xã hội ....................................................... 5
2.2.2. Nội dung phản biện xã hội .................................................................. 5
2.2.3. Cách thức đưa tin, bài phản biện xã hội ............................................. 5
2.2.4. Những kết quả đạt được từ phản biện xã hội ...................................... 5


Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 5
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO TÍNH
PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ ........................................................ 5
3.1. Những giải pháp để phát huy vai trò phản biện xã hội của báo chí ....... 5
3.1.1. Giải pháp phát huy vai trò của cơ quan báo chí ................................ 5
3.1.2. Để phản biện xã hội trở thành một thói quen thường trực..................... 5
3.2. Những khuyến nghị để nâng cao tính phản biện xã hội của báo chí ..... 5
3.2.1. Đảm bảo quyền dân chủ và tự do ngôn luận ...................................... 5
3.2.2. Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ...................................................... 5
3.2.3. Nâng cao mặt bằng dân trí ................................................................. 5
3.2.4. Xây dựng văn hóa phản biện xã hội .................................................. 89
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 51
KẾT LUẬN ................................................................................................. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 54
PHỤ LỤC .................................................................................................... 77


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin mang tính chính trị - xã hội,
ra đời do hoạt động khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ
nhất định, báo chí mang trong mình những chức năng to lớn đối với đời

sống xã hội. Một trong những chức năng đó là: giám sát quyền lực, thẩm
định và phản biện xã hội.
Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La là một công trình mang tầm vóc
quốc gia, giữ vị trí then chốt trong công tác đảm bảo cung cấp nguồn điện
cho đất nƣớc. Là dự án khi thực hiện công tác đầu tƣ xây dựng cũng nhƣ
trong quá trình xây dựng có nhiều vấn đề phức tạp cần có sự tham gia,
đóng góp ý kiến và phản biện của nhiều bên.
Báo chí - với chức năng phản biện xã hội của mình đã luôn theo sát
những chă ̣ng đƣờng của Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La ngay từ khi còn
mới thai nghén. Thực tế, trong những năm qua, báo chí đã đóng góp một
phần không nhỏ vào việc đáp ƣ́ng tiế n đô ̣ và chấ t lƣơ ̣ng xây dựng công
trình. Không chỉ có những thông tin phản ánh, đƣa ra những nhận xét
chung, báo chí phân tích, bình luận những mặt tích cực và những mặt còn
hạn chế của công trình Nhà máy thủy điện Sơn La. Việc phân tích yếu tố
kỹ thuật nhƣ Sơn La cao hay Sơn La thấp, vấn đề an toàn đập thủy điện,
vấn đề động đất tại khu vực Tây Bắc hay việc di dân tái định cƣ với số
lƣợng khổng lồ lên đến trên 20.000 hộ… cũng đƣợc báo chí bình luận ,
phân tích rất sâu sắ c . Đặc biệt, việc đƣa tin, truyền tải chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc có tính chỉ đạo, định hƣớng dƣ luận trong việc
xây dựng và phát triển Nhà máy thủy điện Sơn La đúng hƣớng, phù hợp xu
thế phát triển của đất nƣớc đƣợc báo chí kịp thời phản ánh.

1


Chính vì vậy khi lựa chọn đề tài “Phản biện xã hội của báo in về
Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La” (khảo sát báo: Thanh niên, Lao động
và Nông thôn ngày nay), ngƣời viết không chỉ đi vào khai thác, tìm hiểu về
vai trò của Nhà máy thủy điện Sơn La mà tập trung vào phản biện xã hội
của báo in về xây dựng một công trình trọng điểm quốc gia (ở đây là Nhà

máy thủy điện Sơn La) với hi vọng cung cấp một cái nhìn toàn diện, khách
quan và thực tế hơn đối với việc xây dựng những công trình trọng điểm
quốc gia hiện nay trên nƣớc ta đƣợc báo in phản ánh. Qua việc phân tích
này có thể hiểu rõ hơn chức năng phản biện xã hội trên báo in, một trong
những hoạt động chủ yếu của truyền thông đại chúng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phản biện xã hội nói chung và phản biện xã hội trên
báo chí nói riêng trong những năm gần đây nhận đƣợc nhiều sự quan tâm
của Đảng, Nhà nƣớc, cho đến các nhà khoa học, giới trí thức.
Tính đến thời điểm này có hàng loạt các bài nghiên cứu, những cuốn
sách, những khóa luận, luận văn, viết về phản biện xã hội trên báo chí. Tiến
sĩ Trần Đăng Tuấn đã có cuốn sách “Phản biện xã hội – những câu hỏi đặt
ra từ cuộc sống” (Nxb Đà Nẵng, 2006). Cuốn sách đã bàn đến nhiều vấn
đề đặt ra cho xã hội hiện đại và hầu hết các bài viết đều mang tính phản
biện xã hội sâu sắc. Ngoài 3 bài viết ở đầu và cuối cuốn sách có bàn khá kỹ
đến phản biện xã hội, các bài còn lại là những bài báo của tác giả. Tuy
nhiên, tính phản biện xã hội của báo chí gần nhƣ không đƣợc đề cập trực
tiếp trong cuốn sách này.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, cuốn sách “Tìm hiểu một số
thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng”
(Nxb Chính trị quốc gia, 2006) đã đƣợc ấn hành. Cuốn sách đã bƣớc đầu
giải thích các khái niệm phản biện, phản biện xã hội, vai trò của phản biện
xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2


Tác giả Nguyễn Hữu Hòe có cuốn sách “Phản biện xã hội về bảo vệ
thiên nhiên và môi trường” (Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2009). Cuốn sách
dày 75 trang, trình bày đƣợc nhiều vấn đề khá sâu về phản biện xã hội và vị
trí của nó trong xã hội. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách chủ yếu bàn về vấn

đề phản biện xã hội về bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng…
Một số bài báo đề cập nhiều đến phản biện xã hội nhƣ: “Phản biện
xã hội” (Tạp chí Cộng sản) của tác giả Trần Đăng Tuấn; “Vai trò của phản
biện xã hội ở Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Lý luận chính trị) của tác giả Đỗ
Văn Quân; “Báo chí và phản biện xã hội” (Tạp chí Ngƣời làm báo) của tác
giả Nguyễn Quang A; “Phản biện xã hội” của GS Tƣơng Lai (Tạp chí Tia
sáng); “Phản biện và văn hóa phản biện” (Tạp chí Tuyên giáo) của tác giả Hữu
Thọ; “Bốn đề xuất nhằm khơi thông phản biện xã hội” (Tạp chí Tia sáng) của
tác giả Phạm Duy Nghĩa.
Đặc biệt, bài viết “Phản biện phải vì lợi ích quốc gia” (Thời báo Ngân
hàng) của tác giả Trần Bá Dung – Hội Nhà báo Việt Nam đã nêu bật đƣợc tầm
quan trọng của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã
hội cũng nhƣ tầm quan trọng của phản biện xã hội đối với quốc gia, dân tộc. Gần
đây nhất, TS Đặng Thị Thu Hƣơng – Khoa Báo chí và Truyền thông (Trƣờng
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) có bài viết
“Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí Việt Nam” (Tạp chí
Cộng sản). Bài viết đã thể hiện rõ quan điểm của tác giả khi nêu bật đƣợc chức
năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí, cơ chế và nguyên tắc giám sát, phản
biện xã hội của báo chí. Đặc biệt, bài viết đã nêu rõ đƣợc giải pháp để báo chí
thực hiện tốt chức năng phản biện, giám sát xã hội.
Cùng với đó là một số khóa luận, luận văn, luận án liên quan đến đề
tài của Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học K.H.X.H và N.V
(Đại học Quốc gia Hà Nội) nhƣ: “Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo
chí Việt Nam qua loạt bài về vấn đề trùng tu các di sản trên báo Tuổi trẻ
3


TP.HCM” của Tô Thị Thúy Na; “Tính phản biện của tác phẩm báo chí
Việt Nam qua loạt bài Đêm trước đổi mới trên báo Tuổi trẻ TP.HCM năm
2005” của tác giả Phan Văn Kiền; “Ý nghĩa phản biện xã hội của bài bình

luận ngắn trên trang nhất báo Thanh niên, Tuổi trẻ” của tác giả Hà Lệ
Giang; “Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt
Nam hiện nay” của tác giả Trần Thị Hoa…
Tuy nhiên, đề tài “Phản biện xã hội của báo in về Dự án Nhà máy
thủy điện Sơn La” là công trình đầu tiên, chƣa có một công trình nghiên
cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp đại học hay luận văn thạc sỹ nào nghiên
cứu.
Một số tài liệu của ngành Điện nhƣ: “Khoa học và công nghệ Điện lực
nền tảng cho sự phát triển bền vững”, Nxb Thanh Niên, Tập Đoàn Điện
lực Việt Nam (2012 – lƣu hành nội bộ); “Thủy điện Sơn La - trọn vẹn niềm
tin”, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2012); “Thủy điện Sơn La – kỳ tích
1.800 ngày đêm”, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2010 – lƣu hành nội bộ)…
Những đề tài, tài liệu nêu trên có tính chất tham khảo giúp cho nghiên cứu
làm rõ đƣợc tính phản biện xã hội qua báo in về những mặt tích cực, tiêu cực
và hệ lụy để lại cần giải quyết khi thực hiện Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn Phản biện xã hội
của báo in về Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La, luận văn chỉ ra đƣợc thực
trạng, đề xuất các phƣơng hƣớng cụ thể nhằm tăng cƣờng vai trò, tác động
của báo chí trong việc phản biện xã hội về Dự án Nhà máy thủy điện Sơn
La nói riêng và các công trình trọng điểm quốc gia nói chung trên đất nƣớc
Việt Nam.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
4


DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trần Bạt (2010), Đối thoại với tương lai, Nxb Hội Nhà văn
Hà Nội, Hà Nội

2. Nguyễn Văn Dũng (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm
đến đời thường), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
3. Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội
4. Ngô Văn Dụ, Hồng Hà, Trần Xuân Giá (2006), Tìm hiểu mốt số
thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Báo chí – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
6. Đỗ Xuân Hà (1999), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
7. Vũ Quang Hào (2000), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
8. Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên và tòa soạn, Nxb Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội
9. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục,
Hà Nội
10. Đỗ Quang Hƣng (2000), Lịch sử Báo chí Việt Nam từ 1865 – 1945,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
11. Phạm Thành Hƣng (2007), Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
12. Đinh Văn Hƣờng (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại
học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội
13. Phan Văn Kiền (2012), Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam
qua một số sự kiện nổi bật, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội
14. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

5



15. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
16. Hà Huy Phƣợng (2006), Tổ chức nội dung thiết kế, trình báy báo in,
Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội
17. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
18. Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang (2005), Cơ sở lý
luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
19. Hữu Thọ (2002), Công việc của nguời viết báo, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội
20. Chu Thƣợng (2002), Chiếc roi trong tâm tưởng, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội
21. Trần Đăng Tuấn (2006), Phản biện xã hội- Những câu hỏi đặt ra từ
cuộc sống, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng
22. Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội
23.Mai Quỳnh Nam (1995), Dư luận xã hội – mấy vấn đề lý luận và
phương pháp nghiên cứu, Tạp chí xã hội học, số 1, tr3-8
24. Mai Quỳnh Nam (1996), Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội,
Tạp chí xã hội học, số 1, tr3-7
25. Mai Quỳnh Nam (2000), Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại
chúng, Tạp chí xã hội học, số 2, tr8-10
26. Trần Thị Hoa, Phản biện xã hội về đổi mới Giáo dục tiểu học trên
báo in Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2013
27. Nguyễn Văn Hồng, Nghiên cứu sự thích ứng với điều kiện sống mới
của dân di cư vùng thủy điện Sơn La, Luận án Tiến sỹ Tâm lý học,
Hà Nội, 2012
28. Minh Thị Thúy Hƣờng, Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và
phản biện xã hội, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2012

29. Mai Quỳnh Nam (2000), Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền
thông đại chúng, Tạp chí Xã hội học, số 4, tr.21-15
6


30. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (nhiều tác giả) (2012), Thủy điện Sơn
La trọn vẹn niềm tin, EVN, Hà Nội
31. Nguyễn Thị Thu Hƣơng, Nâng cao hiệu quả truyền thông của
chuyên mục “Tham vấn và phản biện” trên báo in, luận văn thạc sĩ,
Hà Nội, 2013
32. />33. />=234
34. />35. />36. />
7



×