Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Vai trò của truyền thông đối với các mặt đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.15 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, có vai trị rất quan trọng,
tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau trong tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội.

1


NỘI DUNG
I/ Công chúng và truyền thông
1)

Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là một hiện tượng xã hội ngày càng chi

phối sâu sắc và toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên bình
diện vĩ mơ cũng như trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người.
Trong xã hội hiện đại, các thế lực chính trị, các nhà kinh doanh, các nhà
hoạt động văn hóa – xã hội,… đều quan tâm khai thác và sử dụng truyền
thông đại chúng như một công cụ không thể thiếu. Mặt khác, công chúng
xã hội cũng dựa vào truyền thông đại chúng để bày tỏ ý kiến, để tham gia ý
kiến về các vấn đề xã hội và thực hiên quyền được thông tin, quyền tự do
ngôn luận của mình.
Dưới góc độ tiếp cận từ các phương tiện kĩ thuật, người ta cho rằng
truyền thông đại chúng là tổ hợp các kênh truyền thông chuyển tải thông
điệp tới đông đảo nhân dân…
Trên cơ sở xem xét các bình diện, từ phương tiện, đối tượng tác động
đến mục đích… có thể nêu ra một định nghĩa như sau:
Truyền thông đại chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông
hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội (nhân dân các vùng miền,


cả nước, khu vực hay toàn bộ thế giới) nhằm thông tin, chia sẻ, nhằm lôi
kéo và tập hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham
gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra.
Báo chí có vai trò trung tâm, là nền tảng trong hệ thống các phương
tiện truyền thơng đại chúng. Báo chí có vai trị chi phối, quyết định sức
mạnh, tính chất và khuynh hướng của truyền thông đại chúng. Cho nên
trong nhiều trường hợp, người ta dùng thuật ngữ báo chí để chỉ các phương

2


tiện truyền thơng đại chúng; mặt khác, nói đến truyền thơng đại chúng,
trước hết là nói đến báo chí.
Cơng chúng nói chung có thể được hiểu là những người tiếp nhận
và được các sản phẩm báo chí tác động hoặc hướng vào để tác động. Cơng
chúng báo chí là những người đọc, người nghe, người xem các sản phẩm
của báo in, phát thanh, truyền hình và internet. Đây có thể là tồn thể xã
hội hay một nhóm đối tượng và cũng có thể là một người nhất định trong
một thời điểm nào đó khi họ tiếp nhận thơng tin từ các loại hình báo chí.
2)

Tác động của truyền thơng đối với công chúng
Thứ nhất, đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là đông

đảo công chúng xã hội – những quần thể dân cư khơng phân biệt trình độ,
dân tộc, tơn giáo, đảng phái, tuổi và giới tính… Mặc dù các ấn phẩm truyền
thơng đều nhằm vào những nhóm đối tượng cụ thể, nhưng mỗi khi những
ấn phẩm ấy đã được xã hội hóa trên các kênh truyền thơng đại chúng thì
đối tượng tiếp nhận khơng chỉ cịn là nhóm đối tượng xác định ban đầu.
Đây chính là tính cơng khai của truyền thơng đại chúng. Chính tính cơng

khai này tiềm ẩn sức mạnh của truyền thông đại chúng. Bởi vì, Như C.Mác
đã nói, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi lực lượng vật chất,
nhưng sức mạnh tinh thần khi đã ngấm vào quần chúng thì nó sẽ biến thành
lực lượng vật chất. Những thơng điệp trên truyền thông đại chúng tác động
vào hàng triệu người, lay động chi phối, thậm chí lũng đoạn hàng triệu
người, kêu gọi, thúc đẩy và tổ chức họ tham gia giải quyết các vấn đề đang
đặt ra. Đấy chính là lực lượng vật chất khổng lồ có thể tạo dựng, kiến thiết
nên một chế độ xã hội, nhưng cũng có thể lật nhào một cách “ngọt ngào”
trong chốc lát.
Thứ hai, các sự kiện và vấn đề đăng tải trên thông tin đại chúng luôn
hướng tới việc ưu tiên thỏa mãn, phục vụ nhu cầu, mong đợi của nhân dân.
Những sự kiện được thông tin liên quan mật thiết đến việc giải thích và giải
3


đáp, tháo gỡ những vấn đề bức xúc trong cuộc sống của đông đảo cư dân,
hoặc giúp họ mở rộng tầm mắt, nối dài tầm tay trong việc nhận thức và giải
quyết các vấn đề mới nảy sinh. Trong xã hội thông tin thời đại số, các
phương tiện truyền thông đại chúng đã và đang trở thành diễn đàn chia sẻ
thơng tin, tư tưởng, tình cảm, kĩ năng và kinh nghiệm của đông đảo nhân
dân. Sản xuất, trao đổi, chia sẻ thông tin là một trong những hoạt động chủ
yếu trong nền kinh tế tri thức và xã hội hóa.
Thứ ba, tính mục đích rõ rệt. Mọi hoạt động của con người đều có
tính mục đích, tuy nhiên, do các kênh truyền thông này luôn tiếp xúc, tác
động đến đông đảo công chúng, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi
của họ theo một chiều hướng nào đó, liên quan đến việc tranh thủ, tập hợp
lực lượng. Do đó, tính mục đích ở đây trước hết là mục đích chính trị. Mục
đích chính trị ấy có thể biểu hiện trực tiếp thơng qua các khẩu hiệu chính
trị, quyết tâm chính trị, hoặc gián tiếp qua các tầng nấc trung gian và qua
nhiều dạng thức khác nhau Điều này khác hẳn với giao tiếp gia đình – linh

hoạt và uyển chuyển hơn, còn giao tiếp trên các phương tiếp trên các
phương tiện truyền thồn đại chúng mang tính định hướng và xác định rõ
ràng hơn.
Thứ tư, tính phong phú đa dạng. Có thể nói rằng các kênh truyền
thơng đại chúng thể hiện rõ nhất sự phong phú và đa dạng – xét trên mọi
khía cạnh. Một là, đối tượng phản ánh bao gồm các sự kiện và vấn đề về
mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống: từ các hiện tượng trong tự nhiên , xã
hội, trong sản xuất – đời sống v.v..; hai là, đáp ứng mọi nhu cầu phát triển
của con người và xã hội từ tâm lí, tình cảm, nhận thức, hiểu biết đến hành
vi…; ba là, hệ thống kí hiệu các phương tiện và phương thức sản xuất,
chuyển tải thông điệp rất đa dạng, nhằm thu hút và hấp dẫn các giác quan
tiếp nhận của con người – thị giác, thính giác hoặc cả hai và trong tương lai
có thể cả khứu giác nữa…; bốn là, hình thức và thể loại cũng rất linh hoạt
4


và phong phú: từ những thông tin ngắn gọn cô đúc có tính chất thơng báo,
các bức tranh được tái hiện miêu tả chân thực cuộc sống hay những mảnh
đời đang “cửa quậy”, từ diện mạo đến chiều sâu với những cảm xúc và ấn
tượng cũng như những nhận xét và đánh giá ban đầu , ngôn từ giọng điệu
rất linh hoạt, uyển chuyển tạo nên sự đa thanh trong hình thức thể hiện.
Trong xã hội thơng tin, khi mơ thức truyền thông chuyển đổi từ đơn nguồn
– đa tiếp nhận đến mô thức đa nguồn – đa tiếp nhận thì tính phong phú đa
dạng sẽ nhân lên gấp bội. Do đó, nếu biết khai thác các thế mạnh đặc trưng
của các kênh truyền thông sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp đa năng trong việc
thu phục công chúng xã hội vào việc xây dựng và phát triển bền vững.
Thứ năm, tính dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm theo. Tính chất giao tiếp đại
chúng u cầu thỏa mãn trình độ chung của cơng chúng. Do đó, các thơng
điệp phát ra phải đảm bảo để công chúng hiểu ngay lập tức và cùng hiểu
như nhau để có thể chia sẻ, nhận thức hoặc xử lý kịp thời, hiệu quả. Điều

này địi hỏi thơng điệp phải được thiết kế phù hợp để người nơng dân có
trình độ trung bình tiếp nhận khơng thấy khó hiểu và nhà khoa học khơng
thấy nhàm chán. Đây thực chất là yêu cầu cao, đòi hỏi ở nhà truyền thơng
khơng chỉ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm từng trải mà cịn có khả năng
hịa nhập vào các nhóm cơng chúng và khả năng thể hiện.
Thứ sáu, tính gián tiếp. Hầu hết các kênh truyền thơng đại chúng,
trong q trình chuyển tải thơng điệp, khơng có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
chủ thể và khách thể mà dùng các phương tiện kĩ thuật làm trung gian
truyền dẫn. Do đó, muốn nâng cao năng lực và hiệu quả truyền thơng,
khơng thể khơng tính đến việc đầu tư và đổi mới cơng nghệ, hình thức và
phương thức truyền thông điệp; mặt khác, cũng cần nắm vững các đặc
trưng của mỗi kênh giao tiếp để có thể khai thác triệt để.
Thứ bảy, một trong những nguyên lý của truyền thơng là trong q
trình truyền thơng, tần suất tương tác giữa chủ thể và khách thể càng nhiều,
5


càng bình đẳng, càng nhiều người tham gia bao nhiêu, thì năng lực và hiệu
quả truyền thơng càng cao bấy nhiêu. Do đó, mơ hình tổ chức và cơ chế
vận hành của cơ quan truyền thông đại chúng phải phù hợp để cho những ai
có nhu cầu và điều hiện đều có thể tham gia. Một trong những phẩm chất
của một nhà truyền thông giỏi là người biết tổ chức và kích thích, động
viên và hướng dẫn cho nhiều người cùng tham gia. Trong xu thế của thời
đại số hóa, các nhà báo, nhà truyền thông chủ yếu là người tổ chức, biên
tập và khai thác các nguồn lực truyền thông từ đông đảo công chúng; sự
liên kết giữa báo in với Internet, với các weblog, giữa các weblog với nhau
và các kênh truyền thông đa phương tiện đang làm thay đổi cơ chế vận
hành của các cơ quan truyền thơng đại chúng.
Những đặc điểm, tính chất trên đây được thể hiện rõ rệt nhất ở các
loại hình báo chí – tác động đến đông đảo công chúng nhất trên phạm vi

rộng lớn nhất, thường xuyên, liên tục nhất, phong phú đa dạng và hấp dẫn
nhất, nhanh chóng và kịp thời nhất.

II/ Công chúng và báo Tuổi Trẻ

1/ Khái quát báo chí
Báo chí phải góp phần cung cấp tri thức cho công chúng, định hướng
dư luận xã hội, tăng cường sự nhất quán về chính trị, tư tưởng trong khối
đại đoàn kết toàn dân; biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích
cực đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, các biểu hiện tiêu cực; giữ
gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại. Báo
chí chỉ thực sự hữu ích khi vừa là công cụ trực tiếp của một cơ quan, tổ
chức nào đó, đồng thời trở thành cơng cụ của đại chúng. Xã hội và báo chí
có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, báo chí có sứ mệnh thoả mãn nhu cầu xã
6


hội về tiếp nhận thông tin, sự tồn tại và phát triển của xã hội lại rất cần đến
báo chí.
Thơng tin báo chí mang tính phổ biến, nhanh nhạy. Khi tác động
hoặc hướng tới tác động đến công chúng, bao giờ nó cũng có mục đích cụ
thể hoặc làm thay đổi nhận thức, quan niệm hoặc khơi nguồn cảm hứng,…
Và loại hình báo chí lâu đời nhất vẫn cịn tồn tại và trở nên khơng thể thay
thế chính là báo in.
Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, đăng tải các sự kiện và
vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phục vụ cơng chúng – nhóm đối
tượng nào đó với một mục đích nhất định.

2/ Những thế mạnh khiến báo in vẫn được ưa chuộng
1) Báo in có thể thơng tin, phân tích, giải thích và giải đáp những

vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc với độ chính xác cao; báo in tác
động vào thị giác, do đó có lợi thế thu phục lí trí và tình cảm của con người
bằng tính logic và chiều sâu của nghệ thuật lập luận, thông qua các luận
điểm, luận cứ, luận chứng và số liệu chân thực.
2) Người đọc có thể hồn tồn chủ động về địa điểm, thời gian và tư
thế trong việc tiếp nhận thơng tin; mặt khác, có thể đọc đi đọc lại một ấn
phẩm để nhận thức, khai thác các tầng nấc thông tin về những vấn đề phức
tạp, tế nhị.
3) Thông tin có độ tin cậy, chính xác và tính tư liệu cao, dễ bảo
quản, nhất là đối với một nước ở trong khu vực nhiệt đới ẩm như nước ta.
Do đó người ta cịn cho rằng nhà báo là nhà chép sử, là người thư kí của
thời đại.

7


4) Nhiều người cùng đọc hoặc có thể dễ dàng chuyền tay nhau các
ấn phẩm báo in, do đó cơng chúng trực tiếp có khả năng lây lan, phát triển
và việc hình thành dư luận xã hội bền vững hơn.

3/ Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đồn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh TP.HCM và gồm bốn ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo,
Tuổi Trẻ Cười và báo điện tử Tuổi Trẻ.
Báo phát hành trên Việt Nam với số lượng gần 500.000 bản/ngày, số
lượng ấn bản lớn nhất tại đất nước này của một tạp chí (số liệu từ tháng 62008).
Xét theo loại giấy phép báo chí ở Việt Nam, Tuổi Trẻ là báo loại ba:
nghĩa là vừa là báo ngành (của Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM) vừa của
địa phương. Mâu thuẫn giữa tầm vóc của báo và một cơ quan chủ quản báo
chí thuộc loại cấp thấp nhất trong các cấp có thể xuất bản báo chí chính là

một cản ngại thuộc loại lớn nhất trên con đường phát triển của Tuổi Trẻ
suốt từ khi nó ra đời.
Bạn đọc và báo Tuổi Trẻ:

1/ Vị trí của người đọc
Đối với mỗi tờ báo, mục tiêu quan trọng nhất và mang ý nghĩa sống
còn là thu hút được độc giả. Một tờ báo có càng nhiều độc giả thì khả năng
kinh tế càng cao. Vậy lí do gì khiến tờ báo này có số lượng phát hành gần
500.000 bản/ngày và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của độc
giả? Câu trả lời chính là Tuổi Trẻ thỏa mãn nhu cầu thơng tin của các loại
độc giả khác nhau. Chính người đọc quyết định tính đa dạng của tờ báo.
Độc giả là cán bộ Nhà Nước thì họ sẽ muốn tìm hiểu những thông tin về
8


tình hình chính trị trong nước, các quy định (sửa đổi, bổ sung) hay bầu cử
Quốc Hội. Độc giả là người nơng dân thì họ sẽ chú ý đến những thông tin
liên quan đến các phương pháp nuôi trồng, cải tiến kĩ thuật trong sản xuất,
chăn nuôi hoặc xây dựng nơng thơn điển hình tiên tiến. Nếu độc giả là
doanh nhân, họ sẽ chú ý đến tình hình kinh tế về xuất – nhập khẩu, đất đai
và những thông tin phải được cập nhật hàng ngày như giá vàng – ngoại tệ
và kết quả giao dịch chứng khoán. Với độc giả là người tiêu dùng, báo Tuổi
Trẻ ln có những thông tin kịp thời về những loại thực phẩm, những loại
thuốc, hàng hóa đang xuất hiện đầy rẫy trên thị trường với những mối nguy
hiểm tiềm tàng, những cách thức chế biến để thực phẩm ôi thiu trở nên tươi
ngon, những loại thuốc công dụng không như lời giới thiệu mà gây nguy
hại cho người sử dụng. Và một loại độc giả là đối tượng mà báo Tuổi Trẻ
đặc biệt hướng đến là thanh, thiếu niên – tầng lớp đóng góp khá lớn cho
Đồn TNCS Hồ Chí Minh. Những đối tượng này được ưu tiên phát triển về
nhận thức. Tuổi Trẻ rất ưu ái khi dành rất nhiều bài viết cho đối tượng này

như các phương pháp học và làm hiệu quả, ca ngợi những tấm gương vươn
lên trong học tập hoặc có những thành cơng nhất định trong cơng việc,
những đóng góp tích cực của Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong học tập lao
động cũng như trong các công tác xã hội. Không những thế, với mong
muốn giới trẻ có sự phát triển đầy đủ, Tuổi Trẻ cịn có chun mục Văn hóa
– nghệ thuật – giải trí với những thông tin về những bộ phim “bom tấn”,
những bài hát đang là “Hit” và những show truyền hình đang được quan
tâm. Cùng với đó, chuyên mục Thể Thao với những câu chuyện thể thao
trong và ngoài nước, những bài phân tích về các trận cầu đỉnh cao, những
hợp đồng chuyển nhượng đắt đỏ, cuộc sống và những “hỉ nộ ái ố” của
những vận động viên nổi tiếng. Tất cả nhằm xây dựng cho độc giả trẻ
những hiểu biết đầy đủ về cuộc sống cũng như cho toàn bộ độc giả của tờ
báo Tuổi Trẻ.

9


2/ Người đọc quyết định tính đa dạng thơng tin
Tính đa dạng của tờ báo phụ thuộc vào người đọc. Nhiệm vụ, nhu
cầu của người đọc khác nhau. Đặc điểm tâm lí, u cầu cơng việc, sở thích
và trình độ khác nhau dẫn đến nhu cầu thông tin và khả năng tiếp nhận
thơng tin khác nhau. Chính điều này cũng là một vấn đề khó mà tờ báo nào
cũng phải đối mặt. Vì mỗi tờ báo đại diện cho một cơ quan chủ quản,
nhiệm vụ chính trị của tờ báo là hoàn toàn độc lập, riêng lẻ trong khi nhu
cầu của người đọc khiến thông tin phải đa dạng. Tôi đã làm một cuộc điều
tra nhỏ với 25 người dân đang sinh sống trong khu vực Quận Cầu Giấy, Hà
Nội. Dưới đây là bảng điều tra:
STT

1


Độ Tuổi

T

Giới

Nghề

Mật Độ

Chuyên

Đánh giá

Tính

Nghiệp

Đọc

Mục Ưa

tờ báo

Thích

(5đ)
3


Nam

Sinh

Thường

Thể

viên

xun

Thao,
Văn hóa
– nghệ
thuật –
giải trí

2

T

Nam

Nhân

Thỉnh

Thời sự,


viên

thoảng

Giáo dục

2

– khoa
học
3

N

Nữ

Bán

Thỉnh

Thời sự,

hàng

thoảng

Văn hóa
– nghệ
thuật –


10

3


giải trí
4

5

N

T

Nam

Nam

Kế tốn

Xe ơm

Thường

Kinh tế,

4

xun


Thể thao

Thường

Thể thao 4

xun

Bạn đọc
& Tuổi
Trẻ

6

G

Nữ

Nghỉ

Thường

Văn hóa

hưu

xun

– nghệ


5

thuật –
giải trí,
Bạn đọc
& Tuổi
Trẻ
7

8

N

G

Nam

Nữ

Bán

Thỉnh

Thời sự,

hàng

thoảng

Thể thao


Nghỉ

Thường

Bạn đọc

hưu

xun

& Tuổi

3

3

Trẻ
9

T

Nữ

Sinh

Thỉnh

Văn hóa


viên

thoảng

– nghệ

4

thuật –
giải trí,
Nhịp
sống trẻ
10

N

Nữ

Kinh

Thỉnh

Kinh tế,

doanh

thoảng

Văn hóa


11

5


– nghệ
thuật –
giải trí
11

G

Nam

Nghỉ

Thường

Bạn đọc

hưu

xuyên

& Tuổi

5

Trẻ, Thể
thao

12

G

Nam

Nghỉ

Thường

Bạn đọc

hưu

xuyên

& Tuổi

4

Trẻ, Thế
giới hơm
nay
13

N

Nữ

Bán


Thỉnh

Văn hóa

hàng

thoảng

– nghệ

3

thuật –
giải trí
14

T

Nữ

Học sinh Thỉnh
thoảng

Văn hóa

3

– nghệ
thuật –

giải trí,
Nhịp
sống trẻ

15

T

Nam

Sinh

Thường

Bạn đọc

viên

xun

& Tuổi
Trẻ, Văn
hóa –
nghệ
thuật –

12

3



giải trí
16

N

Nữ

Nhân

Thỉnh

Kinh tế,

viên

thoảng

Văn hóa

4

– nghệ
thuật –
giải trí
17

G

Nữ


Nghỉ

Thường

Văn hóa

hưu

xun

– nghệ

3

thuật –
giải trí,
Bạn đọc
& Tuổi
Trẻ
18

T

Nam

Học sinh Thỉnh
thoảng

Bạn đọc


3

& Tuổi
Trẻ, Văn
hóa –
nghệ
thuật –
giải trí

19

20

N

G

Nữ

Nam

Kinh

Thỉnh

Kinh tế,

doanh


thoảng

Thời sự

Nghỉ

Thường

Bạn đọc

hưu

xun

& Tuổi
Trẻ, Thế
giới hơm
nay

13

4

3


Kí hiệu độ tuổi (15 – 21: T; 30 – 45: N; 65 – 80: G)

Trong quá trình phỏng vấn, tơi đã thu được một số đóng góp rất chân
thành và thiết thực của độc giả dành cho báo Tuổi Trẻ.

Ơng Phạm Nam Minh, 84 tuổi nói: “Một trong những sự khác biệt,
hay nói cách khác, thế mạnh của báo Tuổi Trẻ là những phóng sự điều tra
kịp thời và chính xác. Số lượng độc giả ngày càng tăng cũng là nhờ điểm
này. Tuy nhiên có những tin rất "hot" và phải mất rất nhiều cơng sức của
các phóng viên thì lại khơng được nằm ở đúng vị trí trên trang báo, ngược
lại, có những bài khơng có giá trị lắm đối với cuộc sống của người Việt
Nam lại được "ngồi chễm chệ" trên đầu trang nhất. Nếu tờ báo dành riêng
cho vị trí này (với thời lượng đăng tải lâu nhất cho phép, tốt nhất là đầu giờ
sáng) "độc quyền" đăng những vẫn đề nóng hổi và thiết thực nhất với đại
chúng, ví dụ như "Lợn siêu nạc", "Thu phí giao thơng","Giá xăng lên"... thì
ấn tượng sẽ rất mạnh, và khi đó, nếu muốn biết có gì mới ảnh hưởng đến
đời sống của mọi người và của chính mình, người ta sẽ tìm đến địa chỉ: báo
Tuổi Trẻ.”.
Bà Vũ Thúy Hạnh, 42 tuổi chia sẻ: “Báo Tuổi Trẻ nên mở thêm mục
Diễn đàn thường xuyên để bạn đọc có thể trao đổi những tâm tư , nguyện
vọng... và có thể báo Tuổi Trẻ nên mở rộng sân chơi Thơ & Văn, Nếp sống
đẹp để chúng ta cùng nhau thảo luận, chia sẻ tình cảm, đồng thời đẩy lùi cái
xấu, xây dựng quan niệm thế nào là sống đẹp.”.
Bạn Nguyễn Ngọc Hương, 19 tuổi: “ Nhìn chung báo Tuổi Trẻ đã
phản ánh kịp thời và có chính kiến về các tình hình trong nước và quốc tế.
Tơi rất hay theo dõi tình hình thời sự, kinh tế và đặc biệt là chuyên mục
Nhịp sống trẻ đã cung cấp rất nhiều thơng tin bổ ích về các hoạt động của
14


Đoàn TNCS và tấm gương những bạn trẻ vươn lên trong học tập và công
việc.”. Dù đây chỉ ba trong số rất nhiều độc giả nhưng qua việc phỏng vấn
họ, ta có thể thấy báo Tuổi Trẻ đã để lại những ấn tượng rất tốt trong lòng
độc giả mọi lứa tuổi.


15


KẾT LUẬN
Tuổi Trẻ là tờ báo in ra đời từ rất sớm. Trải qua biết bao thăng trầm,
qua sự phát triển của phát thanh, truyền hình và gần đây là báo mạng, tờ
báo in này vẫn chứng tỏ được sự tin tưởng, ưa chuộng của mọi thế hệ độc
giả. Mong rằng những độc giả trung thành sẽ giúp cho Tuổi Trẻ có chỗ
đứng bền vững và ngày càng phát triển trong nền công nghiệp thông tin đầy
rẫy cạnh tranh và thách thức.

16


MỤC LỤC

17



×