Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận tâm lý báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.62 KB, 25 trang )

Mục lục
1, Lời mở đầu

3

2, Nội dung

3

2.1, Nghiên cứu lứa tuổi từ 15 – 18

3

2.1.1, Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lứa tuổi thanh niên 4
2.1.2, Hoạt động học tập và phát triển trí tuệ

6

2.2, Xây dựng sản phẩm báo chí “Thanh niên Việt Nam”

15

2.2.1, Trang bìa

15

2.2.2, Nội dung các chuyên mục

16

2.2.3, Tổ chức sự kiện



25

3, Kết luận

25


1, Lời mở đầu
Đã là một sản phẩm báo chí thì tiêu chí đầu tiên là phải đáp ứng được nhu
cầu của cơng chúng. u cầu này càng địi hỏi cao hơn trong thời đại kinh tế thị
trường. Hiện nay, tịa soạn báo cũng là một doanh nghiệp. Vì thế, sản phẩm của tịa
soạn muốn bán được thì phải đánh trúng và tâm lý của người tiêu dùng (tức công
chúng). Ở sạp báo với rất nhiều tờ báo, cuốn tạp chí đầy màu sắc, sản phẩm của
chúng ta làm sao phải thu hút nhất, khiến cho công chúng nhắc chúng lên.
Tiền đề thành cơng của một sản phẩm báo chí chính là sự nghiên cứu tâm lý
của nhóm cơng chúng mục tiêu mà sản phẩm báo chí đó hướng tới. Để từ đó,
chúng ta có những định hướng từ hình thức đến nội dung sản phẩm.
Là một sinh viên của khoa Báo chí , Học viện Báo chí và Tuyên truyền và là
mộ thanh niên nên tôi mong muốn xây được một sản phẩm báo chí hấp dẫn dành
cho lứa tuổi của mình. Sản phẩm đó có tên là “Thanh niên Việt Nam”. Đây là một
tạp chí ra hằng tuần dành cho lứa tuổi thanh niên từ 15 đến 18 tuổi. Nó sẽ đáp ứng
được những nhu cầu của thanh niên nơng thơn lẫn thành thị. Ở tạp chí này sẽ
hướng tới những điều thanh niên thích, muốn và cần.
2, Nội dung
2.1, Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi 15 đến 18
Học sinh trung học phổ thơng (THPT) cịn gọi là tuổi thanh niên, là giai
đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn.Tuổi
thanh niên là thời kỳ từ 15 - 25 tuổi, được chia làm 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ từ 15 - 18 tuổi: gọi là tuổi đầu tuổi thanh niên.

+ Thời kỳ từ 18 - 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh
viên).


Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện
tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: giới hạn về sinh lý và giới hạn về tâm lý. Đây là
vấn đề khó khăn và phức tạp vì khơng phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của
sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã
hội.
2.1.1, Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lứa tuổi thanh niên
a, Sự phát triển về thể chất
Tuổi học sinh trung học phổ thông là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ
thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hài hòa, cân
đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự
phát triển của các em còn kém so với người lớn. Ở thời kỳ lứa tuổi này quá trình
phát triển thể chất đã hoàn thành về căn bản, các cơ quan, các bộ phận của cơ thể
cũng như các chức năng của nó dần dần trở nên cân đối hồn thiện.
b, Điều kiện sống và hoạt động
Vị trí trong gia đình:
Trong gia đình các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ
bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Các em
cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Các em
bắt đầu quan tâm chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế chính trị
của gia đình (như việc chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước, sẵn sàng đấu
tranh chống lại tư tưởng sai trái). Có thể nói rằng cuộc sống của nhiều thanh niên
mới lớn là cuộc sống vừa học tập vừa lao động.
Vị trí trong nhà trường:
Ở nhà trường học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức



tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Địi hỏi các em tự giác tích cực độc lập
hơn, các em phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo trong học tập. Ở
lứa tuổi này môi trường hoạt động chính là nhà trường, nhà trường có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, bởi vì nội dung học tập khơng chỉ nhằm trang bị tri thức và hồn
chỉnh tri thức, mà nó cịn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan
cho các em. Khoảng 14 - 15 tuổi các em đủ tuổi gia nhập Đồn Thanh niên Cộng
sản trong nhà trường, đó là một tổ chức chính trị đóng vai trị tích cực đối với việc
hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Địi hỏi các em phải tích cực độc
lập, sáng tạo phải có tính ngun tắc, tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự phê
bình.
Vị trí ngồi xã hội:
Hoạt động xã hội của thiếu niên thường mang tính chất nội bộ nhà trường. Đối với
tuổi đầu thanh niên lại khác, hoạt động của các em đã vượt ra khỏi phạm vi nhà
trường, ảnh hưởng của xã hội đến các em rất mạnh. Xã hội đã giao cho các em
quyền cơng dân, quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn như
quyền đến 18 tuổi được bầu cử, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động...Tất cả
các em có suy nghĩ về việc chọn nghề... Khi tham gia vào hoạt xã hội các em được
tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, các em
có dịp hịa nhập vào cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy
vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.
Tóm lại: Tuổi đầu thanh niên có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn,
nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn. Cả người lớn và các
em nhận thấy vai trò mà thanh niên mới lớn thực hiện khác về chất so với vai trò
của người lớn. Đại đa số vẫn còn là học sinh, các em vẫn đến trường học tập dưới
sự lãnh đạo của người lớn, vẫn phụ thuộc cha mẹ về vật chất. Thái độ đối xử của
người lớn đối với các em thường thể hiện tính chất chất hai mặt đó là: Một mặt


người lớn luôn nhắc nhở các em rằng các em đã lớn và địi hỏi các em phải có tính
độc lập, phải có ý thức trách nhiệm và có thái độ hợp lý. Nhưng mặt khác lại đòi

hỏi các em phải thích ứng với những yêu cầu của người lớn ...
2.1.2, Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
a, Đặc điểm hoạt động học tập:
Hoạt động học tập vẫn là một hoạt động chủ đạo đối với học sinh trung học phổ
thơng, nhưng tính chất và nội dung của nó đã khác nhiều so với hoạt động học tập
của thiếu niên. Sự khác biệt cơ bản là ở chỗ, hoạt động học tập của học sinh trung
học phổthông là đề ra những yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập
trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội được sâu sắc các môn học, các em cần phải có
một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao. Những khó khăn,
trở ngại mà các em thường cảm nghiệm trong quá trình học tập trước hết được gắn
với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới đó, chứ không phải với sự
không muốn học như nhiều người nghĩ. Do nội dung và tính chất hoạt động học tập
có sự thay đổi căn bản địi hỏi các em phải có tính năng động, tính độc lập ở mức
cao hơn so với tuổi thiếu niên. Ý thức thái độ đối với học tập ngày càng phát triển
cao, các em đã có thái độ lựa chọn đối với các mơn học. Hứng thú học tập của
thanh niên mới lớn gắn liền với khuynh hướng nghền ghiệp, nên hứng thú mang
tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Học
sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát: các em ý thức được rằng
các em đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối với
việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập bắt đầu mang ý nghĩa
sống còn trực tiếp, vì các em đã ý thức được một cách rõ ràng rằng: cái vốn những
tri thức, kĩ năng và kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành
trong nhà trường phổ thơng là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc


sống lao động của xã hội. Điều này đã làm cho học sinh trung học phổ thông bắt
đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm của cái tương lai của mình. Các
em đã bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường
hợp có thái độ như nhau đối với các mơn học. Nếu ở thiếu niên chất lượng, trình độ

giảng dạy và nhân cách của giáo viên hầu như quyết định hoàn toàn thái độ lựa
chọn của các em đối với từng mơn học, thì ở học sinh trung học phổthơng lại là
những hứng thú, những khuynh hướng có liên quan với xu hướng nghề nghiệp của
các em. Chính vì vậy, đơi khi chúng ta thấy có hiện tượng đáng buồn là: học sinh
chỉ“chúi đầu” vào những mơn học có quan hệ với nghề nghiệp tương lai, cịn thì
dửng dưng, lơ là với các mơn học cịn lại. Một số em chỉ tích cực học một số mơn
các em cho là quan trọng và có liên quan đến việc lựa chọn ngành nghề sau này
của mình, cịn các mơn khác chỉ cần đạt điểm trung bình. Có một số em cịn cho
rằng mình khó có thể vào được đại học cho nên chỉ cần học đạt yêu cầu là đủ...
Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở
nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn
định, đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một lĩnh vực hoạt
động nào đó. 25 điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các
tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự
phát triển năng lực của các em. Nhà trường cần có những hình thức tổ chức đặc
biệt đối với hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông, nhất là học sinh
cuối cấp, để tạo ra sự thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động
trí óc của các em.
b,Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển
các năng lực trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh
phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Ở học sinh


trung học phổthơng tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận
thức. Cảm giác và tri giác ở các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Các chỉ số
của khả năng cảm giác và tri giác ở các em phát triển rõ rệt: ngưỡng tuyệt đối của
cảm giác, ngưỡng sai biệt phát triển cao. Điều này làm cho năng lực cảm thụ âm
nhạc và hội hoạ của các em được nâng cao. Khả năng tri giác không gian và thời
gian đã tốt hơn, các em đã ít mắc những sai lầm trong việc tri giác không gian và

thời gian hơn các em học sinh trung học cơ sở. Tri giác đã có chủ định, quan sát có
tính mục đích cao, có hệ thống và mang tính tồn diện hơn. Q trình quan sát
khơng tách rời khỏi tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân
cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát của các em thường phân
tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát đối tượng
vẫn cịn mang tính đại khái phiến diện đưa ra kết luận vội vàng khơng có cơ sở
thực tế. Trí nhớ của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có
chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Ghi nhớ có ý nghĩa đã tăng lên
một cách rõ rệt và ngày càng chiếm ưu thế. Tính có chọn lọc của ghi nhớ khá rõ
ràng.
Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính
hồi nghi khoa học. Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn
hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng
thích những vấn đề có tính chất triết lý vì thế các em rất thích nghe và thích ghi
chép những câu triết lý. Tính phê phán của tư duy cũng phát triển mạnh. Nhìn
chung tư duy của học sinh trung học phổ thông phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ
linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề
một cách rất nhanh.
Tóm lại: Hoạt động nhận thức của tuổi học sinh trung học phổ thông đã phát triển
ở mức độ cao, các em đã có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu


sắc hơn. Ở một số em khả năng nhận thức đã đạt tới đỉnh cao, hoạt động nhận thức
của các em sẽ tiếp tục được hồn thiện trong q trình học tập và rèn luyện của cá
nhân.
2.1.3, Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của lứa tuổi thanh niên
a, Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức của học sinh trung học phổ thông được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu
và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của
xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống...Điều đó khiến cho các em quan

tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Sự
tự ý thức của thanh niên được xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động. Do
địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc
thanh niên mới lớn phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình, tự đánh
giá khả năng của mình (các em ghi nhật ký hay so sánh mình với nhân vật mà các
em coi là tấm gương...) Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không
chỉ nhận thức về cái tơi hiện tại của mình, mà các em cịn nhận thức về vị trí của
mình trong xã hội tương lai. Phạm vi của tự ý thức cũng được mở rộng, các phẩm
chất bên trong đã được các em chú trọng hơn các phẩm chất bên ngồi. Thanh niên
khơng chỉ đánh giá những cử chỉ hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, mà
biết đánh giá nhân cách của mình nói chung trong tồn bộ những thuộc tính nhân
cách. Các em ý thức rõ ràng về cá tính của mình, về những khác biệt của mình so
với người khác. Các em cịn có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện
mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách như: tinh thần trách nhiệm, lòng tự
trọng...Thanh niên mới lớn khơng chỉ có nhu cầu đánh giá, mà cịn có khả năng
đánh giá sâu sắc hơn và tốt hơn thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu
của chính mình và của người khác. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá
bản thân mình một cách độc lập. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng ở các


em cũng có thể có sai lầm trong sự tự đánh giá. Do sự phát triển về thể chất và sự
tự ý thức phát triển nên ý thức làm người lớn ở thanh niên có sự thay đổi đặc biệt
và mang tính độc đáo riêng. Ý thức làm người lớn được thể hiện ở nhu cầu tự
khẳng định mình. Các em có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi
người một cách độc đáo, các em tìm mọi cách để cho người khác phải quan tâm
chú ý đến mình hoặc làm một điều gì đó để mình nổi bật trong nhóm đơi khi mang
tính chất phơ trương hình thức. Nhu cầu tự giáo dục thanh niên đang được phát
triển mạnh. Các em không chỉ hướng vào việc khắc phục một thiếu sót trong hành
vi hay phát huy những mặt tốt nào đó, mà các em đã chú ý hướng vào việc hoàn
thiện toàn bộ những phẩm chất nhân cách nói chung cho phù hợp với chuẩn mực

xã hội, với quan điểm sống của các em.
b, Sự hình thành thế giới quan
Thế giới quan của thanh niên được biểu hiện ở tính tích cực nhận thức. Các em đã
có hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ
trụ, quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại xã hội lồi người...Mặt
khác, nó cịn được thể hiện ở phạm vi nội dung của thế giới quan như các em quan
tâm nhiều đến vấn đề quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cống hiến và hưởng thụ,
giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm... Tuy vậy, một số thanh niên vẫn chưa
được giáo dục đầy đủ về thế giới quan. Họ còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo
thủ lạc hậu của chế độ phong kiến như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao
động chân tay, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa hưởng thụ
hoặc sống thụ động...
Thanh niên đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh
con người lý tưởng đã gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày. Lý tưởng của các em đã
thể hiện nguyện vọng được tham gia vào hoạt động xã hội, được tham gia vào quá
trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở thanh niên có thể hiểu một cách sâu sắc và


tinh tế những khái niệm, các em biết xử sự một cách đúng đắn trong những điều
kiện hoàn cảnh khác nhau, nhưng các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó.
Vì vậy, sản phẩm báo chí cần phải khéo léo tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý
tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn
để phấn đấu vươn lên.
c, Xu hướng nghề nghiệp
Thanh niên đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản thân
và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Các em hiểu rằng: cuộc sống tương lai
phụthuộc vào chỗ mình có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hay
không. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều
chỉnh hoạt động của các em. Càng ở cuối cấp học thì xu hướng nghề nghiệp càng
được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn. Nhiều em biết gắn những đặc điểm

riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp,
mặc dù sự hiểu biết về yêu cầu của nghề nghiệp vẫn chưa đầy đủ.
Tuy vậy, sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp ở các em còn phiến diện chưa đầy đủ
nên đại đa số các em chỉ hướng thi vào trường đại học hơn là học nghề. Tâm thế
chuẩn bị bước vào đại học như thế sẽ dễ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các em, nếu
như dự định của các em không thực hiện được. Điều đó cho thấy thanh niên vẫn
chưa chú ý đến yêu cầu của xã hội đối với các loại ngành nghề khác nhau. Vì vậy,
cơng tác hướng nghiệp cho học sinh đầu tuổi thanh niên có ý nghĩa rất quan trọng.
Qua đó giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với hứng thú,
năng lực và phù hợp với yêu cầu xã hội.
d, Hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp với người lớn:


Quan hệ với bạn bè và cha mẹ. Tình bạn là tình cảm quyến luyến quan trọng nhất ở
đầu tuổi thanh niên và là giai đoạn tất yếu của quá trình cảm thơng và hiểu biết lẫn
nhau của con người. Ở tuổi này quan hệ giao tiếp với những người lớn tuổi hơn
hoặc ít tuổi hơn chỉ chiếm một vị trí nhỏ bé. Điều này chứng tỏ thanh niên khao
khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống. Cùng với sự trưởng thành
về nhiều mặt, lòng khao khát này cũng được biểu hiện trong quan hệ của thanh
niên đối với cha mẹ, quan hệ phụ thuộc dựa dẫm vào cha mẹ dần dần được thay
bằng quan hệ bình đẳng, tự lập. Các em cũng thể hiện nhu cầu, thái độ khác nhau
trong những mối quan hệ với người lớn.Nhiều cơng trình nghiên cứu đã cho thấy
thanh niên định hướng vào bạn bè cùng tuổi nhiều hơn rõ rệt so với định hướng
vào cha mẹ trong những môi trường giao lưu tự do, trong hoàn cảnh rỗi rãi, tiêu
khiển, trong việc định hướng nhu cầu, sở thích nghệ thuật. Nhưng khi nói đến
những giá trị đạo đức, thì ảnh hưởng của cha mẹ mạnh mẽ hơn và trong trường hợp
có sự va chạm, thì thường là ảnh hưởng của bạn bè cùng tuổi được xem xét lại.
Cho nên, dù là ở tuổi thanh niên mối quan hệ qua lại giữa con cái và cha mẹ có trở
nên phức tạp đến đâu, thì cái vốn tình cảm đã tích lũy được từ tuổi ấu thơ vẫn

không bị biến mất ở thanh niên. Chỉ có quan hệ phụ thuộc vào cha mẹ là được thay
đổi dần dần cho bình đẳng hơn mà thơi.
Giao tiếp với nhóm bạn:
Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh mẽ. Trong
tập thể các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy
mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng “phân
cực” - có những người được nhiều người u mến và có những người ít được bạn
bè yêu mến. Điều đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm
cách điều chỉnh bản thân . Tình bạn đối với thanh niên mới lớn có một ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, bởi vì các em có khát vọng tự khám phá bản thân mình, muốn tự


kiểm tra bản thân mình. Nhưng vì các em chưa có khả năng chuẩn y và hiện thực
hóa các biểu tượng về bản thân mình trong hoạt động lao động thực tiễn “của
người lớn” nên thanh niên muốn kiểm tra mình bằng cách so sánh với người khác,
muốn nhận được ở họ sự đánh giá về mình. Chính tình bạn thân thiết, chân thành
sẽ cho phép các em đối chiếu được những thể nghiệm, ước mơ, lí tưởng cho phép
các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình. Nhu cầu về tình bạn tâm tình
tăng lên rõ rệt. Các em rất thận trọng trong việc lựa chọn bạn và có u cầu cao
hơn đối với tình bạn như: bạn bè phải chân thật, tin tưởng, tôn trọng, hiểu biết lẫn
nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, có nhu cầu sửa chữa khuyết điểm cho nhau... Tình
bạn của tuổi đầu thanh niên trở nên sâu sắc và bền vững hơn. Trong tình bạn các
em đã quan tâm tới những nét tính cách và bộ mặt tinh thần của bạn. Tình bạn của
các em rất trong sáng khơng mang tính ích kỷ vụ lợi. Các em cũng ý thức được
rằng có bạn ở bên cạnh sẽ giúp các em khắc phục khó khăn, vượt qua mọi thử
thách và duy trì tình bạn lâu dài. Nhưng tình bạn của các em cịn mang màu sắc
xúc cảm nhiều, nên thường có biểu hiện lý tưởng hóa tình bạn. Có nghĩa là các em
thường địi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốn chứ không chú ý đến khả
năng thực tế của bạn.
Các nhà tâm lí học đã nhận xét rằng, trong đa số trường hợp, thì học sinh lớp trên

cũng như những người thuộc các lứa tuổi khác đều thích kết bạn với những người
cùng tuổi thuộc giới mình nhiều hơn. Do nhu cầu giao tiếp với bạn bè mở rộng và
ảnh hưởng của nhóm bạn đến các em cũng rất lớn.
Giao tiếp với bạn khác giới:
Ở lứa tuổi đầu thanh niên đã xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt - tình yêu nam
nữ. Đây là một trạng thái tình cảm hồn tồn mới mẻ trong đời sống tình cảm của
thanh niên, mà ở thiếu niên chưa có. Thực ra, ở thiếu niên đã xuất hiện sự quan tâm
đến bạn khác giới, sự hấp dẫn đến say đắm, nhưng tình yêu thực sự, mạnh mẽ và


sâu sắc thì chỉ xuất hiện ở đầu tuổi thanh niên. Tình u của thanh niên mới lớn
cịn được gọi là “tình yêu đương bạn bè”, bởi vì các em thường che giấu tình cảm
của mình trong tình bạn, nên đơi khi các em cũng khơng phân biệt được đó là tình
bạn hay tình yêu. Do vậy, mà thanh niên mới lớn chưa nên đặt vấn đề yêu đương
quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Tình yêu nam nữ ở tuổi
thanh niên là sự kết hợp hữu cơ hứng thú tính dục cảm tính với nhu cầu về sự ấm
áp của cơ thể, về sự thân thiết, gần gũi của tâm hồn với người khác và nhu cầu
muốn có “sự đại diện của mình” trong một người khác giới. Nhưng sự hợp nhất hai
loại hứng thú này là một quá trình hết sức phức tạp. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho
rằng, đối với em trai thì những hứng thú và say mê tình dục sớm hơn và chỉ sau đó
mới xuất hiện khả năng kết hợp chúng với sự giao cảm sâu sắc, cịn ở các em gái
thì ngược lại, nhu cầu về sự thân mật, ngọt ngào, cảm xúc nồng nàn được bộc lộ,
mạnh hơn và được thức tỉnh sớm hơn những hứng thú tình dục cảm tính. Ở nam
giới độ kích thích tình dục xuất hiện ở độ tuổi 16-19 trong khi đó ở nữ giới lại xuất
hiện chậm hơn nhiều mặc dù tuổi dậy thì ở nữ lại đến sớm hơn.
Nhìn chung tình yêu của thanh niên mới lớn là một vấn đề khá phức tạp, nó địi hỏi
sự khéo léo tế nhị của nhà báo khi đề cập trên sản phẩm báo chí. Một mặt, chúng ta
phải làm cho các em hiểu và có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình cảm với bạn
khác giới, phải làm cho các em biết kìm chế những cảm xúc của bản thân. Mặt
khác, cần phải nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để đưa ra cách giải quyết thích

hợp, tránh sự can thiệp một cách thô bạo hay sự ngăn cấm độc đốn.
e, Đời sống tình cảm của thanh niên:
Đời sống tình cảm của tuổi đầu thanh niên rất đa dạng phong phú, mang tính sâu
sắc và bền vững hơn so với tuổi thiếu niên, là do nó được xây dựng trên cơ sở nhận
thức đầy đủ và rõ ràng hơn. Nó được gắn với thế giới quan, lý tưởng và xu hướng
nghề nghiệp, đồng thời có sự đối chiếu với những nhu cầu đạo đức xã hội.


Khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh xúc cảm và hành vi của học sinh cũng
được hình thành. Sự nhạy cảm, với các ấn tượng mới của đời sống và tính cởi mở
được biểu hiện ở chỗ: các em bắt đầu có những rung động sâu sắc đối với các quan
hệ qua lại trong gia đình, trong sinh hoạt, trong nhà trường. Đặc biệt lứa tuổi này
rất nhạy cảm với những rung động của người khác. Những rung động của các nhân
vật văn học và cái đẹp trong nghệ thuật cũng gây ra cho các em một sự đáp ứng
xúc cảm mạnh mẽ.
Tuổi đầu thanh niên có nhu cầu muốn hiểu, muốn phân tích những tình cảm của
mình và tìm cách thể hiện những tình cảm đó. Khác với lứa tuổi trước, các em ở
lứa tuổi này thường có sự đấu tranh mạnh mẽ giữa những tình cảm trái ngược
nhau, giữa lý trí và tình cảm trong đời sống nội tâm của các em. Các em đã có khả
năng kìm chế và che giấu tình cảm của mình nhiều hơn tuổi thiếu niên.
Các nhà tâm lí học đã phân chia các loại người theo các đặc điểm cảm xúc của họ
như sau: loại người dễ cảm xúc, loại người đa cảm, loại người nồng nhiệt, loại
người lạnh lùng. Trong thực tế có những con người mà ta khơng thể xếp họ vào
một loại nào đó trong số bốn loại trên, nhưng họ lại có nét độc đáo trong lĩnh vực
cảm xúc. Nét độc đáo này tuy không nằm trong quy mơ của nhân cách nói chung,
nhưng lại là những đặc điểm có trọng lượng và có ý nghĩa. đó là tính vị tha, tính
hiền hậu, hoặc tính ích kỉ, tính kiêu ngạo, nhẫn tâm độc ác. Những phẩm chất tốt
đẹp của tình cảm khơng phải tự nhiên mà có được ở mỗi cá nhân. Chúng được hình
thành do sự giáo dục và tự giáo dục. Sự phát triển tình cảm của học sinh diễn ra
theo nhiều mức độ khác nhau. Trong điều kiện của xã hội hiện đại, có rất nhiều yếu

tố của mơi trường xã hội và mơi trường vật lí gây tác động xấu đến đời sống tình
cảm của con người làm nảy sinh trạng thái căng thẳng (stress).
2.2, Xây dựng sản phẩm báo chí “Thanh niên Việt Nam”
2.2.1, Trang bìa


Trang bìa đối với mọi tờ báo, tạp chí đều rất quan trọng. Nhưng với một ấn phẩm
dành cho lứa tuổi thanh niên, đặc biệt là tuổi teen, thì trang bìa có vai trị quan
trọng hơn gấp bội. Làm thế nào để teen có thể lựa chọn tờ báo của mình trong rừng
ấn phẩm dành cho lứa tuổi thanh niên như hiện nay.
Trang bìa của tạp chí “Thanh niên Việt Nam” sẽ có nhiều màu sắc bắt mắt. Thiết kế
với hình họa ngộ nghĩnh, đáng yêu phù hợp với lứa tuổi học trị. Hình ảnh là những
ngơi sao thần tượng đang được yêu thích của giới trẻ. Với lứa tuổi teen, những ngơi
sao thần tượng có ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, chúng tơi sẽ lựa chọn ngơi sao có ảnh
hưởng tốt, khơng có scandal để đăng lên trang bìa.
Bên cạnh những người nổi tiếng, chúng tơi có thể dành cho những bạn học sinh có
thành tích tốt trong học tập, hoạt động xã hội cơ hội được xuất hiện. Nó sẽ tạo cơ
hội cho tất cả học sinh có thể phấn đấu để trở thành gương mặt của tờ báo.
Ngồi về phần hình ảnh, phần chữ cũng khá quan trọng. Nó sẽ được cách điệu với
nhiều hình dáng khác nhau, trẻ trung. Điều đáp ứng tốt với thị hiếu của giới học
sinh: ưu hình thức đẹp, bắt mắt và màu sắc.
2.2.2, Nội dung các chuyên mục
Ngoài việc chăm chút về “hình thức” tờ báo, chúng tơi ln ln chú trọng xây
dựng một nội dung thật hấp dẫn và thu hút giới học sinh, đặc biệt phải đáp ứng tốt
tâm lý tiếp nhận của chúng.
Xác định khẩu hiệu của tờ báo là khơng thể thiếu. Xét trên nhiều khía cạnh về mục
đích, cách thức thiết kế, trình bày, nội dung, chúng tôi đưa ra khẩu hiệu của ấn
phẩm là “thế giới học trò – thỏa sức tung bay”. Với tiêu chí và khẩu hiệu này,
chúng tơi thể hiện được một phần nào đó mục tiêu của tờ báo là xây dựng một thế
giới dành cho lứa tuổi học trò lành mạnh, thiết thực và không kém phần trẻ trung,

thú vị.


Để thực hiện tốt mục tiêu trên, chúng tôi xây dựng một nội dung hấp dẫn với nhiều
chuyên mục mới lạ, đáp ứng thị hiếu của giới học trò:
Chuyên mục “Bàn trịn thứ 2”:
Học trị là lứa tuổi có nhiều suy nghĩ về cuộc đời, luôn quan tâm đến những hiện
tượng xung quanh cuộc sống. Tuy nhiên, chúng lại không thích bị “giáo huấn” khơ
khan hay bị lên lớp. Vì thế, chúng tơi xây dựng chun mục “Bàn trịn thứ 2” nhằm
mục đích nói về những vấn đề xã hội mang tính thời sự. Nó có thể là một hiện
tượng lệch lạc trong giới trẻ, hay một suy nghĩ không đúng với chuẩn mực xã hội.
Bài viết trong chuyên mục trên sẽ được viết giới giọng văn nhẹ nhàng, đề cập vấn
đề nhạy cảm một cách tinh tế. Nó sẽ không lộ liễu là chúng tôi đang lên lớp chúng,
mà sẽ như là một câu chuyện cuộc sống. Đọc xong, các bạn học sinh sẽ từ từ cảm
nhận.
Đặc biệt, chuyên mục sẽ được những chuyên gia về xã hội học, tâm lý học hay
những người có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống viết. Nhưng ngôn ngữ sẽ không
hề khô khan, mà là những ngôn từ rất teen dễ đi vào suy nghĩ của các em.
Ở tuổi mới lớn, học sinh có rất nhiều suy nghĩ lệch lạc, hay chạy theo những thứ
phù phiếm, a dua theo bạn bè. Vì vậy, việc định hướng chúng theo một con đường
đúng đắn là điều cần thiết.
Các mục giải đáp thắc mắc tuổi mới lớn
Lứa tuổi từ 15 đến 18 là khoảng thời gian học sinh có nhiều biến đổi về tâm lý và
sinh lý. Chúng sẽ có những cảm xúc mới lạ, hay những “bất thường” trên cơ thể
của mình. Nhưng tâm lý ngượng ngùng, hay khoảng cách về lứa tuổi nên có thể
các bạn học trò rất ngại hỏi trực tiếp bố mẹ. Chúng tôi lập một cụm chuyên mục về
việc giải đáp thắc mắc tuổi mới lớn. Ở đây, chúng tôi sẽ giúp các em giải tỏa những
điều chưa biết về sự phát triển của cơ thể dậy thì, những cảm xúc tâm lý lạ thường



của tuổi học sinh. Chuyên mục này của chúng tôi sẽ được những chuyên gia tâm
lý, các bác sỹ về lứa tuổi này trả lời. Các em có thể gửi câu hỏi qua thư, mail hay
gọi điện trực tiếp đến tịa soạn để được giải đáp.
Phần này chúng tơi sẽ chia ra thành 2 mục riêng rẽ: giải đáp thắc mắc về giới tính
và giải đáp thắc mắc về những tình cảm tuổi mới lớn.
Được hiểu về cơ thể của mình là mong muốn bức thiết của lứa tuổi học trị. Vì vậy,
ở chun mục giải đáp thắc mắc về giới tính, các bạn có thể gửi các câu hỏi liên
quan đến những biến đổi cơ thể. Những điều đó rất tế nhị nên, tòa soạn sẽ trả lời
một cách kín đáo, sử dụng ngơn ngữ dễ hiểu nhưng trẻ trung, khiến cho các em tiếp
nhận thông tin một cách thoải mái.
Học sinh là thời kì xuất hiện nhiều tình cảm, cảm xúc mới lạ. Các em sẽ không thể
tự mình có thể hiểu được những thay đổi về mặt tâm lý đó. Những thắc mắc đó sẽ
được các chuyên gia tâm lý của tòa soạn giải đáp một cách thỏa đáng. Thay vì cách
trả lời khơ khan, chúng tơi sẽ lồng ghép các câu hỏi của các em vào các tình huống
cụ thể, giúp các em dễ hình dung câu chuyện và có những biện pháp đúng, nhưng
cũng khơng mất đi sự trong sáng của tuổi teen.
Chuyên mục hướng nghiệp:
Ở lứa tuổi này, các em có nhiều giấc mơ, hồi bão và lý tưởng nhưng khơng thể
tránh khỏi sự viển vông, không thực tế. Chuyên mục này sẽ định hướng nghề
nghiệp cho các em.
Ở đây, chúng tôi sẽ đưa ra những định hướng nghề nghiệp bởi các chuyên gia đầu
ngành giáo dục và tuyển dụng việc làm. Các cơ hội học tập, các học bổng du học
cũng như các chương trình học tập bổ ích sẽ được giới thiệu.
Tuy là vậy nhưng chuyên mục của chúng tôi sẽ không phải là nơi quyết định hộ
các em, mà điều quan trọng là sự lựa chọn của chính bản thân. Những lời khuyên


chỉ mang tính chất tham khảo. Những ngành nghề chúng tơi đưa ra đều là những
ngành có nhu cầu cao trong xã hội. Nhưng sẽ có lời khuyên để phù hợp với năng
lực bản thân và điều kiện kinh tế.

Cũng ở chuyên mục này, chúng tôi sẽ trả lời tất cả những thắc mắc về vấn đề tuyển
sinh và thủ tục nhập học và các vấn đề về nghề nghiệp trong tương lai.
Chuyên mục về thời sự:
Là một tờ báo dành co tuổi teen, nhưng chúng tôi không bỏ quên các vấn đề thời
sự nóng hổi. Mục này tập trung vào những sự kiện thời sự có liên quan đến tuổi
học trò. Những sự kiện xảy ra tại các nhà trường, diễn đàn học sinh. Đặc biệt,
những vấn đề teen quan tâm được làm nổi bật ở mục thời sự.
Mục này sẽ chủ yếu là tin trên dưới 50 chữ. Ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và trẻ
trung. Các bạn học trị sẽ khơng cảm thấy khơ khan, mà sẽ là những tin tức thú vị,
thiết thực đối với đời sống.
Phần hình ảnh kèm theo tin sẽ được chú trọng. Lứa tuổi này, hình ảnh có tác động
rất lớn đến tâm lý tiếp nhận và tư tưởng. Vì vậy, mục thời sự sẽ có những hình ảnh
đạm chất tuổi teen nhưng khơng mất đi tính thơng tin.
Mục cẩm nang :
Với những biến đổi của cơ thể tuổi dậy thì, yêu cầu để phát triển cơ thể đúng cách
và khỏe mạnh là rất cần thiết. Đặc thù lứa tuổi, nhiều khi ham học, ham chơi. Hơn
nữa, gia đình cũng khó có thể quan tâm hết được việc rèn luyện sức khỏe và ăn
uống hợp lý. Chuyên mục này sẽ giúp các em có những phương pháp rèn luyện sức
khỏe hiệu quả. Những thực đơn ăn uống hợp lý có lợi cho cơ thể ở tuổi dậy thì.
Những lời khuyên của mục cẩm nang được đưa ra từ những chuyên gia dinh
dưỡng, những huấn luyện viên thể thao. Cẩm nang có những lời khuyên theo mùa


như: làm thế nào để có sức khỏe tốt vào mùa thi? Hay như cách ăn uống giúp
chống lại mùa đông…
Một cơ thể khỏe mạnh và đẹp là mong ước của mọi người và đặc biệt là lứa tuổi
thanh niên. Vì vậy, chúng tơi sẽ đưa ra những lời khun tích cực, dễ thực hiện.
Chun mục “Gia đình của tơi”:
Ở lứa tuổi học sinh, tình cảm gia đình thường bị sếp sau tình cảm bạn bè. Vì thế,
chuyên mục trên có vai trị tạo dựng hình ảnh gia đình thân thiện và tình cảm với

học sinh. Tồn bộ các câu chuyện về gia đình đều do chính các teen trên toàn quốc
gửi về. Đây là những câu chuyện thật và là cuộc sống thường ngày của các bạn học
sinh.
Tình cảm gia đình rất quan trọng trong việc ni dưỡng tâm hồn cho lứa tuổi hoc
trị. Khơng để các em coi gia đình là thứ yếu, chúng tơi sẽ lựa chọn những gia đình
hành phúc, gần gũi và khơng kém phần hài hước.
Chun mục “Gia đình của tơi” sẽ là một điểm nhấn trong ấn phẩm. Ở đây các em
sẽ được kể chính câu chuyện về gia đình của mình. Điều này, tạo sự gần gũi đối
với học sinh, cũng như tạo ấn tượng tốt đẹp về gia đình – nơi bị nhiều em coi là áp
lực đối với bản thân.
Mục về tình cảm bạn bè:
Tình bạn là mối quan tâm hàng đầu của lứa tuổi học sinh. Ở trường, ở nhà, tại các
câu lạc bộ, các bạn luôn cố gắng tạo lập cho mình những mối quan hệ bạn bè. Tuy
nhiên, khơng phải tất cả các mối quan hệ đó đều tốt đẹp và tích cực. Vẫn có những
tình bạn vụ lời, khơng thật lịng. Chun mục về tình cảm bạn bè của ấn phẩm
“Thanh niên Việt Nam” sẽ giúp các bạn học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về tình
bạn nhưng cũng khơng mất đi được tính hồn nhiên, trong sáng của lứa tuổi.


Chúng tơi đưa câu chuyện thực tế của chính các bạn. Qua lời kể của các bạn, câu
chuyện sẽ dễ được tuổi teen chấp nhận vì có sự đồng cảm. Chun mục sẽ khơng
phải là sự lên lớp về tình bạn, mà đó là những lời khuyên tinh tế, những trải
nghiệm thực sự về tình cảm bạn bè. Nó sẽ giúp cho lứa tuổi này có xây dựng được
mối quan hệ trong sáng.
Chuyên mục về tình yêu tuổi teen:
Ở tuổi đầu thanh niên, đã bắt đầu xuất hiện tình cảm giữa những bạn khác giới. Vì
vậy nhu cầu được tìm hiểu về tình yêu là điều cần thiết. Ấn phẩm “Thanh niên Việt
Nam” có chun mục “Tình u học trị”, giúp các bạn trả lời những thắc mắc của
tình yêu tuổi mới lớn. Ở mục này, chúng tôi sẽ xây dựng những tình huống cụ thể
và đưa ra những giải pháp hợp lý nhất.

Bên cạnh đó là những hình ảnh minh họa đẹp, nhiều màu sắc về tình yêu tuổi học
trị. Các teen cũng có thể gửi những câu hỏi thắc mắc về tình u, điều khó xử, hay
các để xin lỗi người u của mình thì có thể gửi câu hỏi về cho tịa soạn. Những
câu hỏi hay, có ích cho các bạn sẽ được đăng trên ấn phẩm và nhận được nhiều
phần thưởng thú vị.
Tuy nhiên, chuyên mục sẽ không cổ súy cho các bạn yêu quá sớm. Chúng tơi định
hướng các em tới một tình u trong sáng và vẫn phải phục vụ cho việc học tập. Vì
với lứa tuổi này, việc học và bồi dưỡng những kiến thức cơ bản vẫn là quan trọng
nhất.
Chuyên mục “Kết bạn bốn phương”
Nhu cầu kết bạn của mọi người là không thể thiếu, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên.
Chúng tơi có 1 chun mục có thể giúp các bạn làm quen với mọi người trên toàn
quốc. Teen sẽ gửi những bản tự bạch của mình đến tịa soạn, sau đó, chúng tơi sẽ
lựa chọn một số bạn trẻ để đăng lên chuyên mục.


Cùng với đó là những câu chuyện có thật, nhờ chun mục mà họ có thể tìm được
bạn tâm giao, bạn cùng sở thích, hay có thể là tham gia vào một câu lạc bộ. Chúng
tôi sẽ giới thiệu các câu lạc bộ tại địa phương trong mục này. Điều này sẽ giúp các
bạn học sinh trở nên năng động, hạn chế sự nhút nhát.
Các chuyên mục giải câu đố, bổ sung kiến thức:
Là lứa tuổi học sinh, nên việc bổ sung kiến thức, hình thành thế giới quan rất quan
trọng. Hơn nữa, các em ham hiểm biết, muốn khám phá nhiều cái mới. Vì vậy,
chúng tơi có chun muc giải câu đố và những trị chơi mang tính trí tuệ.
Hằng tuần chúng tôi sẽ cho ra một câu đố thuộc tất cả các thể loại từ Toán, Văn,
Ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa, âm nhạc… Và sẽ có nhiều
phần thưởng hấp dẫn để dành tặng cho những bạn có câu trả lời đúng và hóm hỉnh
nhất. Có lẽ là hoc sinh, khơng bạn nào là khơng biết đến trị chơi mang tính trí tuệ
SODOKU. Mỗi số, chun mục sẽ có một bài tốn SODUKU để thử tài của các
bạn trẻ và tất nhiên là sẽ có quà.

Thêm nữa, ấn phẩm sẽ tổ chức những chương trình dài kì, để phục vụ bạn đọc ham
hiểu biết bằng một bộ câu hỏi. Sẽ tổ chức chung kết để tìm ra người chiến thắng.
Mục truyện cười:
Nhu cầu giải trí sau những giờ lao động và học tập mệt mỏi là nhu cầu của mọi
người. Được ngả lưng trên ghế và đọc những câu truyện cười giúp giải tỏa mọi
căng thẳng. Ấn phẩm của chúng tôi, sẽ không thể thiếu chuyên mục quan trọng
này. Những mẩu truyện cười được chính độc giả của “Thanh niên Việt Nam” tự
sáng tạo hay có thể sưu tầm.
Những câu chuyện cười phải mang tính giáo dục và nhân văn. Các bạn đọc truyện
cười vừa có thể giải trí lại vừa có thể tích lũy cho mình những kinh nghiệm sống và
ứng xử với tình huống trong đời sống hằng ngày.


Chun mục “Ngày mới đến rồi”:
Tuổi teen khơng cịn gì xa lạ đối với những “tiên tri” vui về cung hồng đạo. Ấn
phẩm của chúng tơi sẽ khơng để các bạn bỏ qua điều thú vị đó đâu. Hằng tuần,
chuyên mục “Ngày mới đến rồi” sẽ dự báo những điềm xấu, điềm tốt cho các bạn
cả tuần. Tuy nhiên, đây chỉ là mang tính chất vui vẻ và tham khảo. Nó sẽ là động
lực giúp các bạn học trị vượt qua những rắc rối nhỏ của cuộc sống.
Các chuyên mục về giải trí:
Đây sẽ là những chuyên mục thu hút rất nhiều các bạn học sinh. Ở lứa tuổi này, các
em ln hướng tới một hình mẫu lý tưởng chứa đựng cái đẹp, cái hồn mỹ. Vì thế,
việc thần tượng một ngôi sao ca nhạc hay điện ảnh là điều dễ hiểu. Để đáp ứng
được thị hiếu đó. Ấn phẩm “Thanh niên Việt Nam” sẽ cho ra hàng loạt các chuyên
mục liên quan đến giải trí, nhân vật nổi tiếng được nhiều bạn trẻ u thích.
Chun mục “Ngơi sao và chúng ta” đề cập tới những ngôi sao đang là thần tượng
của giới trẻ. Nhưng không phải người nổi tiếng nào cũng được đề cập tới mà phải
là những người có lối sống lành mạnh, khơng có scandal và có nhiều hoạt động vì
lợi ích cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng sẽ có những bài viết phê phán lối
sống của những thân tượng khơng tốt, để từ đó có thể định hướng cho các bạn học

sinh.
Mục về thị trường âm nhạc thế giới như US – UK, âm nhạc châu Á là món ăn
khơng thể thiếu của giới trẻ. Trong chuyên mục này sẽ phản ảnh những hoạt động
âm nhạc, xuất bản những ca khúc mới của các nghệ sỹ nổi tiếng. Những ca khúc
đang được nhiều bạn trẻ hâm mộ cũng được chúng tơi nói tới.
Có thể nói, trong những năm gần đây, làn sóng Hàn Quốc hay còn gọi là Hallayu
đã xâm chiếm thế giới. Tại Việt Nam, làn sóng đó đã đi đến mọi ngõ ngách của
giới trẻ. Chúng tơi sẽ có những chun mục dành riêng cho các ngôi sao và giới


giải trí Hàn Quốc. Từ phong cách ăn mặc, lối sống, các mối quan hệ của các ca sỹ,
nhóm nhạc Hàn sẽ được chúng tôi cập nhật trong mỗi số báo.
Tuy nhiên, ấn phẩm “Thanh niên Việt Nam” sẽ không “bỏ rơi” âm nhạc nội địa. Có
chuyên mục về những hoạt động âm nhạc, cuộc sống của sao V- POP được tiếp cận
theo cách mới mẻ.
Cuộc sống của sao là lĩnh vực được nhiều teen tò mò và muốn hiểu biết.Ấn phẩm
sẽ đề cập tới nhưng vẫn tôn trọng sự riêng tư của các ngôi sao.
Phim ảnh cũng sẽ là một lĩnh vực không thể thiếu. Những bộ phim truyền hình,
chiếu rạp sẽ được cập nhật một cách liên tục. Chúng tơi sẽ giới thiệu những bộ
phim có tính nhân văn và giáo dục cao. Trong chuyên mục này cũng không thể
thiếu cuộc sống và những hoạt động bên lề của những diễn viên nổi tiếng Việt Nam
cũng như thế giới.
Các hoạt động Đoàn, Hội:
Đây là những hoạt động giúp cho học sinh có thể khẳng định được vị thế của mình.
Chun mục sẽ giới thiệu các hoạt động Đồn thể tích cực, những chương trình bổ
ích cho học sinh.
Với đó là những tấm gương Đồn tiêu biểu, có nhiều đóng góp lớn cho hoạt động
của Đồn.
Những hoạt động tình nguyện sẽ khơng thể bị bỏ qua. Chùm ảnh, phóng sự ngắn
về những buổi tình nguyện ý nghĩa của các bạn học sinh sẽ được chúng tôi thường

xuyên đăng tải.
Chuyên mục truyện ngắn, truyện dài kỳ:
Nuôi dưỡng tâm hồn học sinh qua những trang truyện ngắn sẽ được ấn phẩm thực
hiện đều đặn. Những truyện ngắn do những nhà văn tên tuổi về viết truyện cho học


sinh hay những nhà văn tuổi Teen. Đặc biệt sẽ có chuyên mục dành riêng cho học
sinh tự sáng tác.
Chuyên mục truyện dài kỳ sẽ được duy trì. Là những câu truyện về gia đình, tình
yêu, tình bạn tình thày trị được phản ảnh qua ngơn ngữ đơn giản, giàu tính tạo
hình và hài hước.
Chun mục “Teen địa phương”
Mỗi địa phương trên cả nước đều có những đặc sắc riêng biết và những hoạt động
của học sinh cũng mang màu sắc đại phương rất rõ rệt. Chúng tôi sẽ phản ánh tới
độc giả tuổi teen trên cả nước về những hoạt động đó.
Điều đặc biệt của chuyên mục này là những bài viết đều do chính những bạn học
sinh ở địa phương đó viết.
2.2.3, Tổ chức các sự kiện
Bên cạnh xây dựng một nội dung hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu cũng như
tâm lý tiếp nhận của công chúng tuổi teen. Ấn phẩm sẽ tổ chức nhiều sự kiện, hoạt
động bên lề nhằm quảng bá hình ảnh của tờ báo. Những sự kiện như “tư vấn tuyển
sinh, Ảnh đẹp q hương, Tìm kiếm gương mặt học trị mới…. sẽ được tổ chức
thường xuyên. Tạo dựng một sân chơi lành mạnh cho các độc giả học trò.
3, Kết luận
Trên đây là ấn phẩm “Thanh niên Việt Nam” mà tơi xây dựng. Có thể nói, nó đáp
ứng được một phần nào đó ở góc độ tâm lý tiếp cận của độc giả. Nội dung chuyên
mục được xây dựng dựa trên tìm hiểu về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.
Tuy nhiên, trong lúc xây dựng ấn phẩm không thể tránh khỏi những sai sót, mong
cơ có thể thơng cảm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×