Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN QUAN hệ QUỐC tế NHỮNG nội DUNG cơ bản TRONG CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của VIỆT NAM và vận DỤNG vào HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.35 KB, 17 trang )

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG

MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG VÀO
HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng chữ

Bằng số

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 1
PHẦN II: NỘI DUNG .......................................................................................................................................... 2
1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG .............................................2
1.1. Giai đoạn từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 đến năm 1991 ................................................................ 2
1.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1996 gắn liền với Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng ............ 3
1.3. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay ............................................................................................................ 3
2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI ĐỔI MỚI ...................................................................................5
2.1. Mục tiêu đối ngoại ................................................................................................................................ 5
2.2. Nguyên tắc đối ngoại............................................................................................................................. 5
2.3. Nhiệm vụ đối ngoại ............................................................................................................................... 6
2.4. Phương châm đối ngoại ........................................................................................................................ 7
3. VẬN DỤNG THỰC HIỆN TRONG CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI ĐỔI MỚI Ở HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN .....................................9
3.1. Đặc điểm tình hình huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An .............................................................................. 9
3.2. Những kết quả đạt được trong thời gian qua ...................................................................................... 10


3.3. Phương hướng nhiệm vụ thời gian tới................................................................................................. 12
PHẦN III: KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 14


1

Phần I: MỞ ĐẦU
Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung của
Đảng, ở mỗi giai đoạn cách mạng có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và góp
phần phục vụ đường lối đối nội. Qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội: kinh tế tăng trưởng khá, chính trị ổn định, quốc phịng và an ninh
được tăng cường, văn hóa - xã hội có bước phát triển mới; đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân được cải thiện; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, đi
vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Tuy nhiên, trong thế giới đa cực, đa trung tâm hiện nay có những diễn biến hết
sức phức tạp, nhanh chóng; cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, q trình tồn cầu hóa tiếp tục đẩy mạnh, các vấn đề tồn cầu
bức xúc nổi lên địi hỏi phải có sự phối hợp, hợp tác của các quốc gia để giải
quyết, cùng với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới địi hỏi đường lối
đối ngoại phải khơng ngừng điều chỉnh, bổ sung hoàn thể mới đáp ứng được các
yêu cầu trên. Chính vì vậy, bản thân chọn chủ đề “những nội dung cơ bản trong
chính sách đối ngoại của Việt Nam” để làm nội dung thu hoạch môn “Quan hệ
quốc tế” lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung. Qua đó, giúp nâng cao nhận
thức về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, vận dụng thực hiện có hiệu
quả ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trong thời gian tới.


2


Phần II: NỘI DUNG
1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển đường lối đối ngoại đổi
mới của Đảng
Đó là quá trình phát triển liên tục, xuyên suốt, trong mỗi giai đoạn có sự
bổ sung, hồn chỉnh phù hợp, bao gồm các giai đoạn chủ yếu:
1.1. Giai đoạn từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 đến năm 1991: đây là
giai đoạn định hình đường lối đối ngoại đổi mới, thể hiện qua ba nghị quyết
quan trọng của Đảng:
Một là, Nghị quyết Đại hội lần thứ VI (1986) khởi xướng cơng cuộc đổi
mới tồn diện đất nước, đồng thời mở đầu q trình hình thành chính sách đối
ngồi thời kỳ đổi mới. Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh: “Mở rộng quan hệ với tất
cả các nước trên cơ sở cùng tồn tại hịa bình; đàm phán để bình thường hóa quan
hệ với Trung Quốc” để nhằm thêm bạn, bớt thù; phá thế bị bao vây, cấm vận,
mở rộng quan hệ quốc tế đối với đất nước ta.
Hai là, Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ chính trị khóa VI (20/5/1988) là
bước ngoặt có tính đột phá về đổi mới tư duy đối ngoại, đánh dấu sự hình thành
bước đầu chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Đảng chủ trương
đường lối đối ngoại phải góp phần giải quyết vấn đề Campuchia; đàm phán bình
thường hóa với Trung Quốc; cải thiện quan hệ với các nước ASEAN; tăng
cường quan hệ với các nước Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản; từng bước bình
thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.
Ba là, Nghị quyết Trung ương 6 khóa VI (3/1989): là sự phát triển tiếp
theo của đổi mới tư duy đối ngoại. Hội nghị đã nhận thức nhiều vấn đề đối ngoại
cần phải giải quyết, trong đó một lần nữa khẳng định: đối ngoại phải chuyển từ
chính trị - an ninh là chủ yếu sang chính trị - kinh tế là chủ yếu; thúc đẩy q
trình đàm phán bình thường hóa với Trung Quốc; góp phần tích cực vào giải


3


quyết vấn đề Campuchia, sớm chuẩn bị tốt mọi điều kiện để sớm rút tồn bộ
qn tình nguyện ra khỏi Campuchia.
1.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1996 gắn liền với Nghị quyết Đại
hội lần thứ VII của Đảng
Đây là giai đoạn cơ bản hình thành đường lối đối ngoại đổi mới. Cụ thể:
Đảng chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; tuyên bố Việt
Nam muốn là bạn với tất cả các nước. Nhờ đó, chúng ta đã bình thường hóa
quan hệ với Trung Quốc; gia nhập tổ chức ASEAN; ký kết hiệp định hợp tác với
EU và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Tại Đại hội này, lần đầu tiên Đảng
đưa ra phương châm chiến lược trong chính sách đối ngoại “Việt Nam muốn là
bạn với các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và
phát triển” [3, tr.147].
1.3. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay
Đây là giai đoạn có sự điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện đường lối đối
ngoại đổi mới.
Đại hội VIII của Đảng (1996) tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đối
ngoại thời kỳ đổi mới. Đại hội lần đầu tiên nêu nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực theo hướng xây dựng nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đại hội tuyên bố: Việt Nam sẵn sàng là bạn
với các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát
triển.
Đến Đại hội IX của Đảng (2001) bổ sung, làm rõ thêm chính sách đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc
tế. Tại đại hội này, lần đầu tiên Đảng ta đưa ra chủ trương chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa,


4


bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ
mơi trường, với quan điểm đối ngoại: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin
cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập
và phát triển” [5, tr.119-120].
Đại hội X (2006) của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đối
ngoại đổi mới với tuyên bố: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu
vực”, “đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định và bền
vững” [6, tr.112].
Đại hội XI (2011) của Đảng, đường lối đối ngoại tiếp tục bổ sung, hoàn
thiện, lần đầu tiên Đảng xác định mục tiêu hàng đầu của đối ngoại là “vì lợi ích
quốc gia - dân tộc”, đây là tiêu chí hàng đầu để xác định hợp tác và đấu tranh,
xác định “đối tác, đối tượng”. Đảng đề ra chủ trương: “chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế…” [7, tr.236].
Và tại Đại hội XII của Đảng (2016), trên cơ sở kế thừa những nội dung
đối ngoại của các Đại hội trước, đã nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu của đối ngoại
là phải “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc” [8, tr.151], xác định
nhiệm vụ đối ngoại là phải: “nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…” [8, tr.153].
Đại hội XIII của Đảng (2021) tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa
dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật
pháp quốc tế..., chủ động và tích cực hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng; Việt


5

Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng

đồng quốc tế [9, tr.161-162].
Như vậy, qua các kỳ Đại hội Đảng từ năm 1986 đến nay, cho thấy sự định
hình, điều chỉnh, bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại đổi mới
của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định sự đúng đắn, phù hợp trong chiến lược,
sách lược đối ngoại, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển đất
nước, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại đổi mới
2.1. Mục tiêu đối ngoại
Đảng khẳng định đường lối đối ngoại phải: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc
gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc
và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; góp phần giữ vững mơi
trường hịa bình, ổn định; phẩn đấu đến gỉữa thể kỷ XXI, nước ta trở thành nước
phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, Đại hội XIII của Đảng
tiếp tục khẳng định mục tiêu hàng đầu của hoạt động đối ngoại là bảo đảm cao
nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. Lợi ích tối cao quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu,
vừa là nguyên tắc xuyên suốt của đối ngoại.
2.2. Nguyên tắc đối ngoại
Trong hoạt động đối ngoại đổi mới bao gồm nguyên tắc căn bản, xuyên
suốt, bao trùm và các nguyên tắc cụ thể.
Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt bao trùm trong đường lối đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta là hịa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng
thời, phải sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống, phù hợp
với hồn cảnh cụ thể, với vị trí của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình
thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm của từng đối tác. Trong xử lý tình
huống, cần “ba tránh”: tránh bị cô lập, tránh xung đột và tránh đối đầu.


6

Các nguyên tắc cụ thể bao gồm: tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn

lãnh thổ, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết các bất đồng và tranh
chấp thông qua thương lượng hịa bình; tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng
có lợi.
2.3. Nhiệm vụ đối ngoại
Đường lối, chính sách đối ngoại là một bộ phận hợp thành đường lối
chung, là sự tiếp tục đường lối, chính sách đối nội, tạo điều kiện để thực hiện
nhiệm vụ đối nội.
Xuất phát từ nhiệm vụ cách mạng nước ta giai đoạn hiện nay và trên cơ sở
những biến động của tình hình thế giới, Đại hội XIII của Đảng đã xác định:
“Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đối
ngoại và hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối
ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hịa bình, ổn định, huy động các
nguồn lực bên ngồi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất
nước. Xây dựng nền ngoại giao tồn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại
đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân” [9, tr.162].
Như vậy, nhiệm vụ đối ngoại thể hiện trên các vấn đề sau:
Một là, nhiệm vụ đối ngoại trước hết phải bảo vệ được lợi ích tối cao quốc
gia - dân tộc, tạo lập được mơi trường hịa bình để phục vụ cho sự nghiệp đổi
mới, phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hai là, đối ngoại có nhiệm vụ tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình,
ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.


7

Ba là, hoạt động đối ngoại được triển khai phải góp phần nâng cao vị thế,

uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Bốn là, đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là cao nhất, Việt Nam không từ bỏ
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, mà trái lại, Đảng và Nhà nước Việt
Nam luôn khẳng định nhiệm vụ của đối ngoại là góp phần vào cuộc đấu tranh vì
mục tiêu của thời đại là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Vì vậy, nhiệm vụ đối ngoại theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng
nhằm đạt được ba lợi ích có quan hệ mật thiết với nhau: An ninh - Phát triển - Vị
thế, trong đó vấn đề phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng nhất. Phục vụ
cho phát triển đất nước được coi là nhiệm vụ hàng đầu của đối ngoại, vì chỉ có
phát triển mới tạo nên nền tảng vật chất cho việc thực hiện mục tiêu an ninh và
nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, khơng thể có sự phát triển và
phát huy được ảnh hưởng quốc tế nếu không giữ vững được an ninh, bảo vệ chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
2.4. Phương châm đối ngoại
Kế thừa, phát triển 5 phương châm chỉ đạo trong xử lý các vấn đề quốc tế
nhằm bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giữ vững độc lập tự chủ, tự
lực tự cường, đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; nắm
vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; tham gia hợp tác với
các nước trong khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước, chú
trọng quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn. Đây được xem là cẩm
nang trong xử lý các vấn đề đối ngoại cho mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương.
Đến Đại hội XIII, Đảng có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới
và năm phương châm đó là:


8

- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, dựa và
phát huy nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực: việc kết hợp sức mạnh dân

tộc và sức mạnh thời đại trong thế giới ngày nay cũng có nhiều thay đổi. Hoạt
động đối ngoại của các nước trên thế giới ngày nay ln đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu, cho nên việc tìm ra phương thức hữu hiệu để kết hợp sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong từng vấn đề cụ thể là nhân tố quyết
định thành bại của phương châm này.
- Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, vừa hợp tác, vừa đấu tranh: Trong xử
lý các vấn đề quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải kết hợp nhuần nhiễn hai mặt hợp tác
và đấu tranh, tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranh một chiều, cả hai khuynh
hướng này đều dẫn tới tình huống bất lợi cho đất nước, cần phải tỉnh táo, có sách
lược khơn khéo trong hợp tác và đấu tranh, để mở rộng được quan hệ đối ngoại,
“thêm bạn bớt thù”, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định phục vụ mục tiêu
phát triển đất nước.
- Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các
nước: trong quan hệ với các nước lớn, Việt Nam kiên trì chính sách độc lập tự
chủ, tránh khơng để rơi vào những tình huống phức tạp và bị động hoặc liên
minh với một nước lớn này chống lại một nước lớn khác.
- Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả: đây là phương châm, đồng
thời cũng là một định hướng quan trọng về đối ngoại ở Đại hội XIII của Đảng.
Để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, vấn đề đầu tiên là phải
xác định đúng các biện pháp để nâng cao hiệu quả đối ngoại như: nâng cao chất
lượng công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược phục vụ cho hoạch định chính
sách; đưa các quan hệ đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững...
- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc: vấn đề độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc là thiêng liêng, khơng thể nhượng bộ, do đó cần phải kiên quyết,


9

kiên trì đấu tranh bảo vệ. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tranh chấp Biển Đông là
vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều nước, nhất là nước lớn Trung Quốc,

cho nên giải quyết vấn đề này phải kiên trì, cần có thời gian, khơng thể nóng
vội. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phải trên cơ sở giữ vững mơi trường hịa bình,
ổn định cho phát triển đất nước.
3. Vận dụng thực hiện trong công tác đối ngoại đổi mới ở huyện Thủ
Thừa, tỉnh Long An
3.1. Đặc điểm tình hình huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An được tái lập từ tháng 3 năm 1983 (tách ra
từ huyện Bến Thủ, tỉnh Long An) có diện tích tự nhiên 29.879,7 ha, cách thành
phố Tân An 10km và cách thành phố Hồ Chí Minh 45km. Địa giới hành chính
huyện Thủ Thừa cụ thể như sau: phía Đơng giáp với huyện Bến Lức và huyện
Tân Trụ; phía Tây giáp với huyện Thạnh Hóa và tỉnh Tiền Giang; phía Nam
giáp với thành phố Tân An; phía Bắc giáp với huyện Đức Huệ. Huyện Thủ
Thừa được bao bọc bởi 03 Quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 62 và Quốc lộ N2, ngồi
ra cịn có các tỉnh lộ: Tỉnh lộ 834, 834B, 817, 818… là những trục đường kết nối
phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Song song với đường bộ có hệ thống
đường thủy cũng khá thuận lợi cho giao thương phát triển: sông Vàm Cỏ Tây,
kênh Thủ Thừa kết nối sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông và hệ thống kênh
rạch chằng chịt phục vụ sản xuất và giao lưu kinh tế khác. Về kinh tế - xã hội,
huyện có một phần các xã phía nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh,
hiện đang thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm cơng nghiệp (trong đó có khu
cơng nghiệp Hịa Bình đã đi vào hoạt động với gần 20 nhà đầu tư thứ cấp, tạo
việc làm cho hơn 11.000 lao động, có 06 doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư
trực tiếp) đã tạo sự chuyển dịch rất lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay
và trong thời gian tới. Về vị trí địa lý, phía nam tiếp giáp với Thành phố Tân An,
tỉnh Long An, là cửa ngõ của các tỉnh miền Tây Nam bộ về Thành phố Hồ Chí


10

Minh; đồng thời, là cửa ngõ nằm trên các tuyến đường kết nối với biên giới

Campuchia thông qua Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (Thị xã Kiến Tường) và Cửa
khẩu quốc gia Tho Mo (huyện Đức Huệ).
3.2. Những kết quả đạt được trong thời gian qua
Trong thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thủ Thừa đã xác
định được vị trí, tầm quan trọng của cơng tác đối ngoại, đặc biệt là cơng tác đối
ngồi địa phương, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống của
người dân của huyện nói riêng, đồng thời, góp phần vào sự nghiệp phát triển
chung của tỉnh và của cả nước. Huyện đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt, phổ
biến nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về công tác đối ngoại, đặc biệt là các quan điểm, phương chậm đường
lối đối ngoại đổi mới được Đảng nêu ra trong các văn kiện Đại hội Đảng tồn
quốc, xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thực hiện phù hợp ở địa phương.
Xác định được nhiệm vụ cơng tác đối ngoại có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng, góp phần thúc đẩy, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội và bảo đảm quốc phịng an ninh, thơng qua sự hỗ trợ của các lãnh
đạo tỉnh, sở, ban ngành tỉnh và các địa phương bạn, cấp ủy, chính quyền huyện
Thủ Thừa đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong kêu gọi, thu hút đầu tư từ các doanh
nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại - dịch
vụ trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xem đây
là mũi nhọn, khâu đột phá để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giúp huyện
phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới. Huyện đã vận dụng tốt các cơ
chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp để thu hút, kêu gọi đầu tư
thông qua các kênh đối ngoại, đặc biệt là đã cụ thể hóa, triển khai thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về
thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính


11


trị - xã hội trong bối cảnh nước ta gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới. Có thể nói, nhờ quán triệt, triển khai thực hiện tốt mục tiêu, nội dung,
phương châm, nguyên tắc đối ngoại của Đảng, Nhà nước, trong thời gian qua
huyện đã vận dụng khá tốt trong vừa thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
của huyện, vừa bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo đảm
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, giữ được hình ảnh tốt trong các doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Điển hình như việc lợi dụng
tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền
kinh tế, quyền chủ quyền của Việt Nam; Quốc hội thông qua dự luật An ninh
mạng, dự luật thành lập các Đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt và sự xúi dục
của các phần tử phản động, các thế lực thù địch, một bộ phận công nhân các khu
công nghiệp, các cơng ty, xí nghiệp tổ chức đình cơng, lãng cơng, một số q
khích đập phá tài sản của các cơng ty có vốn đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan…
huyện đã kịp thời nắm tình hình, phối hợp các cơ quan chức năng, đặc biệt là sự
phối hợp từ lãnh đạo các cơng ty nước ngồi đầu tư trên địa bàn phối hợp giải
quyết, xử lý nên ổn định được tình hình, hạn chế thấp nhất thiệt hại, qua đó hình
ảnh của huyện được giữ vững, tạo được lịng tin từ các doanh nghiệp nước
ngồi.
Hiện nay, huyện có 03 Khu Công nghiệp và 01 Khu Công nghệ môi
trường xanh, trong đó: Khu cơng nghiệp Hịa Bình xã Nhị Thành với diện tích
117,67 ha đã tiếp nhận được 26 nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động với các ngành
nghề giầy da, may mặc, bao bì … với khoảng 11.000 lao động đang làm việc;
Khu Công nghiệp Đô thị Việt Phát, xã Tân Long (xã Tân Lập cũ) diện tích
1.838,7 ha (Khu Cơng nghiệp diện tích 1.213 ha, Khu đơ thị diện tích 625 ha) dự
án đang xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 diện tích 195 ha; Khu Cơng nghiệp thị
trấn Thủ Thừa diện tích 188 ha, dự án đang thực hiện giả tỏa bồi thường; Khu
Công nghệ môi trường xanh, xã Tân Long (xã Tân Lập cũ), diện tích 1.760 ha


12


đang đầu tư xây dựng hạ tầng. Bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngồi phát
triển các ngành cơng nghiệp, thương mại dịch vụ, huyện cũng đang tiến hành tái
cơ cấu lại kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nơng nghiệp, hình thành các khu nơng
nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao gắn với xây dựng hình ảnh, thương hiệu các sản
phẩm nơng nghiệp có thế mạnh của huyện để quảng bá, phát triển, tiêu thụ sản
phẩm như chanh, na, thanh long, khóm… góp phần tăng giá trị sản xuất trên lĩnh
vực nông nghiệp, nâng cao đời sống người nông dân.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An
về việc giao cho các huyện, thị, thành phố trong tỉnh nhận đỡ đầu, hỗ trợ, hậu
phương đối với các xã, các huyện biên giới; kết nghĩa, hỗ trợ với huyện, chi khu
của các tỉnh bạn Campuchia có địa bàn giáp ranh với Long An và kết nghĩa với
Đồn biên phòng Mỹ quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Thời gian qua
huyện Thủ Thừa cũng làm khá tốt nhiệm vụ này, thông qua công tác đối ngoại
của cấp ủy, chính quyền, cơng tác đối ngoại nhân dân cũng được chú trọng để
giới thiệu về hình ảnh phát triển của huyện Thủ Thừa trong bối cảnh phát triển
chung của đất nước…
3.3. Phương hướng nhiệm vụ thời gian tới
Với những kết quả đáng khích lệ trong công tác đối ngoại, phục vụ đắc
lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh đạt
được trong thời gian qua, thời gian tới, đặc biệt là với sự phát triển, hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và
khu vực, địi hỏi cơng tác đối ngoại ở địa phương cần phải được quán triệt và
triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hơn, huyện sẽ tập trung vào một số
nhiệm vụ chủ yếu như:
Một là, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về thực
hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị -



13

xã hội trong bối cảnh nước ta gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới, các nghị quyết, nghị định, chỉ thị của Đảng, Chính phủ về cơng tác đối
ngoại trong tình hình mới, đặc biệt là mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương
châm đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng, để nâng cao nhận thức, tạo sự
thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của xã hội về ý nghĩa, tầm
quan trọng của công tác đối ngoại phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn, từ đó, góp phần cùng Đảng bộ, chính
quyền thực hiện tốt nhiệm vụ cơng tác đối ngồi của địa phương.
Hai là, khai thác lợi thế và tiềm năng của huyện về các sản phẩm nông
nghiệp, đồng thời, phối hợp “chung tay”, cùng liên kết, phân công và hợp tác
với các địa phương khác để phát huy lợi thế của từng vùng trong hợp tác cấp độ
địa phương với các đối tác doanh nghiệp nước ngoài.
Ba là, tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của các sở, ngành tỉnh, các địa phương
bạn kêu gọi thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài để đến đầu tư trên địa bàn các khu công nghiệp, tạo điều kiện cho
huyện phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người dân.
Bốn là, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm quốc
phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn đầu tư trên địa bàn để quảng bá
hình ảnh, thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện.


14

Phần III: KẾT LUẬN
Qua hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới nói chung, đường lối đối
ngoại nói riêng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần
đẩy lùi được sự cơ lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế, đồng thời mở

rộng quan hệ với các nước trên thế giới, từng bước đi vào chiều sâu, giữ vững
được mơi trường hịa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; kinh tế - xã hội đất nước không ngừng phát
triển; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và
nâng lên. Trước sự biến đổi nhanh chóng, khó lường và phức tạp của khu vực và
thế giới hiện nay và thời gian sắp tới, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời dự báo và
có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại đúng đắn, hợp lý, tin tưởng rằng đường lối
đối ngoại của nước ta sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng cho cơng cuộc xây dựng
và phát triển đất nước, tin tưởng rằng đất nước chúng ta để sớm đạt được mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng, Nhà nước
đã xác định.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng bộ huyện Thủ Thừa (2020), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, tài liệu lưu hành nội bộ.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn
quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
[7]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn
quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.

[9]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn
quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
[10]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Quan
hệ quốc tế (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính
trị.



×