Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

10 sự phát triển và công tác quản lý blog

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.63 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BLOG

0


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ý tưởng về Intenet bắt đầu được nhắc đến vào năm 1962, lúc đó được
hiểu là mạng kết nối các máy tính với nhau. Trải qua một thời gian dài nghiên
cứu và ứng dụng, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, mạng Intenet bắt đầu
được sử dụng rộng rãi với nhiều chương trình ứng dụng vơ cùng tiện ích.
Dịch vụ Intenet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ năm 1997,
cho đến nay theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông đã có khoảng 22
triệu người dân Việt Nam thường xuyên sử dụng Intenet, đạt tỷ lệ 200/0 dân
số.sau sự ra đời và phát triển của Intenet, sau đó "con đẻ" của Intenet ra đời,
đó là Blog (có nghĩa là nhật ký trực tuyến). Sự phát triển của blog là điều hết
sức tụ nhiên bởi cá nhân mỗi người đều muốn bày tỏ quan điểm của mình, và
muốn ý kiến đó được nhiều người khác biết tới.
"Blog" là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ "Web Log" hay
"Weblog" dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa
trên nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra
hàng ngày về một vấn đề gì đó.
Nội dung và chủ đề của "blog" thì rất đa dạng, những thơng thường là
những câu chuyện cá nhân, bản tin, danh sách các liên kết wch, những bài
tường thuật, phê bình...và cuối cùng là những sự kiện xảy ra trong một nhóm
người nào đó.
Thơng thường thì một blog sẽ được thiết kế dựa trên cách tổ chức như


sau: những tin mới nhất sẽ nằm trên cùng, để người xem blog dễ theo dõi và
cập nhật thơng tin. Mỗi "post" (bản tin) sẽ gồm có ba thuộc tính chính: tiêu đề
(Tiltle) giống như tựa của mỗi bài báo, cho biết chung về nội dưng bản tin,
thời điểm gởi bài (Date/Time) cho biết ngày giờ bản tin được gửi hay cập nhật
thông tin, và dĩ nhiên khơng thể thiếu phần nội dung bản tin. (Main) nói lên
thơng tin muốn gửi đến mọi người. Do tính chất cá nhân củ blog, nên những ý
1


kiến hay câu chuyện này thường được viết theo kiểu "theo ý kiến tơi", hay
"Tơi thấy rằng"... Ngồi ra, một phần nữa được xem là một đặc tính của
"blog", đó là "Comment" mang những thông tin phản hồi từ người đọc tin và
dính liền với mỗi bản tin.
Có một câu hỏi được đặt ra là nếu cùng được ai đó tạo ra để đưa thông
tin cá nhân lên Intenet, và người đọc cũng dùng trình duyệt và cũng phải gõ
vào một đường dẫn URL để có thể đọc được chúng, thì đâu là điểm khác biệt
giữa hai thuật ngữ "blog" và "website cá nhân" này?
Điểm khác biệt đầu tiên là "blog" thường thay đổi nội dung nhanh hơn
~website cá nhân", sự thay đổi nội dung của ("blog" xảy ra ngay khi có một
bản tin mới với ngày cập nhật mới hơn bản tin trên cùng. Cịn "website" thì
ngược lại, thường được thiết kế theo dạng tĩnh, chậm thay đổi, và việc cập
nhật của "website" thường thay đổi cả trang chứ không dựa trên bản tin mới
như "blog".
Thứ hai, dù rằng có rất nhiều cơng cụ trực quan để tạo web, nhưng
người xây dựng và cập nhật web cá nhân vẫn còn phải hiểu biết rất nhiều loại
định dạng tập tin và khn mẫu. Trong khi đó, rất nhiều máy chủ chứa "blog"
cho phép người tạo "blog" cập nhật thông tin trực tuyến mà gần như chẳng
phải làm gì cả. Chỉ cần vào trang chủ "blog", gõ thông tin muốn cập nhật, sau
đó bấm vào một nút có dạng như '(Publish..." hoặc tương tự, và mọi việc hoàn
tất.

Điểm khác biệt thứ ba là vấn đề giao tiếp giữa người đưa tin và người
đọc tin trong "blog". Dù có rất nhiều trang web cá nhân vẫn duy trì tính năng
ghi sổ lưu niệm (guesthook), thì "blog" khuyến khích cao độ mối giao tiếp
giữa người xem tin và người đưa tin dựa trên cùng lúc nhiều công cụ như
"Comment", "trackhacks", tung boards"... Do tính thời sự của "blog", có khi
người ta dùng từ "blog" như một từ chỉ hành động đưa một sự kiện cá nhân
nào đó lên Internet, kiểu như: "Đi du lịch cả tháng à? Có gì hay nhớ "blog"
lên nhé!"
2


Do khả năng tự động nhận diện bạn bè trên các mạng xã hội, blog có
sức lan tỏa nhanh và tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ không kém báo chí chính
thống, và trong một số trường hợp cụ thể thì thậm chí cịn lớn hơn. Một bài
báo về một kẻ xấu có thể làm nhiều người đọc phẫn nộ, nhưng một bài viết
trên blog về kẻ xấu này tạo cơ hội để mọi người bày tỏ ý kiến trực tiếp, thông
tin thêm từ nhiều nguồn và phơi bày luôn cả những chi tiết không hề liên quan
đến vụ việc. Đó là chưa kể đến đa số blogger lợi dụng blog để đưa thông tin
xuyên tạc, phản động, lừa đảo, trục lợi, truyền bá văn hóa đồi trụy...
Intenet và "con đẻ" của nó là blog đang thực sự trở thành một vấn đề
thời sự cần nghiên cứu, quản lý. Tuy nhiên quản lý "xã hội ảo" này thực sự
không đơn giản, có ý kiến cho rằng quản lý Intenet mà đặc biệt là blog là
khơng khả thi?
Tuy nhiên, khó khơng có nghĩa là khơng thể quản lý. Với phương
châm, quản lý khơng có nghĩa hạn chế sự phát triển mà định hướng, tạo hành
lang pháp lý cho Intenet trong đó có Blog phát triển một cách lành mạnh, tích
cực, chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều văn bản quy định,
hướng dẫn nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này,
(xốc" lại tình trạng phát triển một cách tự phát, tràn lan, thiếu lành mạnh của
Intenet, khen thưởng, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp

luật liên quan đến Intenet và Blog.
Xung quanh Blog, từ trước đến nay có nhiều bài viết của các nhà
nghiên cứu, nhà báo, nhiều bài trả lời phỏng vấn của những quan chức có
trách nhiệm. Mỗi bài viết, mỗi bài trả lời phỏng vấn đều "mổ xẻ", nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, các bài viết này đều
tập trung ở 3 nội dung cơ bản, đó là: Blog sự ra đời và vai trị của nó trong đời
sống xã hội; Sự phát triển của Blog Ở Việt Nam; những vân đề đặt ra và công
tác quản lý Blog ở nước ta hiện nay.

3


Trên cơ sở tiếp cận này, nhóm chúng tơi thấy cần thiết phải nghiên cứu
vấn đề: "Sự phát triển Bon ở nước ta và công tác quản lý nhà nước về Blog
hiện nay".
- Đối tượng nghiên cứu: hiện tượng Blog Ở Việt Nam
- Khách thể nghiên cứu: Sự phát triển và công tác quản lý Blog ở nước
ta hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lịch sử ra đời của hiện tượng Blog;
nghiên cứu vai trò của Blog trong đời sống xã hội; những vẩn đề đặt ra và
công tác quản lý Blog ở nước ta hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Thời gian từ năm 2005 đến 10/2008.
- Tài liệu tham khảo chính: Các bài nghiên cứu, các bài phát biểu, tham
luận, trả lời phỏng vấn của các đồng chí lãnh đạo Bộ Văn hố - Thơng tin
(cũ), BỘ Thông tin - Truyền thông, đại biểu Quốc hội, các bài viết của các
nhà báo, nhà phê bình và đánh giá của cộng đồng blogger.
- Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm
2 chương:
+ Chương I: Lịch sử phát triển Blog ở Việt Nam và vai trò của Blog
trong đời sống xã hội

+ Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác
quản lý nhà nước về hoạt động Blog hiện nay.

4


CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BLOG Ở VIỆT NAM
1. Lịch sử phát triển của blog
1.1. Lịch sử phát triển của blog trên thế giới
Blog, gọi tắt của weblog (tiếng Anh, "nhật ký web"), là một dạng nhật
ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990.
Từ điển Wikipedia định nghĩa:"Blog là một dạng nhật ký trực tuyến
(online diary). Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm,
nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ
đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Được phần mềm hỗ trợ,
dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog
cho mình... ".
Có nhiều quan niệm về blog, nhưng trong thực tế có thể hiểu blog là sự
ghi chép của cá nhân và có nhu cầu muốn trưng tồn bộ những suy nghĩ
những quan niệm của cá nhân để tất cả mọi người cùng có điều kiện trao đổi
lại sau khi đọc và chiêm nghiệm. Nó chính là Website của cá nhân, để người
ta có thể đăng các bài viết, các sự kiện theo dịng thời gian. Những người
khác có thể viết, gửi email, bình luận về các bài mình đã viết ra.
Dù chỉ mới xuất hiện cách đây 5 năm, blog đã định hình lại web, tác
động đến chính trị, khuấy động lĩnh vực báo chí, và cho phép hàng triệu triệu
người khẳng định Cái Tơi của mình với tồn thể thế giới. Một xu hướng mới
cho các ứng dụng trên Intenet đã bắt đầu.
Blog cùng phát triển với tốc độ khó ai tưởng tượng được. Năm 1997
chỉ có khoảng 100 nhật ký trực tuyến nhưng đến tháng 12/2005 đã có tới 20
triệu blog. Kể từ đó, mỗi ngày có thêm 120.000 blog mới ra đời và cứ 300

ngày, số lượng blog lại tăng gấp đơi. Hãng Gartner dự đốn năm 2007 là năm
đỉnh cao của blog với con số ước tính khoảng 100 triệu blog, thì năm 2008
được coi là năm bùng nổ của blog với trên 250 triệu blog hiện diện trên mạng
Intenet.
5


Tạp chí Times thậm chí bầu nhân vật xuất sắc của năm 2006 là "You" chính bạn, tức các blogger và những người đóng góp vào cái gọi là "nội dung
do người dùng tạo nên."
Sự phát triển của blog là điều hết sức tụ nhiên bởi cá nhân mỗi người
đều muốn bày tỏ quan điểm của mình, và muốn ý kiến đó được nhiều người
khác biết tới.
Thiết lập dễ dàng, chẳng mất tiền (chỉ mất công sức) nhưng tác động
lan tỏa lại vô cùng to lớn. Kết quả là nhiều blogger hoạt động chẳng khác gì
phóng viên, họ được mệnh danh là những "nhà báo công dân", blog của họ
được xem là "báo chí cơng dân". Sau trận sóng thần ở Indonesia cuối năm
2004, thế giới có được nhiều hình ảnh và thơng tin cập nhật về tình hình là
nhờ blog chứ không phải các hãng tin lớn hay các đài truyền hình, khi xảy ra
vụ đảo chính ở Thái Lan tháng 9/2006, thơng tin sớm nhất đến với tồn cầu
cũng là từ weblog.
Blogger thường vạch rõ ranh giới giữa họ với giới báo chí chính thống
(mainstream) trong khi nhiều nhà báo dùng blog như một kênh khác để họ
thông tin. Nhiều tổ chức coi blog là cách thức để "né tránh bộ lọc" và đưa
thông điệp trực tiếp đến với cơng chúng.
Nhiều blogger chỉ bình luận về các sự kiện nhưng cũng có những
blogger thực sự đưa tin (reporting) và cách họ đưa tin thì khác hẳn với kiểu
đưa tin truyền thống. Xét cho cùng, đa số các blogger không phải là nhà báo
và họ không được đào tạo về các kỹ năng đưa tin truyền thống. Nhưng cách
blogger kể chuyện cũng khác, và rất có tính cách.
Có lẽ lời phàn nàn nhiều nhất mà giới nhà báo truyền thống thường

dành cho các blogger là: Một số blogger quá vội vã công bố những thông tin
họ nắm được, chẳng cần biết hậu quả của điều đó ra sao, chẳng cần thẩm định
tính chính xác của nó. Đơi khi, việc đăng tín cẩu thả như thế gây tác tác hại
nghiêm trọng. Tuy nhiên, các blogger lại lập luận rằng trong thời buổi hiện
nay, độc giả thừa đủ thông minh để phân tích, vì thế chỉ cần cung cấp thơng
6


tin dưới dạng "thơ" mà thơi. Nếu chờ "đánh bóng" tín thì tính nhanh nhạy sẽ
bị giảm và trong một số trường hợp các tin tức này thậm chí có phần méo mó
hơn so với nguyên bản. Một lập luận khác của họ là nếu đưa tín sai thì... đính
chính. Với các blogger, chuyện xin lỗi xem ra rất đơn giản và họ thực hiện rất
nhanh chóng chứ khơng rắc rối vì lo ngại giảm uy tín như chuyện đính chính
trên báo chính thống.
Một vấn đề khác khiến blog như con dao hai lưỡi là việc thu thập thông
tin từ những trao đổi riêng tư. Một cuộc trò chuyện giữa hai người bạn, một
đoạn chatting vu vơ, câu nói vui trong lúc hứng khởi tại một bữa tiệc rất có
thể xuất hiện chỉ vài chục phút sau trên một blog nào đó dưới dạng một câu
phát ngơn chính thức về một vấn đề nhất định. Kiểu lấy thông tin này khiến
người dùng Intenet nghi ngờ tính tin cậy của các thông tin đăng trên blog
cũng như việc các blogger xâm phạm đời tư bởi một trong những nguyên tắc
của báo chí là những ý kiến off-record đều khơng thể đăng tải.
1.2. Lịch sự phát triển và tác động của "cuộc cách mạng blog" ở
Việt Nam
Blog được lâu nhập" vào Việt Nam từ năm 2005, cho đến nay chưa có
một thống kê chính xác, nhưng người ta dự tính cộng đồng blog ở nước ta có
khoảng gần 3 triệu, "thị phần" chia cho cả 3 loại dịch vụ là: 3600.yahoo;
360plus và Mỹ opera, trong đó 3600 của Yahoo chiếm trên 90%.
Khi mới ra đời, blog được coi như là một loại nhật ký, website cá nhân
dần dần, sự phát triển mạnh mẽ của nó đã khiến cho blog phát triển thành một

loại hình báo chí mới, "báo chí cơng dân". Hình ảnh một chiến sĩ Cảnh sát
giao thông Hà Nội dũng cảm chặn xe vi phạm Luật giao thông được một
blogger đưa lên mạng, sau đó được hàng trăm tờ báo in, truyền hình đăng tải
lại là một ví dụ.
Năm 2006, có thể được coi là năm "bùng nổ" blog Việt, nhưng trớ trêu
là sự "bùng nổ" này lại bắt nguồn từ những sự kiện "động trời"; đầu tiên là vụ
kiện cáo rùm beng giữa ca sĩ Phương Thanh và tác giả blog "Cô gái Đồ long";
7


sau đó là vụ sì căng đan cúp sex của diễn viên Hoàng Thùy Linh trong "Nhật
ký Vàng Anh".
Hiện nay, trong số gần 3 triệu blog Việt, mặc dù có nhiều blog có hơi
hướng báo chí, nhưng chưa thấy blog nào nổi lên theo đúng khía cạnh báo
chí, và cuộc đua nóng bỏng giữa blog và báo chí chính thống trên thế giới vẫn
đang nguội lạnh trên các blog Việt. Có một số weblog "chất lượng" của một
số nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu như nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà
văn Nguyễn Quang Lập, nhà báo Huy Đức (ôsin'blog), nhà báo Vũ Mạnh
Cường... và cả những cá nhân bình thường song chủ yếu là đăng các bài nhận
định, bình luận.
Nhiều người lập blog, từ trẻ em cho đến người lớn, và cả đại biểu Quốc
hội, nhưng phần lớn các blog Việt chỉ dừng ở việc nêu ý kiến cá nhân dưới
dạng bình phẩm mà thơi. Nhưng điều cũng cần phải bàn là bên cạnh những
quan điểm cá nhân nghiêm túc và những câu chuyện riêng khá hấp dẫn đăng
trên blog Việt thì có rất nhiều bài có thể coi là "rác" Khơng ít người coi blog
như một cơng cụ để họ thể hiện mình. Blog vốn là nhật ký cá nhân trực tuyến,
nhưng nhiều người viết ra không phải đáp ứng nhu cầu bày tỏ ý kiến của bản
thân mà là cho người khác đọc: Sư giả_tạo đang tràn lan, và do tính kết nối
của Intenet, nó cũng có tác động lớn tới cộng đồng.
Blog phát triển tụ phát và đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Bằng chứng là

số lượng các blog đáng tin cậy quá nhỏ so với những trang nhật ký điện tử giả
dạng báo chí đang nở rộ. Do khả năng tự động nhận diện bạn bè trên các
mạng xã hội, blog có sức lan tỏa nhanh và tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ
khơng kém báo chí chính thống, và trong một số trường hợp cụ thể thì thậm
chí cịn lớn hơn. Chúng ta còn chưa quên vụ sập cầu Cần Thơ kinh hồng hồi
tháng 11/2007, khi đó cộng đồng blog đã làm cư dân mạng xúc động với hàng
loạt những bài viết, hình ảnh từ vụ tai nạn; cổ vũ và làm dấy lên phong trào
quyên góp ủng hộ chia sẻ với các nạn nhân. Năm 2007, blog của một số bệnh
nhân ung thư, chạy thận nhân tạo cũng tạo tiếng vang, làm bao trái tim thổn
8


thức và rơi lệ khi họ viết và đăng trên blog những tâm sự, những khổ đau, dằn
vặt về bệnh tật nhưng vẫn ngời sáng niềm lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.
Khó có thể thống kê để biết đã có bao nhiêu cơng dân Việt Nam thiết
lập blog. Thật vô cùng thú vị khi thâm nhập vào cộng đồng này. Nhiều người
Việt Nam, chắc chắn, đa số là bạn trẻ, vào blog như đi vàn chính ngơi nhà của
mình. Số lượng bạn bè phát triển qua blog tăng lên mỗi ngày. Mức độ tiếp
nhận thông tin, giao lưu và chia sẻ tình cảm thơng qua blog là khơng thể nào
đo đếm được. Thế giới blog đang làm giàu đời sống tinh thần của giới trẻ. Cái
xấu xuất hiện trên blog, đúng như nhận xét của ông Vũ Xuân Thành, Chánh
Thanh Tra Bộ Văn Hố Thơng tin (cũ): "Chưa có gì sai phạm trầm trọng, chỉ
có những thơng tin nhảm nhí. Và, sau khi các cơ quan quản lý, các cơ quan
truyền thông lên tiếng, một số bloggers đã tự động hạ các nội dung sai phạm
này"
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
INTERNET VÀ BLOG HIỆN NAY
1. Dự báo tình hình phát triển và những vấn đề đặt ra đối với
1nternet và blog ở nước ta

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như
vũ bão và xu hướng tồn cầu hố, quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội như hiện nay, Blog chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ mang tính
bùng nổ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nhu cầu ngày càng cao của con
người.
Cách đây gần 10 năm, Đảng ta đã nhận định: "Đến năm 2010 , công
nghệ thông tin của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, trở thành
một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh - quốc phịng; phát triển mạng thơng tin quốc gia phủ trên cả
nước, với thông lượng lớn, giá rẻ, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung
9


bình thế giới; cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin trở thành kinh tế mũi nhọn, có
tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với khu vực khác, có tỷ lệ tăng trưởng
GDP của cả nước ngày càng tăng."
Tuy nhiên, sự bùng nổ của blog trong thời gian vừa qua gây nhiều bất
cập. Các blog tồn tại tự do và vượt ngồi sự kiểm sốt. Trong khi đó, các qui
định, nguyên tắc dành cho phương thức truyền thông cá nhân mới mẻ này
chưa có chế tài điều chỉnh.
Blog bắt đầu trở thành mối quan ngại của các nhà quản lý khi xuất hiện
các "blog đen", đặc biệt, khi trên blog có một vi deo cúp quay cảnh các nữ
sinh lớp 12 của một trường phổ thông ở Hà Nội thay áo, cúp sex của diễn viên
đóng "Nhật ký Vàng Anh", hay một số blogger mạo danh các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước...
Với nhiều vấn đề nảy sinh hiện nay trên blog liên quan đến các yếu tố
chính trị, pháp lý, văn hoá đặt ra yêu cần đối với việc kiểm sốt blog thơng
qua một phương thức hợp lý. Vấn đề đặt ra là kiểm sốt nhưng vẫn phải tơn
trọng quyền tự do và ý kiến cá nhân. Kiểm soát là đặt ra một khuôn khổ,
phạm vi hợp lý cũng như định hướng để blog phát triển lành mạnh, có hiệu

quả.
2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý
nhà nước về hoạt động Blog
Phải thừa nhận rằng quản lý blog trong giai đoạn hiện nay là một vấn
đề cực kỳ nhạy cảm và không đơn giản thực hiện bằng các biện pháp hành
chính hay kỹ thuật đơn thuần. Hầu hết các nước phát triển đều khơng có chế
tài quản lý blog. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, mỗi ngày, trên thế
giới, có hàng trăm nghìn blog mới xuất hiện. Đặt vấn đề cấp phép cho blog,
nghĩ, cũng như đòi buộc dây vào cùng những chú chim trời. Trong thực tế,
một số chính phủ tính đến việc kiểm sốt blog nhưng khơng thể làm nổi.
Singapore đã rút lại lệnh bắt các blogger đăng ký với cơ quan chức năng hồi
tháng 7/2006. Bản thân giới blogger cũng nhận thấy vấn đề
10


Nhóm các giải pháp nhằm tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động của Blog:
Một là, phải có kế hoạch xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược và
quy hoạch phát triển Blog.
Hai là, tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh thông tin trong
lĩnh vực Intenet bao gồm các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ,
chủ động phòng, chống tội phạm đối với hoạt động Intenet;
Thứ ba, Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung
cấp và sử dụng Blog đồng thời tăng cường công. tác tuyên truyền, giáo dục,
hướng dẫn pháp luật Blog. Có biện pháp để ngăn chặn những hành vi lợi dụng
blog gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ
tục, vi phạm các quy định của pháp luật và để bảo vệ trẻ em khỏi tác động
tiêu cực của Intenet và blog.
Thứ tư, khẩn trương xây dựng quy chế mang tính định hướng cụ thể
nhằm bảo đảm có chế tài xử lý kịp thời khi phát hiện những nội dung xấu trên

blog. Quy chế hoạt động blog cần lưu tâm đến cả hai mặt đang tồn tại đối với
blog: mặt tích cực và tiêu cực, khuyến khích mặt tích cực của blog và hạn chế
đến mức tối đa những mặt tiêu cực của blog.
Cũng xin nói thêm rằng, quan điểm của chúng tơi hồn tồn khơng
đồng ý với ý kiến coi blog là báo chí cơng dân. Bởi nếu coi blog là một loại
hình báo chí, thì chúng ta phải điều chỉnh hoạt động blog theo quy định của
Luật báo chí. Trong thực tế, đặc điểm của blog cũng như sự phát triển của nó
có những điểm riêng và đặc thù.
Blog là loại hình cung cấp và trao đổi thông tin của cá nhân với đông
đảo cá nhân trong xã hội. Bởi vì, bản thân chủ thể của blog là cá nhân - vừa
soạn ra thông tin, cung cấp thông tin. Cho nên, trách nhiệm của cá nhân đối
với thơng tin đó rất lớn, phải chịu trách nhiệm tồn bộ từ khi soạn thảo thơng
tin đến khi cung cấp thông tin với xã hội. Khác với báo chí, trang tin - chủ thể
cung cấp thơng tin lớn hơn, blogger là người duy nhất chịu trách nhiệm ở đây.
11


Chính vì vậy, vấn đề then chốt đe quản lý nội dưng blog là quán lý
được các weblog chính thống, có đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng.
Từ đó, sẽ quản lý được nội dung của các blog và blogger phải tuân thủ. Khi
blogger hoạt động tại weblog đó, mọi hoạt động phải thơng qua sự kiểm duyệt
của quản trị. Khi có gì sai phạm, chính weblog đó là người chịu trách trang do
cá nhân, nhóm nhỏ thành lập và tạo điều kiện cho các weblog chính thống
phát triển. Điều này giúp cho cơ quan chức năng không phải lập ra bộ máy
quản lý mà chỉ cần một nhóm giám sát như Cảnh sát 113 cho hệ thống blog.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định 97/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Intenet và thông tin điện tử trên Intenet.
2. Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 của Bộ Văn
hố - Thơng tin ban hành Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin,
thiết lập trang thông tin điện tử trên Intenet.
3. Bùi Dũng: "Quản lý blog: Nắm người có tóc, ai nắm kẻ trọc đầu?" Vietnamnet ngày 30/10/2007.
4. Huy Đức: "Quản lý blog như trói chân chim trời" -Vietnam
Joumalism ngày 21/8/2007.
5. Huy Đức: "Blog và cuộc đua với báo chí chính thống"- Vietnam
Joumalism ngày 23/8/2007.
6. "Quản lý blog khơng có nghĩa là thắt chặt, mà tạo hành lang pháp lý
cho phát triển". Bà trả lời phỏng vấn của Thứ tưởng Bộ Thơng tin và Truyền
thơng Đỗ Q Dỗn với phóng viên VTC News.
7. "Đã đến lúc cần có Luật Quản lý Blog?" Bài trả lời phỏng vấn phóng
viên Vietnamnet của bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội
của Quốc hội khoá Xi, đăng trên Vietnamnet ngày 30/10/2007.
8. "Giải pháp nào để ngăn chặn blog đen, blog bẩn?" đăng đăng trên
Vietnamnet ngày 2311012007
9. "Blog: Báo chí công dân?" Đăng trên Báo Tiền phong ngày
22/8/2007.

13


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BLOG Ở VIỆT NAM................5
1. Lịch sử phát triển của blog............................................................................5
1.1. Lịch sử phát triển của blog trên thế giới.....................................................5
1.2. Lịch sự phát triển và tác động của "cuộc cách mạng blog" ở Việt Nam....7

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
INTERNET VÀ BLOG HIỆN NAY.................................................................9
1. Dự báo tình hình phát triển và những vấn đề đặt ra đối với 1nternet và blog
ở nước ta............................................................................................................9
2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước
về hoạt động Blog...........................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................13

14



×