Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

truyen hinh xa hoi truyền hình thực tế trên kênh VTV3 – đài truyền hình việt nam với đời sống văn hóa của giới trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.77 KB, 25 trang )

DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BGK

Ban Giám Khảo

BTC

Ban tổ chức

MC

Master of Ceremonies

SV

Sinh Viên

THTT

Truyền hình thực tế

THPT

Trung Học Phổ Thơng

TP HCM



Thành phố Hồ Chí Minh

TV

Ti Vi

VND

Việt Nam đồng


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng cao.
Công chúng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ ln thích thú và giành quan tâm cho những
tác phẩm truyền hình vừa đem lại thơng tin hữu ích, kiến thức đa dạng, lại vừa mang
đậm tính giải trí, thẩm mỹ, thư giãn nhẹ nhàng. Trong các thể loại báo chí, các chương
trình giải trí nổi bật trong việc đáp ứng nhu cầu ấy. Trong đó, truyền hình thực tế là
một chương trình giải trí đang thu hút được sự chú ý lớn từ người xem.
Truyền hình thực tế (THTT) là một thể loại chương trình truyền hình miêu tả
chân thực những tình huống, hồn cảnh và sự kiện khơng hề sắp đặt trước trong kịch
bản. Nhân vật chính trong các kênh truyền hình thực tế thường là những người chưa
nổi tiếng (đa phần là dân thường).
THTT không chỉ đem lại một sự ủng hộ đơng đảo từ phía cơng chúng mà còn
đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các hãng truyền hình, cho các tập đồn kinh tế và cho
việc quảng bá hình ảnh quốc gia. Nó thành cơng bởi xuất hiện vào đúng thời điểm và

có hướng đi đúng đắn. Ngành cơng nghiệp – dịch vụ truyền hình đổi thay không
ngừng do sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nhu cầu của khán giả.
THTT có nhiều hình thức phong phú, tiêu biểu như: Tư liệu (Documentary
style), Thi thố (Elimination), Tìm nghề (Job search), Vượt lên chính mình (Selfimprovement/makeover), Trị chuyện (Talk show), Quay lộn (Hidden cameras), Chơi
khăm (Hoaxes)….
THTT tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng đã bắt đầu được các đài, các
nhóm, các tổ chức, cá nhân quan tâm và đầu tư thực hiện.Với hàng loạt chương trình
như: Phụ nữ thế kỷ 21, Ước mơ của tơi, Vui là chính, Ngơi nhà mơ ước, Vượt lên
chính mình, Việt nam Idol, Như chưa hề có cuộc chia ly, Kế hoạch gia đình hạnh
phúc, Bước nhảy hoàn vũ, Việt Nam Next Top Model, Việt Nam Got Talent, X Factor


2
Nhân tố bí ẩn… THTT đang dần quen thuộc hơn với khán giả. Nổi bật nhất chính là
hệ thống các chương trình THTT trên kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam.
VTV3 chính là nơi đi đầu trong việc thực hiện các chương trình thực tế để thu hút
khản giả, và cũng là nơi THTT phát huy được nhiều thế mạnh nhất của mình .
THTT tồn tại và phát triển ở Việt Nam đã từ rất lâu nhưng khi đề cập tới thời
điểm được coi là “bùng nổ” chính từ năm 2012 cho tới nay. Đây là thời điểm mà rất
nhiều chương trình lên sóng vào giờ vàng và nhận được rất nhiều phản hồi tốt từ phía
cơng chúng. THTT Việt Nam (bao gồm cả những chương trình truyền hình sáng tạo
và mua bản quyền) đang là những “tài nguyên lớn” giúp phát triển sức mạnh cứng
(kinh tế, thương mại) và sức mạnh mềm (quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới –
phát triển du lịch, phát triển văn hóa) cho mỗi quốc gia nói chung và cho Việt Nam
nói riêng.
Việc nghiên cứu sự phát triển của THTT nhằm nhìn nhận, phân tích những gì
THTT đã làm được và chưa làm được; những ảnh hưởng của các chương trình THTT
tới đời sống văn hóa của giới trẻ; và đưa ra xu hướng phát triển, một số giải pháp
nhằm phát huy hiệu quả các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3 – Đài
truyền hình Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu Sự phát triển của THTT cùng với tác

động của nó tới đời sống văn hóa của giới trẻ còn rút ra những bài học kinh nghiệm
cho thế hệ phóng viên, biên tập viên, hệ thống các nhà truyền thơng, nhà văn hóa…
muốn tổ chức sản xuất các chương trình thực tế là cần thiết nên trong khn khổ tiểu
luận, tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Truyền hình thực tế trên kênh VTV3 – Đài truyền
hình Việt Nam với đời sống văn hóa của giới trẻ” (khảo sát tại một số trường đại học
và các trường THPT, các forum, fanpage,…)
Những nghiên cứu của tiểu luận này sẽ có khả năng ứng dụng thiết thực vào
việc xây dựng những chương trình truyền hình thực tế mang bản sắc văn hóa Việt
Nam; góp phần đưa truyền hình Việt Nam bắt nhịp cùng truyền hình khu vực và thế
giới.


3
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài này là: Dựa trên cơ sở hệ thống hóa
nhằm đưa ra những quan niệm khác nhau về THTT trên thế giới để có thể giúp định
danh thể loại này một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, đề tài tập trung phân tích, chỉ ra các
đặc điểm, sự phát triển của THTT trên kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam dựa
trên việc phân tích một số chương trình THTT cụ thể. Từ đó chỉ ra sự tác động của
THTT tới một bộ phận cơng chúng xem truyền hình là giới trẻ.
Ngồi ra, tiểu luận có thể tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm sản xuất các
chương trình truyền hình thực tế và chỉ ra xu hướng vận động, phát triển của thể loại
này. Bên cạnh đó tìm ra những khía cạnh mới trong việc xây dựng các chương trình
THTT phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc biệt là văn hóa cũng như lối sống, thói quen
tiếp nhận của giới trẻ tại Việt Nam.
Tiểu luận sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu học hỏi về
Truyền hình thực tế và những tác động của nó tới đời sống văn hóa của giới trẻ.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên đây, tiểu luận chú trọng thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây.
- Hệ thống hóa các khái niệm văn hóa; đời sống văn hóa; truyền hình thực tế và
những khái niệm liên quan.
- Khảo sát, phân tích sự phát triển của THTT thơng qua một số chương trình
THTT của VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam
- Tìm hiểu thực trạng tiếp cận, ảnh hưởng của THTT tới đời sống văn hóa của
giới trẻ
- Nhận thức được hiệu quả tác động và đưa ra xu hướng, một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3.


4
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyền hình thực tế trên VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các chương trình Vietnam’s Got Talent, Cuộc đua kì thú, SV2012, Đồ Rê Mí,
…Khảo sát các nhóm học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ trên đây, tiểu luận sử dụng một số
phương pháp trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin như sau:
+ Phương pháp thống kê - phân loại được dùng thống kê, phân loại, phân tích
các dữ liệu nghiên cứu của các chương trình Vietnam’s Got Talent, Cuộc đua kì thú,
SV2012, Đồ Rê Mí,…
+ Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu, phỏng vấn bảng hỏi anket)
dùng để điều tra công chúng (giới trẻ), phỏng vấn những người làm chương trình
trong diện khảo sát và các chuyên gia, các nhà quản lý, cố vấn của chương trình;

+ Phương pháp phân tích kinh nghiệm; phương pháp dùng trong nghiên cứu
trường hợp và quan sát thực nghiệm với tư cách người trong cuộc để có được cách
nhìn cận cảnh của quá trình sản xuất chương trình, cũng như sự tác động của nó tới
giới trẻ.
5. Ý NGHĨA VÀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN

Trong tiểu luận này, tác giả làm rõ những khái niệm về truyền hình thực tế, một
thể loại chương trình truyền hình đang từng bước chiếm lĩnh “giờ vàng” trên sóng
VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam, và thấy rõ được ảnh hưởng của THTT tới đời
sống văn hóa của giới trẻ. Để thực hiện đề tài ngoài viện vận dụng hệ thống quan
điểm của ngơn ngữ học hiện đại, đề tài cịn áp dụng “một số cơ sở lý luận” của các


5
ngành khoa học xã hội có liên quan như: Văn hóa học, kí hiệu học, tâm lí học , địa lí
học …
Từ những ý nghĩa khoa học trên, tiểu luận sẽ có những ý nghĩa thực tiễn sau:
- Tiểu luận sẽ góp phần đề xuất giải pháp cho Đài truyền hình Việt Nam (VTV)
nói chung và Ban Thể thao giải trí và Thơng tin kinh tế (VTV3) nói riêng xem xét,
điều chỉnh xu hướng phát triển hiện tại và tương lai của chương trình THTT cho phù
hợp với văn hóa tiếp nhận và thị hiếu của cơng chúng truyền hình, đặc biệt là nhóm
cơng chúng chính – giới trẻ.
- Tiểu luận này được hoàn thành, sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và lý thú cho
các cơ sở đào tạo văn hóa truyền thơng nói chung và cho các Đài phát thanh-truyền
hình địa phương trong cả nước, cũng như những ai quan tâm đến truyền hình thực tế
và tác động của nó tới cơng chúng.
6. KẾT CẤU KHĨA LUẬN

Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Tiểu luận
gồm có 3 chương chính:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Truyền hình thực tế và Đời sống
văn hóa
Chương 2: Tác động của một số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu trên
kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam tới đời sống văn hóa giới trẻ.
Chương 3: Một số giải pháp phát huy hiệu quả các chương trình truyền hình
thực tế trên kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam


6
Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRÊN KÊNH VTV3 – ĐÀI TRUYỀN
HÌNH VIỆT NAM
3.1. DỰ ĐỐN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN HÌNH THỰC TÊ TRONG
TƯƠNG LAI

Trong những năm tới, các chương trình THTT sẽ tiếp tục phát triển mạnh
mẽ và sẽ là một trong những xu hướng giải trí chủ đạo trong tương lai.
Hiện nay, các chương trình THTT ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới
đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của tất cả lĩnh vực của cuộc sống như
công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng và những tiến bộ ngày càng mạnh mẽ
trong khoa học công nghệ và nhiều ngành nghề khác... Chỉ mới xuất hiện trên sóng
truyền hình Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng THTT Việt Nam không hề
kém cạnh các nước trong khu vực khi số lượng show THTT tăng lên với tốc độ chóng
mặt, những show đình đám của thế giới đều lần lượt có phiên bản Việt.
Nhiều nhà phê bình lo ngại những xu hướng không lành mạnh của THTT như:
câu khách bằng sex, bằng các xì-căng-đan… Thậm chí nhiều người kể tội THTT "lôi
cuốn" các ca sĩ hoặc nghệ sĩ ở lĩnh vực khác vào những vai trò như giám khảo
(Vietnam Idol, The Voice…) hoặc thí sinh tham gia cuộc chơi (Bước nhảy hồn vũ,

Cặp đơi hồn hảo…), khiến nhiều dự án nghệ thuật lớn bị lơ là. Nhưng đó là lỗi của
THTT hay của chính những người đứng sau máy quay, của những người tham gia?
Phải thừa nhận rằng THTT mang đến những xúc cảm mới cho cơng chúng. Đã
khơng cịn kiểu xem truyền hình: ngồi vào ghế bành và thụ động đón nhận những gì
được mang lại qua chiếc ti-vi. Khán giả ngày nay khác hơn rất nhiều, nhất là giới trẻ,
với nhu cầu bày tỏ ý kiến, thể hiện bản thân mình. THTT đáp ứng được những nhu
cầu ấy. Khán giả đang xem một chương trình THTT về âm nhạc, yêu thích một ca sĩ


7
nào đó, nhắn tin bình chọn cho ca sĩ ấy, tin nhắn đó sẽ đóng góp quan trọng vào việc
giữ ca sĩ ở lại để đi tiếp hay loại ca sĩ; khán giả đang xem một bộ phim, thích phương
án xử lý tình huống nào, nhắn tin bình chọn, ngay tập phim sau, phương án nhiều
người bình chọn nhất sẽ được thể hiện… Cứ như vậy, THTT đang khiến khán giả Việt
Nam phát sốt, vừa dõi mắt theo chương trình vừa bấm phím gởi tin nhắn…
THTT làm được những điều trên là nhờ tính tương tác và giải trí cao của các
chương trình. Những nhà nghiên cứu gọi đó là truyền hình tương tác - "Interactive
television". Vai trị của khán giả đã khác hẳn đi, thói quen xem cho vui mắt, vui tai
dần bị thay thế bởi cách xem chủ động: lựa chọn và tham gia vào show THTT. Thậm
chí khán giả cịn có thể biên tập, sắp xếp một show theo cách mình mong muốn…
Quá trình tương tác - trao đổi cũng giúp những người sản xuất chương trình hiểu hơn
tình cảm, nhu cầu của khán giả; xác định rõ hơn hiệu quả của thông tin. Tương tác tạo
khả năng đa dạng hóa nguồn thơng tin. Xét cho cùng, truyền hình tương tác góp phần
thu hút ngày càng nhiều khán giả, tăng tính cạnh tranh cho một show truyền hình, một
kênh truyền hình, một đài truyền hình.
THTT đang trở thành xu hướng chủ đạo của truyền hình giải trí trên thế giới.
Truyền hình Việt Nam cũng khơng thể đứng ngồi xu thế đó. Các chương trình THTT
đã và đang làm thay đổi diện mạo của truyền hình, thu hút mạnh mẽ cơng chúng. Sự
lo ngại về giá trị đích thực của các chương trình khơng phải là khơng đáng đề cập đến,
nhưng sự cân bằng giữa yếu tố nghệ thuật và yếu tố thị trường là điều hoàn toàn có

thể.
3.2. MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ PHÁT SĨNG

3.2.1. Hoạt động tổ chức sản xuất
Các chương trình truyền hình thực tế địi hỏi số lượng người trong ekip thực
hiện là khá đơng. Chính vì thế việc phân công công việc phải hết sức rõ ràng, các
thành viên cần tuân thủ nghiêm túc nhiệm vụ được giao, tránh chồng chéo công việc
khiến cho hiệu quả công việc không cao. Yêu cầu về kĩ năng làm việc nhóm thực sự


8
rất cần thiết trong trường hợp này. Bên cạnh đó, do chương trình truyền hình thực tế
đang trong giai đoạn bùng nổ, ngồi các chương trình mua bản quyền nước ngồi,
hiện nay đã có nhiều chương trình tự lên ý tưởng và sản xuất nên việc họp ekip thực
hiện chương trình sau mỗi lần ghi hình là vơ cùng cần thiết.
Để có được một lần ghi hình, khâu tiền kì có rất nhiều việc phải làm, khơng
những làm để phục vụ cho ghi hình thật tốt mà cịn phải đảm bảo tính thực tế, chân
thực nên đàng địi hỏi đội ngũ ekip có tinh thần trách nhiệm, có ý thức cơng việc và
có sự nhanh nhẹn trong ứng biến các tình huống có thể xảy ra. Bất cứ lúc nào những
sự việc hay, bất ngờ đều có thể xuất hiện. Nếu biên tập không tốt, làm mất đi những
chi tiết này sẽ làm chương trình giảm chất lượng.
Khâu hậu kì của các chương trình truyền hình thực tế cũng vơ cùng quan trọng,
cần đặc biệt chú ý. Với quá trình ghi hình, khơng chỉ là các show biểu diễn mà còn
các hoạt động riêng lẻ đều tốn rất nhiều băng ghi hình, với rất nhiều dữ liệu.
Ta có thể xem qua ví dụ từ Chương trình Đồ rê mí. Chương trình Vịng loại 3
miền lên sóng 50’ nhưng có đến khoảng 10 băng betacam 60 phút và 20 băng lẻ 30
phút. Vì thế bộ phần thư kí chương trình có vai trò khá quan trọng. Họ cần hiểu kịch
bản, từ đó trên cơ sở quan sát hiện trường tham khảo. Người biên tập phải có mặt
trong lúc ghi hình, quan sát và ghi lại những điều đặc sắc; đồng thời chọn lọc theo
kịch bản những chi tiết tốt, ghi chú lại để phục vụ cho việc lấy dữ liệu cho khâu dựng

hậu kì. Nếu làm tốt những việc trên thì khâu dựng hậu kì sẽ được trợ giúp nhiều,
khơng bị mất tập trung bởi số lượng quá lớn dữ liệu.
Đối với các các chức danh chủ chốt trong ekip thực hiện chương trình như tổ
chức sản xuất, đạo diễn, quay phim, biên kịch…đều có những địi hỏi riêng. Chẳng
hạn người tổ chức sản xuất cần tạo điều kiện cho bối cảnh tâm lý nhân vật; đạo diễn
cần xác định được cảm xúc chung của chương trình và u cầu tồn nhóm thể hiện.
Sự phối hợp giữa quay phim và đạo diễn trong ekip làm truyền hình thực tế là rất


9
quan trọng. Các quay phim chương trình thể loại này cần luôn bám sát nhân vật, cần
một tinh thần làm việc thực sự nhiệt tình và kiên nhẫn.
3.2.2. Các phương tiện kĩ thuật
Về phương tiện kĩ thuật, tính chất của việc ghi hình truyền hình thực tế là
thường xuyên phải sử dụng biện pháp vác máy quay để theo chân nhân vật, do đó,
máy quay kỹ thuật số DVC là lựa chọn khá phù hợp cho những chương trình truyền
hình thực tế. Sử dụng loại máy này quay phim có thể cơ động hơn, dễ dàng theo kịp
nhân vật và có thể lách máy vào những khơng gian nhỏ hẹo để ghi hình. Khoa học
cơng nghệ phát triển đã cho ra đời khá nhiều loại máy quay kĩ thuật số hiện đại và tiện
dụng phục vụ đắc lực cho ngành truyền hình. Hiện nay ở Việt Nam cũng đã có loại
máy kĩ thuật số quay và ghi hình trực tiếp vào thẻ (card) thay vì ghi hình vào băng DV
giúp giảm bớt công đoạn nạp băng (capture) mà người dùng có thể sao chép (coppy)
trực tiếp dữ liệu trong thẻ lên máy tính và dựng hình trực tiếp rất thuận lợi và nhanh
chóng.
3.2.3. Nội dung kết cấu
Hầu hết các chương trình này đều có thời lượng khá dài: từ 45 đến 60 phút. Để
không làm khán giả cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi, nên tạo cho chương trình một tiết
tấu nhanh nhờ những lát cắt hợp lý, xen kẽ giữa phóng sự, phần thực tế hoạt động của
thí sinh và những phỏng vấn bên lề. Ngoài ra, để kết cấu chương trình rõ ràng, sáng
sủa hơn, cần gạt hình hiệu và đánh chữ đề phân biệt các phần trong chương trình. Lời

dẫn của người dẫn chương trình cũng nên đi vào trọng tâm hơn.
3.2.4. Hình ảnh
Những chương trình truyền hình thực tế đi sâu và khai thác những phản ứng,
những cảm xúc chân thật của nhân vật tham gia, chính vì thế, cỡ cảnh ưu tiên là trung
cảnh, cận cảnh và đặc tả. Một vài cảnh toàn để nêu bật khơng khí hiện trường cũng là
cần thiết tuy nhiên quan trọng hơn vẫn là những hình ảnh đặc tả từng cử chỉ, nét mặt


10
của nhân vật. Chẳng hạn trong một cuộc thảo luận, khi có quá nhiều ý kiến tham gia
và câu chuyện lên đến cao trào, tất sẽ có những phản ứng khác nhau từ phía các nhân
vật, các thí sinh. Sẽ có người trầm tư suy nghĩ và lắng nghe, có người đồng tình gật gù
tâm đắc, có người lại nhăn nhó khơng thối mái, hoặc có những bàn tay gõ xuống bàn
sốt ruột… Tất cả những động thái đó biểu hiện chân thực nhất về cảm xúc cũng như
tính cách của nhân vật. Và việc ghi lại được những hình ảnh như vậy sẽ làm tăng tính
thực tế của chương trình. Một chương trình truyền hình thực tế cần rất nhiều máy
quay phim và vai trò của người quay phim hết sức quan trọng.
Chính sự nỗ lực có mặt liên tục của các quay phim dẫn tới việc những người
được quay vào hình ảnh quá quen thuộc với các quay phim nên qn mất mà họ
khơng cịn diễn xuất nữa. Nhờ đó hình ảnh thu được rất chân thực. Đó là một phần
làm nên phẩm chất của truyền hình thực tế.
3.2.5. Người dẫn chương trình
MC là người dẫn dắt chương trình và được xem là “bậc thầy của nghệ thuật
giao tiếp”. Trong các chương trình THTT, MC cịn đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng hơn nữa trong các dạng chương trình truyền hình. MC dẫn các chương trình
THTT khơng chỉ yêu cầu cao về ngoại hình sáng sân khấu, khả năng ngoại ngữ,
“duyên dáng” trong gu thẩm mỹ và hình thể đẹp, bắt mắt mà trên hết, MC phải là
người thơng minh, có khiếu hài hước và khả năng ứng biến linh hoạt trên sân khấu,
cũng như trong mọi hồn cảnh. Đối với THTT, MC khơng chỉ là người dẫn dắt
chương trình, mà trong nhiều trường hợp, MC phải là người trực tiếp tham gia vào

nhiệm vụ mà chương trình tạo ra cho các thí sinh của mình. Kinh nghiệm cho thấy,
người dẫn chương trình thường xuyên xuất hiện đồng hành với các nhân vât và thí
sinh tham gia chương trình tại nhiều địa điểm khác nhau sẽ tạo cảm giác thân thiện,
chân thực hơn là chỉ dẫn trong trường quay. Yêu cầu của một dẫn chương trình THTT
là sự nổi bật về trải nghiệm, khả năng nắm bắt tình hình và hồn tồn “vững vàng”
trong mọi tình huống. MC THTT phải có lợi thế về sự chững chạc, từng trải và cả sự


11
sang trọng, lịch lãm tùy từng hoàn cảnh. Hơn thế nữa, mọi chương trình THTT phải
ln đảm bảo tính giải trí, vui vẻ,… Chính vì vậy, MC phải ln chủ động “khuấy
đảo” đám đơng, biết cách làm nóng sân khấu.
3.2.6. Đối tượng tiếp nhận
Một chương trình khi hướng đến một đối tượng tiếp nhân cụ thể. Với mỗi đối
tượng khán giả xem truyền hình khác nhau, người làm chương trình sẽ định hình lại
chủ đề, giới hạn nội dung chương trình. Và trong mỗi chương trình cụ thể, những
người làm chương trình phải có cách sắp xếp bối cảnh, cách chọn lựa cảnh quay phù
hợp.
Tơi xin lấy ví dụ cơ bản về bài học tâm lý tiếp nhận của khán giả xem truyền
hình. Với cùng một khn hình có bốn đối tượng: đồng hồ, biển đề tên khách sạn,
trạm xăng, taxi. Nếu ai đó đang vội rag a thì mắt sẽ chỉ nhìn thấy xe taxi. Đồng hồ thì
có ý nghĩa đối với một người đang chuẩn bị tới cuộc hẹn. Người lái xe gần hết xăng
thì mắt chỉ tìm cây xăng và người du lịch đang mệt mỏi thì sẽ kiếm tìm biển đề tên
khách sạn. Cũng như vậy, khi xác nhận đối tượng hướng tới của chương trình là ….
Nắm bắt được điều này, người quay phim sẽ biết cách chọn lọc những hình ảnh
thơng tin có giá trị, truyền tải đúng nội dung chương trình, bản chất sự việc và “chộp”
được cảm xúc, phản ứng của nhân vật. Khi làm được như vây, người quay phim đã
nắm bắt được cảm xúc của chính những người đang theo dõi chương trình đó.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁO NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
TRÊN KÊNH VTV3 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM


3.3.1. Nghiên cứu nhu cầu của khán giả trẻ
Giới trẻ vốn là nhóm cơng chúng đa nhu cầu, đa thị hiếu và muốn được học hỏi,
biết nhiều hơn thơng qua truyền hình nói chung và hệ thống các chương trình THTT
nói riêng. Những chương trình THTT dành cho giới trẻ đang có trên kênh VTV3 –
Đài truyền hình Việt Nam chưa đáp ứng được hồn tồn nhu cầu thưởng thức của họ.


12
Theo khảo sát, Giới trẻ hiện nay chủ yếu theo dõi các chương trình truyền hình trên
YanTV, VTV6,… Chính vì vậy, việc khảo sát nhu cầu của bộ phận công chúng xem
truyền hình là giới trẻ sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển trong tương lại của các
chương trình THTT trên VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam
Nghiên cứu nhu cầu của giới trẻ có thể sử dụng những phương thức: phát phiếu
điều tra, ý kiến của khán giả, gắn thiết bị điều tra vào ti vi, mua kết quả điều tra từ
nước ngoài,…
Kết quả nghiên cứu giúp ích cho:
 Nhà quản lý: hoạch định chính sách hợp lý, chỉ đạo việc cải tiến nội dung, hình
thức thể hiện, bố trí thời điểm phát sóng, thời lượng các chương trình sao cho phù
hợp và đáp ứng được nhu cầu của khán gải trẻ.
 Những người sản xuất: phát huy những thành tựu vốn có và khắc phục, điều chỉnh
những mặt còn hạn chế trong khâu sáng tạo, thực hiện các chương trình THTT
3.3.2. Hình thức thể hiện
Như trong những phần đầu tiểu luận đã giới thiệu, chương trình truyền hình
thực tế mà Việt Nam đang sản xuất một cách có bài bản, hệ thống và định hình thể
loại mới chỉ được khai thác ở thể loại chương trình trò chơi thực tế (gameshow) và
cuộc thi tài năng (talent show) mà chúng ta vẫn gọi chung với cái tên là Reality show
và tạm dịch sang tiếng Việt là Truyền hình thực tế. Trong tương lai, ngành truyền hình
Việt Nam có thể tiếp tục khai thác thể loại này để làm chương trình truyền hình thực
tế vì một số lý do sau đây:

1.1

Hiện nay xã hội đang phát triển không ngừng, những ngành phục

vụ đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người do đó phát triển theo.
Truyền hình đang dần trở thành một ngành dịch vụ như thế. Và dù bạn làm việc
trong ngành nghề nào, mang giới tính gì, ở độ tuổi bao nhiêu và trình độ nhận
thức như thế nào thì bạn cũng cần có thời gian giải trí. Chính vì thế những
chương trình mang tính giải trí, hoặc kết hợp giáo dục và giải trí sẽ là những


13
chương trình giành được nhiều sự quan tâm trong tương lai. Các chương trình
truyền hình thực tế dạng Gameshow hay Talent show có khả năng thực hiện tốt
các tiêu chí nào nếu thực hiện đúng hướng.
1.2 Việt Nam đa tham gia WTO và đang trong q trình hội nhập tồn
cầu. Đây là cơ hội lớn để ngành truyền hình Việt Nam có thể mua bản quyền
các chương trình thành cơng trên thế giới, đồng thời học hỏi nhiều từ phương
pháp làm truyền hình hiện đại.
1.3 Ngày nay, giới thẻ Việt Nam ngày càng năng động, sáng tạo, tự tin
và luôn muốn khẳng định bản thân với cộng đồng. Cái tôi của giới trẻ ngày nay
rất lớn và môi trường sống mới đã tạo nên cho họ phong thái giao tiếp tự tin,
khơng rụt rè khép kín như trước. Đây là một điều kiện rất tốt để khai thác giới
trẻ và xây dựng các chương trình truyền hình thực tế. Chính sự tự tin và không
ngần ngại thể hiện cái tôi, bản lĩnh cá nhân, thể hiện nét cá tính riêng biệt của
giới trẻ sẽ giúp cho các chương trình truyền hình thực tế có được những khoảnh
khắc chân thực, sống động. Muốn thử sức mình trong nhiều lĩnh vực cũng là
một đặc tính của giới trẻ hiện nay. Chính đặc tính này khiến các chương trình
như Viet Nam’s Got Talent, VietNam’s Next Top Model, Bước nhảy hồn vũ,
Cặp đơi hồn hảo, S Việt Nam, The Amazing Race – Cuộc đua kì thú,…

Sv2012, Đồ rê mí…hấp dẫn và lơi cuốn với những thí sinh tham gia.
Như vậy chúng ta nên tiếp tục khai thác sâu hơn thể loại trò chơi truyền hình
thực tế và các chương trình tài năng thực tế, để từ những format nước ngồi, chúng ta
có thể xây dựng format phù hợp với điều kiện và mang bản sắc Việt Nam. Bên cạnh
đó, ngành truyền hình Việt Nam cũng nên khai thác thêm chương trình truyền hình
thực tế ở dạng Tài liệu (Documentary). Trước đây, thể loại này của truyền hình thực tế
đã được sản xuất lồng ghép trong các chương trình truyền hình bình thường như trong
các phóng sự, phim tài liệu. Chúng ta có thể dựa trên cơ sở, nền tảng này để phát triển
nó thành một thể loại riêng biệt nằm trong hệ thống các chương trình truyền hình thực
tế. Ngồi ra chúng ta vẫn có thể đồng thời ứng dụng truyền hình thực tế như một


14
phương pháp làm truyền hình và lồng ghép vào những thể loại phù hợp giúp nâng cao
hiệu quả chất lượng chương trình. Một số thể loại rất phù hợp để ứng dụng phương
pháp làm truyền hình thực tế tại Việt Nam như phóng sự (phóng sự vấn đề, phóng sự
chân dung), tài liệu (đặc biệt là tài liệu chân dung), chương trình giao lưu gặp gỡ trên
truyền hình (talkshow)…
3.3.3. Nội dung chương trình
Phụ thuộc nhân lực và vật lực
Một trong những yếu tố chính khiến các chương trình thực tế trên thế giới phát
triển mạnh mẽ như vậy là do kinh phí sản xuất chương trình thấp nhưng lại đem lại lợi
nhuận kinh tế cao. Ở Việt Nam vấn đề này có phần trái ngược, để sản xuất một
chương trình truyền hình thực tế rất tốn kém cả về nhân lực và vật lực.
Vậy, nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt giữa việc sản xuất chương trình
truyền hình thực tế của thế giới và Việt Nam.
Trước hết, chúng ta đều biết truyền hình Việt Nam khá non trẻ, các nước tiên
tiến trên thế giới đi trước chúng ta hàng chục năm trong lĩnh vực này. Họ khơng chỉ
có nhiều kinh nghiệm sản xuất chương trình truyền hình hơn, mà quan trọng vấn đề
tài chính đầu tư cho lĩnh vực truyền thơng của nước ngồi là rất lớn. Nhìn chung các

chương trình có kịch bản ở Châu Âu và Châu Mỹ rất đắt giá do những chi phí để giữ
chân đôi ngũ “nhân tài” qua các năm.
Hãy lấy Friends làm ví dụ. Năm 1994, 6 diễn viên chính đã đồng ý kí hợp đồng
5 năm với cát-sê 22.5000 đơ-la cho một chương trình phát sóng. Mỗi lần kí hợp đồng
mới, dàn diễn viên của Friends đã thương lượng hợp đồng và tuyên bố đe dọa rằng họ
có thể chuyển sang tham gia các bộ phim nhẹ nhàng, đỡ vất vả hơn. Năm 1999, họ
được trả 125.000 đô-la mỗi chương trình, và trong 2 mùa chiếu sau là 175.000 đơ-la.
Trong mùa chiếu năm 2002- năm cuối của chương trình này – mỗi thành viên trong
nhóm nhận được 1 triệu đơ-la mỗi chương trình và ngân sách cho mỗi chương trình


15
lên tới 7,5 triệu đơ-la. Những gì diễn ra đối với Friends không phải là duy nhất. Và sự
xuất hiện của các chương rình thực tế lại là một chiến lược khác trong nỗ lực chung là
cắt giảm chi phí và độ rủi ro của các hãng sản xuất chương trình truyền hình. Do đó,
khi sử dụng phương pháp làm truyền hình thực tế, việc ghi hình nhưng con người thật,
bình thường trong cuộc sống (khơng phải những vị khách đặc biệt), việc ghi hình trên
những bối cảnh thật, khơng cần sắp xếp, đạo diễn nhiều đã giảm được một chi phí
đáng kể khi làm chương trình. Quan trong hơn cả là những chương trình này với
những chiến lược kinh doanh mà ta sẽ đề cập ở phần sau đã mang lại những lợi nhuận
khổng lồ cho hãng sản xuất.
Ngược lại với những nước phương Tây, ở Việt Nam, do ngay từ đầu nhân lực
và vật lực đều yếu, nên ngay trong sản xuất chương trình truyền hình theo phương
pháp thơng thường đã giản tiện hết mức có thể. Vì vậy, đến khi làm truyền hình thực
tế, việc cần huy động một lượng lớn máy quay, một ekip làm việc đơng đảo là những
khó khăn đầu tiên. Ngồi ra, ở Việt Nam, các chương trình truyền hình thực tế vẫn có
bàn tay đạo diễn khá nhiều, nên vơ hình chung đã khiến cho việc ghi hình tại những
hiện trường là bối cảnh rộng lớn trở nên phức tạp và tốn kém. Chúng ta nên lựa chọn
những đề tài, những nhân vật, gần gũi với cuộc sống hơn nữa. Hãy thực hiện đúng
tiêu chí của truyền hình thực tế là phản ánh cuộc sống thực của con người thực…

Ngoài ra, để phát triển truyền hình thực tế Việt Nam, các nhà sản xuất cũng cần tham
khảo thị trường để thăm dò nên áp dụng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Phụ thuộc đối tượng tiếp nhận
Trước hết, xét về tâm lý và tính cách chung của người Việt Nam. Nếu như
người phương Tây vốn sống hướng ngoại thì người Việt nói riêng và người phương
Đơng nói chung vốn quen sống hướng nội. Chính vì thế nhìn chung tâm lý người Việt
khá ngại ngần trong việc đứng trước ống kinh máy quay , càng khó có thể bộc lộ
những hành động, phản ứng, cảm xúc chân thật trước con mắt của cả một ekip làm
truyền hình và rất nhiều người khác nữa.


16
Do nền tảng văn hóa sống khác nhau, các chương trình phương Tây có thể chấp
nhận những hình ảnh “mát mẻ” hay những pha trò chuyện theo kiểu “tự nhiên chủ
nghĩa”, thậm chí có thể có cả những câu nói có phần thơ tục. Trong khi đó, nếu những
hình ảnh, những chương trình tương tự đưa lên truyền hình tại Việt Nam sẽ rất phản
cảm. Truyền thông Á Đông tế nhị, kín đáo khó có thể chấp nhận những vấn đề nhạy
cảm riêng tư phô bày trước cộng đồng. Ngày nay, giới trẻ của Việt Nam đã chịu ảnh
hưởng khá nhiều lối sống tự do phóng khống của phương Tây nên có thể dễ chấp
nhận kiểu chương trình như vậy. Nhưng họ cũng chỉ là một bộ phận khán giả xem
truyền hình. Cịn một bộ phận khán giả rất quan trọng khác là tầng lớp trung niên,
người cao tuổi vẫn còn giữ nhiều tư tưởng quan niệm sống của những người ở thế hệ
trước. Cách nhìn nhận các vấn đề xã hội nói chung và các chương trình truyền hình
của đối tượng khán giả này có phần khắt khe hơn so với giới trẻ. Tương tự như việc
các bậc phụ huynh thường ít có thiện cảm với nhạc rock, hip hop hay game online –
những chương trình truyền hình mang tính chất kích động với những hình ảnh q
phóng khống, mát mẻ hay quái dị, thiếu nền nã…chắc chắn sẽ khiến cho tâm ký
người xem trung niên không thoải mái. Chính vì thế, để có thể cân bằng giữa các
nhóm đối tượng tiếp nhận khác nhau của Việt Nam, những người làm truyền hình
khơng thể áp dụng ngun xi một số mẫu chương trình nước ngồi vào Việt Nam, mà

cần có sự biến đổi hoặc chọn lọc để phù hợp với truyền thống văn hóa và tâm lý tiếp
nhận nói chung của người Việt Nam. Cho đến thời điểm này, việc lựa chọn đề tài
truyền hình thực tế làm về các cuộc thi, cơ hội tìm kiếm việc làm, thể hiện tài năng…
là khá phù hợp. Tuy nhiên, các chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam đang
giới hạn đối tượng khá nhỏ. Tương lai các chương trình nên chọn những chủ đề phù
hợp với những đối tượng khán giả rộng lớn hơn. Peter Bazalgette, giám đốc của công
ty Endemol UK kiêm nhà sản xuất và sáng lập ra chương trình Big Brother đã nói
rằng: “ Các chương trình bán bản quyền chỉ đơn thuần là những ý tưởng được tập
trung lại một cách có quy tắc. Chìa khóa của vấn đề là phải có được kiểu ý tưởng phù
hợp với tất cả mọi người”.


17
Và cũng tùy theo từng thể loại của truyền hình thực tế mà chúng ta chọn đối
tượng khán giả cho phù hợp.
Thể loại Gameshow hay Talent show thì phù hợp với giới trẻ nói chung, đặc
biệt là học sinh sinh viên- những bạn trẻ được nuôi dạy trong một môi trường văn hóa
pha trộn giữa truyền thống và hiện đại. Họ sớm tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây
và chọn lối sống phóng khoảng, cởi mở, thể hiện bản thân với cộng đồng xã hội. Sự tự
tin trong giao tiếp của giới trẻ ngày nay là một yếu tố nội lực rất tốt để phát triển các
chương trình truyền hình thực tế. Các bạn trẻ giờ đây khơng ngại ngần đứng trước
ống kính máy quay, họ ln muốn khẳng định mình, thích trở nên nổi tiếng. Vì thế
phát triển các chương trình truyền hình thực tế kiểu những cuộc thi tìm kiếm tài năng
là rất phù hợp.
3.3.4. Chiến lược kinh doanh
Ở Việt Nam, vấn đề kinh phí để sản xuất chương trình truyền hình thực tế vẫn
là bài tốn khó với những người làm truyền hình. Để bù lại được với những chi phí
tốn kém đó, ta có thể tham khảo một vài chiến lược kinh doanh các chương trình
truyền hình thực tế đã thành cơng trên thế giới sau đây:
1. Chiến lược đầu tiên nhắm đến đối tượng là các nhãn hàng kinh doanh. Có

thể nói hầu hết các chương trình thuộc thể loại truyền hình thực tế đều tạo nên tiềm
năng lớn thu hút đầu tư của các nhà quảng cáo bằng việc có thể bố trí các sản phẩm
cần quảng cáo trong chương trình. Khác với những chương trình phim truyện hay sân
chơi thơng thường, trong các chương trình truyền hình thực tế, các sản phẩm của các
nhãn hàng quảng cáo có thể được bố trí trực tiếp trong chương trình. Việc bố trí sản
phẩm và tài trợ trực tiếp thể hiện một trong những chiến lược tìm kiếm doanh thu
mới.
2. Chiến lược thứ hai đó là mở rộng mối quan hệ chuyển nhượng. Quan hệ
chuyển nhượng có thể được hiểu một cách đơn giản là mối quan hệ giữa các chương
trình truyền hình về người thật việc thật với các kênh liên kết với nó. Với một chương


18
trình truyền hình thực tế được u thích, ta có thể kinh doanh rất nhiều sản phẩm trên
thương hiệu đó. Trong cuốn Reality TV: Remaking television culture, Ted Magder đã
đưa ra những con số thống kê khá ấn tượng về khả năng thu lợi nhuận kinh doanh từ
các dịch vụ khác nhau:
Trên nước Mỹ có hơn 150 sản phẩm liên quan đến chương trình Survivor từ đĩa
CD, thuộc xịt cơn trùng cho đến những khăn tay sặc sỡ và các trò chơi. Người hâm hộ
cũng cõ thể chơi ba phần thử thác trong chương trình Survivor trực tuyến trên mạng.
Tại Úc, pin Energinez Mã đã được bán kèm một mật mã có thể giúp người xem xem
được 10 video của chương trình khi truy cập vào website Big Brother. Tại Mỹ, công
ty kem Baskin-Robbins đã ký một thỏa thuận chia sẻ nhãn hiệu với NBC để đưa kem
hoa quả của cơng ty vào chương trình Fear Factor (Nhân tố kinh hồng). Tất nhiên,
những chương trình có thể thực hiện chiến lược mở rộng mối quan hệ chuyển nhượng
này phải là những chương trình đã thành cơng trên thế giới. Chính vì thế mà các
chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền rất được ưa chuộng, nó được đánh
giá là giảm thiểu rủi ro của việc “không thể biết trước kết quả” về mức độ quan tâm
của khán giả dành cho chương trình.
3. Chiến lược kinh doanh thứ ba là khuyến khích khán giả tham gia vào

chương trình, hoặc là sử dụng các phương tiện khác để có thể tiếp cận chương trình.
Chương trình Big Brother đã đi tiên phong trong chiến lược này. Quản lý website Big
Brother 2 – Real Network/CBS trong mùa hè 2001 đã lôi kéo được 56.026 khán giả
đồng ý trả phí thuê bao hàng tháng (từ 9.95 -19.95 đô-la) để nhận được các video
24/24h trong chương trình. Một lần mua video như vậy với giá trung bình 15 đơla/lần, nhà quản lý web thu về khoảng 850.000 đơ-la. David Katz, phó chủ tịch liên
doanh kế hoạch chiến lược tại CBS cho biết: “Thông qua thử nghiệm này, chúng tôi
thấy rõ giá trị của việc sử dụng nội dung chương trình và cung cấp dịch vụ th bao.
Nó khiến chúng tơi có thể đa dạng hóa các nguồn thu. Đây mới chỉ là sự bắt đầu.”
Một hình thức khác để khuyến khích khán giả tham gia vào chương trình là
nhắn tin dự đốn có thưởng thơng qua hệ thống nhắn tin và Internet. Hình thức này
cũng đã và đang áp dụng tại Việt Nam chủ yếu tại các chương trình sân chơi truyền


19
hình. Đây vừa là một cách thu lợi nhuận bên lề cho chương trình, vừa là một hình
thức tương tác hiệu quả với khán giả xem truyền hình. Cũng theo thơng kê của Ted
Madger thì:
Tại Anh, nơi chương trình Big Brother thu hút hơn 35% khán giả trong mùa hè
năm 2002 – tương đương với 3.5 triệu người (tức là gần 50% khán giả nói chung) đã
bầu chọn để loại Adele Roberts. Mỗi lần bầu chọn như vậy họ phải trả 25 xu (tiền
Anh), điều đó có nghĩa là tổng số tiền của tất cả lên tới 875.000 bảng, cao hơn chi phí
sản xuất một số của chương trình và cao hơn cả chi phí gần 40.000 bảng trả cho mẩu
quảng cáo 30s được phát sóng buổi tối bầu chọn người chơi bị loại khỏi chương trình.
Tại Úc, khoảng 250.000 người đã trả 50 xu để bầu chọn người chơi bị loại với tổng số
tiền thu được là 125.000 đô-la so với mẩu quảng cáo 30s trị giá 50.000 đô-la được
phát vào số cuối của chương trình (một khoản thu lớn trong ngành truyền hình Úc).
Bên cạnh việc bầu chọn để loại người chơi hay dự đoán người lọt vào vịng
trong bằng tin nhắn, khán giả cịn có thể tải nhạc chng, hình nền và cập nhật những
thơng tin liên quan đến chương trình. Tại Thụy Điển, phiên bản Big Brother mùa hè
năm 2002 đã được liên kết trực tiếp qua mạng di động. Người đứng đầu chuỗi đa

phương tiện của Endemol UK đã nói: “Chúng tơi tạo ra một vịng trịn làm khán giả
cuốn hút muốn biết trong ngơi nhà đang diễn ra cái gì, khiến họ đến với chương trình
trên truyền hình, chương trình truyền hình sẽ dẫn họ tới internet, và internet sẽ dẫn họ
tới các kênh mà họ có thể lấy được thơng tin, các kênh thơng tin này lại đưa họ trở về
với truyền hình trên tivi.”
Mơ hình kinh doanh hiện tại đang được các hãng truyền hình lớn theo đuổi là
sản xuất các chương trình đa phương tiện, sử dụng cả internet và di động. John van
der Puttem, Giám đốc của Endemol Interactive International tin rằng các chương trình
truyền hình có thể sẽ là cửa ngõ để một loạt các dịch vụ về chương trình có thể tiến xa
hơn. Ơng giải thích:
Nội dung chính của công việc kinh doanh này là đa phương tiện… Ví dụ,
chương trình Big Diet của chúng tơi sẽ bao gồm 1 chương trình truyền hình cùng tên
và tạp chí Diet cùng một website liên kết. Không chỉ được xem những người chơi có


20
thể giảm cân như thế nào, nếu người xem cũng muốn mình giảm cân có thể đăng kí
thành thành viên của chương trình. Họ sẽ nhận được lời khuyên về việc giảm cân và
có thể liên lạc với “bạn thân” – những người cũng như họ để nhận được sự hỗ trợ. Để
trở thành thành viên, mỗi người phải trả 11 Euro.
Như vậy, bên cạnh việc xác định đối tượng để chọn hướng phát triển thể loại
chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam thì việc xác định các chiến lược kinh
doanh liên quan đến ngành truyền hình cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Việt
Nam đã kí kết cơng ước Beurn về bản quyền tác giả, việc này tạo điều kiện thuận lợi
để phát triển các chiến lược kinh doanh được đề cập trên.
Ngày nay, với sự xuất hiện của truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, các đầu thu
kĩ thuật số…sự cạnh tranh của các kênh truyền hình đã mở rộng ra phạm vi tồn cầu.
Truyền hình trở thành một ngành dịch vụ và tự thân nó cần có các chiến lược để nâng
cao chất lượng chương trình cũng như doanh thu và lợi nhuận. Chính sự cạnh tranh
khắc nghiệt và áp lực về điều kiện kinh tế buộc những nhà sản xuất chương trình

truyền hình thực tế phải cân nhắc khi lựa chọn hướng đi cho các chương trình của
mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hệ thống Sách, Giáo trình, Bài viết liên quan
1. Annette Hill (2005), Reality TV: Audiences and Popular Factual Television,
Routled
2. Bùi Thu Thủy (2008), Bài phát biểu tại Hội thảo chuyển giao trị chơi truyền
hình có bản quyền của nước ngoài vào Việt Nam
3. Charles B. Slocum, The Real History of Reality TV Or, How Allen Funt Won
the Cold War, WGAW Assistant Executive Director
4. Deboral Jermyn, Su Holmes, Understanding Reality TV
5. Dương Vân Anh, Truyền hình thực tế, Những con số nói nhiều, Thể thao & Văn
hóa Cuối tuần
6. Đài Tiếng nói Việt Nam (2003), Cơng chúng phát thanh, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
7. Đài Truyền hình Việt Nam (2006), Báo cáo truyền hình hàng tháng
8. Đồn Văn Chức (1997), Văn hóa học , Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin Hà Nội
9. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hoá sử cương, Quan Hải tùng thư, Huế.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành
Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
11. Đinh Văn Hường (2006), Giáo trình các thể loại báo chí thơng tấn, Nxb Giáo
Dục Việt Nam
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành
Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đinh Thị Vân Chi (2003), Nhu cầu giải trí của thanh niên, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
14. Hilla, Reality TV
15. Justin Lewis (2001), Television Studies, London: Routledge

16. Justin Lewis (2010), The world of 24 hour news (Peter Lang, 2010)
17. Lê Mai Hương Trà, Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại
Việt Nam
18. Mark Andrejeric (2003), Reality TV: The work of being watched
19. Nguyễn Văn Dững (2000), Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn-tập 1, Nxb
Văn hố - Thông tin, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Dững (2001), Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn-tập 2, Nxb
Văn hố - Thơng tin, Hà Nội.


21. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ
bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
22. Nguyễn Văn Dững (2007), Tác phẩm báo chí, tập 2, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
23. Phạm Đức Dương (2002), Từ Văn hóa đến Văn hóa học – Phạm Đức Dương,
Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội)
24. Susan Murray (2004), Reality TV: Remaking Television Culture, New York
University Press
25. Tồn tập (2002), Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
26. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa ViệtNam - tìm tịi và suy ngẫm, Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật.
27. Th.S Bùi Thu Thủy (2003), Sản xuất trò chơi truyền hình nhìn từ góc độ sân
khấu hố
28. Trần Ngọc Thêm (1994), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
Tác phẩm báo chí, bài viết mạng
30. Các Show Truyền hình thực tế trên VTV3
/>_th.E1.BB.B1c_t.E1.BA.BF
31. Cops (1989 TV series) (1989_TV_series)

32. Changing Rooms />33. Candid Camera />34. Duyên Khánh, Nóng bỏng truyền hình thực tế
/>35. Đừng dàn xếp thơ thiển
/>36. Hữu Ngọc, Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây
/>37. Người Lao Động, Giới hạn của truyền hình thực tế đến đâu
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0CCgQFjAA&
url=http%3A%2F%2Fnld.com.vn%2Fvan-hoa-van-nghe%2Fgioi-han-cua-truyenhinh-thuc-te-den-dau--2012021910464342.htm&ei=L-BUU-


u4O8avkAWzu4HoBQ&usg=AFQjCNFnntlfiMCHmqxbb7j7AgI8sJu9jw&sig2=aVJ
9nDnrzr9Lx6efbBO-tA&bvm=bv.65058239,d.dGI
38. Reality television />39. Truyền hình thực tế là đây? />40. Truyền hình thực tế, xu hướng của tương lai />%C3%ACnh-th%E1%BB%B1c-t%E1%BA%BF,-xu-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-c
%E1%BB%A7a-t%C6%B0%C6%A1ng-lai.html
41. Truyền hình thực tế, luồng gió mới của truyền hình Việt
/>42. Truyền hình thực tế, những đóng góp tích cực cho ngành giải trí
/>43. Truyền hình thực tế: Cũ người nhưng vẫn mới ta
/>44. Truyền hình thực tế Việt Nam đổi món mạo hiểm
/>45. The Real World />46. The Real History of Reality TV Or, How Allen Funt Won the Cold War
47. Vì sao chúng ta thích truyền hình thực tế
/>48. Vì sao show thực tế Hàn hút lượng fan khủng?
/>49. Văn hóa là hệ thống các biểu tượng - thông tin xã hội
/>50. What Is the Relationship Between Reality

TV

and

Society?

/>



×