Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tieu luan tac pham bao chi nang cao phản ÁNH TRONG tác PHẨM báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU

Báo chí là một kênh thơng tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ
cung cấp thông tin cho công chúng. Là một người đóng vai trị đem đến
cái mới cho cơng chúng, báo chí ln phải tự hồn thiện mình để phát
triển. Khác với nhiều sự vật, hiện tượng khác, khi cái cũ mất đi thì cái
mới xuất hiện. Nhưng đối với báo chí, thì khác, từ buổi đầu ra đời cho
đến nay, báo chí đã lần lượt có trong mình cả thảy 4 loại hình: báo in,
báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử. Các loại hình báo chí
này tồn tại song song với nhau, khơng phủ nhận nhau mà đang cùng
nhau vươn lên tạo thành một bức tranh đa sắc.
Ngày nay, báo chí đã trở thành một nhu cầu tất yếu thường ngày
của người dân, nó phản ánh trình độ dân trí, nếp sống văn hóa của nhân
dân. Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh thì nhu cầu thơng
tin càng phức tạp và đa dạng. Rất nhiều người đã có thói quen mở máy
tính để đọc báo điện tử mỗi ngày để đọc nhưng vẫn cịn khơng ít người
đổ dồn về các sạp báo để đón nhận tin tức trong nước, quốc tế liên quan
đến các vấn đề chính trị, văn hố, kinh tế, xã hội, các thơng tin giải trí,
tìm kiếm việc làm...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “Cán bộ báo chí
cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của
họ”. Chính Người đã phát triển và vận dụng sáng tạo câu nói nổi tiếng
của Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam: “Báo chí là người tuyên truyền,
người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung. Vì vậy,
nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang”...
1


Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn
biến phức tạp, kẻ thù ln tìm cách kích động, chống phá, nếu chúng ta
lơ là, thiếu cảnh giác sẽ rất dễ sa vào cạm bẫy của chúng. Với vai trị,


trách nhiệm là cơ quan ngơn luận của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của
nhân dân, báo chí nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận và
có nhiều đóng góp trên các mặt thúc đẩy sản xuất và đời sống; đảm bảo
dân chủ và kỷ cương, pháp luật; nói đi đơi với làm, khơng ngại khó, ngại
khổ; kịp thời phát hiện, biểu dương các phong trào thi đua yêu nước; đấu
tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bảo vệ lợi ích chính
đáng của nhân dân; chủ động đấu tranh chống các thông tin, quan điểm
sai trái, thù địch; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững mơi
trường hồ bình, ổn định, hợp tác để xây dựng đất nước...
Chúng ta cần “Hướng tới xây dựng nền báo chí vững mạnh, tiến
bộ và chuyên nghiệp”. Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm thường xun
đến cơng tác báo chí, khắc phục những hạn chế, yếu kém, khơng để xảy
ra tình trạng khuyết điểm kéo dài. Các cơ quan nhà nước và cơ quan chủ
quản cần chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí.
Trong suốt những năm qua, báo chí khơng ngừng phát hiện và
phản ánh cái mới, ủng hộ và đề cao cái tích cực, tiến bộ, đề cao những
tấm gương người tốt việc tốt, phát huy tính tiên phong trong đấu tranh
chống tiêu cực... Luôn giữ vững tơn chỉ, mục đích, phản ánh khách quan
hiện thực, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

2


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG

Phản ánh là gì? Theo Giáo trình triết học Mác – Lê Nin ( NXB
Chính trị Quốc gia, 2002), phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của
dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại
lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh thì có nhiều loại như phản ánh vật lý, hoá

học; sinh học; tâm lý; năng động, sáng tạo.
Phát hiện là gì? Phát hiện là nhận ra vật thể hoặc quy luật xã hội
vốn tồn tại tự nhiên ngồi ý thức con người.
Tác phẩm báo chí là gì? Theo cuốn Tác phẩm báo chí tập 1, “tác
phẩm báo chí là một chỉnh thể chuyển tải nội dung thơng tin mang tính
thời sự với hình thức tương ứng”Nội dung tác phẩm báo chí là một phạm
vi, một lát cắt của cuộc sống được phản ánh thông qua lăng kính tâm hồn
của nhà báo. “Hình thức của tác phẩm báo chí là: kết cấu, thể loại, ngơn
ngữ, các biện pháp sáng tạo tác phẩm báo chí”
Tác phẩm báo chí có vai trị phát hiện, phản ánh nêu gương người
tốt, việc tốt đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu để bài
trừ nó ra khỏi đời sống xã hội như: tham ô, tham nhũng, tệ quan liêu,
hay lối sống suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Những năm qua, báo chí cũng đã tập trung phản ánh một số nhiệm
vụ cấp bách mà Đảng, Nhà nước đang chỉ đạo như tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước, tài chính tiền tệ, giá cả thị trường, quản lý và sử dụng
đất đai, xuất khẩu hàng hóa, xóa đói giảm nghèo...

3


Bên cạnh đó, những vấn đề nóng của nền kinh tế được cả xã hội
quan tâm như sự phá sản của nhiều doanh nghiệp; nợ thuế và nợ ngân
hàng của các đơn vị kinh tế tư nhân được báo chí phản ánh với thái độ
khách quan, thận trọng, không gây bức xúc trong xã hội. Báo chí cũng
đã đưa ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà chuyên môn đánh giá, dự báo
trên tinh thần khách quan, xây dựng, góp phần xử lý những khó khăn,
vướng mắc trong sản xuất và đời sống.

4



Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC DIỆN PHẢN ÁNH, PHÁT HIỆN
CỦA BÁO CHÍ

2.1. Báo chí phản ánh kịp thời chủ trương của Đảng với nhân
dân và là cầu nối giữa Đảng và nhân dân
Những năm qua, báo chí có vai trị quan trọng của họ trong công
tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đường lối,
chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời
phản ánh tâm tư, nguyện vọng của dân với những chính sách của Đảng.
Đặc biệt phải kể đế những tờ báo Đảng như: Nhân dân,
Dangcongsan.vn, Tạp chí Tuyên giáo ... đã có cơng rất lớn trong hoạt động
tun truyền các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước một cách sinh động hơn, hấp dẫn hơn, đột phá hơn; mặt khác phải
hết sức chú ý việc phản ánh các khát vọng, kiến nghị của nhân dân với
Đảng, Nhà nước. Từ đó, Đảng và Nhà nước nắm bắt rõ hơn, sâu sắc hơn
tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có những quyết sách hợp lịng dân
hơn nữa nhằm góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
2.2. Báo chí phục vụ đắc lực cho cơng tác phịng chống tham
nhũng
Đặc biệt, báo chí có vai trị quan trọng trong cơng tác phát hiện,
đấu tránh phịng chống tham nhũng. Phịng, chống tham nhũng ở nước ta
có đường lối thể hiện rất rõ trong nghị quyết của Đảng và pháp luật về
phòng, chống tham nhũng mà vai trò của báo chí có vị thế rất quan
5


trọng. Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng nêu: "Các phương tiện

truyền thông đưa tin chủ yếu về các vụ việc, vụ án tham nhũng; tỉ lệ tin
bài nêu gương điển hình trong phịng, chống tham nhũng và tun
truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về phịng, chống tham nhũng số
lượng và thời lượng thông tin tỉ lệ rất thấp; số báo, đài chuyên trang,
chuyên mục về phịng, chống tham nhũng cịn ít và chưa duy trì thường
xuyên.
Quyết tâm của Đảng rất cao nhưng tổ chức thực hiện trong Đảng
thì yếu kém, mờ nhạt. Các vụ tham nhũng lớn, nhỏ hầu hết không do tổ
chức Đảng hay Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các cấp phát hiện
mà chủ yếu do quần chúng tố cáo, phát giác và các phương tiện truyền
thông đưa ra. Rất nhiều công dân lặn lội cơm đùm, cơm nắm từ các miền
quê về Thủ đô và các điểm tiếp công dân đều nói: "Bây giờ chỉ cịn biết
tin vào báo chí, trơng chờ báo chí.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, có bài báo, tờ báo thông tin
sai sự thật, thiếu kiểm chứng, khơng khách quan, mang tính một chiều.
Đơn cử, liên quan vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng)
mặc dù đã được Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền
thông 4 lần nhắc nhở, định hướng nhưng có một số tờ báo vẫn thơng tin
dồn dập, quá liều lượng cần thiết, mất cân đối với những vấn đề quan
trọng khác của đất nước. Đáng lưu ý, trong khi nhấn mạnh sai phạm của
chính quyền ở Tiên Lãng, Hải Phịng, lại thơng tin “nương nhẹ” về
những vi phạm, sai phạm của ơng Đồn Văn Vươn theo kết luận của Bộ
Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng. Một số báo thơng
tin, bình luận có tính suy diễn, cho rằng, gốc của vấn đề, vụ việc là do sở
hữu toàn dân về đất đai trong khi thực ra, nguyên nhân chủ yếu do nhận
6


thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai về cho thuê đất, thu hồi
đất, cưỡng chế đất cũng như do các quy định về quản lý đất đai thiếu

đồng bộ, chống chéo, phức tạp.
Báo chí là kênh thông tin đặc biệt quan trọng trong tuyên truyền
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm... Thực tiễn cho thấy, báo chí
là kênh thơng tin đặc biệt quan trọng trong tun truyền cơng tác đấu
tranh phịng chống tội phạm; bằng hoạt động tác nghiệp của mình, báo
chí phát hiện, phản ánh chính xác về tình hình phức tạp của tội phạm,
các vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Nhờ khả năng phát hiện, phản ảnh của mình, báo chí đã làm tốt
việc đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái của các thế lực
thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
cán bộ, đảng viên. Thơng tin trên báo chí đã góp phần quảng bá hình ảnh
đất nước và con người Việt Nam, thành tựu đổi mới của nhân dân ta với
bạn bè quốc tế và đồng bào ta sinh sống ở nước ngoài.
Đối với các vụ việc nhạy cảm, phức tạp, báo chí đã thể hiện sự
chấp hành đúng các quy định của pháp luật; sự chỉ đạo và cung cấp
thông tin của các cơ quan chức năng, tạo được những thơng tin chính
xác, kịp thời góp phần ổn định dư luận xã hội.
Đấu tranh chống tiêu cực là mảng đề tài lớn luôn được nhiều cơ
quan báo chí theo đuổi, bởi đây là một trong những nhiệm vụ cao cả mà
toàn xã hội đã giao cho các nhà báo. Khơng ít vụ tham nhũng, tiêu cực
đã được phanh phui, đưa ra công khai trước cơng luận mà trong đó có
đóng góp lớn của báo chí. Khi mà các mặt trái của kinh tế thị trường lộ

7


rõ, sự xuất hiện nhiều lợi ích nhóm thì báo chí hiện đại càng thể hiện rõ
hơn vai trị này.
Dư luận vẫn còn nhớ như in vụ tham nhũng của Lã Thị Kim Oanh
ở Công ty tiếp thị thương mại nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm hay

vụ PMU 18 cũng đã ghi dấu sự vào cuộc của báo chí trong chống tiêu
cực. Và gần đây là vụ việc liên quan đến quản lý đất đai ở Tiên Lãng,
theo thống kê của Cục Báo chí, có tới 1.200 bài báo phản ánh về diễn
tiến của sự việc.
Nhiều chuyên gia trong xã hội cũng nhấn mạnh đến kinh nghiệm,
bài học trong khai thác thơng tin báo chí rằng, vụ việc ở Tiên Lãng có
thể sẽ bị xoay sang hướng khác nếu như báo chí khơng tìm hiểu thơng
tin cẩn trọng và có lập trường khách quan. Khơng những thế, báo chí đã
giúp cho khán giả, độc giả có thêm thơng tin, huy động giám sát của
hàng triệu người dân. Có nhiều sự việc nếu khơng có báo chí đưa ra
cơng luận thì khơng biết sẽ đi về đâu.
Trong số các tờ báo đi đầu trong công tác chống tham nhũng, phải
kể đến Báo Người cao tuổi với những cây viết khỏe, giàu sức chiến đấu
như Nghiêm Thị Hằng, Kim Quốc Hoa ... Hàng loạt vụ tham nhũng, tiêu
cực nghiêm trọng được Báo Người cao tuổi chống thành công, dư luận
xã hội, nhân dân khắp nơi hoan nghênh như cuộc đấu tranh với tiêu cực,
tham nhũng ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, Hà Tĩnh, Khánh Hịa, Bình Thuận, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng
Ninh, Long An, Kiên Giang, Bắc Kạn, Thái Bình, Thái Nguyên, Hà
Giang, Tập đoàn Điện lực, Vinashin, Sabeco v.v... Đặc biệt, một số vụ
Báo nêu vô cùng gian nan, nghiệt ngã bởi những áp lực quyết liệt, sự

8


chống trả quyết liệt, nhiều lúc tưởng phải "bó tay" như các vụ tiêu cực ở
Bến Tre, Hà Giang, vụ giám đốc Cơng an Thái Bình; một ĐBQH (Khóa
XII), vụ một "ông Chủ tịch tỉnh 8 năm không sinh hoạt chi bộ", vụ án
Hồng Kim Đồng, vụ ơng Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh,
vụ Tiên Lãng - Hải Phịng, vụ ĐBQH Đặng Thị Hồng Yến...

Trong những vụ "nảy lửa" đó, Tổng Biên tập và tịa soạn thường
phải chịu trận, nhận sức ép từ nhiều phía, sự đe dọa, khủng bố từ đối
phương, sự khuyên nhủ của đồng nghiệp "đừng dại húc đầu vào đá", lời
đay nghiến của gia đình. Một số kẻ đe dọa "cho vào tù", "cho bài học",
"cho bay cái ghế Tổng biên tập ngay ngày mai”.v.v... Có kẻ phỉ báng:
"Chấp gì cái báo lá cải"... Hàng loạt tin nhắn, hàng trăm trang fax, những
lời đe dọa, khủng bố để rồi phải thay đổi số điện thoại, ln ln nơm
nớp lo, ln ln nín thở, chịu đựng. Lại nữa, có những đồng nghiệp viết
ngược, gây nhiễu. Rồi tuần nào, tháng nào cũng phải bò ra làm báo cáo
giải trình theo cơng văn của cơ quan quản lí bởi khiếu nại của đơn vị, tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân. Nhưng rất may, rất thuận lợi là trong tất cả
các vụ việc "nảy lửa" ấy, Báo Người cao tuổi luôn luôn được lãnh đạo cơ
quan chủ quản đồng tình, ủng hộ. Tập thể Ban Thường vụ và người đứng
đầu Trung ương Hội NCT Việt Nam khẳng định: "Báo thấy đúng, cứ
làm. Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước luật pháp. Lãnh đạo ủng hộ
việc chống tham nhũng chứ khơng can thiệp". Đó là yếu tố quan trọng
nhất để Báo làm chỗ dựa vững chắc tuyên chiến với tệ nạn tham nhũng,
tiêu cực xã hội. Song, ở góc độ quản lí Nhà nước, hình như các cơ quan
chức năng rất ít biểu dương nhà báo can đảm chống tham nhũng, tiêu
cực thậm chí có khi cịn tìm chi tiết đề xử phạt hành chính. Tuy nhiên,

9


cũng có nguồn cổ vũ, khích lệ lớn là đơng đảo bạn đọc tin tưởng, kính
trọng.
2.3. Báo chí mới phát hiện trẻ bị lạm dụng, bạo hành
Gần như 100% các vụ trẻ bị lạm dụng, bạo hành chỉ được phát
hiện khi có thơng tin của báo chí chứ khi các đồn chức năng đi kiểm tra
thì khơng thấy, đến khi phát hiện thì xử lý cũng rất khó khăn vì không đủ

chứng cứ.
Không ngày nào trên báo người ta không thấy những vụ xâm hại,
lạm dụng và bạo hành trẻ em một cách đau xót. Tiêu biểu nhất phải kể
đến vụ bé Hào Anh ở Đầm Dơi – Cà Mau bị đánh đập dã man. Chính
nhờ báo chí mà cuộc đời của em đã được sang trang mới.
2.4. Báo chí phát hiện và biểu dương kịp thời gương người tốt
việc tốt
Bên cạnh việc chấn chỉnh, uốn nắn, phê phán những khuyết điểm,
lệch lạc trong đời sống xã hội, báo chí đã nêu gương người tốt việc tốt
bằng những bài báo, các chương trình phát thanh – truyền hình cổ vũ
phong trào thi đua yêu nước.
Xin lấy ví dụ tờ báo Người Cao tuổi làm ví dụ. Năm 2011, Báo
đăng tải gần 600 điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt nhưng cũng đưa ra
hơn 300 vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn nhỏ, có những vụ "nảy lửa",
"động trời" nhưng cơ bản đều đúng, bảo đảm chính xác. Đó là hàng loạt
bài điều tra, phản ánh về tình trạng tha hóa của một bộ phận cán bộ có
chức, có quyền vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, gây nên tình trạng mất
dân chủ trầm trọng, thực hiện sai đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyết định thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi
10


đất, đền bù thiệt hại không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người
dân; tịa án xét xử khơng theo cán cân cơng lí, áp bức, chà đạp người dân
ở cơ sở, v.v.
Báo chí địa phương cũng góp phần quan trọng trong công tác nêu
gương người tốt, việc tốt nhằm tuyên truyền, tôn vinh, cổ vũ các phong
trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến ở các
địa phương, đơn vị; khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của khối
đại đoàn kết dân tộc.

Nội dung của các tác phẩm tập trung vào các điển hình tiên tiến
trong lao động sản xuất, kinh doanh, vượt khó làm giàu, vượt khó học
tập, cơng tác, những tấm lòng nhân ái, hảo tâm; những gương dũng cảm
vì mọi người gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, trong phong trào tồn dân chung sức xây dựng nơng thơn
mới. Nhiều tác phẩm khai thác được nét mới, độc đáo, bất ngờ trong các
lĩnh vực của cuộc sống, tạo sức lan tỏa rộng lớn đối với xã hội.

KẾT LUẬN
11


Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến tháng 3-2012, chỉ tính
báo in, cả nước có 786 cơ quan và 1016 ấn phẩm báo chí, trong đó có 81
tờ báo trung ương, 113 tờ báo địa phương, 475 tạp chí trung ương và 117
tạp chí địa phương.
Về phát thanh truyền hình, cả nước có 67 đài phát thanh truyền
hình trung ương và địa phương, trong đó có 2 đài quốc gia ( VOV,
VTV), một đài truyền hình kỹ thuật số ( VTC), 64 đài truyền hình cấp
tỉnh... Ngồi ra cịn có hệ thống truyền hình trả tiền đang phát triển mạnh
bằng công nghệ truyền dẫn.Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có
61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện
tử tổng hợp.
Với số lượng gần 17.000 nhà báo , trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, trên mặt trận
chống tiêu cực, báo chí đã dấn thân cùng xã hội phát hiện và phản ánh
nhiều sai phạm, những tiêu cực, thể hiện tính chiến đấu cao của báo chí.
Bên cạnh đó, những người làm báo còn tuyên truyền, cổ vũ các nhân tố
điển hình, gương người tốt. Trong điều kiện khó khăn chung nhưng các
nhà báo, các cơ quan báo chí vẫn đang từng ngày phấn đấu theo một tư

tưởng “Báo chí của ta khơng phải để cho một số ít người xem mà để
phục vụ cho nhân dân”. Người làm báo đồng thời cũng là người chiến sĩ
trên mọi mặt trận và như thế, trong dòng đời hối hả của đời thường,
những người làm báo vẫn đang cố gắng hết mình cho chữ tâm của nghề
báo đồng thời không ngừng phát hiện, phản ánh kịp thời hơi thở của
cuộc sống.

12



×