Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tiểu luận nhập môn báo in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.78 KB, 29 trang )

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ.
1. Sự phát triển của báo chí gắn liền với phát minh cơng nghệ.
Những ngày đầu của cuộc sống cộng đồng con người đã có nhu cầu
trao đổi, truyền bá thơng tin thơng qua những gánh hát rong, những người kể
chuyện. Tri thức và tham vọng của con người lớn dần cùng bề dày lịch sử loài
người đã cho ra đời hàng loạt những phát minh công nghệ. Hơn 400 năm qua,
kĩ thuật in ấn, radio, truyền hình, mạng internet...lần lưọt ra đời là những dấu
mốc quan trọng cho sự phát triển của báo chí.
1.1.Phương thức truyền tải nội dung báo chí (thể loại)
Báo in được coi là già làng trong lịch sử báo chí với sự ra đời rất sớm
của kĩ thuật khắc chữ trên gỗ rồi in trên gốm và in gốm từ những năm thứ
600-1000 sau cơng ngun. Tiếp đó là phát minh trên những con chữ kim loại
được sắp xếp vào khn có thể thay đổi linh hoạt vị trí để sáng tác thơng điệp
trước khi in ra của Johannes Gutenberg. Đến năm 1884, sự ra đời của máy in
lino với bàn phím như máy đánh chữ. Cùng với đó là kĩ thuật in thạch bản
offset ( hình ảnh đợc phết mực trên tấm kim loại mỏng đợc chuyển sang một
lớp cao su mới in vào giấy) đã đưa báo in trở thành một kênh thơng tin chính.
Vào thể kỉ 19, mơ hình báo điện thoại hình thành với hình thức cung
cấp những thơng tin về thời sự, chứng khốn.. theo đăng kí th bao của người sử dụng điện thoại. Mơ hình này biến mất khi radio hình thành với thuật
ngữ : “ phát thanh”
Năm 1911, nhà khoa Boris Rosing phát minh ra TV sử dụng bộ phận
phát hình thì ngay sau đó “ truyền hình”-TV được ưa chuộng và áp đảo
radio.
Cuối thế kỉ 20, máy tính cá nhân và internet trở thành những khái niệm
quen thuộc cũng là sự đánh dấu của báo điện tử( báo mạng). Báo điện tử
ngày càng chiếm ưu thế áp đảo những hình thức báo “anh chị” đi trước khi


tích hợp đầy đủ văn bản, hình ảnh, tiếng và hình động, đó là chưa kể đến sự
lan toả thơng tin nhanh chóng trên phạm vi tồn cầu.
Năm 2006, một nhật báo của Bỉ đã thử nghiệm phát hành báo trên


giấy điện tử (là một màn hình có thể cấp nhật thơng tin như báo mạng và có
thể cuộn lại mang theo bên mình nh một tờ báo thơng thường). Đây rất có thể
là hình thức của tương lai.
1.2. Lực lượng người làm báo.
Có những sự kiện xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, bất ngờ,
các kênh truyền thông khơng thể có mặt ngay lập tức để ghi lại những hình
ảnh chân thực nhất. Trong khi đó, khoa học phát triển mỗi người đều ý thức
trang bị cho mình những chiếc máy ghi âm, máy ảnh, máy quay hoặc chiếc di
động có đầy đủ những tính năng trên lại là những người sở hữu những thơng
tin, hình ảnh đắt giá ( phải kể đến những vụ tỏ tình làm chấn động dư luận
trong một số trường đại học hay gần đây hơn là việc con trai hành hạ mẹ ruột
gần 90 tuổi..).
Cùng với đó là sự bành trướng của blog, website càng khẳng định mọi
cơng dân đều có thể làm báo và vị trí của báo chí cơng dân trong xã hội.
1.3. Cách làm việc của tồ soạn.
Máy tính cá nhân ngày nay là công cụ lao động cơ bản. Trên máy tính,
nhà báo có thể kết hợp cơg việc của tác giả, người biên tập, của nhân viên ban
thư kí, soạn thảo văn bản và thâm chí của người sắp chữ . Như vậy, với máy
tính cá nhân một nhà báo được trang bị hoàn bị về các kĩ năng mềm có thể tự
mình hồn thiện tác phẩm truyền thông theo đúng ý tưởng của cá nhân người
viết. Nó góp phần tinh giảm bộ máy vốn cồng kềnh của các phòng ban.


Việc tiếp cận internet khiến việc vận chuyển thông điệp truyền thơng
trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Một ví dụ đơn giản như thế này, anh cần
chuyển một tin nóng tới trụ sở cách nơi anh đứng 200km. Nếu anh chuyển
qua đường bưu điện thì phải mất vài ngày; nếu anh chủ động trực tiếp mang
tới trụ sở bằng phương tiện giao thơng thì nhanh nhất anh cũng mất 2 giờ
đồng hồ; nếu anh truyền tin qua mạng điện thoại thì sẽ mất rất nhiều thời gian
và khơng thể chuyển những video, hình ảnh. Trong khi đó, với máy tính cá

nhân có nối mạng internet, anh có thể gửi bài viết, âm thanh, hình ảnh, video
của mình trong vài giây. Điều này đặc biệt quan trọng với các phóng viên thường trú, cũng là sự cải cách tiến bộ trong cách làm việc của tồ soạn báo.
Khơng chỉ những phóng viên khơng ở tồ soạn mới sử dụng hình thức gửi bài
như vậy mà trong nội bộ cơ quan-toà soạn mọi thông điệp đều được luân
chuyển qua e-mail giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển cũng như nâng cao
tính chuyên nghiệp trong việc làm báo. Mạng máy tính của toà soạn cũng rất
thuận lợi cho các lãnh đạo, họ khơng phải rời vị trí làm việc cũng có thể theo
dõi được việc sắp xếp toàn bộ các bài báo trên các trang của số báo và việc
chỉnh sửa cũng được thực hiện ngay trên máy tính.
Bên cạnh đó những cuộc họp có tính chất thăm dị của nội bộ phóng
viên tồ soạn và phóng viên với cộng tác viên được thực hiện qua chat room.
Trong một số trường hợp do hạn chế khoảng cách địa lí, khung thời gian hạn
hẹp mà hình thức họp lại trở nên tối ưu.
1.4. Nâng cao kĩ năng mềm của người làm báo
Người làm báo được tặng cho danh hiệu “ cái gì cũng phải biết”. Trong
thời đại cơng nghệ thì lại phải là những người tiên phong trong việc sử dụng
sự tiến bộ cơng nghê.
Anh muốn tìm hiểu vấn đề từ mọi khía cạnh, từ nhiều người, nhiều
nguồn khác nhau, anh không thể chỉ xách giấy bút đi thực tế mà anh phải biết
sử dụng thành thạo những phương tiện tác nghiệp: máy quay, máy ghi âm,
máy ảnh…để tăng tính chính xác và thuyết phục cho thơng tin của mình; anh


phải biết lợi dụng internet là người cộng tác đáng quí để thực sự phát hiện và
khai thác hiệu quả những vấn đề đang được quan tâm.
Những phát minh công nghệ ra đời vừa là công cụ hỗ trợ đắc lực cho
người làm báo nhưng đồng thời cũng là thách thức, yêu cầu những kĩ năng
mềm để bắt kịp với sự phát triển mau lẹ của khoa học công nghệ và đời sống.
Từ đó góp phần nâng cao chất lượng, tính chuyện nghiệp và khả năng cung
cấp thơng tin một cách toàn diện nhất của nhà báo hiện đại.

2. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam.
Báo chí tiếng Việt ở Việt Nam xuất hiện trên báo trường lần đầu tiên
cách đây 143 năm, đó là tờ Gia Định báo ra đời ngày 1/4/1865 ở Nam Bộ.
Đây có thể coi là thời điểm khởi đầu của lịch sử báo chí hiện đại Việt Nam
trên cơ sở nền văn minh du nhập của phương Tây. Sau đó, một loạt các tờ báo
Cách mạng ra đời lần lượt và nối tiếp nhau trong 20 năm vận động Cách
mạng (1925 - 1945) đã giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực thông tin
tuyên truyền, định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, Cách mạng.
Báo phát thanh ra đời cũng đóng góp rất lớn vào cơng cuộc tuyên
truyền Cách mạng. Nhưng hệ thống truyền thanh đường dây chỉ thực sự phát
triển sau kháng chiến chống Pháp, khi Liên Xô (cũ) đã giúp ta 10 hệ thống
truyền thanh trang bị cho 10 tỉnh, thành phố. Từ đó, hệ thống truyền thanh
được phát triển rộng khắp các tỉnh, thành, kéo đến huyện và thơn xóm. Đây là
một bước ngoặt về phát thanh, truyền thanh ở nước ta, trang bị thêm vũ khí
truyền thơng cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Ngày 7 tháng 9 năm 1970, một ban biên tập của đài tiếng nói Việt Nam
được tách ra và thành lập đài truyền hình. Năm 1987, đài lấy tên chính thức là
Đài truyền hình Việt Nam. Đây chính là đài truyền hình đầu tiên của nước ta,
là khởi nguồn cho sự ra đời của nhiều loại truyền hình khác như truyền hình
cáp, truyền hình kĩ thuật số và các đài truyền hình địa phương.


Ngày 19 tháng 11 năm 1997, Việt Nam hòa mạng Internet toàn cầu.
Báo mạng điện tử ở nước ta nhanh chóng ra đời. Từ đó, nền báo chí nước ta
phát triển đa dạng với bốn loại hình: Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình,
Báo mạng điện tử.
=> Cùng với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, báo chí nước ta
ngày càng đa dạng về loại hình, thể loại, hướng đến nhiều loại đối tượng.



Tính đến đầu năm 2007, cả nước có 687 cơ quan báo chí với khoảng 800 ấn
phẩm, gồm 172 báo (Trung ương: 71; địa phương: 101); 448 tập đồn báo chí
(Trung ương: 352, địa phương: 96); 67 đài phát thanh, truyền hình (Trung
ương: 02, địa phương: 65); 5 báo điện tử, 105 trang tin điện tử của các cơ
quan báo chí, hàng nghìn trang tin điện tử của các cá nhân, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp …



Xét về tổ chức chiều dọc, chúng ta có hệ thống báo chí từ trung ương đến địa
phương; về tổ chức chiều ngang, chúng ta có báo, tạp chí của các bộ, ngành,
các lĩnh vực như hệ thống báo chính trị - xã hội, hệ thống báo kinh tế, giáo
dục, y tế, văn học- nghệ thuật …báo, tạp chí của đủ các lứa tuổi từ thiếu niên,
nhi đồng đến người cao tuổi.



Với bốn loại hình báo chí (Báo In, Báo Phát thanh, Báo Truyền hình, Báo
Điện tử), báo chí nước ta đã trở thành hệ thống thông tin đa loại hình, đa
phương tiện, làm tốt chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, quan điểm
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, phản ánh
tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng, các cơ quan nhà nước, các
tổ chức chính trị - xã hội hoặc xã hội – nghề nghiệp.

3.Các loại hình báo chí song song cùng tồn tại.
3..1. Ưu nhược điểm các loại hình báo hiện nay.
Loại hình
Báo in

-Tính


Ưu điểm
chun sâu,

Nhược điểm
chính -Tính cập nhật thơng tin kém


thống

-Đơn điệu về mã thơng tin ( chữ

-Tính tiện ích(vận chuyển cá viết, hình ảnh chết)
nhân)
-Người đọc chủ động trong
thời điểm tiếp nhận thơng tin
-Giá thành rẻ
-Duy trì văn hố đọc
-Tính lưu trữ cá nhân
Phát thanh - - Tính thuyết phục cao thông -Phụ thuộc nhiều vào các yếu tố
Truyền hình

qua những lời nói, hình ảnh, kĩ thuật
video chân thực.

-Tốn kém

-Tính giải trí cao.

-Khơng mang tính lưu trữ cá


- Mã thơng tin thân thiện với nhân
đối tượng tiếp nhận.

-Khán thính giả bị động trong
thời điểm tiếp nhận thông tin

Báo mạng

-Độc giả chủ động trong thời - Lượng thông tin đồ sộ thiếu
điểm tiếp nhận thơng tin.

chọn lọc.

- Tính lưu trữ cá nhân.
- Cập nhật thông tin nhanh
nhạy, sức lan toả lớn.
-Chi phí thấp
-Tích hợp chữ viết, âm thanh,
hình ảnh và video.
-Tính liên kết

Như vậy, 4 loại hình ra đời với những mốc thời điểm khác nhau và là
xu thế tất yếu của nhu cầu con người nhưng chúng vẫn song song cùng tồn
tại qua rất nhiều năm. Bởi chúng đã hình thành một hệ thống báo chí vững


chắc, mỗi thành viên dùng chính ưu điểm của mình để bổ sung, hỗ trợ cho
nhược điểm của loại hình (thành viên) báo chí khác.


3.2. Những vấn đề nổi cộm của báo chí Việt Nam hiện nay.
3.2.1 . Báo in sẽ bị tiêu diệt bởi báo mạng?
Báo mạng ra đời với những ưu thế vợt trội đặc biệt là về tính cập nhật
thơng tin nhanh nhạy đáp ng nhu cầu của độc giả đã khiến nhiều ngời lo ngại
cho tương lai báo in. Điều này là có cơ sở khi càng ngày người ta càng dành
nhiều thời gian online, đọc báo hơn.
Chính từ những “nguy cơ” tiềm ẩn ấy mà nhà làm báo, nhà chức trách
trên thế giới và trong phạm vi khu vực đã nghiêm túc ngồi lại, bàn bạc và tìm
câu trả lời đúng đắn cũng như hướng đi tiếp theo cho báo in. Họ tin tưởng
rằng báo in sẽ không chết. Bởi internet ( công cụ của báo mạng) đã mang lại
cơ hội và thách thức, và ngành báo in phải thay đổi các đặc thù truyền thống
để thích nghi với xã hội tiến bộ.
Báo in ra đời sớm nhất trong lịch sử báo chí, nó đã trở thành một cái
tên mang đầy uy tín. Chức năng của báo in không chỉ là gom nhặt những mẩu
tin, tường thuật trận bóng đá một cách thơ cứng mà chứa đựng trong đó là
những lời phân tích chun sâu, những đánh giá có giá trị cao. Bên cạnh đó,
tính tiện ích- có thể mang theo bên mình và chủ động thời gian, không gian
tiếp nhận thông tin từ tờ báo- là một ưu điểm vượt trội mà cho đến nay chưa
có có loại hình báo chí phổ biến nào có thể thay thế nó.
Tuy nhiên, đứng trước những lời dự đốn là báo in sẽ bị “khai tử” thì
những động thái tích cực nhằm vạch ra hướng đi cho báo in để tìm lại vị thế
của mình là cần thiết. Nhiều biện pháp đang dần được thực hiện: báo in điện
tử, đổi mới trong thiết kế báo…và hi vọng vào cơng nghệ : giấy điện tử.
Với những gì báo in đã làm được cùng với chỉ hướng rõ ràng, báo in
chắc chắn không làm mất đi vị thế của mình trong đời sống. “ Có thể nó sẽ


không được đưa đến bậc cửa nhà bạn mỗi ngày với những phương thức phát
hành hằng ngày. Nhưng chắc chắn nó sẽ có đất sống, và tiếp tục vang vọng
xung quanh cộng đồng và cả thế giới”- Ông trùm tài phiệt truyền thông

Rupert Murdoch bày tỏ sự lạc quan đối với báo in hiện đại.
3.2.2 Phát thanh có hình chưa gây ấn tượng với đối tượng tiếp
nhận.
Ngày 7/9/2008, nhân kỉ niêm 63 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam
(VOV) đã phát sang thử nghiệm chơng trình phát thanh có hình đầu tiên (VOVTV). Hệ
thống phát thanh này đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cua khán tính giả cả
nước. Mảng phát thanh có hình này bao gồm toàn bộ phần thời sự trong nớc và quốc tế.
Ngồi ra cịn có các chương trình theo chủ đề như: âm nhạc, kinh tế, sân khấu, phim
truyện, phim tài liệu, văn hoá, xã hội… Với thời lượng ban đầu 6 tiếng/ngày từ 6h-9h và từ
18-21h hàng ngày, VOVTV sẽ đợc phát sang trên hệ thống truyền hình cáp của Đài truyền
hình Việt Nam, Truyền hình cáp Hà Nội, Truyền hình cáp TP.HCM và một số tỉnh phụ cận.
( ictnews)

Âm thanh là thế mạnh của phát thanh, hình ảnh là thế mạnh của của
truyền hình. Bây giờ lại phát thanh có hình thức là tích hợp phương thức
truyền thơng của truyền hình, điều này khiến người quan tâm khơng mấy tin
tưởng và nghi ngờ phát thanh sẽ trở thành một bản sao mờ nhạt của truyền
hình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa- giám đốc kênh phát thanh có hình chia sẻ: “
Nếu chúng ta nghe một chương trình phát thanh, nhắm hết mắt lại, nghe thơi
chứ khơng nhìn, chúng ta cũng hiểu cặn kẽ tồn bộ nội dung, thậm chí có thể
nhìn bằng con mắt thứ 3, nghĩa là nhìn bằng sự tưởng tượng thì đấy là phát
thanh. Cịn nếu tắt âm thanh đi, chỉ nhìn hình ảnh thơi mà chúng ta cũng biết
tới 80%,90% nội dung mà những người làm chương trình muốn truyền tải thì
đấy là truyền hình. Cịn hệ phát thanh có hình là chúng ta vừa nghe, vừa
nhìn; nhìn bổ sung cho nghe, nghe hỗ trợ cho nhìn. Tất nhiên truyền hình


cũng có phẩm chất như vậy, nhưng truyền hình thì ngơn ngữ chính là hình,
tiếng nói là phụ, cịn hệ phát thanh có hình thì tiếng nói, âm thanh là ngơn
ngữ chính, hình chỉ là phụ thơi, trong đó có cả hình động và hình tĩnh.”

Định hướng ban đầu là như vậy nhưng trên thực tế phát thanh có hình
đã thử nghiệm được hơn 3 tháng mà khán thính giả vẫn chưa biết đến loại
hình phát thanh mới này. Hoặc có người đã theo dõi thì tỏ ra khơng mấy ấn t ợng, khơng có dấu hiệu trở thành những khán thính giả trung thành của phát
thanh có hình. Ngun nhân của hiện trạng này là do cha có chiến dịch quảng
cáo tích cực cho kênh thơng tin mới? Do phát thanh có hình khơng đủ sức tạo
một dấu ấn riêng trước sự năng động về hình ảnh của truyền hình? Hay vấn đề
chỉ là “vạn sự khởi đầu nan” ? Cho dù nguyên nhân là đâu thì thực trạng trên
đã trở thành thách thức mà phát thanh cần có những động thái bổ sung chỉnh
sửa tích cực để tạo dần vị thế trong lịng khán thính giả. Việc hồn thiện và
phổ biến kênh phát thanh có hình mang vị trí quan trọng trong bản tham vọng
muốn xây dựng VOV trở thành một tập đồn báo chí.
3.2.3 Tính phổ biến của internet trở thành cơ hội và thách thức cho
người làm báo mạng.
Báo mạng có một ưu điểm nổi bật so với các loại hình báo chí khác:
tính tương tác tức thời. Chính ưu điểm này phần nào tạo mối e ngại cho người
làm báo mạng. Có một nhà báo làm việc trong một cơ quan báo điện tử đã
tâm sự rằng khó khăn của chị đó chính là kiến thức của đông đảo cư dân
mạng. Họ là số đông những con người “trong cuộc”, những chuyên gia uyên
thâm về lĩnh vực mà chị viết…Sẽ có cái chưa hồn chỉnh và họ sẽ phản biện
ngay tại phần tương tác của trang báo. Đó chính là thách thức, thách thức
người làm báo phải trang bị cho mình kiến thức thâm sâu khi tiếp cận với vấn
đề nào đó mà khơng bị sự phản biện gay gắt từ phía độc giả. Nhưng đồng thời
cũng chính là cơ hội hiếm có khi học thầy trăm miền. Mỗi lời phản biện là
một bài học, giúp bổ sung kiến thức về chuyên môn và các mặt khác cho ngư-


ời làm báo ( Lưu ý này dành cho mọi hoạt động truyền thơng báo chí nhưng
nó nổi cộm hơn cả với người làm báo điện tử)
! Báo mạng thận trọng với thông tin.
Báo mạng với phạm vi ảnh hưởng tồn cầu là nguồn tư liệu giàu có để

tìm hiểu các tình hình, thực trạng của một quốc gia, một nền văn hoá. Dễ đặt
ra những giả thiết như sau: khách nước ngồi muốn đến Việt Nam du lịch, họ
tìm hiểu Việt Nam qua các trang báo chí chính thống của Việt Nam và nhận
được nhiều bài báo với tít giật gân, mô tả chi tiết về những vụ cướp của giết
ngời, tắc-xi lừa đảo…Tất nhiên, ở một xã hội nào cũng có những con sâu
nhưng việc đưa tin câu khách “càng nhiều càng ít” như vậy sẽ phần nào làm
ảnh hưởng tới sự cái nhìn của bạn bè quốc tế với Việt Nam. Mà nghiêm trọng
hơn là ảnh hưởng tới kinh tế và chính trị.
4. Ảnh hưởng của tồn cầu hố tới báo chí.
Tồn cầu hố là sự xâm nhập giao thoa nhiều mặt chủ yếu của đời sống
con ngời trên phạm vi toàn thế giới.Mà theo bách khoa tồn thư mở
Wikipedia thì : “Tồn cầu hố là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi
trong xã hội và trong nên kinh tế thế giới, tạo ra mối liên kết và trao đổi
ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay cá nhân ở góc độ văn
hố, kinh tế, v.v.. trên quy mơ tồn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế,
tồn cầu hố được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và
tự do hoá thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc kinh
tế, người ta chỉ thấy các các dịng chảy tư bản ở qui mơ tồn cầu kéo theo
các dòng chảy thương mại, kĩ thuật, CNTT, văn hố”
Thuật ngữ tồn cầu hố xuất hiên từ những năm 1950 và đi vào sử dụng
rộng rãi vào những năm 1990. Còn ở Việt Nam, phải đến năm 2007- năm gia
nhập tổ chức thương mại WTO với những bước chuyển mình to lớn thuật ngữ
này mới trở nên phổ biến khi tác động vào tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế,
văn hố, xã hội. Báo chí là tấm gương phản chiếu tất cả những mảng ấy


không phải là ngoại lệ khi từng ngày từng giờ báo chí dần có những thay đổi
rõ rệt-biểu hiên của cuộc cách mạng “ tồn cầu hố”.
4.1 Đặc điểm của báo chí là hậu quả của tồn cầu hố.
Việc áp dụng các phương tiện kĩ thuật công nghệ vào báo chí là biểu

hiên rõ hơn cả những ảnh hưởng của tồn cầu hố vào báo chí.
- Phương tiện tác nghiệp được nâng cấp với máy ghi âm, máy ảnh,
máy quay… nhà báo khơng cịn gắn với những vật dụng thơ sơ là giấy, là bút
như trước nữa.
- Máy móc, kĩ thuật sản xuất báo cũng dần được nâng cao cho ra đời
những ấn phẩm có chất lượng in tốt, chu trình xuất bản nhanh, giá thành
hạ.
- Vấn đề địa lí nhờ phương tiện giao thơng phát triển khơng cịn q lớn
giúp cho nhà báo:
+ Giao lưu, trao đổi phương thức tác nghiệp của bạn bè trên tồn thế
giới. Góp phần bổ sung, nâng cao trình độ nghiệp vụ của báo chí trong nước.
+ Tiếp cận nguồn tin thuận lợi hơn để cho tin chính xác, chân thực
hơn.
- Đối tượng tiếp cận được mở rộng cả về số lượng lẫn tầng lớp, độ
tuổi(*)
- Tính tương tác trong truyền thơng là cao và nhanh nhạy.(**)
- (*) và (**) đặc biệt có ý nghĩa với báo mạng bởi báo mạng sử dụng
lợi thế internet làm cả thế giới gần nhau hơn, internet cũng là bách khoa toàn
thư cho mọi đối tượng.
- Cách làm việc trong tồ soạn cũng được cơng nghệ hố với việc lưu
chuyển thơng điệp ( có thể là họp ), phỏng vấn…thơng qua mạng internet
- Ngơn ngữ báo chí cũng bị ảnh hưởng. Xu hướng báo chí trở lại
những câu đơn trần thuật đơn giản, dễ hiểu. Hiện nay, không ít những trường
hợp báo chí đăng tải những tiếng Anh “bồi”, những từ “lóng” khơng phù hợp


với nội dung bài viết cũng như đối tượng tiếp cận gây phản cảm cho người
đọc.
4.2 Yêu cầu đối với người làm báo trước tồn cầu hố.
Tồn cầu hố có tác động đặc biệt lớn tới kinh tế và chính trị. Nó mở ra

những cơ hội ( phát triển về kinh tế, kĩ thuật; khả năng giao lưu văn hoá, trí
tuệ, chuyển giao cơng nghệ; cịn là tiền đề vật chất-kĩ thuật cho quá trình xây
dựng xã hội chủ nghĩa tại nước ta) và thách thức (mở rộng khoảng cách giàu
nghèo; với nền độc lập, chủ quyền quốc gia làm xói mịn quyền lực Nhà
nước, dân tộc; Nhiều mặt xã hội từ đó trở nên kém an tồn: kinh tế, văn hố,
mơi trường ). Hiểu một cách nơm na thì tồn cầu hố là làm những ngơi nhà
mất cửa ra vào.
Trong điều kiện mở để giao lưu tiếp biến yêu cầu người làm báo- cơ
quan truyền thông phải thực sự tỉnh táo, tinh tế với những vấn đề nhạy cảm có
liên quan tới kinh tế, chính trị. Tránh những trường hợp “vơ tư” q mà làm
ảnh hưởng tới lợi ích và gây nguy hiểm cho quốc gia.
- Với người lãnh đạo phải biết nắm bắt năng lực phóng viên của mình
mà sắp xếp cơng việc theo hướng chun biệt hố. Đồng thời, người lãnh đạo
cũng cần tạo được mối đoàn kết trong nội bộ toà soạn bằng những hoạt động
mang tính chất tập thể, phát huy cao độ kết quả của việc làm việc nhóm.
- Đối với bản thân mỗi phóng viên phải biết làm chủ cơng nghệ thơng
tin với phong cách năng động hơn, xông xáo hơn.
- Điều quan trọng thứ nữa là toà soạn phải chú trọng tới việc khai thác,
thăm dò ý kiến bạn đọc-khách hàng của mình để tờ báo của mình thực sự gần
gũi với nhân dân. Bằng cách thường xuyên gửi phiếu điều tra, ý kiến của bạn
đọc thì những phản hồi chính là những điểm mà tồ soạn đó cần chính sửa sao
cho thân thiện hơn, đi sâu vào đời sống hơn.
5. Ranh giới giữa chun nghiệp hố và thương mại hố.
Báo chí được coi là một loại hàng hoá, một loại hàng hố phục vụ
những nhu cầu tinh thần. Vì vậy, nó cũng mang đặc tính căn bản của loại hàng


hoá trong nền kinh tế thị trường: hoạt động theo qui luật cung-cầu. Con người
ngoài nhu cầu hoàn thiện, làm đẹp bản thân còn tồn tại những nhu cầu bản
năng, không phù hợp với những chuẩn mực đạo đức thông thường. Chức năng

của báo chí khơng chỉ là thoả mãn nhu cầu của độc giả mà cịn góp phần định
hướng, hình thành tư duy đúng đắn. Đây chính là điểm chốt quan trọng-ranh
giới “mong manh” giữa chuyên nghiệp hoá và thương mại hố.
5.1. Thương mại hố báo chí.
Thương mại hố báo chí thể hiện ở tình trạng xa rời tơn chỉ, mục đích,
đối tượng phục vụ; xa rời chức năng nhiệm vụ chính của tờ báo. Nội dung và
hình thức của tờ báo chạy theo lợi nhuận, chạy theo thị hiếu tầm thường, cốt
sao bán được càng nhiều báo càng tốt, quảng cáo được càng nhiều càng tốt.
Có những tờ báo đã đưa quá nhiều tin tức giật gân về những vụ án giết người
dã man, rùn rợn hay ăn cắp, trấn lột, mại dâm hoặc khai thác quá sâu vào đời
tư của những chính khách, những người có chức có quyền, những “ngơi sao”
để câu khách, nhằm phát hành báo với số lượng lớn.
Khơng khó để tìm thấy những chi tiết thương mại hoá trong một số tờ
báo hiện nay. Có những tờ báo điện tử cịn có hẳn một box riêng về đời sống
“sao” trên thế giới với những tít kích thích sự tị mị của độc giả: “ Miley lộ
clip nóng”, “Sao cũng đụng hàng”… Hay rất nhiều những dịch vụ SMS được
quảng cáo trên các báo để tải những hình của các cơ người mẫu ăn mặc “mát
mẻ”…Hiện tượng các báo đưa tin sai sự thật, phóng đại nhằm “câu khách”
khơng phải là hiếm, ngày càng nhiều những mẩu “ đính chính” nguỵ biện cho
những thơng tin khơng chính xác ấy. Kèm theo đó, phóng viên khơng những
có chức năng “săn tin” mà cịn “săn quảng cáo”; các doanh nghiệp cứ gần Tết
lại được vụ bội thu số cuộc điện thoai, e-mail, thư tay mời quảng cáo…Có
những trường hợp các doanh nghiệp bị đeo bám đến phát sợ báo chí.
5.2 Chun nghiệp hố báo chí
Chun nghiệp hố báo chí là biểu hiện cao độ việc hồn thành chức
năng, nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng nhận thức cho độc giả. Đặc biệt, thu


hút được ngày càng nhiều độc giả (thông qua doanh số phát hành) bằng những
ý tưởng, sự kiện, chiến lược truyền thơng sáng tạo, lành mạnh (có thể là đăng

nhiều quảng cáo) để cân đối việc thu chi, để đầu tư cho cơng nghệ báo hiện
đại.
Một ví dụ điển hình cho chun nghiệp hố báo chí là chiến dịch truyền
thơng “Ước mơ của Thuý”. Với chiến dịch này báo Tuổi trẻ đã xuất bản
tăng……. Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là giá trị nhân văn mà tờ báo
này đã đem đến cho bạn đọc. Tuối trẻ đã đồng hành cùng Thuý trong suốt
những giờ phút cuối cùng khi tổ chức những buổi gặp gỡ, quĩ “Ước mơ của
Thuý”- quỹ được nhân rộng với mục đích giúp đỡ các em nhỏ có hồn cảnh
khó khăn….

Mục đích trơng thấy của thương mại hố báo chí và tồn cầu hố báo
chí có một điểm chung lớn nhất đó chính là tăng số lượng báo bán ra, tăng
doanh thu cho toà soạn. Nhưng về bản chất thì chúng hồn tồn khác nhau và
thương mại hố phần nào cịn thúc đẩy chun nghiệp hố báo chí. Bởi lẽ,
những tờ báo chỉ mờ mắt vì lợi nhuận chạy theo xu hướng thương mại hoá
đưa những tin giật gân, sai sự thật thì chỉ sau một thời gian tờ báo đó sẽ khơng
được độc giả tin tưởng. Trong nội bộ người làm báo sẽ có sự cạnh tranh, thúc
đẩy nhau đưa tin chính xác, trung thực hơn, phân tích, đánh giá sâu sát hơn…
Nhờ đó, niềm tin của bạn đọc nhất định dành cho những tờ báo chân chính mà
dần “tẩy chay” báo lá cải.
Vậy, ranh giới của thương mại hoá và chuyên nghiệp hoá là đạo đức
nghề nghiệp, sự sáng tạo và cạnh tranh lành mạnh.
6. Việt Nam hướng tới hình thành các tập đồn báo chí.
6.1.Vài nét về tập đồn báo chí
Theo PGS-TS Tạ Ngọc Tấn- tổng biên tập Tạp chí Cộng sản: “ Thực
chất của các tập đồn báo chí cũng chính là tập đồn kinh tế, hay nói cách


khác là do quá trình vận đồng và phát triển trong mơi trường cạnh tranh
khốc liệt, thì cáca tập đồn nhỏ bao giờ cũng có xu hướng tích tụ lại trở

thành các tập đoàn lớn. Các tập đoàn lớn ấy lý do nó hình thành các tập
đồn lớn bởi vì chỉ apj đồn lớn với quy mơ hoạt đơng rộng, nguồn lực hoạt
động mạnh mẽ nó mới có điều kiên tồn tại, phá triển trong môi trường cạnh
tranh hết sức khốc liệt ở các nền kinh tế của các nước TBCN Phương Tây”
Cũng theo PGS-TS Tạ Ngọc Tấn thì căn cứ vào qui mơ, tính chất phối
hợp hoặc vào khu vực đang phát triển của tập đồn báo chí truyền thơng lớn
trên thế giới mà chia làm hai loại chính:
+ Loại thứ nhất là các tập đồn báo chí lấy hoạt động báo chí là lĩnh
vực truyền thơng chính và phần thu của nó chủ yếu có được hay tuyệt đại bộ
phận từ hoạt động báo chí truyền thơng. Ví dụ như các Tập đồn báo chí của
Tectown, các tập đồn của Mơnơnđốc ở Anh và các tập đồn ABC ở úc
+ Loại thứ hai: Đó là các tập đồn mà hoạt động báo chí chỉ là một bộ
phận trong đó. Ta lấy ví dụ như tập đồn báo chí ở Ganet của Mỹ chẳng hạn
thì các tập đồn báo chsi này một phần hoạ động liên quan đến báo chí truyền
thơng. Nhưng một bộ phận rất quan trọng của nó lại liên quan đến lĩnh vực
kinh tế nơng nghiệp, Ví dụ sản xuất dầu mỏ.
Tập đồn báo chí cũng hình thành theo con đường phát triển của các
tập đồn kinh tế và có mấy con đường cơ bản như sau:
+ Thứ nhất : là q trình cạnh tranh tích tụ “ cá lớn nuốt cá bé”, các
tập đoàn lớn hơn mua lại các tập đồn nhỏ hoặc có thể dần dần do cạnh tranh
mà “bóp chết” các tập đồn nhỏ sau đó thu hút các tập đồn đó về tập đồn
lớn.
+ Thứ hai: Các tập đồn báo chí nhận thấy rằng cần liền kết lại thành
các tập đoàn lớn ddeet thành các quyền lực lớn trong lĩnh vực đó, thì liên kết
lại, sát nhập lại thành các tập đồn lớn hơn.
+ Thứ ba: Các tập đoàn doanh nghiệp, các tập đồn kinh tế hoạt động
trên lĩnh vự cơng nghiệp-dich vụ, họ thấy cần thiết phải lập ra các bộ phần để


kinh doanh, hoạ động trong lĩnh vực truyền thông nhằm phục vụ cho hoạt

động kinh tế của họ thì họ lập ra hoặc mua một số tập đồn truyền thơng để
phục vụ cho mục đích của họ.
6.2 Thành lập tập đồn báo chí Việt Nam là sự hình thành tự nhiên
Việt Nam đang bước vào thời kì hội nhập, kinh tế phát triển, nền kinh
tế thị trường đang tác động mạnh mẽ vào từng người dân. Cịn báo chí của
chúng ta hiện nay chưa thực sự tắm mình vào trong nền kinh tế ấy mà vẫn
đang phân vân, chưa rạch rịi giữ thương mại hố và chun nghiệp hố báo
chí.
Bây giờ, khi nước ta đã gia nhập WTO cùng với sự phát triển mau lẹ
của công nghệ thông tin, nhận thức của nguồn lực những người làm báo thì
việc thành lập các tập đồn báo chí trở thành một qui luật tự nhiên tất yếu.
Với việc hình thành này, các cơ quan tập đồn báo chí sẽ chủ động hơn trong
việc khai thác hiêu quả tin, các tác phẩm báo chí. Đồng thời, báo chí sẽ trở
thành một ngành kinh tế có lãi đem lại nhiều lợi ích cho người kinh doanh và
đặc biệt với đối tượng của báo chí, truyền thơng.
6.3. Đến năm 2010 Việt Nam sẽ có tập đồn báo chí ?
Theo quyết định số 219 của Thú tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển thơng tin đến 2010, Thứ trưởng Đỗ Q Dỗn cho biết chính
phủ đã cho phép thực hiện xây dựng thử nghiệm mô hình tập đồn báo chí.
Những thơng tin này rộ lên những tháng cuối năm 2005 và đầu năm
2006 và âm ỉ “ tính tốn” đến tận bây giờ để bàn hướng đi, kế hoạch cụ thể
cho những tập đoàn báo chí ra đời.
Do đặc thù của Việt Nam là nước ( tiến tới) xã hội chủ nghĩa nên không
thể rập khn đi theo lối mịn mà các nước tư bản Phương Tây đã đi mà trong
quá trình hình thành, các cơ quan báo chí có tham vọng trở thành tập đồn
báo chí phải từng bước tìm tịi, áp dụng những cơ chế, quản lí phù hợp. Hiện
nay, một số tờ báo lớn cũng đã manh nha thành lập tập đoàn báo chí như
Saigon Time Group hay Đài phát thanh Tiếng nói cùng một số tờ báo có tiềm



lực to lớn như Tiền Phong, VietNamNet, Thanh Niên, Sài Gịn Giả Phóng…
Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ vẫn chưa một cơ quan tổ chức nào chính thức
được cơng nhận là Tập đồn báo chí. Bởi lẽ, theo ơng Phạm Quang Nghị-Uỷ
viên bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Văn Hố- Thơng Tin thì vấn đề xây dựng tập
đồn báo chí chỉ chờ các cơ quan báo chí gửi đề án để các cơ quan có chức
năng xem xét và phê duyệt.Trong khi đó, các tổng biên tập- những người
đứng đầu tổ chức, toà soạn lại chờ những văn bản hướng dẫn cụ thể về qui
mô ra sao, hoạt động như thế nào thì được coi là tập đồn báo chí.
Những bước dị dẫm tìm đường ban đầu bao giờ cũng khó khăn nhưng
với quyết định mở và sự chuẩn bị, những động thái của các cơ quan báo
chí( Báo Tuổi trẻ thành lập cơng ty Thế kí 21 để kinh doanh địa ốc và bước
đầu kinh doanh sản xuất sách, du lịch; Đài tiếng nói Việt Nam khai trương
kênh phát thanh có hình…) thì người quan tâm tới báo chí Việt Nam an tâm
rằng trong một tương lai khơng xa( mà theo chiến lược phát triển thơng tin
của chính phủ là đến nắm 2009) Việt Nam nhất định có tập đồn báo chí.


II. THỰC TẾ TẠI TOÀ SOẠN.
1. Giới thiệu chung về báo Thiếu niên Tiền phong.
Báo Thiếu niên Tiền phong là một tờ báo Đội ra đời ngày 1-1-1954 tại
xóm Dõn, huyện Sơn Dơng, tỉnh Tuyên Quang với tên ban đầu là Tiền phong
Thiếu nhi. Sau 50 năm duy trì và phát triển, đến nay đã trở thành người bạn
thân thiết của các bạn thiếu nhi ở mọi miền Tổ quốc. Trong những bước tiến
lịch sử-hành trình cùng tuổi thơ đất nước báo Thiếu niên Tiền phong đã cho ra
đời định kì 5 ấn phẩm để phục vụ tốt hơn cho độc giả nhỏ tuổi của mình:
+ BáoThiếu niên Tiền phong thứ 4: xuất bản thứ 4 hàng tuần, là bức
tranh đời sống muôn mặt của các bạn học sinh, thiếu nhi trên toàn quốc.
+ Báo Thiếu niên Tiền phong Chủ nhật: xuất bản chủ nhật hàng tuần,
là ấn phẩm tăng cường của báo Thiếu niên Tiền phong thứ Tư theo nhu cầu
của độc giả (chú trọng hơn tới chuyên mục giải trí)

+Báo Tri thức tuổi hồng: xuất bản 2 kì/tháng, là điểm đến của các bạn
học sinh đam mê tìm hiểu khoa học
+Báo Học Trị Cười: xuất bản 3 kì/tháng, là tuyển tập những mẩu
chuyện ngắn, câu đố,… dưới góc nhìn hài hước của học trị.
+ Báo Thiếu nhi Dân tộc: xuất bản 2kì/tháng. Đây là ấn phẩm dành cho
các bạn thiếu nhi dân tộc.
2. Qui trình xuất bản báo ( từ ý tưởng đến tay bạn đọc)
2.1. Từ ý tưởng.
Chủ đề của mỗi số báo thường gắn với những ngày lễ, ngày kỉ niệm đặc
biệt gần hoặc chủ đề chính là những ý tưởng, chủ đề “nóng” trong giới học
trị. Sau khi định hình ý tưởng, các phóng viên phụ trách chuyên trang sẽ liên
hệ với nhóm cộng tác viên thân thiết để truyền đạt lại yêu cầu về nội dung, số
lượng chữ trong từng mục, hạn nộp bài viết. Đến hạn nộp bài phóng viên phụ
trách chuyên trang sẽ chọn ra bài viết xuất sắc nhất để sử dụng cho số báo tới.


Các bài viết còn lại nếu đạt yêu cầu vẫn sẽ được giữ lại và sử dụng trong
những số báo tiếp theo.
Bài viết của các cộng tác viên trên mọi miền Tổ quốc đạt yêu cầu mà
chưa được sử dụng sẽ được chuyển vào “kho dữ trữ” để có bài thay thế những
bài viết chưa đạt yêu cầu hoặc tập hợp những bài viết có chung nội dung
chính thành một số báo.
Những bài viết của cộng tác viên chiếm từ 60%-70%, số bài viết còn lại
là thu hoạch sau mỗi chuyến đi thực tế luân phiên của cán bộ, phóng viên toà
soạn tới thăm các bạn nhỏ trên khắp mọi miền Tổ quốc, đưa tin và hình ảnh
về những hoạt động ngoài toà soạn của báo Thiếu niên Tiền phong.
2.2. Chi tiết qui trình xuất bản
Qui trình xuất bản được thể hiện qua 5 bước lớn sau:
Bước 1: Ban chuyên môn biên tập nội dung, lên trang.
Bước 2: Nộp bài cho Thư kí tồ soạn.

Bước 3: Thư kí tồ soạn nộp cho Phó tổng biên tập/ tổng biên tập duyệt.
Bước 4: Phó tổng biên tập/Tổng biên tập chuyển Thư kí tồ soạn.
Bước 5: Thư kí tồ soạn chuyển tới nhà in.
Thiếu niên tiền phong có 5 ấn phẩm với sự xuất bản dày đặc như vậy ban
lãnh đạo đã đề ra qui trình xuất bản báo với ngày, hạn nộp bài cụ thể như sau:
QUY TRÌNH XUẤT
( Cho phần nội dung áp dụng từ ngày 1-1-2008)
Số Thiếu niên Tiền phong Thứ 4
-Từ thứ 2 hàng tuần: Ban chuyên môn biên tập nội dung, lên trang
-10h sáng thứ 4 hàng tuần: Nộp bài cho Thư kí tồ soạn.
- 8h sáng thứ 5 hàng tuần: Thư kí tồ soạn nộp bài cho Phó tổng biên tập duyệt
- 8h sáng thứ 6 hàng tuần: Phó tổng biên tập chuyển cho Thư kí tồ soạn.
Số Thiếu niên Tiền phong Chủ nhật
-Từ thứ 2 hàng tuần: Ban chuyên môn biên tập nội dung, lên trang.


-10h sáng thứ 5 hàng tuần: Nộp bài cho Thư kí tồ soạn
-8h sáng thứ 6 hàng tuần: Thư kí tồ soạn nộp bài cho Phó tổng biên tập duyệt.
-8h sáng thứ 2 tuần sau: Phó tổng biên tập chuyển cho Thư kí tồ soạn.
Số Thiếu nhi dân tộc
Kỳ I:
-Từ ngày 1 hàng tháng: Ban chuyên môn biên tập nội dung, lên trang.
-Ngày 5 hàng tháng: Nộp bài cho Thư kí tồ soạn.
-Ngày 7 hàng tháng: Thư kí tồ soạn nộp cho Phó tổng biên tập duyệt.
-Ngày 9 hàng tháng : Phó tổng biên tập chuyển cho Thư kí tồ soạn.
Kỳ II:
-Từ ngày 15 hàng tháng: Ban chuyên môn biên tập nội dung, lên trang.
-Ngày 20 hàng tháng: Nộp bài cho Thư kí tồ soạn.
-Ngày 22 hàng tháng: Thư kí tồ soạn nộp bài cho Phó tổng biên
tập duyệt.

-Ngày 24 hàng tháng: Phó tổng biên tập chuyển cho Thư kí toà soạn.
Tri thức tuổi hồng
-Từ ngày 15 hàng tháng: Ban chuyên môn biên tập nội dung, lên trang.
-Ngày 17 hàng tháng: Nộp bài cho Thư kí tồ soạn.
-Ngày 18 hàng tháng: Thư kí tồ soạn bộp bài cho Tổng biên tập.
-Ngày 20 hàng tháng: Tổng biên tập chuyển cho Thư kí tồ soạn.
Học trị cười 1
-Từ 1 hàng tháng : Ban chuyên môn biên tập nội dung, lên trang.
-Ngày 5 hàng tháng: Nộp bài cho Thư kí tồ soạn.
-Ngày 6 hàng tháng: Thư kí tồ soạn nộp cho Tổng biên tập.
-Này 8 hàng tháng: Tổng biên tập chuyển cho Thư kí tồ soạn.
Học trị cười 2
-Từ 10 hàng tháng: Ban chuyên môn biên tập nội dung, lên trang.
-Ngày 15 hàng tháng : Nộp bài cho Thư kí tồ soạn.
-Ngày 16 hàng tháng: Thư kí tồ soạn nộp cho Tổng biên tập.
-Ngày 18 hàng tháng: Tổng biên tập chuyển cho Thư kí tồ soạn.
Học trị cười 3


-Từ 20 hàng tháng: Ban chuyên môn biên tập nội dung, lên trang.
-Ngày 25 hàng tháng: Nộp bài cho Thư kí tồ soạn.
-Ngày 26 hàng tháng: Thư kí tồ soạn nộp cho Tổng biên tập.
-Từ ngày 27 hàng tháng: Tổng biên tập chuyển cho Thư kí tồ soạn.
BAN BIÊN TẬP
Do khơng có nhà in riêng nên tồn bộ ấn phẩm báo Thiếu niên tiền
phong đều được in tại nhà in Tạp chí cộng sản và nhà in của báo Nhân dân.
Sau khi các bản in được hoàn tất, tất cả đều được tập kết tại phòng trực bantầng I của trụ sở toà soạn. Việc giao, nhận báo tới các cơ quan, tổ chức và các
sạp bản lẻ cũng được thực hiện tại phòng trực ban ( phòng bảo vệ) này.
3. Quản lí tồ soạn.
3.1 Mơ hình tồ soạn báo Thiếu niên tiền phong.



Tổng biên tập:
Phạm Thành Long

Phó tổng biên tập nội dung:
Phạm Huy Thuấn

Phó tổng biên tập trị sự:
Nguyễn Đức Quang

Ban Thứ Tư

Tài vụ kế tốn

Ban Chủ Nhật

Thư kí tồ soạn

Ban Chun đề

Hoạ sĩ, kĩ thuật vi tính

! Chi tiết giải trình:
Ban thứ Tư: Phụ trách bài, ảnh cho Thiếu niên Tiền phong thứ Tư và
Học trò cười 1
Ban Chủ Nhật:Phụ trách bài, ảnh cho Thiếu niên Tiền phong Chủ nhật
và Học trò cười 2
Ban Chuyên đề: Phụ trách bài, ảnh cho Học trò cười 3, Thiếu nhi dân
tộc và Trang viết tuổi hồng.

3.2. Quản lí theo các ngun tắc, tơn chỉ của tồ soạn báo.
Văn bản sau được ban quản lí toà soạn in ra thành nhiều bản và được
dán ở mỗi phịng, hành lang nhằm nhắc nhở cán bộ, phóng viên tồ soạn ln
ghi nhớ, thực hiện đúng theo các tiêu chí của tờ báo:

TIÊU CHÍ VÀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC


CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, ĐỒN VIÊN, PHĨNG VIÊN, NHÂN VIÊN
BÁO THIẾU NIÊN TIỀN PHONG.

Tư tưởng chính trị: Trung thành với lý tưởng cách mang; Phấn đấu
cho sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ vẻ vang của Đoàn Thực hiên đúng
tơn chỉ mục đích và những ngun tắc vàng của báo.
Trách nhiệm trong công việc: Tận tuỵ, đổi mới và sáng tạo, có nhiều
phát hiện, cải tiến; Giữ nghiêm kỉ luạt lao động, kỷ luật công tác và qui trình
xuất bản; Coi bạn đọc là mục đích, hài hồ giữa mục đích và tính định hướng
giáo dục.
Chất lượng cơng tác: Tích cực học tập, nâng cao bản lĩnh chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ; Đảm bảo hiệu quả cao và tiết kiệm trong mỗi chuyên
công tác Chất lượng cao trong cơng việc chun mơn.
Quan hệ, giao tiếp: Chân tình và có trách nhiệm với đồng nghiệp;
Gần gũi, thân thiện với bạn đọc; Khiêm tốn, lịch sự và có văn hóa trong giao
tiếp, quan hệ.
Đạo đức nghề nghiệp: Thơng tin chính xác và trung thực, động cơ
trong sáng trong hoạt động nghiệp vu; Không vụ lợi, biết từ chối tiêu cực
trong mọi lúc, mọi nơi; Đồn kết, u thương sẵn lịng giúp đỡ đồng nghiệp
và mọi người; Hết lòng xây dựng cơ quan.
Văn minh công sở: Trang phục lịch sự, đúng qui định; Thân thiện, văn
minh, chân tình trong giao tiếp. Trật tự nội vụ gọn gang, ngăn nắp, sạch sẽ.


9 NGUYÊN TẮC “ VÀNG”
CỦA BÁO THIẾU NIÊN TIỀN PHONG.

1. Không nói xấu thầy giáo, cơ giáo.
2. Khơng làm xấu hình ảnh của các bậc cha mẹ.
3. Không chế giễu và nói xấu người già.


4. Không đăng các vụ án tiêu cực, nhất là các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.
5. Chỉ giới thiệu để hướng tới những điều tốt đepk. Nếu có đề cập đến
những diều chưa hay, chưa đẹp thì nêu nhẹ nhàng, với liều lượng phù hợp.
6. Hấp dẫn bạn đọc bằng sự sinh động, trí tuệ và giàu chất nhân văn,
phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi bạn đọc.
7. Khơng chạy theo xu hướng thương mại hố. Không đáp ứng nhu cầu
của một bộ phận bạn đọc. Thoả mãn và phục vụ nhu cầu bạn đọc một các có
định hướng và chọn lọc.
8. Coi việc tổ chức các hoạt động ngoài mặt báo quan trong như việc
tuyên truyền trên mặt báo.
9. Tổ chức phát hành hiệu quả chính là thước đó của cơng tác tun
truyền, giáo dục trên mặt báo.
4. Ưu, nhược điểm của toà soạn.
4.1 Ưu điểm của tồ soạn.
- Tồ soạn thành cơng trong việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ phóng
viên yêu nghề, yêu q và tơn trọng độc giả thơng qua những u cầu về
chuẩn mực đạo đức, các qui tắc vàng.
- Các hoạt động trên mặt báo đa dạng, nội dung bài viết góp phần to lớn
tới chức năng định hướng hình thành nhân cách của độc giả trong độ tuổi đi
học.
- Hoạt động ngồi mặt báo( những chuyến cơng tác, các phong trào,

giải hưởng, trại hè…) được tổ chức thường xuyên đã đem báo TNTP gần gũi
hơn với độc giả.
- Hoạt động tại tồ soạn- mơi trường tồ soạn văn minh với khơng gian
làm việc được trang trí bằng những bức tranh của độc giả từ mọi miền Tổ
quốc gửi đến, những slogan ( hãy cứu con tàu sắp chìm- slogan bảo vệ môi
trường) hay những văn bản “nhắc nhở” về tiêu chí, nguyên tắc người làm báo.
4.2. Nhược điểm của toà soạn.
- Giao diện của báo in chưa thực sự hấp dẫn bạn đọc.


- Đối tượng tiếp cận của báo TNTP thương là ở các tỉnh ( Đặc biệt với
hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, TNTP chưa gây được
tiếng vang bằng báo Hoa học trò hay Mực Tím)
- Trang báo điện tử : www.tntp.org.vn chưa thu hút được độc giả.
Lượng bài đăng tải còn nghèo nàn, chưa cập nhật được thông tin tức thời như
chức năng lớn nhất của một trang báo điện tử.
- Quy trình làm việc cịn cồng kềnh.
- Các cộng tác viên có bài đăng tại Hà Nội không được gửi báo biếu và
nhuận bút về tận nhà.
4.3 Những khó khăn để khắc phục nhược điểm của toà soạn
Mỗi tờ báo đều điều chỉnh số trang, giấy in cho phù hợp với đối tượng
tiếp nhận của mình. Báo Thiếu niên tiền phong hướng tới độc giả nhỏ tuổi
đang trong độ tuổi đi học-chưa có khả năng tạo ra vật chất nên việc phát hành
báo với giao diện đẹp ( trang báo với độ trắng sáng cao, nhiều màu) là không
phù hợp với phần đông đối tượng tiếp nhận.
Trang báo in điện tử đang trong q trình xây dựng và tuyển phóng
viên chun phụ trách trang này nên vẫn cịn nhiều thiếu sót.
Bên cạnh đó, do báo TNTP là tờ báo Đội đối tượng tiếp cận lại đang
trong lứa tuổi nhạy cảm, tâm sinh lí đang hình thành nên việc cẩn trọng trong
từng nội dung bài viết nhằm định hướng rõ rằng cho bạn đọc nhỏ tuổi là vơ

cùng cần thiết. Vì lẽ đó, bộ máy làm việc cồng kềnh qua nhiều giai đoạn để
sàng lọc kĩ lưỡng đem đến cho đọc giả những thông tin chính xác và mang
tính giáo dục cao nhất.
5. Những đề xuất, góp ý với tồ soạn.
- Tinh giảm bộ máy làm việc bằng cách chuyên nghiệp hoá biên tập
viên thành thư kí tồ soạn.
- Trong một số số báo của TNTP có đăng trích đoạn của truyện tranh
nước ngồi. Với tư cách là độc giả của tờ báo này tơi cho rằng khơng nên
đăng tải những trích đoạn này mà thay vào đó là truyện tranh của các hoạ sĩ


×