Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận tác phẩm báo chí CHI TIẾT TRONG tác PHẨM báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.05 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để có được chi tiết tốt, góp phần nâng cao hiệu quả của tác phẩm báo
chí, địi hỏi nhà báo phải có rất nhiều phẩm chất quan trọng. Trước hết, trong
việc lựa chọn chi tiết, họ phải thống nhất tinh thần "quý hồ tinh bất quý hồ
đa", nghĩa là thực hiện bỏ thô lấy tinh, "săm soi" kỹ càng đến từng chi tiết,
thậm chí bỏ cái tinh ít để lấy cái tinh nhiều. Mặt khác, nó địi hỏi nhà báo phải
có vốn sống phong phú, vốn kinh nghiệm thực tiễn - nghề nghiệp dày dặn;
phải công phu trong việc sắp đặt để bảo đảm sự "đắc địa" của từng chi tiết.
Cuối cùng là phải bằng một ngôn ngữ phù hợp, chuẩn xác để chuyển tải các
chi tiết vào tác phẩm. Những "cây bút có thẩm quyền" ln có những tiết độc
đáo, mới lạ, hấp dẫn, thực sự tạo nên những "vụ nổ dây chuyền" trong ý thức
của người đọc. Đây chính là khát vọng của những người làm báo thuộc mọi
thế hệ. Để hiện thực hố khát vọng đó, nó địi hỏi ở nhà báo sự học hỏi, đúc
rút kinh nghiệm không ngơi nghỉ; sự mẫn cảm nghề nghiệp và một trái tim
yêu nghề, sẵn sàng dấn thân, say mê trong việc săn lùng chi tiết. Đó thật sự là
cuộc "đãi cát tìm vàng"; là tiếp cận những sự việc điển hình, chắt lọc được các
chi tiết điển hình. Điều này chỉ có thể có được ở các nhà báo có sự hiểu biết bao
qt mọi bình diện của đời sống; có sự quan sát tinh tế đến từng mặt, từng bộ
phận của sự việc, sự kiện; có sự đào sâu suy nghĩ để "gạn đục khơi trong"; có
sự cơng phu tìm hiểu để đốn định cho tới "ngọn nguồn lạch sơng" của sự kiện.
Nói cách khác, cả trong tiếp cận hiện thực, cả trong lựa chọn và sử dụng
các chi tiết cho tác phẩm báo chí, địi hỏi nhà báo phải có kinh nghiệm và có
trực cảm. Và chỉ khi tài năng song hành với tâm huyết mới có thể tạo ra được
những tác phẩm báo chí đủ sức lưu dấu trong lịng cơng chúng.
 Đó là lý do em chọn đề tài này

1


2. Mục đích và nhiệm vụ


 Mục đích
Là một yếu tố quan trọng thuộc nội dung của tác phẩm báo chí, chi tiết
đang cần được tìm hiểu ngày càng sâu hơn với tư cách là một đối tượng quan
trọng cả đối với những người nghiên cứu khoa học về báo chí, cũng như với
cơng tác đào tạo và hoạt động sáng tạo của các nhà báo.
 Nhiệm vụ
- Hệ thống lại khái niệm chi tiết, các loại chi tiết và vai trò của chi tiết.
- Khảo sát một số bài báo trên trang báo mạng điện tử để làm rõ việc vận
dụng các chi tiết, giúp thể hiện dấu ấn cái “tôi” của người viết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng
Chi tiết trong tác phẩm báo chí
 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả tập trung đánh giá, phân tích,
những chi tiết trong tác phẩm báo chí. Với những tài liệu, thu thập thông
tin liên quan đến vấn đề, là cơ sở nhận xét, đánh giá khách quan cho đề tài
nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu : Dùng để phân tích các
tài liệu có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra các số liệu có ích cho đề tài.
 Phương pháp khảo sát : Dùng để khảo sát các bài báo phục vụ nghiên
cứu cho đề tài.
 Phương pháp phân tích tổng hợp : Dùng để phân tích những chi tiết
trong một tác phẩm báo chí, phục vụ nghiên cứu cho đề tài.
5. Kết cấu
Bài tiểu luận được chia thành hai phần:
2


+ Phần I: Nội dung lý thuyết

+ Phần II: Khảo sát
Ngồi ra cịn có phần mở đầu, kết bài và tài liệu tham khảo

3


CHƯƠNG I: “CHI TIẾT” TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
1.1 Khái niệm “chi tiết”
Chi tiết là một trong những yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm báo chí
(gồm sự kiện, chi tiết, chính kiến, vấn đề, đề tài, tư tưởng). Chi tiết đóng vai
trị rất quan trọng trong việc khẳng định, làm rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
báo chí; là bằng chứng để cơng chúng tiếp nhận đặt niềm tin vào báo chí, đồng
thời ghi dấu sự thành công của tác giả.
Theo Từ điển tiếng Việt, "Chi tiết là phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong
nội dung sự việc hoặc hiện tượng". Cịn trong lĩnh vực báo chí, theo tác giả Tạ
Ngọc Tấn, chi tiết là "Những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện. Chi tiết có thể là
một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người, một sự vật hay một trạng
thái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện".
1.2 Các loại chi tiết
 Từ các khái niệm và định nghĩa trên, có thể thấy, chi tiết có hai đối
tượng cơ bản là sự việc và con người, đây là những căn cứ để phân
biệt các loại chi tiết. Còn trong thực tiễn báo chí, có thể dựa trên
các tiêu chí để phân loại chi tiết. Chẳng hạn, theo tiêu chí về nội
dung sẽ có các kiểu chi tiết; tiêu chí theo cách lựa chọn sẽ có chi
tiết điển hình, khơng điển hình; chi tiết theo đối tượng phản ánh sẽ
có hệ chi tiết sự vật gồm.
 Chi tiết tả (tả đồ vật, tả cảnh…)
Hệ chi tiết sự việc gồm chi tiết hoàn cảnh (cảnh sống của nhân vật hoặc
hoàn cảnh tác động vào sự kiện); chi tiết tình huống, chi tiết con số; và hệ chi
tiết về con người, có chi tiết ngoại hình và nội tâm nhân vật (vóc dáng, cử chỉ,

nét mặt, lời nói, tâm tư…); chi tiết hành động của nhân vật (hành vi, động tác,
hoạt động…)

4


 Chi tiết kể
Nhằm tái hiện rõ nét diễn biến của sự kiện theo logic mà nhà báo muốn
công chúng báo chí nhận thức (thời gian, khơng gian, bối cảnh tự nhiên và xã
hội, các mỗi quan hệ xã hội, diễn biến câu chuyện, cử chỉ, trạng thái tâm lý
của con người với đủ hỷ, nộ, ái, ố, với đủ tham, sân, si)
 Chi tiết bình-bàn
Chủ yếu là thơng qua lời nhân chứng trong sự việc hoặc lời tac giả,
phân tích bày tỏ quan điểm của mình trước hiện thực khách quan.
 Chi tiết “cái tôi xúc cảm của nhà báo”
Là trạng thái tâm lý, cảm xúc, lý lẽ phân tích, giải thích, đánh giá, bìnhbàn của nhà báo trước hiện thực khách quan (cái tôi tác giả trong tác phẩm báo
chí) được đan cài khéo léo vào các chi tiết diễn biến của hiện thực khách quan
Tần số xuất hiện của chi tiết (nhiều - ít, dày - thưa) lại phục thuộc vào
thể loại, chủ đề, chủ đích của tác giả. Người đọc thường dễ dàng bắt gặp chi
tiết con số trong thể loại tin, chi tiết lời nói nhân vật trong ký chân dung, chi
tiết miêu tả trong các thể loại ghi chép, tường thuật; chi tiết bình (cái tơi của
tác giả) trong thể loại phóng sự; cịn trong bình luận, chi tiết chính là các luận
chứng, luận cứ, luận điểm…Xét theo bố cục, chi tiết có thể nằm ở mở đầu,
thân bài hay kết luận, thậm chí chúng nằm ngay trong tiêu đề hay trong sappô
(chepeau) của tác phẩm.
* Nói tóm lại, chi tiết hết sức linh hoạt và có sự biến hố khơng cùng.
Đến nỗi, trong một số trường hợp, khó có thể chỉ ra được ranh giới giữa các
hệ, kiểu và dạng chi tiết. Chi tiết có mặt trong mọi loại hình báo chí (báo viết,
báo nói, báo hình, báo ảnh, báo điện tử); có mặt trong mọi thể loại báo chí, từ
bản tin ngắn, bài phản ánh, đến những bài bình luận hay phóng sự, điều tra dài

5


kỳ… Nói cách khác, mọi tác phẩm báo chí, dù thuộc thể loại nào đều không
thể không bắt đầu và bằng vào các sự kiện, mà thực chất là các chi tiết, vì chi
tiết chính là "những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện".
1.3 Vai trò của chi tiết
Chi tiết là "điểm tựa" của sự kiện, là "linh hồn" của tác phẩm báo chí,
có khả năng gây "bão tố" trong lòng người đọc. Bằng vào các chi tiết được
chọn lựa và sắp đặt có chủ đích, nhà báo gửi gắm vào tác phẩm những ý đồ, tư
tưởng, xúc cảm… của mình. Theo đó, chi tiết chính là những "nhịp cầu" để
người đọc "bước vào" thực tiễn đời sống với cảm giác "tươi ngun" vốn có
của nó. Quả vậy, khơng có thứ "tế bào" nào trên một "sinh thể báo chí" mạnh
bằng các chi tiết trong việc kích thích vào huyệt thần kinh nhạy bén nhất của
người đọc trong quá trình tiếp nhận thơng tin. Bởi vì, chi tiết - chính là "những
hình ảnh" vơ cùng cần thiết cho q trình "trực quan sinh động" (Lê-nin), của
con người trên con đường nhận thức thế giới.
Chi tiết rất phong phú, đa dạng về kiểu, dạng và có khả năng biến hố
hết sức linh hoạt. Mỗi sự kiện bao gồm nhiều chi tiết. Trong mỗi chi tiết lại có
hàng loạt các chi tiết nhỏ; thậm chí có những chi tiết rất đặc biệt, chúng đạt
đến các phẩm chất quan trọng như độ sắc, độ đậm, độ sâu, độ tinh,… đó chính
là những tình tiết; hay ví như chi tiết là những "người đẹp", những "hoa khơi",
thì tình tiết phải là những "hoa hậu", "á hậu". Trong chi tiết có thể có tình tiết,
nhưng có khi có tình tiết nhưng chưa hẳn đã có chi tiết v.v... Các chi tiết và
tình tiết kết nối nhau, được "xâu chuỗi" bởi những sự kiện. Bằng tài năng chọn
lựa và nghệ thuật sắp đặt của tác giả, chúng cùng hướng về cái đích chung là
làm bật chủ đề, đề tài, góp phần khẳng định các chức năng của thơng tin báo
chí.

6



Trong chi tiết có vấn đề số lượng và chất lượng. Một tác phẩm có thể có
nhiều chi tiết, nhưng có những tác phẩm tuy ít chi tiết, nhưng thực sự cuốn hút
người đọc, bởi đó là những "chi tiết vàng". Nói một cách hình ảnh, nó như
"đóng đinh" một cách tự nhiên trong lịng người đọc, nhờ đó mà người đọc
gần như nhớ được trọn vẹn những nội dung cốt lõi của tác phẩm. Nhưng bên
cạnh những chi tiết "đắt giá", trong các tác phẩm báo chí vẫn có những chi tiết
làm kém chất lượng bài báo bởi các chi tiết thừa, chi tiết nhạt, thậm chí là chi
tiết vơ bổ, nên tác phẩm báo chí đó thay vì góp phần nâng cao dân trí, "quan
trí" thì đã làm ngược lại, vơ tình hạ thấp thị hiếu cơng chúng.

7


CHƯƠNG II: KHẢO SÁT
2.1 Một số bài báo tiêu biểu vận dụng các chi tiết trong tác phẩm báo chí
Ví Dụ 1
Những người vẽ “chân dung biển”

Cán bộ, chiến sĩ Ðoàn Ðo đạc, Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển (Quân chủng
Hải quân) xử lý, hoàn thiện bản vẽ sau chuyến công tác từ Trường Sa về.
Mặc dù thường xuyên bám biển, thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thời
tiết khí hậu khắc nghiệt, xa gia đình, xa người thân..., song những năm
qua, cán bộ, chiến sĩ Ðoàn Ðo đạc, Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển
(Quân chủng Hải quân) học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy đã vượt khó
vươn lên, với tinh thần tất cả vì nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển,
đảo của Tổ quốc.

8



Chuẩn bị tốt cho mỗi lần đi biển
Trao đổi ý kiến với Ðại tá Phạm Hải Châu, Chính ủy Ðồn, chúng tôi được
biết, mỗi chuyến đi biển thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ đơn vị
thường kéo dài từ ba đến bốn tháng, thậm chí có chuyến đi kéo dài hơn sáu
tháng. Trong đó, nhiệm vụ của người lính đo đạc, biên vẽ hải đồ và nghiên
cứu biển chẳng khác nào như những người vẽ "chân dung" biển, lặng lẽ giữa
trùng khơi, nhưng lại rất gian khổ, khó khăn. Vì hoạt động trên biển thời tiết
khí hậu rất khắc nghiệt, thiếu rau xanh, nước ngọt, thiếu "hơi ấm" của đất liền,
có thời điểm anh em phải nhường nhau bát mì tơm, thanh lương khơ, viên
thuốc... Bởi vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ghi sâu lời Bác Hồ
dạy, trước mỗi chuyến đi biển, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Ðoàn đã xây
dựng kế hoạch, phương án kỹ thuật sát yêu cầu nhiệm vụ để tiết kiệm thời
gian và vật chất. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người, từng bộ phận làm
tốt công tác chuẩn bị bảo đảm. Không kể ngày nghỉ, giờ nghỉ, dù trời mưa hay
nắng, cán bộ, chiến sĩ đơn vị tranh thủ thời gian bảo quản, sửa chữa tàu và
phương tiện, máy móc. Coi trọng cơng tác động viên tinh thần, xác định quyết
tâm bộ đội, đi đôi huấn luyện bổ sung nâng cao trình độ chun mơn nghiệp
vụ cho các đối tượng, giúp anh em tự tin khi đi biển, thực hiện nhiệm vụ đa
năng, không chỉ giỏi việc mình mà cịn sẵn sàng thay thế đảm nhiệm các vị trí
khác khi có tình huống xảy ra trên biển.
Ðể bộ đội có đủ sức khỏe "tắm sóng, gội gió" đại dương, trong mỗi
chuyến đi biển, đơn vị chọn mua lương thực, thực phẩm, các loại rau, củ, quả
chất lượng cao. Từ đó chú ý đến phương pháp bảo quản để sử dụng dài ngày
trên biển, như: làm chuồng lợn, chuồng gà "dã chiến" đặt trên boong tàu; các
loại thực phẩm: thịt bò, lợn, gà... được để trong hầm lạnh; áp dụng phương
pháp cổ truyền để muối dưa, cà... nhằm quản lý, bảo quản lương thực, thực
9



phẩm không bị ôi, thiu, giảm chất lượng. Những chuyến đi dài ngày, anh em
các tàu còn sử dụng chậu nhựa, chậu com-po-xít đổ đất vào để trồng rau
muống, rau dền, mùng tơi, rau mầm... để bữa ăn "tươi hơn", có thêm đĩa thịt,
đĩa rau luộc, bát canh, bộ đội thêm ấm lòng, "tăng sức bền, thêm sức dẻo".
Bên cạnh đó, nước ngọt được coi là hàng "quý, hiếm", theo quy định, mỗi
người được sử dụng bình qn 20 lít nước/ngày, anh em tiết kiệm chỉ dùng 10
đến 12 lít/người/ngày; cán bộ, chiến sĩ thường tắm, giặt bằng nước biển, rồi
sau đó tráng qua nước ngọt. Sử dụng các phụ tải trên tàu hợp lý, nên kết thúc
chuyến công tác, mỗi tàu tiết kiệm được hàng trăm lít xăng, dầu và nước
ngọt...
Gian nan của những người vẽ "chân dung" biển
Gần 20 năm gắn bó với nghề vẽ "chân dung" biển, gương mặt sạm đen
vì nắng gió đại dương, Ðại úy chuyên nghiệp Lê Văn Hưng, Phân đội 2, Ðội
1, quê ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), kể: Ði biển mùa mưa (từ tháng 5
đến tháng 12) thì sóng to, gió lớn, mùa khơ thì "nắng cháy da đầu", trong khi
đó yêu cầu nhiệm vụ đo đạc để thiết lập hải đồ địi hỏi phải tuyệt đối chính
xác. Do vậy, để có số liệu đo đạc chuẩn xác, anh em trong Ðội phải chia ca,
chia kíp khơng kể ngày nghỉ, giờ nghỉ, trong mọi điều kiện thời tiết vật lộn với
sóng gió để khảo sát, đo đạc, "cắt lớp" đại dương xác định tọa độ, độ sâu của
biển, chứ mấy khi trơng được vào trời n, biển lặng. Có khi đang khảo sát, đo
đạc, anh em phải dừng lại cả đống công việc để chuyển sang thực hiện nhiệm
vụ trinh sát mặt biển, phối hợp tham gia ngăn chặn tàu, thuyền nước ngoài
xâm phạm chủ quyền vùng biển của Tổ quốc, hoặc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn
ngư dân trên biển... Cùng chung suy nghĩ, Ðại úy chuyên nghiệp Trần Văn
Trà, nhân viên đo đạc Phân đội 3, Ðội 2, quê ở xã Nam Chính, huyện Tiền Hải
(Thái Bình), thổ lộ: Tàu của các anh trước đây là tàu vận tải được cải hoán
10



thành tàu phục vụ nhiệm vụ đo đạc, qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp,
việc bảo đảm hoạt động cũng như bố trí nơi ăn, ở, sinh hoạt trên tàu gặp nhiều
khó khăn, cho nên đi biển dài ngày, liên tục cả ngày lẫn đêm, anh em phải nằm
ra nền, sàn tàu. Có lần nửa đêm, anh Trà đang cùng đồng đội ngủ ngon giấc thì
trời nổi cơn giơng, mưa to, gió lớn. Anh em trên tàu bật dậy vừa chằng buộc
vật chất trên boong, kiểm tra xích neo, dồn dịch chỗ ngủ xong, thì những con
sóng cao lừng lững như những mái nhà liên tiếp táp mạnh vào thân tàu, làm
tàu tròng trành, chao đảo tưởng chừng như bị nhấn chìm, khiến anh và mọi
người "thót tim", khơng sao ngủ được, thức thâu đêm suốt sáng chứng kiến
cảnh sóng gầm, gió rít. Có đợt áp thấp rồi chuyển thành bão, liên tục trời mưa
to, gió lớn, nên ba ngày liền không nấu được cơm, anh em phải ăn mì tơm,
lương khơ, bánh bích quy... cho qua bữa.
Khó khăn nào cũng vượt qua
Thượng úy Trần Thế Ðơng, Ðội phó Kỹ thuật Ðội 1, cho biết: Thực
hiện nhiệm vụ tại khu vực biển Trường Sa và Nhà giàn DK1, do địa hình phức
tạp, thời tiết khắc nghiệt, thay đổi thất thường, song điểm nổi bật là, nhiều
năm qua, trong các chuyến đi biển, dù khó khăn đến mấy, anh em trong Ðội
của các anh ln đồn kết, đồng lịng, sẵn sàng nhận và hồn thành tốt nhiệm
vụ khảo sát dịng chảy, thủy triều, sóng, mơi trường biển, chất đáy... Mỗi cán
bộ, chiến sĩ đơn vị đều nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng
của Tổ quốc, muốn giữ biển phải hiểu sâu về biển; ý thức được tầm quan trọng
của công việc, niềm tự hào và trách nhiệm người lính đo đạc - những người vẽ
"chân dung" biển đang làm. Bởi tất cả các loại bản đồ biển đều được xây dựng
trên một nền chung, đó là nền độ sâu đáy biển. Cho nên, bản đồ nền độ sâu
đáy biển càng được khảo sát và thể hiện một cách chính xác, chi tiết thì ý
nghĩa phục vụ các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thể hiện các thông tin
11


nghiên cứu khoa học khác càng có tính đắc dụng và hiệu quả... Một kỷ niệm

không quên là, tháng 4-2003, anh Ðông cùng tổ công tác từ tàu xuống xuồng
làm nhiệm vụ khảo sát, đo bãi cạn cách đảo Thuyền Chài khoảng ba hải lý
(5,5 km) thì bất ngờ trời nổi cơn giơng, kèm theo mưa to, gió lớn. Các anh liền
cho xuồng chạy vào đảo để tránh trú, thì sóng dồn ập tới với tốc độ lớn làm lật
xuồng. Trong mịt mù mưa giông giữa biển khơi, sáu anh em trong tổ cơng tác
người thì ơm phao, người thì ôm can cố gắng sao cho nổi trên mặt biển, rồi lấy
sào đo sâu buộc cờ đo đạc, treo phao trịn của xuồng làm tín hiệu báo cho tàu
và cán bộ, chiến sĩ trên đảo cấp cứu. Anh em đã phải vật lộn với sóng to, gió
lớn suốt gần hai giờ đồng hồ, tồn thân mệt rã rời tưởng khơng thốt khỏi
"lưỡi hái tử thần". Sau đó anh em được cán bộ, chiến sĩ trên đảo Thuyền Chài
phát hiện, rồi dùng tàu kịp thời ra cấp cứu đưa về đảo an toàn.
Ðược biết, những năm qua, thực hiện nhiệm vụ trên biển mà hàng chục
cán bộ, chiến sĩ của Ðoàn đã hy sinh và bị thương vì sự nghiệp bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc. Khơng ít trường hợp cán bộ, nhân viên đang làm
nhiệm vụ trên biển thì nhận được tin bố, hoặc mẹ mất, hay vợ, con ở quê ốm
nặng đang nằm viện... Như trường hợp Ðại úy Ðào Văn Nhiên, Phân đội
trưởng Phân đội 6, Ðội 2, tháng 6-2011, anh Nhiên đang cùng đồng đội thực
hiện nhiệm vụ ở vùng biển gần đảo Ðá Tây, thuộc quần đảo Trường Sa thì
nhận được tin mẹ mất; được anh em trong đơn vị kịp thời chia sẻ, động viên,
anh Nhiên cũng như nhiều cán bộ, chiến sĩ của Ðoàn đã nén nỗi buồn riêng,
vượt lên hoàn cảnh, cùng đồng đội nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chuyến
công tác.
Mỗi chuyến đi biển thực hiện nhiệm vụ của người lính đo đạc như "đi
chiến đấu", họ phải đối mặt với bao gian khó, hiểm nguy. Vậy mà những năm
qua, hàng trăm lượt đồn cơng tác của Ðồn Ðo đạc, Biên vẽ hải đồ và Nghiên
12


cứu biển đã có mặt thực hiện nhiệm vụ trên các vùng biển của Tổ quốc. Vì
tình yêu biển đảo, học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ đơn vị

đã đoàn kết, chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên, hồn thành tốt nhiệm vụ
khảo sát đo đạc, nghiên cứu biển, cảng, các khu vực; thăm dò, khai thác tài
nguyên biển; đo đạc địa lý quân sự trên biển; quản lý, sản xuất bản đồ biển...
Ðặc biệt, Ðoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phối hợp cùng các lực lượng
của Quân chủng Hải quân quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển của
Tổ quốc; đo đạc phục vụ dự án xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt
Nam. Là địa chỉ tin cậy cung cấp dịch vụ đo đạc, định vị dẫn đường nhiều đơn
vị kinh tế trong nước và quốc tế, nhất là lĩnh vực dầu khí, được Ðảng, Nhà
nước, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân ghi nhận, đánh giá cao. Nhiều
năm liền Ðoàn được Quân chủng Hải quân tặng Cờ thi đua xuất sắc.
Với những chiến công, thành tích của cán bộ, chiến sĩ Ðồn Ðo đạc,
Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển - những người vẽ "chân dung" biển, đã góp
phần thiết thực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố thế trận
quốc phòng-an ninh, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục
địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Bài và ảnh: TRẦN QUYẾT

13


Ví Dụ 2
Người phụ nữ hơn 20 năm làm nghề bốc xác
Người dân thôn Đại Cầu, xã Tiên Tân (Duy Tiên, Hà Nam) quen gọi
chị Phạm Thị Bình là 'chị Bình bốc xác'. Cái tên ấy gắn bó với chị cùng cả nỗi
niềm hạnh phúc lẫn khổ đau.
Từ quốc lộ 1A đến thôn Đại Cầu, không ai xa lạ với "chị Bình bốc
xác". Trong căn nhà nằm sâu hun hút cuối làng, người phụ nữ với nước da
sáng, gương mặt trịn trịa cùng mái tóc xoăn đen này sống lặng lẽ cùng mẹ già.
Nhắc đến tuổi, chị khơng nhớ chính xác năm sinh, chỉ biết mình "sinh năm
con Ngọ", năm nay gần 40. Chị bảo bén duyên với nghề bốc mộ từ khi 15-16

tuổi. Lần đầu tiếp xúc với xác chết, chị cũng thấy ghê. Nhưng khi tử khí xộc
lên khiến bố bị ngất, chị đã bất chấp tất cả để làm thay. Do gia đình khó khăn,
chị đành gắn bó với cái nghề "ai cũng sợ" này để ni sống bản thân và mẹ
già. Đôi tay to bản, thô ráp của chị khơng biết bao lần lần mị hài cốt, nhặt
nhạnh những mảnh xương thịt nát của người xấu số.
Việc bốc mộ thường diễn ra ban đêm và tùy thuộc vào gia chủ, nếu
được ngày, giờ, thời điểm nào chị đều sẵn sàng "nhận nhiệm vụ". Trong cái
lạnh đêm khuya, dưới hố sâu, những người đào huyệt lặng lẽ bới lớp đất đá để
lộ dần cỗ quan tài đang dần mục nát. Đến khi bộ ván thiên bục ra, trong ánh
sáng lờ mờ của chiếc đèn nhỏ, đập vào mắt người nhìn là bộ xương người nằm
trong vũng nước đen đặc.
Trong khơng khí não nề cùng tiếng khóc bi ai của gia chủ, chị Bình nhanh nhẹn tắm rửa
cho hài cốt. Đầu tiên là hộp sọ, tay, chân, rồi đến từng cái xương sườn, đốt tay… Không giống mọi
người, chị chẳng đeo găng. "Làm vậy để khơng bị sót. Nếu đeo găng thì có cảm giác khơng tìm
được lần lượt từng xương, cịn sót phần nào là phải tội chết", chị lý giải.

14


Suốt 20 năm làm nghề bốc xác, nhiều lần định bỏ
nghề nhưng để có tiền ni mẹ già và con gái, chị
lại tiếp tục. Ảnh: Tiểu Nguyễn.

Chị kể, một lần qua đường tàu sớm phát hiện xác chết bị nghiền thành
3 mảnh, chị vội báo cho công an, nhưng ở đó khơng ai dám nhặt xác. Thấy tội
nghiệp, chị Bình lại làm. Từ đó, tên của chị được nhiều người biết đến, ở xa
hay gần, nhà nào cần bốc mộ cũng ln tìm đến. Vì thế chị đã đi khắp Hà
Nam rồi sang Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội… để làm công việc sửa sang
cho người chết.
Sức khỏe suy kiệt qua từng đêm bốc xác bởi mùi tử khí và sương lạnh

thấm vào qua hơi thở, da tay. Có lần chị gặp phải mả kết, thi thể trong quan tài
còn nguyên vẹn. Mở nắp quan tài ra, mùi tử khí xộc lên khiến chị chết ngất.
Sau lần ấy, chị định bỏ làm. Nhưng thấy hàng xóm mỗi lần cần "sang cát" cho
người thân phải chạy vạy tìm người giúp, chị đã nghĩ lại. Biết là cực nhọc
nhưng chị vẫn làm phần vì mưu sinh, phần vì mong con cháu được hưởng
phúc lâu dài.

15


Chị tâm sự, nếu không làm công việc liên quan tới xác chết và đầy tử
khí thì giờ chắc chị đã có một mái ấm yên ổn như bao gia đình khác. Thời con
gái, chị yêu một người và chung sống với nhau như vợ chồng. Được nửa năm,
người yêu bỏ đi biệt xứ để lại chị với cái thai đã 6 tháng. Mặc dân làng cười
chê, chị quyết giữ lại và sinh con. Sau này cũng có nhiều thanh niên trong làng
muốn theo đuổi nhưng chị không đến với ai. Chị sợ những nỗi đau trong quá
khứ sẽ lặp lại, rồi cảnh con chung, con riêng. Con gái chị sinh năm 1993 giờ đi
lấy chồng xa và đã có con. Ngày cịn ở nhà, cơ bé dù biết mẹ làm nghề bốc
xác nhưng khơng chút gì ghê sợ. "Con gái nói với tơi 'có gì mà xấu, đó là nghề
nuôi con lớn đến ngày hôm nay nên mẹ đừng nghĩ ngợi nhiều'. Nó ln là chỗ
dựa tinh thần mỗi khi tôi cảm thấy mệt mỏi và chán nản", chị Bình tâm sự.
Nhắc đến tiền cơng, chị Bình bảo khơng vì ít người bốc xác mà tính đắt. Chị
ln căn cứ vào hồn cảnh để tính cơng. Có gia đình bố mẹ mất sớm, 2 chị em
còn nhỏ tuổi đến nhờ, chị giúp khơng cơng vì "bọn nó nhỏ thế, miếng cơm cịn
chưa no nữa là có tiền trả mình".Tiền kiếm được từ việc bốc xác không dư dả
nhưng cũng giúp chị trang trải cuộc sống và nuôi con. Cảm phục trước tấm
lịng của chị Bình, một người đàn ơng lớn tuổi ở tận miền Nam đã tìm về Hà
Nam và tặng chị số tiền 70 triệu đồng để xây nhà.
Hiện tại, chị Bình sống trong căn nhà ấy với mẹ già. Chị vẫn hành
nghề bốc xác nếu có ai nhờ giúp vì mong tích thật nhiều hơn nữa phúc đức

cho con cháu.
Tiểu Nguyễn


Tác phẩm “Những người vẽ chân dung biển”, được đăng tải trên

mảng Chính trị báo Nhân Dân online, vì vậy tính chất của bài hơi khơ.Tuy
nhiên, tác giả đã vận dụng các chi tiết kể, tả, phân tích, bình…, (nhưng chủ

16


yếu được tác giả chứng kiến, quan sát và kể lại) sâu chuỗi lại với nhau, làm
bài viết trở nên mềm mại hơn. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng bút pháp đặc
tả “gương mặt sạm đen vì nắng gió đại dương” làm tăng tính chân thực nỗi vất
vả của người lính nghề vẽ "chân dung" biển.
 Ở tác phẩm “Người phụ nữ hơn 20 năm làm nghề bốc xác”, ngay
từ khúc dạo đầu vào bài viết, tác giả đặc tả người phụ nữ ấy “với nước da
sáng, gương mặt trịn trịa cùng mái tóc xoăn đen”.
Qua hai tác phẩm trên, cho thấy hai tác giả đã vận dụng đan xen giữa
các yếu tố chi tiết kể, tả, phân tích…, một cách thống nhất trong bài viết, nó
như mở “cánh cửa” sự kiện và gợi ấn tượng, cảm xúc về những gì tác giả
muốn truyền tải tới người đọc.Từ cái mới, cái lạ của đời sống hiện thực, được
nhà báo tìm kiếm, chắt lọc từ các chi tiết và biến chúng thành cái mới, cái lạ
mang dấu ấn cá nhân tác giả trong tác phẩm. Cùng với vai trò là cung cấp
thơng tin, bài viết có thêm chi tiết cịn có ý nghĩa trong việc tạo nên sức cuốn
hút đối với độc giả.

17



2.2 Đây là bài viết em tâm đắc nhất
Bài số 1
/>option=com_content&view=article&id=996:huong-bo-ket&catid=90:trang-th&Itemid=253

HƯƠNG BỒ KẾT
(Sóng

Trẻ) - Một lần, trên đường đi học về xóm trọ, tơi chợt bắt gặp

cây bồ kết quen thuộc – lồi cây đã lưu giữ trong tơi bao kỷ niệm thật đẹp
của ký ức tuổi thơ. Và hương bồ kết lại ùa về trong tôi...
Tôi nhớ như in hồi cịn nhỏ, đã có lần cùng mẹ đi chợ, hai mẹ con mua
được rất nhiều đồ, cho đến khi chuẩn bị trở về nhà, mẹ tôi sực nhớ là vẫn cịn
thiếu một cái gì đó, đối với mẹ nó đựợc xem là rất quan trọng, khiến tôi lo
lắng và khơng khỏi sốt ruột, bởi trời thì nắng rát, đường về nhà thì xa, lại phải
ngồi đợi mẹ cả nửa tiếng đồng hồ…
Sau một hồi tìm mua, mẹ tơi trở lại và
thông báo: “Về thôi con, mẹ đã mua
được rồi”. Mẹ giơ lên cho tơi xem, đó
là một chùm bồ kết với quả đen nhánh.
Rồi mẹ bảo tôi: “Quả bồ kết dùng gội
đầu vừa thơm lại vừa sạch gàu”
Mỗi lần gội đầu, mẹ thường lấy bốn đến năm quả bồ kết đem nướng
lên, mùi thơm lan tỏa khắp nhà, nhưng với tơi lúc đó vì cịn nhỏ chưa cảm
nhận hết mùi thơm của bồ kết, chỉ thấy khét và cay xè. Thấy tơi bịt mũi vì phải

18



ngửi hương bồ kết, mẹ chỉ cười, xoa đầu và bảo: “Mai này con lớn, con sẽ
cảm nhận được mùi thơm ngạt ngào của hương bồ kết…”.
Cứ như vậy, mỗi lần mẹ chuẩn bị đun nước gội đầu, tôi lại tranh làm với
mẹ. Những quả bồ kết được mẹ mang nướng, lật đi lật lại chừng 5 phút rồi
đem cạo sạch than, bẻ nhỏ, cho thêm một chút vỏ bưởi cộng với lá hương nhu
rồi cho vào nồi nước đun sôi, chờ khi nước nguội, mang ra lọc để lấy nước gội
đầu. Nước có màu vàng đậm, hương thơm ngào ngạt. Mẹ đem pha cùng nước
lã để gội lên mái tóc dày, đen nhánh, cịn tơi ở ngồi thì vừa bịt mũi vừa cười
nhìn mẹ gội. Khi mẹ gội xong, mẹ kéo tơi vào lịng để gội đầu, những lúc ấy
tơi gần như nín thở, chân tay giãy dụa… cứ thế, thói quen gội đầu bằng bồ kết
và hương thơm của nó làm tơi dần quen, rồi trở thành “nghiền” hương bồ
kết…

Nước bồ kết (nguồn: internet)
Nhờ hương bồ kết mà mái tóc của mẹ, của chị và tơi lúc nào cũng thơm,
đen nhánh và mượt. Nhiều lúc ngồi bên thềm nhổ tóc sâu cho mẹ, tơi lật từng
19


lớp tóc mềm mại, đen nhánh quyện mùi hương bồ kết thơm dịu dàng, thoang
thoảng trong làn gió chiều hè làm tôi thấy dễ chịu.
Bây giờ, khi đã trở thành sinh viên đại học, cứ vào dịp cuối tuần, mỗi
khi tranh thủ về thăm nhà, tơi lại xà vào lịng mẹ, lại đòi mẹ nấu nước gội đầu
bằng hương vị bồ kết. Những lúc ấy tôi cảm thấy thật hạnh phúc, ký ức tuổi
thơ như ùa về trong vòng tay dịu dàng của mẹ và hương thơm nồng nàn của
bồ kết.
Trần Huyền

20



Bài số 2
TRANG PHỤC CỦA SINH VIÊN NGÀY NAY
Sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa khác nhau đã phần nào làm ảnh
hưởng đến nền văn hóa truyền thống của chúng ta. Đối tượng bị tác động
nhiều nhất có lẽ là thành phần học sinh, sinh viên. Môi trường học đường
hiện nay đang dần bị pha tạp và hòa dần bởi nhiều phong cách thời trang
khác nhau.
Trường học biến thành sân khấu “thời trang ứng dụng”

Ảnh 1: Thời trang giảng đường ngày một “thiểu vải” và mỏng (nguồn internet)

Hiện nay, đến bất cứ giảng đường của một trường đại học hay cao đẳng
nào, đặc biệt là vào mùa hè, đều thấy nhan nhản hình ảnh những cơ, cậu sinh
viên với khn mặt thanh tú, đẹp đẽ ấy, khốc trên mình những bộ áo quần hở
hang, te tua, vá víu… Một số các bạn nữ với quan niệm thời trang khá cởi mở,
vẫn mặc nhiên cho rằng, cứ phải hở một chút mới đẹp, hay cứ ngắn, cứ xẻ là
21


thời trang. Thế nên, khơng biết “ vơ tình hay hữu ý”, cũng không biết thời
thượng đến mức nào nhưng những “mốt” voan, ren từ mỏng đến “siêu mỏng”,
áo bó, quần bị lịe loẹt xanh đỏ tím vàng cứ ngang nhiên thấp thống nơi sân
trường. Lê Như (Sv ĐH Cơng Đồn) cịn thẳng thắn bày tỏ: “Theo mình thì
ăn mặc như thế nào tùy vào “gu” của mỗi người. Không nên quá cực đoan với
việc ăn mặc hở hang của một số bạn, có thể do sở thích, phong cách hay yêu
cầu công việc, với lại, cứ mặc cứng nhắc mãi cũng chán lắm”.
Tưởng chừng như hở hang là “đặc quyền” riêng của phái nữ thì ngày
nay, sinh viên nam cũng tận dụng chẳng kém cạnh các chị em. Cũng quần Jean
rách gối, xé te tua từ dưới lên trên, cũng áo bó chẽn khoe body màu sắc sặc sỡ,

có bạn cịn cố tình mặc quần trễ cạp với mục đích khoe độ dân chơi “hàng
hiệu”, từ các món đồ như; thắt lưng, phụ kiện hay thậm chí cả quần lót. Cứ
như vậy, họ tự biến mơi trường học đường thành một sân khấu “thời trang ứng
dụng”. Bạn Nguyễn Thị Thu Trang, (Sv ĐH Sư phạm Thái Nguyên) chia sẻ:
“Hiện nay, môi trường học đường đã trở nên khác so với trước đây. Tất nhiên
cuộc sống mà có những thay đổi tiến bộ và phát triển là điều nên khuyến
khích. Nhưng ngay trong các trường học mà cách ăn mặc của các bạn lại có
phần “khơng lịch sự” như vậy sẽ tạo nên sự phản cảm cho người đối diện”.
Nên đẹp như thế nào?
Mỗi người, đều muốn làm mình trở nên đẹp hơn, khơng ai có quyền
ngăn cấm điều đó. Tuy nhiên, đừng chỉ nghĩ rằng cứ phải hở hang mới thể
hiện được cái đẹp. Sự gợi cảm cũng rất đẹp nhưng không phải lúc nào cũng
cần thiết, ta sẽ tỏa sáng hơn rất nhiều khi biết lựa chọn cho mình những bộ đồ
phù hợp với lứa tuổi, với dáng người và mơi trường mình đang sống, nhất là
lứa tuổi học sinh, sinh viên. Nét đẹp vẫn dễ dàng bộc lộ trong sự nền nã,
chuẩn mực.
22


Ảnh 2: Nữ sinh thật duyên dáng với trang phục áo dài trắng (nguồn internet)
Nhìn chung, văn hóa học đường là vấn đề khá rộng và trên đây, chỉ là một
trong số ít những tồn tại đã và đang phổ biến hiện nay và hồn tồn khơng dễ
gì để thay đổi. Phải chăng, sinh viên nên bắt đầu từ những bài học đạo đức,
văn hóa và giao tiếp đơn giản. Bởi một môi trường học mà sinh viên chạy theo
những giấc mơ phù phiếm, lấy quần áo làm giá trị thì sẽ khơng có nội lực văn
hóa, khơng đúng với trách nhiệm của sinh viên đến trường để tiếp thu tri thức.
Với cách ăn mặc quá tự do ấy của một số bộ phận bạn trẻ, phải chăng đang
làm xấu đi hình ảnh sinh viên vốn rất đẹp và thanh lịch trong mắt mọi người.
Trần Huyền


23


KẾT LUẬN
Tóm lại, sử dụng hay khơng sử dụng một chi tiết, địi hỏi nhà báo phải
có sự cân nhắc kỹ càng. Cũng có những chi tiết phải kỳ cơng lắm nhà báo mới
săn tìm được, nhưng cuối cùng họ không thể đưa vào tác phẩm. Ở đây do rất
nhiều yếu tố, có thể là do vấn đề dân trí, dân chủ; có thể là do phong tục, tập
quán và pháp luật qui định, mà dù rất tâm đắc với chi tiết đó nhưng một khi nó
chưa phù hợp, có thể gây phương hại đến lợi ích của cộng đồng thì quyết
khơng sử dụng. Bởi vì, giữa “cái tơi” vốn thường trực khát vọng ngân lên
tiếng chuông với âm điệu riêng của mình, thì đơi khi nhà báo phải đành lịng
qn đi tiếng chng ấy để hồ âm vào nhịp điệu của cả cộng đồng. Cũng
trong việc sử dụng chi tiết, có một ngun tắc khơng kém phần nghiệt ngã đối
với các nhà báo. Trong tư cách là một người phản ánh hiện thực, nhà báo phải
luôn xuất phát từ bản chất của thơng tin báo chí là thơng tin sự kiện và dựa
trên sự thật để phản ánh, chứ không được phép thêm thắt chi tiết hay hư cấu sự
kiện theo chủ quan của mình. Và ngay cả thơng tin sự thật, thì mỗi chi tiết mà
nhà báo đưa vào tác phẩm đều nhằm tới các ý đồ cụ thể. Nhà báo giỏi là người
luôn làm chủ và tạo cho mình tính năng động trong việc lựa chọn và sử dụng
chi tiết để có thể phát huy cao nhất hiệu quả thơng tin tác phẩm của mình.
Mỗi nhà báo, do những đặc điểm cá nhân như vốn sống văn hoá, lý lịch
đời tư, tiểu sử tâm hồn… qui định, nên dù có giống nhau về chủ đề hay thể
loại, thậm chí “gặp gỡ “ nhau ở nội dung phản ánh, thì sự khác nhau về tác
phẩm giữa họ - chính là các chi tiết. Từ một chi tiết bình thường quan sát
được, nếu nhà báo có sự khéo léo trong sắp đặt và sử dụng, chi tiết đó sẽ trở
nên có hồn, dễ dàng đạt đến các mục tiêu: trúng, đúng, hay; trở thành chi tiết
“nằm lịng”, thậm chí làm nên “bão tố” trong lòng người đọc.

24



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. Tác phẩm báo chí đại cương
5. Tác phẩm báo chí tâp 1, 2, 3 (năm 1995)

25


×