Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo in hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.03 KB, 9 trang )

Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội
dung thông tin trên báo in hiện nay
Hoàng Thị Minh Ngọc
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Truyền thông đại chúng: 60 32 01 01
Nghd: TS. Nguyễn Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Báo chí học; Báo in; Tự chủ tài chính; Truyền thông đại chúng
Contents:
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí nói chung và báo in nói riêng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của
mọi quốc gia. Ở Việt Nam, báo chí được xác định “là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các
tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân”
1
. Từ khi bước vào công cuộc Đổi mới của
đất nước (từ Đại hội Đảng VI - năm 1986), báo chí nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về
số lượng và chất lượng góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng
với quá trình Đổi mới, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) và hội nhập quốc tế, cơ chế bao cấp đối với các cơ quan báo chí dần được xóa bỏ. Đến
nay nhiều cơ quan báo chí đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ về mặt tài chính.
Cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan báo chí giúp Nhà nước tiết giảm được một khoản
chi ngân sách đáng kể, đồng thời tạo điều kiện để các cơ quan báo chí phát triển năng động,
không bị lệ thuộc vào nguồn vốn ngân sách. Nhiều cơ quan báo chí đã tổ chức và quản trị tốt
hoạt động kinh doanh báo chí, nhờ đó không chỉ tự trang trải được thu – chi mà còn tích lũy, chủ
động nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

1
Nghị quyết hội nghị Trung ương 5, khoá X về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”
(7/2007).


Cơ chế tự chủ tài chính và sức ép cạnh tranh trong cơ chế thị trường cũng đã tác động đến nội
dung thông tin trên báo chí cả tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, có thể nhận thấy sự không
ngừng cải tiến cả về nội dung và hình thức của các ấn phẩm báo chí nhằm nâng cao chất lượng
và sức cạnh tranh thu hút độc giả; sự định hướng nội dung nhằm vào phục vụ nhóm đối tượng
độc giả chính yếu; sự ra đời của các chuyên trang, chuyên mục có nội dung thông tin gần gũi với
mối quan tâm của độc giả. Về mặt tiêu cực, sự phát triển của các trang thông tin chỉ dẫn tiêu
dùng, gắn với nhu cầu quảng bá thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đã xuất hiện
xu hướng thương mại hóa báo chí, có những sản phẩm báo chí thiên về lợi nhuận, ít quan tâm
đến chức năng thông tin tuyên truyền hoặc lấy chức năng thông tin, tuyên truyền che đậy cho các
hoạt động kinh tế. Báo cáo tình hình công tác báo chí năm 2012 được Bộ Thông tin Truyền
thông trình bày tại “Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013”
tổ chức ngày 19/3/2013 tại Hà Nội, đã chỉ rõ một trong những khuyết điểm của báo chí nước ta
hiện nay là xu hướng thương mại hóa báo chí, giật gân câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường
của một nhóm nhỏ công chúng, thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến lợi ích, danh dự của tổ chức
và công dân
Làm gì và làm như thế nào để vừa đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đảm bảo tự trang trải tài
chính vừa khắc phục được những mặt tiêu cực nảy sinh khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối
với các cơ quan báo chí là câu hỏi lớn mang tính thời sự đang được đặt ra. Vì vậy luận văn chọn
đề tài “Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo in hiện
nay”, nghiên cứu về thực trạng cơ chế tự chủ tài chính và tác động của nó đối với nội dung
thông tin báo in qua khảo sát báo Đầu tư và Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh là hai tờ báo hoàn
toàn tự trang trải về tài chính từ nhiều năm nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo
sát thực tiễn, luận văn đề xuất những kiến nghị, giải pháp phát huy những mặt tích cực và hạn
chế những tác động tiêu cực của cơ chế tự chủ tài chính đối với định hướng nội dung thông tin
trên báo in ở nước ta.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu về hoạt động kinh tế báo chí nói chung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới
vấn đề tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo chí ở Việt Nam
có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như:
- Kỷ yếu Hội thảo với chủ đề “Toàn cầu hóa và sự phát triển của báo chí – truyền

thông Việt Nam” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức,
15/12/2006.
- Nguyễn Thị Vân Anh với luận văn thạc sỹ “Thông tin chỉ dẫn tiêu dùng trên truyền hình
của đài PTTH Hà Nội”, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2012.
- Lê Hải với luận án tiến sỹ “Xây dựng tập đoàn truyền thông ở Việt Nam”, Học viện Báo
chí và tuyên truyền, 2012.
- PGS.TS. Đinh Văn Hường, Hoạt động và đóng góp kinh tế của báo in đối với kinh tế xã
hội Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Tài liệu Hội thảo Quốc tế với chủ đề: “Đóng góp của
khoa học xã hội nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội”, 2011.
- Hoàng Văn Hướng với luận văn thạc sỹ “Yếu tố kinh tế trong hoạt động của các cơ quan
báo chí Việt Nam”, Học viện Báo chí và tuyên truyền, 2008.
- Dương Xuân Sơn, Vai trò của báo in Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trong quá trình giao
lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hóa quốc tế, Tài liệu Hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam lần
thứ ba với chủ đề “Việt Nam: Hội nhập và phát triển”, 2008.
- Tạ Ngọc Tấn, Phát triển báo chí trước những yêu cầu mới của đất nước, Tạp chí Cộng
sản, số 15, năm 2005.
- Vũ Đình Thường với luận văn thạc sỹ “Hoạt động báo chí trong kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta hiện nay”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004.
- Một số bài viết đăng trên các báo điện tử, website: Đinh Quý Xuân, Báo chí với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước (www.tinkinhte.com, 11/9/2009); Khánh Linh, Kinh tế truyền
thông cần một tư duy mới (vnn.vietnamnet.vn, 16/6/2005); Ngô Kiên, Về thương mại hóa báo
chí gần đây (baonghean.vn, 2/11/2012)…
Những công trình nghiên cứu về tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với báo chí chưa
nhiều, chưa có công trình nào làm rõ tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông
tin trên báo in nước ta. Một số công trình nghiên cứu đã có khảo sát thực tế tại các cơ quan báo
chí, nhưng chưa có công trình nào khảo sát cụ thể thực trạng những tác động của cơ chế tự chủ
tài chính đối với nội dung thông tin trên báo Đầu tư và báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh (gọi
tắt là báo Tuổi trẻ).

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động báo chí trong cơ chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
- Khảo sát về tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên
các báo in.
- Đề xuất các giải pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin các báo in, định hướng cho việc thông
tin trên báo in.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của hoạt động kinh doanh đối với nội dung
thông tin của báo in.
Phạm vi nghiên cứu là tập trung khảo sát sâu hai tờ báo in: báo Tuổi trẻ và báo Đầu tư
trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến tháng 7/2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn thực hiện trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận triết học
duy vật biện chứng, nền tảng lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các vấn đề lý luận về
báo chí và cơ chế thị trường theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để hệ thống hóa các vấn đề lý luận.
- Phương pháp khảo sát chi tiết, tổng hợp và phân tích hoạt động kinh doanh và nội
dung thông tin đăng tải trên hai tờ báo Tuổi trẻ và Đầu tư.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
Qua việc nghiên cứu, khảo sát sẽ rút ra những nhận xét về mặt tích cực, thành công và
hạn chế, khó khăn, bài học kinh nghiệm của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin
trên báo in.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn được hình thành trên cơ sở tổng hợp, kế thừa những công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài của luận văn kết hợp với quá trình nghiên cứu từ thực tế và lý thuyết của tác giả
luận văn. Do vậy, luận văn có ý nghĩa nhất định về mặt lý luận và thực tiễn.

Về ý nghĩa lý luận, luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động báo chí trong cơ
chế kinh tế thị trường, kinh tế báo chí, mối quan hệ giữa cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung
thông tin trên các báo in.
Về ý nghĩa thực tiễn, qua khảo sát thực tế hai tờ báo cụ thể chỉ ra những mặt tích cực và
tiêu cực của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin của báo in. Trên cơ sở đó đề xuất,
kiến nghị các giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực
của hoạt động kinh doanh với chất lượng nội dung thông tin trên báo in.
Luận văn là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí để có
chính sách và phương pháp thúc đẩy báo chí Cách mạng Việt Nam phát triển lành mạnh đúng
định hướng, đóng góp vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luận văn cũng là tài liệu tham
khảo cần thiết đối với các cơ quan báo chí, đã và đang chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính.
Các nhà quản lý, lãnh đạo các cơ quan báo chí có thể tham khảo các kết quả khảo sát, tổng hợp
thực tiễn của luận văn để từ đó có những điều chỉnh trong công tác quản lý cũng như xây dựng
kế hoạch tổ chức sản xuất nội dung thông tin. Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo bổ ích đối với người học chuyên ngành báo chí và có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng
tài liệu báo chí truyền thông.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng số liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
Chương 2. Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo
in.
Chương 3. Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực
với nội dung thông tin trên báo in khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Luận văn thạc sỹ “Thông tin chỉ dẫn tiêu dùng trên truyền
hình của đài PTTH Hà Nội”, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
2. Ban Tuyên giáo Trung Ương (2007), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị Trung
Ương 5, khóa X.
3. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Tình hình phát triển và quản lý báo chí qua

20 năm đổi mới.
4. Báo Đầu tư (2011), Kỷ yếu “Báo Đầu tư – 20 năm đồng hành cùng nhà đầu tư và doanh
nghiệp”.
5. Lê Thanh Bình (2004); Quản lý và phát triển báo chí xuất bản; NXB Chính trị Quốc gia;
HN.
6. Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí,
NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2003), quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3).
8. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006, hướng dẫn thực hiện
Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
9. Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTC-BNV, hướng
dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP.
10. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 150/2010/TT-BTC ngày 27/9/2010, Hướng dẫn về thuế
giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ quan báo chí.
11. Chính phủ (2002), Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002, Quy định chi tiết thi
hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí.
12. Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Quy định chế độ tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan
nhà nước.
13. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập.
14. Đức Dũng, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý báo chí, Sóng trẻ 20/9/2008.
15. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động, Hà Nội.
16. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2012), Đề cương chuyên đề Quan điểm của Đảng và Nhà
nước về công tác tư tưởng, lý luận và quản lý báo chí.
17. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững, Thử góp bàn về vấn đề kinh tế báo chí Việt Nam: Từ lý
thuyết đến hiện trạng và vấn đề đặt ra,

18. />chi-viet-nam-tu-ly-thuyet-den-hien-trang-va-van-de-dat-ra.html, 16/10/2013.
19. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn; NXB ĐHQG
HN.
20. Nguyễn Thị Hương Giang (2012), Luận văn thạc sỹ “Phương thức quảng cáo trên trang
quảng cáo của Báo Tuổi trẻ từ góc nhìn văn hóa”, trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
21. Lê Hải (2012), Luận án tiến sỹ “Xây dựng tập đoàn truyền thông ở Việt Nam”, Học viện
Báo chí và tuyên truyền.
22. Vĩnh Hồng (tổng hợp), Kinh tế truyền thông – sự phát triển tất yếu,
25/11/2007.
23. Đinh Văn Hường (2011), Hoạt động và đóng góp kinh tế của báo in đối với kinh tế xã hội
Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Tài liệu Hội thảo Quốc tế “Đóng góp của khoa học xã hội
nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội”.
24. Đinh Văn Hường (2007), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn; NXB ĐHQG HN.
25. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992. NXB. Chính trị Quốc
gia; HN. 1995.
26. Hoàng Văn Hướng (2008), Luận văn thạc sỹ “Yếu tố kinh tế trong hoạt động của các cơ
quan báo chí Việt Nam”, Học viện Báo chí và tuyên truyền.
27. Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Hội Nhà báo Việt Nam, (15/12/2006), Kỷ yếu Hội
thảo “Toàn cầu hóa và sự phát triển của báo chí – truyền thông Việt Nam”.
28. Ngô Kiên, Về thương mại hóa báo chí gần đây, Báo Nghệ An online
2/11/2012.
29. Nguyễn Trung Kiên (2009), Luận văn thạc sỹ “Báo chí với vấn đề tuyên truyền hội nhập
kinh tế”, Học viện Báo chí và tuyên truyền.
30. Khánh Linh, Kinh tế truyền thông cần một tư duy mới,
31. 16/6/2005.
32. Luật báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (28/121989).
33. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí (12/61999).
34. Tô Quang Nam (2011), Luận văn thạc sỹ “Hình thành và phát triển tập đoàn báo chí ở
Việt Nam”, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM.
35. Đỗ Đức Minh, Tài liệu giảng dạy Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp

công lập.
36. Pháp lệnh số 39/2001/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày
16/11/2001 về Quảng cáo.
37. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, NXB Trẻ, HN.
38. Dương Xuân Sơn, Vai trò của báo in Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trong quá trình giao
lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hóa quốc tế.
39. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2005); Cơ sở lý luận báo chí truyền
thông; NXB. ĐHQG HN.
40. Tạ Ngọc Tấn (2005), Phát triển báo chí trước những yêu cầu mới của đất nước, Tạp chí
Cộng sản, số 15, tr.
41. Vũ Đình Thường (2004), Luận văn thạc sỹ “Hoạt động báo chí trong kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta hiện nay”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
42. Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (2004), “Quy định nghiệp vụ phát hành
báo chí”, NXB Bưu điện.
43. Lê Hương Trà (2012), Luận văn thạc sỹ “Xu hướng hình thành tập đoàn báo chí ở Việt
Nam”, trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.
44. Nhiêu Tứ, Thương mại hóa báo chí là gì?, />cuoi-tuan/9844/Thuong-mai-hoa-bao-chi-la-gi.html
45. Anh Vũ, Sớm áp dụng thuế suất mới cho báo chí,
46. />chi.aspx, 12/4/2013.
47. Đinh Quý Xuân, Báo chí với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
/>dat-nuoc.nd5-dt.56997.113207.html, 11/9/2009.
48. Kinh tế báo chí truyền thông, />truyen-thong-27010/, 2013.
49. Iu.A.Suliagin V.V.Petrov (2004), Nghề quảng cáo, NXB Thông tấn.
50. Các số báo Tuổi trẻ và Đầu tư từ năm 2011 đến tháng 7/2013.
51. Bảng giá quảng cáo báo Đầu tư
52. Bảng giá quảng cáo báo Tuổi trẻ.
53. Website: dautu.vn; tuoitre.vn; tnsvietnam.vn; tinkinhte.vn; luanvan.net;
vi.wikipedia.org….



×