Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

34 tự do báo chí ở việt nam trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.83 KB, 26 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI


Tự do báo chí là một trong những vấn đề lý luận quan trọng đòi hỏi các
nhà nghiên cứu báo chí phải đào sâu tìm hiểu. Trong lịch sử lý luận báo chí,
nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu báo chí đã có những cơng trình nghiên
cứu về vấn đề này, tuy nhiên thực tiễn bối cảnh nền báo chí Việt Nam hiện
nay với những bước biến đổi lớn, đang đòi hỏi những nghiên cứu về lý luận
cập nhật hơn.
Trong bối cảnh hội nhập, là một nền báo chí ra đời muộn, báo chí Việt
Nam đối diện với nhiều thách thức. Thách thức hiện hữu là vấn đề thương mại
hóa báo chí; thách thức về đạo đức nhà báo do sự tác động của kinh tế thị
trường: Nhiều nhà báo vì lợi ích cá nhân mà vi phạm luật pháp, vi phạm đạo
đức nghề nghiệp và gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, danh dự của các cơ
quan báo chí. Trong bối cảnh này, chúng ta cũng cần nhìn nhận và khắc phục
một số hạn chế trong hoạt động báo chí để phấn đấu vì một nền báo chí tự do
vì lợi ích dân tộc, giai cấp. Hoạt động quản lý báo chí đã, đang và cần được
hồn thiện cả về hành lang pháp lý, tổ chức, bộ máy và cơ chế điều hành. Đó
là điều kiện quan trọng, khơng thể thiếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển
nhanh chóng của hệ thống báo chí đất nước. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy
một số vấn đề cịn bất cập hoặc chưa đáp ứng kịp yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.
Trong xã hội và nhất là trong hệ thống chính trị chưa có sự nhận thức thật sự
thống nhất về vai trò, chức năng xã hội của hệ thống báo chí nói riêng và hệ
thống truyền thơng đại chúng nói chung, sự cần thiết và yêu cầu, mức độ quản
lý hệ thống đó nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội.

2




CHƯƠNG I: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM "TỰ DO BÁO CHÍ"
Ngược dịng lịch sử, có thể thấy các học giả phương Tây đã sớm đưa ra
một sồ định nghĩa về tự do, hai cách hiểu về tự do phổ biến nhất của Locke và
Hegel. Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong
mn mà không gặp bất kỳ cản trớ nào (Locke). Đây là định nghĩa nguyên
thủy nhất về tự do và cũng từng được khá nhiều người tan đồng. Tuy nhiên,
định nghĩa này có những hạn chế nhất định, thể hiện ở chỗ nếu tự do chỉ thuần
túy là khả năng con người có the làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà
khơng gặp bất kỳ cản trở nào thì sẽ có rất nhiều người nhân danh tự do để
thỏa mãn những mong muốn hay tham vọng cá nhân của mình, phá hoại trật
tự xã hội, và do đó, làm phương hại đến sự phát triển của mỗi cá nhân cũng
như cả cộng đồng. Tự do là cái tất yếu được nhận thức (Hegel). Nhận thức
dược sự hạn chế của định nghĩa về tự do của Locke, Hegel dã xây dựng một
định nghĩa mới về tự do. Đó là, tự do là cái tất yếu được nhận thức. Câu hỏi
đặt ra là, vậy cái tất yếu là gì? Ở đây, cái tất yếu được hiểu là các quy luật tự
nhiên. Do vậy, có thể viết lại định nghĩa về tự do của Hegel như sau: tự do là
các quy luật tự nhiên được nhận thức. Hegel cho rằng con người càng nhận
thức một cách chính xác, rõ ràng và tồn diện về cái tất yếu bao nhiêu thi
càng có tự do bấy nhiêu. Định nghĩa này đã phát triển hơn một bước so với
định nghĩa của Locke, tức đã đưa tự do từ một trạng thái bản năng đến tự do
trong mối tương quan với cái tất yếu. Như vậy, ranh giới của trạng thái tự do
và trạng thái khơng có tự do chính là cột mốc nhận thức được cái tất yếu.
Nhận thức được cái tất yếu, con người sẽ không nhân danh tự do để thực hiện
những hành vi kìm hãm sự phát triển của bản thân anh ta và cả cộng đồng.
Chính lúc ấy, tự do sẽ là điều kiện tinh thần giúp con người tiếp cận với sự
phát triển thực thụ và tồn diện.
Tự do khơng phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi
nó gắn liền với con người như một cơng cụ để tồn tại, để sống và để phát

3


triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường
như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó
như một cơng nghệ phát triển. Thời kỳ Khai sáng ở Phương Tây đã đánh dấu
một bước ngoặt khơng chỉ trong lịch gừ mà cịn trong nhận thức của con
người. Các học giả của thời kỳ ấy không phải những người đầu tiên bàn về tự
do nhưng họ là những người eo công rất lớn trong việc xây dựng những nhận
thức mới về tự do và thức tỉnh nhân loại về các giá trị của nó. Phương Tây đã
đón nhận những đóng góp ấy và là những người đầu tiên được nếm vị ngọt
của tự do và hưởng thụ những thành quả của nó.
Báo chí là một lĩnh vực hoạt động ra đời muộn khi xã hội đã đạt đến
một trình độ phát triển nhất định về kinh tế - xã hội, về phương tiện kỹ thuật,
về ý thức, nhu cầu thơng tin.
Khái niệm "Tự do báo chí" hình thành và có ý nghĩa to lớn từ cuối thời
trung cổ ở phương Tây, là sản phẩm tiến bộ của giai cấp tư sản trong cuộc đấu
tranh chống lại xã hội phong kiến. Song về sau này, trong quá trình phát triển
của mình, tư sản đã sử dụng tự do báo chí như một chiêu bài kinh tế - chính
trị. CNTB xem báo chí là "quyền lực thứ tư" đứng sau quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Tự do báo chí là tự do vơ chính phủ, tự do tuyệt đối, cực đoan.
CNXH quan niệm, báo chí là quyền lực, nhưng không phải là thứ quyền lực
đứng trên mọi quyền lực, mà nó đứng sau các quyền lực nó hỗ trợ cho xã hội
phát triển theo hướng dân chủ. Tự do báo chí được hiểu khơng phải là một
mục đích mà là một phương tiện để đạt đến mục đích xây dựng một xã hội
tiến bộ.
Theo Bách Khoa tốn thư Việt Nam, Tự do Báo chí (TDBC) được định
nghĩa là: "Phạm trù lịch sử thể hiện ước vọng của con người phấn đấu giành
quyền thông tin và được thông tin, tự do trao đổi, giao tiếp, bày tỏ ý chí và
nguyện vọng của mình thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng. TDBC

là một quyền cơ bản của con người. Trong xã hội có các giai cấp đối kháng và
tồn tại những mâu thuẫn chính trị, kinh tế, văn hố... khơng thể có TDBC đầy
4


đủ. Người làm báo sử dụng TDBC, thông qua các phương tiện thơng tin, phục
vụ lợi ích của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội, thực hiện công bằng, dân chủ, nhân ái, bảo vệ tổ quốc và độc lập, hồ
bình, theo nguyên tắc tôn trọng sự thật, quyền lợi và phẩm giá con người.
Trong lịch sử, các thế lực thực dân, đế quốc đã và đang mưu đồ lợi dụng
TDBC để phục vụ lợi ích của họ, xâm phạm quyền và lợi ích của nhân dân. Ở
Việt Nam, quyền TDBC được ghi trong Hiến pháp, Luật báo chí và nhiều
luật, văn bản pháp quy khác".
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn "Cơ sở lý luận báo chí", khi tìm hiểu
khái niệm Tự do báo chí đã dựa trên những phân tích về tự do và tất yêu để
đưa ra khái niệm: Tự do báo chí là mục tiêu phấn đấu cua con người nhằm
giành cho mình quyền được thơng tin trao đơi, giao tiếp, thể hiện ý chí và
nguyện vọng của con người một cách công khai qua các phương tiện thông tin
đại chúng, không hề bi một sự lệ thuộc, hạn chế nào.
Theo đó, tự do báo chí là một quyền lợi chính đáng mà con người phải
được hưởng. Tự do báo chí, tự do ngơn luận, tự do sáng tác là quyền lợi
thiêng liêng của những người cầm bút. Song, tự do báo chí khơng phải là sự
tuỳ tiện, muốn viết gì thì viết, viết thế nào thì viết mà phải thực hiện trách
nhiệm trước xã hội, sự giác ngộ chính trị, quan điểm giai cấp chi phối hành vi
và hoạt động báo chí của người làm báo.
Năm 1787, tại nước Mỹ, Thomas Jefferson đã viết "Nếu toi buộc phải
quyết định xem chúng ta có cần mì chính phủ khơng có báo chí hay có nền
báo chí mà khơng cần chính phủ, tơi sẽ khơng ngần ngại lựa chọn giải pháp
thứ hai". Jefferson kiên quyết ủng hộ việc giam sát chặt chẽ của báo chí bởi
ơng nhận thấy rằng nếu khơng có tinh thần trách nhiệm và tự do tuyên truyền

tư tưởng, sức phát triển, sáng tạo của quốc gia sẽ bị kìm hãm và người dân sẽ
khơng được hưởng tự do. Câu nói nổi tiếng của ơng là: tự do của chúng ta phụ
thuộc vào tự do báo chí, và hạn chế tự do là đánh mất nó".

5


Thông tin là một quyền lực. Nếu một quốc gia muốn hưởng những lợi
thế về kinh tế và chính trị có được nhờ pháp quyền thì các thể chế phải mở
cứa cho người dân được theo dõi các vấn đề một cách sát sao. Nếu công nghệ
và khoa học muốn tiến bộ thì những ý tưởng đo cần phải được chia sẻ cơng
khai.
Và nếu chính phủ muốn được đánh giá cao nhờ tinh thần trách nhiệm
trước dân chúng thì các phương tiện thông tin đại chúng tự do và độc lập là
khơng thể thiếu đối với q trình đo. Đó là lý do Thomas Jefferson, người
soạn thảo chính cho bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, đã tha thiết đề nghị
Hiến pháp Hoa Kỳ cần phải đưa nội dung người dân có quyền tự do ngơn
luận, tự do báo chí và hội.
Đến nay, thể hiện quan điểm với thế giới, nước Mỹ vẫn cho rằng: Trong
một nền dân chủ, báo chí phải được hoạt động tự do khơng chịu sự kiểm sốt
của chính phủ. Các chính phủ dân chủ khơng có bộ thơng tin nhằm kiểm sốt
nội dung báo chí hoặc hoạt động của các phóng viên; khơng có những u cầu
địi các phóng viên phải bị nhà nước kiểm sốt, hoặc buộc phóng viên phải
tham gia các liên đồn do chính phủ kiểm sốt. Báo chí tự do thơng tin cho
công chúng, buộc các nhà lãnh đạo phải eo trách nhiệm và là một diễn đàn
tranh luận về các vấn đề của quốc gia và địa phương. Các nền dân chủ thúc
đẩy sự tồn tại của báo chí tự do. Một cơ quan tư pháp độc lập, xã hội dân sự
với pháp quyền, và tự do ngôn luận tất cả đều hỗ trợ cho báo chí tự do. Báo
chí tự do phải được bảo vệ về một luật pháp.
Ở các nền dân chủ, chính phủ phải chịu trách nhiệm về nhúng hành

động của mình. Bởi vậy, cơng dân phải được biết về những quyết định mà các
chính phủ đưa ra nhân danh họ. Báo chí thúc đẩy "quyền được biết" này, với
tư cách là cơ quan giám sát chính phủ, giúp cơng dân bắt chính phủ phải chịu
trách nhiệm và chất vấn các chính sách của chính phủ. Các chính phủ dân chủ
cho phép các phóng viên tiếp cận các hội nghị và các tài liệu cơng khai. Các
chính phủ khơng hạn chế trước những gì các nhà báo có thể nói hoặc viết.
6


Bản thân báo chí cũng phải hành động đáp lại. Thông qua các hiệp hội chuyên
môn, các hội đồng báo chí độc lập và "cơ quan giám sát", các nhà phê bình
trong ngành-những người tiếp thu khiếu nại của cơng chúng, báo chí phải có
phản hồi trước những khiếu nại về sự thái quá của mình và chịu trách nhiệm
nội bộ. Nền dân chủ địi hỏi cơng chúng phải chọn lựa và đưa ra quyết định.
Để công chúng tin tưởng giới báo chí, các phóng viên phải đưa tin đúng dựa
trên các nguồn và thông tin đáng tin cậy. Hành động ăn cắp tin và đưa tin sai
sự thật sẽ làm phản tác dụng báo chí tự do. Các cơ quan báo chí phải thành
lập ban biên tập riêng, khơng chịu sự kiểm sốt của chính phủ, để tách riêng
việc thu thập thơng tin và phân tích thơng tin khỏi các q trình biên tập. Các
phóng viên khơng nên bị cuốn theo công luận, mà phải theo đuổi sự thật ở
mức đúng nhất có thể. Một nền dân chủ cho phép báo chí thu thập và dưa tin
mà khơng phải sợ hãi hay có sự ưu đãi của chính phủ. Các nền dân chủ thúc
đẩy một cuộc chiến không bao giờ kết thúc giữa hai quyền: Nghĩa vụ bảo vệ
an ninh Báo chí tự do khơng phải lúc nào cũng hoạt động chuyên nghiệp, và
cũng có thể có những hậu quả ngồi mong muốn khi mở cửa truyền thơng.
Nhưng các phương tiện truyền thông đưa nhiều tin và các cuộc bàn thảo trong
địa phương càng khách quan bao nhiêu thi công chúng càng đánh giá họ cao
bấy nhiêu. Thông tin tại cơ sở như vậy chính là cội nguồn của nền dân chủ.
Người dân được giác ngộ tốt hơn và có trách nhiệm hơn với chính cuộc sống
của mình.

Các phương tiện truyền thơng cũng có thể đóng vai trị là chiếc van an
toàn nhờ việc tạo ra một diễn đàn để người dân có thể nói lên tiếng nói rất
khác nhau của mình. Khả năng phát đi và nêu những quan điểm khác nhau
trong xã hội có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với những gì mà chúng ta có
thể tưởng tượng. Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) mang tên Tham vấn
với Người Nghèo đã tìm hiểu 20.000 người nghèo ở 23 quốc gia và phát hiện
ra rằng điều "phân biệt rõ nhất giữa người nghèo và người giàu là thiếu tiếng
nói. Tức là họ khơng có khả năng được đại diện. Không chuyên tải tới những
7


người có trách nhiệm những suy nghĩ của họ Khơng có gì để soi sáng tình
trạng bất bình đẳng của mình. Những người được phóng vấn mặc dù khơng có
bằng tiến sỹ nhưng họ lại hiểu rõ về tình trạng nghèo đói, và điều đầu tiên họ
nói tới lui khơng phải là tiền bạc. Đó là tình trạng thiếu tiếng nói, mất khả
năng nói lên suy nghĩ của mình".
Một ngành truyền thơng năng động, có các tờ báo, đài phát thanh,
truyền hình và các trang web độc lập cạnh tranh với nhau, sẽ cho phép người
dân cất lên những tiếng nói như vậy. Những phương tiện truyền thơng nêu
trên có thể hướng dư luận tập trung vào các vấn đề, khuyến khích người dân
và các quan chức chính phủ giải quyết những vấn đề đó, và giúp ngay cả
những người cùng cực có được những thơng tin thật. Tất cả mọi người đều có
lợi nếu người nghèo có cơ hội cải thiện eu9c sống của họ, được hưởng quyền
tự do ngơn luận, tự do báo chí và quyền được tự do hội họp trong những xã
hội dân chủ.
Trong một khảo sát do Trung tâm nghiên cứu về Diều bổ sung sửa đổi
đầu tiên của Diễn đàn tự do thực hiện năm 2002 cho hay 42% những người
được hỏi ý kiến nghị rằng báo chí có "q nhiều tự do. Điều này có chuẩn xác
hay khơng là vấn đề của dư luận, nhưng không thể chối cãi rằng luật của Hoa
Kỳ rộng rãi trong việc bảo vệ các quyền của truyền thơng đại chúng, làm cho

báo chí, ít ra là trên giấy báo, trở thành tố đo nhất trên thế giới.
Nhưng những quyền này từ đâu ra? Chúng đã phát triển và mở rộng
như thế nào? Tương lai cho tự do báo chí ở Hoa Kỳ sẽ như thế nào? Khơng dễ
dàng gì để sống với một nền báo chí tự do. Thế có nghĩa là ngày nào cũng có
thể bị thách thức, bị quấy nhiễu, bị gây phiền phức, bị cản trở, bị chọc tức. Và
có những ngày người Mỹ khơng cịn tin chắc rằng những nhà lập quốc 200
năm trước đã quyết định đúng đắn khi họ thực hiện một nền báo chí tự do.
Bởi lẽ cái gọi là tự do báo chí ở phương Tây đã có những trá hình của nó, nạp
đằng sau báo chí là các thế lực kinh tế - chính trị chi phối quyền lực thơng tin.
Và báo chí với chiêu bài tự do cho phép mình can thiệp sâu sắc và gây phiền
tối cho đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong những xã hội văn minh.
8


CHƯƠNG II: CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO BÁO CHÍ
1. Quan điểm về báo chí Tự do của Mác - Lênin
Báo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đo ớ đâu có
báo chí ớ đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do - đó là bản chất
dũng cảm, có tý tính có đạo đức của tự do. (l) (Các Mác)
C. Mác vừa là nhà triết học, vừa là nhà báo. Tư tưởng triết học của ơng
được hình thành gắn chặt với hoạt động báo chí. Một hệ thống quan điểm về
tự do báo chí của Mác đã hình thành trong quá trình hoạt động này và cho đến
nay vẫn cịn ngun nhũng giá trị của nó. Ơng nói về thiên chức (chức năng,
nghĩa vụ) báo chí với một giọng văn hùng tráng đầy hình tượng: "Báo chí tự
do - đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân: tà hiện thân sự tin cậy
của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền
các cá nhân với nhà nước, với tồn thế giới, nó là hiện thân nền văn hóa đang
đến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa
hình thức vật chất thơ bạo của cuộc đấu tranh đó... Báo chí Tư do là Tồn
diện, nơi nào cũng có mặt cái gì cũng biết. Báo chí tự do tà cái thế giới ý

tưởng khơng ngùng trào ra tù thực tế hiện thực lại chảy trở về hiện thực như
một dịng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi
dào" (3)
Mặc cho rằng báo chí tự do phải có luật báo chí bảo đảm. "Luật báo chí
là luật thật sự bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại khắng đinh của tự do. Nó coi tự do
là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí tồn tại của tự do. Vì thế, luật
này chỉ xung đột với những tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ
đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình?" (6).ơng không phủ nhận sự kiểm
duyệt.
Nhưng cho rằng "kiểm duyệt chân chính bắt rễ từ chính bản chất của tự
do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản
sinh ra từ bản thân mìnhl! Cịn khiêm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc
9


quyền của chính phủ (7). Ơng nói một cách gay gắt: Khi sự phê bình tác đơng
khơng phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính mà bằng cái kéo cùn của sự tùy
tiện, khi sự phê bình coi vực dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ - khi
đó lẽ nào sự phê bình là khơng mấy tính chất hợp lý của mình (7).
Mác cũng đề cập dấn mối quan hệ của báo chí với nhà cầm quyền.
"Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có làm
năng như nhau đê phê bình những nguyên tắc và yêu cần cua nhau nhưng
công phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà trên cơ sở ngang
quyền với nhau, với tư cách là những công dân cua nhà nước - không phải với
tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là sức mạnh của trí tuệ, với
tư cách là những người thể hiện những quan điểm hợp lý"(8)
V.I Lênin cũng chỉ ra rằng: "Trong xã hội tư sản, "tự do báo chí" tức là
tự do cho bọn giàu có". Trong lịch sứ của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, V I Lênin đã thẳng thắn: mọi cá nhân có quyền tự do viết và nói tất cả
những điều họ muốn. Nhưng mỗi đoàn thê tự do cũng được tự do đuổi những

phần tử lơi dụng chiêu bài Đáng để tuyên truyền quan điểm chống Đảng. Tự
do ngon luận và xuất bản phải đầy đủ..."
Theo đó, những người theo quan điểm Mác - Lênin nhiệt thành đấu
tranh cho một nền tự do báo chí, tự do ngơn luận, cho sự bình đẳng trên cơng
luận, tự do bình đẳng vì lợi ích của nhân dân, khơng bao giờ ảo tưởng về thứ
tự do tuyệt dối, tự do báo chí theo kiểu tư sản, giả dối và trá hình.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điềm của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về Tự do báo chí
Năm 1919, tại Hội nghị Versailles, Nguyên Ái Quốc đã phát cho các
đại biểu dự Hội nghị "Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam gửi đến Hội nghị
Versailles". "Bản yêu sách" này bao gồm 8 điểm rất ơn hịa, u cầu Chính
phủ Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản tối thiểu cho nhân dân
Việt Nam. Trong đó điểm thứ 3 là yêu cầu về tự do báo chí và tự do tư tưởng.
Nhìn lại Bản u sách 8 điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị
10


Versailles năm 1919, chúng ta thấy rằng tư tưởng của Bác Hồ về một thể chế
tôn trọng những quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho người dân được hình
thành từ rất sớm. Khi đó Bác Hồ mới 29 tuổi, và mới sang Pháp được 8 năm.
Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, tại bến Nhà Rồng, Sài Gòn, và chỉ
đến năm 1941 mới trở về nước, để lãnh đạo Đảng, nhân dân đấu tranh giành
chính quyền. Bởi vậy Bác là người hiểu rất rõ những hạn chế, xấu xa của chế
độ tư bản, thực dân, nhưng đồng thời Bác cũng hiểu được rất rõ các giá trị của
nền văn minh phương Tây của chế độ tự do, dân chủ phương Tây. Chính bởi
vậy, vào năm 1946, khi Bác Hồ chỉ đạo soạn thảo băn Hiến pháp đầu tiên năm
1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bản Hiến pháp 1946 đó chứa
đựng rất nhiều giá trị tiến bộ của nền dân chủ phương Tây. Bác Hồ đã lãnh
đạo Dàng và nhân dân Việt Nam đánh đuổi thực dân, nhưng những giá trị của
nền văn minh phương Tây, thì cần phải khiêm tốn học hỏi. Đó chính là tình

biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều 10 của Hiến pháp 1946 qui
định: "Công dân Việt Nam có quyền: - Tự do ngơn luận. - Tự do xuất bản. Tự do tổ chức và hội họp. - Tự do tín ngưỡng. - Tự do cư trú, di lại trong
nước và ra nước ngoài". Nội dung của điều 10 này rất giống một phần nội
dung 8 điểm mà Bác Hồ đã gửi Hội nghị Versailles cách năm 1946 đó 27
năm.
Luận điểm báo chí mà Nguyễn Ái Quốc khẳng định trong suốt thời kỳ
lịch sử lâu dài dưới chế độ thực dân phong kiến là đấu tranh cho quyền tự do
báo chí. Với Nguyễn Ái Quốc, đấu tranh cho tự do báo chí về thực chất ln
gắn bó với đấu tranh cho khuynh hướng chính trị, bởi Nguyễn Ái Quốc nhận
thức được rằng làm báo chi là làm chính trị - báo chí là sản phẩm của khuynh
hướng chính trị, nhất định. Trước sự đàn áp của thực dân Pháp, Nguyễn Ái
Quốc đã nêu lên nghịch lý đến nỗi khó tin dược "Giữa thế kỷ XX này ở một
đất nước có đến 20 triệu dân mà khơng có lấy một tờ báo ! Các bạn có thể
tưởng tượng được thế nào khơng? Khơng có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ
của chúng tôi".
11


Một tờ báo mà không đề cập đến vấn đề chính trị và những Ghuyện
thiết thân đến cuộc sống của người dân thì thủ tiêu chức năng của mình. Xu
hướng chính trị của tờ báo, nói như Lênin "Một tờ báo mà khơng có xu hướng
chính trị là điều lố lăng phi lý, chướng tai, gai mắt và có hại". Nguyễn Ái
Quốc phê phán tình trạng mất tự do của báo chí dưới chế độ thực dân Pháp
nhưng đồng thời cũng nêu lên chức năng của báo chí. Báo chí phải thực hiện
chức nẫng phê phán, phê phán chế độ chính trị bạo tàn và khuynh hướng nơ
dịch hóa của thực dân, phê pháp bình diện rộng lớn nhiều vấn đề kinh tế và từ
đó vạch trần những hành vi chính trị của giai cấp thống trị, bọn quan lại da
trắng và những kẻ đồng mưu.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính khuynh hướng chính trị của báo
chí cũng là luận điểm cơ bản để lý giải vấn đề "tự do báo chí" mà phương Tây

rêu rao. Báo chí là cơng cụ, là sản phẩm chính trị của một giai cấp nhất định,
do đó khơng có chuyện "tự do báo chí" chung chung. Báo chí (dù là tờ báo
mang đậm chất giải trí, chuyên về một lĩnh vực nào đó...) cũng do một tầng
lớp, một tập đồn, thậm em một nhóm người... thực hiện - Tất cả cũng đều
phục vụ lợi ích của những người nắm giữ tờ báo. Đó chính là sự chi phối bởi
tính khuynh hướng, vấn đề tự đo báo chí, do đó khơng thể tách rời quyền lực
chính trị, quyền lực kinh tế của một giai cấp, chế độ chính trị. Tiếp thu quan
điểm này, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phát biểu "Tự do báo chí của
chúng ta chính là tự do phục vụ lợi ích, vì hạnh phúc của nhân dân, vì chế độ
XHCN".
Sau khi nhà nước non trẻ của chúng ta vừa ra đời, ngày 29-3-1946, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đó ký sắc lệnh số 41 quy định về chế độ báo chí nhằm bảo
đảm quyền được thơng tin cho mọi người dân Việt Nam sống trong độc lập tự
do.
Nhưng ngay sau đó, chúng ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến 9
năm trường kỳ gian khổ để dấn năm 1954 mới giành được một nửa nước là
miền Bắc xã hội chủ nghĩa, còn một nứa miền Nam vốn sống dưới chế độ
12


Mỹ-ngụy phản động. Thời kỳ này thông tin báo chi ở hai miền hoàn toàn khác
nhau. Miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất nhưng đã vấp phải một số sai
lầm. Một số tờ báo và cá nhân dã lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc sự thật,
khoét sâu những sự việc nhỏ thành to, gieo rắc sự hoài nghi, bi quan đối với
chế độ, với Đảng và nhân dân, gây chia rẽ nội bộ... Ở miền Nam, báo chí phân
động ra sức tuyên truyền phá hoại Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, phá hoại công cuộc
thống nhất đất nước. Những tiếng nói chân chính của người dân khơng được
tơn trọng, ln bị ngăn cấm, bắt bớ, đàn áp...
Trước tình hình đó, ở miền Bắc, theo đề nghị của Bộ Nội vụ, Bộ Tư
pháp, theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, sau khi được Ban thường trực

Quốc hội thoả thuận, ngày 14-12-1956, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 282/SL về báo chí chiểu sắc lệnh số 41 năm
1946, nhằm hoàn thiện hơn những quy định về báo chí trong tình hình mới
giai đoạn này. Sắc lệnh gồm 3 chương 19 điều, quy định cụ thể về tính chất
nghĩa vụ của báo chí; quy định về quyền lợi và hoạt động của báo chí và các
điều khoản thi Ngay mở đầu của sắc lệnh, điều 1 đã nêu rõ: Sắc lệnh này
nhằm bảo đảm quyền tục do ngon luận của nhân dân trên báo chí và ngăn cấm
những kẻ lợi dụng quyền ấy làm phương hại đến cơng cuộc đấu tranh cho hịa
bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà ".
Như vậy, báo chi thời kỳ này bất kỳ là của cơ quan chính quyền, đảng
phái chính trị, đồn thể nhân dân hoặc của tư nhân cũng đều là công cụ đấu
tranh của nhân dân, phải phục vụ quyền lợi của Tổ quốc, bảo vệ chế độ dân
chủ nhân dân, ủng hộ Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa. Báo chí có
nghĩa vụ tun truyền giáo dục cơng chúng, thực hiện tốt mọi đường lối,
chính sách của nhà nước; đấu tranh chống mọi âm mưu, hành động và luận
điệu phá hoại công cuộc xây dựng miền Bắc vững mạnh, công cuộc đấu tranh
thống nhất Tổ quốc, phá hoại hoa binh, đoàn kết và hữu nghị với bạn bè quốc
tế.

13


Về quyền lợi và hoạt động của báo chí, sắc lệnh ghi rõ quyền tự do
ngôn luận của nhân dân, của tất cả báo chí được bảo đảm; khơng phải kiểm
duyệt trước khi in. Báo chí có thể phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân
đối với cơ quan Nhà nước, đoàn thể. Quyền lợi của các nhà báo chuyên
nghiệp được Chính phủ quy định.
Về điều kiện hoạt động của báo chí: Tờ báo phải có chủ nhiệm hoặc
chủ bút chịu trách nhiệm. Tơn chỉ mục đích của tờ báo phải rõ ràng. Không
tuyên truyền chống pháp luật của nhà nước, chia rẽ dân tộc; không tuyên

truyền chiến tranh, tiết lộ bí mật quốc gia; khơng tun truyền dâm ô, trụy lạc,
đồi bại. Báo nào đăng bài vu khống, xúc phạm dấn danh dự của một tổ chức
hay cá nhân, thì đương sự có quyền u cầu báo ấy cải chính...
Về điều khoản thi hành, tờ báo nào vi phạm điều 8 về xin phép xuất
bản, điều 9 hoặc điều 12 về vi phạm pháp luật; điều 10 về xâm phạm danh dự
hoặc quyền lợi của người khác tập thể khác... đều bị trừng phạt, từ phạt tiền
đến tịch thu ấn phẩm. Chủ nhiệm, hoặc chủ bút cùng với tác giả chịu trách
nhiệm với bài viết của mình.
Điều khoản chung đề ra thật rõ ràng. Nó áp dụng cho tất cả các ấn
phẩm có tính chất báo chí, tập san viết bằng tiếng Việt; hoặc bằng tiếng nước
ngoài, kể cả họa báo, xuất bản đều kỳ và không đều kỳ; ra từng tờ hoặc đóng
thành từng tập, từng quyển, in bằng máy, bằng rô-nê-ô, in đá, in thạch, bán
hoặc phát không, lưu hành trong nhân dân hoặc từng ngành, từng tổ chức...
Thủ tướng Chính phủ quy định những chi tiết thi hành sắc lệnh này.
Thật đầy đủ và minh bạch. Sắc lệnh thể hiện sự tiến bộ về quyền tự đo ngơn
luận của cơng dân trên báo chí trong một đất nước mà tất cả mọi người đang
ra sức phấn đấu cho công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu
tranh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà.

14


CHƯƠNG III: TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI
KỲ ĐỔI MỚI
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đặc biệt từ khi
nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, báo chí Việt Nam đã có bước phát triển
nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Báo chí nước ta đã là món ăn tinh
thần khơng thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân; thực sự đến với nhiều
đối tượng trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí là
tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đồn thể chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp,

tiếng nói của nhân dân, đồng thời là bầu bạn tin cậy của các tầng lớp nhân
dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thơng tin của đơng đảo cán bộ,
nhân dân.
Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật
khơng cấm. Pháp luật chi cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, kích
dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đây là điều
cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thê giới, mong muốn xây dựng một
xã hội hòa bình, ổn định, vì hạnh phúc của nhân dân. Báo chí Việt Nam đã
tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, phát hiện
những việc làm trái với pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Báo chí
tham gia xây dựng đời sống mới, đấu tranh với những hủ tục, những tệ nạn xã
hội. Báo chí ngày càng tham gia rộng rãi vào việc xây dựng Đảng, chính
quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.
Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, Đảng ta đã
coi báo chí là cơng cụ giám sát các hoạt động của tổ chức Đảng và cơ quan
nhà nước, phát hiện và phê phán cán bộ, đảng viên thối hóa biến chất, có
biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu. Có thể noi, báo chí và hoạt động
báo chí ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập
dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là nội dung cốt lõi của tự do
báo chí ở nước ta. Luật Báo chí Viết Nam khẳng định báo chí khơng chi là cơ
15


quan của Đảng, Nhà nước, đồn thể chính trị và tổ chức xã hội, nghề
nghiệp,... mà còn là diễn đàn tin cậy của người dân. Nhân dân có quyền bày tỏ
ý kiến của mình qua các phương tiện báo chí. Hàng triệu bài, tin gửi cho các
báo về nhiều chủ đề liên quan đến các mặt thiết thực của đời sống nhân dân;
thông qua chuyên mục ý kiến bạn đọc", nhiều ý kiến rất phong phú của các
tầng lớp nhân dân được phản ánh trên nhiều tờ báo, là sự thể hiện sinh động
quyền tự do ngôn luận của mỗi người dân.

Luật Báo chí của Việt Nam ghi rõ hai điều rất quan trọng:
Điều 4: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trên báo chí của
cơng dân. Cơng dân có quyền:
1- Được thơng tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế
giới;
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin,
bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà khơng chịu sự kiểm duyệt của tổ
chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin;
3 - Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới;
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối
với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên
của các tổ chức đó
Điều 5: Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngơn luận trên báo chí của cơng dân.
Cơ quan báo chí có trách nhiệm:
1) Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp
không đăng, phát song phải trả lời và nói rõ lý do;
2) Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc
trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.

16


Thực tế quăn lý hoạt động báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam đã thể
hiện tự do báo chí của Việt Nam. Trong một xã hội dân chủ, tự do của người
này không thể làm mất tự do của người khác. Những hành động liên kết với
nhau để vụ lợi, trái với quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí, đều bị xử lý, dù
người đó đang giữ trọng trách cao trong cơ quan của Đảng, Nhà nước. Những

tờ báo hoạt động xâm hại tơn chỉ, mục đích, gây tác động xấu đối với xã hội
đều bị xử phạt theo các quy định của pháp luật.
Để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí của các nhà báo, Nhà nước
Việt Nam đã lập ra các trường đại học báo chí, đào tạo nhà báo với trình độ
đại học và cao học. Hàng năm có hàng trăm nhà báo ra trường, có trình độ
chun mơn, nghiệp vụ cao, có năng lực và ý thức trách nhiệm xã hội. Các
trường đào tạo nhà báo ở Viết Nam dã có sự hợp tác, liên kết với các trường
đại học báo chí của Pháp và một số nước phương Tây để bồi dưỡng, trao đổi
kinh nghiệm làm báo. Việt Nam đã cử hàng trăm nhà báo đi bồi dưỡng nghiệp
vụ báo chí tại các trường đại học ở Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nga...
Báo chí Việt Nam khơng đong cửa, biệt lập với thế giới, mà luôn luôn
mở rộng quan hệ với các đồng nghiệp ở nhiều nước. Để bảo vệ quyền lợi của
các nhà báo, giúp nhau bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Việt Nam đã có Hội Nhà
báo tồn quốc và các hội địa phương, thu hút hơn 13.000 nhà báo là hội viên.
Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Hội Nhà báo quốc tế (OIJ) và Liên
đoàn Báo chí ASEAN (Cao trong nhiều năm qua, tham gia tích cực và đóng
góp xứng đang vào sự phát triển của báo chí khu vực và thế giới, vì mục tiêu
hịa bình, ổn định, tiến bộ và thịnh vượng.
Những người làm báo Việt Nam đã và đang phấn đấu vì sự nghiệp độc
lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Những tờ báo hiện nay của các
cơ quan Dạng, nhà nước, đồn thể chính trị, xã hội, tổ chức nghề nghiệp đã
phản ánh đầy đủ những ý kiến, nguyện vọng chính đang của các tầng lớp
nhân dân.

17


Thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn của chân lý. Nhận thức đúng xu thế
tiến lên của dân tộc, trong đó có hoạt động rất sơi động và hiệu quả của báo
chí cách mạng Việt Nam, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn về Việt Nam trong

tiến trình đổi mới.
Tự do báo chí gắn liền với tính khuynh hướng chính trị của báo chí.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng sự quản lý của Nhà nước, báo
chí cách mạng nước ta đã có bước phát triển vượt bậc với các loại hình báo
chí: Báo viết (báo in), báo hình (truyền hình), báo nói (phát thanh), báo điện
tử. Báo chí hoạt động trong thời đại bùng nổ thông tin, thông tin đã trở thành
lực lượng sản xuất của cải vật chất trực tiếp, trong đó báo chí đóng vai trị là
kênh thơng tin quan trọng, đã thật sự trở thành săn phẩm chính trị đặc biệt xó
tính chất hàng hóa và trong chừng mực nào đó báo chí tỏ ra quyền lực chính
trị của mình.
Trong bối cảnh đó, hoạt động trong cơ chế thị trường báo chí ngày càng
cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh trong thông tin theo nghĩa lành mạnh và cạnh
tranh trong giành giật người đọc, người nghe theo nghĩa vì lợi nhuận. Vì vậy,
bài học về tính khuynh hướng chính trị của báo chí càng phải thấm nhuần và
vận dụng nhằm đảm bảo tính định hướng chính trị của hoạt động báo chí. Dù
tờ báo thuộc cơ quan, tổ chức nào, nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ
đối với người xem - người nghe là ai cũng phải co chính kiến, có định hướng
rõ ràng. Đó chính là sự cụ thể hóa tính khuynh hướng chính trị và tất nhiên
khuynh hướng ấy khơng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Trong mối
quan hệ đan xen ấy, vấn đề bản lĩnh chính trị để xừ lý thông tin không chỉ là
sự vững vàng, nhất quán về lập trường, quan điểm về các quan điểm của
Dịng đối với hoạt động báo chí mà cịn là một thử thách mang tính cọ xát
trước mỗi sự việc - sự kiện - vấn đề, mỗi tình huống trong quá trình tác
nghiệp của những người làm báo.
Vấn đề đặt ra chính là lợi ích của người xử lý thơng tin, cơ quan báo
chí trong lợi ích chung của nhân dân, của dết nước.
18


Từ khi thực hiện đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi

xướng và lãnh đạo, báo chí đã được nhiều thành tựu quan trọng. Báo chí
khơng những phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, báo chí cịn khơi
dậy khơng khí dân chủ thật sự trong đời sống xã hội. Trong sự phát triển
chung đó, báo chí cũng mắc phải những sai phạm đáng tiếc mà nguyên nhân
chính là người làm báo bị chi phối bởi lợi ích cá nhân, bng lỏng tính
khuynh hướng chính trị của tờ báo.
Chúng ta thật sự đau xót khi có cả người đứng đầu cơ quan báo chí,
những nhà báo tên tuổi bị sa ngã, bị pháp luật trừng trị, bị dư luận nguyền
rửa... qua những vụ án như vụ Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ Mai Văn
Huy, vụ điện kế điện tử ở Thành phố Hồ Chí Minh, vụ Đề án 1 12 gây thất
thốt, lãng phí hàng trăm tỷ đồng, vụ hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và
Nguyễn Văn Hải vừa đưa ra xét xử tháng trước... Từ thực tế đó, tính khuynh
hướng chính trị của báo chí là vấn đề vừa có tính lý luận sâu sắc, vừa có tính
thực tiễn đối với cơ quan báo chí và người làm báo hiện nay.
Tú do báo chí là hoạt động dược xã hội coi trọng. Tuy nhiên khơng có
một tự do nào là tự do vơ hạn định. Những năm gần đây, Đăng, Nhà nước ta
đã và đang cố gắng tạo điều kiện cho việc thực hiện tự do báo chí. Luật Báo
chí cũng dã quy định rõ, báo chí ở nước ta khơng bị kiểm duyệt trước khi phát
hành, phát sóng. Do là một sự thể hiện rất lớn của tự do báo chí. Nhà báo
được quyền tự do hành nghề trong khuôn khổ pháp luật và không ai được cản
trở nhà báo hoạt động đúng pháp luật.
Cách đây không lâu, một vị Bộ trưởng trả lời báo chí đã nói: "Tự do
báo chí, cũng như trong tham gia giao thông, con người sẽ an toàn và tự do
nếu họ đi đúng lề đường bên phải". Quan điểm của ông là: "Muốn phát huy
được sức mạnh truyền thơng của báo chí, cần phải có tự do. Tuy nhiên, tự do
không đồng nghĩa với việc vô chính phủ. Bất cứ sự tự do nào cũng cần phải
có giới hạn.

19



Chính vì thế mới cần phải co vai trị quản lý của nhà nước. Tự do báo
chí cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Nếu tự do báo chí gây chia rẽ sự đồn
kết, làm tổn hại đến uy tín, danh dự, thương hiệu quốc gia, sự tự do ấy cần
phải được kiểm sốt, nhắc nhở, thậm chí nếu vi phạm cần phải có các chế tài
xử lý nghiêm túc, đúng đắn và kịp thời". Tự do "là đi đúng lề đường bên phải"
- một phát biểu ít nhiều gây tranh cãi, làm cho nhiều người hoài nghi về tự do
báo chí thực chất.
Trả lời cho chất vấn này, ơng nói: "Đã có nhiều người hỏi tơi về tự do
báo chí, trong đó có khơng ít nhà báo đã đề cập nhưng rất tiếc là họ đã diễn
đạt khơng chính xác những điều mà tơi muốn nói. Cái tự do mà tơi muốn nói
là lợi ích của đất nước, của cộng đồng. Nếu đi ngược lại với lợi ích ấy thì ở
bất cứ nước nào cũng khơng có tự do. Nói tóm lại, chúng ta hiểu tự do báo
chí, cũng như trong tham gia giao thông, con người sẽ an toàn và tự do nếu họ
đi đúng lề đường bên phải."
Có thể hiểu, tự do báo chí là tn thủ Luật, tự do báo chí ln nằm
trong các yếu tố thời đại và cả những yếu tố quốc gia, dân tộc, văn hóa, địa
chính trị, kinh tế....Tự do báo chí khơng nằm ngồi lợi ích dân tộc và tự do
báo chí phải tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Từ những gì đang diễn ra trong cái gọi là nền tự do báo chí phương
Tây, người ta càng nhận rõ tính chất phi lý của những cái gọi là bản tổng kết,
bản báo cáo, đôi khi cả nghị quyết hằng năm được phát đi từ Washington bình
phẩm, lên án, tính điểm việc này, việc nọ ở các quốc gia trên khắp các lục địa,
trong đó có Việt Nam, khi thì về "nhân quyền", khi thì về "tự do tơn giáo", dự
do báo chí", tự do ngơn luận... Mấy năm gần đây, lời lẽ của họ cũng có cung
bậc cao thấp khác nhau, bởi vì họ khơng thể phủ nhận được thực tế ở Việt
Nam quyền con người chẳng những được Hiến pháp, pháp luật khẳng định,
bảo vệ mà còn được thực thi ngày càng tốt hơn trên thực tế. Tuy nhiên, những
kẻ ăn theo, tiếp tục la lối về cái gọi là tự do ngôn luận, tự do báo chi, địi hỏi
chỉ có tư nhân hóa báo chí mới có báo chí tự do. Thật ra, đó là những người

20


cố tình khơng hiểu gì về những phát triển vượt bậc của báo chí Việt Nam mà
bất cứ ai quan tâm hoặc đã đến Việt Nam đều thừa nhận. Không chỉ là sự phát
triển về số lượng, về kỹ thuật mà quan trọng hơn là những tiến bộ không
ngừng về nội dung, chất lượng, về đội ngũ những người làm báo, về sự đóng
góp to lớn của họ trong tổng hợp tiếng nói từ thực tiễn, của mọi tầng lớp nhân
dân đề xuất và hồn thiện chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, cải cách
tư pháp, phục vụ sự nghiệp đổi mới, phục vụ chính sách đối ngoại và gần nhất
chính là đường lối phát huy sức mạnh của khối đại đồn kết tồn dân tộc,
chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo... Mỗi đất nước đều có pháp luật
riêng, mỗi cơ quan báo chí đều có truyền thống, văn hóa, quy chế của riêng
mình.

21


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, tự do báo chí ở mỗi quốc gia
trong đó có Việt Nam cũng có những vận động riêng. Q trình tồn cầu hóa
kinh tế kéo theo nó sự biến đổi trên mọi lĩnh vực chính trị - xã hội. Ở Việt
Nam, sau gần hai mươi năm đổi mới và hội nhập quốc tế báo chí đã có bước
phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Thơng tin trên báo chí ngày càng phong
phú, chất lượng được nâng cao. Báo chí đã góp phần tích cực vào việc giáo
dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tuyên truyền quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổng kết thực tiễn; phát hiện, phản
ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân; đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và sự suy thoái đạo đức; động viên phong trào thi đua yêu
nước, biểu dương các nhân tố mới...

Khi Đảng ta thực hiện chính sách đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội
ngày càng phát triển theo hướng cải thiện, mở rộng dân chủ, giao lưu quốc tê
ngày càng tăng cường, hội nhập toàn diện. Mặt khác, những yếu tố từ bên
ngoài tác động ngày càng nhiều vào xã hội nước ta, trong đó có những sức ép,
sự can thiệp, thúc đẩy về tự do báo chí, sự kích động về dân chủ, nhân
quyền... Sự không thống nhất trong nhận thức về vấn đề này ảnh hưởng đến
các khâu trong q trình quản lý báo chí từ hoạch định chính sách, chế độ,
việc tổ chức hệ thống, hình thành cơ chế làm việc, đến việc thực thi các biện
pháp, vận hành các loại công cụ quản lý. Mức độ cụ thể hóa trong hệ thống
luật định về báo chí chưa đủ dế giải quyết nhiều tình huống đặt ra trong thực
tê hoạt động báo chí, nhất là đối với những vấn đề như: văn hóa, đạo đức,
quan hệ xã hội... Còn thiếu nhúng chế tài, giải pháp để quản lý một số yếu tố
của hệ thống báo chí, nhất là quan lý về trách nhiệm của các cơ quan chủ
quản, trách nhiệm, nghĩa vụ xã hội của những người làm báo. Một số chế độ
khơng cịn thích ứng với thực tế nhưng chậm được thay đổi; một số chế tài
không đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn những hành vi, sự vụ vi phạm pháp luật,
22


chế định của Nhà nước, dường lối, chủ trương của Đảng. Bộ máy quản lý
chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động; quy mô và các
nguồn lực chưa tương xứng với khối lượng và tính chất công việc.
Vấn đề rõ nhất là chưa phân định rõ trách nhiệm, chức năng giữa cơ
quan chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí,
cũng như chưa có sự phân định chức năng và xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý
giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm xét xử
những vi phạm của báo chí theo luật định. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản
báo chí cũng khơng bị ràng buộc chặt chế về pháp lý với cơ quan báo chí.
Giáo dục chưa đầy đủ và hiệu quả cho những người làm báo về luật
pháp, đạo đức và trách nhiệm công dân của nhà báo. Hệ thống dào tạo không

được quan tâm đầy đủ, bị chi phối quá nặng nề bởi một hệ thống chế định,
chế độ không hợp lý và nhiều khi vô lý. Chưa có cơ chế, chế độ và các điều
kiện cần thiết để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí các cấp.
Sẽ là phiến diện nếu khơng chỉ ra rằng, trong tiến trình phát triển của báo chí
Việt Nam cũng đã xuất hiện và đang tồn tại một số vấn đề bất cập hoặc chậm
xừ lý làm hạn chế vai trò động lực phát triển của báo chí. Việc đặt ra và giải
quyết những vấn đề đó, trước hết là những vấn đề liên quan đến hành lang
pháp lý, cơ chế quản lý, giáo dục đạo đức nghề nghiệp chuyên nghiệp v.v.. là
yêu cầu, điều kiện khơng thể thiếu cho việc phát huy những tính chất ưu việt,
tăng cường hội nhập quốc tế, xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện dại, ngang
tầm với những yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước
trong thời kỳ mới.
Nhà báo Phan Quang đã từng trả lời phỏng vấn trên báo chí về vấn đề
tự do báo chí. ơng nhấn mạnh : "Nền báo chí của chúng ta luôn phải phấn đấu
cho tự do báo chí. Đánh giá về mơi trường hoạt động của báo chí thời kỳ đổi
mới, ơng cho ơng: "Nói về tự do báo chí và mơi trường hoạt động cua nhà báo
tôi nghĩ nay tốt hơn trước nhiều, và mỗi ngày đang mở tốt lên. Nhưng như
vậy đã đủ chưa, thì câu trả lời là chưa đu. Chưa đủ vì hai lẽ. thứ nhất, tự do là
23


khái niệm khơng bao giờ đã đến cái đích đầy đủ của nó cả. Tự do là hồi bão
của nhân loại Tự do ngày càng đầy đủ hơn vẫn đòi hỏi được nâng lên, được
hồn thiện.
Tự do báo chí là một thái năm rất động và chúng ta phải cùng nhau
phấn đấu để thực hiện tự do báo chí và tiếp tục hồn thiện nó. Làm thế nào
đem nhà báo có điều kiện hoạt động ngày cũng tự do hơn ? Tơi nghĩ điều
quan trọng là Nhà nước có hệ thống pháp luật nói chung và hành lang pháp lý
báo chỉ nói riêng mỗi ngày một hồn chỉnh. Các nhà quản lý báo chí cũng
được yêu cầu phải tiếp tục đổi mới tư duy và cung cách quản lý của mình.

Nên chăng cần thống nhất nhận thức ngày nay khơng nên đặt vân đề cho phép
báo chí được đưa thơng tin này hay đưa thông tin khác, mà nên khuyến khích
báo chí thơng lên càng rộng, càng nhiều càng tốt, từ những vân đề đã có quy
anh trong Luật báo chí. Nói cách khác khơng bao giờ nên tìm cách khoanh lại,
mà tìm cách mở ra. "Cơng cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo đường lối
đổi mới của Đảng trong những năm qua đã mang lại sự cải thiện rõ rệt về đời
sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ và q trình tồn cầu hố đang tạo ra những thay đổi to lớn về mọi mặt,
đảo lộn nếp sống cũ, tạo nên những biến đổi có tính cách mạng trong phương
pháp, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của những người làm báo cũng như cả
hệ thống báo chí. Cơng cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới
đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi ngày càng rộng lớn, nặng nề hơn đối với
nền báo chí cách mạng. Kế thừa bản chất tốt đẹp và những truyền thống vẻ
vang, nhận thức rõ những điều kiện trong nước và quốc tế cũng như trách
nhiệm nặng nề trước Đảng, chế độ và nhân dân là cơ sở cho việc tiếp tục phát
triển nền báo chí một cách tồn diện vi một nền báo chí tự do, đóng góp tích
cực nhất vào cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện dại hoá, xây dựng và
phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển - Vũ Quang Hào, NXB Lý
luận Chính trị, Hà Nội, 2004
2. Những vấn đề về Lý luận chính trị và Truyền thơng - Nhận thức và
vận dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006
3. Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng - PGS.TS Tạ Ngọc Tấn
4. Truyền thông đại chúng - PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, NXB Thơng tấn,

H.,2002
5. Tạp chí Tun giáo số 1, 3, 6/2008
6. Bài viết "Lẽ phải thuộc về chúng ta" - NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2003

25


×