Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.91 KB, 12 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Luật

Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nƣớc pháp
quyền và thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay
Trần Quỳnh Nga

Luận văn ThS. Luật

Hà Nội 2007


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đảng VIII đã khẳng định nhiệm vụ của nhà nước ta là tiếp tục cải
cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước theo hướng nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa: “tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời
coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”. Và Điều 2 Hiến pháp 1992 (đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2001) một lần nữa khẳng định rõ hơn vấn đề này“Nhà nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí
thức”. Đó là cơ sở pháp lý và cũng là văn bản pháp luật quan trọng nhất để xây
dựng đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng
thời cũng thể chế hoá đường lối của Đảng đề ra trong “cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và “chiến lược ổn định phát triển
kinh tế - xã hội”. Theo đó, Nhà nước pháp quyền Việt Nam là Nhà nước của giai
cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Nhà nước pháp quyền Việt Nam là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,


tôn trọng và thực sự bảo vệ quyền con người. Do vậy việc xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa trở thành một nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động của Nhà
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để tạo cơ sở thực thi nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, đảm bảo vai trò của nhân dân trong công cuộc xây dựng và quản lí đất
nước và là giải pháp cho các vấn đề về tổ chức quyền lực Nhà nước, mối quan hệ
giữa Nhà nước và công dân...
Xây dựng nhà nước pháp quyền vừa tạo nên thiết chế phục vụ cho công cuộc


đổi mới đất nước toàn diện vừa tạo ra các cơ cấu tổ chức, pháp luật phù hợp, cơ
chế tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các
quyền, lợi ích của công dân, tổ chức và xã hội; đảm bảo cho các cơ quan nhà nước
trở về với xã hội công dân, chấm dứt tình trạng Nhà nước đứng trên xã hội.
Như vậy, việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết của công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước nói chung cũng như đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là một vấn đề có nội dung lớn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện
cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một
số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” nhằm góp phần vào quá trình nghiên cứu
về nhà nước pháp quyền hiện nay ở nước ta.
2. Mục đích của Luận văn và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn là từ lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng nhà
nước pháp quyền tìm ra những phương hướng để xây dựng và ngày càng hoàn
thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Với mục đích đó, nhiệm vụ chính của luận văn là:
- Khái quát chung những tư tưởng, lý luận về nhà nước pháp quyền của thế
giới trong các thời kỳ phát triển lịch sử.
- Phân tích và đánh giá những quan điểm chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Từ đó khẳng định rằng nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong nửa thế kỷ qua đang được xây dựng thành một nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.


- Đưa ra một số kiến nghị về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa phù hợp với đặc điểm, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta trong
giai đoạn phát triển hiện nay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu cơ bản mà luận văn sử dụng là
phương pháp qui nạp trên cơ sở thống kê, tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các
văn kiện của Đảng và Nhà nước ta để làm rõ những quan điểm về việc xây dựng
nhà nước pháp quyền.
Luận văn cũng sử dụng các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin và các công
trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về nhà nước và pháp
luật làm tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, phương pháp lôgic và phương pháp so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ
những nội dung của luận văn.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm qua, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các bài phát biểu của
các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại các diễn đàn đã đề cập nhiều đến vấn
đề xây dựng nhà nước pháp quyền. Đây là định hướng cơ bản và quan trọng nhằm
hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên thực tế hiện nay cũng đã có không ít những công trình khoa học, bài
viết liên quan đến vấn đề này song mỗi công trình, mỗi bài viết lại đề cập đến
những khía cạnh khác nhau của việc xây dựng nhà nước pháp quyền như vấn đế
pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước... Bên cạnh đó, cũng có thể thấy với mỗi giai
đoạn khác nhau của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, yêu cầu và phương

hướng hoàn thiện sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Một số công trình nghiên


cứu đề cập đến vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền như: Về nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Nxb.Tư
pháp, 2000; Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp
quyền, TSKH.Lê Cảm-TS.Nguyễn Ngọc Chí, Nxb.Chính trị quốc gia, 2004; Quyền
con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
GS.TS.Trần Ngọc Đường, Nxb.Chính trị quốc gia, 2004; Mô hình tổ chức và hoạt
động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, GS.TSKH. Đào Trí Úc, Nxb.Tư
pháp, 2006; Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới, Nguyễn Văn Yểu- GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, Nxb.Chính trị quốc gia,
2006; Tư tưởng Đông, Tây về nhà nước và pháp luật-Những nhân tố nhà nước
pháp quyền, PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3/2002
Góp phần nghiên cứu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp chế trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam, TS. Trịnh Đức Thảo & ThS. Tào Thị Quyên, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2006…
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể cơ sở lý luận cũng như thực tiễn
20 năm xây dựng đất nước Việt Nam, từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là vô cùng cần thiết.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của Luận văn gồm có 3 chương được
bố cục như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
Chƣơng 1



CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN



VIỆT NAM

1.1. Tƣ tƣởng và học thuyết về nhà nƣớc pháp quyền qua các thời kỳ
1.1.1. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời cổ đại
Những ý niệm đầu tiên về nhà nước pháp quyền xuất hiện ngay từ thời kỳ
đầu tiên của nền văn minh nhân loại. Ngay từ thời cổ đại xa xưa, loài người đã bắt
đầu tìm kiếm những hình thức xã hội công bằng, tốt đẹp. Cùng với tiến trình phát
triển của lịch sử nhân loại, những ý niệm ban đầu này đã được các nhà tư tưởng
phát triển và hình thành nên tư tưởng về hình thức tổ chức quyền lực xã hội mà
trong đó pháp luật trở thành quy phạm bắt buộc đối với mọi người, là sức mạnh
mang tính nhà nước và quyền lực xã hội được pháp luật thừa nhận trở thành quyền
lực nhà nước. Những tư tưởng này được hình thành qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn
thứ nhất (thế kỷ VIII-V tr. CN) gắn sự hình thành của các Nhà nước và pháp luật.
Giai đoạn thứ hai (thế kỷ V-nửa đầu thế kỷ IV tr. CN) gắn liền sự phát triển cao
của các thể chế Nhà nước. Giai đoạn thứ ba (nửa sau thế kỷ IV - thế kỷ II tr. CN)
gắn liền với sự suy vong của Nhà nước thành bang Hy Lạp cổ đại. Có thể thấy
những tư tưởng này đã có mầm mống ở nhiều nơi trên thế giới, cả phương Đông
lẫn phương Tây.
 Ở phương Tây
Tư tưởng Nhà nước pháp quyền ở phương Tây cổ đại chủ yếu gắn liền với
sự phát triển của nền dân chủ Hy Lạp và La Mã, có phần sâu sắc hơn vì được dựa
trên cơ sở tư duy triết học. Các nhà tư tưởng chú ý tới tính tối cao của đạo luật và
sự tổ chức hợp lý của bộ máy nhà nước. Họ cho rằng pháp luật là pháp luật tự
nhiên, pháp luật xuất phát từ bản chất lý trí của con người và của thế giới xung
quanh con người, pháp luật của Nhà nước phải đáp ứng yêu cầu của luật tự nhiên
[29].



Trong thế kỷ thứ VI tr. CN, Xôlông (Solon, 638-559 tr. CN) khi chủ trương
cải cách triệt để Nhà nước thành bang Hy Lạp đã cho rằng, quyền lực cần đặt
ngang hàng với pháp luật và cả hai đều là phương tiện để đạt tới tự do và công
bằng. Xôlông xác định sẽ "giải phóng tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp
luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp luật".
Giữa thế kỷ này, Pitago (580-500 tr. CN) đòi phải thực hiện mệnh lệnh của
Nhà nước, tức là phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật phải được đặt cao hơn các
phong tục, tập quán truyền thống không thành văn.
Cuối thế kỷ VI - đầu thế kỷ V tr. CN, Hêracơlit (Heraclite, 530-470 tr. CN)
hết sức coi trọng pháp luật và quan niệm rằng, pháp luật là phương thức để thực
hiện cái phổ biến. Do đó, "nhân dân phải đấu tranh để bảo vệ pháp luật như bảo vệ
chốn nương thân của mình".
Thế kỷ V tr. CN, Hêrôđôt (Herodote, 480-425 tr. CN) khi so sánh ba chính
thể quân chủ, quý tộc và cộng hoà, đã gợi ý về một thể chế chính trị hỗn hợp giữa
các giá trị của ba loại chính thể trên. Ông khẳng định, quyền lực trong xã hội là
thuộc về dân, xã hội phải được quản lý theo nguyên tắc công bằng trước pháp luật.
Đemôcơrít (Democrite, 460-370 tr. CN) cho rằng Nhà nước và pháp luật là
sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài của con người nhằm liên kết với nhau thành
cộng đồng. Nhà nước là sự thể hiện quyền lực chung của công dân. Tự do của công
dân nằm trong sự tuân thủ pháp luật.
Cuối thế kỷ V tr. CN, khi nền dân chủ A-ten lâm vào khủng hoảng, Xôcơrat
(Socrate, 469, 399 tr. CN) cho rằng dân chủ không thể tồn tại được vì thiếu pháp
luật hay pháp luật bất lực thì công bằng và công lý sẽ bị vi phạm.
Cuối thế kỷ V đầu thế kỷ IV tr. CN, Platôn (Platon, 427 - 347 tr. CN) xác
định rằng, người cầm quyền phải gạt sang một bên ý chí cá nhân để tuân thủ và


nhân danh ý chí của pháp luật. Platôn nhìn thấy “sự sụp đổ nhanh chóng của Nhà

nước ở nơi nào mà pháp luật không được đề cao và nằm dưới quyền lực của một ai
đó. Còn ở nơi nào pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền
chỉ là nô lệ của pháp luật, thì tôi thấy ở đó có sự cứu thoát Nhà nước và những lợi
ích mà chỉ có Thượng đế mới có thể tặng cho các Nhà nước''.
Arixtot (384 - 322 TCN) - nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại cho rằng
pháp luật cần thống trị trên tất cả. Theo ông thì yếu tố cấu thành cơ bản của phẩm
chất chính trị trong luật pháp là sự phù hợp của tính đúng đắn về chính trị của nó
với tính pháp quyền; không thể có pháp luật nếu như việc cầm quyền không tuân
theo pháp luật, chà đạp lên pháp luật, mưu toan thống trị bằng bạo lực.
Pôlybi (Polybe, 201-120 tr. CN) là người La Mã đầu tiên nêu lên những tư
tưởng quan trọng về Nhà nước pháp quyền. Theo ông, ''không phải lý trí mà kinh
nghiệm đã dạy chúng ta rằng hình thức chính phủ hoàn hảo nhất là hình thức được
tạo nên từ ba chính thể quân chủ, quý tộc và cộng hoà". Trong đó cơ quan chấp
chính tối cao thuộc về vua, nguyên lão viện (nghị viện) thuộc về quý tộc và các cơ
quan dân biểu (hội đồng) thuộc về nhân dân (chủ nô). Phân bố và giám sát quyền
lực hợp lý, chặt chẽ là hai yếu tố cơ bản bảo đảm một Nhà nước vững mạnh và
phát triển quốc gia La Mã thành một đế quốc hùng mạnh.
Xixêrôn (Ceceron, 106 - 43 tr. CN) cho rằng, Nhà nước là ''một cộng đồng
pháp lý''. Nhà nước là của chung nhân dân và là trật tự chung. ''Nhân dân không
phải là một tập hợp bất kỳ, mà là một tập hợp liên kết với nhau bằng sự thoả thuận
về pháp luật và bằng tính cộng đồng của các lợi ích chung''. Nhà nước chỉ có ở nơi
nào không có bạo lực và chuyên quyền. Sự cần thiết của Nhà nước bắt nguồn từ
bản chất trốn chạy sự cô đơn và khao khát đời sống cộng đồng của con người.
Công bằng là mệnh lệnh từ lý trí của con người mà Nhà nước phải tuân theo. Pháp
luật là ''lẽ phải chính trực phù hợp với bản chất có trong tất cả mọi sinh vật''. Pháp


luật là công pháp giữ vai trò điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. ''Phục tùng pháp
luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người”. Xixêrôn đã xác định được pháp quyền tự
nhiên, nhưng pháp quyền đó vẫn còn ''treo lơ lửng trong không khí'' và chưa tìm

thấy điểm tựa trong hiện thực.
Như vậy có thể thấy, ngay từ thời cổ đại đã có những tư tưởng đề cao vấn đề
dân chủ như một hình thức Nhà nước. Theo đó, Nhà nước chỉ là sự thể hiện quyền
lợi chung của công dân và lấy việc phục vụ con người cá nhân và xã hội làm mục
đích. ý tưởng về sự kết hợp giữa Nhà nước và pháp luật là cách tốt nhất để khách
quan hoá Nhà nước, hạn chế ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền. Nhà nước tuân
theo pháp luật là tuân theo ý chí chung của xã hội. Xuất hiện yêu cầu về Nhà nước
pháp quyền nhằm bảo đảm sự phát triển của kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm sự tồn
tại của bản thân Nhà nước. Bên cạnh đó, quyền lực Nhà nước dù của vua, của quý
tộc hay của dân đều thông qua các cá nhân cầm quyền và có xu hướng bị lạm dụng.
Quyền lực Nhà nước luôn luôn cũng có xu hướng bành trướng và hạn chế quyền tự
do của con người. Để khắc phục tình trạng này cần phân biệt quyền lực Nhà nước
thành các quyền khác nhau theo chức năng, nhiệm vụ của nó. Cùng với tư tưởng
quản lý xã hội bằng pháp luật, tư tưởng phân chia, kiểm soát quyền lực trong một
Nhà nước đã phôi thai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện Đại hội Đảng, văn bản quy phạm pháp luật
1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,
Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1982.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987.


3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, 1991.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
7. Hiến pháp Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
8. Luật phòng, chống tham nhũng, Nxb. Chính trị quốc gia, 2006.
Đề tài khoa học, Luận án
9. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, Nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và pháp luật, Chương trình KX-02, 1993.
10. Lê Thanh Vân, Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động của Quốc hội Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ luật học, Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
Sách, tạp chí
11. Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991.
12. C.Mac và Ph.Angghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,
t.1.
13. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
14. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
15. Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1985.


16. Lốccơ: Tuyển tập triết học, M.1960, t.2.
17. C.Brinton- R.B.Christopher-R.L. Wolff: Văn minh phương Tây,
Nxb.Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1998.
18. Các cương lĩnh cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000.
19. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội”- Sách “Các cương lĩnh cách mạng của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam”- Lê
Văn Mậu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
20. PGS.TS. Bùi Xuân Đức, Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong
giai đoạn hiện nay, Nxb.Tư pháp, 2004.
21. PGS.TS. Trần Ngọc Đường, Quyền con người, quyền công dân trong

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004.
22. Đặng Văn Chiến, Cơ chế bảo hiến, Nxb. Tư pháp, 2005.
23. Nguyễn Văn Yểu - GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, Xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia,
2006.
24. Nguyễn Phú Trọng, Đảng cầm quyền: quan niệm và phương thức lãnh
đạo, Tạp chí Cộng sản, 8/1992.
25. Nguyễn Văn Yểu, Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa theo Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
số 1/2002.
26. Hoàng Thị Kim Quế, Tư tưởng Đông, Tây về Nhà nước và pháp luậtNhững nhân tố nhà nước pháp quyền, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 3 (3/2002).


27. Điều 1 và Điều 3 Chương VI Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ,
Công báo Chính phủ, số 7, 8/2002.
28. Võ Trí Hảo, Minh bạch hóa pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
1/2003.
29. GS, TS. Trần Ngọc Đường, Về việc nâng cao chất lượng của các dự án
luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2003.
30. Nguyễn Văn Yểu, Hoạt động lập pháp của Quốc hội: những yêu cầu đặt
ra trước thềm năm mới, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2005.
31. Ban công tác lập pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về đổi mới quy trình
xây dựng luật, pháp lệnh, 2004.



×