Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

17 nhận diện sai phạm về nội dung thông tin trên báo chí hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.09 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

NHẬN DIỆN SAI PHẠM VỀ NỘI DUNG THÔNG TIN
TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đế tài
Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã bước
sang giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập với thế giới, phấn đấu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở
thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020. Sự nghiệp
lớn lao đó có sự đóng góp to lớn, quan trọng của báo chí, địi hỏi báo chí phải
nỗ lực, phấn đấu, vươn lên trong từng giai đoạn mới. Quan điểm xuyên suốt
của Đảng đối với báo chí từ trước đến nay là kiên quyết giữ vững định hướng
chính trị, cố vũ mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất
nước và định hướng xã hội chủ nghĩa, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu thơng
tin, văn hóa của nhân dân.
Sau hơn 20 năm đổi mới, báo chí nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc,
thể hiện chủ yếu trên mọi lĩnh vực nội dung thông tin ngày càng phong phú,
chất lượng được nâng cao. Báo chí tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; thông tin sinh động về công cuộc đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng chính đáng của
nhân dân; góp phần tồng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; cổ vũ, động viên
phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình
tiến tiến, gương người tốt, việc tốt; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực, lãng phí, chốn diễn biến hịa bình; góp phần giữ vững ổn định chính trị;
thúc đẩy cơng cuộc đồi mới với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Báo chí


góp phần tích cực giúp nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ hơn đường lối,
chính sách đúng đắn và những thành tựu đổi mới của đất nước ta.
Cùng với những ưu điểm, thành tựu, báo chí cũng bộc lộ những khuyết
điểm. Những biểu hiện yếu kém, hạn chế của báo chí hiện nay gồm nhiều vấn
đề như: tổ chức cơ quan, báo chí, nhân sự, cơ quan báo chí làm kinh tế, tình
2


trạng bán cái, tư nhân hóa báo chí... Trong đó, sai phạm về nội dung thông tin
là một sai phạm nổi bật, cần được nghiên cứu sâu, kỹ lưỡng để báo chí thực
hiện tốt hơn vai trị thơng tin và định hướng tư tưởng và hành động của công
chúng. Một số cơ quan báo chí thiếu tính nhạy bén chính trị, chưa làm tốt
chức năng tư tưởng, văn hóa của báo chí cách mạng, thậm chí có biểu hiện xa
rời sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Một bộ phận không nhỏ
người làm báo chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, trách nhiệm, nghĩa vụ của người làm báo.
Các sai phạm về nội dung thông tin trên báo chí có xu hướng ngày càng
tăng, với những biểu hiện phức tạp, tác động xấu đến công chúng. Nhận thức
một cách đầy đủ, thực chất những sai phạm về nội dung thơng tin của báo chí
hiện nay là một việc làm cần thiết, từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc
phục, phát huy tốt nhất vai trị, sức mạnh của nền báo chí đối với cơng cuộc
xây dựng và phát triển đất nước.
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ các dạng sai phạm phổ biến về nội dung thơng tin,
tiểu luận tìm ra ngun nhân, đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế khắc phục
sai phạm thơng tin trên báo chí.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định những vấn đề nguyên tắc, bản chất thuộc về chức năng nhiệm
vụ của báo chí; tìm đường lối quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước

ta về chỉ đạo, quản lý nội dung thơng tin trên báo chí làm cơ sở nhận diện sai
phạm.
Phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến sai phạm.
Đề xuất một số giải pháp khắc phục.
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng sai phạm vế nội dung thơng tin báo chí từ năm
2004 đến nay.
3


NỘI DUNG
I. Chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam
1. Chức năng:
Trong tác phẩm "Cơ sở lý luận báo chí do PGS.TS Tạ Ngọc Tân chủ
biên đã nêu các chức năng của báo chí gồm: chức năng tư tưởng, quản lý
giám sát xã hội, khai sáng- giải trí... Trong q trình đổi mới và phát triển,
chức năng, nhiệm vụ của báo chí ngày càng được mở rộng. Về cơ bản, báo
chí cần bám sát một số chức năng sau: chức năng thông tin; chức năng định
hướng giáo dục chính trị, tư tưởng; chức năng văn hóa.
2. Nhiệm vụ:
Yêu cầu hàng đầu của báo chí cách mạng Việt Nam là phải có lập
trường chính trị vững vàng, đường lối chính trị đúng đắn, mục tiêu chính trị rõ
ràng, nhất quán. Đường lối chính trị của báo chí chính là cương lĩnh, đường
lối của Đảng do đó, lãnh đạo để báo chí thơng tin tun truyền đúng đường
lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, phong trào
hành động của cách mạng, của các tầng lớp nhân dân là nội dung quan trọng
nhất trong sự lãnh đạo của Đảng với báo chí.
Nhiệm vụ của báo chí qua các thời kỳ cách mạng đều được các kỳ đại
hội nêu ra, thể hiện trong các văn bản, chỉ thị, nghị quyết hướng cho báo chí
hoạt động và phát triển.

II. Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đồi với báo chí
1. Đảng lãnh đạo báo chí
Đảng lãnh đạo báo chí là nguyên tắc hàng đầu, là vấn đề sống còn, đảm
bảo giữ vững bản lĩnh cách mạng của báo chí. Trong suốt q trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng ta ln đặt báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng, coi báo chí
là phương tiện hết sức quan trọng để tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng
là vũ khí sắc bén trong đấu tranh giai cấp, giành độc lập dân tộc và xây dựng
CNXH, là cầu nối giữa Đảng và nhân dân.
4


Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địi hỏi báo chí phải đảm bảo
nguyên tắc tính Đang, tính nhân dân, tính dân tộc và nhân văn sâu sắc. Nền
báo chí của chúng ta là nền báo chí cách mạng, nền báo chí nhân dân mang
đậm tính dân tộc, đồng thời hướng tới sự hiện đại, hội nhập trên nhiều mặt với
báo chí thế giới.
2. Quản lý Nhà nước đối vó i báo chí
Quản lý Nhà nước đối với báo chí thể hiện ở các mặt sau: Một là xây
dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, phát triển sự nghiệp báo chí
Hai là ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, quy phạm pháp luật về báo
chí, xây dựng chế độ, chính sách đối với báo chí. Ba là tổ chức thơng tin cho
báo chí, quản lý thơng tin với báo chí. Bốn là hướng dẫn, thanh- kiểm tra việc
thực hiện chế độ, chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí và việc
chấp hành pháp luật về báo chí, thi hành các biện pháp ngăn chặn hoạt đồng
báo chí trái pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt
động báo chí.
Xuất phát từ đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về
lãnh đạo công tác báo chí, Nhà nước thề chế hóa thành pháp luật, chính sách,
tạo điều kiện vật chất, tinh thần đề báo chí phát triển mạnh mẽ, đúng hướng.
3. Những quy định về nội dung thơng tin trên báo chí

Theo các văn bản đã được Đang, Nhà nước ban hành, một số thuật ngữ
báo chí được hiểu là: báo chí là tên gọi chung đối với các loại hình báo chí
chung, gờm báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.
Nội dung thơng tin trên báo chí: được hiểu là nội dung thơng tin, tun
truyền được hiểu bằng chữ viết, tiếng nói, âm thanh, hình ảnh, đồ họa sai
phạm: được hiểu là hành vi vi phạm Luật báo chí, các quy định của Đảng,
Nhà nước thơng tin trên báo chí.
Định hướng chính trị, tu tưởng trong nội dung thông tin trên báo chí là
hoạt động của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí nhằm định hướng, chỉ đạo các
cơ quan báo chí thơng tin đúng đắn, chính xác kịp thời các vấn đề chính trị, tư
5


tưởng theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng, phù hợp với lợi ích
đất nước, của Đảng.
Báo chí ngày càng phát triển càng có nhiều vấn đề đặt ra cho người làm
báo trong mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp. Trong "cơn lốc" của cơ chế thị
trường, một bộ phận người làm báo có biểu vi phạm đạo đức nghề nghiệp,
đạo đức công dân, đạo đức của một chiến sĩ trên tu tưởng mặt trận văn hóa.
Đạo đức nhà báo thể hiện ở nhiều khía cạnh, song tiêu chuẩn hàng đầu chính
là tính trung thực, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp.
III Một số sai phạm điển hình vế nội dung thơng tin trên báo chí
1. Sai lệch vế chính trị tư tưởng:
Báo chí là một trong những vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng. Để
sáng tạo một bài báo, một tác phẩm báo chí, cơ quan báo chí và nhà báo phải
lựa chọn vấn đề, sự kiện; xác định góc độ xem xét, đánh giá; thể hiện quan
điểm, khuynh hướng chính trị. Mỗi một sự yếu kém, lệch lạc, đều có thể đi
chệch khuynh hướng chính trị, lệch lạc về tư tưởng gây hậu quả khôn lường.
Một số báo đôi khi đã lạm dụng một số chuyên mục mang tính tiểu phẩm báo
chí như "Thời đàm", "Thời luận", "Suy ngẫm", "Theo dòng sự kiện", "Nói

hay đừng"... để lọt những suy nghĩ cá nhân thiếu tồn diện, thiếu cân nhắc, sơ
hở về nhãn quan chính trị. Một số bài báo có những quan điềm lệch lạc đáng
chú ý là:
"Xây dựng Nhà nước pháp quyền: Đảng cần tơn trọng vai trị chủ động
của Nhà nước" (báo Pháp luật TP.HCM, 17-3-2006). -Bài báo có đoạn viết:
"Bộ máy quản lý nhà nước của nước ta hiện nay chỉ là một bộ phận trong thể
chế quản lý của đất nước, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản
Việt Nam, như điều 4 Hiến pháp đã quy định, coi đó là nguyên tắc cơ bản.
Nguyên tắc này hoàn toàn cần thiết trong điều kiện những cuộc chiến tranh
quyết liệt một mất một còn trước kẻ thù của dân tộc, nhưng trong điều kiện
xây dựng kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế thì cần phải
xem lại". Đặt ra vấn đề "xem lại" đối với một vấn đề mang tính nguyên tắc, đã
6


được khẳng định trong Hiến pháp là sai phạm nghiêm trọng về quan điểm
chính trị.
Báo Sài Gịn Tiếp thị ngày 12-1-2008 đăng bài "u nước" có cái nhìn
lệch lạc về sự nghiệp rất đỗi hào hùng của dân tộc ta; viện dẫn ý kiến sai trái
của một số người về đường lối, mục tiêu độc lập dân tộc của Đảng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh và dân tộc ta đã lựa chọn.
Báo Tuổi trẻ thủ đô số 34 năm 2004 đăng bài "Cái đầu và con tim" nêu
ra những nhận định vội vã, gán ghép với cái nhìn phiến diện những vấn đề
thuộc về lịch sử như cải cách ruộng đất, cải cách giá lương, tiền 1985 và một
số chính sách khác.
1.1. Tiết lộ bí mật quốc gia, vi phạm nguyên tắc và quy định của
Đảng, Nhà nước về thông tin trên báo chí.
Lĩnh vực an ninh, quốc phịng, vấn đề biên giới biên đảo tiềm ẩn nhiều
nội dung phức tạp, nhạy cảm. Những vấn đề nhảy cảm liên quan vùng chủ
quyền tranh chấp trên biển Đông, biên giới, các vấn đề quan hệ quốc tế do

lịch sử để lại rất cần được cơ quan báo chí cân nhắc. Năm 2004, một loạt các
báo, đài đồng loạt đưa tin "sẽ mở tuyến hàng không ra đảo Trường Sa" (khai
thác từ thông cáo báo của một công ty.du lịch thuộc Tổng công ty hàng không
Việt Nam). Ngày 8-8-2006, báo Sài Gôn Giải Phóng đưa tin: Bộ Thủy sản
Việt Nam sẽ xây dựng trạm cứu nạn, cứu hộ tại đảo Đá Tây, quần đảo Trường
Sa.
Tháng 11-2005, trước những thông tin thái quá trên báo chí về vụ tiêu
cực của đội bóng U23 Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ
công an) đã ra công văn số 3438, C14 (P9) yêu cầu: "Trong q trình điều tra,
việc giữ bí mật thơng tin là hết sức cần thiết. Vừa qua, báo chí đã đăng tải
nhiều thơng tin khơng chính xác, khơng có lợi cho công tác điều tra cũng như
dư luận xã hội". Công văn đề nghi: Ban TT-VHTƯ chỉ đạo các cơ quan thông
tin đại chúng tạm thời không đăng tin liên quan đến tiêu cực của các cầu thủ
trong đội bóng U23 Việt Nam cho đến khi hồn thành điều tra".
7


Điển hình về những vi phạm kỷ luật thơng tin trong đế tranh chống tiêu
cực có thể điểm qua: Năm 2006, khi đưa thông tin vụ án Rusalka- Nguyễn
Đức Chi, báo Lao Động, báo Quân đội nhân dân (ngày 29-5-2006), báo
Thanh Niên (19-6-2006) tiết lộ thông tin về buổi làm việc mang tính nội bộ
của Ban Nội chính Trung ương, với các cơ quan chức năng, đưa cả một số nội
dung trong báo cáo "Mật" số 89 của cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Cơng an)
gửi Ban Nội chính trung ương. Thông tin về vụ tiêu cực tại PMU18, theo cơ
quan chức năng "Nhiều tình tiết vụ án mới chỉ là thông tin ban đầu, đang phải
xác minh, phải bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật nhưng đã bị đưa
lên mặt báo". Cơ quan chức năng cũng đưa ra dẫn chứng ở các bài báo: "Bùi
Tiến Dũng khai gì về nguồn gốc số tiền cá độ bóng đá" (Thanh Niên, 20-32006), "Bùi Tiến Dũng dùng 500.000 USD đưa cho Trung tá Đỗ Huy Kim để
chạy án" (Thanh Niên, 9-9-2006)... Cơ quan công an cho biết, đây là những
thơng tin có trong hồ sơ vụ án những mới chỉ là thông tin ban đầu chưa được

thẫm tra, xác minh và Ban chuyên án chưa báo cáo lên lãnh đạo Bộ cơng an.
Hai phóng viên của 2 tờ báo này, do viết những thông tin trên nên bị coi là
dấu hiệu vi phạm pháp luật, làm lộ thông tin của cơ quan chức năng, gây hậu
quả nghiêm trọng:
1.2. Gây thơng tin bức xúc, kích động dư luận, gây mất ổn định
chính trị xã hội
Một số tít "nóng" nhu: "Một cử nhân viết thư xin được... vào từ
(VietNamNet 17-2-2006), "Phú Yên: Thượng tá quân đội bắn chết trung tá
công an tỉnh,, (Tuổi trẻ TP.HCM 20-7-2006), "Đội thi hành án Long Thành
(Đồng Nai): Nhẫn tâm đẩy dân ra nghĩa địa (?!)", "Ai chống đối bắn bỏ (!)"
(Đời sống và pháp luật, l-l0-2006)...
Cách nêu thông tin như vậy là thiếu thận trọng, gây kích động, làm
"nóng" các sự kiện, sự việc chệch hướng dư luận, dễ bị các thế lực phản động
thù địch lợi dụng đề vu cáo chế độ ta về dân chủ, nhân quyền.

8


Một số bình luận làm sự việc thêm bức xúc, gây hồi nghi, mất niềm
tin trong dư luận, thậm chí có những thơng tin mang tính kích động. Báo Tuổi
trẻ TP.HCM 31-3-2006 đăng bài: "Đến nước này mà Bộ trưởng chưa từ chức"
có đoạn: "Có một thực tế, sự thành đạt của một số người không phải do năng
lực, phấn đấu mà do chạy chọt, mua chức mua quyền. Với những người này
thực khó nói chuyện liêm sỉ. Đó cịn là cái lỗi của việc cất nhắc, bổ nhiệm.
Chẳng hạn, ở PMUI8 tại sao những con người như thế nhưng từ bộ máy chính
quyền, Đảng vẫn cất nhắc, bầu bán một cách đúng quy trình,,
1.3. Thơng tin khơng có lợi cho việc thực hiện đừng tối cho tương
của Đang, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trong lúc tất cả các báo, đài và các phương tiện truyền thông khác tập
trung tuyên truyền dịch cúm A-H5NI, Chính phủ chỉ đạo cho nhập 220 triệu

liều vắc-xin thì trên báo "Nhà báo Cơng. Luận ngày 28-31110-2005 có đăng
bài: "Hàng nghìn tỷ đồng nhập vắc-xin cúm gia cầm. Sự hốt hoảng thiếu căn
cứ khoa học"; báo Người Lao Động Chủ nhật 9-10-2005 đăng bài: "Có thể
xảy ra đại dịch cúm gia cầm?" nêu quan điểm, chủ trương khinh suất, trái với
chủ trương định hướng tuyên truyền: "Một đại dịch xảy ra trong năm nay hay
năm tới là không tưởng".
1.4. Vi phạm yêu cầu về hình thức chính trị của thơng tin
Trình bày thơng tín cũng có những nguyên tắc và phải thể hiện được
quan điểm chính trị, tư tưởng. Coi nhẹ điều này dễ có những sai phạm khơng
hề đơn giản.
Báo Pháp luật TP.HCM ngày 28-6-2006 đăng tin, ảnh các đồng chí lãnh
đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, xếp ảnh và bài trả lời của Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết ở vị trí thứ 3. Báo điện tử VietNamNet trên đầu tranh nhất
của trang chính trị đăng tin, ảnh kỳ họp HĐND TP.HCM phía trên tín, ảnh
Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh tiếp Thủ tướng Hunggaru, dưới đó nữa là tin,
ảnh chống tệ nạn xã hội, dưới nữa là tin, ảnh Chủ tịch nước Trần Đức Lương
thăm Trung Quốc. Cách trình bàu như thế không phù hợp.
9


Điển hình cho sai phạm này bị xử lý hành chính ở mức độ nghiêm
trọng, ngày 24-6-2008, Báo Khoa học và ĐỜI sống, số 76 đưa thông tin về
chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sai phạm
cả về nội dung và hình thức trình bày. Lỗi vi phạm của báo này là đã đăng ảnh
đón nguyên thủ tại sân bay ở trang cuối của báo và những hình ảnh bên lề
thiếu nghiêm túc, khơng đúng quy định ve thông tin lễ tân. Chuyên trang
"Dọc đường gió bụi", Báo đăng bài viết có tiêu đề "Phóng viên KH&ĐS tháp
tùng Thủ tướng thăm chính thức Hoa Kỳ: Hình ảnh bên lề trên chuyên cơ
phục vụ Thủ tướng". Cách đưa thông tin mang đạm chất tự nhiên chủ nghĩa,
thiếu ý thức chính trị: "... một chuyến ba đài nhất mà tôi từng ngồi ế ẩm đến

từng đốt xương sống...":.. "vậy là báo giới và doanh nhân cùng "hưởng" cái
khơng khí chung đụng ở một khoang trên chun cơ"... Phía dưới bức ảnh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bắt tay đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
tại sân bay là 4 bức ảnh chụp lén một số doanh nhân, cán bộ ngoại giao trong
tư thế ngủ rất phản cảm với lời chú thích vụng về, khiếm nhã Đây là kiểu đưa
tin theo cách làm báo "lá cải" Ở phương Tây, hồn tồn khơng phù hợp với
u cầu thơng tinh về một sự kiện ngoại giao quan trọng. Số báo này đã bị
đình bản. Phóng viên Trần Việt Dũng đã bị tước thẻ nhà báo vì đưa tín ảnh
các cá nhân vi phạm điều 31 Luật Dân sự và khoan 3, khoản 4, Điều 5 Nghị
định 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 của Chính phủ quy định chi tết thi hành
Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
1.5. Sai phạm khi thơng tin về các hoạt động đối ngoại:
Hoạt động đối ngoại là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng và nhạy cảm
cần có nhận thức chính trị tốt để tránh những sai sót đáng tiếc. Có những vấn
đề quốc tế quan trọng thậm chí phức tạp, nhạy cảm, cần the hiện rõ quan điểm
của Đảng, Nhà nước ta thì một số cơ quan báo chí sa đà vào cách thơng tin,
cách bình luận của nước ngoài, gây bất lợi cho quan hệ quốc tế.
Báo Quốc tế ngày 30-6-2005 đăng bình luận với nhan đề: "Chủ tịch
Trung Quốc Hồ Cẩm Đào "chạy sô". Cách dùng từ của đời thường, có tính
10


thơng tục để nói về nhà lãnh đạo cao nhất nước bạn như vậy là không được
phép.
Báo Thề thao ngày nay ngày 25-8-2005 đăng bài viết của báo chí
phương Tây "ám sát Chvez" nhân chuyến thăm của Tổng thống Venezuala
Hung Chavez tại Cu Ba. Kèm theo bài viết là tấm ảnh màu chụp Tồng thống
Chevez và Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro. Để minh họa cho nội đung bài viết,
báo đưa hai vòng tròng đồng tâm của sung bắn tia đặt lên trên khuôn mặt của
Tổng thống Chevez. Đây là cách trình bày sai cả về nhãn quan chính trị lẫn

trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Hay đầu năm 2008, tờ phóng viên Matxcơva (Moscor từng đưa “tin
vịt”, về việc Tổng thống Nga V.Putin đã ly dị vợ để chuẩn bị kết hôn với nữ
nghị sĩ, vận động viên thể dục nghệ thuật Alina Kabaeva). Ngay sai đó tờ báo
này đã bị đình bản vì đã đăng thơng tin sai sự thật. Từ ngày 18-22-5-2008, các
báo Tuổi trẻ TP.HCM, Dân trí, Tiền phong, Sài Gịn giải phóng online, Gia
đình và xã hội Online... đã lấy lại thông tin này qua mạng. Sự việc bị phía
Nga tỏ rõ sự khơng hài lịng, cơ quan quản lý báo về báo chí của Việt Nam đã
phải phê bình, xử phạt hành chính các báo này.
2. Xa dời tơn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu tầm thường của một
bộ phận công chúng:
Xa dời đối tượng phục vụ chính, các vấn đề của ngành, địa phương,
đồn thế mình, chạy theo những thơng tin chung chung, các vấn đề giống
nhau. Ví dụ, phim "Nhật ký vàng anh" của Đài Truyền hình Việt Nam phát
năm 2006 - 2007 có cách nhìn, thể hiện lệch lạc về giới trẻ, không định hướng
lối sống cho họ, tạo ra sự phản giáo giục, phản thẩm mỹ.
3. Thơng tin thiếu chính xác, sai sư thật:
Báo Pháp luật TP.HCM và một số tờ báo in, báo điện tử ngày 10-52005 đăng tin vế nữ diễn viên, ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc Song Hye Kyo bị
bắt giữ ở sân bay Hồng Kông vì mang theo 50 viên thuốc lắc. Cơng ty đại
diện của Song Hye Kyo đã chính thức khởi kiện 3 tờ báo Việt Nam đưa thông
11


tin sai sự thật Về diễn viên này. Các báo Việt Nam đã khai thác thông tin từ
trang New7.com.tw (Đài Loan) và tác giả bài báo khơng trình ra được bản
gốc tài liệu đó. Báo Pháp luật TP.HCM và các báo thông tin sai sự thật đã phải
xin lỗi nữ diễn viên này để tránh đối mặt với một vụ kiện mà thua thiệt về uy
tín và tiền bạc là không tránh khỏi.
Tháng 7-2007, thông tin "ăn bưởi gây ung thư vú ở phụ nữ" làm cho
những người trồng bưởi lao đao. Đây là thơng tin ban đầu của nhóm nghiên

cứu nước ngoài về loại bưởi chùm Nam Mỹ đăng trên BBC. Một số báo của
ta dịch lại và đăng, tuy nhiên, các báo của ta khơng nói rõ việc nghiên cứu
này trên bưởi chùm và kết quả chưa được ghi nhận chính thức. Vậy là người
tiêu dùng Việt Nam tẩy chạy ăn bưởi. Trước hậu quả nghiêm trọng đó, Thủ
tướng Chính phủ đã u cầu xử lý nghiêm thơng tin sai sự thật này. Báo Dân
trí Thanh Niên, Thời báo Việt và Khoa học phổ thông bị phạt, với mức phạt từ
15-20 triệu đồng/ tờ báo. Con số quá nhỏ bé so với những gì người trồng bưởi
phải gánh chịu.
Do non yếu về kiến thức, do chạy theo thông tin giật gân câu khách một
sổ cơ quan báo chí đã thông tin, bàn luận sai trái, phản khoa học một số sự vật
hiện tượng trong đời sống xã hội gây tâm lý hoang mang, gây khó khăn thiệt
hại cho sản xuất và đời sống.
4. Thơng tin bịa dặt:
Có thể nêu ra một số ví dụ điển hình về việc báo chí đưa ra thơng tin
bịa đặt như sau: Năm 2006, một phóng viên hợp đồng của Thơng tấn xã từ
Bắc Giang bịa ra sự việc 4 thanh niên cưỡng hiếp một nữ thanh niên đến chết.
Báo Tiền Phong bịa ra chuyện 2 cơ gái bị bắt cóc, thực ra là trốn gia đình đi
chơi. Báo điện tử VietNamNet đăng bài phỏng vấn ông Phạm Quang LongGiám đốc SỞ VH-TT Hà Nội, nhưng ông Long phản ánh lại là không có cuộc
phỏng vấn nào với phóng viên viết bài.
Một số cơ quan báo chí đăng những thơng tin bịa đặt hoàn toàn, cảnh
báo về lối làm báo thiếu trung thực, thiếu tôn trọng độc giả, không chấp hành
12


hoặc chấp hành không nghiêm túc các quy định về pháp luật cũng như đạo
đức nghề nghiệp.
Ngoài những sai phạm trên, cịn một số sai phạm khác mà báo chí hay
mắc phải hiện nay như sai phạm về sử dụng ngôn ngữ, không chấp hành định
hướng thông tin, không cải chính hoặc cải chính khơng nghiêm túc.
5. Ngun nhân của sai phạm

5.1. Yếu kém, bất cập trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí
Trước sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của nền thơng tin báo chí,
việc chỉ đạo quản lý mặc dù rất cố gắng, trình độ năng lực được nâng cao hơn
trước nhưng vẫn còn nhiều lúng túng, lỏng lẻo không bao quát hết.
Trước hết là lúng túng trong quy hoạch báo chí, xem xét cho ra báo
thiếu chặt chẽ, nể nang; cho tồn tại cùng một lúc nhiều tờ báo có tơn chỉ, mục
đích trùng lặp.
Chưa kịp thời thể chế hóa, triển khai chủ trương đường lối của Đảng,
bổ sung hồn chỉnh pháp luật, chính sách của Nhà nước với báo chí.
5.2. Yếu kém, bất cập của lãnh đạo cơ quan chủ quản và cơ quan
báo chí
Ban biên tập, Tổng biên tập cơ quan báo chí đề cao quyền hạn mà chưa
coi trọng trách nhiệm chính trị, chưa thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao. Ở những nơi thường xảy ra sai phạm đều có nguyên nhân. Tổng biên
tập, Ban biên tập đề cao quyền hạn mà chưa coi trọng trách nhiệm chính trị,
xa dời tơn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, chạy theo lợi ích cục bộ, khơng
tơn trọng tổ chức Đảng, đồn thể cơ quan. Đã xuất hiện tư tưởng cửa quyền
trong thơng tin báo chí ở một số lãnh đạo cơ quan báo chí.
Về phía cơ quan chủ quản báo chí chưa thấy rõ chức năng, nhiệm vụ,
trách nhiệm, quyền hạn của mình. Năng lực, vai trị lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan báo chí chưa được phát huy.
5.3. Một bộ phận làm báo yếu kém về năng lực, về đạo đức trách
nhiệm
13


Một bộ phận đội ngũ những người làm báo nhận thức về vai trò nhiệm
vụ trách nhiệm chưa được nâng lên ngang tầm nhiệm vụ chính trị trong giai
đoạn mới của cách mạng. Một số người làm báo có biểu hiện thối hóa, biến
chất, chạy theo sự cám dỗ của đồng tiền, chạy theo khuynh hướng thương mai

hóa làm ra những sản phẩm báo chí độc hại, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội.
Coi nhẹ chức năng tư tưởng chính trị, chức năng giáo dục của báo chí
khiến người làm báo xa dời tơn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, đưa mục
tiêu lợi nhuận làm hàng đầu, đẩy báo chí chạy theo khuynh hướng kinh tế đơn
thuần.
Trình độ, nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu nghề
nghiệp. Hiện nay đội ngũ làm báo ngoài thế mạnh là xu thế trẻ hóa với số
phóng viên được đào tạo bài bản ngày càng nhiều, có lịng say mê nghề
nghiệp thì đi liền với đó có xuất hiện những hạn chế. Đó là sự phân hóa,
chuyển hóa trong một bộ phận nhà báo đã xuất hiện.
Việc cung cấp thơng tin báo chí cịn nhiều yếu kém, sơ hở. Các bộ,
ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc cơ chế người phát ngôn, chưa
tạo điều kiện cho người phát ngơn hoạt động đúng quy định. Việc rị rỉ thơng
tin quan trọng, nhạy cảm ngày càng đáng lo ngại.

14


KẾT LUẬN
Báo chí cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập đứng
trước nhiều cơ hội và điều kiện phát triển song cũng khơng ít thách thức, dẫn
đến sai phạm, hạn chế, khuyết điểm. Các sai phạm về nội dung thơng tin trên
báo chí có xu hướng ngày càng tăng với những biểu hiện khá phức tạp, tác
động xấu đến cơng chúng trong và ngồi nước; gây khó khăn cho cơng tác chỉ
đạo, quản lý báo chí. Nhận thức một cách đầy đủ, thực chất những sai phạm
về nội dung thơng tin của báo chí hiện nay là một việc cần thiết, từ đó ớm
nguyên nhân, giải pháp, khắc phục, phát huy tốt nhất vai trò, sức mạnh của
nền báo chí đối với cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Để thực hiện tốt những việc này, một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn
chế sai phạm về nội dung thơng tin trên báo chí hiện nay. Đó là: Tăng cường

vai trị lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước với báo chí. Trong đó cần
qn triệt một số quan điểm có tính ngun tắc của Đảng. Bổ sung hoàn thiện
hệ thống pháp luật, chế độ chính sách về báo chí. Quy hoạch hệ thống báo chí
đồng bộ, hợp lý chất lượng. Tăng cường sự phối hợp trong quản lý lãnh đạo,
quản lý báo chí.
Nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo: đổi mới, nâng cao nhận
thức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của những người làm báo; nâng cao đạo
đức nghề nghiệp của người làm báo; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
người làm báo.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm năng lực của lãnh đạo cơ quan báo chí.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Văn Dùng, chủ biên - Nhà báo, bí quyết và kỹ năng nghề
nghiệp 1998, Nxb Lao động, Hà Nội.
2. Hội nhà báo Việt Nam 2001 - Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công
dân của nhà báo.
3. Dương Xuân Sơn, chủ biên, Đinh Văn Hường, Trân Quang 1995 Cơ sở lý luận báo chí và tun truyền, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội.
4. Tạ Ngọc tấn 2005 - Cử sở lý luận báo chí, Nxb Lý luận chính trị.

16


MỤC LỤC

17




×