Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

37 hình ảnh người đồng tính được đăng tài trên báo in hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.31 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
Hình ảnh người đồng tính được đăng tài trên báo in hiện nay
(Khảo sát các tờ: Tuổi trẻ, Nhân dân, Hoa học trò từ năm 2009 đến nay)


1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Người đồng tính và tình dục đồng giới là một vấn đề nhạy cảm, nhưng
cũng đang rất nóng bỏng và bức thiết trong xã hội Việt Nam. Mặc dù đây
khơng cịn là chủ đề mới, nhưng thái độ của cộng đồng đa phần vẫn là xa lạ,
kỳ thị khiến cuộc sống của người đồng tính phải đối mặt với nhiều bất lợi.
Bởi vậy, việc truyền thông và lựa chọn những thơng điệp mang tính định kiến
hoặc thiếu khoa học có thể tạo ra hay củng cố những nhận thức sai lệch và
thái độ kỳ thị. Ngược lại, những thông điệp truyền thông khách quan, khoa
học sẽ giúp cộng đồng có nhận thức đúng, dẫn đến có thái độ, hành vi chuẩn
mực đối với nhóm người này.
Từ trước đến nay, có thể nói, cũng đã có một vài đề tài tiểu luận, khóa
luận tốt nghiệp của các sinh viên báo chí về đề tài này, và lơn hơn cả là đề tài
nghiên cứu : "Thông điệp về đồng tính trên báo in và báo mạng", Cộng tác
nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) và
Khoa Xã hội học, Học 'viện Báo chí Tuyên truyền, năm 2010 và Nghiên cứu
trực tuyến "Đặc. điểm kinh tế xã hội của nam giới có quan hệ tình dục đồng
giới ở Việt Nam" thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi
trường tháng 2/2009. Đồng thời, hình ảnh đồng tính bắt đầu được đề cập trong
một số tác phẩm nghệ thuật và một số nhân vật lên tiếng kêu gọi xã hội có
thái độ tích cực đối với người đồng tính cũng như một số hoạt động dành cho
giới này được tổ chức, đồng tính luyến ái ở Việt Nam chưa thực sự được quan
tâm một cách đầy đủ và cần thiết Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài: Hình ảnh
người đồng tính được đăng tải trên báo in hiện nay và khảo sát các bài báo


có chứa đựng hình ảnh về người đồng tính (bằng hình hoặc tạo hình bằng câu
chữ) tại các tờ báo Tuổi Trẻ, Nhân dân, Hoa học trò nhằm mục đích khẳng
định hơn nữa sự tồn tại của giới thứ ba, đưa ra cái nhìn khách quan nhất; đồng
thời mong muốn cộng đồng hãy đối xử bình đẳng với những người đồng tính.

1


2. PHÂN TÍCH LÝ GIẢI TRÊN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

A. Về lý luận:
- Trước khi đưa ra các quan điểm lý luận về vấn đề hình ảnh người
đồng tính, cần lý giải một số thuật ngữ liên quan:
Có thể nói, khi đề cập đến việc cá nhân nào đó là người đồng tính có
nghĩa là đang đề cập đến xu hướng tình dục và bản dạng tình dục của họ. Xu
hướng tình dục và bản dạng tình dục không phải lúc nào cũng được thể hiện
qua hành vi tình dục:
Theo Wikipedia: Xu hướng tình dục (sexual orientation) là sự hấp dẫn
có tính bền vững của một người về phía những người khác giới,cùng giới
hoặc cả hai giới. Người chịu sự hấp dẫn của người khác giới gọi là người dị
tính luyến ái; người chịu sự hấp dẫn của người cùng giới tính gọi là người
đồng tính luyến ái;người chịu sự hấp dẫn bởi cả hai giới gọi là người lưỡng
tỉnh luyến ái. Tuy nhiên, nghiên cứu trong vài thập niên vừa qua đã chỉ ra
rằng xu hướng tình dục là đa dạng, trải từ thái cực hồn toàn chỉ bị hấp dẫn
bởi người khác giới đến thái cực hoàn toàn chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng
giới.
Bản dạng tình dục (sexual identity) là sự tự nhìn nhận của một người vê
xu hướng tình dục của mình hướng đến người cùng giới, người khác giới hay
cả hai giới.
Hành vi tình dục là những hành động như ân yếm, vuốt ve,hôn, giao

hợp, v v nhằm thể hiện và thỏa mãn tình dục.
Ví dụ một người có xu hướng tình dục đồng tinh dưới áp lực của gia
đình và xã hội vẫn có thể kết hơn với người khác giới và sinh con. Trong khi
đó những người có xu hướng tình dục dị tính sống trong một mơi trường biệt
lập, thiếu vắng người khác giới trong một thời gian dài (ví dụ như qn đội,
nhà tù hoặc lâm trường) có thể có quan hệ tình dục với nhau, nhung khi ra
khỏi mơi trường đó lại tìm đến người khác giới. Tuy nhiên, tình trạng phổ
biến là các bài báo đánh đồng hành vi tình dục đồng giới với xu hướng tình
2


dục và bản dạng tình dục đồng tính, đơn giản quan niệm rằng có hành vi tình
dục đồng giới cũng chính là đồng tính. Chính điều này, đã tạo ra một khái
niệm mới Đồng tính giả: Khái niệm đồng tính giả khá phổ biến ở Việt Nam.
Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse, tại Việt
Nam có rất ít nghiên cứu về đồng tính luyến ái. Trước sự xuất hiện của
HIV/AIDS tại Việt Nam đầu thập niên 1990, có rất ít thơng tin về đồng tính
luyến ái. Theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học nổi tiếng nhất tại Việt
Nam, có hai loại người đồng tính: thật và giả. Những người đồng tính thật là
những người đồng tính bẩm sinh, và số người này rất hiếm. Theo ơng, hầu hết
những người đồng tính là giả, bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm các lối sống mới
nhưng cuối cùng cũng trở về lối sống trước Đề tài này, khơng nhằm mục đích
lý giải rõ các vấn đề, khái niệm về đồng tính mà chỉ đi sâu vào khảo sát các
hình ảnh đồng tính được đăng tải trên báo in để có cái nhìn khách quan nhất.
Tuy nhiên cũng đưa ra một các sơ lược nhất các khái niệm liên quan để người
đọc dễ theo dõi.
Tại Việt Nam hiện nay khơng có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính,
những luật hơn nhân và gia đình cấm hơn nhân đồng giới. Các chính quyền
trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ đưa ra luật về quan hệ đồng tính. Luật
Hồng Đức có đề cập đến hãm hiếp, ngoại tình, và loạn ln nhưng khơng

nhắc gì đến đồng tính. Chính quyền thực dân Pháp cũng khơng cấm đốn các
hành vi đồng tính trong các thuộc địa. Mặc dù mại dâm nữ là phạm pháp, luật
pháp không đề cập gì đến mại dâm nam. Tuy nhiên, những hành vi đồng tính
có thể bị khởi tố dưới các tội danh như l'vi phạm luân lý".
Trong những trường hợp hiếm hoi mà hành vi đồng tính bị trừng phạt,
tội danh là, "ngoại tình" hay "hãm hiếp".
Tuy vậy, đám cưới đồng tính từng được tổ chức ở Việt Nam, ngày 7
tháng 4 năm 1997, hãng thông tấn Reuters đưa tin về đám cưới đồng tính đầu
tiên ở thành phố Hồ Chí Minh giữa hai người nam. Tiệc cưới diễn ra tại một
khách sạn với 100 khách mời, và bị nhiều người dân phản đối. Ngày 7 tháng 3
3


năm 1998, hai người đồng tính nữ làm đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng giấy
xin phép kết hôn không được chấp nhận.
Sau các đám cưới này, Quốc hội thông qua đạo luật cấm hơn nhân đồng
tính vào tháng 6 năm 1998. Năm 2002, BỘ Lao động, Thương binh và Xã hội
kêu gọi liệt kê đồng tính luyến ái trong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ
như mại dâm và ma túy, nhưng đến nay chính phủ Việt Nam vẫn khơng có
chính sách nào về quan hệ đồng tính. Năm 2008, chính phủ Việt Nam ban
hành Nghị định quy định việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết
tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Những
người này là khác với người đồng tính.
Nhìn chung, ở Việt Nam thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là
kỳ thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt
lờ, không quan tâm. Một tỉ lệ rất nhỏ người dân có thái độ cởi mở với người
đồng tính. Nhiều người bắt đầu kêu gọi nên có thái độ cởi mở hơn đối với
người đồng tính. Chưa có ghi nhận nào về sự khuyến khích, cỗ vũ việc đồng
tính luyến ái.
Nghiên cứu của Viện ISEE vê sự kỳ thị của người đơng tính nam tại

Việt Nam cho thấy:
l,5%: cho biết đã bị đuổi học khi bị phát hiện là người đồng tính.
4,1% : bị kỳ thị về vấn đề nhà ở.
4,5%: cho biết từng bị tấn cơng và bị đánh đập vì là người đồng tính.
15,1%: cho biết bị gia đình chửi mắng vì là người đồng tính.
Theo tiến sĩ Marie-Eve Blanc, một giảng viên ở Đại học Montreal,
Québec (Canada), người từng nghiên cứu về nguy cơ sức khỏe của nhóm
hành vi nam có quan hệ tình dục với nam ở Việt Nam, đồng tính luyến ái chưa
được quan tâm nhiều ở Việt Nam là do tư tưởng KHÔNG giáo. Theo Khổng
giáo, người đàn ông nên lập gia đình và sinh con để nối dõi tơng đường.
NGƯỜI đồng tính trẻ thường bị áp lực bởi gia đình là phải lập gia đình. Cha
mẹ thường cảm thấy an tâm khi con trai họ đã lập gia đình. Nhưng sau khi lập
4


gia đình, đồng tính luyến ái trở thành một bí mật và là cuộc sống riêng tư của
mỗi cá nhân. Nhiều người cịn cho rằng đồng tính là do ảnh hưởng lối sống
của phương Tây. Tuy nhiên theo tiến sĩ Blane, điều này khơng đúng. Ngồi ra,
sự du nhập của đạo Cơ đốc càng làm cho thành kiến đối với người đồng tính
càng nặng nề hơn. Hơn nữa, hầu như các nước Đơng Nam Á đều có thành
kiến nặng nề với người đồng tính trù Thái Lan, đất nước khơng bị đô hộ bởi
phương Tây trong quá khứ.
Nhiều người coi đồng tinh luyến ái là khơng bình thường thậm chí là
bệnh hoạn đặc biệt là ở nơng thơn. Do đó hành vi âu yếm của hai người cùng
giới có thể làm cho nhiều người cảm thấy ghê tởm. Nhiều bậc cha mẹ cảm
thấy bị tổn thương, kinh ngạc, giận dữ, mắc cỡ hoặc hoang mang khi biết con
mình đồng tính. Một số người tìm cách thay đổi con mình, trong khi một số
người khác thì khơng quan tâm đến con nữa. Tuy nhiên, một số ít người bắt
đầu nhìn nhận người đồng tính cũng như khẳng định đồng tính luyến ái khơng
phải là bệnh.

Thái độ đối với người đồng tính có xu hướng cởi mở hơn. Một số nhà
tư vấn tâm lý cũng khuyên mọi người nên có thái độ bình tĩnh, tìm cách thấu
hiểu và hỗ trợ khi biết người thân hoặc bạn bè là người đồng tính đặc biệt là
cha mẹ khi biết sự thật về con mình. Cha mẹ cũng cần thời gian để dần dần
chấp nhận việc này.
Trong cuộc thăm dò năm 2007 của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, với câu hỏi "Người đồng tính luyến ái có xấu hay khơng?', hơn 80%
học sinh trả lời là "không". Các học sinh này giải thích rằng vì đó là quyền tự
do của mỗi người hoặc việc là người đồng tính khơng phải lỗi do bản thân
người đó.
Khi phát hiện trong lớp có bạn đồng tính, 72% học sinh khẳng định vẫn
giữ mối quan hệ bình thường với bạn, kèm theo động viên (34%) và giữ kín bí
mật cho bạn (3 5%)' 2% học cảm thấy khinh bỉ và 13% thấy sợ.

5


Vài chuyên gia tâm lý cho rằng giáo viên cần tơn trọng sự riêng tư của
học sinh đồng tính, nên động viên để họ không tự đánh giá thấp bản thân. Và
cha mẹ của những học sinh này cũng cần dược cung cấp kiến thức về vấn đề
này để tạo mối quan hệ gần gũi, thông cảm để họ không cảm thấy bị cô lập.
Theo tài liệu của Hội tâm lý học Hoa Kỳ, bản chất của quan hệ cùng
giới khơng như những gì xã hội thường định kiến. Trong khi nhiều người cho
rằng các mối quan hệ của người đồng tính luyến ái (ĐTLA) thường lủng
củng, bất hạnh và không bền vững, số liệu điều tra và các nghiên cứu cho thấy
các cặp cùng giới và các cặp khác giới tương đương như nhau trên các thước
đo về sự thỏa mãn và sự cam kết, và nhiều người ĐTLA thực sự có quan hệ
đơi lứa dài lâu Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000 cho thấy trong 5,5 triệu cặp
chung sống mà không kết hôn, khoảng 1/9 (594.391) cặp là đồng giới. Trong
số này, 18- 28% cặp nam đồng giới và 8-21% cặp nữ đồng giới đã sống với

nhau 10 năm trở lại.
B. Thực tế:
Phần lớn người dân chưa hiểu biết nhiều và đúng về đồng tính luyến ái.
Nhiều người không phân biệt được những khái niệm người đồng tính luyến ái,
người hốn tín chuyển đổi giới tính, người lưỡng tính mặc dù đây là những
khái niệm khác nhau. Hơn nữa, đa số cho rằng đàn ông nữ tính hoặc phụ nữ
nam tính là những người đồng tính. Có bài báo chỉ ra việc hiểu sai của nhiều
người và giải thích rõ ràng sự khác biệt của ba khái niệm này. Một bài báo
nêu ra rằng những người đồng tính nam hiện nay thuộc ba nhóm chủ yếu:
70% là người có bề ngồi giống như những người đàn ông bình thường,
khoảng 10% người ăn mặc, trang sức, tác phong như phụ nữ và khoảng 20%
thuộc nhóm nằm giữa hai nhóm này. Bên cạnh đó, quan niệm cho rằng ngây
nay càng có nhiều người đồng tính là do đua đòi cũng khá phổ biến. Tuy vậy,
một bác sĩ cho biết ngày nay lượng người đồng tính dám thể hiện mình nhiều
hơn khơng phải vì họ tăng lên mà chỉ vì cái nhìn của xã hội đã dần thơng
thống.
6


Nhìn chung, phân tích nội dung các bài viết liên quan đến đồng tính
trên một số báo mạng và báo in từ năm 2009 đến nay trên các báo Tuổi trẻ,
Hoa Học trò, Nhân dân cho thấy một tỷ lệ lớn các nhà truyền thông đã sử
dụng ngôn ngữ làm tăng định kiến, nhấn mạnh khuôn mẫu giới và đánh đồng
các khái niệm để khắc hoạ chân dung người đồng tính, từ đó vẽ lên hình ảnh
nhóm người đồng tính là những người có bản năng tình dục mạnh khác
thường, hành vi tình dục khơng được chấp nhận, đời sống tình dục ẩn chứa
nhiều hiểm hoạ, khơng cỏ khả năng duy trì quan hệ đơi lứa lâu dài, tư cách
đạo đức khơng tốt, và khơng có những biểu hiện rõ ràng về nhu cầu ngồi nhu
cầu tình dục hay về quan hệ gia đình, xã hội ngồi quan hệ với bạn tình. Cách
khắc họa chân dung người đồng tính như vậy hồn tồn khơng phù hợp với

hiểu biết chính thống và các nghiên cứu khoa học về người đồng tính. Vấn đề
đồng tính là chủ đề chính trong các bài báo chỉ chiếm tỷ lệ 1/3. Tỷ lệ 2/3 còn
lại, đồng tính được nhắc đến như chủ đề phụ. Khi nói về những người nổi
tiếng, đồng tính được sử dụng là chi tiết để gây sự chú ý cho người đọc cho
thấy cách nhìn nhận vấn đề chưa đúng đắn. Điều này khiến xã hội có cái nhìn
phiến diện về đồng tính luyến ái. Rất ít bài báo đề cập đến nguy cơ hành vi
tình dục của người đồng tính và nếu có đề cập, thơng tin cũng mơ hồ và
không đầy đủ. Nhiều bài viết thiên về quan niệm hành vi tình dục của người
đồng tính là đáng lên án, lệch chuẩn, là ăn chơi đua đòi, sống trụy lạc. Quyền
được kết hơn của người đồng tính được đề cập nhiều nhất. Tuy nhiên, quyền
yêu và được yêu, quyền có con, quyền nhận con ni, quyền tiếp cận với các
dịch vụ tư vấn thể hiện không nhiều trong các bài báo.
3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở khảo sát các bài viết trên ba tờ báo giấy: Nhân dân, Tuổi trẻ
và Hoa học trò từ năm 2009 đến nay, thu về những nội dung
a. Số lượng bài viết có hình ảnh người đồng tính được đăng tải trên báo
chí.

7


b. Từ đó đưa ra nội dung: cộng đồng người đồng tính gồm những ai:
phân loại theo giới tính, độ tuổi, địa lý.
c Các thuật ngữ dùng để miêu tả hình ảnh trên báo chí được sử dụng
nhiều nhất
d. Chân dung người đồng tính hiện lên thế nào:
Có thể là: Người đồng tính có bản năng tình dục khác thường, khó chấp
nhận
- Hay: Người đồng tính có đời sống tình dục nhiều hiểm họa và tình
u khơng bền vững.

- Quan hệ gia đình và xã hội ít được quan tâm.
e. Vậy cách thức đưa tin nàn đã tạo ra hình ảnh sai lệch về người đồng
tính?
Sử dụng ngơn ngũ làm tăng định kiến với nhóm đồng tính.
- Cố gắng giải thích nguyên nhân đồng tính.
- Khắc họa chân dung người đồng tính dựa trên khn mẫu giới.
f. Đưa ra một số khuyến nghị đối với các nhà báo và cơ quan báo chí
khi đăng tải hình ảnh người đồng tính và viết bài miêu tả chân dung người
đồng tính
Ví dụ:
- Các phóng viên cần bồi đắp kiến thức về xu hướng tình dục tránh
nhầm lẫn và đánh đồng khái niệm bởi điều này khiến công chúng hiểu sai về
cộng đồng người đồng tính, và thể hiện sự thiếu tơn trọng những người có xu
hướng tình dục thiểu số; Tránh tìm kiếm và quy kết nguyên nhân của xu
hướng tình dục đồng tính, đặc biệt khơng nên coi xu hướng tình dục đồng tính
là bệnh, mà ngược lại, nên quan tâm đến việc phổ biến kiến thức về tình dục
an tồn.
- Cẩn trọng trong sử dụng ngôn ngữ: bởi đây là nhóm người khá nhạy
cảm trong xã hội, nên các nhà truyền thơng nên sử dụng ngơn ngữ có ý nghĩa

8


trung hịa và tích cực để mơ tả những người đồng tính một cách khách quan,
bình đẳng và tơn trọng.
- Tự đổi mới cách viết và có cái nhìn tơn trọng.
Các tòa soạn báo, các biên tập viên nên chú ý đến các bài viết liên quan
đến hình ảnh người đồng tính trên tờ báo mình: từ việc giao đề tài đến việc
xuất bản các bài báo liên quan.
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Nhiều bài báo cũng như nghiên cứu, thống kê tập trung vào những
người đồng tính có hoạt động tình dục rộng rãi hoặc những người dễ đàng bộc
lộ thiên hướng tình dục có thể làm nhiều người đánh giá sai hoặc có ác cảm
với người đồng tính nói chung. Việc cơng khai thiên hướng tình dục của nhiều
người là trí thức hoặc có địa vị trong xã hội hoặc ở nhiều tầng lớp, nghề
nghiệp, lối sống khác nhau có thể làm cho người ta giảm bớt thành kiến hoặc
ít ra có cái nhìn rộng rãi hơn về người đồng tính. Tuy nhiên, khi xã hội cịn
nhìn nhận đồng tính cịn khá khắt khe thì người đồng tính trí thức hoặc có địa
vị lại có xu hướng khơng cơng khai thiên hướng tình dục của mình. Người
đồng tính trẻ ở Việt Nam cũng như ở các nước châu Á rất mong muốn có
được một mơi trường thân thiện đồng tính như một số nước ở phương Tây.
Do đó, phát huy vài trị là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và Nhân dân,
giữa người với người trong xã hội; Đồng thời là nơi định hướng dư luận, định
hướng công chúng. Việc khảo sát, thống kê hình ảnh người đồng tính được
đăng tải trên báo chí hiện nay của đề tài này có ý nghĩa thực tiễn cao: Khơng
những đưa ra cái nhìn khách quan, tồn diện nhất về một vấn đề khơng cịn
q mới nhưng chưa bao giờ cũ của xã hội Việt Nam hiện đại mà từ đó những
người nghiên cứu vấn đề liên quan có thể đưa ra được những quan niệm đúng
đắn nhất trên cơ sở thực tế; Đề tài còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
cơng trình nghiên cứu sau và các sinh viên khi thâm nhập các vấn đề liên
quan đến người đồng tính trong xã hội Việt Nam hiện đại.

9


II: VẤN ĐỀ MỚI TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Trong sự phát triển đời sống xã hội nước ta hiện nay, xuất hiện những
vấn đề mới thuộc lĩnh vục háo chí truyền thơng cần lý luận, đúc kết, lý giải.
Anh chị hãy nêu và phân tích vấn đề đó.

Truyền thơng là một hiện tượng xã hội phổ biến. Nó ra đời và phát triển
cùng sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể
xã hội. Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập ở
nước ta hiện nay, lĩnh vực truyền thơng ngày càng đóng vai trị quan trọng
trong giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm;
nâng cao nhận thức mọi mặt của nhân dân.
Thực chất, truyền thông: " là quá trình liên tục trao đổi thơng tin, tư
tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người
nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh
hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng
đồng/ xã hội" (Theo đỉnh nghĩa của Học viện Báo chí và Tun truyền). Theo
đó, truyền thơng bao gồm các kênh thơng tin: chiến dịch quảng cáo, PR... và
báo chí.
Báo chí là một loại hình truyền thơng đại chúng có sức ảnh hưởng
mạnh mẽ và có vai trị to lớn nhất trong việc định hướng dư luận. Cũng như
sự phát triển chung của truyền thơng, báo chí trong thời kỳ hội nhập đã và
đang có rất nhiều vấn đề mới cần được lý luận, đúc kết, lý giải. Đó là những
vấn đề được nêu ra dưới đây:
1. Sự ra đời và ngày càng phát triển của các tịa soạn tích hợp:
Nếu như khoảng 3-5 năm trước đây, tìm hiểu về xu hướng phát triển
của báo chí ta thường nhắc nhiều đến xu hướng hình thành các tập đồn báo
chí thì 2 năm trở lại đây, xu hướng này mặc dù vẫn được nhắc đến nhiều,
nhưng chưa được ưng dụng trong thực tế. Thay vào đó, là xu hướng hình
thành các tịa soạn tích hợp trong các cơ quan báo chí.

10


Cụm từ "tích hợp (convergent) vốn khơng mới. Các tập đồn báo chí
hoạt động trong nhiều lĩnh vực như báo in, phát thanh, truyền hình, phim ảnh

từ lâu nay đã được gọi là các "convergence".
Nhưng khi báo trực tuyến phát triển, từ "tích hợp mang thêm những ý
nghĩa mới. Và từ góc độ tổ chức cơ quan truyền thơng, để đáp ứng nhu cầu tin
tức dồi dào cho ít nhất là hai sản phẩm báo chí (bản in và bản online), khái
niệm "tịa soạn tích hợp được nhắc đến thường xun hơn. Đó là nơi gặp gỡ
của các loại hình truyền thơng trong cùng một tịa soạn, thậm chí trong cùng
một nhà báo, để tận dụng những sức mạnh khác nhau của cả báo in, báo hình
lẫn báo mạng. Mơ hình tịa sụa hội tụ đã làm thay đổi cách nhà báo tường
thuật và cách độc giả tiếp nhận tin tức.
Theo GS Larry Prior của ĐH Southem Califomia, nghĩa là các phóng
viên và biên tập viên của một tịa soạn cùng làm việc để sản xuất ra các sản
phẩm cho những phương thức truyền thông khác nhau cùng cấp cho cơng
chúng những nội dung mang tính tương tác và liên tục 24/7.
Như vậy bộ phận thực hiện tin tức online không tách rời khỏi bộ phận
nội dung báo ngày mà tất cả hòa thành một tổng thể. Trong tổng thể đó, mỗi
phóng viên thực hiện cơng việc chun mơn của mình và bộ phận biên tập
viên điều phối (assignment editors) sẽ điều hành và phân cơng cơng việc. (Ví
dụ như khi có một đám cháy, biên tập viên điều phối sẽ quyết định cần có vi
deo cúp, hình ảnh tĩnh, phỏng vấn, hay điều tra,... và sẽ giao cho những phóng
viên thích hợp thực hiện).
Các biên tập viên tại tịa soạn, quyết định sự kiện nào phù hợp đi với
loại hình truyền thơng nào và cách thức, mức độ thể hiện sẽ như thế nào. Đây
là những người quan trọng nhất trong tổ chức của tịa soạn tích hợp. Có thể
xem họ như cảnh sát điều phối giao thông. Với ((bộ chỉ huy" hiện đại biết
cách phối hợp nhuần nhuyễn các phương tiện truyền thông - đặc biệt là không
e ngại các phương thức truyền thơng mới, tịa soạn tích hợp sẽ hạn chế sự
chồng chéo trong phân công công việc (hiện nay có tịa soạn cử cả phóng viên
11



online lẫn phóng viên báo in đi cùng viết về một sự kiện) và tiết kiệm chi phí
(khơng nhất thiết phải tuyển riêng phóng viên viết cho bộ phận online). Đây
là một cách tổ chức được đánh giá cao về tính hiệu quả trong thời gian gần
đây, nhất là khi báo chi truyền thống sụt giảm doanh thu mà báo chí trực
tuyến lại chỉ được cơng chúng ưa thích khi hồn tồn miễn phí.
2. Xuất hiện lớp phóng viên đa phương tiện
Chính vì tịa soạn tích hợp ra đời mà các biên tập viên đóng vai trị
quan trọng. Đồng thời các phóng viên trong tịa soạn cũng cần phải biết nhiều
kỹ năng hơn khi tác nghiệp cũng như viết bài. Do đó, nảy sinh thêm vấn đề
mới đó là các nhà báo cần phải có tư duy đa phương tiện, nghĩa là khi nghĩ về
cách tổ chức thực hiện, họ phải ngay lập tức nghĩ đến cách thể hiện nội dung
thông tin trên các phương tiện truyền thông khác nhau mà cơ quan báo chí
của mình có. Các biên tập viên cần bỏ dần thói quen chỉ chăm chăm nghĩ về
tờ báo in và cho rằng cập nhật tin trên online là việc... của người khác; Các
phóng viên khơng chỉ chăm chăm đi lấy tin, chụp ảnh, viết bài mà cịn cần
phải có các kỹ năng về: slide âm thanh, vi deo & audio cúp... Bởi trong tịa
soạn tích hợp sẽ tận dụng tất cả các thế mạnh khác nhau của các loại hình báo
chí. Nhà báo ở thế kỷ 21 phải liên tục phải học hỏi và đổi mới mình mới có
thể theo kịp sự phát triển như vũ bão của báo chí truyền thơng.
Hiện nay có quan điểm cho rằng nhà báo hiện đại là người có lập
trường quan điểm rõ ràng, phân tích sâu sắc vấn đề. Viết báo phải bám sát
thực tiễn.Viết hay, viết tốt phải từ thực tiễn mà ra. Thực tiễn khách quan phải
được phản ánh chân thực nhất, chính xác nhất. Với cơng chúng, nhà báo phải
bám sát và giúp họ bám sát những thư diễn ra xung quanh.
Thực tế, có nhũng người làm báo vội vàng đưa tin về tất cả những gì họ
biết, mắt thấy tai nghe mà đơi khi qn đi hiệu quả bài báo. Trong nghệ thuật
làm báo không phải chỉ có nghe, nhìn mà cịn phải suy nghĩ sâu lắng, xem xét
vấn đề một cách kỹ lưỡng. Nhà báo phải có óc phân tích, phải biết phân tích.
3. Sự cách biệt ngày càng xa giữa báo và tạp chí:
12



Trong xu thế phát triển ngày nay, khi mà cả báo chí, phát thanh và
truyền hình đơi khi làm việc cùng nhau ngày càng trở thành những người
tham gia lẫn người quan sát những vấn đề của cơng chúng thì ngay cả bản
thân tin túc cũng đang thay đổi.
Trước đây, nếu các tờ tạp chí ra đời với vai trị là ấn phẩm của tờ báo,
đăng tải những thông tin nguội" mà tớ báo chưa đăng tải hết, bất cứ thơng tin
gì cũng nhằm bổ sung cho tờ báo mẹ. Nhưng ngay nay, tạp chí đang trở thành
khu vực thành công và thu về lượng doanh thu lớn cho cơ quan báo chí. Hầu
hết các tờ tạp chí ngày nay đều mang các thơng tin giải trí, chỉ dẫn. Điều này
làm thay đổi hẳn ngôn ngữ truyền thông trên báo chí: Từ việc dàn trang, đến
việc đăng tải các kênh đồ họa... các tờ tạp chí hiện nay bám theo xu thế truyền
thơng chung của báo chí thế giới.
Đặc biệt, với xu thế ngày càng đưa nhiều hình ảnh đời thường lên các
phương tiện truyền thông đại chúng và các chương trình trực tuyến được sản
xuất ngày càng nhiều khiến cho báo chí, truyền hình đến gần hơn với cơng
chúng thì cơng chúng đang được đóng vai trị là trung tâm của tờ báo.
4. Vấn đề niềm tin ở công chúng
Khi mà cuộc sống hiện đại khiến nhu cầu thông tin trở nên khổng lồ,
lượng thông tin đưa đến cho đọc giả, khán giả thông qua các kênh truyền
thông nhiều không kể xiết, họ phải tự lựa chọn thông tin. Cũng chính vì điều
này mà các cơ quan báo chí cần tạo được niềm tin với công chúng bằng cách
đưa ra các thơng tin có tính xác thực cao.
Truyền thơng cho một cộng đồng nói chung phải hiểu rõ độc giả của họ
muốn đọc gì. Những phóng viên và biên tập viên chủ động tương tác với cộng
đồng của họ và tìm ra được những câu chuyện phục vụ cho thị hiếu độc giả
mà tờ báo đang nhắm tới. Không dừng lại ở đó, các tờ báo cũng cần tạo cơ
hội cho những công dân từ các tầng lớp kinh tế xã hội nói lên tiếng nói của
mình và báo chí cũng phải hồ nhập vào cộng đồng đó. Các phản hồi hay


13


những lời bình luận sau đó như một minh chứng về việc độc giả đã tích cực
tham gia với truyền thơng.
Niềm tin trong báo chí là sự tin tưởng của công chúng đối với chất
lượng và nội dung thông tin được báo chí đưa ra. Chính từ sự tin tưởng đó,
cơng chúng mới đi theo định hướng của báo chí, có phản hồi và tích cực hợp
tác, trở thành nguồn tin của báo chí. Có như vậy báo chí mới hồn thành chức
năng định hướng dư luận của mình. Bởi vậy, có thể nói, niềm tin mà báo chí
có được từ cơng chúng đã làm nên những điều kì diệu. Sức mạnh của mềm tin
này có thể làm thay đổi bộ mặt xã hội hay lật đổ cả một thể chế chính trị...
Thử tưởng tượng một ngày nào đó báo chí khơng có sự ủng hộ của cơng
chúng, khơng cịn niềm tin của công chúng. Như vậy, việc xuất bản báo sẽ chỉ
cịn là một thói quen, sẽ khơng có ý nghĩa gì với xã hội, vai trị của báo chí
khơng cịn tồn tại.
Người dân khơng mua báo vì khơng cịn tin vào thơng tin mình thu
nhận được, nhà báo khơng cịn tiếng nói trong xã hội, cộng đồng. Viễn cảnh
đó có vẻ quá xa vời nhưng thực tế báo chí đang dần mất đi những độc giả
trung thành và chính điều đó là nguy cơ khiến báo chí rơi vào khủng hoảng.
Đánh mất niềm tin vào công chúng là đánh mất hiệu lực của mình. Đó
là điều nguy hiểm nhất mà báo chí đang phải đối mặt. Càng ngày thương mại
hóa, báo chí càng kéo theo sự ra đời của nhiều tờ báo lá cải với chất lượng
thông tin thấp. Thực chất, vấn đề khơng phải báo chí viết cái gì mà là thơng
tin đáng tin cậy đến đâu. Không phải bất cứ vấn đề nào cũng được đưa lên
báo mà phải chọn lọc kĩ lưỡng. Tác phẩm phải có nội dung thể hiện nỗ lực tìm
kiếm và phản ánh nguyện vọng của công chúng. Điều đáng sợ nhất là cơng
chúng đọc mà khơng tin.
Do đó, phục hồi niềm tin là vấn đề báo chí cần khắc phục nhất hiện nay.

Đây là vấn đề không quá mới, nhưng cũng khơng bao giờ cũ, nó vẫn đang
được các nhà nghiên cứu lý luận và đúc kết.

14


5. Truyền hình trực tuyến làm tăng khả năng tương tác giữa cơng chủng
và tịa soạn ngày càng trở nên phổ biến: Hàng loạt các chương trình truyền
hình cho phép khán giả được hỏi trực tiếp các nhân vật truyền hình thơng qua
các phương tiện truyền thơng mới.
6. Báo phát thanh ngày càng nâng cao vị thế của mình: trong xã hội
hiện đại, con người ta mất dần thời gian để đọc báo xem truyền hình; đồng
thời, phương tiện đi lại, vận chuyển bằng phương tiện Ơ tơ ngày càng trở nên
phổ biến. Chính vì thế, cơng chúng nghe đài nhiều hơn. Từ đó, có thể thấy
người dân vùng cao, dân tộc thiểu số nghe đài, dân thành thị nghe đài, trí thức
đến nơng dân đều nghe đài. Bởi vậy, báo phát thanh đang ngày càng nâng cao
vị thế của mình.
Dẫu nảy sinh nhiều vân đề mới nhưng báo chí truyền thông vẫn luôn
giữ một số vấn đề cũ như: Vai trị trung tâm của báo chí trong xã hội dân chủ;
tính chính xác và sự cơng bằng của thơng tin khi báo chí báo chí giữ vai trị
cầu nói; Bạn hay bất cứ ai đã và sẽ trở thành nhà báo đều phải không ngừng
học hỏi, đưa ra các yêu cầu với chính bản thân là phải làm chủ được những kỹ
năng cơ bản của việc tường thuật và viết báo, bất kể bạn sử dụng cơng cụ gì
hay đưa tin đến công chúng bằng phương tiện nào.

15


MỤC LỤC
1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.......................................................................................1

2. PHÂN TÍCH LÝ GIẢI TRÊN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........2
A. Về lý luận:....................................................................................................2
B. Thực tế:.........................................................................................................6
3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI............................................................7
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................9
II: VẤN ĐỀ MỚI TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG........10
1. Sự ra đời và ngày càng phát triển của các tịa soạn tích hợp:......................10
2. Xuất hiện lớp phóng viên đa phương tiện...................................................12
3. Sự cách biệt ngày càng xa giữa báo và tạp chí:...........................................12
4. Vấn đề niềm tin ở công chúng.....................................................................13

16



×