Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

12 vấn đề thực hiện quyền tự do báo chí ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.74 KB, 39 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ

ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ I: VẤN ĐỀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ
Ở VIỆT NAM
VẤN ĐỀ II: XU HƯƠNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ
VIỆT NAM TRONG Q TRÌNH HỘI NHẬP

0


VẤN ĐỀ I:
VẤN ĐỀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: "Cơng
dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, có quyển được thông tin" và
Hiến pháp nước ta cũng quy định: "Nghiêm cấm những hoạt động văn hóa
thơng tin làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức, lối
sống tốt đẹp của người Việt Nam."
Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng vai trò của báo chí. Trong tiến
trình cách mạng, Đảng, Nhà nước đã lập ra hệ thống báo chí cách mạng để
phục vụ mục tiêu cao cả là xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, từ khi ra đời đến nay, báo chí cách
mạng là sợi dây liên hệ giữa Đảng với nhân dân. Tự do báo chí ở Việt Nam là
tự do phục vụ Đảng, Nhà nước và đơng đảo nhân dân. Tự do báo chí ở Việt
Nam khơng đồng nghĩa với tự do dùng báo chí để quảng bá văn hóa đồi trụy,
vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự của cá nhân. tự do
báo chí ở Việt Nam khơng thể là thứ tự do sử dụng báo chí để kích động chia
rẽ dân tộc, chống phá an ninh đất nước, phá hoạt đời sống chính trị, xã hội của


nhân dân.
Những người làm báo Việt Nam nhận thức rõ trách nhiệm của mình.
Chúng ta khơng bưng bít dư luận, khơng dấu thêm sự thật mà là cần chọn thời
điểm để thông tin phù hợp, hiệu quả. Chẳng hạn, ngay sau sự kiện xảy ra ở
Tây Nguyên và Thái Bình được giải quyết, những sai phạm của cán bộ, đảng
viên được kiểm điểm làm rõ, âm mưu chính trị của các thế lực thù địch bị lật
tẩy. Bằng ngòi bút sắc bén, sinh động, báo chí đã phản ánh một cách trung
thực tồn bộ sự kiện, nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trước từng
vụ việc, thẳng thắn phê phán những việc làm thiếu trách nhiệm của một bộ
phận cán bộ, đảng viên, phân tích những mưu toan đen tối của các thế lực thù
1


địch, để nhân dân nhận thức đúng tình hình, giữ vững niềm tin. Báo chí ta
cũng dành nhiều tâm huyết, để tổng kết thực tiễn, chỉ ra những bài học từ Thái
Bình và Tây Nguyên tham mưu cho Đảng, Nhà nước những kinh nghiệm quí
trong việc chủ động bảo vệ an ninh, ổn định xã hội. Tự do báo chí ở Việt Nam
là nền tự do đầy kỷ luật, trách nhiệm với Đảng và với đông đảo nhân dân lao
động. Quyền tự do báo chí ở Việt Nam là tự do được cung cấp thông tin, tự do
hoạt động của các nhà báo theo qui định của pháp luật, tự do viết và phản ánh
tất cả những điều có lợi cho sự nghiệp cách mạng, có ích cho tồn thể nhân
dân lao động chân chính.
- Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật
khơng cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tun truyền kích động bạo lực, kích
dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đây là điều
cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một
xã hội hịa bình, ổn định, vì hạnh phúc của nhân dân. Báo chí Việt Nam đã
tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, phát hiện
những việc làm trái với pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Báo chí
tham gia xây dựng đời sống mới, đâu tranh với những hủ tục, những tệ nạn xã

hội. Báo chí ngày càng tham gia rộng rãi vào việc xây dựng Đảng, chính
quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Tại Nghị quyết Hội nghị trung ương 6
(lần 2), khóa VIII, Đảng ta đã coi báo chí là cơng cụ giám sát các hoạt động
của tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước, phát hiện và phê phán cán bộ, đảng
viên thoái hóa biến chất, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu,...
Báo chí và hoạt động báo chí ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã
hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là
nội dung cốt lõi của tự do báo chí ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Luật Báo chí Việt Nam khẳng định báo chí khơng chỉ là cơ quan của
Đảng, Nhả nước, đồn thể chính trị và tổ chức xã hội, nghề nghiệp,... mà còn
là diễn đàn tin cậy của người dân. Nhân dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình
2


qua các phương tiện báo chí. Hàng triệu bài, tin gửi cho các báo về nhiều chủ
đề liên quan đến các mặt thiết thực của đời sống nhân dân; thông qua chuyên
mục "ý kiến bạn đọc", nhiều ý kiến rất phong phú của các tầng lớp nhân dân
được phản ánh trên nhiều tờ báo, là sự thể hiện sinh động quyền tự do ngơn
luận của mỗi người dân.
Luật Báo chí của Việt Nam ghi rõ hai điều rất quan trọng:
- Điều 4: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trên báo chí của
cơng dân. Cơng dân có quyền:
1. Được thơng tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế
giới;
2- Tiếp xúc, cung cấp thơng tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin,
bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà khơng chịu sự kiểm duyệt của tổ
chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thơng tin;
3. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới;
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối
với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên
của các tổ chức đó.
Điều 5: Trách nhiệm của báo chí dối với quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngơn luận trên báo chí của cơng dân.
Cơ quan báo chí có trách nhiệm:
1. Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của cơng dân; trong trường hợp
khơng đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do;
2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc
trên báo chí về kiến nghi, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
Như vậy, dù với động cơ nào, người ta không thể bưng tai, nhắm mắt
phủ nhận pháp luật Việt Nam về tự do hoạt động báo chí; phủ nhận tính dân
chủ, văn minh của báo chí Việt Nam trong thời đại ngày nay.
3


Thực tế quản lý hoạt động báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam đã thể
hiện tự đo báo chí của Việt Nam. Trong một xã hội dân chủ, tự đo của người
này không thể làm mất tự do của người khác. Những hành động liên kết với
nhau để vụ lợi, trái với quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí, đều bị xử lý, dù
người đó đang giữ trọng trách cao trong cơ quan của Đảng, Nhà nước. Những
tờ báo hoạt động xâm hại tơn chỉ, mục đích, gây tác động xấu đối với xã hội
đều bị xử phạt theo các quy định của pháp luật.
Để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí của các nhà báo, Nhà nước
Việt Nam đã lập ra các trường dại học báo chí, đào tạo nhà báo với trình độ
đại học và cao học. Hàng năm có hàng trăm nhà báo ra trường, có trình độ
chun mơn, nghiệp vụ cao, có năng lực và ý thức trách nhiệm xã hội. Các
trường đào tạo nhà báo ở Việt Nam đã có sự hợp tác, liên kết với các trường
đại học báo chí của Pháp và một số nước phương Tây để bồi dưỡng, trao đổi

kinh nghiệm làm báo. Việt Nam đã cử hàng trăm nhà báo đi bồi dưỡng nghiệp
vụ báo chí tại các trường đại học ở Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nga,... Báo
chí Việt Nam khơng đóng cửa, biệt lập với thế giới, mà luôn luôn mở rộng
quan hệ với các đồng nghiệp ở nhiều
Để bảo vệ quyền lợi của các nhà bảo, giúp nhau bồi dưỡng nghiệp vụ
báo chí, Việt Nam đã có Hội Nhà báo tồn quốc và các hội địa phương, thu
hút hơn 12.000 nhà báo là hội viên. Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của
Hội Nhà báo quốc tế (OIJ) và Liên đồn Báo chí ASEAN (CAJ) trong nhiều
năm qua, tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của báo
chí khu vực và thế giới, vì mục tiêu hịa bình, ổn định, tiến bộ và thịnh vượng.
Vậy là, sự quản lý báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam khơng phải là sự
cản trở quyên tự do báo chí của người dân cũng như những hoạt động báo chí
của các nhà báo. Việt Nam đã mở cửa trong hoạt động báo chí với bên ngồi
để góp phần nâng cao trình độ báo chí của mình, đáp ứng u cầu của thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập, giao lưu kinh tế,
văn hóa với bầu bạn bốn phương.
4


Có ý kiến cho rằng, có báo tư nhân mới là biểu hiện cụ thể của tự do
báo chí. Phải khẳng định rằng khơng có báo chí tư nhân thì khơng thể quy
chụp là khơng có tự do báo chí". Những người làm báo Việt Nam đã và đang
phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Những tờ báo hiện nay của các cơ quan Đảng, nhà nước, đồn thể chính trị,
xã hội, tổ chức nghề nghiệp đã phản ánh đầy đủ những ý kiến, nguyện vọng
chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, vấn đề ra báo tư nhân hiện nay
là không cần thiết.
Những kiến nghị của họ đã được công luận phản ánh đầy đủ và được
Đảng, Nhà nước tiếp thu, trà lời qua báo, đài. Đó là sự thể hiện quyền được
thông tin cũng như quyền ngôn luận của nhân dân. Mặt khác, thực tiễn việc ra

đời báo tư nhân ở nhiều nước gây nhiễu thông tin, thậm chí làm vơ hiệu hóa
sự lãnh đạo của chính quyền, dẫn đến sự rối loạn chính trị-xã hội ở nhiều
nước vốn quảng cáo rầm rộ cho cái gọi là "tự do báo chí" đã là bài học thấm
thía cho nhân dân ta. Có lẽ nào, chúng ta lại trượt theo vết xe đổ ấy?
Sở dĩ có địi hỏi vơ lý trên, có nguyên nhân từ nhận thức mơ hồ về
quyền tự do báo chí và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam. Do hiểu phiến diện
hoặc cố tình hiểu sai về tự do báo chí, họ đã ra cơng cổ súy, đấu tranh địi "tự
do báo chí" theo kiểu phương Tây, coi đó là biểu hiện của "tinh thần dân chủ",
tự phong cho mình là "người hăng hái đấu tranh cho dân chủ'. Song, họ không
hiểu rằng dân chủ là một thể chế, trong đó quyền tự do báo chí của người này
khơng được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích của tồn
dân tộc. Sự sụp đổ mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và các nước Đơng âu
có sự góp phần của những tờ báo theo khuynh hướng "tự do báo chí" kiểu
phương Tây đó.
Mặt khác, trong một số ít người, tư tưởng nêu trên xuất phát từ những
tốn tính liên quan đến lợi ích, quyền lực, động cơ cá nhân; từ sự bất mãn của
họ với Đảng và Nhà nước. Họ ln ln đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích

5


của đất nước; chính vì thế, họ có những ý kiến lạc lõng, cực đoan, phản lại
quyền lợi của dân tộc.
Trong số những người cơ hội chính trị có người đã thực sự đối lập với
lợi ích Tổ quốc, liên kết những phần tử bất mãn ở bên trong cùng với thế lực
xấu ở bên ngồi để dùng báo chí chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của nhân dân ta. Họ quay lưng lại với quá khứ vẻ vang, hào hùng của
tồn dân tộc, trong đó có sự đóng góp nào đó của gia đình và bản thân họ.
Điều quan trọng nhất và cũng cơ bản nhất là tất cả các tờ báo lớn có sức
ảnh hưởng mạnh đến đời sống xã hội đều nằm trong tay những ơng chủ giầu

có. Bất chấp tự do tư tưởng, các nhà tư bản đã không ngần ngại dùng báo chí
để bành trướng, áp đặt quan điểm của mình trên qui mơ tồn cầu. Họ đầu tư
nhiều triệu đơ la, phát triển một hệ thống báo chí hùng hậu nhằm quấy nhiễu
tư tưởng ở tất cả các nước không cùng quan điểm. Diễn biến thế giới gần đây
đã phản ánh khá sinh động điều ấy. Bằng cái gọi là dự do báo cho, các nhà tài
phiệt tư bản, đứng đầu là nước Mỹ đã không ngần ngại dùng các cơ quan báo
chí của mình thổi phồng lên các chiêu bài "chống khủng bố, truy lùng
Binlađen", "săn lùng vũ khí hủy diện, kiếm cớ "hợp pháp" để can thiệp quân
sự một cách thơ bạo vào những quốc gia có chủ quyền, tạo sự ảnh hưởng tại
nơi vốn được coi là cái "rốn" dầu của thế giới. Các nhà tư bản dùng báo chí để
lừa phỉnh dư luận, kiếm về cho mình những món lợi kếch xù.
Thực tế cho thấy khơng thể ảo tưởng về cái gọi là "tự do báo chí" ở các
nước tư bản. giai cấp tư sản chưa bao giờ và khơng khi nào có thể đem lại tự
do báo chí cho giai cấp vơ sản và đơng đảo nhân dân lao động.
Vấn đề tự do báo chí đích thực và đầy đủ chỉ có thể được giải quyết
trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Tự do báo chí, tự do sáng tác là quyền thiêng
liêng của những người cầm bút. Quyền đó khơng thể đo giai cấp tư sản đem
lại, mà phải từ chính những người cầm bút cùng nhân dân đấu tranh giành lấy.
Ngày nay, với vị trí là lực lượng đại diện cho xu hướng chính trị tiên tiến nhất
của lồi người, giai cấp vơ sản đang cùng với quần chúng cách mạng đấu
6


tranh giành lấy quyền lợi chính dáng của mình, trong đó có quyền tự do báo
chí, tự do ngơn luận.
Các quyền của con người, trong đó quyền được sống bình đẳng, quyền
được hưởng thụ các phúc lợi xã hội và cả quyền tự do báo chí chỉ thực sự có
được bởi một cuộc cách mạng do giai cấp biết sống, đấu tranh vì lợi ích và sự
tiến bộ của nhân dân lao động và của tồn xã hội. Chỉ có giai cấp vơ sản mới
có thể tạo nên một nền tự do báo chí với ý nghĩa chân chính của nó. Đó là sự

tự do hoạt động báo chí vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Nền tự do
báo chí đó đem lại cho các nhà báo quyền hành nghề, quyền cống hiến phục
vụ cho công chúng, quyền sáng tạo theo đúng với lương tâm và trách nhiệm
của người làm báo chân chính, vì sự tiến bộ của toàn xã hội và của nhân dân.
Ở Việt Nam, vấn đề tự do nói chung và tự do báo chí nói riêng khơng chỉ
được khẳng định về mỹ quan điểm tư tưởng mà còn được xác lập bởi những
cơ sở pháp lý.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong hơn 20
năm đổi mới, báo chí cách mạng Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào
những thành tựu to lớn của đất nước. Báo chí ngày càng thực hiện tốt hơn các
chức năng xã hội, khẳng định được vai trò quan trọng trong đời sống chính trị
- xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo ra bầu khơng khí dân chủ,
cởi mở, làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
Xét cho cùng, hoạt động báo chí là hoạt động xã hội, làm báo là làm
chính trị nên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy lập trường
chính trị là yếu tố nền tảng, có tính quyết định khuynh hướng hoạt động của
nhà báo lăng kính chính trị luôn tác động trực tiếp đến hoạt động lựa chọn sự
kiện, nắm bắt tình hình, đến phân tích, mổ xẻ, luận giải các vấn đề xã hội của
nhà báo.
Xuất phát từ bản chất hoạt động chính trị của mình, báo chí khơng chấp
nhận có một lập trường trung lập trong cuộc đấu tranh giữa tiến bộ và phản
động, giữa hồ bình và chiến tranh, giữa tự do và áp bức. Cơ sở để làm nghề
7


và hành nghề của một nhà báo, đầu tiên và trước hết phải là lập trường giai
cấp, phải bắt đấu từ sự thấu suốt và vững vàng với chính hệ tư tưởng của giai
cấp, của tổ chức đại diện cho quyền lợi của mình. Lập trường chính trị là ln
là phẩm chất đầu tiên, quan trọng cần phải có với tất cả những ai đã và sẽ làm
người viết báo. Điều này là đặc biệt quan trọng trọng điều kiện kinh tế thị

trường hiện nay.
Đễ tìm kiếm cơ hội phát triển, chúng ta phải dấn thân vào vịng xốy
của nền kinh tế thị trường. Nhưng các thế lực xấu cũng đang triệt để sử dụng
những mặt trái của cơ chế thị trường để đề cao tự do kinh tế, gieo mầm và
chăm bón cho lợi ích cá nhân, lối sống thực dụng, chụp lợi phát triển, làm cơ
sở và bàn đạp triển khai diễn biến hồ bình, nhằm xố bỏ chế độ và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong hồn cảnh này, chỉ có một lập
trường chính trị vững vàng, nhà báo mới có thể xác định được vấn đề mình
viết cho ai? viết vì mục đích gì? và viết như thế nào? Tâm niệm được điều đó
thì dù đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế thị trường, nhà báo vẫn luôn trung
thành với Đảng, khơng vì một lý do gì mà chệch hướng, viết và nói trái với
con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn.
Để có dược bản lĩnh chính trị, đòi hỏi nhà báo phải tu dưỡng, rèn luyện
một cách nghiêm túc. Nền tảng tư tưởng của xã hội ta là Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn trở thành một cây bút giầu phẩm chất
chính trị, mỗi một người làm báo Việt Nam cần được dào tạo, học tập, và
nhận thức một cách sâu sắc về lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
có niềm tin khoa học vào con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam. Chỉ
như vậy, những người làm báo mới thực sự hoàn thành tốt sứ mệnh là người
truyền lửa cho toàn xã hội, củng cố niềm tin và phát huy sức mạnh toàn dân
tộc xây dựng đất nước theo con dường đã chọn.
Cùng với bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cũng là một yêu cầu,
một phẩm chất không thể thiếu đế tạo nên giá trị của nhà báo chân chính. Đạo
đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa
8


nhận đồng tình ủng hộ, quy đinh hành vi quan hệ của nhà báo với nhau và đối
với xã hội. Cùng với bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cịn
bao gồm thái độ thơng tin chính xác và trách nhiệm của nhà báo trong xây
dựng dự luận xã hội lành mạnh. Đó cịn là ý thức hành nghề theo khn khổ

pháp luật; có đời sống riêng tư trong sáng; ln dặt lợi ích chung lên lợi ích
riêng; có kiến thức cơ bản về chun mơn nghiệp vụ, yêu nghề dám sả thân vì
nghề. Những tiêu chuẩn trên ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện báo
chí hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay.
Làm báo một cách chân chính trong cơ chế thị trường không để. Trước
khi là một người viết báo, nhà báo là một con người, cũng phải ăn, ở, mặc,
cũng có gia đình, cũng phải vật lộn mưu toan cuộc sống. Để có điều kiện làm
nghề và hành nghề tốt, trước hết người viết báo cũng phải tự tìm kiếm, thu
vén cho cuộc sống của mình ổn định. Tuy nhiên, trong co' chế thị trường,
cuộc chiến giữa lý tưởng, với cuộc sống thực tại, giữa trách nhiệm xã hội với
lợi ích cá nhân, giữa cái chung và cái riêng trở nên vô cùng nghiệt ngã. Và
trong cuộc chiến ấy, không phải lúc nào, lý tưởng và trách nhiệm xã hội cũng
chiến thắng. Trong cơ chế thị trường, trước sự tấn công của lối sống thực
dụng, lợi ích, đồng tiền và sự toan tính của cá nhân đã làm cho một bộ phận
không nhỏ cán bộ quản lý và phông viên báo chí suy thối về đạo đức nghề
nghiệp, làm báo, hành nghề theo kiểu bất chấp sự thật khách quan, bất chấp cả
trách nhiệm cao cả mà Đảng, nhà nước và xã hội giao phó.
Biểu hiện của sự tác động tiêu cực này là những quan niệm sai trái về
tự do báo chí, xố nhồ ranh giới giai cấp và chủ quyền dân tộc trong hoạt
động thông tin tuyên truyền, cách nhìn phiến điện về xã hội phương Tây, và
thực trạng xã hội đất nước ta; là khuynh hướng thương mại hố và xa rời tơn
chỉ mục đích, là biểu hiện chệch hướng về mặt tư tưởng của báo chí. Đó cịn
là sự hạ thấp chất lượng chính trị, văn hố, khoa học của báo chí, thơng tin
theo kiểu giật gân, câu khách, khơi gợi và thoả mãn những nhu cầu thấp hèn
của một bộ phận cơng chúng có tầm văn hoá thấp để bán được nhiều báo, thu
9


được nhiều lãi, là tình trạng mơ hồ về quan điểm, đề cao một chiều tự do kinh
doanh, giới thiệu quá nhiều về lối sống Phương Tây, thiếu chọn lọc trong sử

dụng những thơng tin của nước ngồi....
Tất cả những hiện tượng trên đều xa lạ, và đều không thể chấp nhận
được đối với báo chí nước ta - một nền báo chí cách mạng dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản và hoạt động vì sự nghiệp xây dựng đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chưa khi nào vấn đề đạo đức nghề nghiệp và trách
nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo lại trở thành mỗi quan tâm
đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, và của toàn xã hội trong
thời gian qua.
Cuộc sống luôn biến đổi và vận động không ngừng! Công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội vẫn đang đặt ra cho báo chí những nhiệm vụ năng nề.
Hơn lúc nào hết, mỗi một nhà báo cần phải không ngừng tu dưỡng đạo đức
nghề nghiệp để đủ dũng khí và niềm tin hồn thành nhiệm vụ được giao. Chỉ
khi có một đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có tinh thần trách nhiệm cao với
sự nghiệp đổi mới của Đảng, làm nghề và hành nghề khơng vì tiền bạc, khơng
vì danh vọng cá nhân, nhà báo mới phát huy dược hết những khả năng của
mình, thành cơng trong hoạt động nghề nghiệp. Chỉ có rèn luyện cho mình
lịng u nghề, say nghề, sẵn sàng sả thân vì nghề, vững vàng trước những
cán dỗ của vật chất, dám xông đến những nơi đầu sóng, ngọn gió, ngịi bút
của người viết báo mới thực sự trung thực, các tài năng của người viết báo
mới được thăng hoa, nhà báo mới có điều kiện trở thành những cây bút có
thẩm quyền, giành được sự tín nhiệm và q trọng của tồn xã hội.
Sản phẩm báo chí có tác động ngay lập tức, trên diện rộng tới hàng
triệu triệu công chúng. Do vậy nhà báo ln phải là người có trách nhiệm xã
hội cao. Người làm báo phải ln xác định mục đích hành động của mình là
vì sự phát triển của đất nước, vì sự nghiệp dân giầu, nước mạnh xã hội công
bằng văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trách nhiệm xã hội giúp
nhà báo phát hiện nhanh vấn đề, biết cân nhắc lựa chọn các sự kiện có ý nghĩa
10



được động đảo cơng chúng quan tâm, khơng vì mục đích riêng tư mà sa lầy
vào những sự kiện giật gân câu khách. Do vậy, xây dựng một đội ngũ làm báo
có đạo đức nghề nghiệp sáng trong, có tinh thần trách nhiệm xã hội cao là yếu
tố quyết định để nhân dân ta đặt niềm tín vào báo chí. Và giành dược sự tin
u của cơng chúng cũng chính là phần thưởng lớn nhất mà một tờ báo, một
nhà báo chân chính có được.
Tóm lại trong bất kỳ hồn cảnh nào, người làm báo chân chính cũng là
người trung thành với dường lối, quan điểm của Đảng, trung thành với tơn chỉ
mục đích của tờ báo, với đồng nghiệp và cơng chúng báo chí. Hiện tại đất
nước ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hố hiện dại hố, con người lúc này là
con người của công nghiệp hiện đại, có suy nghĩ khoa học và có tác phong
cơng nghiệp trong lĩnh vực hoạt động xã hội, vì thế người làm báo phải sớm
tiếp cận nhanh với tiến trình cải biến xã hội, thực sự là thành những chiến sĩ
xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hố.
Nghề nào cũng khó, làm báo là nghề tạo ra sản phẩm tinh thần xã hội
cho nên lại càng khó. Cũng chính vì vậy, nhà báo luôn luôn phải nhận thức và
rèn luyện cho mình phẩm chất nghề nghiệp tồn diện, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, đạo đức nghề nghiệp sáng trong. Nhà báo là phải học tập và học
tập suốt đời Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: " Cịn sống
thì cịn phải học tập". Cố Tổng bí thư Trường Chinh cũng thường nhắc nhở: "
Cán bộ nào muốn phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân cần phải học tập. Những
cán bộ báo chí càng phải học tập nhiều hơn". Cho nên học tập phải luôn là
mục tiêu phấn đầu của mọi người, đặc biệt với người làm báo. Học để tích luỹ
kiến thức, học để nâng cao bản lĩnh chính trị, và học để có một cái tâm trong
sáng. Chỉ có như vậy nhà báo mới hoạt động hiệu quả, không bị xa ngã trước
mặt trái của cơ chế thị trường, và có những tác phẩm báo chí có tác dụng cổ
vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng, góp phần vào thúc đẩy cơng cuộc xây
dựng đất nước theo con đường đã chọn.

11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Tiếp tục thực hiện chỉ
thị 22- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh
đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng
sản Việt Nam
5. Tài liệu nghiên cứu văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX (2001), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Tài liệu nghiên cứu văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thơng và kinh tế, văn hóa, xã
hội, Nhà xuất bản Văn hóa - phơng tin, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Dùng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng, Nhà
xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Hy - Phan Văn Tú - Hoàng Sơn Cường - Lê ít hi Hiền Trần Thị Diễn (1998), quản lý hoạt động Văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
10. Tài liệu tham khảo (2004), Quản lý hoạt động Tư tưởng - Văn hóa.
11. Một số bài báo, tạp chí khác...

12


VẤN ĐỀ II
XU HƯƠNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM TRONG Q

TRÌNH HỘI NHẬP
MỞ ĐẦU
Ngày nay, Báo chí được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã
hội, là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương
tiện hữu hiệu để mỏ rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là
nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển
kinh tế - xã hội. Sự chênh lệnh về trình độ phát triển Báo chí giữa các nước là
một đặc điểm về quy mơ và trình độ phát triển trong thời kỳ cách mạng khoa
học và công nghệ. Nước nào không vượt qua được những thách thức về thơng
tin, nước đó mất cơ hội phát triển và có nguy cơ mất khả năng tự chủ. Thiếu
thơng tin, sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hoặc các quyết
định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực tiễn và trở nên kém hiệu
quả.
Sự biến đổi nhanh chóng của cuộc sống mở ra triển vọng về một diện
mạo mới cho nền báo chí Việt Nam nhưng đồng thời cũng đặt cơng tác lý luận
báo chí vào một tâm thế bám đuổi quyết liệt để cố gắng lý giải, soi đường cho
thực tiễn. Mặc dù vậy, nhiều khoảng trống về mặt nhận thức và lý luận báo
chí vẫn lộ diện, nhất là nhũng vấn đề mới như báo chí trong cơ chế thị trường,
kinh tế báo chí,...đặc biệt là trong quá trình hội nhập.

13


NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
1.1 Nhận xét chung:
Trong những năm qua, hoạt động Báo chí ở nước ta có bước phát triển
mạnh mẽ, tồn diện cả về tính chất, nội dung, hình thức và loại hình. Báo chí
ngày càng khẳng định là phương tiện thiết yếu của đời sống xã hội, không chỉ
là công cụ phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà còn thực sự

là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân.
Hoạt động Báo chí ngày càng đáp ứng tết hơn nhu cầu của nhân dân
trong việc nắm bắt tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc tế, những
vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, cơng nghệ và
mọi mặt của cuộc sống. Tính hai chiều, tính cơng khai, minh bạch, dân chủ
trong hoạt động Báo chí ngày càng được coi trọng. Các loại hình Báo chí phát
triển phong phú, đa dạng. Hoạt động Báo chí nước ta có khả năng và điều
kiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập và giao lưu hợp tác quốc tế, đấu tranh có
hiệu quả với các Báo chí sai trái, các quan điểm xuyên tạc của các thế lực thù
địch.
Mức hưởng thụ thông tin của nhân dân được nâng cao hơn trước. Báo
chí thực sự là công cụ cung cấp tri thức, dự báo sự phát triển đồng thời cũng
là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Tuy vậy, sự phát triển Báo chí ở nước ta vẫn đang trong tình trạng thiếu
cân đối, vừa có sự chồng chéo về nội dung, về phân bố, đồng thời vừa có sự
thiếu hụt ở một số lĩnh vực, một số địa bàn. Nhu cầu được tiếp nhận sản phẩm
báo chí của một bộ phận nhân dân chưa được đáp ứng đầy đủ. Mức độ và cơ
hội thụ hưởng thông tin của các tầng lớp nhân dân ở các khu vực không đồng
đều. Ở một số lĩnh vực báo chí cịn nặng yếu tố phổ biến, truyền đạt, tính hai
chiều và tính diễn đàn trong báo chí chưa được phát huy đầy đủ. Mặt trái của
cơ chế thị trường đã có những tác động tiêu cực, làm nảy sinh hiện tượng:
14


Báo chí mang tính giật gân, câu khách, khơng phù hợp với định hướng tư
tưởng, chính trị và truyền thống văn hóa dân tộc. Thơng tin về kinh tế, khoa
học, công nghệ, pháp luật cho nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế. Một thời gian dài vẫn chưa xây
dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển báo chí trong cả nước. Cơng tác
quản lý báo chí cịn nhiều thiếu sót, khuyết điểm.

1.2. Đánh giá cụ thể
1.2.1. Báo in
Bao gồm báo và tạp chí là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung
thơng tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội.
Hiện nay cả nước có 553 cơ quan báo, tạp chí với 713 ấn phẩm báo chí
và hơn 1.000 bản tin. Ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh tập trung nhiều cơ quan báo chí Trung ương, tất cả các tỉnh, thành phố
còn lại đều có báo, tạp chí riêng. Căn cứ định kỳ xuất bản, tính chất nội dung
thơng tin, hiện nay báo in ở nước ta có các loại: báo hàng ngày (là những tờ
phát hành mỗi ngày một kỳ vào buổi sáng hoặc buổi chiều); báo nhiều kỳ
trong tuần (là những tờ báo phát hành khoảng từ 5 - 6 kỳ/tuần); báo một số kỳ
trong tuần (là những tờ báo có số kỳ xuất bản từ 2 - 4 kỳ trong tuần); báo tuần
(là những tờ báo xuất bản định kỳ 01 kỳ/một tuần); báo nửa tháng hay hàng
tháng (chủ yếu là những ấn phẩm phụ xuất bản giữa tháng hoặc cuối tháng
của các tờ báo hàng ngày, các tờ báo nhiều kỳ, một số kỳ trong tuần hoặc tuần
báo).
Tạp chí là những ấn phẩm định kỳ có nội dung chuyên sâu vào một hay
một số vấn đề, lĩnh vực về đời sống xã hội, khoa học, kỹ thuật... Định kỳ xuất
bản của tạp chí có thể là 1 tuần, nửa tháng, 01 tháng, 02 tháng. Cũng có tạp
chí xuất bản 3, 4, 5 hoặc 6 tháng/01 kỳ. Hiện cả nước có trên 335 tạp chí các
loại.
Trong những năm qua, báo in nước ta không ngừng được nâng cao chất
lượng cả về hình thức và nội dung, đáp ứng ngày càng tết hơn nhu cầu Báo
15


chí của nhân dân. Báo in nước ta đã làm tết chức năng vừa là cơ quan ngôn
luận của tổ chức Đảng, Nhà nước vừa là diễn đàn của nhân dân; góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cổ vũ nhân tố mới, điển
hình tiên tiến, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế, đấu tranh chống các

hành vi tham nhũng, tiêu cực, các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện dân chủ
hoá dời sống xã hội. Hàng năm số lượng bản báo được phát hành ở nước ta
khoảng 600 triệu bản. Bình qn có 7,5 bản báo/người/năm. Hầu hết các
trung tâm tỉnh lộ đều được đọc báo phát hành trong ngày. Nội dung, hình thức
báo in ngày càng phong phú, đa dạng; phương tiện kỹ thuật chế bản, in ấn
ngày càng hiện đại; hệ thống truyền dẫn, khai thác, thu nhận thơng tin được
hiện đại hố. Đội ngũ những người làm báo có bước phát triển nhanh cả về số
lượng, chất lượng. Ngày càng có nhiều nhà báo được đào tạo cơ bản, được
qua các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ ở trong nước và nước ngồi. Trong q
trình phát triển, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng chính trị, chất
lượng văn hoá, chất lượng khoa học, chất lượng nghiệp vụ, vấn đề đang được
nhiều cơ quan báo chí quan tâm là chính sách kinh tế đối với hoạt động báo
chí.
Hiện nay trong số 553 cơ quan báo in có gần 100 đơn vị tự cân đối
được thu chi và khoảng 50 đơn vị thực chất có lãi. Trên thực tế, mơ hình một
cơ quan báo chí có nhiều ấn phẩm báo chí và việc mở rộng bình thức hoạt
động tạo nguồn thu phù hợp với các quy định của pháp luật (ngoài nguồn bán
báo) để hỗ trợ cho hoạt động báo chí là một xu hướng đang được một số cơ
quan báo chí thực hiện.
Cơng tác quản lý nhà nước đã chú trọng quy hoạch bước đầu về mạng
lưới báo in trong cả nước; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; từng
bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động báo chí. Nhà nước, cơ quan chủ quản báo chí đã có sự đầu tư
đúng mức cho sự phát triển báo chí. Cơng tác phát hành báo chí ngày càng
tiến bộ.
16


* Tuy vậy báo in ở nước ta vẫn còn những khuyết điển, yêu kém cẩn
quan tâm xử lý:

- Xu hướng thông tin giật gân, câu khách, chạy theo thị hiếu tầm
thường của một bộ phận cơng chúng; tình trạng xa rời tơn chỉ mục đích, đối
tượng phục vụ chưa được khắc phục có hiệu quả.
- Vẫn cịn tình trạng thơng tin thiếu chính xác, sai sự thật, khơng phù
hợp với lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân, cá biệt có trường hợp sai định
hướng chính trị, tư tưởng, làm lộ bí mật quốc gia, vi phạm pháp luật. Các lĩnh
vực Báo chí kinh tế, đối ngoại và việc đấu tranh chống các luận điệu xuyên
tạc, chống phá của các thế lực thù dịch đạt hiệu quả chưa cao.
- Sự chênh lệch quá lớn về mức hưởng thụ thông tin giữa các khu vực,
địa bàn hoặc vùng, miền. Hiện có tới 75% báo in được phát hành ở khu vực
thành phố, thị xã; trong khi ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chỉ chiếm 25%.
- Vai trò quản lý nhà nước, vai trò của cơ quan chủ quản chưa được
phát huy nên hiệu lực còn hạn chế; việc phân loại, xác định tính chất, nhiệm
vụ của cơ quan báo chí để có cơ chế, chính sách phù hợp chậm được tiến
hành. Chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về các chính sách, biện pháp tài chính,
kinh tế đối với hoạt động báo in.
Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được đổi mới đồng bộ, kinh phí đầu tư
chưa tương xứng với yêu cầu của sự phát triển.
1.2.2. Báo Phát thanh
Phát thanh là loại hình thơng tin đại chúng mà nội dung thông tin được
chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua làn sóng vơ tuyến điện và truyền
thanh qua hệ thống dây dẫn. Phát thanh có khả năng to lớn trong việc cung
cấp cho công chúng những thông tin nhanh nhất, những chương trình âm
nhạc, giải trí chất lượng cao... Phương tiện, thiết bị phát và thu tín hiệu phát
thanh gọn nhẹ hơn. Phát thanh có lợi thế trong việc đưa thông tin tới người
nghe ở các vùng hiểm trở, cách xa đô thị kể cả những người khiếm thị và
người mù chữ.
17



Hiện nay, hệ thống phát thanh của nước ta gồm hàng trăm đài phát
sóng, trong đó riêng Đài Tiếng nói Việt Nam trực tiếp quản lý 1 1 đài phát
sóng với cơng suất hơn 8.000KW. Tín hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam đã
được truyền dẫn qua vệ tinh. Hệ thống phát thanh địa phương gồm 64 đài ở
các tỉnh, thành phố; 606 đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện, trong đó có
288 đài phát sóng FM. Phát thanh nước ta đã không ngừng cải tiến phương
thức thể hiện và truyền tải thông tin, liên tục tăng thời lượng, mở rộng phạm
vi phủ sóng và đối tượng phục vụ, nâng cao chất lượng nội dung và hiệu quả
thông tin, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thông tin của nhân dân. Đài Tiếng
nói Việt Nam hiện có 6 hệ chương trình gồm 4 hệ chương trình dối nội, 2 hệ
chương trình đối ngoại với tổng thời lượng hiện nay là 151 giờ phát sóng mỗi
ngày; phủ sóng 97% địa bàn dân cư. Thời lượng và nội dung chương trình của
các đài phát thanh địa phương cũng ngày càng được nâng cao.
Việc áp dụng công nghệ phát thanh tiên tiến, hiện đại đã tăng thêm tính
hấp dẫn của chương trình, thu hút ngày càng đông số lượng công chúng nghe
đài. Tuy vậy, phát thanh vẫn còn một số khuyết điểm, yếu kém:
- Chất lượng chương trình chưa đồng đều, nhiều chương trình cịn
nghèo thơng tin, kém sinh động. Các chương trình phát thanh bằng tiếng các
dân tộc thiểu số cịn ít và kém hấp dẫn. Các chương trình phát thanh bằng các
thứ tiếng nước ngoài chậm được đổi mới, chất lượng chưa cao và tính thuyết
phục cịn hạn chế.
- Cơng tác đào tạo, bồi dường đội ngũ làm phát thanh và việc đầu tư đổi
mới thiết bị, kỹ thuật thiếu đồng bộ, chưa kịp thời và chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển của phát thanh hiện đại.
- Công tác quản lý và việc quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển sự
nghiệp phát thanh, truyền thanh cơ sở chưa dược chú trọng đúng mức.
1.2.3. Báo truyền hình
Truyền hình là loại hình thông tin đại chúng chuyển tải thông tin bằng
sự kết hợp hài hồ giữa hình ảnh động và âm thanh, tạo ra khả năng chuyển
18



tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú, hấp dẫn và hiệu quả. Truyền
hình có khả năng vượt trội trong việc đa dạng hoá chức năng, đáp ứng nhu
cầu thông tin xã hội theo một dải tần rộng. Truyền hình là nhà hát, là trường
học, lại vừa là sân chơi, là công cụ giao lưu, là phương tiện giải quyết nhiều
dịch vụ hiện đại. Trong những năm qua, truyền hình nước ta đã tập trung tăng
thời lượng, nâng cao chất lượng chương trình về nội dung, kỹ thuật, nghệ
thuật, hình thức thể hiện, tăng cường tính tồn quốc, tồn diện của truyền
hình. Mạng truyền dẫn truyền hình từ trung ương đến các địa phương với cơ
sở vật chất, kỹ thuật được đổi mới và hiện đại hoá, phù hợp với xu thế phát
triển của thế giới không chỉ mở rộng diện phủ sóng, nâng cao chất lượng hình
ảnh và âm thanh, mà cịn có khả năng đáp ứng nhu cầu hội nhập Báo chí khu
vực và thế giới. Quy mơ chương trình ngày càng được mở rộng; nội dung,
hình thức thể hiện khơng ngừng được đổi mới và ngày càng phong phú, đa
dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng cơng chúng. Hiện nay, Đài Truyền
hình Việt Nam đã phát sóng trên 5 kênh: VTVI (chính trị, tổng hợp), VTV2
(khoa học - giáo dục), VTV3 (thể thao, văn hố, Báo chí kinh tế, giải trí),
VTV4 (Báo chí đối ngoại và phục vụ cho người Việt Nam ở nước ngồi) và
VTV5 (chương trình tiếng dân tộc). Hiện nay, cả nước có khoảng 10 triệu
máy thu hình với gần 85% số hộ gia đình được xem truyền hình. Ngồi đài
truyền hình quốc gia, cịn có 4 trung tâm truyền hình khu vực của đài quốc gia
và ở 64 tỉnh, thành phố đều có đài truyền hình hoặc dài phát thanh - truyền
hình.
Những hạn chế của truyền hình là;
- Chất lượng chương trình chưa đồng đều, nhiều vấn đề bức xúc trong
đời sống xã hội chưa được phản ánh đúng mức và kịp thời. Việc phát huy ưu
thế đặc biệt của truyền hình trong việc cung cấp thơng tin, nâng cao dân trí,
trong đấu tranh chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch
còn hạn chế.


19


- Chất lượng chính trị, chất lượng văn hố - nghệ thuật, chất lượng khoa
học, chất lượng nghiệp vụ của một số chương trình chưa cao.
- Việc đầu tư xây dựng các đài truyền hình địa phương chưa theo một
quy hoạch thống nhất; tình trạng chồng chéo nội dung thơng tin, can nhiễu
sóng, khơng sử dụng hết cơng suất máy phát... đã và đang gây nên tình trạng
lãng phí lớn, làm hạn chế hiệu quả.
1.2.4. Báo mạng Internet
Internet là mạng thơng tin diện rộng bao trùm tồn cầu, hình thành trên
cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông
tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ được của tồn nhân loại trong một
mạng lưu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên
mạng Internet rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thơng
thường khác. Với Internet, mọi người có khả năng và điều kiện rất thuận lợi
trong việc tiếp cận trực tiếp với các nguồn thông tin. Trong những năm qua,
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng viễn thơng Internet cao nhất trong
khu vực ASEAN với tốc độ bình quân là 32,5%năm. Hiện đã có 6 nhà cung
cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP), khoảng 20 nhà cung cấp dịch vụ Intemet
(ISP), hơn 50 nhà cung cấp thông tin (ICP) và báo điện tử trên Intemet, có
khoảng 2.500 trang tin điện tử (website) đang hoạt động. Báo chí trên mạng
Internet ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thông
tin của công chúng trong nước và trên thế giới; tạo cơ hội thuận lợi cho việc
mở rộng quan hệ giao lưu, hội nhập quốc tế, tăng cường sự hợp tác và hiểu
biết lẫn nhau giữa Việt Nam và bạn bè trên thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người sử dụng Internet/100 dân của nước ta
so với các nước trong khu vực và thế giới còn ở mức thấp; kỹ thuật mạng tuy
đã được thay đổi hiện đại, nhưng hệ thống quản lý điều bành còn nhiều hạn

chế, chất lượng chưa cao; thông tin đưa trên mạng Internet còn thiếu chọn lọc,
thiếu tập trung, chất lượng nội dung thơng tin cịn thấp; cơng tác quản lý
mạng, quản lý nội dung thông tin đưa trên mạng và việc khai thác thông tin
20


trên mạng Internet cịn nhiều thiếu sót, cịn thiếu các chế tài, cơ chế chính
sách đối với sự phát triển Internet.
II. HOÀN CẢNH, THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG BÁO CHÍ Ĩ NƯỚC TA
2.1. Hồn cảnh trong nước và quốc tế:
Tình hình chính trị, kinh tế thế giới đã và đang diễn biến hết sức phức
tạp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực;
xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế... đã tác động mạnh
mẽ và đặt ra những thách thức to lớn đối với lĩnh vực Báo chí.
Hiện nay, các nước tư bản có tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ đã
và đang thực hiện chính sách bành trướng thơng tin, độc quyền thơng tin theo
kiểu áp đặt, bắt các nước nhỏ hoặc kinh tế yếu kém trở thành khách hàng tiêu
thụ Báo chí và lệ thuộc vào nguồn tin của họ. Cuộc đấu tranh của các nước
đang phát triển về một "trật tự thông tin quốc tế mới" đã trở thành một bộ
phận của cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế, chính trị, tiến bộ và cơng
bằng xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc
biệt là công nghệ truyền thông đã tác động sâu sắc đến lĩnh vực Báo chí, đưa
thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh
tế tri thức.
Trong xu thế khách quan của tồn cầu hố, hội nhập kinh tế, các hoạt
động Báo chí được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hoá,
đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt đề bảo vệ độc
lập, chủ quyền quốc gia và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc Chủ nghĩa đế quốc

và các thế lực thù địch dã và đang sử dụng hệ thống Báo chí để chống phá sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng
tinh vi và quyết liệt hơn.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược
của nước ta là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; từ
21


nay đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đến năm
2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để đi tắt đón đầu, xây dựng nước ta thành một quốc gia cơng nghiệp
hố, hiện đại hố, cùng với vai trị của khoa học cơng nghệ, văn hố, giáo dục,
Báo chí có vị trí hết sức quan trọng. Báo chí khơng chỉ cung cấp, phổ biến
kiến thức, nâng cao dân trí, cổ động và tổ chức phong trào cách mạng của
nhân dân để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội mà còn tham gia ngày càng trực tiếp và có hiệu quả vào việc bảo vệ chế
độ xã hội.
Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành trong
điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã khiến nhu cầu của các
đối tượng trong xã hội về tiếp nhận và cung cấp thông tin ngày càng cao và đa
dạng. Xu hướng hội tụ thông tin - viễn thông - tin học đang diễn ra mạnh mẽ
là yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển Báo chí ở nước ta.
Báo chí nước ta vừa bảo đảm sự phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu
của tiến trình hội nhập quốc tế, đồng thời phải đấu tranh quyết liệt với những
tư tưởng phản động, chống phá chế độ và không phù hợp với lợi ích của nhân
dân, đất nước ta.
Báo chí ngày càng khẳng định là nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã
hội, chi phối sâu sắc toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đời sống
nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên nhu

cầu thơng tin của nhân dân càng địi hỏi cao hơn, trong khi đó, mức hưởng thụ
thơng tin của nhân dân vẫn cịn sự khơng đồng đều giữa khu vực đô thị và
nông thôn, miền núi, vùng xa xôi, hẻo lánh.
2.2. Thời cơ và thách thức:
Bối cảnh quốc tế và trong nước tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra
những thách thức hết sức gay gắt cho lĩnh vực Báo chí nước ta.

22


Sự phát triển của Báo chí đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu tạo cơ hội tết
để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với cơng nghệ mới, các kỹ năng, các
phương tiện thông tin, kỹ thuật truyền thông hiện đại, những kinh nghiệm tổ
chức hoạt động, những cơ sở lý luận mới để từ đó hỗ trợ q trình đổi mới và
phát triển của Báo chí nước ta. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hết sức coi
trọng và đánh giá cao vai trị của Báo chí. Đây khơng chỉ là phương tiện cung
cấp thông tin, cung cấp tri thức, là một trong những công cụ giúp cho công tác
chỉ đạo, điều hành đất nước mà còn là nơi để phản hồi những ý kiến từ nhân
dân đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hóa trong đời sống xã hội.
Những khuyết điểm, yếu kém trong hoạt động Báo chí và quản lý Báo
chí; cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra trên mặt trận Báo chí; xu hướng tồn cầu
hố, hội nhập quốc tế về Báo chí dang đặt ra những thách thức gay gắt trong
việc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng về Báo chí. Một mặt
phải kiên quyết khắc phục những khuyết điểm, yếu kém để phát triển, mặt
khác phải bảo đảm tính hợp lý và cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng
quản lý, giữa số lượng và chất lượng, giữa đa dạng và thống nhất, giữa mở
cửa hội nhập quốc tế và giữ vững định hướng chính trị, giữ gìn bản sắc văn
hố dân tộc.
Trong thời đại bùng nổ thơng tin địi hỏi Báo chí nước ta phải nhanh

chóng nắm bắt, tiếp cận với những vấn đề mới để bảo đảm không bị tụt hậu,
đồng thời vẫn giữ được định hướng phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước trong khn khổ pháp luật. Dân tộc ta vốn có truyền
thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có năng lực tiếp thu, vận dụng tri thức và kỹ
năng mới, hiện đại. Chúng ta cần phát huy những ưu thế đó để khắc phục có
hiệu quả những khuyết điểm, yếu kém, vượt qua khó khăn, thách thức, tranh
thủ mọi thời cơ thuận lợi để xây dựng, phát triển Báo chí Việt Nam thực sự là
cơng cụ, vũ khí chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, là phương tiện thiết yếu trong đời
sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
23


Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu chung
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định vai trị, vị
trí của thơng tin trong đời sống xã hội, là "Nhân tố thúc đẩy con người tự
hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy
tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 đã chỉ rõ: "Phát triển và
hiện đại hóa mạng lưới thơng tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản
phẩm, dịch vụ phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản. Đến năm 2010 hồn
thành cơ bản việc phổ cập các phương tiện phát thanh, truyền hình đến mỗi
gia đình. Dùng tiếng nói dân tộc và chữ viết của các dân tộc có chữ viết trên
các phương tiện thông tin đại chúng ở vùng đồng bào dân tộc".
3.2. Các quan điểm chỉ đạo phát triển Báo chí
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều
33 - Điều 69); Luật Báo chí (1989); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí (1999); Luật Xuất bản (2004); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ IX; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010; Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khóa VIII) về
xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khố
IX) về cơng tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, Chỉ thị 22/CT-TW của
Bộ Chính trị (khóa VIII) về cơng tác báo chí, xuất bản... đã chỉ rõ những quan
điểm chỉ đạo về phát triển Báo chí ở nước ta. Đó là:
- Hoạt động Báo chí và các loại hình Báo chí ở nước ta đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp
luật; vừa góp phần mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, vừa đề cao
kỷ cương, kỷ luật và pháp luật.
24


×