Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Bài giảng Lịch sử sách và Lịch sử thư viện (Ngành Thư viện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 32 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG

BÀI GIẢNG
MÔN HỌC: LỊCH SỬ SÁCH VÀ LỊCH SỬ THƯ VIỆN
NGHỀ: THƯ VIỆN
(Áp dụng cho Trình độ trung cấp)

LƯU HÀNH NỘI BỘ
NĂM..................



MỤC LỤC

Table of Contents
BÀI GIẢNG ............................................................................................................................................1
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA CỦA TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ...............................................................................4
Phần 1: Lịch sử sách ..............................................................................................................................4
Chương 1: Vai trò tác dụng của sách trong đời sống xã hội .............................................................4
1. Sự hình thành sách .............................................................................................................................4
2. Vai trò, tác dụng của sách trong đời sống xã hội...................................................................... 17
Chương 2: Qui trình xuất bản sách ................................................................................................... 18
1. Quyết định xuất bản

............................................................................................................... 18

2. Liên kết xuất bản .......................................................................................................................... 18
3. Chế bản điện tử ............................................................................................................................ 19
4. Thiết kế bìa ................................................................................................................................... 19
5. In – gia cơng – đóng gói ................................................................................................................ 19


6. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam .......... 20
7. Phát hành ...................................................................................................................................... 20
Chương 3: Lịch sử sách Việt Nam ..................................................................................................... 20
2.1. Sự xuất hiện sách ở Việt Nam .................................................................................................... 21
2.2.1. Thời phong kiến ...................................................................................................................... 21
2.3. Mối quan hệ của sách đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam ................................................... 21
Phần 2: Lịch sử thư viện ..................................................................................................................... 21
Chương 1: Sơ lược Lịch sử sự nghiệp Thư viện Thế giới – Thời gian 4 giờ ................................... 21
1. Bản chất của thư viện...................................................................................................................... 21
1.1 Khái niệm thư viện .................................................................................................................... 21
1.2. Các thành phần cơ bản của thư viện ...................................................................................... 22
2.. Các thư viện nổi tiếng trên thế giới............................................................................................... 23
Chương 2: Lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam – Thời gian 5 giờ ................................................ 29
2.1. Tổng quan lịch sử thư viện Việt Nam ........................................................................................ 30
2.2. Các giai đoạn phát triển của sự nghiệp thư viện Việt Nam ....................................................... 32


NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA CỦA TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
BÀI GIẢNG MÔN HỌC
Lịch sử sách và lịch sử thư viện
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Xác định tầm quan trọng và quá trình hình thành của sách và
của thư viện trong xã hội
- Về kỹ năng: Hiểu được mục đích xuất hiện của sách và thư viện trong xã hội;
Quá trình hình thành và quy luật phát triển của sách và thư viện
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nắm được vai trò, tác dụng của sách và
thư viện trong đời sống xã hội
Nội dung:
Phần 1: Lịch sử sách
Chương 1: Vai trò tác dụng của sách trong đời sống xã hội

1. Sự hình thành sách
Sách là gì? Ban đầu sách chỉ được coi là một thiết bị/công cụ để lưu trữ thơng
tin. Rất lâu sau đó, sách mới được coi là công cụ để truyền tải và thể hiện ý tưởng của
loài người.
Yếu tố đầu tiên cần quan tâm về lịch sử của sách đó chính là động lực nào đã
dẫn đến sự ra đời và phát triển của sách? Một quy luật chung được tìm thấy cho những
cột mốc phát minh trong lịch sử của sách nói chung và các phát minh ở mọi lĩnh vực
khác nói riêng là nó đều được khởi tạo và thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội.
Những ký hiệu, nét vẽ đầu tiên được tìm thấy trong lịch sử lồi người là một di
chỉ trên đá có niên đại vào khoảng 75,000 năm TCN. Những hình vẽ như vậy trong các
hang động, trên xương động vật hay trên đá được tìm thấy tương đối phổ biến cho đến
tận khoảng năm 10,000 TCN. Nhưng việc thay đổi lớn trong cơ cấu xã hội, kinh tế dẫn
đến một cách sống mới, một xã hội với những vấn đề mới về quản trị, thương mại và
sản xuất mới là động lực chính dẫn đến việc lưu trữ thơng tin một cách có ý thức và hệ
thống. Sách ra đời nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đó.


Hình vẽ trên đá có niên đại cổ nhất được tìm thấy

Tablet đất sét
Vào khoảng 3700 năm TCN, người Summer ở vùng Lưỡng Hà (nơi vốn rất
thiếu gỗ và đá, tài nguyên phổ biến nhất chính là đất sét) đã chế tạo ra những tablet
bằng đất sét kích thước khoảng một bàn tay để làm thiết bị lưu trữ thông tin đầu tiên.
Họ nặn đất sét, tạo ra một mặt phẳng, và khi đất sét vẫn còn ướt dùng những đầu nhọn
để gạch lên đó. Sau đó đem miếng đất sét đó đi phơi hoặc cho vào lị nung.

Tablet bằng đất sét
Thời kỳ này, các nhà nước cổ đại đã hình thành, xã hội đã phân hóa ra các tầng
lớp khác nhau. Nông nghiệp và kinh tế đã sản xuất ra của cải vật chất dư thừa đủ để
một bộ phận người không cần tham gia vào sản xuất mà có thể làm những cơng việc

khác như quản trị hay thương mại. Các ký hiệu trên những tablet đầu tiên được tìm
thấy chủ yếu để đếm số lượng con vật trong đàn, những đồ đã trao đổi hay ai nợ của ai
bao nhiêu thực phẩm. Với người Summer, tablet chỉ để ghi lại những thương vụ làm
ăn hay luật lệ.


Đến năm 3100 TCN, người Summer đã bắt đầu quy chuẩn những hình vẽ của
mình, và đó được coi là chữ viết đầu tiên của loài người với tên gọi pictograph. Chữ
viết ngày càng được đơn giản hóa giúp dễ dàng hơn cho cả người đọc và người viết.

Pictographic của người Summer năm 2800 TCN

Pictographic của người Summer năm 2500 TCN.
Tuy vậy các ký hiệu trên vẫn còn phức tạp và khó để vẽ. Tablet đất sét có một
nhược điểm lớn đó là khơng hề dễ dàng để sử dụng một vật nhọn kim loại vẽ ra được
các đường cong phức tạp trên bề mặt. Do đó đến năm 2500 TCN, một loại chữ viết
mới có tên cuneiform chủ yếu sử dụng các đường thẳng đã ra đời để phù hợp với việc
viết trên tablet đất sét. Việc sử dụng các đường thẳng cũng giúp việc quy chuẩn chữ
viết trở nên dễ dàng hơn, khi người nào cũng có thể viết na ná giống nhau, chứ khó có
thể giống nhau như khi sử dụng pictographic. Do đó năm 2500 TCN được coi là dấu
mốc cho việc ra đời chữ viết quy chuẩn.
Giấy papyrus ở Ai Cập
Ai Cập, một nền văn minh rực rỡ khác, cũng tự phát triển một hệ thống chữ viết
và thiết bị lưu trữ hoàn toàn khác so với người Lưỡng Hà. Vào khoảng 2500 TCN, xã
hội Ai Cập cũng đã hình thành và phát triển thịnh vượng theo cách thức tương tự với
nền văn minh Lưỡng Hà, cho dù 2 nền văn minh này rất ít có sự giao lưu với nhau do
vị trí địa lý cách biệt.


Ai Cập vốn nổi tiếng với chữ tượng hình (hielogryphic) của mình. Vào khoảng

2600 năm TCN, người Ai cập đã phát triển tương đối hồn thiện chữ tượng hình,
nhưng chủ yếu họ cũng khắc trên những hang động hay phiến đá mà thơi.

Chữ tượng hình của người Ai Cập
Tuy vậy, chữ tượng hình của người Ai cập lại đi theo một con đường khác, chứ
không phải theo hướng đơn giản hóa cả về hình thức lẫn số lượng ký tự tương tự như
chữ cuneiform của người Summer. Ra đời vào khoảng 3400 năm TCN, vào thời kỳ
khoảng 2500 năm TCN, số lượng ký tự của người Ai Cập sử dụng đã lên đến 800.
Nhưng không giống với người Summer, số lượng ký tự của chữ viết Ai Cập tiếp tục
tăng lên, và đến công nguyên, con số này đã lên đến 5000. Tuy vậy chữ tượng hình
của Ai cập có 3 loạị trong đó có một loại được cải tiến theo hướng tối giản hóa cho số
đơng người dân có thể sử dụng. Và đến khoảng năm 700 TCN, hình thức đơn giản
nhất của chữ Ai Cập là chữ Demotic ra đời. Tuy vậy cả 3 vẫn tồn tại song song và bổ
sung cho nhau, ví dụ chữ được viết trên giấy papyrus chủ yếu là Demotic; cịn chữ
tượng hình gốc chủ yếu được sử dụng trong các văn bản chính thống hay chạm khắc
trên lăng miếu, đền đài hay những đồ vật quý, linh thiêng.
Trong khi đó loại chữ tượng hình cịn lại được coi là động lực chính để ra đời
loại chữ alphabet đầu tiên sau này ở Lưỡng Hà. Loại chữ này bao gồm 23 ký tự được
sử dụng như các chữ để bắt đầu biểu diễn cho một từ, giống với vai trò của các phụ âm
trong ngơn ngữ hiện đại. Người Ai Cập phát mình và sử dụng loại chữ này song song
với 2 loại còn lại từ khoảng năm 2700 TCN. Tuy vậy người Ai Cập lại không tiếp tục
cải tiến và sử dụng loại chữ tượng hình này nhiều (lý do khiến số lượng ký tự tượng
hình chỉ có tăng lên chứ khơng giảm xuống).


Sự cải tiến của chữ viết Ai Cập
Thiết bị viết chính của người Ai Cập là giấy papyrus. Đây là một loại giấy được
làm từ cây papyrus vốn chỉ tồn tại ở dọc bờ sông Nile của Ai Cập. Cây papyrus sau khi
được lột vỏ sẽ được cắt thành từng lát mỏng, ngâm vào nước để các chất đường hoàn
toàn được loại bỏ, sau đó ghép nối với nhau thành tấm và được phơi khô dưới áp lực

của những tảng đá lớn trong khoảng 7 ngày để thành sản phẩm hồn chỉnh. Cách thức
sơ chế giấy papyrus có thể xem tại video sau 2 tấm giấy papyrus cổ nhất được tìm thấy
ở Ai Cập trong một lăng mộ hồn tồn chưa được sử dụng và có niên đại khoảng 3000
năm TCN. Sau đó giấy papyrus được cải tiến, và tồn tại phổ biến dưới dạng cuộn.
Giấy papyrus tồn tại dưới dạng cuộn cổ nhất được tìm thấy có niên đại khoảng
2000 năm TCN.

Giấy papyrus dạng cuộn là công cụ viết phổ biến ở Ai Cập
Để viết trên giấy papyrus này, người Ai Cập sử dụng mực và bút lông. Ai cập
có 2 loại mực, màu đen làm từ muội than và màu đỏ làm từ hoàng thổ. Mực được đúc
thành bánh và khi sử dụng thì được trộn với nước và nghiền đều ra tương tự như mực
được sử dụng ở Trung Quốc. Chữ màu đỏ được sử dụng nhằm nhiều mục đích : như là


để nhấn mạnh, hay được dùng với vai trò tương tự dấu ngoặc đơn trong ngữ pháp hiện
đại. Các chữ cái hay từ đầu tiên, chữ trên tiêu đề, các ký hiệu hay dấu chấm ngắt câu
đều sử dụng màu đỏ.

Một văn bản trên giấy papyrus dạng tấm, chữ demotic và dùng 2 loại mực
Ưu điểm của giấy papyrus đó là việc viết trên giấy dễ dàng hơn nhiều trên
tablet đất sét, và cũng hơn trong việc vẽ những đường cong, do đó chữ demotic của
người Ai Cập có rất nhiều đường cong, thay vì chỉ tồn gạch và nét thẳng như
cuneiform như của người Summer. Chính việc này đã dẫn đến việc tranh, ảnh xuất
hiện rất nhiều trong các văn bản của người Ai cập, thậm chí có nhiều cuộn giấy
papyrus chỉ toàn là tranh. Bản đồ đầu tiên được tìm thấy ở Ai Cập có niên đại khoảng
1300 năm TCN.
Chính vì ưu điểm đó của giấy papyrus mà khi các nền văn minh có sự giao lưu
trao đổi cả về thương mại, buôn bán cũng như khoa học, kỹ thuật bắt đầu từ 1500 TCN
đã dẫn đến việc giấy papyrus của Ai cập được biết đến và sử dụng rộng rãi ở những
vùng đất, nền văn minh khác. Đặc biệt nó được coi là cơng cụ viết và trao đổi thơng

tin, tư tưởng chính để làm nên một nền văn minh Hy Lạp – La Mã vô cùng rực
rỡ. Tuy vậy giấy papyrus cũng có nhược điểm chung là dễ rách, dễ bị phá hủy bởi
thiên tai hay chiến tranh hay từ các vi sinh vật. Do đó khơng có một thư viện giấy
papyrus nào được tìm thấy, mà hầu hết là những bản thảo nhỏ lẻ.
Sách dạng lật trang (codex) ra đời
Sách dùng phương thức lật trang (codex) thay vì phương thức cuộn ra đời vào
khoảng năm 100 SCN và được coi là một phát minh vĩ đại; tồn tại hơn 2000 năm cho
đến tận ngày nay đã biến sách thành một thiết bị lưu trữ, tra cứu và truyền tải thông tin
cực kỳ hữu dụng và phổ biến.
Người ta không biết ai là người đầu tiên phát minh ra cách thức làm sách hoàn chỉnh
như vậy. Tuy nhiên ý tưởng về việc ghép nối những trang giấy lại với nhau lại tương
đối phổ biến.
Ý tưởng đầu tiên là ghép các miếng giấy lại với nhau thông qua một sợi dây và
được thúc đẩy bởi động lực viết ra những văn bản dài. Tablet đất sét là một thiết bị mà
thơng tin lưu trên đó rất hạn chế, và khơng dễ để ghép nối hay tìm lại thơng tin trên
các tablet đó. Giấy papyrus theo dạng cuộn giải quyết tốt hơn vấn đề đó, nhưng vào
thời kỳ đó, chữ viết dùng ký tự tượng hình và bút lơng cũng khó có thể viết nhiều


thông tin trên một cuộn giấy. Giải pháp đầu tiên được ra đời vào khoảng năm thứ 4
TCN với một dạng sách khá lạ ở các nước Ả rập

Sách được làm bằng cách ghép các miếng lá cọ với
nhau
Trong khi đó vào khoảng năm 500 TCN ở Hy Lạp cũng có một thiết bị có vai
trị tương tự là tablet bằng sáp. Thiết bị này có chức năng như tấm bảng cho học sinh
tiểu học tập viết thời kỳ trước; hoặc cũng có vai trị như một cuốn sổ tay ghi chép
thường được dùng để ghi chép trong các buổi họp. Lượng thơng tin viết trên đây có thể
tương đối lớn.
Ai Cập, Pompeii và Romania là những nơi mà số tablet bằng sáp được tìm thấy nhiều

nhất. Pompeii là nơi có đến 200 tablet xưa với niên đại 131-167 được khai quật.

Tablet bằng sáp là công cụ như tấm bảng cho học sinh thời trước
Book of Psalms được coi là quyển sách hồn chỉnh có niên đại cổ nhất (350 SCN)
được tìm thấy, sách dày đến 490 trang. Các nhà khảo cổ cũng tìm thêm được khoảng


15 quyển sách khác dày trên 100 trang có niên đại khoảng 200-400 SCN. Hầu hết các
sách tồn tại dưới dạng codex ở thời kỳ này đều là những quyển sách liên quan đến
Thiên chúa giáo hay Kinh Thánh. Do đó có người cho rằng chính những người theo
Thiên chúa là những người đã phát minh ra sách dạng codex và truyền bá tơn giáo
cũng như cơng nghệ của mình khắp Châu Âu như là một cách để đạo Thiên chúa được
lan tỏa rộng rãi hơn.

Cuốn sách hoàn chỉnh đầu tiên được tìm thấy
Do Hy Lạp đến thế kỷ thứ 6 bắt đầu bước vào thời kỳ đen tối trong lịch sử của
mình, khi mà lượng sách sản xuất ra giảm sút đáng kể, số người biết đọc biết viết giảm
hẳn, các thư viện và hiệu bán sách không tồn tại được nữa. Nhà thờ và tu viện là nơi
sản xuất gần như tuyệt đối số sách ở châu Âu thời kỳ này; và hầu hết cũng là để đáp
ứng nhu cầu sách tự thân của mình. Tình hình như vậy kéo dài cho đến tận đầu thế kỷ
13. Trong suốt thời kỳ đen tối đó, vùng đất của người đạo Hồi lại nổi lên như là trung
tâm tri thức của phương Tây và Cận Đông.
Trong suốt 400 năm phát triển rực rỡ nhất, từ năm 800 đến 1200. Trong 400
năm này, số sách mà người đạo Hồi đã sản xuất ra là khoảng 600,000 cuốn; vượt xa số
sách của cả Chấu Âu thời kỳ trước và đế quốc Byzantine phía đơng có thể làm ra
được. Sách trong thời kỳ này chủ yếu là theo dạng codex. Vật liệu ban đầu người đạo
Hồi sử dụng là giấy da, nhưng sau đó giấy hiện đại; một phát minh của Trung Quốc du
nhập đến vùng của người đạo Hồi vào những năm 600 và nhanh chóng được sử dụng
rộng rãi để thay giấy papyrus và giấy da. Đến năm 900, giấy Trung Quốc gần như đã
thống trị hồn tồn.

Người đạo Hồi có một số đóng góp lớn cho lích sử phát triển của sách. Họ là
người du nhập và cải tiến giấy và kỹ thuật làm giấy từ Trung Quốc để cho phù hợp với
thực tế của họ và tiếp tục truyền bá nó sang châu Âu. Giấy của Trung Quốc chủ yếu là
được làm từ gỗ cây dâu tằm, một loại cây mà ở Cận Đông hay Châu Âu không hề có.
Người đạo Hồi đã sử dụng gỗ và sợi của cây lanh để thay thế. Họ cũng cải tiến khuôn
và dùng búa để cán mỏng và ép các tấm bột gỗ thay vì sử dụng tay như người Trung
Quốc. Phương thức đóng sách của họ cũng tương đối khác so với Châu Âu hay người
Byzantine khi họ sử dụng keo dán để dán gáy sách thay vì đục lỗ và dùng kim để khâu
như các thời kỳ trước. Đó cũng là cách thức đóng sách hiện đại.


Họ cũng là nơi tiếp tục duy trì, bảo tồn và cải tiến những thành tựu của nền văn minh
Hy-La để lại. Khoa học hay y học, vốn chẳng thể tồn tại được ở Châu Âu mãi cho đến
tận thế kỷ 13 với những cơng trình tốn học đầu tiên của Fibonacci thì lại rất phát triển
ở những nước Hồi giáo. Người Hồi giáo thời kỳ này có đến 10 phát minh khoa học
lớn, trong đó có 2 phát kiến quan trọng về quang học làm tiền đề cho việc sản xuất ra
thủy tinh và kính; có tác động rất lớn tới việc đọc sách của những người lớn tuổi thời
kỳ sau. Những kiến thức của người đạo Hồi là tiền đề quan trọng khi chúng được
truyền bá và sử dụng trong các trường đại học đầu tiên ở Châu Âu sau này.
Người Hồi giáo rất thích sách cũng như việc sưu tập chúng. Hệ thống thư viện
công cộng, cửa hàng bán sách và trường học như thời Hy-La không thể tồn tại ở Châu
Âu nhưng lại rất phát triển ở các nước đạo Hồi thời kỳ này vì nhu cầu về sách và tri
thức rất lớn. Riêng ở Baghdad vào thế kỷ thứ 10 có đến hơn 100 cửa hiệu bán sách tồn
tại.
Những quý tộc Hồi giáo thời kỳ này thường đầu tư rất lớn vào sách và sở hữu
một số lượng sách khổng lồ. Bộ sưu tập lớn nhất là của Ibn Abbad với một kho sách
mà phải cần đến 400 con lạc đà mới tải hết, ước chừng khoảng 4000 quyển. Có những
quý tộc sẵn sàng bỏ ra tới 10,000 dirhem để mua và sở hữu sách; số tiền tương đương
với việc họ đầu tư vào trang thiết bị; vũ khí hay lạc đà và vật ni. Điều đó chứng tỏ
giới q tộc và trí thức sẵn sàng chi nhiều tiền thế nào để trả công cho những người

sao chép sách cho họ. Tuy vậy họ cũng bị chỉ trích vì việc dựa dẫm q nhiều vào thư
viện sách thay vì trí nhớ của mình.
Thời kỳ rực rỡ của người Hồi giáo chấm dứt vào khoảng đầu thế kỷ 13, khi
quân đội Mông Cổ đánh chiếm và phá hủy nền kinh tế; các cơng trình kiến trúc hay
giết hàng trăm nghìn người đạo Hồi. Thời kỳ vàng của người đạo Hồi coi như chấm
dứt.
Trong khi đó ở Châu Âu thời kỳ đầu thế kỷ 13 xã hội đã có những chuyển biến theo
hướng tích cực hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho tri thức và những cải tiến nhanh chóng
diễn ra. Trong suốt 700 năm, từ 500-1200, nhà thờ là nơi có quyền lực tuyệt đối, ảnh
hưởng và quyết định mọi mặt đời sống của người dân khắp Châu Âu. Một trong số
những sự kiểm sốt đó chính là sự kiểm sốt việc sản xuất sách và truyển bá thông tin
trong xã hội.
Thời kỳ này, nhà thờ và tu viện là nơi duy nhất sách được làm ra. Một trong các
cơng việc chính của các tu sĩ là việc chép lại các bản thảo tơn giáo, tín ngưỡng hoặc
một số ít các tài liệu khác. Giáo hội là nơi quyết định quyển sách nào được chép ra; tu
sĩ nói riêng và mọi người nói riêng khơng có quyền tự sao chép theo những quyển sách
mà mình mong muốn. Tu sĩ cũng không được trao đổi bản thảo chép tay cho người
khác hay từ chối khi nhận được lệnh. Nếu không họ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
Trong sự quản lý nghiêm ngặt đó của nhà thờ, khơng nhiều phát minh liên quan đến tri
thức được ra đời ở thời kỳ này. Đột phá lớn nhất chính là sự chuyển dịch dần từ văn
hóa nói; diễn thuyết và truyền miệng trong một nhóm người sang đọc sách một một
cách yên tĩnh và một mình. Sự chuyển dịch này bắt nguồn từ sự ra đời của dấu cách
trong khi viết.
Thừa hưởng từ nền văn minh Hy-La, sách của thời kỳ trước là những chuỗi ký
tự dài lê thê, không biết bắt đầu và kết thúc khi nào, được gọi dưới một cái trên đặc
trưng “Scriptio continua – Continuous script” vốn được thừa hưởng từ kiểu viết
cuneiform của người Summer và sau đó là hệ chữ alphabet chỉ tồn phụ âm của người
Phoenician. Đọc sách thời kỳ trước là kiểu đọc thành tiếng to cho nhiều người cùng
nghe; vì văn hóa lời nói rất phát triển.



Một văn bản chữ Latin theo cách “Scriptio continua”
Tuy nhiên vào thế kỷ thứ 7, một tu sĩ người Ai Len đã phát minh ra cách thức
viết có dấu cách để phân biệt rõ từ nọ và từ kia. Ai Len hay nước Anh nói chung vốn
chưa bao giờ là thuộc địa của Hy Lạp hay đế chế La Mã, ít chịu ảnh hưởng từ văn hóa
nói của nền văn minh Hy-La nên việc phải đọc to một văn bản tồn chữ dài lê thê, vừa
đọc vừa phải đốn từ này kết thúc ở đâu, câu này kết thúc ở đâu là một cực hình và
cũng tốn nhiều trí năng. Tuy nhiên cũng phải đến tận thế kỷ 11 phát minh này mới
được áp dụng phổ biến trong cách viết sách trong các nhà thờ trên toàn bộ châu Âu.
Và việc đọc sách yên lặng này cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến nhu cầu sách ở
châu Âu tăng lên rất nhiều, dẫn đến việc nhà thờ không thể kiểm soát hết được việc
sản xuất và mua bán sách.
Thêm một yếu tố chủ chốt khác đó là sang thế kỷ 12, với rất nhiều biến động về
kinh tế chính trị đã khiến đời sống cư dân châu Âu bắt đầu thay đổi. Những thành phố
lớn bắt đầu được hình thành, giai cấp giàu nghèo cũng bắt đầu được phân chia rõ rệt
hơn. Các thành phố lớn nhất thời kỳ này phải kể đến Venice và Genoa có khoảng 100


nghìn người; Florence có khoảng 90 nghìn; Palermo và Pisa khoảng 50 nghìn; Paris
khoảng 80 nghìn; Bruges và London khoảng 35 nghìn.
Nền kinh tế mới địi hỏi một hệ thống giáo dục hồn tồn mới, có khả năng đào tạo ra
những người làm trong các ngành y dược, thương mại, luật hay nhà thờ. Các trường
đại học đầu tiên được ra đời. Mở đầu là trường Bologna năm 1088 rồi đến Paris và
Oxford. Sang thế kỷ 13, xuất hiện thêm nhiều trường có tiếng khác như Cambridge,
Montpellier, Toulouse, Angers, Padua, Naples, Salamanca, Valladolid. Rất nhiều
trường trong số này vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Việc ra đời trường học khiến các sinh
viên và giáo sư rất cần sách trong việc dạy và học. Các hiệu sách nằm gần trường đại
học được ra đời nhằm cung cấp sách cho 2 đối tượng trên, mặc dù giá và nội dung vẫn
do trường học kiểm soát. Từ khi trường đại học đầu tiên ra đời, một làn sóng kiến thức
từ các nước Hồi giáo tràn vào Châu Âu,và trong 2 thể kỷ; đã có vài trăm đầu sách

tiếng Do Thái và Ả rập được dịch ra và lưu hành trong các trường đại học.

Một phịng trong đại học Bologna
Việc văn hóa đọc sách yên lặng phổ biến đã dẫn đến rất nhiều cải tiến trong cấu trúc
của sách được ra đời ở thể kỷ 14 theo chiều hướng cải thiện hiệu năng và tốc độ đọc. Ở
thể kỷ 13, sách đã bắt đầu được phân chia thành các chapter, và mục lục cũng đã được
ra đời. Dấu chấm, dấu phẩy và dấu ngoặc đơn đều ra đời trong thời kỳ này. Dấu ngoặc
đơn được sử dụng thay cho phương thức sử dụng mực đỏ để gạch chân đoạn cần ghi
chú là một điều rất được chào đón, nhất là với cơng nghệ in ra đời sau này. Rồi tiếp
đến là tiêu đề của chương, mục lục về nội dung của chương hay tiêu đề từng trang sách
tiếp tục được sinh ra. Đến năm 1400, cấu trúc của sách đã hầu như giống với cấu trúc
của sách hiện đại. Sách tham khảo cũng bắt đầu xuất hiện. Văn hóa đọc mới cũng
khiến kiến trúc của thư viện phải thay đổi. Nếu như trước đây, thư viện phải chia làm
nhiều phỏng nhỏ để việc diễn thuyết của nhóm nọ khơng ảnh hưởng đến nhóm kia thì
nay thư viện đã được thiết kế theo hướng có khơng gian chung rất lớn và thống.


Sách ở thời kỳ này đã biết sử dụng những cú pháp như chấm câu
Công nghệ in hàng loạt của Gutenberg
Ý tưởng về việc sản xuất hàng loạt và nhanh chóng một văn bản, thơng tin đã
có từ rất lâu. Người Summer đã chế tạo ra những bản khắc bằng gỗ hay đá để ấn lên
những miếng đất sét vẫn còn đang ướt để sản xuất hàng loạt một văn bản nào đó,
thơng thường liên quan đến văn chương và thơ ca.
Cơng nghệ in tiếp theo đó là bơi mực lên một bản khắc bằng gỗ hoặc kim loại,
rồi sau đó in lên mặt một tờ giấy. Kỹ thuật này được người Trung Quốc phát minh vào
khoảng năm 200 SCN. Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi khắp thế giới cổ đại, chủ
yếu nhằm in ra các bức tranh hay hình minh họa.


Một bản khắc gỗ với những họa tiết của người Ấn Độ

Công nghệ in sắp chữ (movable type) cũng được phát minh lần đầu tiên ở
Trung Quốc vào năm 1040 SCN dưới thời Bắc Tống. Vật liệu để làm khuôn in là ban
đầu bằng gỗ, sau đó được chuyển sang là gốm. Khuôn in làm bằng kim loại đầu tiên
được Hàn Quốc sử dụng vào năm 1234 và sau đó được nhà Tống sử dụng để in tiền
giấy. Ở châu Âu, Gutenberg là người sử dụng công nghệ in sử dụng khuôn kim loại
đầu tiên vào năm 1450. Mặc dù phát minh ra công nghệ in ấn rất sớm trước Gutenberg
nhưng việc in ấn ở các nước Á Đông không thể phát triển mạnh và nhanh được bởi lý
do chủ yếu là trong khi châu Âu sử dụng hệ thống ký tự Latin gồm 26 chữ cái thì các
nước Châu Á hầu hết sử dụng chữ tượng hình với hàng nghìn ký tự. Việc in ấn đại trà
sử dụng cơng nghệ in dùng khuôn và sắp chữ là một việc rất khó khả thi với các nước
Châu Á.
Ra đời vào đúng thời điểm nhu cầu sách đang rất cao, phát minh của Gutenberg
nhanh chóng được khắp Châu Âu đón nhận và sử dụng. 30 năm sau, 1480 có đến 110
thị trấn ở Châu Âu đã sử dụng máy in của Gutenberg mà tập trung nhất là ở Venice với
156 đầu sách được in ra. Con số này của các thành phố khác là Milan (82), Augsburg
(67), Nuremberg (53), Florence (48), Cologne (44), Paris (35) và Rome (34). Trong 3
năm từ 1495-1497, có 1821 đầu sách được in, trong đó có 24.5% là từ Venice. Đến
năm 1500, đã có 236 thị trấn có máy in và 35 nghìn đầu sách đã được xuất bản. Trước


năm 1500, hầu hết sách đều khơng có đánh số trang. Nhưng đến năm 1600, đã có 4/5
số sách có sử dụng số của người Ả rập ở cuối trang sách của mình.

So sánh giữa bản sách viết tay và bản in từ máy của Gutenberg
Nhu cầu thông tin của con người ngày càng cao. Đến khoảng đầu những năm 1600 đã
xuất hiện những tờ báo in để cung cấp thơng tin nhanh chóng đến người dân.
Máy in sử dụng động cơ hơi nước ra đời năm 1814 và công nghệ sản xuất giấy
mới ra đời năm 1802 càng khiến việc in ấn dễ dàng với chi phí rẻ hơn. Trong vòng 20
năm từ 1820 đến 1840, ở Anh đã có đến 2000 tờ báo và tạp chí mới xuất hiện. Cùng
với đó là tỷ lệ biết chữ tăng lên đáng kể. Đến năm 1840, ở Anh đã có khoảng 68% đàn

ông và 52% phụ nữ biết đọc biết viết.
Phát minh của Gutenberg đã được đánh giá là một trong những phát minh quan
trọng của lịch sử loài người, ra đời rất đúng thời điểm và là động lực chính dẫn đến các
cuộc cách mạng Phục Hưng, Khai sáng hay cách mạng công nghiệp sau này; đưa nền
văn minh châu Âu bước vào thời kỳ phát triển thịnh vượng mới tương tự như nền văn
minh Hy-La trước đó 2000 năm.
2. Vai trò, tác dụng của sách trong đời sống xã hội
Sách chính là sản phẩm của con người và xã hội: Trong sách có chứa vơ vàn
kiến thức, được ghi chép lại trong toàn nhân loại ở từng thời kỳ, từng nền văn hóa trên
thế giới. Sách là cơng cụ thể hiện các thành tựu của con người cố gắng đạt được trong
mỗi thời kỳ, từ lịch sử khai sinh đến xã hội phát triển của ngày nay. Sách cũng là
phương tiện cất giữ những kho tàng về di sản của tinh thần vô giá, mà nhân loại đã cố
gắng gây dựng từ xưa đến nay.
Với nguồn kiến thức, sách được xem là chìa khóa vàng giúp mở ra cánh của
ước mơ cho mỗi người. Nhưng để điều đó thành hiện thực, bản thân người đọc sách
cần biết cách áp dụng nó.
Sách cịn là một món ăn tinh thần của lồi người, nó chính là kho tàng của tri
thức mà nhân loại dùng để miêu tả lại tất cả các lĩnh vực. Khi mọi người đọc sách, thì
mỗi lĩnh vực sẽ có cung cấp một dạng tài liệu, thơng tin cũng như kiến thức khác nhau
có liên quan, để giúp con người hiểu hơn vấn đề.


Điều cuối cùng mà sách tạo dựng được vị thế của riêng mình, bởi nó là sản
phẩm của tinh thần phi vật thể. Nghĩa là sản phẩm đó do con người tạo nên, nó là khu
báu của kiến thức nhân loại.
Nếu ai hỏi sách là gì? Khơng hiểu được xâu xa những điều chúng tơi nói ở trên
thì các bạn có thể hiệu ngắn gọn, nó chính là tổng hợp các tờ giấy có chữ, có hình ảnh
việc bằng tay, in ra hoặc là buộc, dán lại với nhau thành 1 phía. Mỗi tờ trong một cuốn
sách sẽ gọi là trang. Hiện nay sách có sách in ấn, cũng có sách điện tử còn gọi là
Ebook. Nội dung trong sách rất đa dạng, văn hóa, tinh thần, kinh tế, xã hội… đều có.

Những người viết ra sách, có thể gọi là biên tập, nhà văn, nhà thơ,… tất cả đó đều là
người sáng tác nghệ thuật. Họ khẳng định tài năng của mình, giúp nhân loại hiểu rõ
hơn những gì đã trải qua, đang hiện diện.
Từ những gì mà chúng tôi chỉ ra như vậy, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ hơn thế
nào là sách rồi đúng không. Để hiểu cặn kẽ, biết rõ tại sao nó lại quan trọng trong đời
sống của xã hội phát triển, của tri thức thì các bạn hãy cùng chúng tơi đến với những
phần tiếp theo của bài viết, với nội dung về vai trò của sách, cũng như cách đọc sách
hiệu quả nhé.
Chương 2: Qui trình xuất bản sách
1. Quyết định xuất bản
Tác giả hoặc cá nhận, tổ chức sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, cuốn sách
chọn một nhà xuất bản có chức năng phù hợp với nội dung tác phẩm, cuốn sách và gửi
bản thảo (in ra trên giấy A4 hoặc bản file) cho Nhà xuất bản. Nhà xuất bản đọc duyệt,
biên tập nội dung theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nhà xuất bản khi kiểm
duyệt nội dung thấy đáp ứng được quy định, thực hiện đăng ký xuất bản với Bộ Thông
tin và Truyền thông theo mẫu quy định và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp
luật về nội dung đăng ký xuất bản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản,
Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số
xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp
mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp khơng xác nhận đăng ký phải có
văn bản trả lời nêu rõ lý do
Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định
xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản. Thời hạn để ra quyết
định xuất bản chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký; trường hợp
không thực hiện việc xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền
thông trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký và số xác nhận
đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) đã được cấp khơng cịn giá trị
thực hiện.
Quyết định xuất bản được kí bởi Giám đốc hoặc Phó giảm đốc được ủy quyền

của nhà xuất bản, và có thời hạn ghi rõ trên giấy phép, nơi chỉ định in xuất bản phẩm.
2. Liên kết xuất bản
Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung là đối tác liên kết)
sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản phẩm:


a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
b) Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm;
c) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân
Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao gồm:
a) Khai thác bản thảo;
b) Biên tập sơ bộ bản thảo;
c) In xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm.
Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định
của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp
đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông;
c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngồi việc phải có đủ điều kiện
quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.
Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị; lịch sử, tơn giáo, chủ quyền
quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.
3. Chế bản điện tử
Sau khi có quyết định xuất bản, dữ liệu tác phẩm, cuốn sách được đánh máy và
trình bày lại theo khổ sách được chọn in, và được in ra trên một loại giấy gọi là giấy
can ((tiếng Pháp: Papier calque - giấy để sao chép, đồ lại) là giấy có khả năng thấu
quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua) và chuyển đến nhà in.
4. Thiết kế bìa

Bìa 1 (bìa trước của cuốn sách) phải ghi rõ tên sách, tên tác giả hoặc người biên
soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm
(nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp
giấy phép xuất bản.
Bìa 4 phải ghi giá bán lẻ đối với sách kinh doanh; đối với sách do Nhà nước
đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải
ghi là “sách không bán”, mã vạch chuẩn,…. Tác giả được in hình ở bìa 4 để giới thiệu.
Bìa cấm quảng cáo bất kì loại gì.
Ghi trên cùng một trang sách: Họ tên và chức danh của tổng giám đốc (giám
đốc) chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách
nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản,
số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép
xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày,
minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và
địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN);
5. In – gia cơng – đóng gói
Cơ sở in chỉ được nhận in xuất bản phẩm theo quy định sau đây:
a) Đối với xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản thì phải có quyết
định xuất bản (bản chính) và bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc (giám đốc)
nhà xuất bản;


b) Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức
nước ngồi khơng thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản (bản
chính) và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 25 của
Luật xuất bản;
c) Đối với xuất bản phẩm in gia cơng cho nước ngồi phải có giấy phép in gia
cơng và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy
phép quy định tại Điều 34 của Luật xuất bản.
Việc nhận in xuất bản phẩm phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa

cơ sở in với nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu
không kinh doanh.
Số lượng xuất bản phẩm được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải
phù hợp với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
6. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc
gia Việt Nam
Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt
động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành. Việc nộp lưu chiểu xuất bản
phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
giấy phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số
lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản
b) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản
phải nộp hai bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một bản cho Bộ Thông tin và
Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp một bản cho Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp một bản cho
Bộ Thơng tin và Truyền thơng; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo quy
định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Xuất bản phẩm có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp
luật thì chỉ nộp tờ khai lưu chiểu;
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất
bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Thư viện Quốc gia;
trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản.
7. Phát hành
Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng, và hoàn thành nộp lưu
chiểu. Tác phẩm, cuốn sách chỉ được phát hành khi được nhà xuất bản ra quyết định
phát hành.
Mọi cá nhân và tổ chức đều có thể xuất bản tác phẩm, sách của mình, miễn là
tuân thủ theo đúng các quy định của Luật xuất bản Việt Nam, cụ thể thực hiện đúng

quy trình xuất bản một tác phẩm, sách tại Việt Nam như đề cập trên.

Nam

Chương 3: Lịch sử sách Việt Nam
1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu đặc điểm và quá trình phát triển của sách Việt
2. Nội dung chương:


2.1. Sự xuất hiện sách ở Việt Nam
2.1.1. Các giả thuyết
2.1.2. Sự xuất hiện và những đặc điểm của sách Việt Nam
2. Các giai đoạn phát triển của sách Việt Nam
2.2.1. Thời phong kiến
Từ trong thời gian đầu tiên đến cuối thế kỷ 10, nước Việt Nam ta đã có nền văn
hóa riêng tuy rằng chưa thành văn. Tiếng việt thuộc nhóm ngơn ngữ được xác lập từ
xưa ở vùng Đơng Nam Á dù cịn nghèo nhưng khơng bị ngơn ngữ Hán đồng hóa. Vào
năm 179 TCN Triệu Đà chiếm Âu Lạc, năm 111 TCN nhà Hán trinh phục Nam Việt
và Âu Lạc từ đó phong kiến phương bắc đơ hộ nước ta cho đến thế kỷ 10, nhân dân ta
không được học, bọn xâm lược mở một số trường riêng để dạy cho con em làm tay sai
phục vụ chúng. Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra mặc dù bọn phong kiến phương
bắc đưa đạo Nho, Phật… du nhập vào nước ta.
Thời kỳ nhà Lý (1009 – 1225) Văn hóa giáo dục phát triển và sách đã xuất hiện
vào thời kỳ này
Thời kỳ nhà Trần Văn hóa giáo dục phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sách
ra đời
Thời kỳ nhà Hồ (1400-1407) Văn hóa giáo dục và sách xuất hiện trong thời kỳ
này
Thời kỳ nhà Lê (1428 – 1527)
Thời kỳ Lê – Mạc- Trịnh – Nguyễn (1527-1701)

2.2.2. Thời Pháp thuộc
2.2.3. Thời kỳ 1954 – 1975
2.3. Mối quan hệ của sách đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam
2.3.1. Những ảnh hưởng của tình hình văn hóa xã hội đối với sự hình thành và
phát triển của sách
2.3.2. Tác dụng của sách đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam
Phần 2: Lịch sử thư viện
Chương 1: Sơ lược Lịch sử sự nghiệp Thư viện Thế giới – Thời gian 4 giờ
1. Bản chất của thư viện
1.1 Khái niệm thư viện
Một thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lựa bởi các
chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi
trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viên có thể chứa đến hàng
triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ
bản, phim, bản đồ, bản in, văn kiện, CD, cassette, băng video, DVD, đĩa Blu-ray, sách
điện tử, sách nói, cơ sỏ dữ liệu, video game và các thể loại khác.
Một thư viện được xây dựng và bảo quản bởi một cơ quan nhà nước, một tổ chức, một
công ty, hoặc một cá nhân. Ngoài việc cung cấp tài liệu, thư viện còn được phục vụ
bởi các thủ thư, những chun gia trong việc tìm kiếm và sắp xếp thơng tin và đáp ứng
nhu cầu của người dùng. Thư viện cũng thường có khu vực yên tĩnh để học tập, và
những khu vực hỗ trợ học và làm việc nhóm. Nhiều thư viện có cơ sở thiết bị có thể
truy cập kho tài liệu số và mạng Internet.


Thư viện hiện đại đang ngày càng được hướng đến trở thành nơi tiếp cận thông tin và
kiến thức không giới hạn qua nhiều hình thức và nguồn khác nhau. Thư viện ngày
càng trở thành những trung tâm cộng đồng nơi thực hiện các chương trình cơng cộng
và hỗ trợ mọi người có thể học tập suốt đời.
1.2. Các thành phần cơ bản của thư viện
- Hiện nay trên thế giới có một sự cơng nhận khá rỗng rãi là thư viện được tạo

thành từ 4 yếu tố cơ bản:
a) Vốn tài liệu
Đây là yếu tố đầu tiên của thư viện như đã nói ở trên khi phân tích về ngữ nghĩa
của từ “thư viện”. Mới đầu vốn tài liệu gồm những sách chép tay trên đất sét,giấy
papyrus, da… và từ thế kỷ 15 sách in. Từ cuối thế kỷ XIX ngồi sách in, vốn tài liệu
cịn có các vật mang tin khác – microfim, Microfis và gần đây là tài liệu nghe – nhìn,
tìa liệu điện tử…. Các nhà thư viện học mỹ và một số nước khác lạo gọi nó hơi khác
một chút – Bộ sưu tập thư viện
b) Cán bộ thư viện
Cán bộ thư viện hay thủ thư hay nghĩa đơn giản là người coi sách là tên gọi
chung về một nghề nghiệp làm việc liên quan đến thư viện, coi giữ sách trong thư
viện. Đây là một chuyên gia về thông tin, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, phân loại, sắp xếp
sách vở, đánh bút lục, lau, quét sách ở các kệ sách, hướng dẫn tra cứu thông tin... được
đào tạo về khoa học thư viện, là người thông thạo việc tổ chức và quản lý dịch vụ
thông tin hoặc các tài liệu cho những người có nhu cầu thơng tin.
Thơng thường, thủ thư làm việc trong một thư viện công cộng hoặc một thư viện trong
các trường đại học, trường tiểu học hoặc trường trung học, các thư viện trong doanh
nghiệp hoặc công ty, hoặc cơ quan khác như một bệnh viện, công ty luật.... Cơng việc
này có điểm tương đồng với những người làm nghề nhân viên lưu trữ.
Ở phương Tây, nghề này còn được gọi là thư viện viên (Librarian) là một người làm
việc chuyên nghiệp trong một thư viện, cung cấp sự kết nối đến thông tin, đôi khi là sự
kết nối với xã hội và công nghệ. Họ thường được yêu cầu có một bằng chun mơn từ
một trường dạy về nghề Thư viện như là bằng Thạc sĩ về Khoa học Thư viện (Master's
degree in Library Science) hay là bằng Khoa học về Thư viện và thông tin (Library
and Information Studies).
c) Bạn đọc
Thư viện chỉ trở thành thư viện khi nào nó bắt đầu phục vụ bạn đọc. Chính bạn
đọc đã đưa toàn bộ cơ chế của các mối quan hệ lẫn nhau giữa vốn sách, cán bộ thư
viện, cơ sở vật chất kỹ thuật vào hoạt động hay nói cách khác bạn đọc là người trung
gian giữa các mắt xích trên. Tài liệu, Cán bộ thư viện, Cơ sở vật chất – kỹ thuật chỉ là

tiền đề để xuất hiện bạn đọc, để tạo nên thư viện như một hiện tượng xã hội
Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất cứ thư viện nào. Càng phục vụ
nhiều bạn đọc thì vai trị xã hội của thư viện ngày càng tăng. Vì vậy nếu khơng có bạn
đọc thì thư viện cũng mất ln mục đích tồn tại của mình và sẽ thơi khơng tồn tại như
là một thiết chế nữa
d) Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở vật chất – kỹ thuật được hiểu là các nhà, diện tích dành cho thư viện với
tồn bộ trang thiết bị của chúng. Chúng có vài trị hết sức to lớn: Đối với tài liệu, nó là


nơi chứa và bảo quản tài liệu; Đối với bạn đọc, nó là nơi họ làm việc với tài liệu, tiếp
xúc với các nguồn trong nước và trên thế giới, nơi gặp gỡ, trao đổi cảm nghĩ về những
gì bạn đọc hoặc các thông tin khác với bạn bè, đồng nghiệp, là nơi họ sáng tạo.

2.. Các thư viện nổi tiếng trên thế giới
1. Thư viện Admont tại Admont, Áo

Nằm ở chân dãy núi Alps, đây là thư viện-tu viện lớn thứ 2 thế giới. Đại sảnh của thư
viện được kiến trúc sư Joseph Hueber thiết kế theo phong cách Baroque vào năm 1776
với chiều dài 230 feet (khoảng 70 m) và hơn 200.000 đầu sách.
Trần thư viện được trang trí bằng những những bích họa của danh họa người Áo theo
trường phái Baroque Bartolomeo Altomonte.
2. Thư viện George Peabody ở Baltimore, Maryland, Mỹ


Thư viện Peabody được nhà từ thiện George Peabody tài trợ. Peabody xây dựng thư
viện như một món quà dành tặng cơng dân Baltimore vì lịng tốt và lịng mến khách
của họ.
Được kiến trúc sư Edmund Lind thiết kế, thư viện Peabody nổi tiếng với nội thất với
những mái vòng cao vút. 5 tầng thư viện có ban cơng bằng gang xếp đầy sách, và các

cửa sổ trời giúp thư viện ln có ánh sáng ban ngày.
3. Thư viện Hồng gia Copenhagen, Copenhagen, Đan Mạch


Hoàn thành vào năm 1999, “Kim cương đen” được xây dựng như một phần nới rộng
của thư viện quốc gia Đan Mạch. Bên ngoài thư viện mới hiện đại được ốp lát bằng đá
granite đen và những góc cạnh khơng đều nhau nên được gọi là “Kim cương đen”.
4. Thư viện Đại học Mỹ thuật Musashino, Tokyo, Nhật Bản


×