Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 2 (Ngành Nghệ thuật múa dân gian dân tộc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.3 KB, 25 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ
MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC VIỆT NAM 2
NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC
(Dành cho Nam)

Lưu hành nội bộ
Năm 2019

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI NÓI ĐẦU
Nước Việt Nam với 54 Dân tộc anh em đã tạo nên một nền Nghệ thuật múa dân
gian phong phú, nhiều màu sắc. Để đưa nội dung đó vào việc đào tạo, giảng dạy trong
nhà trường thì việc xây dựng giáo trình bộ mơn múa này cần được bổ sung và hoàn
chỉnh dần.
Do hoàn cảnh địa lý và đặc điểm riêng biệt của từng vùng nên trong giáo trình
này sẽ hệ thống lại những động tác cơ bản của một số dân tộc đặc trưng, tiêu biểu như:


Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc Thái, Dân tộc Khơ Mú, Dân tộc Lô Lô, Dân tộc
Cao Lan, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Dao, Dân tộc Khơ Me, Khu vực Tây NguyênTrường Sơn: Xơ Đăng, Cor, Gia Rai, Ba Na, Chăm H’Roi.
Múa Dân gian dân tộc Việt Nam giúp cho các em học sinh nắm vững được
phong cách, đặc điểm của từng dân tộc qua đó vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào
các bài tập và thích ứng được với các tiết mục múa Dân gian truyền thống và hiện đại
cụ thể: Nắm vững luật động, phong cách, đặc điểm Múa các Dân tộc của toàn bộ hệ
thống các động tác cơ bản. Thể hiện trong những động tác múa sự điêu luyện, nhuần
nhuyễn, biểu cảm, tính thẩm mỹ, sự cảm thụ với âm nhạc (nhạy bén với các loại tiết tấu,
có sắc thái rõ rệt)
Với mong muốn giáo trình là tài liệu học tập, giảng dạy thiết thực cho thầy và
trị, tơi đã cố gắng chắt lọc các nội dung cốt lõi, thiết thực. Tuy nhiên do tài liệu tham
khảo cịn thiếu nên giáo trình cịn nhiều khiếm khiếm. Trong quá trình sử dụng rất
mong các chuyên gia, giảng viên, học sinh có đóng góp ý kiến để giáo trình hồn thiện
hơn.
Lào Cai, năm 2019
Người biên soạn

Nguyễn Văn Mạnh

3


MỤC LỤC
Contents
BÀI 1. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC KINH (PHẦN 2)

7

A. PHẨN TAY KHÔNG


7

1. GÀ RỪNG MỀM

7

2. DẬM A, B

8

2.1. DẬM A

8

2.2. DẬM B

8

3. SOI ĐÈN A, B, C

8

3.1. SOI ĐÈN A

8

3.2. SOI ĐÈN B

9


3.3. SOI ĐÈN C

9

4. CÂU CÁ

9

5. BẮN CUNG

10

B. PHẨN MỘT QUẠT

10

1. GUỘN QUẠT A, B

10

1.1. GUỘN QUẠT A

10

1.2. GUỘN QUẠT B

10

2. GUỘN VUỐT QUẠT


11

3. XOAY QUẠT 4 HƯỚNG

11

4. ĐỀ THƠ

11

BÀI 2. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC TÀY (PHẦN 2)

12

A. PHẦN QUẠT

12

1. XOẸT QUẠT A, B

12

1.1. XOẸT QUẠT A

12

1.2. XOẸT QUẠT B

13


2. BẬT QUẠT

13

3. VỜN QUẠT

14

4. CHẦU LIẾP

14

B. PHẦN ĐÀN TÍNH

15

1. ĐU ĐÀN

15

2. DÂNG ĐÀN

15

3. CHÀO ĐÀN

15

4. BÁI THÁNH


15

5. ĐÀN BƯỚM

16

6. ĐÀN THEN

16

4


BÀI 3. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC THÁI (PHẦN 1)

17

A. PHẦN ĐÀN TÍNH

18

1. PHONG THỔ A, B

18

1.1. PHONG THỔ A (đếm theo phách)

18

1.2. PHONG THỔ B


18

2. NHÚN MƯỜNG LAY A, B

18

2.1. NHÚN MƯỜNG LAY A

18

2.2. NHÚN MƯỜNG LAY B

18

BÀI 4. CÁC ĐỘNG CƠ BẢN DÂN TỘC H’MÔNG (PHẦN 2)

19

A. PHẦN KHÈN

20

1. DỆT VẢI

20

2. GIẶT QUẦN ÁO

20


3. BƯỚC TRƯỜN

20

4. BƯỚC LƯỢN

20

5. NGOÁY CHÂN

21

6. ĐẬP CHÂN ĐI NGANG

21

BÀI 5. CÁC ĐỘNG CƠ BẢN DÂN TỘC KHƠ MÚ

21

1. LÊN CẦU THANG

22

2. NÉM TRANH

22

3. ĐÁNH NÉO


23

4. CHẺ LẠT

23

5. NỆN ĐẤT

24

6. ĐO ĐẤT A, B

24

6.1. ĐO ĐẤT A

24

6.2. ĐO ĐẤT B

24

7. CƯỜI

25

5



GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Múa Dân gian dân tộc Việt Nam 2
Mã mơn học: MHT11.2
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học
Vị trí: Múa giân gian dân tộc Việt Nam 2 là học phần thứ hai trong khối các học phần
kiến thức múa của chương trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam .
Tính chất: Là một trong những môn chuyên ngành đào tạo diễn viên hệ 3 năm.
Mục tiêu môn học
Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư
thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm dẻo của đầu
gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản.
Về kỹ năng: Học sinh kết hợp tồn thân một cách hài hịa với các luật động một số
dân tộc sau: Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc Thái, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Khơ

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên phân biệt được tính chất, phong cách
của từng dân tộc đồng thời có thái độ tơn trọng và lịng u nghề.
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH

6


Bài 1. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC KINH (PHẦN 2)
Mục tiêu
Về kiến thức: Học sinh hiểu được quy cách, trình tự thực hiện luật động của các động
tác cơ bản Dân tộc Kinh. Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị
tốt cho các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm
dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản.
Về kỹ năng: Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với các luật động dân tộc
Dân tộc Kinh
Nội dung chính

A. PHẨN TAY KHƠNG
1. GÀ RỪNG MỀM
Chuẩn bị: Tay phải ngửa H2 cao hơn vai, tay trái ngửa H7 thấp hơn vai, khuỷu tay
trịn thân trên nghiêng bên phải, nhìn H8
1,2:

Chân trái,chân phải đi thế 2A lên H2, hai tay guộn ngón 2 lần, thân trên,
hướng nhìn như trên.

Tà:

Chân trái đi tiếp 2 bước nhỏ, guộn ngón 1 lần, thân trên, nhìn hướng như
trên

3:

Chân phải nhún, chân trái co lên đặt bàn chân cạnh bắp chân phải, gối
khép, hai tay vuốt sấp xuống bắt chéo hai cổ tay trước đùi trái, đầu hơi
cúi, nhìn cổ tay

Tà 4:

Chân phải kiễng rồi nhún vào nhịp 4, hai tay sấp vuốt lên cao hơn vị trí
chuẩn bị, hai cổ tay dựng, thân trên hơi ngửa, mắt nhìn tay phải (tay phải
cao trước trán, lòng bàn tay ngửa, tay trái cao ngang thắt lưng trái)

5,6:

Chân trái rồi chân phải lùi thế 2A về H6, guộn ngón 2 lần, thân trên
nghiêng bên phải, nhìn H8


Tà:

Chân trái lùi tiếp, guộn tiếp, thân trên như trên

7:

Chân trái nhún, chân phải lùi xệt về H6, đặt cách chân trái 2 bước chân,
gót nhấc, gối khép, trọng tâm ở chân trái, hai tay sấp vuốt xuống (như 3)
ở trước bụng, cúi nhìn tay

Tà:

Chân trái lên thẳng, hai tay sấp vuốt lên như Tà ( trước 4) nhưng thấp
hơn, thân trên nghiêng bên phải, mắt nhìn H8

8:

Chân trái nhún, hai bàn tay dựng, dáng người như Tà, tay phải cao ngang
ngực

7


2. DẬM A, B
2.1. DẬM A
Chuẩn bị: Hai tay sấp và gập cổ tay để trước ngực, bàn tay trái đặt sát mỏ ác, bàn tay
phải ở ngoài bàn tay trái, hai khuỷu hơi nâng, thân trên nghiêng bên trái
1:


Tay phải vừa chuyển thành ngửa vừa đưa ra H2 cao ngang mặt, khuỷu
tay hơi cong, ngón giữa gập vào, ngón cái đặt cạnh đầu ngón giữa, các
ngón khác căng ra, sau đó ngón cái miết để ngón giữa dần thẳng ra

2:

Lật sấp bàn tay phải, ngón trỏ đè lên ngón áp út, cả hai ngón ở dưới
ngón giữa, ngón giữa và út cong lên, ngón cái gập vào. Chân đi thế 2A
tiến hoặc lùi, nhịp điệu theo tay, thân trên luôn nghiêng bên trái. Trong
lúc lật sấp, lật ngửa bàn tay thì cổ tay và cánh tay dập dình theo

2.2. DẬM B
Phần tay:
1:

Hai tay sấp đưa lên trước ngực rồi ngửa ra vung lên thế 2 thấp (ngang
vai), bàn tay như 1 của A

2:

Hai tay làm như 2 của A

3:

Hai tay làm như 1

4:

Hai tay chuyển thành sấp ở ngang vai, khuỷu thẳng, hai cổ tap gập
mạnh xuống, chân thu về thế 1


Phần chân:
1,2,3,4:

Chân đi quả trám bắt đầu bằng chân phải, thân trên như đi quả trám

5:

Chân phải đặt H3, tay phải vào trước mỏ ác như A, tay trái gập cổ tay
đưa lên trên đầu, thân trên nghiêng bên phải

6:

Chân trái vắt qua chân phải và quay mũi gót về H1, tay trái vuốt lượn 1
vịng trịn trên đầu

7:

Nhún thế 1, hai tay đưa ra thế 2 thấp, các ngón thả ra, thân trên thẳng

8:

Nhún thế 1, hai tay lật sấp và hạ xuống trước đùi (để chuẩn bị vung tay
như 1, làm lại từ đầu)

3. SOI ĐÈN A, B, C
3.1. SOI ĐÈN A
Tà 1,2:

Chân phải phẩy nhẹ về phía sau lấy đà rồi chân phải, chân trái lên H2,

chân trái bươc rộng hơn rồi nhún xuống, trọng tâm chân trái, chân phải
sau nhấc gót, tay trái úp vào bên bụng trái, tay phải sấp từ trước vai trái
vừa vuốt miết xuống vừa đưa ra H2, nhìn tay phải

Tà 3:

Hạ gót chân phải, chân trái lùi về vị trí ban đầu, gối chùng, chân phải
trượt theo về thế 6, thân trên ngửa dần, chân trụ thẳng gối và xoay về
8


H8, tay phải vuốt ngược lại về trước bụng rồi nâng lên chán trước,
khung tay tròn, bàn tay thấp
Tà 4:

Hai chân nhún xoáy đầu gối từ H8 sang H1. Người và mặt xoay theo
gối về H2, bàn tay nhấn võng một cái, thân trên nghiêng bên trái, mắt
nhìn dưới khuỷu tay phải H3

3.2. SOI ĐÈN B
1:

Hai chân kiễng gót, chân phải bước sang H3 rồi nhún, chân trái nhấc
gót, người ở H3

2:

Vẫn kiễng chân, chân trái bước tiếp và nhún, người ở H5

3:


Vẫn kiễng chân, chân phải lùi và nhún, người ở H8 (3 bước này giống
quay ngang di động có kiễng gót). Hai bàn tay sấp ở ngang hai vai,
khuỷu tay trịn, vẫy 3 lần dập dình theo chân (làm nhẹ hơn chim bay),
thân trên nghiêng theo chân bước. Cuối nhịp 3 tay trái thu về úp trước
bụng trái, tay phải về sườn trái rồi đưa lên trước trán

4:

Như soi đèn A

3.3. SOI ĐÈN C
1,2,3:

Giống soi đèn B

Tà 4:

Chân phải kéo về đặt so le với chân trái đồng thời ngồi xuống trên gót
chân trái kiễng, hai gối khép, thân trên, hướng nhìn như B

4. CÂU CÁ
1, 2:

Chân và tay giống soi đèn B

Tà:

Người xoay tiếp về H1, chân trái gối chùng, chân phải bước sang H3,
tay phải ngửa, từ trước bụng đưa sang trước hông trái, tay trái ngửa đặt

dưới cổ tay phải, thân trên nghiêng bên phải

3:

Chân trái vắt qua chân phải về H5 rồi quay mũi gót về H1, người
nghiêng bên phải, tay phải vịng mở sang trước hông phải, tay trái vuốt
lên dưới khuỷu tay phải (xắn tay áo)

Tà:

Người H1, chân phải về thế 6, gối vẫn chùng, thân trên thẳng, tay trái
úp vào bụng như soi đèn, tay phải ngửa hạ xuống đưa qua cạnh hông
phải về đằng sau, đưa tiếp lên cao, chuyển dần bàn tay thành sấp rồi
đưa tiếp về trước trán (bên phải)

4:

Chân trái thẳng, tay phải (ngón tay cái đè lên ngón út và áp út) nhấn cổ
tay và cánh tay xuống rồi nhấc lên, cổ tay gập (giật và nhấc cần câu),
thân trên nghiêng bên trái, nhìn H2 dưới khung tay phải

9


5. BẮN CUNG
Chuẩn bị: Hai tay thành khung tròn sấp trước mặt, hai bàn tay cạnh nhau, bàn tay
nắm, khuỷu tay nâng
1:

Chân trái bước lên và nhún ở H2 cách chân phải khoảng hai bàn chân,

chân phải nhấc gót, hai tay gập cổ tay rồi vừa nhấn cổ tay vừa kéo tay
ra, tay phải kéo nhiều hơn ra H2, tay trái kéo ít hơn về H6, thân trên hơi
cúi và nghiêng về H2 ( nên tay phải thấp hơn tay trái), hai khuỷu tay
vẫn nâng và sấp

2:

Hạ gót chân phải, trọng tâm ở giữa, thân trên hơi ngửa và nghiêng về
H6 (nên tay phải cao hơn tay trái), hai cổ tay nhấn xuống để bật mạnh
nắm tay

3:

Chân trái bước lùi về H6, đặt cách chân phải hai bàn chân, bật nắm tay

4,5,6,7:

Chân trái trùng gối, chân phải nhấc gót (thế 3 rộng), ngực H8, thân trên
nghiêng về H6, nhìn lên cao H4, bật nắm tay 4 lần

8:

Chuyển trọng tâm lên chân phải, hạ gót chân phải, thân trên khơng
nghiêng, hai tay vừa nhấn cổ tay vừa thu vào trước ngực như chuẩn bị

B. PHẨN MỘT QUẠT
1. GUỘN QUẠT A, B
1.1. GUỘN QUẠT A
Cầm quạt mở, nhà quạt ở giữa lòng bàn tay, ngón cái ở một bên quạt, các ngón
cịn lại ở phía bên kia, ngón cái và ngón trỏ cầm nan ngồi cùng, ngón giữa đặt ở nhài

quạt, hai ngón cịn lại đặt ở các nan trong cùng
Tay phải sấp cầm quạt ở thế 2, cung quạt quay xuống sàn, nan ngồi cùng phía
trên thẳng với cánh tay. Tay trái chống nạnh. Phách nhẹ thì chân nhún, tay guộn quạt
vào phía người. Phách mạnh thì chân thẳng lên, tay guộn tiếp ra phía ngồi và hơi hất
quạt lên vị trí chuẩn bị
Sử dụng động tác “guộn cổ tay” để guộn quạt, nhưng không guộn triệt để, nên
quạt chỉ hoạt động ở phía trong cánh tay. Chân thế 6 hoặc đi thế 2 tiến, lùi
1.2. GUỘN QUẠT B
Cũng sử dụng động tác “guộn cổ tay” nhưng làm triệt để, tận dụng hết độ dẻo
của cổ tay nên quạt hoạt động cả phía ngồi cánh tay. Khi cuộn ra phía ngồi thì
ngón cái và ngón trỏ (cẩm liền ngồi cùng) kết hợp với cổ tay hất mạnh lên để quạt
xoay tròn trên bàn tay ngửa (mặt quạt nằm ngang), ba ngón cịn lại rời khỏi quạt.
Phách nhẹ thì chân lên thẳn, tay hất quạt lên , phách mạnh thì nhún xuống, tay guộn
quạt vào phía người, mặt quạt nằm ngang. Có thể guộn quạt A và B bằng tay trái
chân thế 6 hoặc thế 2 tiến lùi .

10


2. GUỘN VUỐT QUẠT
Chuẩn bị : Chân thế 1, H1, tay phải cầm quạt trúc ở H2 cao ngang trán
Tà:

Chân trái bước xế lên H8, tay phải lật quạt ngửa

1:

Chân phải bước theo nhún thế 6, tay phải kéo vát xuống trước hông
trái, nhài quạt đi trước, thân trên nghiêng bên phải, nhìn theo quạt


Tà 2:

Chân phải bước xế lên H2, thân trên đổi bên. Tay quạt hơi hạ xuống
rồi vừa vuốt chéo lên cao ngang trán ở H2 vừa xoay cho tay sấp lại
như vị trí chuẩn bị, mắt nhìn theo quạt. Tay trái chống nạnh

3. XOAY QUẠT 4 HƯỚNG
Chân làm động tác nhún chuyển trọng lượng 4 hướng hoặc 2 hướng. Tay ngửa
cầm quạt trước ngực, quạt dựng, song song với ngực, hoặc nằm ngang song song với
mặt sàn. Tay trái sấp giớ bên cạnh ngang vai, khung tay tròn, cổ tay dựng
4. ĐỀ THƠ
Chuẩn bị: Tay trái đặt sau lưng, tay phải cầm quạt trước bụng, quạt nằm, cung quạt H7
1,2:

Chân trái rồi chân phải đi thế 2 bước thư sinh (*) lên H1, tay phải hai
lần nhấn quạt (cho quạt chúc vào phía người)

3:

Chân trái bước rộng lên H8 rồi nhún, chân phải nhấc gót, tay phải
vuốt quạt lên H8

4:

Chuyển trọng tâm về chân phải, chân phải thẳng gối, chân trái đặt gót,
người H8, quay quạt hạ xuống và xoay lại như lúc đầu, mặt quạt vát
hướng vào người, tay trái đưa ra đỡ cung quạt, thân trên hơi ngửa,
nhìn quạt (đọc thơ)

11



(*) Bước thư sinh: Chân bước đặt gót, kết hợp với vai cùng bên đẩy về phía trước và
nhích gót chân trụ, thân trên hơi ngửa và nghiêng về bên chân tạo vẻ khoan thai,
chững chạc
Bài 2. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC TÀY (PHẦN 2)
Mục tiêu
Về kiến thức: Học sinh hiểu được quy cách, trình tự thực hiện luật động của các động
tác cơ bản Dân tộc Tày 1. Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn
bị tốt cho các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ
mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản.
Về kỹ năng: Học sinh kết hợp tồn thân một cách hài hịa với các luật động dân tộc
Dân tộc Tày
Nội dung chính
A. PHẦN QUẠT
1. XOẸT QUẠT A, B
1.1. XOẸT QUẠT A
Chuẩn bị: Chân đứng thế 1. Tay phải cầm quạt đóng. Ngón tay cái và ngón tay trỏ
cầm vào một nam quạt cái ngồi cùng đã mở sẵn. Cả 2 tay buông xuôi tự nhiên bên
cạnh đùi. Động tác này hoàn thành trong 2 nhịp 2/4.
Phần chân: Làm giống động tác dập gót cơ bản.
1:

Nhảy dập gót 1 cái 2 tay đưa lên để bên cạnh sườn phải, khuỷu tay co,
quạt đóng nằm ngang. Đầu quạt H2, người xoay H2. Vai phải hơi thấp.
Đầu ngả theo vai phải, mặt nhìn H1 (hai tay như dấu một vật gì bên
sườn). Tay trái để trên nan quạt cảm giác như gập nan quạt vào

2:


Chân nhảy dập gót lần hai. Tay phải cậm quạt đưa hơi vòng rà phía
trước (H1). Xoẹt quạt mở ra, quạt hơi vát dốc vào phía trong người.
Cung quạt H7. Khung tay trịn. Đầu nghiêng sang vai trái, mắt nhìn vào
quạt, người hơi xoay H8. Tay trái lỏng tự nhiên, từ cạnh sườn phải vung
12


trịn xi ra H6 cao 45°
Chú ý: Khi làm động tác, ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay phải ln ln cầm chặt
một nan quạt ngồi và khi đóng quạt bên sườn phải nan quạt ấy vẫn ln mở tách ra
để chuẩn bị cho lúc xoẹt quạt
1.2. XOẸT QUẠT B
Chuẩn bị: Giống chuẩn bị của động tác xoẹt quạt A. Động tác này hoàn thành trong 2
Nhịp 2/4
1:

Chân nhảy dập gót cơ bản. Hai tay đưa về phía trước và nâng dần lên
vai phải. Lòng bàn tay H1. Tay phải vác quạt trên vai, tay trái đặt phía
trên nan quạt như gập quạt (hai tay để cao hơn vai một chút tạn độ dốc
của quat xuống vai). Khuỷu tay nâng, bàn tay dựng, ngón tay khum tự
nhiên. Người hơi mở H 2. Mặt nhìn H1 cao. Người trên và đầu ngả ra
sau, vai trái cao hơn vai phải

2:

Chân nhảy dập gót. Đồng thời tay phải hơi nâng lên rồi đưa ra phía
trước (H1) cao vai và xoẹt quạt ra, cánh tay thẳng, cung quạt chúc
xuống đất, nan quạt thẳng theo cánh tay. Đầu và người nghiêng theo
cánh tay phải. Người H8, mặt H7. Tay trái từ trên vai phải buông xuống
và đưa ra H5 xuôi theo vai 45o. Tay lỏng tự nhiên. Làm lại từ đầu


Chú ý: Khi làm lần thứ 2 trở đi, tay phải trước khi đưa ra để xoẹt quạt hoặc trước khi
kéo về đóng quạt đều phải nâng lên một chút lấy đà tạo nên đường cầu vồng nhẹ. Tay
trái từ dưới xế H6 khi đưa lên vai phải có nhiệm vụ đóng quạt vào
2. BẬT QUẠT
Chuẩn bị: Chân đứng thế 1, tay phải cầm quạt mở, đưa lên cạnh má bên phải. Dựng
bàn tay; khuỷu tay gấp. Đầu quạt H1, người H1. Mặt nhìn vào quạt, đầu nghiêng sang
bên trái. Động tác này hoàn thành trong 2 nhịp 2/4
Phần chân: Làm động tác dập gót cơ bản
Phần tay:
1:

Dùng cạnh phía ngồi ngón út của bàn tay phải bật quạt ra H2

Tà:

Tay phải lại bật quạt từ H2 trả về H8. Sau đó bật quạt nhẹ đầu quạt ra
H1 đồng thời nẩy tay quạt lên cao ngang đầu (lòng bàn tay H7). Tay
trái bật hơi xa người H6 khoảng 45o

2 tà:

Kéo quạt xuống cạnh sườn, bàn tay dựng, khuỷu tay co H4. Đầu
nghiêng về bên vai phải, thân trên hơi ngả ra sau, vai trái cao hơn vai
phải, người xoay H 2, mặt nhìn H1. Tay trái từ H6 nẩy đưa vòng về áp
vào cạnh sườn phải phía dưới tay quạt. Khung tay trịn, lỏng, bàn tay
khum tự nhiển, lòng bàn tay hướng vào người

Chú ý: Tay bật quạt phải có sức: Sắc, gọn


13


3. VỜN QUẠT
Chuẩn bị: Chân đứng thế 1, tay phải cầm quạt mở. Hai tay buông xuôi tự nhiên bên
cạnh đùi. Động tác này hoàn thành trong 4 nhịp 2/4
Tà:

Chân trái nhảy nhẹ một bước về phía trước (H1). Tay phải đưa vòng
ra sau H4 rồi vòng lên thế 3

1:

Chân trái làm trụ nhún xuống, chân phải từ đằng sau nhấc lên đưa về
phía trước, thẳng đầu gối đặt gót xuống H1, bàn chân móc. Tay phải
từ thế 3 tiếp tục vuốt quạt xuống phía dưới (H1) và dừng lại ở sát phía
trên bàn chân phải. Bàn tay cầm quạt hơi dựng. Người nghiêng gập
xuống. Vai phải và tay phải thẳng với chân phải. Ngực và mặt H7.
Trong lúc đó tay trái đưa thẳng ra sau (H5) cao hơn vai. Hai tay tạo
thành đường chéo

Tà 2:

Người trả về thẳng. Chân đi xệt một bước. Tay cầm quạt đưa lên để
dựng bên má phải, đầu quạt H8 bật quạt (như động tác bật quạt). Đầu
quạt mở ra H3. Đầu nghiêng sang vai trái. Người và mặt H2. Tay trái
từ H5, tay lỏng đưa về phía trước bụng. Khuỷu tay cong tự nhiên.

Tà 3:


Chân đi xệt bước nữa. Tay phải cầm quạt đưa ngang qua mặt về má
bên trái. Lật bàn tay để đầu quạt H8. Lòng bàn tay H2. Đầu và người
nghiêng về bên phải, người và mặt H8. Tay trái từ trước bụng nẩy ra
đưa vòng xuống H6 đung đưa theo người, tay xuôi 45o

4:

Chân đi xệt một bước nữa. Tay phải cầm quạt dựng đưa qua mặt sang
bên má phải, bật quạt ra (đầu quạt H3). Tay trái đưa vòng về trước
bụng (giống nhịp 2)

Chú ý: Bật quạt phải sắc, gọn. Tay trái hoàn toàn lỏng tự nhiên, đung đưa theo đà
xoay của người trên
4. CHẦU LIẾP
Chuẩn bị: Chân đứng thế 1, người và mặt H1. Hai tay cầm quạt dựng ở thế 2 (quạt
mở), đầu quạt H 2 và H 8. Động tác này hoàn thành trong 1 nhịp 2/4
Tà:

Chân nhảy dập gót cơ bản. Hai tay cầm quạt dựng giữ nguyên như khi
chuẩn bị. Hơi đưa cả hai khung tay ra bên cạnh. Hai bàn tay cầm quạt
cũng mở ra, đầu quạt ngoài H3 và H7

1:

Đánh hai khuỷu tay về trước một chút theo đường vát nhẹ võng lên,
bật quạt nhẹ theo đà khuỷu tay, về như vị trí tay ban đầu

Chú ý: - Khi làm động tác này người trên hơi cứng và ngả ra sau. Đầu lắc biểu lộ trạng
thái vui vẻ, phấn khởi và hồn nhiên
- Động tác này có thể làm tay khơng, một quạt hoặc hai quạt


14


B. PHẦN ĐÀN TÍNH
1. ĐU ĐÀN
Chuẩn bị: Chân đứng thẳng thế 3 rộng, chân phải làm trụ. Hai tay cầm đàn chéo theo
người. Cần đàn cao bằng đầu (H8), bầu đàn bên hông phải (H4). Đầu nghiêng sang vai
trái, người xoay H2, mặt H2. Động tác này hoàn thành trong 1 nhịp 2/4
Tà:

Hai chân cùng kiễng, dướn người lên phía H8, dồn trọng tâm lên
chân trái. Đồng thời giữ nguyên dáng cầm đàn lúc chuẩn bị rồi đưa
dàn chéo lên H8 cần đàn cao hơn đầu. Đầu vẫn nghiêng theo tay cầm
đàn, mắt nhìn H8 cao

1:

Hai chân nhún mềm xuống, dồn trọng tâm vào chân sau. Đầu và
người vẫn giữ nguyên. Hai tay kéo đàn xuống dưới sườn phải, bầu
đàn H4, mắt nhìn xi H4.

2. DÂNG ĐÀN
Chuẩn bị: Chân đứng thế 1 hẹp, người thẳng, mặt H1. Tay cầm đàn, đàn nằm ngang
cao hơn đầu, xế trước trán. Mặt đàn ngửa lên trên. Động tác này hoàn thành trong 1
nhịp 2/4
Tà:

Người và đàn để yên như khi chuẩn bị. Hai chân kiễng gót, đầu gối
thẳng


1:

Hai tay cầm đàn giữ yên tại chỗ (H1). Chân phải vừa hạ gót vừa
xoay mũi chân sang H3, đầu gối thẳng. Chân trái thế 6 kiễng gót.
Người và mặt H2, đầu hơi cúi nhìn xi xuống H2

Chú ý: Làm động tác này chậm rãi, thể hiện sự cung kính.
3. CHÀO ĐÀN
Phần chân: Đứng thế 1 rộng và tấn (trung bình tấn)
Phần thân trên: nghiêng người sang bên phải cầm đàn
Hoàn thành động tác trong 1/2 nhịp 2/4
Tà:

Đưa đàn từ trước người chéo lên cao. Mắt nhìn theo đàn. Chân thẳng
lên theo đà đưa đàn

1:

Kéo đàn từ trên cao về vị trí ban đầu

4. BÁI THÁNH
Chuẩn bị: Chân đứng thế 1, người và mặt H1. Hai tay cầm đàn dọc trước người.
Khung tay trái (trên) nâng nhẹ. Khung tay phải (dưới) tròn, inặt đàn H1. Động tác này
hoàn thành trong 1 nhịp 2/4.
Tà:

Hai chân nhún nhẹ lấy đà. Chân phải kiễng gót đồng thời chán trái
co lên bàn chân tự nhiên, để sát bắp chân trụ, đầu gối H1


1:

Khi chân phải nhún xuống, đặt chân trái xuống thế 2, trọng tâm ở
chân trái, chân sau nhấc gót lên, người thẳng H1, mặt H1. (Tiếp tục
15


làm đổi chân)
Chú ý: - Động tác này làm đổi chân liên tục.
- Khi kiễng chân trụ lên, hai tay cầm đàn cũng hơi lên xuống nhịp nhàng theo
chân. Động tác này có thể phát triển phần chân thành những bước nhảy chân sáo (khi
5. ĐÀN BƯỚM
Hoàn thành động tác trong 1 nhịp 2/4
1 tà 2:

Đi 3 bước sang H3 bắt đầu bằng chân phải. Kết thúc động tác chân
trái kí sau chân phải trên cơ sở chân thế 5. Người H1 nghiêng bên
phải chấm cần đàn xuống mặt sàn gần với chân trái

6. ĐÀN THEN
Chuẩn bị: Người H1, chân đứng thế 3 rộng. Chân phải làm trụ, chân trái cách chân trụ
một bàn chân. Tay cầm đàn chéo trước ngực. Tay trái cẩm cần đàn (H8). Tay phải
cầm bẩu đàn (H4). Mu bàn tay phải H2. Cổ tay và khuỷu tay cong tự nhiên như đang
gẩy đàn. Đầu nghiêng theo tay trái, người và mặt H2. Động tác này hoàn thành trong 4
nhịp 2/4
Phần chân: Làm giống phần chân của động tác hất nẩy
Phần tay: Hai tay kéo đàn xuống cạnh dưới sườn phải. Cần đàn chúc xuống dất (vẫn
ở H8 thấp), bầu đàn H4. Đầu và người nghiêng gập về bên trái theo tay cầm cần đàn,
vai trái thấp, mặt nhìn xi H3
1:


Hai tay hất đưa đàn lên H8. Cần đàn cao hơn đầu, đồng thời người
thẳng lên, mặt nhìn H8 cao

Tà:

Hai tay cầm đàn kéo về để ngang ngực, khuỷu tay gấp, đàn nằm
ngang trước ngực

2:

Hai tay cầm đàn đưa nẩy nhẹ lên một chút lấy đà

Tà:

Vắt chéo tay đưa đàn xuống cạnh sườn trái. Tay trái ở trên cầm cần
đàn đưa vịng lên phía trước rồi ấn chúc cần đàn qua H2 rồi quặt
xuống H6 (tay phải ở dưới nách trái), người vặn, ngực H8, đầu
nghiêng theo vai phải (H2), mặt nhìn H6

3 tà:

Tay phải cầm bầu đàn chủ động hất chéo lên H2 rồi hai tay cầm đàn
nằm ngang phía trên ngực hạ xuống ngang ngực thì dừng lại (vị trí
cũ trước khi vắt chéo tay). Người thẳng, mặt H1

4:

Hai tay cầm đàn ở ngang ngực đưa nẩy lên cao một chút


Tà:

Lại kéo tay xuống cạnh dưới sườn phải (giống nhip tà đầu tiên). Tiếp
tục làm lại từ đầu.

Chú ý: Làm động tác này khi nhún xuống có cảm giác hơi bị hẫng và khi đứng lên thì
hơi nhanh và dứt khốt

16


chân trên đặt xuống không phải đặt ở thế 2 nữa mà đặt xuống cạnh ngoài của chân trụ
tạo thành thế 5)
-Tính chất của động tác này: Cung, kính.

Bài 3. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC THÁI (PHẦN 1)
Mục tiêu
Về kiến thức: Học sinh hiểu được quy cách, trình tự thực hiện luật động của các động
tác cơ bản Dân tộc Thái . Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị
tốt cho các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm
dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản.
Về kỹ năng: Học sinh kết hợp tồn thân một cách hài hịa với các luật động dân tộc
Dân tộc Thái
Nội dung chính

17


A. PHẦN ĐÀN TÍNH
1. PHONG THỔ A, B

1.1. PHONG THỔ A (đếm theo phách)
1:

Chân trái bước lên cách gần một bàn chân

Tà:

Chân phải bước theo đặt qua thế 6

2:

Chân trái bước tiếp (như bước đúp) sau đó đổi chân phải làm như trên.
Quá trình làm thân trên tự nhiên, hai cánh tay xuôi

Chú ý: Bước tà như bước đệm để chân kia bước (không chuyển trọng tâm).
Yêu cầu: Động tác lướt êm, khơng bị nhảy hoặc giật cục. Hồn thành động tác 1 nhịp
2/4 với tiết tấu nhanh có thể bước vào phách nhẹ hoặc phách mạnh tùy theo bài nhạc
1.2. PHONG THỔ B
1:

Chân trái bước lên thế 2

Tà:

Chân phải bước theo đặt ở thế 4, đồng thời chân trái kiễng xốy mở gót,
xong ngón chân hơi rời đất

2:

Chân trái đặt xuống rồi chân phải bước tiếp làm đổi bên như trên. Làm

chân nào thân người hơi xoay theo hướng đó

u cầu: Xoay đẩy gót rõ song khơng giật cục. Hồn thành động tác 1 nhịp 2/4 chậm
hoặc vừa. Có thể bước vào phách mạnh hoặc phách nhẹ thùy theo bài nhạc
2. NHÚN MƯỜNG LAY A, B
2.1. NHÚN MƯỜNG LAY A
Chuẩn bị: Chân đứng thế 3 phải, hai tay xuôi
Tà:

Nhún xuống.

1:

Nhún lên đồng thời chân trái sệt vòng sang trái (mũi chân về H1) vai
trái nghiêng lượn theo chân

Tà:

Trọng tâm chuyển dần sang chân trái và nhún xuống, vai trái chuyển
H8.

2:

Chân trái nhún lên đồng thời chân phải từ từ kéo về sau, gót chân trái
(thế 3 trái).

Tà:

Nguyên tư thế đó nhún xuống để làm đổi bên. Q trình làm mặt nhìn
H1, hai tay ln nẩy ra vào phách mạnh (giống động tác nhún nẩy).


Yêu cầu: Quá trình chuyển chân và kéo về là quá trình kết hợp với nhún. Hoàn thành
động tác 2 nhịp 2/4
2.2. NHÚN MƯỜNG LAY B
Chân giống như chân nhún cơ bản tay cầm đàn như trên

18


1 tà 2 tà:

Chân nhún Mường Lay A sang phải ( H3 )

Vào 1 tà:

Tay phải dùng cổ tay lượn bầu đàn lên đưa nhẹ ra phía trước, tay
trải cầm cần đàn, khung tay tròn

2 tà:

Tay phải kéo bầu đàn về bên trái, tay trái đưa cần đàn lên chéo
H6

3 tà 4 tà:

Chân nhún Mường Lay sang trái (H7), tay phải vịng bầu đàn lên
nảy ra phía trước (như tà 1)

4 tà:


Tay phải lượn bầu đàn và kéo về phía bụng phải, tay trái đưa cần
đàn lên H8 về thế cấm đàn ban đầu, dáng người và đấu giống
nhún Mường Lay cơ bản

Bài 4. CÁC ĐỘNG CƠ BẢN DÂN TỘC H’MÔNG (PHẦN 2)
Mục tiêu
Về kiến thức: Học sinh hiểu được quy cách, trình tự thực hiện luật động của các động
tác cơ bản Dân tộc H’Mông. Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm

19


chuẩn bị tốt cho các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn
độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản.
Về kỹ năng: Học sinh kết hợp tồn thân một cách hài hịa với các luật động dân tộc
Dân tộc H’Mơng
Nội dung chính
A. PHẦN KHÈN
1. DỆT VẢI
1:

Chân trái nhảy tại chỗ rồi nhún, chân phải đưa sang bên cạnh, đặt mé
trong bàn chân trên sàn, gối thẳng và khơng mở, thân trên nghiêng
bên phải, nhìn xuôi theo chân phải, khèn ở bên trái.

2:

Đổi bên.

3:


Như 1

Tà:

Chân phải chấm sàn.

4:

Giữ nguyên thán trên, chân trái nhảy ngang sang phải, tới chỗ chân
trái vừa chấm, nhún chân trái, chân phải vẫn ở bên cạnh.

2. GIẶT QUẦN ÁO
Tà:

Hai chân thế 1 nhảy mạnh lên.

1:

Tiếp sàn, chân trái nhún, chân phải miết sàn đưa ra cạnh (như “Dệt
vải”).

Tà:

Chân trái nhảy lên, chân phải miết sàn rồi đập vào chân trái ở trên
không.

2:

Như 1. Thân trên, tay như “ Dệt vải”.


3. BƯỚC TRƯỜN
Tà:

Đứng thế cơ bản bên trái.

1:

Chân trái nhảy tại chỗ, chân phải hơi co lại, gót hướng 6 (đạp ngược),
tay cầm khèn cũng vòng ra sau theo chân. Chân trái nhún, chân phải
trường lên H2 (mũi chân đi trước), khèn cũng trườn theo.

2:

Chân phải tiếp sàn, chân trái, tay cầm khèn và thân trên chuyển lên
thế cơ bản bên phải.

4. BƯỚC LƯỢN
Tà:

Chân trái nhảy tại chỗ, chân phải và khèn đưa lên cao hơn thế cơ
bản, khèn cao tầm vai, chân cao 900.

1:

Chân phải xoay gối và bàn chân rồi đặt mạnh xuống trước chân trái,
gối chùng, mũi chân hướng 3, cách chân trái 1 bước rộng, gót chân

20



trái nhấc, thân trên nghiêng nhiều về bên phải, 2 tay cầm khèn cũng
lượn theo chân, ống khèn hướng 3.
5. NGOÁY CHÂN
Chuẩn bị: thế cơ bản, chân trái trụ.
1 tà:

Cẳng chân phải ngốy trịn 2 vịng theo chiều kim đồng hồ.

2:

Chân trái nhún, chân phải ngoáy rộng hơn đồng thời thẳng dần, thân
trên nghiêng nhiều sang phải, khèn hơi nâng lên và lượn theo chân
phải.

Tà:

Chân phải bước lên H2, chân trái vẽ vòng về trước và cùng khèn
chuyển lên thành thế cơ bản bên phải.

6. ĐẬP CHÂN ĐI NGANG
Phần chân: Chân phải đặt bên cạnh như “ Dệt vải”, nhảy ngang sang phải, vừa nhảy
vừa đập mé trong 2 bàn chân vào nhau, tiếp sàn bằng chân trái. Làm nhiều lần liền di
chuyển sang ngang.
Phần thân: Thân trên như “Dệt vải”. Tay trái cầm khèn ở thế 3 rộng, tay phải chống
nạnh, đầu và thân trên nghiêng bên trái thành 1 đường chéo từ khèn đến chân, nhìn
hướng nhảy.

Bài 5. CÁC ĐỘNG CƠ BẢN DÂN TỘC KHƠ MÚ
Mục tiêu

Về kiến thức: Học sinh hiểu được quy cách, trình tự thực hiện luật động của các động
tác cơ bản Dân tộc Khơ Mú. Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn
21


bị tốt cho các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ
mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản.
Về kỹ năng: Học sinh kết hợp tồn thân một cách hài hịa với các luật động dân tộc
Dân tộc Khơ Mú
Nội dung chính
1. LÊN CẦU THANG
Phách lấy đà: Chân trái nhún một nửa, trong tâm ở chân trái, chân phải co gối nhấc lên
trước chân trái. Tay trái co khuỷu nâng lên trước ngực, cánh tay sấp, khuỷu tay nâng,
bàn tay cách ngực khoảng 1 gang tay, cổ tay hơi gập. Mặt quay sang H3, nhìn tay phải
1:

Chân trái đẩy lên cho thẳng đầu gối, chân phải đặt xuống thế 2 (nửa
bàn chân trên đặt trước chân), trọng tâm vẫn ở chân trái, thân trên
hơi gập. Hai tay ấn xuống ngang tầm bụng, hai cổ tay hơi dựng lên.
Mặt và hướng nhìn như cũ

2:

Chân trái nhún một nửa, trọng tâm vẫn ở chân trái, chân phải nhấc
gót. Hai tay nâng lên như phách lấy đà. Mặt và hướng nhìn như cũ

3:

Chân phải hạ gót cùng lúc hai chân đẩy lên cho thẳng đầu gối, trọng
tâm ở giữa, thân trên gập xuống khoảng 45°, mông hơi đẩy lên, lưng

hơi võng. Hai tay như phách 1. Mặt và hướng nhìn như cũ.

4:

Chuyển trọng tâm sang chân phải, nhún một nửa, chân trái co gối
nhấc đùi lên trước chân phải. Hai tay sấp, cổ tay không dựng, hạ
xuống đưa qua trước đùi sang H7. Mặt quay sang H7, nhìn tay trái
để chuẩn bị làm đổi bên.

2. NÉM TRANH
Phách lấy đà: Xoay người sang H2, chân phải đưa ra thế 3 ở H2, chân trái ở H1, trọng
tâm ở chân trái. Hai tay đưa lên cao khoảng 45° (so với vai) cách nhau rộng hơn vai,
khuyu tay thắng, bàn tay sấp, cổ tay gập
1:

Hai chân nhún một nửa, trọng tâm vẫn ở chân trái. Hai tay hạ xuống
cho khuỷu tay vng góc và cao ngang vai, hai bàn tay ngửa. Đầu và
người hơi ngửa.

2:

Hai chân lên thẳng rồi nhún một lần nữa. Hai tay cũng hơi nâng lên
rồi hạ xuống như phách 1. Đầu và người cũng hơi ngửa

3:

Hai chân đẩy lên cho thẳng đầu gối, trọng tâm ở giữa. Thân trên gập
xuống khoảng 25°. Hai tay đẩy lên cao như phách lấy đà, cổ tay gập
xuống hơi mạnh, hơi nghiêng sang phải, mặt quay sang H8, nhìn
dưới khuỷu tay trái.


4:

Hai chân nhích gót xoay người về H8 rồi nhún một nửa. Hai tay
buông sấp xuống cạnh đùi, cổ tay thẳng để chuẩn bị làm đổi bên.

22


3. ĐÁNH NÉO
Phách lấy đà: Xoay người sang H2, chân phải đưa ra thế 3 rộng, H2. chân trái H1,
trọng tâm ở chân trái. Hai tay nâng lên thành khung tròn ở trước bụng, tay trái ở trong
cách bụng khoảng 1 gang tay, tay phải ở ngoài cách tay trái khoảng 1 gang. Hai bàn
tay nắm, lòng bản tay quay vào bụng, hai khuỷu tay nâng.
1:

Hai chân nhún một nửa, trọng tâm ở chân trái. Hai tay cuộn đưôi nhau
một vòng ngược chiều kim đồng hồ (tay phải vòng lên, cuộn vào
người, vòng xuống, cuộn ra, tay trái vòng xuống, cuộn ra, vòng lên,
cuộn vào)

2:

Hai chân lên thẳng rồi nhún một lần nữa, trọng tâm ở chân trái. Hai
tay cuộn tiếp nửa vòng nữa.

3:

Hai chân đẩy lên cho thẳng đầu gối, trọng tâm ở giữa. Hai tay cuộn
ngược lại, trả hơi mạnh về vị trí phách lấy đà. Thân trên gập xuống

khoảng 45°, mông hơi đẩy lên, lưng hơi võng xuống. Đầu hơi nghiêng
sang phải, mặt quay sang H8

4:

Hai chân nhích gót xoay người sang H8, nhún một nửa để chuẩn bị
làm đổi bên.

Chú ý: Khi làm đổi bên, hai tay chỉ đổi hướng chứ không đổi tư thế.
4. CHẺ LẠT
Phách lấy đà: Xoay người sang H2, chân trái H1, trọng tâm ở chân trái, chân phải xệt
nhẹ ra H4, đặt trên mé ngón cái, gót nhấc, đầu gối thẳng. Tay trái giơ ở H8 cao
khoảng 45° (so với vai), tay phải giơ ở H4, thấp khoảng 45° (so với vai) hai cánh tay
hợp thành một đường chéo, hai khuỷu tay cong tự nhiên, hai bàn tay ngửa.
1:

Đánh mông sang trái. Hai tay vừa lắc vừa hơi khép cánh tay cho ngửa
lên.

Tà:

Trả mơng về, nhích gót chân trái xoay về H1, chân trái ở H8, trọng
tâm vẫn ở chân trái, chân phải xệt nhẹ lên H3. Hai cánh tay vừa xoay
vừa hơi nâng khuỷu cho tay sấp xuống

2:

Như phách 1

Tà:


Trả mơng về, nhích gót chân trái xoay người về H8, chân trái ở H7,
trọng tâm ở chân trái. Chân phải xệt nhẹ lên H2. Hai cánh tay làm như
phách “tà" trên

3:

Như phách 1

4:

Trả mông về. Chân phải hơi miết sàn vào đặt ở H1 trước chân trái,
chuyển trọng tâm sang chân phải. Hai tay ngửa, cạnh tay phía trong đi
trước, kéo khép vào bắt chéo trước bụng, tay phải ở trên, khuỷu tay
vẫn cong tự nhiên, người vẫn ở H8

23


Tà:

Chân trái xệt nhẹ về H6, gót nhấc. Tay phải ở H2, tay trái ở H6 để
chuẩn bị lạm đổi bên

Chú ý: Ở phách 4 cần có sự kết hợp giữa chân và tay, hai tay kéo khép phải có sức
cùng một lúc với chân động miết vào.
5. NỆN ĐẤT
Phách lấy đà: Hai chân nhảy lên, chân phải hơi đưa ra trước (sẽ tiếp đất ở thế 2), hai
đầu gối hơi cong. Tay trái co khuỷu đưa lên trước bụng và lệch sang phải (bàn tay trái
ở trước bụng phải), ngón tay ở H3, khuỷu tay nâng, bàn tay sấp, cách bụng khoảng

10cm. Tay phải giơ lên ở H3 cao ngang tay trái, bàn tay sấp, khuỷu tay hơi cong. Mặt
quay sang H3, nhìn tay phải
1:

Hai chân tiếp đất ở thế 2, chân phải ở đằng trước, trọng tâm ở chân
trái, hai chân cùng nhún một nửa. Hai tay lắc mạnh cánh tay dưới cho
bàn tay ngửa lên

2, 3:

Vẫn giữ tư thế trên, nhảy tiếp hai lần nữa, vẫn nhảy tại chỗ. Hai cánh
tay cũng lắc tiếp hai lần

4:

Chuyển trọng tâm sang chân phải, nhún mội nửa, chân trái co gối nhấc
lên trước chân phải. Tay xoay sấp và hạ xuống đưa qua trước đùi sang
H7, mặt quay sang H7, nhìn tay trái để chuẩn bị làm đổi bên.

Chú ý: Hai chân tiếp đất bằng cả hai bàn chân và hơi mạnh, phát ra tiếng rầm rập trên
sàn. Cánh tay lắc mạnh hơn động tác “Đo đất A".
6. ĐO ĐẤT A, B
6.1. ĐO ĐẤT A
Phách lấy đà: Hai chân nhảy lên hướng 2 (H2). Tay phải đưa lên H2, tay trái đưa lên
H6, hai bàn tay sấp
1:

Hai chân tiếp đất ở thế 3 rộng, chân trái cách vị trí cũ khoảng một bàn,
chân phải nhún một nửa, trọng tâm ở chân phải, đầu gối chân trái cong
tự nhiên. Ngực và mặt H8, đầu và thân trên nghiêng sang H2 khoảng

25º. Lúc này tay phải đã cao hơn vai, tay trái thấp hơn vai, hai tay hợp
thành một đường chéo nhưng khuỷu tay cong tự nhiên, hai cánh tay
lắc cho bàn tay ngửa lên.

2, 3:

Vẫn giữ tư thế trên, nhảy tiếp hai lần nữa lên H2, mỗi lần tiến khoảng
một bàn chân. Hai cánh tay cũng lắc tiếp hai lần.

4:

Xoay bên phải, chân trái bước lên H2 (sẽ đặt ở thế 3 rộng, khi đặt
xong thì người xoay được 180º). Hai tay'hạ xuống gần chạm đùi rổi
đưa lên chuẩn bị làm đổi bên.

6.2. ĐO ĐẤT B
Phách lấy đà: Hai chân nhảy lên H2. Hai bàn tay nắm, tay phải sấp đưa lên H2, tay trái
đưa lên H6, mu bàn tay trái H8
24


1:

Hai chân tiếp đất ở thế 3 rộng, chân trái cách vị trí cũ khoảng một
bàn chân, chân phải nhún một nửa, trọng tâm ở chân phải, chân trái
đầu gối và nhấc gót. Thân trên cúi khoảng 25°, ngực và mặt H1

2,3:

Vẫn giữ tư thế trên, nhảy tiếp hai lần lên H2. Trong quá trình ba

phách 1, 2, 3, tay phải sấp đưa dần lên H2 đến cao hơn vai, tay trái
đưa dần lên H6 thấp hơn vai, mu bàn tay trái H8, hai cánh tay hợp
thành một đường chéo nhưng khuỷu tay cong tự nhiên. Đầu ngẩng
dần lên theo tay phải, thân trên xoay dần sang H8 (nên vai lượn theo)

4:

Xoay bên phải, chân trái bước lên H2 (sẽ đặt ở thể 3 rộng, khi đặt
xong thì thân dưới xoay được 180o). Tay phải đưa tiếp lên trên dầu,
tay trái dưa theo chân trái về H2, mu tay đi trước, chuẩn bị làm đổi
bên. Từ lần thứ hai trở đi, mỗi lần làm hai cánh tay quay tiếp một
nửa vòng tròn theo, chiều kim đồng hồ (vòng tròn dựng vng góc
với mặt đất), mu tay ln đi trước, tay và chân cùng một bên.

7. CƯỜI
Phách lấy đà: Nhảy ngang sang H3.
1:

Hai chân tiếp đất, chân trái cách vị trí cũ khoảng hai bàn chân, chân
phải cách chân trái khoảng hai bàn chân, nhún một nửa, trọng tâm ở
giữa. Thân trên cúi xuống khoảng 45o. Hai tay chống nạnh hoặc
chống “hổ khẩu"' trên đùi, sát đầu gối, hai lòng bàn tay quay ra hai
bên, khuỷu tay khuỳnh ra ngang

2:

Vẫn tư thế trên nhảy tiếp sang H3 một lần nữa

3:


Nhảy quay 180° theo chiều bên trái, vẫn di động sang H3, rồi nhún
một nửa, hai chân vẫn cách nhau khoảng hai bàn chân, trọng tâm
vẫn ở giữa. Hai tay đưa lên cao trên đầu hình thành chữ V; hai bàn
tay quay vào nhau. Miệng hô “Ha"

4:

Nhảy quay 180°, vẫn theo chiều bên trái và vẫn di động sang H3,
chuẩn bị làm tiếp. Tình cảm của động tác: Vui vẻ, sơi nổi, mừng
thành quả lao động.

25


×