Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận ngôn ngữ báo chí tìm hiều lỗi viết tắt trên báo mạng điện tử dantri com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.49 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự vận động của văn hóa nhân loại , báo chí ra đời khá muốn,
phải đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, những tờ báo đầu tiên mới xuất
hiện ở Châu Âu. Ở Việt Nam, cột mốc đánh dấu sự ra đời của ngành báo chí
là tờ “ Gia Định báo” vào năm 1968, và đến những năm 20 của thế kỷ XX,
báo chí Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Và để đáp ứng hơn
nữa nhu cầu của con người, nhiều loại hình báo chí khác nhau đã được ra đời
trong đó phải kể đến báo mạng điện tử. Loại hình báo chí này ra đời muộn
nhưng lại phát triển mạnh mẽ và thu hút nhiều độc giả
Để có một hệ chuẩn ngơn ngữ báo chí đã là điều khó, chuẩn ngơn ngữ
báo mạng điện từ lại càng khó hơn. Cũng như các loại hình ngơn ngữ báo chí
khác, việc sử dụng ngơn ngữ trên báo mạng điện tử có tác dụng trực tiếp và
quyết định tới hiệu quả của thơng tin báo chí nên chắc chắc ngơn ngữ báo
mạng điện tử phải có sự chuẩn mực. Muốn đạt được điều đó, chúng ta phải
loại bỏ những lỗi sai, những vấn đề đang tồn đọng trong việc sử dụng ngơn
ngữ từ đó đưa ra những giải pháp. Một trong những vấn đề cần chú ý đến đó
là chữ viết tắt trên báo mạng điện tử.
Xã hội càng phát triển, tri thức con người tích lũy được càng nhiều, nhu
cầu thông tin của con người ngày càng tăng yêu cầu ngôn ngữ với tư cách là
một phương tiện truyền tải thơng tin cần phải hồn thiện. Con người ln
“phải tối ưu hóa ngơn ngữ của mình theo hướng tiết kiệm và hiệu quả cao, sao
cho với một lượng kí hiệu tối thiểu, trong một thời gian tối thiểu, có thể nhận
hoặc truyền được một lượng tri thức tối đa nhu cầu thông tin Muốn vậy, phải
nén thông tin vào ký hiệu để giảm độ dài của văn bản mang tin, mà trước hết
phải rút ngắn độ dài của các đơn vị định danh bằng cách viết tắt. Và để truyền
tải nhiều thông tin đến độc giả một cách nhanh nhất, báo điện tử Dantri.com
cũng như nhiều trang báo khác đã xuất hiện một khối lượng lớn các chữ viết
1



tắt Tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Bên cạnh những chữ viết tắt đã được dùng
thường xuyên thì vẫn tồn tại những chữ viết tắt mang tính chất “đánh đố” độc
giả gây khó khăn trong việc tiếp nhận và truyền tải thông tin.
Vậy nên người viết quyết định chọn đề tài : Tìm hiều lỗi viết tắt trên
báo mạng điện tử dantri.com” để nhận thấy được hiện tượng viết tắt trên báo
mạng điển tử nói chung và trên báo điện tử dantri.com nói riêng hiện nay và
những hạn chế mà nó mang lại để từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể để khắc
phục tình trạng đó.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu lần này là hiện tượng viết tắt trên báo điện tử
Dantri.com, cụ thể đó là các chữ viết tắt
b) Phạm vị nghiên cứu
Phạm vị nghiên cứu được chọn để khảo sát từ ngày 19 /3/2014 đến
ngày 26/3/2014
3. Mục đích nghiên cứu
-

Biết được đối tượng viết tắt và chữ viết tắt trên báo mạng điện tử

Dantri.com để thấy được thực trạng hiện nay cũng như những ưu điểm, hạn
chế của việc sử dụng hiện tượng viết tắt, từ đó làm cơ sở đưa ra một vài kiến
nghị.
-

Góp phần củng cố thêm về lý thuyết viết tắt, chẳng hạn như cách

viết tắt, phương tiện ngôn ngữ viết tắt, đối tượng viết tắt…
 Từ đó đóng góp một phần nhỏ vào việc xây dựng hệ thống chuẩn
mực khi sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử, thể hiện năng lực uy tín của

người làm báo mạng điện tử cũng như tạo nên những sản phẩm báo chí chất
lượng ln được độc giả đón nhận.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, tiểu luận cần đặt ra một số nhiệm vụ chính
như sau
2


-

Nghiên cứu và xác định những vấn đề lý thuyết liên quan đến việc

xử lý đề tài
-

Khảo sát, thống kê và phân tích các trường hợp viết tắt được sử

dụng trên báo mạng điện tử Dantri.com
-

Miêu tả và tổng kết các kiểu đối tượng viết tắt và các chữ tắt dựa

trên dữ liệu thống kê đã nên ở trên.
-

Đề xuất ý kiến về việc sử dụng chữ viết tắt sao cho phù hợp và đạt

hiệu quả cao nhất về phía người viết cũng như về phía người tiếp nhận.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, tiểu luận sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau :
-

Phương pháp thống kê : thống kê và phân loại các trường hợp viết

-

Phương pháp phân tích – tổng hợp : dùng để phân tích và miêu tả

tắt.
các trường hợp viết tắt về các phương diện, cách thức viết tắt, cấu tạo các
phương tiện viết tắt… sau đó tổng hợp, đưa ra nhận xét.

3


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CHỮ VIẾT TẮT
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1. Các khái niệm chung
a) Khái niệm ngôn ngữ
Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì
ngơn ngữ là phương tiện được sử dụng nhiều và đáp ứng được nhu cầu của
con người hơn cả. Theo thời gian ngơn ngữ giao tiếp được bổ xung và dần
hồn thiện, phù hợp với sự tiến hóa của nhận loại cũng như nhu cầu hội nhập
với thế giời xung quanh.
Theo định nghĩa từ từ điển tiếng Việt : ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm,
những từ ngữ và quy tắc kết hợp chúng để người cùng một cộng đồng dùng
làm phương tiện để giao tiếp với nhau.
Ngồi ra, ngơn ngữ cịn được hiểu hệ thống tín hiệu dùng để làm công
cụ của tư duy, phương tiện để giao tiếp ( bao gồm tín hiệu ngơn từ và tín hiệu

phi ngơn từ )
b) Khái niệm ngơn ngữ báo chí
Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ dùng để thơng báo tin tức thời sự trong
nước và quốc tế, phản ánh chứng kiên của tờ báo và dư luận nhằm thúc đẩy sự
tiến bộ chung. Ngơn ngữ báo chí được sử dụng trên các văn bản báo chí dưới
hình thức : báo viết, báo nói, báo hình…
c) Khái niệm chữ viết tắt
Viết tắt là một dạng rút gọn cách viết của một từ hoặc từ ngữ. Thơng
thường nó bao gồm một hoặc nhiều chữ cái lấy từ chính từ ngữ được viết
tắt ,Hiên nay có khá nhiều định nghĩa về chữ viết tắt của tác giả trong vào
ngoài nước
-

Theo tác giả Nguyễn Hoàng Thanh “ Chữ tắt là một hình thái rút

gọn của các định danh đầy đủ, được tạo ra theo những phương thức cấu tạo
đặc biệt, có chức năng làm cái đại diện cho định danh đầy đủ”.
4


Với cách hiểu này, tác giả cho rằng: “Chữ tắt có thể là một chữ cái
đầu của âm tiết, có thể là nhiều chữ cái của một âm tiết (hay từ) khơng mang
tính âm tiết, có thể là một đơn vị gồm nhiều chữ cái đầu của từ hay âm tiết, có
thể là các bộ phận âm tiết tính của các âm tiết hay từ, có thể là âm tiết, có thể
là từ hoặc có thể là sự kết hợp giữa chúng với nhau”
-

Tác giả Phạm Thị Thanh đưa ra định nghĩa về viết tắt như sau:

-


“ Viết tắt là lược bớt một số ký hiệu chữ viết hoặc thay thế bằng

cách viết khác sao cho chữ viết gọn hơn, kích thước ngắn hơn để viết được
nhanh hơn”.
-

Tóm lại, tuy có nhiều điểm khác biệt trong cách gọi hay trong lí

giải nhưng đa số các nhà ngơn ngữ học đều cho rằng, chữ viết tắt là một
phương thức cấu tạo từ mới và hồn tồn có thể xác định được các đặc trưng
cú pháp và các tính chất từ vựng của chúng
2. Một số vấn đề lý luận về viết tắt
a) Quy tắc viết tắt
Trong tài liệu khoa học, trừ trường hợp các đơn vị đo lường, các chữ
viết tắt, kí hiệu và tên tắt chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và khi khái
niệm xuất hiện nhiều lần trong văn bản. Chữ viết tắt ở đây chỉ dùng cho : các
khái niệm đặc thù, một số danh từ chung phổ biến trong các tài liệu, danh từ
xưng hô chỉ các chức danh, tên tắt các cơ quan, tổ chức…
Nếu là lần đầu tiên xuất hiện trong văn bản thì từ đó phải được viết đầy
đủ và chữ viết tắt được định nghĩa trong ngoặc đơn. Từ lần xuất hiện thứ hai
trở đi thì chỉ cần sử dụng chữ viết tắt. Không nên sử dụng chữ viết tắt trong
tên tài liệu hay tên các chuyên mục.
Trong tiếng Việ khi áp dụng một số cách viết tắt không nhất thiết phải
theo một thể duy nhất. Thông thường nhất là sử dụng chữ cái đầu tiên của mỗi
âm tiết. Đối với những từ ngữ dùng chữ cái Latinh thì họ lấy chữ cái đầu tiên
của một từ, những tiếng Việt phụ thuộc nhiều vào âm tiết nên không theo hẳn
các nguồn ngữ dùng chữ Latinh khác.
5



Các cách viết tắt như :
-

Dùng chữ cái đầu tiên của mỗi âm tiết

Đây là cách phổ biến nhất khi viết tắt tiếng Việt đặc biệt trong các văn
bản báo chí, dùng chữ cái đầu tiên của mỗi âm tiết
VD : UBND ( Ủy ban nhân dân), CLB ( câu lạc bộ), TP ( thành phố ),
NXB ( nhà xuất bản) …..
Cùng với một số danh từ khác xuất hiện nhiều trên báo đặc biệt là báo
mạng điện tử như :CHXHCNVN ( Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ),
QĐND ( quân đội Nhân dân Việt Nam ) …..
-

Dùng gạch xiên : cách viết tắt cũng thường được sử dụng trong các

văn bản như : đ/c ( đồng chí) , k/g ( kính gửi )…
-

Giảm bớt mẫu âm : cũng có khi cách viết dùng hai chữ cái của một

âm tiết hay giảm bớt một số mẫu âm, phụ âm như : đc ( được ) , khg ( không )
….. Cách viết tắt này hầu như không xuất hiện trong sách hay báo chí mà chỉ
được sử dụng trong thư từ.
-

Viết tắt chỉ một âm tiết : lối viết tắt trong tiếng Việt cũng có khi rút

ngắn trong một trong hai phần cấu tự như : Cty ( công ty )

-

Dùng từ ngoại quốc : một số danh từ ngoại quốc cũng du nhập vào

tiếng Việt dưới dạng viết tắt như : CD ( theo tiếng anh là compact disc), TV
( truyền hình ) ….
b) Quy tắc viết tắt trên báo chí
Cũng tương tự như quy tắc viết tắt chung, tuy nhiên thơng thường viết
tắt trên báo chí đặc biệt là báo mạng thường sử dụng quy tắc viết tắt dùng chữ
cái đầu tiên của mỗi âm tiết. Nếu từ đó xuất hiện lần đầu trong bài báo thì
phải viết đầy đủ và để chữ viết tắt trong ngoặc đơn, và đến lần thứ hai thì có
thể sử dụng viết tắt

6


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIẾT TẮT TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
DANTRI.COM
1. Thực trạng chung
Viết tắt là cách làm cho một từ, một cụm từ ngắn hơn. Có thể nói viết
tắt là một phương thức tiết kiệm trong ngôn ngữ. Tuy cách thể hiện ngắn gọn
hơn nhưng các quy tắc của nó phải đảm bảo được truyền tải nội dung thông
tin cần thiết đến độc giả. Trên các phương tiện truyền thông hiện nay, vấn đề
viết tắt trở nên quên thuộc và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Cũng chính từ
đây, vấn đề viết tắt tạo nên sự khơng thống nhất, không đồng nhất giữa các
báo.
Viết tắt được coi là một thực trạng được nhiều người phản ánh khi đọc
báo và nhất là trên các trang báo mạng điện tử. Chúng ta có thể dễ dàng bắt
gặp các từ viết tắt như : DNNN, ĐTNN, UBND,GĐ…. Có những từ, những
thuật ngữ quen thuộc viết tắt thì được chấp nhận nhưng một vấn đề đáng nói ở

đây chính là viết tắt tràn lan, viết tắt khơng có chú thích cụ thể khiến bạn đọc
khó khăn trong việc dịch từ cũng như tiếp nhận thông tin bài báo.
Báo mạng điện tử được coi là kênh thông tin được nhiều người sử dụng
và u thích đặc biệt là giới trẻ nên nó có ảnh hưởng cũng tác động mạnh mẽ
đến đời sống con người. Những bài báo ngang nhiên viết tắt một cách bừa bãi
mà khơng hề có chú thích, việc đó khơng những gây cảm giác khó chịu cho
người đọc mà đơi khi nó cịn khiến người đọc hiều mơ hồ hay hiểu sai nghĩa
của từ, cụm từ đó là ảnh hưởng đến chất lượng của bài báo.
2. Thực trạng viết tắt trên báo mạng điện tử Dantri.com.vn
2.1. Biểu hiện tích cực
Thơng qua q trình khảo sát từ ngày 19 / 03 / 2015 đến ngày 26 /03 /
2015 có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng viết tắt trên báo gần như được sử
dụng một cách triệt để. Hầu hết những từ, cụm từ đã được sử dụng trước đó
đều được được tận dụng. Vừa ngắn gọn mà vẫn giúp độc giả hiểu được nội
7


dung mà tác giả muốn truyền tải bởi những từ được sử dụng đều đã xuất hiện
nhiều lần không chỉ trên báo mạng mà ở các các kênh thông tin đại chúng
khác.
Số lượng và tần số sử dụng trong một bài báo cũng hợp lý, không quá
nhiều để gây cảm giác khó chịu cho người đọc.
Ví dụ như bài báo : “ Nên có lễ tạ lỗi cho các học sinh đánh bạn” đăng
trên báo Dantri.com.vn vào ngày 25/3 ( ) . Nếu xét trên phương diện
số lượng và tần số xuất hiện của các từ viết tắt là 11 cụm từ trên tổng số 1460
từ của bài báo, cụ thể GS.TS – Giáo sư tiến sĩ ( xuất hiện 1 lần ) PGS.TS –
Phó giáo sư tiến sĩ ( xuất hiện 6 lần ) THCS – Trung học cơ sở ( xuất hiện 1
lần) và THPT – Trung học phổ thông ( xuất hiện 2 lần ) GD-ĐT – Giáo dục
đào tạo ( xuất hiện 1 lần ). Hầu hết tất cả các cụm từ sử dụng viết tắt trong bài
báo đều đã xuất hiện khá nhiều trong các phương tiện truyền thơng cũng như

các tác phẩm báo chí trước đó nên khơng gây khó hiểu hay nhầm lẫn đối với
độc giả. Tuy các từ khơng có chú thích bên cạnh nhưng đó đều là những từ
mang tính chất phổ thông, không phải những thuật ngữ khoa học nên không
gây cảm giác bỡ ngỡ cho người đọc. Tần số các từ cũng được phần bổ đồng
đều dựa trên nội dung bài báo, không bị sử dụng một cách vô ý thích. Cấu tạo
các từ cũng hợp lý, cụm từ PGS.TS có sự phân cách giữa hai từ PGS và TS
bằng dấu ( . ) vừa giúp tuân thủ đúng ngun tắc vừa khơng tạo cảm giác dài
dịng cho độc giả.
Một ví dụ nữa trong bài báo : đột nhập buổi tập của U 23 Nhật Bản
đăng trên Dantri.com.vn vào ngày 26/3 Có thể thấy bài báo có xuất hiện
viết tắt cả chữ tiếng Việt ( HLV, CLB ) và viết tắt tiếng nước ngoài ( ASIAD ).
Đây cũng là những cụm từ khá phổ biến đặc biết đối với những ai yêu thích
thể thao và xuất hiện nhiều lần trong các phương tiện truyền thông đại chúng

8


nói chung và trên các trang báo mạng điện tử nói riêng. Số lương và tần số
các từ cũng phù hợp với nội dung
Ngồi ra cịn rất nhiều ví dụ khác đều tuân thủ đúng nguyên tắc viết tắt
và hầu như không sử dụng viết tắt dùng gạch xiên ,giảm bớt ngữ âm hay chỉ
viết tắt một âm tiết.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến những bài báo đã tuân thủ đúng nguyên
tắc viết tắt đó là viết đầy đủ từ đó kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn ở lần
xuất hiện đầu tiên trong bài báo hay với những từ chưa từng được viết tắt trên
các phương tiện thông tin đại chúng vừa ngắn gọn mà vẫn không gây cảm
giác khó chịu cho người đọc.
Ví dụ 1 trong bái báo : “ Mua tàu triệu đô, bán giá sắt vụn : hết mơ biển
lớn.


đăng

trên

báo

điện

tử

Dantri.com.vn

vào

ngày

26/3/2015

( )
Trong bài viết này xuất hiện những từ ngữ mới và được xuất hiện nhiều
lần trong bài vậy nên để gọn gàng và nhanh chóng, người viết đã sử dụng việc
viết tắt. Nhưng do đây là những từ mới, không được xuất hiện nhiều trên các
phương tiện báo chí nên người viết đã viết từ đó kèm theo từ viết tắt trong
ngoặc “ Cơng ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam - Vitranschart
(VST) đầu năm mới 2015 thông báo đã hồn tất việc bán tàu VTC Sky
(24.260 DWT, đóng 1997). Số tiền thu được từ thương vụ thanh lý chưa được
VST tiết lộ. Mặc dù vậy, giá bán VTC Sky có lẽ khơng thể cao trong bối cảnh
"thị trường mua bán tàu đã qua sử dụng trong vài năm qua suy giảm khôn
lường". Và “ Cuối năm 2014, CTCP Vận tải Biển Việt Nam - Vosco (VOS)
cũng đã bán tàu Silver Star (21.967 DWT, 1995) với giá 5,1 triệu USD và bán

Diamond Star (27.000 DWT, 1990) với giá 5,4 triệu USD.”, “ CTCP Vận tải
biển Vinaship (VNA) hồi giữa tháng 1/2015 đã bán tàu Hà Tiên (trọng tải
7.018 DWT, đóng năm 1986) với giá 17,3 tỷ đồng và dự kiến bán 2 tàu tương
tự với kỳ vọng mức giá khoảng như vậy”
9


Với cách viết tắt này, người viết có thể sử dụng những cụm từ viết tắt ở
những lần sử dụng sau trong bài báo đó mà khơng mang đến sự khó hiểu cho
người đọc.
Ví dụ 2 : Trong bài báo : “ Đề nghị thu hồi giấp phép dự án lấp sông
Đồng Nai” được đăng vào ngày 25/3 ( )

Bài báo cũng đã tuân thủ đúng nguyên tắc viết tắt khi giải thích từ viết
tắt ngay ở sapo bài báo để từ đó độc giả có thể dễ dàng hiểu được cụm từ viết
tắt được sử dụng trong những lần sau trong bài báo cũng như có thể truyền tải
được đầy đủ nội dung của bài báo mà không gây cảm giác mơ hồ cho người
đọc.
Bên cạnh đó có nhiều từ viết tắt dường như đã quá quen thuộc với bạn
đọc nhưng vẫn được nhà báo chú thích một các cẩn thận, ví dụ như trong bài
báo “ Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị thủ tướng cho bán sân bay Phú Quốc”
được đăng tải ngày 23/ 3 ( Cụm từ “ Giao thông Vận
tải” dường như đã quá quên thuộc và xuất hiện nhiều lần trên các phương tiện
truyền thơng nói chung và các trang báo mạng điện tử nói riêng, nhưng ngay
ở sapo , người viết vẫn cẩn thận để trong ngoặc đơn từ viết tắt “Bộ Giao
thơng Vận tải (GTVT)”. Đồng thời chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cụm từ
“ Kinh doanh - Quản lý” viết tắt “ (hợp đồng O&M)” từ viết tắt đã thay ( -)
bằng ký hiện ( & ) một cách cụ thể.

10



Hầu hết các bài báo được khảo sát từ ngày 19/3/2015 đến ngày
26/3/2015 đều tuân thủ đúng nguyên tắc viết tắt vừa rút gọn mà vẫn không tạo
cảm giác mơ hồ, khó hiểu cho độc giả.
2.2. Biểu hiện tiêu cực
Xung quanh những bài báo đã tuân thủ đúng nguyên tắc viết tắt thì vẫn
cịn tồn tại những “ hạt sạn” trong một số tác phẩm báo chí khác đã được khảo
sát. Với một lối viết tắt một cách lung tung ngay cả với những từ ít được viết
tắt trong báo chí,khơng có sự chú thích ,đồng thời một cố cụm từ viết tắt khá
dài mang tính chất đánh đố độc giả, tạo cảm giác mơ hồ, khó hiểu dẫn đến
việc không truyền tải được hết nội dung mà bài báo muốn đề cập.
Một vài ví dụ chứng minh:
VD 1: “ Đề xuất lập “ đội đặc nhiệm “ trên cao tốc dài nhất Việt Nam
được đăng ngày 24/3/2015 ( )

Ngay ở sapo bài báo đã xuất hiện cụm từ viết tắt VEC - đây không phải
là cụm từ xuất hiện nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng
như báo chí, nhưng lại khơng hề chú thích, khiến độc giả ngay từ những câu
đầu tiên đã cảm thấy khó hiệu và khơng cịn hứng thú đọc những nội dung
tiếp theo được đề cập trong bài báo.
VD 2 : Bên cạnh đó có một số bài báo khơng những khơng chú thích từ
viết tắt mà đó cịn là cụm từ viết tắt khá dài mang tính chất đánh đố độc giả
điển hình như bài báo : Thanh tra chính phủ chỉ đạo giải cứu cụm dân cư ngập
trong ôi nhiễm ( />
11


dao-giai-cuu-cum-dan-cu-ngap-trong-o-nhiem-xu-ue-1049577.htm


)

trong bài báo có đoạn đề cập đến Cơng văn số 889/BTCDTW-XLĐ, tuy
công văn thường được viết tắt tuy nhiên nên cần có sự chú thích bên dưới bài
báo, nếu khơng độc giả sẽ khó hiểu và gần như chẳng quan tâm đó là cơng
văn gì, nội dung của nó là gì mà đơn giản đó chỉ là một cụm những từ được
viết hoa. Đồng thời bài báo cũng xuất hiện khá nhiều từ viết tắt khiến độc giả
khó hiểu.
Hay một ví dụ điển hình khác : ( )

Hay : ( )
12


Hầu như độc giả không thể dịch nổi những cụm từ được viết tắt một
cách lung tung như trên mà khơng hề có sự chú thích nào, việc viết tắt được
sử dụng một cách triệt để.
Bên cạnh đó cịn xuất hiện những cụm từ viết tắt ngay ở tiêu đề bài báo
VD : Trong bài báo :

Cụm từ UBKT ( Ủy ban kiểm tra) không phải là cụm từ được sử dụng
thường xuyên nên khi viết nên viết từ đó ra trước sau đó có thêm cụm từ viết
tắt trong ngoặc kép, hơn nữa trong bài báo này lại viết tắt ngay từ tiêu đề bài
báo. Khiến độc giả khó nắm bắt thơng tin nếu khơng đọc tồn bộ bài báo.
Trong quá trình khảo sát từ 19/3/2015 đến ngày 26/3/2015 có thể thấy
cịn có khá nhiều bài báo cũng khơng tuân thủ đúng quy tắc, khiến độc giả mơ
hồ không chỉ về ở cụm từ viết tắt mà ảnh hưởng ngay cả đến nội dung của bài
báo.

13



CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
1. Nguyên nhân:
Viết tắt là một phương thức nhắm đến tính tiết kiệm trong ngơn ngữ và
tính thơng dụng, hiệu quả trong giao tiếp. Viết tắt là việc sử dụng mỗi chữ cái
đại diện cho một âm tiết (hoặc chuỗi âm tiết ở tiếng nước ngoài) để thể hiện
các nội dung đã được xác định bằng chữ ghi đầy đủ . Khác với hiện tượng
phát âm địa phương, chính tả nói chung và việc viết tắt nói riêng là một quy
định bắt buộc và cần có sự thống nhất trong tồn quốc. Tuy nhiên, hiện nay,
trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và trong báo chí mạng
điện tử nói riêng vẫn tồn tại hiện trạng có nhiều cách viết tắt khác nhau đại
diện cho một nội dung thông báo cũng như nhiều cách đọc khác nhau cho
cùng một chữ cái viết tắt. Ngun nhân có lẽ một phần do chính phủ chưa có
những quy định chính thức về chuẩn chính tả tiếng Việt nói chung và cách
viết tắt và đọc chữ cái viết tắt nói riêng, một phần nữa là vì những cách viết
và cách đọc đó, ở một mức độ nhất định, vẫn đảm bảo chức năng thông tin và
giao tiếp. Chính sự “dễ dãi” trong cách viết, cách đọc chữ cái viết tắt gây khó
khăn khơng ít trong việc xử lí thơng tin, ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp và
dẫn đến sự bất hợp lí, khơng nhất quán trong hệ thống chính tả tiếng Việt.
Thiết nghĩ, việc đề ra những quy định về cách viết tắt và cách thức đọc những
con chữ viết tắt trong nhà trường và các phương tiện thông tin đại chúng là
cần thiết.
2. Kiến nghị một số giải pháp
-

Không được phép lạm dụng việc viết tắt, chỉ viết tắt những từ, cụm

từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài báo cũng như trong các
phương tiện truyền thông

-

Không viết tắt những cụm từ dài; khơng viết tắt những cụm từ ít

xuất hiện trong bài báo cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng.
-

Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì

được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.

14


KẾT LUẬN
Xu hướng phát triển của xã hội kéo theo xu hướng phát triển của báo
chí nói chung và báo mạng nói riêng. Báo mạng điện tử ra đời và ngày càng
đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Bên cạnh những mặt tích cực mà báo
mạng điện tử mang lại thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế và đơi khi những hạn
chế đó bắt nguồn từ chính những lỗi cơ bản thường mắc trong ngơn ngữ báo
chí . Trong số đó phải kể đến lỗi viết tắt một cách lung tung, bừa bãi, không
tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào với mục đích ngắn gọn khơng chỉ gây khó
hiểu cho độc giả đơi khi cịn khiến độc giả hiểu sai nội dung của bài báo. Trên
thực tế báo mạng được nhiều người đón đọc đặc biệt là giới trẻ bởi sự tiện lợi
mà nó đem lại vậy nên báo chí cần có những giải pháp khắc phục lỗi viết tắt
nói riêng và những lỗi cơ bản trong ngơn ngữ báo chí nói chung để dần nâng
cao chất lượng bài báo cũng như tạo được niềm tin trong lòng độc giả.

15



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CHỮ VIẾT TẮT
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ.........................................................................4
1. Các khái niệm chung.....................................................................................4
2. Một số vấn đề lý luận về viết tắt...................................................................5
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIẾT TẮT TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
DANTRI.COM..................................................................................................7
1. Thực trạng chung..........................................................................................7
2. Thực trạng viết tắt trên báo mạng điện tử Dantri.com.vn.............................7
2.1. Biểu hiện tích cực.......................................................................................7
2.2. Biểu hiện tiêu cực.....................................................................................11
CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP.........................................14
1. Nguyên nhân:..............................................................................................14
2. Kiến nghị một số giải pháp.........................................................................14
KẾT LUẬN.....................................................................................................15

16



×