Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại TRUYỀN HÌNH THỰC tế VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.21 KB, 22 trang )

TIỂU LN
MƠN: TRUYỀN HÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
ĐỀ TÀI
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ VIỆT NAM


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................2
MỞ ĐẦU....................................................................................3
CHƯƠNG 2:............................................................................10
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA TRUYỀN HÌNH THỰC
TẾ VIỆT NAM...........................................................................10
Có thể nói rằng sự ra đời của truyền hình thực tế Việt Nam
nói riêng và hoạt động xã hội hóa truyền hình tại Việt Nam
nói chung đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Trước tiên, có thể
khẳng định rằng: nhờ có các chương trình truyền hình thực
tế, các chương trình trên truyền hình Việt Nam trở nên đa
dạng và phong phú hơn, tăng về thời lượng phát sóng, dạng
và loại hình chương trình, phát triển thêm nhiều kênh
chuyên biệt.........................................................................10
2.1. Số lượng tăng nhanh chóng dẫn đến nguy cơ “bão
hịa”, số lượng tỉ lệ nghịch với chất.....................................10
2.2. Truyền hình thực tế mảng cuộc thi được tập trung hơn
và “lấn át” mảng ghi hình sẵn............................................13
3.3. Trẻ em được đưa vào vịng xốy của các cuộc thi – Bất
cập không ngờ.....................................................................13
DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ VIỆT NAM.17
3.1. Tiếp tục phát triển........................................................17
3.2. “Bản địa hóa” các chương trình truyền hình thực tế
nước ngồi vẫn được ưu ái..................................................17
3.3. Mảng chương trình thực tế ghi hình sẵn sẽ “lên ngơi”.17


KIẾN NGHỊ...............................................................................19
KẾT LUẬN................................................................................21


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi có chương trình truyền hình xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam đến
nay đã có nhiều sự thay đổi nhất định. Từ chỉ phát hình đen trắng, nay đã
chuyển sang phát sóng màu với nhiều công nghệ và kĩ thuật hiện đại thế giới,
từ chỉ phát 4 giờ/ngày vào ban đêm và 10 giờ/ngày (1995) đến phát sóng 200
giờ/ngày trên 9 kênh của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), truyền hình cáp
hữu tuyến và 63 Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương.
Hòa cùng sự phát triển về kĩ thuật truyền dẫn, phát sóng và thiết bị thu
sóng, nội dung của các chương trình truyền hình ngày càng trở nên phong phú
và đa dạng hơn, có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khán giả ở mọi lứa
tuổi, mọi nghề nghiệp. Nói cách khác, các chương trình truyền hình đã được
biệt hóa với từng đối tượng khán giả.
Địi hỏi và nhu cầu của khán giả ngày càng tăng lên và sự cạnh tranh giữa
các kênh chương trình truyền hình cũng khốc liệt khơng kém đồng nghĩa là
các đài truyền hình khơng chỉ đầu tư về mặt kĩ thuật mà cịn phải thường
xuyên đổi mới nội dung các chương trình để có thể thu hút và tăng độ mới mẻ
và hấp dẫn cho khán giả.
Sự thâm nhập của truyền hình thực tế vào Việt Nam là một ví dụ điển hình
cho sự đổi mới về nội dung. Ngoài việc đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của độc
giả, nó góp phần thay đổi bộ mặt của truyền hình Việt Nam và có nhiều ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực cho nền báo chí và văn hóa nước nhà.
Chương trình truyền hình thực tế xuất hiện rầm rộ trên mọi kênh truyền
hình của Việt Nam hiện nay đặt ra nhiều vấn đề khiến các nhà quản lý cần
quan tâm bởi lẽ nếu một loạt chương trình truyền hình nào đó khơng đạt
chuẩn về văn hóa cũng như nhu cầu theo dõi của khán giả nữa, như một xu

hướng, nó sẽ cần “cải cách”, thậm chí bị đào thải bởi chính khán giả của nó.
Chính vì lí do đó, việc nghiên cứu thực trạng và các vấn đề đặt ra của
truyền hình thực tế Việt Nam là hết sức cần thiết. Từ việc nhận thức và phát


hiện các vấn đề, đồng thời tìm ra nguyên nhân của chúng sẽ có một ý nghĩa
lớn trong nghiên cứu báo chí truyền hình hiện đại tại Việt Nam và cho việc
quản lý truyền hình trong tương lai.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng của các chương trình truyền hình thực tế tại
Việt Nam hiện nay, đưa ra các đánh giá tổng quan về chất lượng và nội dung
của chúng. Từ đó phát hiện ra các vấn đề mâu thuẫn cần giải quyết trong bối
cảnh Việt Nam hiện nay, một vài đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả và
chất lượng của truyền hình thực tế Việt Nam.
Nhằm hồn thành tốt các mục đích đề ra, tiểu luận này sẽ tập trung vào các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ cách hiểu về truyền hình thực tế và các vấn đề liên quan đến nó
như bản địa hóa các chương trình truyền hình thực tế và xã hội hóa các
chương trình truyền hình.
- Phân tích thực trạng của truyền hình thực tế Việt Nam. Từ đó đưa ra
các ưu điểm và khuyết điểm của truyền hình thực tế Việt Nam.
- Đề xuất một số phương hướng cơ bản nhằm cải thiện thực trạng truyền
hình thực tế ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Tiểu luận này tập trung vào nghiên cứu và nhận thức các vần đề của truyền
hình thực tế tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Tình hình và các vấn đề của truyền hình thực tế Việt Nam từ khi truyền
hình thực tế bắt đầu “du nhập” vào nước ta cho đến nay.

4. Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Để thực hiện tiểu luận này, người viết đã dựa vào một số cơ sở lý luận
sau:
Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách Nhà nước về báo chí
truyền thơng nói chung và truyền hình nói riêng trong giai đoạn hội nhập sâu
rộng của Việt Nam với thế giới.


Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, cụ thể là chủ nghĩa duy
vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và truyền hình Việt Nam
- Phương pháp cụ thể:
Ngoài các cơ sở lý luận kể trên, các phương pháp nghiên cứu khoa học
đã được áp dụng vào tiểu luận này:
Phương pháp quan sát khoa gián tiếp thông qua việc nghiên cứu các tài
liệu có liên quan đến đề tài, từ đó tổng hợp, so sánh, đối chiếu và đưa ra đánh
giá.
Phương pháp chuyên gia
5. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận
Về mặt thực tiễn, đề tài nêu ra các vấn đề truyền hình thực tế Việt Nam
đang gặp phải và có định hướng giải quyết chúng thơng qua các đề xuất về
giải pháp.
Về mặt lý luận, qua việc tổng kết thực tiễn, các lý luận về truyền hình thực
tế Việt Nam trong những năm vừa qua có thể được xem xét một cách khái
quát và sâu sắc hơn. Đó cũng là tiền đề cho các nhà quản lý xem xét để đưa ra
các chủ trương chính sách phù hợp với tình hình thực tế, với yêu cầu phát
triển về kinh tế - xã hội và đặc biệt về văn hóa của Đảng và Nhà nước.
6. Kết cấu
Mở đầu

Chương 1: Lý luận liên quan đến đê tài
Chương 2: Đặc điểm và các vấn đề đặt ra của truyền hình thực tế việt nam
Chương 3: Dự báo xu hướng của truyền hình thực tế việt nam
Chương 4: Kiến nghị
Kết luận

1.1.

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Truyền hình


Truyền hình là một loại hình truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng
tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng
vơ tuyến điện.
Mới chỉ xuất hiện vào những năm đầu của thế kỉ XX và phát triển, với
sự phát triển mạnh mẽ và đáng ngạc nhiên của khoa học kĩ thuật và cơng
nghệ, truyền hình đã dần trở thành một trong những phương tiện thiết yếu và
phổ biến tại khắp nơi trên thế giới.
Ban đầu truyền hình chỉ được coi là một cơng cụ để giải trí, nhưng dần
dần với các chức năng khác của nó, truyền hình đã chức minh được vai trị
của nó – một loại hình báo chí hiện đại nói riêng và một loại hình truyền
thơng đại chúng nói chung.
Trước đây, khi truyền hình mới xuất hiện, truyền hình đã tạo ra bước
ngoặt “đáng ngạc nhiên” trong lịch sử báo chí và truyền thơng thế giới. Nhờ
các thế mạnh của nó như cung cấp thơng tin dưới dạng thức hình ảnh và âm
thanh mang tính hấp dẫn, sinh động hơn hầu hết các loại hình khác trước đó.
Các phát minh khoa học kĩ thuật là ln đi “song hành” với từng bước phát
triển của truyền hình thế giới.
Đi sau truyền hình thế giới hàng mấy thập kỉ, truyền hình Việt Nam vẫn

chứng minh được tầm quan trọng của nó trong tiến trình phát triển văn hóa –
xã hội của Việt Nam. Khi đất nước vẫn chìm trong khói lửa của cuộc chiến
tranh chống Mĩ cứu nước hào hùng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc Việt Nam, truyền hình Việt Nam vẫn ra đời trong bối cảnh gay go
nhất của lịch sử.
Kể từ ngày 7-9-1970 – ngày chương trình truyền hình Việt Nam đầu
tiên ra đời đến nay, cùng với sự phát triển của đất nước, truyền hình Việt Nam
cũng khơng ngừng lớn mạnh với khả năng truyền tải thông tin mạnh mẽ, phủ
sóng hầu hết các địa phương trên cả nước, góp phần to lớn vào q trình tiếp
nhận văn hóa của người Việt Nam.
Xã hội phát triển cùng với khoa học kĩ thuật, truyền hình, ngày nay, đã
phát triển vượt qua khn khổ của mọi quy ước, thốt khỏi “cái bóng” của


truyền hình truyền thống để làm nên những đột phá và cách mạng trong lĩnh
vực truyền hình.
1.2. Truyền hình thực tế
1.2.1.
Truyền hình thực tế thế giới
Bản thân truyền hình thực tế là xu hướng tất yếu của sự phát triển
truyền hình trên tồn cầu. Đến thời điểm nhất định, truyền hình cần thay đổi,
cần hướng về hiện thực ln xanh tươi và sống động của dòng chảy cuộc sống
thường nhật. Khơng ngẫu nhiên, sự xuất hiện của truyền hình thực tế đã đổi
mới SX chương trình truyền hình một cách mới lạ và được cơng chúng truyền
hình ở nhiều nước trên thế giới rất ưa chuộng.
Theo Từ điển Oxford, truyền hình thực tế là chương trình truyền hình
mang tính giải trí cao hơn các chương trình truyền hình truyền thống và có sự
tham gia của các cá nhân, có thể nổi tiếng hoặc là người bình thường mà
khơng có sự hư cấu hay xây dựng kịch bản (Oxford, 2015).
Truyền hình thực tế (THTT) có mặt rất sớm ở Mỹ từ những năm 1940.

Điển hình là Candid Camera, một chương trình camera quay lén đã tạo được
tiếng vang và đặt nền móng cho truyền hình thực tế phát triển.
Đến thập niên 1970, An American Family đánh dấu sự phát triển của
chương trình thực tế đầu tiên theo hướng hiện đại với chủ đề xoay quanh cuộc
sống của một số gia đình qua một cuộc ly hôn.
Vào thời điểm hiện tại, THTT đã trải qua nhiều giai đoạn và chứng kiến
sự tăng nhanh về số lượng các chương trình Truyền hình Thực tế trên khắp
thế giới. Các chương trình đó đa dạng về lĩnh vực: ca nhạc như Master Chef
(Vua Đầu bếp), Got Talent (Tìm kiếm tài năng), The Voice (Giọng hát), Idol
(Thần tượng âm nhạc), X- Factor (Nhân tốt bí ẩn), người mẫu như Next top
model, thiết kế thời trang như Project Runway; về trải nghiệm: Running Man,
Dad, where are you? (Bố ơi, mình đi đâu thế? ...
Đặc điểm thu hút của các chương trình này là các sự kiện, tình huống
mang tính thực tế, khơng dàn dựng trước theo kịch bản. Vì vậy, khán giả có
thể thấy những cảm xúc rất thật từ thí sinh, người nhà, q trình tỏa sáng sau


từng tuần phát sóng, hay các tình huống thú vị xảy ra ngay trong thực tế đời
thường đặc biệt đối với các chương trình liên quan đến carmera được giấu
kín.
Truyền hình thực tế, đặc biệt, rất phát triển tại một số các quốc gia như
Mỹ và Hàn Quốc. Truyền hình thực tế ở các nước này được dành một sự ưu ái
đặc biệt và có sự lan tỏa đến nhiều quốc gia khác. Biểu hiện của sự ảnh hưởng
đó là việc mua bản quyền phát sóng hay “bản địa hóa” các chương trình
truyền hình đó.
1.2.2.

Truyền hình thực tế Việt Nam

Ở Việt Nam, Truyền hình thực tế manh nha xuất hiện vào năm 2004 với

chương trình Sao Mai Điểm Hẹn của VTV mùa đầu tiên cùng chiến thắng
thuộc về Tùng Dương và Kasim Hồng Vũ. Tiếp nối sau đó là các chương
trình truyền hình thực tế tại một số đài địa phương lớn, tiêu biểu là Đài truyền
hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTVT).
THTT nói chung chia làm 2 mảng chính: các cuộc thi và các bộ phim
ghi hình trước. Ở Việt Nam, các cuộc thi chiếm đại đa số trên sóng truyền
hình. Dễ dàng liệt kê hàng loạt các chương trình như: Giọng hát Việt, Thần
tượng âm nhạc Việt Nam, Ngơi sao Việt, Nhân tố bí ẩn, Tìm kiếm tài năng
Việt Nam, Thử thách cùng bước nhảy, Vũ điệu xanh, Bước nhảy hồn vũ,…
1.3. “Bản địa hóa” chương trình truyền hình thực tế
Trong phạm vi tiểu luận này, “bản địa hóa” được tạm dịch từ tiếng anh
là “glocalization”.
Khái niệm “glocalization” được ghép từ “globalization” (tồn cầu hóa)
và “localization” (địa phương hóa) được các nhà kinh tế học Nhật Bản sử
dụng trong thập niên 1980 để chỉ sự gia tăng yếu tố địa phương trong các sản
phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng thế giới.
Nguồn gốc của khái niệm này xuất phát từ việc áp dụng các kỹ thuật
canh tác tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện Nhật Bản và được người
Nhật gọi là dochakuka.


Thuật ngữ này, lần đầu được sử dụng trong kinh doanh ở lĩnh vực
nghiên cứu xã hội học truyền thông bởi Roland Robertson với nghĩa là “tầm
nhìn tồn cầu được áp dụng cho các điều kiện địa phương”.
Thuật ngữ này được khu biệt chủ yếu trong việc nghiên cứu truyền
thông và được sử dụng khi đề cập đến hoạt động mua bán các định dạng
chương trình truyền hình. Gắn kết các chương trình truyền hình thực tế với
bản sắc văn hóa của các quốc gia địa phương là một trong các đặc trưng của
“bản địa hóa”. Có nghĩa là các định dạng truyền hình nổi tiếng sẽ gần như
thốt khỏi đặc trưng văn hóa và tăng tính tồn cầu thì các phiên bản được làm

lại ở các nước thường được “đổ khn” bằng các đặc trưng văn hóa gắn liền
với bản sắc dân tộc. Và như vậy, các định dạng truyền hình tồn cầu có thể
giữ một vai trị năng động trong quá trình kết nối các yếu tố bản sắc dân tộc,
cung cấp chỗ đứng cho các nền văn hóa quốc gia và có lẽ quan trọng hơn là
tạo cơ hội cho khán giả tự nhận ra vai trò thành viên của mình trong cộng
đồng dân tộc.
1.4.

Xã hội hóa truyền hình

Đây là một vấn đề đang rất được quan tâm bởi lẽ nó tác động mạnh mẽ đến
lĩnh vực truyền hình, trong đó nó cũng góp phần ra đời cho các chương trình
truyền hình thực tế trên sóng các kênh truyền hình Việt Nam.
Đến nay, việc xuất hiện truyền hình thực tế của Việt Nam là minh
chứng cho sự xuất hiện của liên kết xã hội hóa chương trình truyền hình.
Liên kết sản xuất các chương trình truyền hình là hình thức hợp tác
giữa một bên là đài truyền hình với đối tác liên kết (cá nhân hoặc tổ chức) để
tạo ra một phần hoặc toàn bộ sản phẩm truyền hình.
Trong đó, đối tác liên kết là tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký
kinh doanh và đang hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Đối tượng liên kết có
sự cam kết với đài truyền hình trong sản xuất và được quản lý chặt chữ bởi
pháp luật trong kinh doanh (về vốn hay hợp đồng).


CHƯƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ VIỆT NAM
Có thể nói rằng sự ra đời của truyền hình thực tế Việt Nam nói riêng và
hoạt động xã hội hóa truyền hình tại Việt Nam nói chung đã mang lại nhiều
lợi ích to lớn. Trước tiên, có thể khẳng định rằng: nhờ có các chương trình

truyền hình thực tế, các chương trình trên truyền hình Việt Nam trở nên đa
dạng và phong phú hơn, tăng về thời lượng phát sóng, dạng và loại hình
chương trình, phát triển thêm nhiều kênh chuyên biệt.
Đặc biệt, thông qua hợp tác liên kết sản xuất các chương trình truyền
hình thực tế, các nhà đài có thể thu về một lượng tiền quảng cáo và tài trợ
khổng lồ. Điều này, giúp giảm bớt gánh nặng cho nhà nước trong việc cấp
kinh phí cho các đài truyền hình hoạt động.
Điều này tạo nên một bức tranh vô cùng sôi động trong lĩnh vực truyền
hình và văn hóa Việt Nam và dần hình thành một số đặc điểm và các vấn đề
được dặt ra của truyền hình thực tế Việt Nam như:
2.1. Số lượng tăng nhanh chóng dẫn đến nguy cơ “bão hòa”, số lượng tỉ lệ
nghịch với chất
Số lượng các chương trình Truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay đã
lên tới con số 50 và chiếm trọn khung giờ vàng trên sóng truyền hình.
Gần 10 năm qua, số lượng các chương trình thực tế được mua bản
quyền về sản xuất ở Việt Nam đang ngày càng nhiều.
Trong khi những chương trình truyền hình trong nước đang cạn kiệt về
format hấp dẫn, THTT với các dạng format nổi tiếng của nước ngồi đã trở
thành một “luồng gió mới” trên màn ảnh nhỏ. Trong năm 2012, hơn chục
chương trình THTT cả cũ lẫn mới đã lên sóng truyền hình cả nước và được
đón nhận nhiệt tình.
Tính riêng trong năm 2012, khán giả Việt đã được xem THTT từ đầu
năm tới cuối năm các chương trình “thi đua” phủ sóng vào các khung giờ
vàng cuối tuần trên kênh truyền hình quốc gia.


Trong khi, trở về những năm 2000, khi truyền hình thực tế còn chưa
rầm rộ ở Việt Nam, Sao mai điểm hẹn - một cuộc thi âm nhạc tự sản xuất của
VTV đã xuất hiện và tạo nên một làn sóng mới và nhận được sự u thích và
đón nhận của khán giả yêu nhạc trên cả nước. Lí do là các cuộc thi âm nhạc

trước đó của các nhà đài đều tổ chức với kiểu truyền thống là các cuộc thi
tiếng hát truyền hình với một format nhàm chán và cũ kỹ lặp lại mỗi năm.
Điều này khiến cho sự ra đời của Sao mai Điểm Hẹn lúc đó như một “gã tiên
phong” trong việc mang đến cho khán giả một món ăn mới và “hot” theo
đúng nghĩa của nó.
Hàng loạt chương trình truyền hình thực tế “đua nhau” lên sóng mà
khơng có sự khác biệt q nhiều về mặt nội dung và format như hiện nay thì
thị trường màu mỡ này sớm sẽ bị bão hòa.
Xét cho cùng, nếu khán giả được ví như thực khách thì các chương
trình truyền hình thực tế là các món ăn. khi họ được thưởng thức nhiều món
ăn mới là một điều thú vị; ngược lại, nếu chỉ trong một bữa tiệc thịnh soạn và
đồ ăn ngoại nhập thì ăn lần đầu thấy ngon nhưng ăn càng nhiều thì lại càng
thấy no, đầy bụng và đầy bụng thì sẽ khó tiêu hóa và không để lại ấn tượng.
Đa dạng và phong phú nhưng số lượng tỉ lệ thuận với chất lượng.
Khán giả từ chỗ ln “thiếu” các chương trình để thỏa mãn nhu cầu
xem; đến nay, dường như các kênh truyền hình thực tế đã khiến khán giả
“ngộp thở” vì tần suất dày đặc và chất lượng chương trình giảm sút trầm
trọng. Điều này thể hiện về lĩnh vực và cách thu hút khán giả của các đơn vị
tổ chức.
Nếu để điểm danh những chương trình thật sự đặc sắc có lẽ chưa đếm
đủ trên một bàn tay. Đặc điểm chung giữa các chương trình truyền hình thực
tế khi được “bản địa hóa” theo kiểu Việt Nam là “nóng” khi mới xuất hiện
nhưng đến các mùa sau lại “nguội” dần. Điều này có thể lý giải một phần bời
tính hiếu kỳ và tị mị của khán giả Việt ln thích những gì mới lạ.
Chính nguyên nhân này khiến các mùa giải kế tiếp của phần lớn các
chương trình truyền hình thực tế đều giảm đi sức nóng bởi yếu tố mới lạ đó


khơng cịn nhiều, trong khi những người làm chương trình thì chưa đầu tư cho
việc đổi mới hay đột phá. Khán giả thờ ơ với các chương trình như thế là điều

tất yếu.
Chất lượng giảm sút thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Thứ nhất, dùng scandal và chiêu trị để thu hút khản giả
Khi có quá nhiều sự lựa chọn mà chất lượng nội dung và format
chương trình khơng có sự thay đổi q lớn thì nhà sản xuất buộc phải sử dụng
những "chiêu trò" để thu hút khán giả.
Có thể nói chiêu trị là cách cuối cùng để các nhà sản xuất lơi kéo được
người xem. Ví dụ như “Giọng hát Việt” đổ bộ vào Việt Nam năm 2012 đã
gây nên một “cơn bão” lớn với khán giả bởi những tài năng ca hát thực sự
khiến tỉ suất người xem chương trình tăng cao kỷ lục.
Đến nay, để đáp ứng thị hiếu ngày một cao của khán giả và nâng cao
sức cạnh tranh của chương trình, nhà sản xuất khơng ngần ngại tìm mọi cách
xây dựng kịch bản và “ép” nó trở nên tự nhiên.
Khơng chỉ vậy, scandal có thể được tạo ra từ chính các thí sinh tham dự
chương trình như thí sinh nói xấu ban giám khảo, các thí sinh tố nhau gian
lận, thí sinh thảm họa, cố ý khoe thân đến lộ kết quả chương trình hay chuyện
tình cảm của các thí sinh.
Kết quả thu lại sau những scandal này chính là sức hút của chương
trình ngày càng nóng, giá quảng cáo trong khung giờ tăng cao ngất ngưởng,
dư luận thoải mái bàn tán trong khi nhà sản xuất vô tư thu tiền đầy túi.
Tuy nhiên, khán giả bây giờ đã đủ thông minh để nhận ra đâu là thật và
đâu là giả, họ đòi hỏi những gì cao hơn từ chất lượng của các chương trình
thay vì những lùm xùm xung quanh các cuộc thi. Khán giả, hiện nay, rất
thơng minh, họ có đủ trình độ để nhận thức
Thứ hai, gương mặt thân quen từ giám khảo đến thí sinh và sự thiếu hụt
các ứng viên tài năng thực sự
Ví dụ như X-Factor mới đây đã trình làng quá nhiều gương mặt cũ đã
minh chứng cho sự thiếu hụt tài năng và cạn nguồn thí sinh có chất lượng cho



các cuộc thi ca hát. Bùi Caroon, Đinh Huy hết dự thi The Voice lại tiếp tục với
X-Factor, Nguyễn Khánh Phương Linh thất bại ở The Voice nhảy sang thi
Việt Nam idol, và hàng loạt tên tuổi từng gắn bó với Sao mai điểm hẹn, Ngơi
sao tiếng hát truyền hình tìm kiếm cơ hội mới ở The Voice, Việt Nam idol, XFactor khơng cịn là chuyện lạ, gây bất ngờ cho khán giả.
2.2. Truyền hình thực tế mảng cuộc thi được tập trung hơn và “lấn át”
mảng ghi hình sẵn
Trong khi các chương trình truyền hình thực tế mảng cuộc thi được sản
xuất nhiều với nội dung giống nhau. Tiêu biểu là các chương trình tìm kiếm
tài năng về nghệ thuật Việt Nam cho người lớn đến trẻ nhỏ như: Vietnam Idol,
Giọng hát Việt, Nhân tố bí ẩn...
Các chương trình mảng ghi hình sẵn, mặc dù, ít nhưng đã có vị trí nhất
định trong khán giả và phần nào tạo được tiếng vang chỗ đứng tại Việt Nam.
Quay lại năm 2008, “Hành trình kết nối những trái tim” đã thu hút một lượng
lớn người xem, tuy nhiên chương trình dừng phát sóng vào năm 2012.
Hiện tại, “Bố ơi! Mình đi đâu thế?” là một trong số ít những chương
trình nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả truyền hình.
Các vi dụ trên cho thấy rằng: mảng chương trình ghi hình đang đạt hiệu
quả truyền thơng cao lại đang chưa được đầu tư kĩ càng.
3.3. Trẻ em được đưa vào vịng xốy của các cuộc thi – Bất cập
khơng ngờ
Sau sự thành công của các bản gốc trong lĩnh vực tìm kiếm tài năng,
một loạt các chương trình với format tương tự tập trung vào đối tượng trẻ em
ồ ạt ra đời, tiêu biểu là “Giọng hát Việt nhí”, “Bước nhảy Hồn vũ nhí”,
“Gương mặt thân quen nhí”,…
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và học tập
của trẻ. Hơn nữa, các em đang trong độ tuổi phát triển nên việc phải chịu
nhiều sức ép dư luận khi bước chân vào showbiz quá sớm sẽ khiến tâm lý
thiếu ổn định. Cùng với đó là việc sử dụng trẻ em để quảng cáo cho chương



trình diễn ra khá thường xuyên. Điển hình là “Giọng hát việt nhí” và “Bước
nhảy hồn vũ nhí” đã sử dụng hồn cảnh sống khó khăn của các em để thu hút
dư luận.
3.4.

Chủ yếu là mua bản quyền nước ngoài

Các chương trình truyền hình thực tế của Việt Nam hiện nay hầu hết
đều phải mua bản quyền từ nước ngoài. Trong số khoảng 50 đến 60 chương
trình truyền hình thực tế đang phát sóng tại Việt Nam thì có đến khoảng 95%
mua lại bản quyền từ nước ngoài và vẫn không ngừng tăng lên bởi nhu cầu
người xem, cùng với sự “béo bở” về lợi nhuận của thị trường này.
3.5.

Nguy cơ mất dần yếu tố văn hóa

Các chương trình truyền hình thực tế được mua bản quyền nhằm phục
vụ đời sống “thực tế” của các quốc gia rất khác nhau về tính cách văn hóa.
Tuy nhiên vì lợi nhuận các chương trình được “Việt hóa” qua loa, vội
vã và q thiên về lợi nhuận (qua quảng cáo và tin nhắn của cơng chúng
truyền hình), dẫn đến hệ quả là cố tình đi ngược lại văn hóa tiếp nhận, văn
hóa thưởng thức của nước nhà là điều đáng quan ngại. Nguy cơ trước mắt là
truyền hình thực tế tại Việt Nam có thể biến thành một “bãi rác” văn hóa.
Dù gần gũi thì mỗi một quốc gia vẫn có hệ thống chuẩn mực văn hóa
riêng của mình, có sự khác biệt về về cách ứng xử với môi trường tự nhiên và
mơi trường xã hội đặc thù chỉ riêng có ở quốc gia của mình. Do đó, khi mua
bản quyền format các chương trình truyền hình thực tế nước ngồi, bất kì
quốc gia nào đều cần “bản địa hóa”,thơng qua một “màng lọc” văn hóa. Trong
hàng loạt chương trình thì “Giai điệu tự hào” thành cơng là nhờ có sự “Việt
hóa” phù hợp.

Một ví dụ phi văn hóa đến từ việc một chương trình dùng chiếc khăn
Piêu của dân tộc Thái làm thành chiếc khố cho các ca sĩ biểu diễn trên truyền
hình. Đây có thể coi là một sự xúc phạm văn hóa cần được chú ý.
Tuy nhiên, chương trình truyền hình thực tế được phát sóng tại Việt
Nam, dành cho người Việt Nam, cố gắng thu hút người Việt Nam lại khơng
thể hiện được điều đó.


Bắt chước cứng nhắc, tn thủ thái q, vơ hình chung đã làm thui chột
khả năng sáng tạo, tính đột phá của những chương trình thực tế phiên bản Việt
Nam. Minh chứng cụ thể là các sân chơi này bao giờ cũng chỉ thu hút ở mùa
đầu tiên, đến những mùa giải sau càng nhạt dần, thiếu hấp dẫn.
Nguyên nhân của vấn đề này là do trình độ và cả thái độ đối với văn
hóa nghệ thuật của những người có trách nhiệm, ở đây là chủ thể truyền thơng
(đài truyền hình và đối tác).
Nếu giá trị kinh tế được định giá cao hơn thì giá trị văn hóa nghệ thuật
bị xem nhẹ cũng là điều không cần bàn cãi.
Các thảm họa truyền hình hay scandal và chiêu trị trực tiếp trên truyền
hình sẽ tạo nên một mảng tối cho truyền hình nước nhà nói riêng và văn hóa
Việt Nam nói riêng.
3.6.

Một vài nhân tố điển hình thực sự có chất lượng nổi lên
nhưng chưa đủ sự thu hút

Trước hàng loạt các chương trình truyền hình thực tế gây nhàm chán thì
chương trình “Giai điệu tự hào”, mua bản quyền từ chương trình “Di sản quốc
gia” – một trong những chương trình thành cơng trong vịng 4 năm (từ năm
2009 đến năm 2013) của lịch sử truyền hình hiện đại Nga, nổi lên như một
hiện tượng.

“Di sản quốc gia” không chỉ là một chương trình ca nhạc làm mới các
ca khúc đã từng được yêu thích trong nhiều thập kỷ trước, điều đặc biệt nhất
mà chương trình thực hiện được, đó là phần tọa đàm của các vị khách mời
bình luận thuộc hai thế hệ già và trẻ, rất khác biệt về tuổi tác, về quan niệm
sống, quan niệm nghệ thuật. Sự khác biệt ấy thể hiện trong đối thoại, tranh
biện giữa hai thế hệ. Đây là một chương trình truyền hình thực tế hiếm hoi
được chủ thể sản xuất và tổ chức trình diễn gắng đảm bảo sự tương xứng hài
hịa giữa tính chính luận và tính nghệ thuật, giải trí, mặc dù cũng khơng tránh
được “sạn” về nghệ thuật đối thoại, bình luận và văn hóa ứng xử trẻ – già
trong diễn biến của chương trình.


Năm 2012, Thử thách cùng bước nhảy được xem là chương trình lặng
lẽ nhất vì khơng có bất kỳ scandal nào, nhưng cũng là chương trình được
cơng chúng tán thưởng nhất. Người xem khơng chỉ cảm nhận được tình u,
đam mê, lao động nghệ thuật của thí sinh, mà cịn được theo dõi một cuộc
chơi công bằng trên tinh thần cống hiến.


CHƯƠNG 3:
DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ VIỆT NAM
3.1. Tiếp tục phát triển
Trước những thực trạng nên trên, nhiều nhận định cho rằng THTT tại
Việt Nam thật sự đã đi vào giai đoạn bão hoà. Tuy nhiên, các chương trình
thực tế hiện nay mới chỉ là của các đài truyền hình lớn như VTV và HTV. Đối
với các đài địa phương chưa thực sự tham gia vào “sân chơi” truyền hình thực
tế bởi họ mới chỉ manh nha tự sản xuất các chương trình nhỏ. Lí do chính của
câu chun này là vì hạn chế về tài chính, cơng nghệ và vì sức hút q lớn của
VTV đang tạo nên áp lực chọ họ.
Cần chú ý rằng: ở mỗi đài nhỏ vẫn có lượng khán giả trung thành thích

thú với sự đổi mới của họ; do đó, THTT vẫn sẽ cịn làm mưa làm gió trên
sóng truyền hình trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, khán giả vẫn sẽ tiếp tục bị thu hút bởi các chương trình có
các yếu tố thật và gây bất ngờ, tác động vào cảm xúc của họ như truyền hình
thực tế.
Sự chết yểu của nhiều cuộc thi như: Hợp ca tranh tài, Ngôi nhà âm
nhạc, Taxi may mắn … sẽ không cản trở các chương trình truyền hình thực tế
tại Việt Nam trong một vài năm tới.
3.2. “Bản địa hóa” các chương trình truyền hình thực tế nước
ngồi vẫn được ưu ái
Từ áp lực tăng doanh thu quảng cáo hay lợi nhuận kinh doanh và
“rating” sẽ thơi thúc các đài truyền hình và đơn vị sản xuất nhập khẩu, các
công ty truyền thơng Việt hố các chương trình truyền hình nhằm lơi kéo khán
giả để tồn tại và cạnh tranh lẫn nhau.
3.3. Mảng chương trình thực tế ghi hình sẵn sẽ “lên ngơi”
Như đã nêu ở trên, mảng ghi hình sẵn đã có những thành cơng nhất
định cùng với sự “chết yểu” của một số cuộc thi sẽ khiến các đơn vị tổ chức
và đơn vị mua bản quyền có thể sẽ đưa ra một bài toán mới. Sự chia sẻ “đất”


phát sóng cho các chương trình truyền hình thực tế được ghi hình trước. Điều
này sẽ khiến cho bức tranh truyền hình Việt Nam sinh động và phong phú
hơn.


CHƯƠNG 3:
KIẾN NGHỊ
Đứng trước thực trạng và các vấn đề liên quan đến truyền hình thực tế,
người viết đưa ra một số những kiến nghị như sau:
Một là, Trách nhiệm thuộc về các cơ quản quản lý truyền hình và

truyền thơng. Dù bản địa hóa hay xã hội hóa đều cần được kiểm duyệt và có
định hướng.
Hai là, các chương trình truyền hình thực tế mảng cuộc thi phải là sự
tổng hịa các yếu tố cơ bản: văn hóa tổ chức chương trình, văn hóa giám khảo
và văn hóa thí sinh.
Ba là, các đài truyền hình và đối tác cần coi trọng khán giả và yếu tố
văn hóa hơn. Truyền hình hơm nay, trong thực tế, vẫn là món q tặng của
Nhà nước dành cho người dân. Vì vậy, các chương trình truyền hình thực tế
phải chịu trách nhiệm trong việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân.
Và nếu truyền hình thực tế đang bị xem là thảm họa, thì phải có sự điều chỉnh
kịp thời. Khơng thể để tình trạng mấy chục chương trình truyền hình thực tế
làm mưa làm gió và chưa được Việt hóa tử tế như hiện nay.
Ngay từ việc mua bản quyền, người mua đã phải trả lời những câu hỏi:
Mua chương trình này cho ai, với mục đích gì? Mua thế nào? Việt hóa ra làm
sao? Làm thế nào phù hợp với cơng chúng Việt?…
Để có một chương trình truyền hình thực tế tốt và thu hút được khán
giả và mang đậm chất Việt thì nên có sự nghiên cứu kĩ càng về fomat chương
trình, có sự tư vấn sâu sát của các nhà văn hóa. Tránh tình trạng “q mù ra
mưa”, chỉ chăm chăm về lợi nhuận mà quên đi cách tổ chức một chương trình
truyền hình thực tế đúng chuẩn, hấp dẫn.
Bản địa hóa: việc nghiên cứu truyền hình, đặc biệt là nghiên cứu những
thể loại truyền hình mới có định dạng từ các nước phương Tây trong bối cảnh
toàn cầu hóa là một việc làm cần thiết vì sẽ đem lại sự hiểu biết toàn diện và
khách quan đối với những hiện tượng văn hóa mang tính thời đại, góp phần
đưa cơng chúng Việt nam tiếp cận với những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật


của toàn thế giới. Mặt khác, việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa giao lưu,
hội nhập với bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc sẽ mở đường cho văn hóa phát
triển (Nguyễn Chí Bền (Cb) 2010: 138), vừa đáp ứng được nhu cầu của công

chúng Việt Nam vừa có cơ hội vươn xa ra thế giới trong mơi trường tồn cầu
hóa đa chiều. Khái niệm mới “glocalization” trong nghiên cứu truyền thơng
thế giới tỏ ra thích hợp hơn hết với tình hình phát triển truyền hình ở Việt
Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
Khi quyết định mua một phiên bản truyền hình nước ngồi, dẫu quy
định về bản quyền có khắt khe đến mức nào, thì nhà sản xuất vẫn phải coi sự
đóng góp với văn hóa dân tộc là yếu tố hàng đầu. Nhà tổ chức giỏi phải biết
cách dung hòa các yếu tố bắt buộc của format quốc tế với văn hóa bản địa.
Bởi vậy, để chương trình truyền hình thực tế thật sự trở thành một món
ăn dễ hấp thụ với số đơng người Việt, việc tơn trọng bản sắc văn hóa dân tộc
phải trở thành yếu tố tiên quyết trong việc xây dựng và sản xuất chương trình.
Bốn là, sự phản biện xã hội qua các phương tiện đại chúng sẽ là một
mắt xích quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các chương trình truyền
hình thực tế tại Việt Nam.
Năm là, bên cạnh các thông tư quy định về việc biểu diễn và phát sóng
các chương trình truyền hình thực tế trên truyền hình, cần có một số các văn
bản dưới luật quy định cụ thể hơn nữa nhằm đảm bảo sự quản lý hiệu quả
hơn.
Sáu là, xét cho cùng, bản thân khán giả phải là người biết “thanh lọc”
các chương trình phản cảm, thiếu giá trị văn hóa.


KẾT LUẬN
Truyền hình thực tế Việt Nam, với tuổi đời 10 năm, đã tạo ra một số
thành công trong việc thu hút khán giá, tăng thời lượng phát sóng truyền hình
và tạo ra lợi nhuận và nguồn thu lớn cho các đài truyền hình và đơn vị truyền
thơng đối tác.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại nó vẫn gặp một số những vấn đề
cần xem xét và bàn bạc nhằm đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Hy vọng sau các bước đi đầu tiên với khơng ít chuệch choạc, truyền

hình thực tế Việt Nam sẽ có các phiên bản thật sự thuần Việt hay xa hơn nữa
là sáng tạo ra chương trình của riêng mình, từ đó lơi cuốn khán giả bằng tính
nhân văn và giá trị nghệ thuật và yếu tố văn hóa sẽ được đề cao hơn yếu tố
kinh tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Minh, T.V., 2013. Bàn về khái niệm "globalization" trong chương trình
truyền

hình

thực

tế

tại

Việt

Nam.

HYPERLINK

" /> />[22/02/2015].
5. Oxford, 2015. Reality show. [Online] Available at:

HYPERLINK

" /> />[Accessed 28 February 2015].

6. Sơn, P.T.D.X., 2012. Giáo trình Báo chí Truyền hình. Hà Nội: NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
7. Thanh Niên Online, 2015. Những ‘chiêu trò’ của truyền hình thực tế.
[Online] Available at: HYPERLINK " /> [Accessed 3 March 2015].
8. VietnamNet, 2014. Truyền hình thực tế Việt 2014: Càng nhiều, càng nhạt.
[Online] Available at: HYPERLINK " /> [Accessed 28 February 2015].
9. vtv.vn, 2015. Mốc son của truyền hình thực tế ca nhạc. HYPERLINK
" [03/03/2015].



×