Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

tieu luan lao dong nha bao các phương pháp tác nghiệp của phóng viên thường trú của đài truyền hình việt nam tại hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.34 KB, 31 trang )

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC NGHIỆP CỦA PHÓNG VIÊN THƯỜNG
TRÚ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sự nghiệp người làm báo bắt đầu bằng một tác phẩm cụ thể. Có thể
trong cuộc đời làm báo của mình, nhà báo đã, đang và sẽ sáng tạo ra hàng ngàn
tác phẩm báo chí trong đó có những tác phẩm có giá trị, ghi dấu ấn sâu đậm trong
lịng cơng chúng. Để trở thành một phóng viên chuyên nghiệp trong tương lai,
mục tiêu xuyên suốt cuộc đời của nhà báo là sáng tạo ra các tác phẩm báo chí có
giá trị thì việc áp dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp tác nghiệp để thu thập
thông tin làm tư liệu viết bài là yếu tố then chốt và quyết định sự thành bại của
một nhà báo.
Điều này càng quan trọng hơn đối với các nhà báo, phóng viên báo chí
đang làm việc trong các cơ quan báo chí đối ngoại và các cơ quan thương trú tại
nước ngoài. Việc áp dụng các phương pháp tác nghiệp linh hoạt, sáng tạo trong
hoạt động này sẽ giúp cho các nhà báo, phóng viên thơng tin nhanh chóng, chính
xác, đúng đường hướng về các vấn đề quốc tế cho người dân trong nước, đồng
thời, giúp quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc
tế.
Đài truyền hình Việt Nam ln là đài tuyền hình có uy tín cao trong lịng
cơng chúng. Những thơng tin trong và ngồi nước ln được cập nhật đầy đủ, cụ
thể, phong phú, liên tục trong các bản tin thời sự...Đằng sau việc cập nhật những
thông tin nóng hổi trong và ngồi nước đến với cơng chúng là sự nỗ lực cố gắng
không ngừng nghỉ trong quá trình tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, nhà báo,
nhất là đối với những phóng viên thường trú tại nước ngồi. Các phóng viên


thường trú của Đài truyền hình Việt Nam tại Hoa kỳ là một ví dụ điển hình. Với
sự hạn chế về nhân lực, trang thiết bị kĩ thuật nhưng họ vẫn ln cố gắng hồn
thành tốt nhiệm vụ mang đến cho công chúng trong nước những thông tin giá trị
về Hoa Kỳ.


Với ý nghĩa đó, em quyết định chọn đề tài “Các phương pháp tác nghiệp
của phóng viên thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ” làm đề tài
tiểu luận của môn Lao động nhà báo.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
Mục đích của đề tài nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin về các
phương pháp tác nghiệp của các phóng viên thường trú Đài Truyền hình Việt Nam
tại Hoa Kỳ
Nhiệm vụ của đề tài nhằm đưa ra một số khái niệm cụ thể liên quan đến
phóng viên thường trú và phương pháp tác nghiệp của phóng viên thường trú Đài
Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ. Nêu thực trạng, đồng thời kiến nghị một số
giái pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp tác nghiệp trong hoạt
động của các phóng viên thướng trú Đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp tác nghiệp của
phóng viên thường trú Đài truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động của phóng viên thường trú
Đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.


Đề tài dựa trên cơ sở thu thập tài liệu, kiến thức có liên quan đến vấn đề
và hiểu biết của riêng bản thân em về đề tài này
Phương pháp nghiên cứu của dựa trên cơ sở phân tích và tổng hợp
những vấn đề có liên quan đến đến đề tài.
5. Bố cục của đề tài.
Đề tài bao gồm 3 phần, 3 chương chính.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÁC

NGHIỆP CỦA PHÓNG VIÊN THƯỚNG TRÚ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM TẠI HOA KỲ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Đài truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam, gọi tắt là VTV, là đài truyền hình quốc gia
trực thuộc Chính phủ Việt Nam, được phát sóng trong nước và có kênh phát
qua vệ tinh đi quốc tế.
Tên viết tắt chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam là VTV. Ba chữ
cái in hoa VTV đè lên nhau được dùng làm biểu tượng của Đài, lần lượt được thể
hiện trong ba màu đỏ,lục, lam. VTV là viết tắt của tên gọi tiếng Anh của Đài
Truyền hình Việt Nam (Vietnam Television). Tên viết tắt này bắt đầu được sử
dụng từ năm 1993

Logo của Đài Truyền hình Việt Nam
Lịch sử hình thành


Đêm ngày 7 tháng 9 năm 1970, Đài Tiếng nói Việt Nam có buổi phát
sóng truyền hình đầu tiên.
Lịch sử hình thành và phát triển của Đài trải qua các mốc quan trọng:


Năm 1973: Phát sóng chương trình đầu tiên với vơ tuyến trắng



Năm 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa




Ngày 30 tháng 4 năm 1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài

đen

điểm mới

Truyền hình Việt Nam


Tháng 1 năm 1988: Thành lập Cơ quan thường trú tại TP.HCM



Ngày 1 tháng 1 năm 1990: Bắt đầu phát sóng

2 kênh: VTV1 và VTV2


Tháng 4 năm 1995, phát 3 kênh VTV1, VTV2 và VTV3, đến

31/3/1996 thì VTV3 được tách thành kênh riêng. Ngày 31/3/1998, VTV3 được
phát sóng vệ tinh


Năm 1998, VTV4 được phát sóng chính thức. Đến

ngày 27 tháng 4 năm 2000, VTV4 được chính thức phát trên mạng tồn cầu qua
3 quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc
Úc



Ngày 10 tháng 2 năm 2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng

bào thiểu số bằng tiếng dân tộc




2006 – nay: VTV đã tăng thêm 2 kênh quảng bá VTV9 (phát

sóng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng thời
trên hệ thống cáp VTVCab) và VTV6 - Kênh truyền hình dành riêng cho giới
trẻ, phủ sóng tồn quốc, hàng chục kênh trả tiền.


Ngày 31 Tháng 3 năm 2013: Đài Truyền hình Việt Nam phát

sóng thử nghiệm kênh VTV3 chuẩn tín hiệu HD và từ ngày 1 tháng 6 phát sóng
chính thức theo lộ trình.


Tháng 9 năm 2013: Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng kênh

VTV6 chuẩn tín hiệu HD từ ngày 7 tháng 9 năm 2013, nâng tổng số kênh HD
của kênh VTV lên thành 2 kênh


Ngày 31 tháng 3 năm 2014: kênh VTV1 HD chính thức phát

sóng, nâng tổng số kênh HD của VTV lên thành 3 kênh.



Tháng 4 năm 2015: VTV chính thức cho ra dịch vụ cập nhật tin

tức AloVTV.


Ngày 19 tháng 5 năm 2015: phát sóng kênh VTV2 HD, nâng

tổng số kênh lên thành 4 kênh phát theo tiêu chuẩn HD của VTV
Cơ cấu tổ chức
Tổng giám đốc của đài là ơng Trần Bình Minh.
 Ban Thư ký biên tập
 Ban Tổ chức cán bộ
 Ban Kế hoạch - Tài chính


 Ban Hợp tác quốc tế
 Ban Kiểm tra
 Văn phòng


Ban Thời sự (VTV1) - Trưởng ban Ngọc Quang



Ban Khoa giáo (VTV2) - Trưởng ban Đỗ Quốc Khánh




Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) - Trưởng ban Nguyễn



Ban Truyền hình đối ngoại (VTV4) - Trưởng ban Tào Thanh

Văn Hợp

Xuân
 Ban Văn nghệ - Trưởng ban NSƯT Trịnh Lê Văn
 Ban sản xuất các chương trình giải trí - Trưởng ban Lại Văn
Sâm


Ban Biên tập truyền hình cáp (VTVpcd) - Trưởng ban Trịnh



Ban Thanh thiếu niên (VTV6) - Trưởng ban Tạ Bích Loan

Long Vũ

 Trung tâm Tin tức (VTV24) - Giám đốc Nhà báo Lê Bình
 Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự - Giám đốc Nguyễn
Quang Phóng




Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam (VFC) - Giám


đốc NSƯT Đỗ Thanh Hài
 Trung tâm Tư liệu
 Trung tâm Mỹ thuật


Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

(VTV9) - Giám đốc Lâm Văn Tư


Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế (VTV Huế)

- Giám đốc Nguyễn Lâm Thanh


Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng (VTV

Đà Nẵng) - Giám đốc Đặng Xuân Thu


Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại tỉnh Phú Yên (VTV Phú

Yên) - Giám đốc Lê Văn Gia


Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ (VTV

Cần Thơ) - Giám đốc Phạm Phi Thường
 Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình

 Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng
 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình
(VTV Brac)
 Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình (VTVTC)




Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình (TVAd)



Báo điện tử VTV News



Trung tâm Truyền hình thời tiết và cảnh báo thiên tai



Trung tâm Sản xuất và Kinh doanh Nội dung số

 Trung tâm Đồ họa
 Tạp chí truyền hình VTV
 Các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước
ngoài do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập sau
khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép (Hiện nay VTV đã thành lập cơ
quan thường trú tại Mỹ, Nga, Lào, Campuchia, Bỉ, Nhật Bản, CHND Trung
Hoa, Singapore).
Các kênh phát sóng bao gồm: VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5,

VTV6, VTV7, VTV8. VTV9, VTV world

1.1.2. Mạng lưới cơ quan thường trú tại nước ngoài
Mong muốn trở thành một Đài Truyền hình mạnh, uy tín trong khu vực
và quốc tế, vài năm trở lại đây, bên cạnh việc cử phóng viên tác nghiệp ở các sự
kiện quốc tế lớn để thực hiện tin tức, phóng sự, hoặc sản xuất phim, làm cầu
truyền hình, VTV cũng đẩy mạnh việc mở rộng các văn phòng thường trú tại nước
ngoài.


Chỉ trong vịng 2 năm 2012 – 2013, đã có 4 văn phòng thường trú mới
được thành lập ở Brussel (phụ trách khu vực châu Âu), Singapore (phụ trách khu
vực ASEAN), Nhật Bản và Trung Quốc. Đến nay, tổng số văn phòng thường trú
của VTV lên 8 văn phòng (Mỹ, Brussel, Nga, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc,
Lào, Campuchia).

Nhà báo Hồng Quang – PV thường trú ĐTHVN tại Châu Âu


PV. Đức Cường – Thường trú ĐTHVN tại Nhật Bản
Việc lựa chọn địa điểm 8 văn phòng thường trú này đều được tính tốn
kỹ dựa trên sự tương đồng về văn hoá, sự quan tâm của khán giả Việt Nam với
khu vực đó cũng như mức độ và tần suất xảy ra các sự kiện lớn của thế giới.
Cả 8 văn phịng đã thể hiện được vai trị tích cực của mình trong việc
phản ánh tin tức, sự kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao… đang diễn ra tại
các điểm nóng tồn cầu, làm đa dạng, phong phú hơn các bản tin thời sự, chương
trình chuyên đề trên sóng VTV.
Với chủ trương đưa phóng viên ra nước ngồi đưa tin, sự có mặt của
phóng viên thường trú, hình ảnh VTV xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở các nghị
trường quốc tế, những vùng xa xôi như Sebiri của Nga, vùng chiến sự ở Palestine,

lũ lụt, khủng bố ở Mỹ…


Có thể nói, hoạt động tác nghiệp của phóng viên VTV tại các châu lục
và khu vực trọng điểm đã tạo thành mạng lưới cung cấp thông tin nhanh, kịp thời
và đa dạng về tin tức quốc tế dưới góc nhìn, phân tích của phóng viên; góp phần
tạo thương hiệu, khẳng định uy tín của VTV.
1.1.3. Phóng viên thường trú
Phóng viên thướng trú là người được cơ quan cử làm đại diện thường trú
tại một khu vực nào đó ở trong nước hoặc nước ngồi
Phóng viên làm việc trong các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt
Nam tại nước ngồi do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định
thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép (Hiện nay VTV đã thành
lập cơ quan thường trú tại Mỹ, Nga, Lào, Campuchia, Bỉ, Nhật Bản, CHND Trung
Hoa, Singapore).
1.1.4. Phóng viên thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tai Hoa Kỳ
Phóng viên thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ là các
phóng viên, nhà báo được Đài Truyền Hình Việt Nam cử làm đại diện thường trú
tại Hoa Kỳ nhằm cung cấp thông tin cụ thể, chính xác về tình hình chính trị, kinh
tế, xã hội...của Hoa Kỳ về cho người dân trong nước, đồng thời giới thiệu, quảng
bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc gia họ thường trú
Tính đến tháng 4/2013, VTV đã đặt cơ quan thường trú tại 8 quốc gia:
Lào, Campuchia, Nga, Mỹ, Bỉ, Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản. Trong số các
quốc gia ấy, Mỹ được xem là khu vực tác nghiệp “nóng bỏng” nhất của phóng
viên thường trú VTV. Bởi nước Mỹ xưa nay vẫn được coi là trung tâm thông tin
của thế giới. Thế nên, các phóng viên được cử tới tác nghiệp tại khu vực nóng
bỏng này cũng có thể xem tồn là những bậc “anh hùng hảo hán” của Đài như:


Đức Hồng, Lê Minh, Trường Sơn, Tơ Dũng, Trần Hà…Trong đó, BTV Đức

Hồng được cử làm Trưởng Văn phịng đại diện của Đài Truyền Hình Việt Nam
tại Hoa Kỳ.
Mỗi nhiệm kỳ công tác của các phỏng viên thường kéo dài trong 3 năm.
Tuy nhiên, họ có thể kéo dài nhiệm kỳ cơng tác của mình nều Đài u cầu.

Trưởng Văn phịng đại diện Đức Hồng


Quay phim Tơ Dũng và nhà báo Đức Hồng

PV Trần Hà – PV thường trú ĐTHVN tài Hoa Kỳ
1.1.5. Phương pháp tác nghiệp của phóng viên thường trú Đài
Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ
Phương pháp tác nghiệp chung của phóng viên
Là tồn bộ, cách thức, biện pháp mà nhóm phóng viên thực hiện trong
q trình thu thập thơng tin dữ liệu để hồn thành một tác phẩm báo chí, truyền
thơng
Khi nói về những phương pháp hoạt động thực tiễn của bất kỳ người
làm báo, phóng viên thơng thường nào cũng phải sử dụng một số phương pháp cơ


bản như: Phương pháp quan sát, Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
phỏng vấn.
 Phương pháp quan sát
Hoạt động quan sát của con người thường có nhiều cấp độ. Phương pháp
quan sát nằm trong cấp độ cao nhất là quan sát lý tính. Nó kết hợp hàng loạt
những phương pháp nhận thức khác như lựa chọn, phân tích, tổng hợp, phán
đốn, suy luận logic... Quan sát ở đây khơng chỉ cịn riêng ý nghĩa là “nhìn” mà là
sự phối hợp đồng bộ của các giác quan và các phương pháp nhận thức khác.
Trong hoạt động báo chí, quan sát có thể được tiến hành qua các bước

kết hợp như: Quan sát từ bộ phận đến toàn thể; Quan sát từ gần đến xa; Quan sát
trong sự vận động; Quan sát trong sự so sánh v.v…
Ưu thế lớn nhất của phương pháp quan sát là sự tin cậy, xác thực của
những điều đã trực tiếp nhìn thấy.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thông tin thu được qua phương pháp nghiên cứu tài liệu bao giờ
cũng ổn định hơn và có độ tin cậy cao hơn so với thông tin thu thập được từ
những phương pháp khác. Đó cũng là ưu thế chủ yếu của phương pháp này. Tuy
nhiên, nhược điểm dễ nhận thấy của nó là thơng tin khơng mới .
Trước khi định thâm nhập vào một lĩnh vực nào đó để viết, một người
làm báo có kinh nghiệm thường cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu trước về lĩnh vực
đó, tạo ra những tiền đề cần thiết để thẩm định đúng đắn, đánh giá chính xác về
những con người, những vấn đề và sự kiện.
Có những tài liệu phục vụ trực tiếp và có những tài liệu phục vụ gián
tiếp cho tác phẩm báo chí. Những tài liệu tốt bao giờ cũng có khả năng gợi mở
cho hướng đi đúng đắn trong quá trình nhận thức thực tiễn.
 Phương pháp phỏng vấn:


Phỏng vấn là một cách khai thác và thu thập thơng tin dưới hình
thức hỏi chuyện người khác. Mục đích của nó là để thu thập những thơng tin cần
thiết, giúp người viết nắm được những khía cạnh có liên quan đến con người, sự
kiện, sự việc, vấn đề... để có thể phản ánh chúng một cách chính xác, kịp thời
trong các tác phẩm báo chí của mình .
Cần phân biệt giữa phương pháp phỏng vấn với thể loại phỏng vấn:
Phương pháp phỏng vấn là chưa biết thì hỏi để biết, hỏi để thu thập
thông tin, hỏi để tăng cường hiểu biết.
Thể loại Phỏng vấn có nội dung và hình thức xác định. Những câu hỏi –
đáp trong tác phẩm phải gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau trong một mối quan
hệ chặt chẽ và phải có phạm vi xác định, có chủ đề rõ ràng và phải cung cấp được

thơng tin có chất lượng.
 Một số phương pháp hoạt động khác
Đi công tác thực tế cơ sở
Dự họp báo và tham gia các hoạt động khác
Phương pháp tác nghiệp của phóng viên thường trú Đài Truyền hình
Việt Nam tại Hoa Kỳ
Các phóng viên thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ
cũng áp dụng các phương pháp tác nghiệp cơ bản như trên. Nhưng trong mội mơi
trường hồn tồn khác, nơi mà các phương tiện truyền thông đại chúng nước sở
tại phát triển mạnh mẽ, trong khi đó đội ngũ phóng viên của ta cịn hạn chế, trang
thiết bị kỹ thuật cịn nghèo nàn, thì địi hỏi phóng viên ln phải chủ động, linh
hoạt, sáng tạo trong kết hợp các phương pháp trong quá trình tác nghiệp của mình.
1.2. Vai trị nhóm phóng viên thường trú của Đài Truyền Hình Việt
Nam tại Hoa Kỳ
Đối với người dân Việt Nam: Các phóng viên đã cung cấp những thơng
tin cụ thể, chính xác về tin tức nội bộ Mỹ có ảnh hưởng lớn đến thế giới, tin kinh


tế, chứng khoán Mỹ, tin tức về các hoạt động đa phương tại nước Mỹ đặc biệt là
Liên Hợp Quốc, quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và mảng đề tài về kiều
bào ta sinh sống, làm ăn tại Mỹ về với người dân trong nước.
Đối với người dân Mỹ: Nhóm phóng viên là người trực tiếp đưa hình
ảnh đất nước, con người Việt Nam đễn với người dân Mỹ. Làm cho người dân Mỹ
hiểu rõ và thêm yêu đất nước con người Việt Nam hơn.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC
NGHIỆP CỦA PHĨNG VIÊN THƯỜNG TRÚ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM TẠI HOA KỲ
2.1. Thực trạng hoạt động của nhóm phóng viên

Quá trình hoạt động
Cuối tháng 4/2009, nhóm PV Ban Thời sự Đài THVN gồm nhà báo
Đức Hồng, Lê Minh và Tơ Dũng đã lên đường sang Mỹ để thực hiện nhiệm kỳ
công tác đầu tiên. Những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ, mọi thứ đều bỡ ngỡ với
họ, trong đó có việc thích ứng với việc lệch múi giờ 12 tiếng. Ngay thời điểm đó,
dịch cúm ở Mỹ đang có chiều hướng lan rộng nhưng thẻ hành nghề, văn phòng, ô
tô đều chưa có… nên nhóm đã không có điều kiện tác nghiệp ngay
Việc đặt nền móng hoạt động cho một cơ quan báo chí vơ cùng vất vả,
may mắn là những người của VTV đầu tiên có “biên chế” trong Văn phòng
thường trú tại Mỹ đã nỗ lực để xây dựng được mối quan hệ thật tốt với các cơ
quan sở tại và các cơ quan Việt Nam tại đây. Ngày 15.8.2009, sau nhiều chuẩn bị,
Cơ quan thường trú Đài THVN tại Hoa Kỳ chính thức ra mắt với báo chí và chính
quyền Mỹ.
Mọi khó khăn cũng dần qua, đến nay, văn phòng thường trú đã ổn định
và đi vào hoạt động khá hiệu quả. Suốt 6 năm qua, ngoài việc theo dõi các sự
kiện tại Mỹ được cả thế giới quan tâm thì mảng thơng tin cộng đồng Việt kiều
cũng được phóng viên chú trọng và truyền đạt bằng những phóng sự nóng hổi,
cập nhật kịp thời.
Nhiệm vụ của nhóm phóng viên là theo sát tin tức nội bộ Mỹ có ảnh
hưởng lớn đến thế giới, tin kinh tế, chứng khoán Mỹ, tin tức về các hoạt động đa


phương tại nước Mỹ đặc biệt là các tin tức xoay quanh Liên Hợp Quốc, quan hệ
song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và mảng đề tài về kiều bào Việt Nam đang sinh
sống, làm ăn tại Mỹ.
Đối mặt với khó khăn trong q trình tác nghiệp
Khó khăn đầu tiên trong q trình tác nghiệp của phóng viên thường trú
của Đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ là sự chênh lệch múi giờ. Nếu như ban
ngày nhóm làm phóng sự thì sẽ gửi cho bản tin Chào buổi sáng của VTV vào lúc
6h sáng. Thế nhưng lại tiếp tục cập nhật cho bản tin 19h nghĩa là 7h sáng bên Mỹ.

Như vậy, họ lại phải làm việc cả đêm để quay và dựng hình gửi về trong nước.
Trung bình một ngày, các phóng viên khơng được ngủ q 2 – 3 tiếng.
Khó khăn làm báo ở Hoa Kỳ đó là chúng ta là một Đài còn nhỏ mà Mỹ
là đất nước tập trung nhiều hãng thông tấn, các kênh truyền hình lớn nhất thế giới.
Chúng ta phải nỗ lực rất nhiều để có thể tìm kiếm được một chỗ đứng (để người ta
biết đến) dù là rất nhỏ thơi.
Khó khăn nữa là nước Mỹ rộng lớn quá. Mỗi Bang gần như một quốc
gia với rất nhiều đặc thù riêng và những vấn đề liên quan đến thời sự cũng trải
rộng trên toàn nước Mỹ nên việc tiếp cận và chọn lựa thơng tin thực sự hữu ích để
đăng tải cũng là một thách thức lớn đối với các phóng viên
Khó khăn khi tác nghiệp ở Mỹ là tính kế hoạch rất cao. Do vậy, việc liên
hệ phỏng vấn nhân vật gặp rất nhiều khó khăn. Có khi nhóm phóng viên phải đợi
trong thời gian dài (hai, ba tháng) mới gặp được nhân vật để phỏng vấn.
Sự hạn chế về vấn đề nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật nghèo nàn, quy
mơ của cơ quan thường trú của ta cịn hạn chế nên sự cạnh tranh với những hãng
thông tấn, kênh truyền hình có tên tuổi lớn của Hoa Kỳ là vơ cùng khó khăn. “
Trong điều kiện tác nghiệp của mình cịn hạn chế, các đài truyền hình lớn trên thế


giới như: CNN, Fox News, BBC, CNBC…họ cũng đứng tại chỗ mình đứng để
tường thuật, đưa tin. Hình ảnh của họ cũng chỉ có vậy, khơng hơn gì mình lắm.
Điều khác biệt là êkíp của họ có tới hàng chục người hỗ trợ cho người dẫn, từ lo
nội dung, khách mời đến ánh sáng, âm thanh… cùng giàn thiết bị hùng hậu. Cịn
mình chỉ có vỏn vẹn 3 anh em, thay nhau làm tất cả mọi việc”- phóng viên
Trường Sơn, chia sẻ.
Ngồi ra, cịn phải kể đến tính nguy hiểm của các phóng viên trong q
trình khi tác nghiệp tại những đại bàn có tiền sử bị khủng bố.
2.2. Các phương pháp tác nghiệp của nhóm phóng viên thường trú
Đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ
2.2.1. “Kêu gọi” tất cả những phương pháp tác nghiệp sẵn có:

phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu tài liệu, điều tra...
Để có được những tin tức “nóng” nhất, các phóng viên thường trú tại
Mỹ của VTV đã phải “kêu gọi” tất cả những kỹ năng tác nghiệp sẵn có, đồng thời
biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp này trong quá trình
tác nghiệp của mình

 Phương pháp phỏng vấn
Đối với các phóng viên, để có một bài phỏng vấn tốt khơng chỉ cần trình
độ tiếng Anh giỏi mà quan trọng là khả năng “thiện chiến” trong nghề nghiệp.
Nhất là khi cần tiếp cận phỏng vấn các nghị sĩ, chính khách Mỹ hay những sự
kiện nóng bỏng.
Đối với các khách VIP, không dễ dàng tiếp cận với họ đề thực hiện cuộc
phỏng vấn, nên các phóng viên đã tận dụng các mối liên hệ, tìm mọi cách liên lạc


để phỏng vấn họ bằng được. Vì những thơng tin mà họ cung cấp là phần quan
trọng quyết định chất lượng tin bài của phóng viên

Phóng viên Lê Minh (bên trái) đang tác nghiệp
Nhà báo Đức Hoàng – Trưởng Văn phịng đại diện cơ quan thường trú
Đài Truyền Hình Việt Nam, PV tác nghiệp tại Hoa Kỳ chia sẻ: “Khó khăn khi tác
nghiệp ở Mỹ là tính kế hoạch rất cao. Không thể bất chợt vác máy quay đến đề
nghị phỏng vấn. Như lần phỏng vấn Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Mchalak, cố
vấn an ninh quốc gia James Jones... các phóng viên mất tới hai tháng để trao đổi
với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao Mỹ mới thực hiện được cuộc
phỏng vấn này...”
Các đề tài liên quan đến phỏng vấn mà các phỏng viên thường trú tại
Hoa Kỳ thực hiện thành công nhất là các đề tài xoay quanh quan hệ Việt Nam –
Hoa Kỳ
Trong năm 2010, có đến gần 20 nhân vật được phỏng vấn về chủ đề

này. Họ là những người đã từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam, người đặt nền


móng đầu tiên cho quan hệ Việt - Mỹ sau năm 1975 trong đó có người đã từng là
đại sứ tại Việt Nam. Đặc biệt khi đánh giá về ngoại giao Mỹ, Tướng James Jones Chủ tịch hội đồng cố vấn an ninh quốc gia luôn dành cho Việt Nam những lời tốt
đẹp.
BTV Đức Hoàng - Trưởng đại diện Cơ quan thường trú cho biết: "Năm
2010, phần lớn những nhân vật cả Mỹ và Mỹ gốc Việt đều có ấn tượng tốt về Việt
Nam. Họ ln coi trọng phóng viên Việt Nam và tỏ ra rất trọng thị việc được
Truyền hình Việt Nam phỏng vấn”
Những nhân vật làm các phóng viên ấn tượng nhất khi phỏng vấn đó
những nhân vật có liên quan đến những câu chuyện về các cựu chiến binh Mỹ đã
từng tham chiến tại Việt Nam và những nhân vật Việt kiều.
BTV Đức Hoàng chia sẻ: “ Khi chúng tôi phỏng vấn các cựu chiến binh
trở về sau cuộc chiến nhiều người bị hội chứng chiến tranh, tơi nhận thấy họ bị
mặc cảm và đang dần xóa bỏ mặc cảm bằng nhưng việc làm nhằm hàn gắn vết
thương chiến tranh như một sự chuộc lỗi. Có nhân vật đã sống cô lập suốt 40 năm
trên một đỉnh núi. Ông và vợ tự tay xẻ gỗ dựng nhà. Suốt nhiều năm qua họ
khơng dùng điện của chính phủ, không internet, không điện thoại. Họ chỉ liên lạc
với bên ngồi khi họ cần và lúc đó họ sẽ chạy máy phát điện bằng năng lượng mặt
trời.
Sau 40 năm, nhân vật này trao trả cuốn nhật ký của một liệt sỹ Việt Nam
mà ông nhặt được trong 1 trận đánh. Cuốn nhật ký đó đã được bộ trưởng quốc
phịng Panneta trao lại cho Bộ trưởng quốc phòng nước ta Phùng Quang Thanh
vào tháng 6/2012. Hiện nó đã được trao lại cho gia đình liệt sỹ đó. Sau khi cho
người cựu chiến binh đó xem những hình ảnh cuốn nhật ký được về với gia đình,
ơng đã xúc động và khóc nhiều. Ơng nói rằng giờ đây ơng có thể ngủ ngon. Trước


đây, trong giấc ngủ của ông, ông luôn mơ thấy ác mộng và chỉ có vợ ơng biết điều

này...’
“...Nhiều nhân vật Việt kiều mà chúng tôi tiếp xúc cũng đã để lại cho
chúng tôi những ấn tượng mạnh. Họ cũng là những người trở thành niềm tự hào
cho cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ như cô gái khiếm thị Christines Hà - người
giành giải vua đầu bếp trên Truyền hình Mỹ. Chúng tơi gặp Hà tại nhà và khó
tưởng tượng một cơ gái người Việt nhỏ bé lại có thể chiến thắng trong một cuộc
thi lớn như vậy. Hà đã mang tin thần và văn hóa Việt vào các món ăn của mình.
Sự nỗ lực khơng mệt mỏi và sự tinh tế trong mỗi lời ăn tiếng nói, qua mỗi gia vị
Hà chế biến món ăn đã thuyết phục được ban giám khảo vốn là những người rất
khó tính...”
Bằng phương pháp phỏng vấn, kết hợp với các phương pháp khác, các
phóng viên đã mang đến những bài phóng sự vô cùng cảm động và ý nghĩa về
cuộc sống của các lình Mỹ và Việt Kiều Mỹ về với người dân trong nước.

 Phương pháp quan sát
Để tránh tình trang lãng phí thơng tin do sự rộng lớn về yếu tố đại lý của
nước Mỹ và sự hạn chế về nguồn nhân lực, thiết bị kỹ thuật của phóng viên nên
các phóng viên đã phải rất tỉnh táo để lựa chọn địa điểm tác nghiệp đảm bảo chất
lượng của thông tin
Để có được những thơng tin nhanh và sống động, các phóng viên đã lên
kế hoạch từ đầu năm xem thời điểm nào là thời điểm quan trọng. Cần xuất hiện ở
bang nào vào thời điểm đó.
Một trải nghiệm thú vị của nhóm phóng viên trong năm 2013 trong sự
kiện bầu cử Tổng Thống Mỹ được BTV Đức Hoàng kể lại: “Ngày bầu cử, câu


chuyện thú vị là chúng tơi chỉ có một quay phim, nghĩa là chỉ có thể đến được một
nơi chờ kết quả. Mà Đảng dân chủ và Đảng cộng hòa thì tổ chức theo dõi kết quả
bầu cả ở 2 nơi khác nhau. Nếu đến chỗ Cộng hòa mà Dân chủ thắng thì làm sao
ghi được hình ăn mừng và ngược lại. Cuối cùng chúng tôi quyết định đến địa

điểm của Dân chủ vì cũng phán đốn Dân chủ sẽ thắng. Lúc đầu, ông Romnney
dẫn trước, chúng tôi cũng hơi lo, nhưng sau rồi thì... mừng quá vì mình đã đốn
đúng. Đó cũng là sự may mắn khi tác nghiệp và chúng tôi sẽ không bao giờ quên
cái cảm giác chứng kiến người Mỹ ăn mừng tổng thống mà họ ủng hộ...”
Năm 2013, khán giả Việt Nam cũng vô cùng ấn tượng và cả tự hào khi
được chứng kiến hình ảnh phóng viên VTV sát cánh cùng các hãng thơng tấn lớn
trên thế giới, không ngại hiểm nguy, bám sát hiện trường, kịp thời cập nhật những
thơng tin nóng đến khán giả từng giờ về vụ đánh bom khủng bố ở Boston (bang
Massachussetts của nước Mỹ). Với họ, thực ra khó khăn lớn nhất trong lần tác
nghiệp này khơng phải là vấn đề an ninh mà là chuyện di chuyển và hậu cần.
Ngay sau khi diễn ra vụ đánh bom, sân bay bị phong toả, nhiều khu vực trong
thành phố Boston bị đóng cửa. Rất may, nhờ có những mối quan hệ hữu ích tại
Boston của phóng viên Đức Hồng- Trưởng đại diện Văn Phịng VTV tại Mỹ đã
góp phần giúp đồn cập nhật thơng tin được nhiều hơn, nhanh hơn, việc di
chuyển, tác nghiệp thuận lợi hơn.


Nhóm PV VTV cùng nhân viên an ninh Mỹ tại hiện trường vụ nổ bom ở
Boston

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trước khi định thâm nhập vào một lĩnh vực nào đó để viết, các phóng
viên thường cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu trước về lĩnh vực đó, tạo ra những tiền
đề cần thiết để thẩm định đúng đắn, đánh giá chính xác về những con người,
những vấn đề và sự kiện.
Nếu không phải những ngày đi công tác, các phóng viên thường bắt đầu
buổi sáng bằng việc xem quan các báo cáo, tin tức trong ngày liên quan đến
những sự kiện chính trị Mỹ và thị trường chứng khốn. Mỗi khi định phỏng vấn
ai, hay thực hiện một đề tài gì đó, các phóng viên thường đọc kĩ những tài liệu có
liên quan rồi mới thực hiện. Do đó các tin bài của nhóm thường có độ sâu nhất

định


×