Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

29 tập đoàn báo chí truyền thông và vấn đề xây dựng mô hình báo chí ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.73 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
TẬP ĐỒN BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
MƠ HÌNH BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.


MỞ ĐẦU
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, báo chí Việt Nam đang ngày
càng khởi sắc, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và cần thiết của mình trong
đời sống văn hoá - xã hội. Sau hơn 20 năm đổi mới, "hệ thống báo chí Việt
Nam đã có bước phát triển quan trọng cả về loại hình, số lượng và chất
lượng", chứng tỏ sự lớn mạnh về mọi phương diện và đang có nhu cầu ngày
càng vươn cao trong tương lai. Đây chính là điều kiện chủ quan quan trọng để
triển khai, thành lập mơ hình tập đồn báo chí ở Việt Nam. Cịn đối với ở Lào
chúng tơi thì hiện nay vẫn chưa có mơ hình tập đồn báo chí.
Trên thế giới, mơ hình tập đồn báo chí đã ra đời từ hơn 100 năm nay
và đang ngày càng khẳng định sức mạnh và ưu thế của mình trong thời đại
kinh tế tồn cầu, mở ra một hưởng làm kinh tế mới cho ngành cơng nghiệp
báo chí - truyền thông, một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong đời
sống báo chí hiện đại.
Với những điều kiện khách quan và chủ quan, xu hướng hình thành tập
đồn báo chí Việt Nam là tất yếu, khơng thể tránh khỏi, đáp ứng nhu cau của
phương thức, phong cách làm báo hiện đại trong xu thế toàn cầu chủ trương
hình thành các tập đồn báo chí của Đảng, Nhà nước Việt Nam ra đời trong
bối cảnh đó. Tuy nhiên hình thành như thế nào, nội dung, cơ chế hoạt động và
cơ cấu tổ chức ra sao thì cịn là một câu hỏi khó và cần thời gian để nghiên
cứu mà một trong những hướng tiếp cận đó là tìm tịi, học hỏi kinh nghiệm
làm kinh tế truyền thơng.


2


NỘI DUNG
1. Khái niệm "tập đồn báo chí - truyền thơng".
Vì các khái niệm "kinh tế báo chí", "tập đồn báo chí" ở Việt Nam cịn
mới và chưa được làm rõ, việc tìm hiểu nội hàm của các khái niệm này ở các
nước trên thế giới là một việc làm hết sức cần thiết.
Hiện nay, báo chí xuất bản bằng tiếng Ach của Việt Nam dịch cụm từ
"tập đoàn báo chí" là "press group". Người thực hiện khơng tìm thấy định
nghĩa của "press group" khi sử dụng cơng cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên,
thông qua một số trang wch khác, đặc biệt là trang web của Hiệp hội báo chí
thế giới (World Association of Newspapers - WAN), có thể thấy "press
groups" được sử dụng để chỉ "các nhóm báo in", khơng tính đến các loại hình
báo khác Trong báo cáo về "Báo chí Trung Quốc" (Chinh Newspaper
Industry) xuất bản vào 08/04/2005, MarketResearch.com dùng thuật ngữ
"press group" để chỉ Guangzchou Dai ly Press Group, mà Việt Nam vẫn quen
gọi là tập đồn báo chí Quảng Châu. Tuy nhiên, về mức độ phổ biến trong
việc chỉ các tập đồn báo chí - truyền thông, "press group" phải nhường bước
cho một số thuật ngũ khác.
Theo wikipedia, "media conglomerate" dùng để chỉ các tổng công ty sở
hữu một con số lớn các công ty con hoạt động trong những loại hình truyền
thơng khác nhau như truyền hình, phát thanh, xuất bản, điện ảnh, và Internet.
Xét về khía cạnh thuật ngữ kinh tế, "conglomerate" chỉ một công ty lớn (tổng
công ty) bao gồm nhiều công ty con có vẻ ngồi là các doanh nghiệp khơng
liên quan gì đến nó.
Thuật ngữ "media convergence" (hội tụ truyền thơng) có những thuật
ngữ tương đồng như "media consolidation" (tập hợp truyền thông) và
"concentration of media ownership" (sự tập trung trong lĩnh vực sở hữu
truyền thông). Đây là một thuật ngữ phổ biến trong giới phê bình truyền thơng


3


cũng như các nhà làm luật khi đề cập đến phương thức sở hữu các phương
tiện truyền thông của các doanh nghiệp.
Thuật ngữ "media convergence" có sự liên hệ mật thiết với thuật ngữ
"media conglomerate" ở chỗ sự tập trung sở hữu trong lĩnh vực truyền thông
thường kéo theo sự hình thành các "media conglomerate". Khi một doanh
nghiệp sở hữu nhiều loại hình truyền thơng khác nhau, nó được xem như là
một "media conglomerate".
Như vậy, hiện tượng "media convergence" hay "concentration of media
ownership" chính là thời điểm để hình thành các các tập đồn truyền thơng ở
các nước phương Tây.
Ở Việt Nam vẫn sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ "báo chí" và "truyền
thơng", đơi khi đánh đồng chúng với nhau. Do đó, để hiểu cho đúng, phải
xem "tập đồn báo chí" là một thuật ngữ kinh tế, thuộc về kinh tế truyền
thơng, có nghĩa hẹp tương dương với thuật ngữ "press group" và nghĩa rộng
tương đương với thuật ngữ "media conglomerate". Theo đó, "tập đồn báo chí
là một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh vực truyền thơng, có thể
có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình, hoặc bất cứ loại hình báo chí nào
khác.
Theo tác giả Robert W Mcchesney, có hai dạng thức tập đồn báo chí
truyền thơng.
Thứ nhất là dạng thức tập hợp theo chiều ngang, tức là tập đồn thâu
tóm gần như trọn vẹn một lĩnh vực truyền thông nào đó, chẳng hạn như lĩnh
vực xuất bản sách.
Thứ hai là dạng thức tập hợp theo chiều dọc, tức là một tập đoàn nắm
quyền sở hữu trong rất nhiều lĩnh vực truyền thông khác nhau, tạo thành một
mạng lưới sản xuất và tiêu thụ, làm ra nội dung truyền thông và có kênh phân

phối các nội dung truyền thơng đó. Dấu hiệu để phân biệt một tập đoàn thống
trị theo dạng thức này là khả năng khai thác "sức mạnh tổng hợp giữa các
cơng ty mà nó sở hữu.
4


2. Giới thiệu một số tập đồn báo chí trên thế giới
Nói đến một tập đồn (ở đây là nói đến tập đồn truyền thơng), trước
hết là nói đến sản nghiệp của tập đoàn, phương châm của tập đoàn, cơ cấu tồ
chức, các hoạt động của tập đoàn, những điều này thường được các tập đồn
trên thế giới cơng khai giới thiệu trên trang web của mình. Sau đó, mới đi sâu
vào tìm tịi cơ chế quản lý, cơ chế sở hữu, những vấn đề kinh tế - xã hội nảy
sinh xung quanh tập đoàn. Các tài liệu sứ dụng trong phần này chủ yếu được
lấy từ trang web của các tập đoàn, trang web của các báo trong và ngoài nước,
cũng như từ các báo cáo khoa học được cơng bố trên mạng Internet.
2.1. Một số tập đồn báo chí Mỹ.
Về quy mơ của các tập đồn báo chí Mĩ, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi
chúng là "các đế chế truyền thông", "những gã khổng lồ" (media empires,
media giants), bởi cả về quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tầm ảnh
hưởng của các tập đồn này đều vươn ra khắp tồn cầu.
2.1.1. Tập đồn News Corporation:
2.1.1.1. Q trình hình thành và phát triến:
Sự hình thành và phát triển hùng mạnh của tập đồn truyền thơng News
Corporation (viết tắt là News Corp) ghi dấu ấn đậm nét của "nhà tài phiệt
truyền thông" (media tycoon) người Mỹ ông Rupert Murdoch. Lịch sử của tập
đồn có thể viết ngắn gọn trong các vụ thừa kế, sáng lập, sáp nhập và mua
bán.
Năm 1979, Murdoch thành lập News Corporation ở úc và bắt đầu thu
mua những tờ báo và tạp chí hàng đầu Lon don (Anh) và New York (Mỹ),
cũng như thu mua nhiều tập đồn truyền thơng khác.

Vào năm 1993, News Corp mua đài truyền hình STAR có trụ sở chính
ở Hong Kong, với tham vọng tiến vào thị trường truyền thông Trung Quốc,
bởi đây là kênh truyền hình vệ tinh phát khắp khu vực châu Á.

5


Trong suốt thập niên 90 của thế kỷ 20, News Corp chiếm thị phần lớn
trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở cả 3 châu lục. Năm đầu thế kỷ 21, News
Corp thành công trong lĩnh vực kinh doanh Intemet.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức:
News Corp có cơ cấu tổ chức như một tập đồn kinh tế, bên dưới là vơ
số những cơng ty con (có quy mơ cũng như một tập đồn, có ban điều hành
riêng). Rupert là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành
của tập đồn (Gia đình Murdoch tiếp tục nắm giữ 29% cổ phần của tập đoàn)
Ban Giám đốc tập đoàn News Corp gồm có 14 người. Nhiệm vụ của
Ban Giám Đốc là quan sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của News Corp (bao
gồm Công ty mẹ và các công ty con) và chịu trách nhiệm việc điều hành Công
ty mẹ (tức News Corp). Ban Giám Đốc thiết lập các chính sách chung, đề ra
hướng chiến lược cho toàn bộ tập đoàn và chú trọng vào việc gia tăng lợi
nhuận cho các cổ đơng.
Ngồi ra cịn có 3 Uỷ ban, là Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban đề cử và quản
trị tập đoàn và Uỷ ban bồi thường với những người đứng đầu là các thành
viên ban Giám đốc không tham gia hoạt động kinh doanh của tập đoàn).
2.1.1.3. Các hoạt động truyền thông:
News Corp là một công ty hoạt động đa dạng trong lĩnh vực giải trí và
truyền thơng là:
a. Phim giải trí: Các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của News Corp là Star
Wars, Star Wars Episode I, Titanic. Các phim truyền hình được sản xuất ở các
studio (phim trường) của News Corp cũng được đánh giá cao và tập đoàn là

nhà cung cấp hàng đầu các phim trên truyền hình Mỹ.
b. Truyền hình: Các hoạt động truyền hình của News Corp trải rộng
khắp năm châu, sử dụng các cơng nghệ tiên tiến truyền hình số, truyền hình
tương tác, truyền hình vệ tinh. Các kênh truyền hình cáp nổi tiếng nhất (với
các chương trình địa phương và quốc tế) của News Corp là: kênh thể thao,
phim trường, kênh tin tức.
6


c Tạp chí và phụ trương: News Corp là cổ đơng lớn nhất của GemstarTV Guide Intemational, tạp chí chun cung cấp thơng tin về các chương
trình truyền hình tương tác hàng đầu thế giới và là tạp chí truyền hình cao
cấp.
d. Báo chí: Thế mạnh của News Corp là xuất bản các tờ báo tiếng Anh.
Các tờ báo của tập đồn có mặt ở hầu khắp mọi nơi. News Corp có hơn 175
tờ báo khác nhau, in khoảng 40 triệu ấn bản/tuan. Đội ngũ phóng viên hơn 10
nghìn người có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới.
e. Xuất bản sách: Harpercollins Pnhlishers là một trong những đơn vị
xuất bản sách lớn nhất và năng động nhất trên thế giới.
2.1.2. Tập đồn Gannett:
2.1.2.1. Q trình hình thành:
Tập đồn Gaunett là tập đoàn báo in lớn nhất nước Mỹ (chuyên phát
hành báo in, chú trọng thông tin và tin tức), xét về tống số lượng phát hành
hằng ngày. Gannett được sáng lập bởi Frank E. Gannett vào năm 1906, niêm
yết trên thị trường chứng khoán vào năm 1967. Vào năm 1972, Gannett tuyên
bố thành lập lại tập đoàn ở bang Delaware.
Về cơ cấu tồ chức, Gannett có Hội đồng quản trị và một Ban Giám đốc
gồm 10 người. Hai nhân vật quan trọng nhất của tập đoàn là Chủ tịch Hội
đồng quản trị. Gannett cũng có 3 Uỷ ban như: Uỷ ban quản trị sắp xếp tồn bộ
chính sách cho tập đồn, Uỷ ban điều hành hoạt động báo chí theo dõi hoạt
động của các tờ báo của tập đoàn, Uỷ ban điều hành hoạt động truyền hình

quản lý thơng qua các chính sách đối với các đài truyền hình thuộc sở hữu của
tập đoàn.
Nhiệm vụ của Gannett là: Đưa tập đồn hội nhập với mơi trường
(truyền thơng) mới một cách thành công, cung cấp các thông tin và tin tức
phải có, theo yêu cau, trên mọi lĩnh vực truyền thông, với tất cả tinh thần
trách nhiệm của người làm báo.

7


2.1.2.2 Các hoạt động trong lĩnh vực truyền thông:
Số lượng ấn phẩm của tập đồn báo chí Gannett. Ở Mỹ, tập đồn có 90
nhật báo, bao gồm tờ nhật báo nổi tiếng trong lịch sử báo chí thế giới USA To
day và có gần 1000 ấn phẩm khác khơng phải là nhật báo. Ở Anh, mọi hoạt
động của Gannett đều thơng qua "tập đồn con ' là Newsquest Media Group,
với 17 nhật báo và hơn 300 ấn phẩm.
Về lĩnh vực truyền hình, Gannett điều hành đến 21 đài truyền hình ở
nước Mỹ (nằm trong các mạng lưới truyền hình lớn nhất nước Mỹ như CBS,
NBC, ABC) với thị phần.
Các lĩnh vực hoạt động khác:
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyền hình và báo chí - xuất bản,
tập đồn cịn có chiến lược đầu tư vào mảng quảng cáo online thông qua công
ty con PointRoll - cung cấp cho các nhà quảng cáo trực tuyến những dịch vụ
tiếp thị truyền thơng chất lượng và có một số đầu tư quan trọng khác như: dầu
tư cho các mẩu quảng cáo về bất động sản, đầu tư chuyên thu thập thông tin
về sản phẩm và dịch vụ của các công ty khác.
2.2. Các tập đồn báo chí ở Trung Quốc:
2.2.1. Sự ra địi của các tập đồn báo chí Trung Quốc:
Theo


nghiên

cứu

"Nền

báo

chí

Trung

Quốc"

do

mạng

MarketResearch.com tiến hành (NXB Tri thức Trung Hoa ấn hành vào tháng
4/2005), các tập đồn báo chí Trung Quốc ra đời là kết quả tất yếu của sự phát
triển khi báo chí tham gia kinh tế thị trường ở Trung Quốc, và sự ra đời này
diễn tiến theo hướng tập hợp các cơ quan báo chí lại với nhau.
Khi Trung Quốc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế
thị trường, ngành báo chí cũng dần dần phát triển theo hướng chuyến đổi, tiến
tới cạnh tranh thị trường. Sự tồn tại của một cơ quan báo phụ thuộc vào các
hoạt động kinh doanh tự thân hơn là dựa vào hỗ trợ của chính phủ.

8



Tập đồn báo chí đầu tiên của Trung Quốc ra đời vào năm 1996. Đó là
tập đồn Nhật báo Quảng Châu (Guangzhou Dai ly Press Group). Đến thời
điểm tháng 8/2003, đã có 41 tập đồn báo chí ở Trung Quốc.
2.2.2. Tập đoàn Bắc Kinh nhật báo:
Tập đoàn Bắc Kinh nhật báo trở thành tập đoàn vào tháng 3 - 2000,
thuộc hàng tập đoàn báo Đảng ở Trung ương. Về hoạt động báo chí. Các ấn
phẩm của tập đồn chiếm hơn 60% thị phần báo chí Bắc Kinh, gồm 9 tờ báo
và 3 tờ tạp chí. Trong một ngày, tập đồn phát hành đến 3 tờ nhật báo thời sự
chính trị: Bắc Kinh nhật báo và Thần báo phát hành buổi sáng, Vãn báo phát
hành buổi chiều.
2.2.3. Tập đồn báo chí Quảng Châu:
Quảng Châu nhật báo chỉ thuộc nhóm báo loại 3 (thuộc Thành uỷ TP
Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông), và đây là đơn vị đầu tiên tuyên bố thành lập
{ập đoàn ở Trung Quốc vào năm 1996.
Về hoạt động báo chí. Tập đồn báo chí Quảng Châu được mệnh danh
là "lá cờ đầu trong lĩnh vực báo in, sở hữu 13 tờ báo, 4 tạp chí, 1 nhà in, 1 nhà
xuất bản.
Tập đồn cịn có một trung tâm quảng cáo với hàng trăm nhân viên,
liên kết với các công ty quảng cáo chuyên nghiệp trong việc bán sản phẩm và
phát triển, mở rộng thị phần. Hàng trăm cửa hàng ở Quảng Châu và những
thành phố khác thuộc khu vực duyên hải.
Các hoạt động kinh doanh khác: Quảng Châu nhật báo cũng là một tập
đoàn kinh tế đa ngành nghề, gồm có hai khách sạn cao cấp và hàng loạt cơng
ty con.
Về mục tiêu, phương châm của tập đồn: có thể thấy họ khơng cịn e
ngại mâu thuẫn giữa "cơ chế chủ quản" với sức ép của thị trường. Các nhà
lãnh đạo Quảng Châu nhật báo theo chủ trương luôn nâng cấp và cải tiến, mở
rộng thị trường Phát hành, nghiên cứu mơ hình báo chí tiến bộ trên thế giới,

9



hoàn thiện những thiết bị kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý, nhằm đến hiệu quả
công việc và lợi nhuận kinh tế.
2.2.4. Một số kinh nghiệm từ quá trình hình thành và phát triển
của các tập đồn báo chí Trung Quốc:
Với bề dày phát triển, các tập đồn báo chí ở Trung quốc đề lại cho Việt
Nam nhiều kinh nghiệm quý báu.
Về vấn đề tiền vốn, 2 giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt là hợp
tác với ngân hàng và mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp vừa và lớn trong
nước.
Về vấn đề quản lý tài chính, tác giả chỉ ra 5 giải pháp và kết luận: "Như
vậy, đầu tiên phải xây dựng, kiện toàn chế độ quản lý và hồn thiện quy trình
quản lý tài chính của tập đồn báo chí cho minh bạch, rõ ràng. Sau đó kiện
tồn hệ thống tổ chức kiểm sốt bên trong một cách hiệu quả, chống những
hành vi tham nhũng và mạo hiểm trong vận hành tiền vốn. Về vấn đề kinh
doanh quảng cáo, các tập đồn báo chí Trung Quốc đã thực hiện xây dựng có
bài bản thị trường quảng cáo; mở rộng phát triển ngành quảng cáo; tìm hiểu
và hợp tác với các phương tiện truyền thông và các tập đồn báo chí khác;
bước vào lĩnh vực quảng cáo trên báo điện tử.
Về vấn đề phát hành, cần chú trọng phát triển hài hoà giữa phát hành
qua bưu điện và phát hành qua mạng lưới công ty; hợp tác với mạng lưới phát
hành địa phương; hoàn thiện mạng lưới phát hành chuyên kinh doanh sách
báo.
Về vấn đề kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, hai giải pháp cho
tình trạng làm ăn kém hiệu quả là điều tra kỹ thị trường, triển khai kinh doanh
ở lĩnh vực có lợi nhuận cao, tính tốn giá thành, điều hành nhân cơng, dự tính
lợi nhuận, phân tích đối thủ cạnh tranh,.xác định tập đoàn đang ở trong giai
đoạn nào, tránh mù quáng và tuỳ tiện; tận dụng triệt để ưu thế của tập đồn
báo chí là có nguồn tin, bài phong phú, có khả năng phục vụ thơng tin, có

cơng ty quản lý các vật liệu sản xuất và đội ngũ phát hành hùng mạnh.
10


3. Vấn đề xây dựng mơ hình tập đồn báo chí ở Việt Nam hiện nay
3.1. Chủ trương hình thành tập đồn báo chí ở Việt Nam:
Vấn đề tập đồn báo chí được đưa ra bàn luận trên báo chí từ giữa năm
2004. Cơng cụ tìm kiếm trên mạng Google cho thấy, tại cuộc Hội thảo về
Tình hình phát triển, quản lý thông tin đại chúng và xuất bản trên địa bàn TP
Hồ Chí Minh vào ngày 24/6/2004, ơng Phan Xuân Biên, Trưởng ban Tư
tưởng - Văn hoá Thành Uỷ, đã gợi ý về định hướng phát triển sự nghiệp báo
chí: cần có những tập đồn báo chí mạnh; một số việc có the thuê kênh tư
nhân làm, Nhà nước quản lý nội dung.
Vấn đề kinh tế báo chí một lần nữa được đặt ra. Tiến sĩ Đào Duy Quát,
tổng biên tập website Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Ban tư tưởng văn hoá
trung ương đã đưa ra quan điểm "gắn kinh tế với báo chí để báo chí phát
triển" và "Phải hình thành những tập đồn báo chí tự sống, tự phát triển chứ
không chờ bao cấp".
Tất cả những động thái "cởi mở" nói trên được xem là sự chuẩn bị cho
sự kiện ngày 30/9/2005, Bộ Văn hoá - Thơng tin họp báo về việc Chính phủ
đã ban hành Quyết định 2'19, phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến
năm 2010, trong đó có việc đồng ý thí điểm mơ hình tập đồn báo chí tại Việt
Nam. Tuy một số tờ báo ở TP.HCM đã manh nha hoạt động theo mơ hình này,
như Sai gon Times Group, song tính đến thời điểm đó, việc xây dựng đề án và
định ra tiêu chí cụ thể cho mơ hình tập đồn báo chí hầu như chưa có.
Về vấn đề thành lập các tập đồn báo chí. Dỗn khẳng định mơ hình
tập đồn báo chí đang là xu hướng phát triển ở nhiều nước trên thế giới, ngay
cả ở châu á. Mặt khác, vào thời điểm hiện nay, báo chí Việt Nam đã có sự
phát triển vượt bậc và thực tế cũng đang manh nha hình thành các tập.
Về mơ hình, trước mắt, theo chiến lược phát triển thông tin Việt Nam

sẽ thử nghiệm xây dựng các tổ hợp xuất bản, tập đồn báo chí có các hoạt
động kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật tạo nguồn thu cho hoạt
động báo chí.
11


Về hoạt động tài chính, ơng Dỗn trưng ra mơ hình của các tạp đồn
báo chí nước ngồi: tự chủ về mặt tài chính, tự trang trải kinh phí hoạt động,
đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước và khẳng định chỉ các tờ báo mạnh
mới nên thành lập tập đoàn.
Về giải pháp thúc đay sự phát triển xu hướng hình thành tập đồn báo
chí, điều đơn giản nhất và cũng hiện thực nhất mà Chính phủ nghĩ tới là thành
lập một trường báo chí quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ hoạt động báo chí, quan trọng nhất là phải đào tạo đội ngũ người làm
báo và đội ngũ quản lý báo chí.
Với tất cả sự thận trọng, các câu hỏi xoay xung quanh "tập đồn báo
chí,, Bộ Văn hố - Thơng tin và những người có quan tâm đặt ra và chờ đợi
lời giải đáp cụ thể từ phía các cơ quan báo chí lớn, đủ thế và lực trong nước.
Chủ trương và hành lang pháp lý cho việc hình thành tập đồn báo chí
đã có. Vì vậy, những cơ quan báo chí nào thấy có đủ năng lực nên mạnh dạn
xin chủ trương của cơ quan chủ quản, mạnh dạn thực hiện. Các cơ quan quản
lý không thể áp đặt một mơ hình cụ thể nào cho báo chí, tự bản thân các cơ
quan báo chí phải mạnh dạn thủ nghiệm, dần dần rút kinh nghiệm để hồn
thiện mơ hình", ơng Đỗ Q Dỗn nói.
3.2. Thực trạng các cơ quan báo chí phát triển theo mơ hình "Tập
đồn báo chí"
Kể từ khi có quyết định 2 1 9 ve chủ trương hình thành tập đồn báo
chí, theo nhận xét của thạc sĩ Nguyễn Lê Hồn (VietNam.Nét), có hai vấn đề
từ phía báo giới: "Ngoài Bắc bàn tán rầm rộ, trong Nam âm thầm làm. Khi
mọi thứ cịn mơ hồ, khơng ai dám mạnh dạn tuyên bố, khẳng định tương lai.

3.2.1. Tiền Phong:
Hiện nay, Tiền Phong là một trong những tờ báo có nhiều ấn phẩm nhất
với 6 đầu báo (Tiền Phong hàng ngày, Tiền Phong chủ nhật, Tiền Phong cuối
tháng, Tiền Phong giữa tháng, Người đẹp Việt Nam, Mỹ phẩm, Tri thức trẻ)

12


và ấn phẩm của Tiền Phong (đặc biệt là các ấn phẩm phụ) đạt được tỷ lệ phát
hành khá cao.
Từ 10 năm trước đây, Tiền Phong đã bước chuẩn bị cho việc trở thành
một tập đồn báo chí, với việc định ra một chiến lược phát triển phù hợp với
tiêu chí của tờ báo. Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Nghe Báo (số 21, tháng
7/2004), tổng biên tập Dương Xuân Nam đã khẳng định con đường tất yếu
của sự phát triển là hiện đại hố báo chí: "Có nghĩa, phải trở thành một tập
đồn báo chí thực sự chứ không chỉ đơn thuần làm báo, sống bằng viết báo,
tái đầu tư bằng tiền bán báo." Theo chiến lược này, song song với việc gia
tăng ấn phẩm, báo Tiền Phong thành lập công ty cổ phần Tiền Phong chuyên
lo công tác quảng cáo - phát hành, dẫn đến tổng doanh thu của cả hai hoạt
động kinh tế và báo chí hàng năm đạt không dưới 150 tỷ đồng.
Công ty Tiền Phong khơng những là chỗ dựa kinh tế tài chính cho Tiền
Phong mà còn giúp cho việc phân tách rõ rệt giữa khâu nội dung và khâu
quảng cáo của phóng viên, hạn chế khuynh hướng trái ngược, "bán báo". Tờ
báo cũng có đủ điều kiện để mời những cây bút có nghề trong làng báo, đào
tạo tại chỗ và gửi phóng viên đi học nước ngồi đề nâng cao trình độ làm báo,
thực hiện cơ chế thu nhập và thưởng phạt nghiêm minh.
Qua nghiên cứu một số tập đoàn báo chí trên thế giới, đặc biệt là các
tập đồn báo chí Trung Quốc, có thể thấy báo Tiền Phong gần như đã thực
hiện đúng các bước đi đế trở thành tập đồn báo chí. Thế nhưng, phạm vi hoạt
động kinh tế và doanh thu của tờ báo còn hạn chế nên chưa the gọi Tiền

Phong là một tập đoàn báo chí.
3.2.2. Mơ hình và xu hướng của tập đồn báo chí tại Việt Nam
Có thể thay, dù chủ trương, hành lang pháp lý đã có và thực tế nhiều cơ
quan báo chí đã hoạt động như một tập đồn, song cho đến nay, vẫn chưa có
một cơ quan báo chí nào lập đề án thành lập tập đồn báo chí trình các cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt để trở thành một tập đồn báo chí đúng nghĩa.

13


Ông Nguyễn Quang Thông, Tổng Biên tập Báo Thanh niên thì cho
rằng, hiện các báo vẫn tự xây dựng tập đồn theo kiểu cho ra đời nhiều ấn
phẩm. Vì vậy, ông Thông đề nghị cần sớm xây dựng các định chế, quy chế
phù hợp với việc làm thí điểm thành lập tập đồn báo chí.
Đại diện nhiều cơ quan báo chí khác cũng kiến nghị, cần có cơ chế linh
hoạt, năng động, thích hợp hơn với chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, số
lượng, thời lượng quảng cáo đối với các tờ báo. Ngoài ra, các cơ quan quản lý
cũng cần sớm nghiên cứu, xây dựng những mơ hình, cơ chế cụ thể về tập
đồn báo chí, cho phép báo chí có thể đa dạng hoạt động để làm kinh tế theo
đúng quy định pháp luật.

14


KẾT LUẬN
Những năm gần đây, đời sống báo chí Việt Nam có nhiều biến chuyển
mạnh mẽ. Tuy cơ chế chưa có, nhưng thị trường truyền thơng về cơ bản đã
hình thành. Từ chỗ chỉ là cơng cụ chính trị - tư tưởng của Đảng, báo chí từng
bước một ra làm kinh tế (cải tiến nội dung tăng doanh số phát hành, thu hút
quảng cáo, tham gia vào các hoạt động kinh tế khác). Từ thực tiễn báo chí làm

ăn có hiệu quả mà vẫn duy trì được định hướng chính trị, những người lãnh
đạo đã có sự đối mới trong tư duy, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho báo chí
tham gia hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, từ chủ trương đến thực tế còn cần một khâu chuẩn bị lâu
dài, cả về tiềm lực của các cơ quan báo chí lẫn cơ chế, chính sách của nhà
nước, nhất là trong hồn cảnh Việt nam chưa cho phép có báo chí tư nhân mà
chỉ mới cho phép xã hội hoá một số lĩnh vực có liên quan đến báo chí - truyền
thông. Song, so với lịch sử phát triển của báo chí thế giới, Ở Việt Nam, dù rất
nhanh nhạy, tất cả các cơ quan báo chí chỉ mới ở bước đầu làm kinh tế. Do
đó, việc học tập kinh nghiệm của các tập đồn báo chí nước ngồi là một việc
khơng thể thiếu.
Báo chí Mỹ được đánh giá là một trong những nền báo chí mạnh nhất
trên thế giới. Các tập đồn truyền thơng của Mỹ có phạm vi ảnh hưởng rộng
lớn trên toàn cầu. Kinh nghiệm tổ chức, quản lý, cũng như kinh nghiệm làm
kinh tế báo chí của Mỹ đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới học tập
Điếu quan trọng là cần phải chú ý trong q trình tiếp thu kinh nghiệm của
báo chí Mỹ chính là điều kiện kinh té - chính trị của Mỹ khác với Việt Nam.
Nước Mỹ chỉ trương tự do hố tối đa lĩnh vực kinh tế báo chí.
Cịn đối với tập đồn báo chí của Trung Quốc. Điều đáng học ở Trung
Quốc chính là mơ hình quản lý tương đối phù hợp với điều kiện chính trị của
một quốc gia đi theo chủ nghĩa xã hội như Việt Nam. Mặt khác, mà chúng ta

15


cần học tập theo Trung Quốc là cách ứng xử và chia sẻ kinh nghiệm với các
đối tác truyền thông lớn trên thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay, tuy một số cơ quan báo chí nhận được sự khuyến
khích từ phía nhà nước, nhưng kinh nghiệm trên thế giới cho thấy tính hiệu
quả của các tập đồn báo chí chỉ có thể đạt được nếu tờ báo có sự phát triển

căn cứ về thế và lực, không nên chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, việc có thành
lập được tập đồn báo chí hay khơng cịn phụ thuộc vào khả năng đổi mới tư
duy và tốc độ hoạch định chính sách của nhà nước.
Nhìn nhận với tốc độ phát triển của đời sống báo chí - truyền thơng
Việt Nam trong những năm qua và xu hướng những năm tới, có lẽ mục tiêu
trở thành tập đồn báo chí quy mơ quốc gia khơng phải là q khó thực hiện.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam, Học viện báo chí và
Tuyên truyền. Hà nội, 1998 - 2008.
2. Văn kiện đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII
30/4/2006
3. Ấn bản điện tử tiếng Anh của tờ Thanh Niên, và một số trang web
khác:
- MarketResearch.com(NXB Tri thức Trung Hoa ấn hành vào tháng
4/2005),
- youtemplates.com
4.Tìm hiểu một số tập đồn báo chí trên thế giới và chủ trương hình
thành tập đồn báo chí ở VN, youtemplates.com
5. Thùy Liên , Cần một mơ hình tập đồn báo chí, 21/06/2010,
ICTnews.
6. GS, TS Tạ Ngọc Tấn " Một số vấn đề về phát triển bán chí hiện nay"

17


MỤC LỤC


18



×